Cập nhật nội dung chi tiết về Soạn Bài: Con Cò – Ngữ Văn 9 Tập 2 mới nhất trên website Techcombanktower.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
I. Tác giả, tác phẩm
1. Tác giả (các em tham khảo phần giới thiệu tác giả Chế Lan Viên trong SGK Ngữ văn 9 Tập 2).
2. Tác phẩm
* Xuất xứ: Bài thơ Con cò được in trong tập thơ Hoa ngày thường – chim báo bão (1967) của Chế Lan Viên.
* Thể thơ: tự do
* Bố cục: Văn bản có thể được chia làm 3 đoạn:
Đoạn 1: phần I : Hình ảnh con cò qua lời ru đến với con người từ thuở thơ ấu.
Đoạn 2: phần II : Con cò qua lời ru đi vào tiềm thức tuổi thơ và theo đường đời.
Đoạn 3: phần III : Từ hình ảnh con cò, suy ngẫm và triết lí về ý nghĩa lời ru và lòng mẹ.
II. Hướng dẫn soạn bài
Câu 1:
Bài thơ phát triển từ một hình tượng bao trùm là hình tượng con cò trong những câu hát ru. Qua hình tượng con cò, tác giả nhằm nói về hình ảnh người nông dân, người phụ nữ trong cuộc sống cần cù, vất vả. Ở đây, Chế Lan Viên chỉ khai thác hình ảnh con cò là biểu trưng cho tâm lòng của người mẹ và những câu hát ru.
Câu 2:
* Bố cục đã được chia ở mục trên.
* Ý nghĩa biểu tượng của hình tượng con cò được bổ sung và biến đổi qua các đoạn thơ: con cò trong lời ru (đoạn 1) biến thành con cò mang tình cảm của mẹ mãi dõi theo bước chân đứa con mình (đoạn 2) và trở thành biểu tượng cho lời ru, cho lòng mẹ theo con suốt cuộc đời. Con cò trong bài hát ru đã trở thành con cò nâng đỡ, dìu dắt con khôn lớn, trưởng thành, đồng hành với con suốt đời trong một tình yêu thiêng liêng và cao cả.
Câu 3:
* Trong đoạn đầu bài thơ, những câu ca dao đã được vận dụng là:
– Con cò bay lả bay la
Bay từ cổng phủ, bay ra cánh đồng.
– Con cò bay lả bay la
Bay từ cửa phủ bay về Đồng Đăng.
– Con cò mày đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm, lộn cổ xuống ao.
Ông ơi ông vớt tôi nao
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng
Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục, đau lòng cò con.
* Cách vận dụng ca dao của tác giả: Hình ảnh con cò được gợi ra trực tiếp từ những câu ca dao, tác giả chỉ lấy vài chữ trong mỗi câu ca dao để nhằm gợi nhớ chứ không lấy nguyên vẹn. Cách vận dụng đó ít nhiều thể hiện sự phong phú trong ý nghĩa biểu tượng của “con cò”.
Câu 4:
Ở bài thơ này có những câu thơ mang tính khái quát:
– Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con.
– Một con cò thôi
Con cò mẹ hát
Cũng là cuộc đời
Vỗ cánh qua nôi.
Câu thơ thứ nhất cho người đọc thấy được một quy luật tình cảm bền vững và sâu sắc, thể hiện tình cảm yêu thương vô bờ bến của người mẹ. Dù con ở đâu, còn nhỏ hay đã trưởng thành thì vẫn được người mẹ hết lòng yêu thương, luôn ở bên che chở, đồng hành cùng con trên mọi nẻo đường.
Câu thơ thứ hai, sự hóa thân của người mẹ vào cánh cò mang nhiều ý nghĩa sâu xa, kết tụ những hi sinh, gian khổ, nhằn nhọc để những lời yêu thương càng trở nên sâu sắc và đằm thắm. Có thể nói, câu thơ cuối là một hình ảnh rất đẹp. Cánh cò vỗ qua nôi như dáng mẹ đang nghiêng xuống chở che, đang nói với con những lời tha thiết từ tận đáy lòng của người mẹ.
Câu 5:
Bài thơ được viết theo thể thơ tự do, câu thơ dài ngắn khác nhau, kết hợp với giọng điệu triết lí suy ngẫm, nhịp điệu bắt vần tạo nên âm hưởng như lời hát ru con của người mẹ. Chính những yếu tố này đã làm cho việc thể hiện tư tưởng, cảm xúc của tác giả được nhất quán, đa dạng và sáng tạo.
5
/
5
(
1
bình chọn
)
Đề Cương Ngữ Văn Lớp 9 Học Kì 2 Bài Con Cò
Đề cương ôn thi học kì 2 Ngữ văn 9 bài Con cò
I. Kiến thức cơ bản
a. Tác giả Chế Lan Viên
– Chế Lan Viên (1920-1989) tên khai sinh là Phan Ngọc Hoan.
– Quê ở huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị, nhưng lớn lên ở Bình Định.
– Cuộc đời
Trước Cách mạng tháng Tám, 1945, Chế Lan Viên đã nổi tiếng trong phong trào Thơ mới với tập “Điêu tàn” (1937).
Với hơn 50 năm sáng tác, có nhiều tìm tòi ở những tập thơ gây được tiếng vang trong công chúng, Chế Lan Viên là một trong những tên tuổi hàng đầu của nền thơ hiện đại Việt Nam thế kỷ XX.
Năm 1996, ông được Nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
b. Tác phẩm Con cò
Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ “Con cò” sáng tác năm 1962.
In trong tập “Hoa ngày thường – Chim báo bão” (1967) của Chế Lan Viên.
c. Bố cục
– Bài thơ được chia làm 3 phần
Phần 1: Đoạn 1: Hình ảnh con cò qua những lời ru của mẹ thời thơ ấu.
Phần 2: Đoạn 2: Hình ảnh con cò và lời ru của mẹ trên mỗi chặng đường đời của con người.
Phần 3: Đoạn 3: Từ hình ảnh con cò, nhà thơ suy ngẫm, triết lí về ý nghĩa của lời ru và tình mẹ trong cuộc đời mỗi con người.
d. Giá trị nội dung
Khai thác hình tượng con cò trong những câu hát ru, bài thơ Con cò của Chế Lan Viên ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa của lời ru đối với đời sống của con người.
e. Giá trị nghệ thuật
Về thể thơ: Sử dụng thể thơ tự do, thể hiện tình cảm, cảm xúc một cách linh hoạt, dễ dàng biến đổi. Các đoạn thường được bắt đầu từ những câu thơ ngắn, cấu trúc giống nhau gợi âm hưởng lời ru mang giọng suy ngẫm, triết lý.
Về sáng tạo hình ảnh: Sáng tạo vận dụng hình ảnh con cò trong ca dao sử dụng nhiều liên tưởng, tưởng tượng.
II. Phân tích tác phẩm
a. Hình ảnh con cò qua những lời ru của mẹ thời thơ ấu
– Trong lời hát ru của mẹ hình ảnh con cò trong ca dao được tác giả giới thiệu cách tự nhiên, hợp lý qua lời ru. Lời ru ấy dần thấm vào tâm hồn con như bắt đầu từ vô thức, bản năng.
Con cò bay la Con cò bay lả Con cò cổng phủ Con cò Đồng Đăng… Con cò ăn đêm, Cò gặp cành mềm, Cò sợ xáo măng…
– Hình ảnh con cò trong ca dao đã gợi lại ít nhiều sự phong phú về ý nghĩa hình ảnh con cò đó là hình ảnh người nông dân, người phụ nữ, trong cuộc sống vất vả, nhọc nhằn.
– Cách cò vừa gợi lên cuộc sống yên ả thanh bình “bay lả bay la” lại vừa gợi cuộc sống nhọc nhằn, bất trắc trong cuộc mưa sinh “Con cò mà đi ăn đêm, Đậu phải cành mền lộn cổ xuống ao”.
– Có hai biểu tượng trong câu hát ru: “Ngủ yên…” đó là con cò yếu đuối và đứa con bé bỏng, lời mẹ ru con cò hòa lẫn lời ru con. Lòng mẹ nhân từ, rộng mở với những gì nhỏ bé, đáng thương, đáng được che chở.
⇒ Lời ru vỗ về và giữ yên giấc ngủ trẻ thơ, hình ảnh con cò qua lời ru đã đến với tâm hồn tuổi thơ. Đứa trẻ qua âm điệu ngọt ngào, dịu dàng của lời ru đón nhận bằng trực giác, vô thức tình yêu và sự che chở của mẹ. Đoạn thơ khép lại bằng hình ảnh thanh bình của cuộc sống: “Ngủ yên, ngủ yên,…)
b. Hình ảnh con cò trong lời ru của mẹ trên chặng đường đời mỗi con người
– Hình ảnh con cò từ trong lời ru của mẹ đẫ đi vào tiềm thức của tuổi thơ, trở nên gần gũi, thân thiết và sẽ theo con người trong suốt cuộc đời, trên mỗi chặng đường.
– Biểu tượng cánh cò bầu bạn
“Cánh của cò hai đứa đắp chung đôi Cánh cò trắng bay theo gót đôi chân”
→ Đó là những hình ảnh đẹp được xây dựng bằng trí tưởng tượng, gợi cuộc sống ấm áp, tươi sáng của tuổi thơ, được che chở, nâng nui, dìu dắt của mẹ từ khi được nằm trong nôi cho đến tuổi tới trường. Cách cò trở thành người bạn đồng hành trên suốt đường đời cho đến lúc trưởng thành.
Lúc trưởng thành
Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ, Trước hiên nhà
Và trong hơi mát câu văn…
– Cánh cò và tuổi thơ, cánh cò và tình mẹ, cánh cò và cuộc đời, con người có sự hòa quyện, khó phân biệt, gắn với cuộc đời con người trên mỗi bước đường lớn khôn, trưởng thành.
→ Hình ảnh con cò gợi ý nghĩa biểu tượng của lòng mẹ, dìu dắt, nâng đỡ con suốt cuộc đời.
c. Suy ngẫm và triết lý về lời ru và lòng mẹ đối với cuộc đời mỗi người
– Đoạn thơ cho thấy hình ảnh con cò được nhấn mạnh ở ý nghĩa biểu tượng cho tấm lòng người mẹ, lúc nào cũng ở bên con đến suốt đời.
“Dù ở gần con…Cò mãi yêu con”.
→ Lời ru chứa đựng cả lòng nhân ái, bao dung rộng lớn của cuộc đời với mỗi số phận. Những câu cuối trở lại với âm hưởng lời ru, lời thơ thấm đượm triết lý trữ tình, trong cánh cò kia chứa đựng cả nhưng nông sâu của cuộc đời.
III. Đề văn tham khảo về bài thơ Con còn
1. Bài thơ con cò của nhà thơ Chế Lan Viên mang ý nghĩa sâu sắc: ca ngợi tình mẹ bao la, nói lên tình thương cuộc đời. Rất nhân hậu và nhân tình. Em hãy phân tích bài thơ để làm rõ ý trên.
2. Tình mẫu tử luôn là đề tài được các nhà văn, nhà thơ đưa vào trong những sáng tác của mình. Chế Lan Viên cũng vậy. Mượn hình ảnh của Con cò để ví với tình cảm thiêng liêng của người mẹ dành cho con cái của mình. Em có suy nghĩ gì về tình mẫu tử trong bài Con cò của Chế Lan Viên.
Văn mẫu 9: Suy nghĩ về tình mẫu tử trong bài Con cò
Đọc tài liệu vừa chia sẻ đến bạn đề cương ôn tập môn Văn 9 học kì 2 2019/2020 bài Con cò của Chế Lan Viên. Hy vọng sẽ là tài liệu tốt giúp các em hoàn thành bài làm của mình được tốt nhất.
Giangdh (Tổng hợp)
Soạn Bài: Con Cò Trong Sách Giáo Khoa Ngữ Văn Lớp 9
Soạn văn lớp 9 ☞ Soạn bài: Con cò Trong sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 9 Trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 9 hay nhất cực đầy đủ, chi tiết và bám sát chương trình nhất. Đây là tài liệu cực kỳ bổ ích dành cho các em học sinh cuối cấp. Với đặc thù chương trình Ngữ vă lớp 9 sẽ là nội dung trọng tâm trong hệ thống đề thi chuyển cấp. Chính vì vậy các em cần phải nắm chắc các bài soạn văn lớp 9. Đó là hệ thống các kiến thức trọng tâm, sát đề thi và rất dễ ghi nhớ.
☞ Phần 1 (từ đầu đến con ngủ chẳng phân vân): Hình ảnh con cò qua lời ru của mẹ khi con còn bé
☞ Phần 2 (tiếp… và trong hơi mát câu văn): hình ảnh con cò gắn với cuộc đời đứa con
☞ Phần 3 (còn lại): Suy ngẫm, triết lý nhà thơ về ý nghĩa lớn lao của tình mẹ thể hiện qua hình ảnh con cò và lời hát ru
Câu 1 (Trang 48 sgk ngữ văn 9 tập 2)
Hình tượng con cò bao trùm toàn bài thơ.
☞ Con cò trong ca dao là hình ảnh thiên nhiên, hình ảnh người nông dân, người phụ nữ sống cần cù, vất vả
☞ Hình ảnh con cò tượng trưng cho tấm lòng bao la của mẹ, và những lời hát ru
Câu 2 (trang 48 sgk ngữ văn 9 tập 2)
Phần 1: Con cò trong những lời hát ru của mẹ
Phần 2: Con cò đi vào trong tiềm thức của tuổi thơ, gần gũi và sẽ theo con người đi suốt cuộc đời
Phần 3: hình ảnh con cò, nhà thơ suy ngẫm triết lý về ý nghĩa của lời ru và tình mẹ đối với cuộc đời mỗi con người
Ý nghĩa biểu trưng con cò có sự phát triển: con cò trong lời ru trở thành con cò mang tấm lòng của mẹ
☞ Hình ảnh con cò nâng đỡ con, đồng hành với con suốt đời với tình yêu thiêng liêng, cao cả
Câu 3 (Trang 48 sgk ngữ văn 9 tập 2)
Trong hai bài ca dao trước, hình ảnh con cò gợi tả không gian và khung cảnh quen thuộc, nhịp điệu nhẹ nhàng, thong thả của cuộc sống thời xưa
☞ Trong bài ca dao, hình ảnh con cò tượng trưng cho người lao động nhọc nhằn, vất vả kiếm sống nuôi con
Câu 4 (trang 48 sgk ngữ văn 9 tập 2)
Hình tượng trung tâm trong bài thơ là cánh cò nhưng cảm hứng chủ đạo lại là tình mẹ
☞ Hình ảnh con cò gợi ý nghĩa về biểu tượng về lòng mẹ, sự dìu dắt, nâng đỡ đầy dịu dàng của người mẹ
Những câu thơ mang tính khái quát đều là những câu thơ chứa chan tình cảm yêu thương của mẹ
☞ Quy luật tình cảm bền vững, sâu nặng, thể hiện tình cảm yêu thương vô bờ của mẹ
☞ Mẹ theo con tới bất cứ phương trời nào, luôn che chở, động viên con
☞ Lời ru là khúc hát chan chứa tình yêu thương của mẹ
☞ Mẹ hóa thân vào cánh cò mang ý nghĩa sâu xa: sự hi sinh, nhọc nhằn để bảo vệ con
☞ Hình ảnh kết bài như tiếng lòng tha thiết, kết tinh cao nhất của tình mẫu tử
Câu 5 (trang 48 sgk ngữ văn 9 tập 2)
Thể thơ: tự do, với nhiều câu thơ ngắn, cấu trúc giống nhau, lặp lại âm điệu lời ru
☞ Giọng điệu: tha thiết, gợi ra nhiều suy ngẫm, triết lý, chiêm nghiệm
☞ Thể hiện cảm xúc đa dạng, nhất quán, sáng tạo
☞ Học sinh, qua bài thơ phân tích được ý nghĩa hình tượng con cò, đồng thời liên tưởng, kết nối với các bài ca dao dân ca khác cũng có hình ảnh con cò.
☞ Từ đó nhận ra được sức mạnh, vẻ đẹp bất diệt, thiêng liêng của tình mẫu tử và ý nghĩa của lời ru đối với cuộc sống con người.
Soạn Bài Nói Với Con Sbt Ngữ Văn 9 Tập 2
1. Nhận xét về bố cục của bài thơ.
Trả lời:
Qua lời nói với con, Y Phương gợi về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người, bộc lộ niềm tự hào về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của quê hương mình, căn dặn về lẽ sống. Bài thơ được bố cục thành hai phần :
– Từ đầu đến “Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời”.
– Phần còn lại.
2. Người con được lớn lên trong tình yêu thương, sự nâng đỡ của cha mẹ, trong sự đùm bọc của quê hương. Tìm và phân tích những hình ảnh nói lên điều ấy.
Nhận xét về cách sáng tạo hình ảnh của tác giả.
Trả lời:
Khi làm bài tập này, cần đọc kĩ đoạn 1 của bài thơ, cần hiểu cách nói, cách diễn tả tình cảm của người dân miền núi. Nhìn chung, đó là cách nói thích ví von qua hình ảnh cụ thể, diễn tả mộc mạc mà gợi cảm, mạnh mẽ. Gắn với lối xây dựng hình ảnh như thế, Y Phương dùng cách viết điệp cú pháp nhằm tạo nhịp thơ :
Cũng cần phân tích giá trị miêu tả, giá trị biểu cảm của các từ cài, ken trong hai câu thơ:
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát.
3. Phân tích những vẻ đẹp của “người đồng mình” qua lời người cha nói với con.
Trả lời:
Vẻ đẹp của “người đồng mình” nên được phân tích qua từng mặt cụ thể :
– Trong cuộc sống lao động
– Tình cảm gia đình, quê hương
– Ý chí, đức tính
Khi phân tích từng vẻ đẹp ấy, cần chú ý các hình ảnh thơ đặc sắc cùng giọng điệu thơ chứng tỏ tình cảm thương yêu, cảm phục của tác giả. .
4. Theo cảm nhận của em, điều lớn lao nhất mà người cha muốn truyền cho con qua lời Nói với con là gì ? Điều ấy có ý nghĩa như thế nào với con trên đường đời ?
Trả lời:
Suy nghĩ xem lòng tự hào, niềm tự tin ấy có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người trên con đường trưởng thành, trong cuộc sống và trong sự nghiệp.
chúng tôi
Bạn đang đọc nội dung bài viết Soạn Bài: Con Cò – Ngữ Văn 9 Tập 2 trên website Techcombanktower.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!