Đề Xuất 3/2023 # Soạn Bài: Chí Phèo – Phần 2: Tác Phẩm – Ngữ Văn 11 Tập 1 # Top 5 Like | Techcombanktower.com

Đề Xuất 3/2023 # Soạn Bài: Chí Phèo – Phần 2: Tác Phẩm – Ngữ Văn 11 Tập 1 # Top 5 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Soạn Bài: Chí Phèo – Phần 2: Tác Phẩm – Ngữ Văn 11 Tập 1 mới nhất trên website Techcombanktower.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Tóm tắt

Truyện kể về nhân vật Chí Phèo là một đứa con hoang bị bỏ rơi trong cái lò gạch cũ ngay từ khi mới lọt lòng, được dân làng truyền tay nhau nuôi lớn. Đến năm 20 tuổi Chí Phèo đến làm canh điền cho nhà bá Kiến.

Chí Phèo vốn là một anh nông dân hiền lành, chăm chỉ, siêng năng làm việc nhưng do bị bá Kiến ghen và hãm hại Chí phải vào tù. Khi ra tù, Chí trở về làng với bộ dạng của một tên lưu manh. Hắn chuyên uống rượu, rạch mặt ăn vạ. Cả làng lánh xa hắn, Chí bị Bá Kiến lợi dụng thành công cụ cho hắn.

Vào một đêm trăng, Chí Phèo say khướt thì gặp thị Nở. Được sự chăm sóc tận tình của thị Nở, Chí Phèo khao khát muốn làm người lương thiện.

Bị bà cô thị Nở ngăn cấm, Chí Phèo rơi vào tuyệt vọng, uất ức. Chí Phèo đến nhà bá Kiến đòi làm người lương thiện, Chí đâm bá Kiến rồi tự vẫn ngay tại chỗ.

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1:

* Cách vào truyện của Nam Cao rất độc đáo: đó là tiếng chửi của Chí Phèo, hắn vừa đi vừa chửi, nhưng lạ lùng là không có ai chửi lại hắn và không có ai nghe hắn chửi.

* Ý nghĩa tiếng chửi của Chí Phèo:

Tiếng chửi giúp tác giả mở đầu tác phẩm một cách bất ngờ, đây cũng là cách giới thiệu nhân vật sao cho ấn tượng và thu hút người đọc.

Tiếng chửi ấy đã thể hiện tâm trạng bi phẫn đến cùng cực của Chí Phèo.

Câu 2:

* Việc gặp gỡ Thị Nở giống như một bước ngoặt lớn trong cuộc đời của Chí Phèo. Chính tình yêu của Nở đã làm thức tỉnh linh hồn của Chí, kéo Chí trở lại làm người.

* Những điều đã diễn ra trong tâm hồn Chí Phèo sau cuộc gặp gỡ đó:

Chí có sự thay đổi về tâm lý:

Hắn thấy mình già mà vẫn cô độc; đói rét, bệnh tật hắn có thể chịu được, nhưng hắn sợ nhất là cô độc

Chí đã cảm nhận được âm vang cuộc sống xung quanh mình: tiếng chim hót trong lành vào buổi sáng, tiếng anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá ven sông, tiếng người cười nói đi chợ về.

Chí hồi tưởng về quá khứ và hi vọng vào tương lai:

Có một thời, hắn mơ ước có một cuộc sống gia đình: “Chồng cày thuê…”

Thị Nở sẽ mở đường cho Chí trở lại cuộc sống lương thiện trước đây.

Câu 3:

* Chí Phèo có hành động dữ dội, bất ngờ uống rượu, xách dao đi giết Bá Kiến rồi tự sát là bởi:

Trong cơn tuyệt vọng, Chí tìm đến rượu, nhưng càng uống lại càng tỉnh và muốn làm người lương thiện. Chí không hề đập phá, cũng không rạch mặt ăn vạ nữa.

Kẻ thù của Chí Phèo không phải là một mình Bá Kiến mà là cả cái xã hội thối nát và độc ác. Vậy ai cho Chí lương thiện?

Có lẽ, dưới con mắt của mọi người, của cái xã hội ấy, Chí Phèo chỉ có thể là con quỷ dữ, không bao giờ có thể làm người. Vì một người tập trung tất cả các tật xấu như thị Nở cũng đã phũ phàng cự tuyệt Chí.

Câu 4:

Nghệ thuật điển hình hóa của Nam Cao:

Nhân vật điển hình: cái chung và cái riêng, cái độc đáo và khái quát, cái quen và cái lạ. Tiêu biểu là Chí Phèo và Bá Kiến.

Nam Cao đã xây dựng thành công nhân vật Chí Phèo – một người nông dân vốn lương thiện bị tha hóa, bị xã hội ruồng bỏ

Viết về người nông dân bị lưu manh hóa, tác giả đã thể hiện một cái nhìn nhân đạo, bằng cách đi sâu vào nội tâm nhân vật để phát hiện và khẳng định bản chất lương thiện của những con người khốn khổ.

Hình tượng nhân vật Chí Phèo hiện lên sắc nét, gây ấn tượng với người đọc. Khi xây dựng nhân vật này, Nam Cao đã phát huy cao độ sở trường khám phá và miêu tả những trạng thái tâm lí của nhân vật.

Câu 5:

Ngôn ngữ kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật trong truyện ngắn này có điểm đặc sắc:

Ngôn ngữ sống động, điêu luyện, nghệ thuật và rất gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày của người nông dân

Giọng điệu của nhà văn phong phú và biến hóa, có sự đan xen lẫn nhau

Cách trần thuật linh hoạt

Khả năng nhập vai, chuyển từ vai này sang vai khác một cách tự nhiên, linh hoạt, gây hấp dẫn cho người đọc

Giọng điệu đan xen độc đáo

Câu 6:

Tư tưởng nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của Nam Cao qua truyện ngắn này:

Tố cáo mạnh mẽ xã hội thuộc địa phong kiến tàn bạo đã cướp đi nhân hình, nhân tính của người nông dân lương thiện

Phát hiện và miêu tả phẩm chất tốt đẹp của người nông dân ngay trong quá trình tha hóa của họ

Sự đồng cảm với những nỗi khổ của người nông dân, bộc lộ lòng yêu thương đối với nhân vật của mình.

5

/

5

(

1

bình chọn

)

Soạn Bài Chí Phèo: Tác Phẩm

2. Tóm tắt nội dung bài học

Giá trị hiện thực:

Phản ánh chân thực số phận bi thảm, bi đát của người nông dân nghèo bị đẩy vào đường lưu manh hóa. Đó là quá trình tha hóa từ nhân hình đến nhân tính, khiến họ muốn sống lương thiện cũng không được, đẩy họ vào kết cục không lối thoát

Giá trị nhân đạo:

Tố cáo mạnh mẽ xã hội thực dân phong kiến độc ác, bất nhân, đẩy con người vào vòng tù tội, chà đạp lên nhân phẩm, quyền sống của con người, đồng thời lên án định kiến xã hội đã bóp chết ước mơ hoàn lương của con người

Đồng cảm với những ước mơ của người lao động, Nam Cao thể hiện niềm tin yêu vào bản chất tốt đẹp của họ, dù bị vùi dập, tha hóa những giá trị làm người của con người vẫn tồn tại và có một sức sống thật mãnh liệt

2.2. Nghệ thuật

Nghệ thuật xây dựng nhân vật

Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật

Nghệ thuật dựng truyện (tổ chức, sắp xếp, dẫn dắt truyện độc đáo, khéo léo, tự nhiên; cốt truyện hâp dẫn, giàu kịch tính; kết cấu mới mẻ…)

Nghệ thuật sử dụng ngôn từ (ngôn ngữ sống động, tinh tế, chính xác, vừa rất gần với lời ăn tiếng nói hằng ngày; cách kể chuyện linh hoạt, giọng điệu phong phú, hấp dẫn người đọc; ngôn ngữ đan xen nhiều giọng điệu; độc thoại nội tâm…)

3. Soạn bài Chí Phèo chương trình chuẩn

Câu 1: Cách vào truyện của Nam Cao độc đáo như thế nào? Hãy nêu ý nghĩa tiếng chửi của nhân vật Chí Phèo trong đoạn văn mở đầu thiên truyện.

Nam Cao mở đầu truyện bằng một tình huống độc đáo, ấn tượng: Chí Phèo vừa đi vừa chửi, nhưng điều lạ lùng là không có người chửi lại hắn và cũng không có người nghe hắn chửi. Hắn chửi bâng quơ, chửi đời, chửi cả làng Vũ Đại, chửi cả những ai không chửi lại hắn và rồi lại chửi cha đứa nào đã sinh ra mình.

Ý nghĩa tiếng chửi của nhân vật Chí Phèo trong đoạn văn mở đầu thiên truyện:

Tiếng chửi của Chí Phèo chính là phản ứng của hắn trước toàn bộ cuộc đời bất hạnh. Nó bộc lộ tâm trạng bất mãn tột độ của một con người ý thức được rằng mình đã bị xã hội ruồng bỏ. Những tiếng chửi vô nghĩa, không được xã hội đón nhận, lắng nghe. Một khi đã bị tước mất quyền làm người thì mọi tiếng chửi rủa, than khóc, tỉnh táo hay say xỉn đều vô tác dụng. Chí Phèo thích kêu làng kêu xóm, đối với một người bình thường thì những tiếng kêu ấy ngay tập tức gây được sự chú ý của mọi người; nhưng đối với Chí lại khác, dù hắn kêu làng như một người bị đâm thì giỏi lắm chỉ làm cho Thị Nở kinh ngạc còn cả làng vẫn không ai động dạng… mà đáp lại lời hắn chỉ có lũ chó xắn xôn xao trong xóm.

Những chi tiết này cho thấy một kiếp sống cô độc của người nông dân bị tha hóa, bị xã hội ruồng bỏ, không còn tư cách làm người. Chí Phèo tồn tại như một “bóng ma” nhưng là một “bóng ma” lạc lõng và không gây kinh sợ cho ai cả.

Câu 2: Việc gặp gỡ thị Nở đã có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc đời Chí Phèo? Những gì đã diễn ra trong tâm hồn Chí Phèo sau cuộc gặp gỡ đó?

Việc gặp gỡ thị Nở đã có ý nghĩa đối với cuộc đời Chí Phèo:

Cuộc gặp gỡ với Thị Nở là những giây phút Chí Phèo được trở lại “làm người”, được ước mơ, suy nghĩ và tỉnh táo thực sự. Khi bị ốm, trước sự săn sóc ân tình và tình yêu thương của Thị Nở, tâm trạng của Chí bắt đầu diễn biến khá phức tạp. Sự săn sóc của người đàn bà xấu xí, khốn khổ đã khơi dậy bản chất lương thiện vốn bị chèn lấp từ lâu trong con người Chí Phèo. Nam Cao đã thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc của mình đối với hình tượng người nông dân bị tha hóa khi sáng tạo ra chi tiết gặp gỡ của Chí Phèo với Thị Nở.

Sau cuộc gặp gỡ đó:

Lần đầu tiên sau những cớn say triền miên, kể từ ngày ở tù về hắn nghe được những âm thanh quen thuộc của cuộc sống đời thường. Và khao khát được sống lương thiện đã trỗi dậy trong anh. Chí bắt đầu nghĩ về đời mình về những ngày đã qua và những ngày sắp tới. Chí cảm nhận rõ sự cô độc và bất hạnh của đời mình. Chí mong ngóng Thị Nở, khao khát được cùng Thị xây dựng một gia đình.

Câu 3: Phân tích diễn biến tâm trạng của Chí Phèo sau khi bị thị Nở từ chối chung sống. Vì sao Chí Phèo có hành động thật dữ dội, bất ngờ (uống rượu, xách dao đi giết Bá Kiến rồi tự sát)?

Phân tích diễn biến tâm trạng của Chí Phèo sau khi bị thị Nở từ chối chung sống:

Sau khi bị Thị Nở từ chối chung sống và cũng không có cách nào níu giữ được Thị, Chí Phèo rơi vào tình thế bế tắc, tuyệt vọng, mọi hy vọng cho một tương lai “làm người” bỗng chốc hóa thành mây khói. Trong cơn tuyệt vọng ấy, Chí Phèo như tỉnh hẳn và chua xót nhận ra bi kịch tinh thần của cuộc đời mình – người vốn sinh ra là người nhưng lại không được làm “người”. Hắn vật xã, đau đớn. Càng tuyệt vọng, hắn càng uống rượu; nhưng càng uống rượu, hắn càng tỉnh ra. Trong tận sâu thẳm tâm hồn, hắn ý thức được nỗi đau thân phận của mình. Vì thế, hắn ôm mặt khóc rưng rức và luôn thấy thoang thoảng mùi cháo hành. Chi tiết này được nhắc đi nhắc lại nhằm tô đậm niềm khao khát tình yêu thương, khát khao cuộc sống lương thiện và cũng nhấn mạnh bi kịch tinh thần không cách có thể cứu vãn.

Trong tột cùng bế tắc, Chí Phèo càng thấm thía hơn tội ác của kẻ đã cướp đi dung mạo và linh hồn người của mình, biến mình thàng một con “quỷ” của làng Vũ Đại. Chí Phèo xách dao ra đi, thay vì đến nhà bà cô Thị Nở như dự định, tâm trí lại điều khiển hắn đến nhà Bá Kiến – người đã gây ra bao bất hạnh cho cuộc đời hắn. Khác với các lần trước, lần này, hắn đòi Bá Kiến trả cho hắn cái thứ quý giá mà hắn đã mất từ lâu – đó là làm người lương thiện.

Nhưng làm sao để trở về làm người lương thiện như trước đây, cuối cùng, hắn đã chọn cách giải quyết duy nhất có thể: đó là giết kẻ đã gây ra đau khổ cho đời mình, đồng thời tự kết liễu cuộc sống của mình. Chí Phèo đâm chết Bá Kiến không phải vì say rượu mà vì hắn hiểu rõ nguồn gốc bi kịch của đời mình.

Câu 4: Qua hình tượng Chí Phèo, hãy làm rõ nghệ thuật điển hình hóa của Nam Cao (chú ý việc khắc họa tính cách và nghệ thuật miêu tả, phân tích tâm lí nhân vật).

Qua hình tượng Chí Phèo, hãy làm rõ nghệ thuật điển hình hóa của Nam Cao

Chí Phèo là một tác phẩm độc đáo, xuất sắc, thể hiện sự thành công của Nam Cao về đề tài người nông dân bị tha hóa trước Cách mạng. Một trong những nghệ thuật đặc sắc được Nam Cao thể hiện trong tác phẩm là việc xây dựng nghệ thuật điển hình hóa nhân vật.

Các nhân vật Bá Kiến, Chí Phèo vừa là những đại diện tiêu biểu cho các tầng lớp xã hội cơ bản của nông thôn Việt Nam trước Cách mạng, vừa là những người có cá tính độc đáo và có sức sống mạnh mẽ. Tâm lí nhân vật được miêu tả sắc sảo, tinh tế, đi sâu vào nội tâm để diễn tả những diễn biến phức tạp phát sinh trong cuộc đời.

Xây dựng thành công nhân vật Chí Phèo – một người nông dân bị tha hóa, bị xã hội ruồng bỏ, tác giả muốn thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc, tấm lòng yêu thương, trân trọng những người khốn khổ. Chí Phèo còn là tiếng kêu cứu thiết tha của những người bất hạnh. Hãy bảo vệ, tạo điều kiện giúp đỡ những người lầm đường lạc lối, đưa họ trở về với cộng đồng.

Câu 5: Ngôn ngữ kể chuyện của tác giả và ngôn ngữ nhân vật trong truyện ngắn này có gì đặc sắc?

Ngôn ngữ kể chuyện của tác giả và ngôn ngữ nhân vật trong truyện ngắn có những nét đặc sắc

Giọng điệu trần thuật có sự kết hợp hài hòa giữa đối thoại với độc thoại, giữa lời gián tiếp và lời nửa tiếp. Vì vậy, nhiều đoạn có sự lồng ghép giữa ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật. Ví dụ: đoạn kể về tiếng chửi của Chí, đoạn tả tâm trạng Chí sau cuộc gặp với Thị Nở và khi bị từ chối… Đối thoại Chí với Bá Kiến, Chí với Thị Nở… Giọng điệu trần thuật này là những đóng góp quan trọng của Nam Cao trong quá trình hiện đại hóa của thể loại truyện ngắn hiện đại Việt Nam.

Câu 6: Tư tưởng nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của Nam Cao qua truyện ngắn này.

Tư tưởng nhân đạo của Nam Cao trong truyện ngắn này mới mẻ và sâu sắc ở chỗ nhà văn đã phát hiện và miêu tả phẩm chất tố đẹp của người lao động ngay khi tưởng như họ đã bị cái xã hội tàn ác cướp mất cả bộ mặt lẫn linh hồn người (Tư tưởng nhân đạo của phần lớn các cây bút hiện thực khác chủ yếu thể hiện ở sự đồng cảm với nỗi khổ của người nông dân, lên án cái xã hội thực dân nửa phong kiến đẩy họ vào đường cùng, ngợi ca phẩm chất của họ).

4. Soạn bài Chí Phèo chương trình Nâng cao

Mod Ngữ văn sẽ cập nhật bài soạn trong thời gian sớm nhất!

5. Hướng dẫn luyện tập

Trong truyện ngắn Câu 1:“ Đời thừa“ Nam Cao viết: ” Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khám phá, biết khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa c ó”.

Với những hiểu biết về sự nghiệp sáng tác của Nam Cao, anh (chị) hãy phát biểu ý kiến của mình về quan điểm nghệ thuật nói trên của nhà văn Nam Cao

Câu 2: Vì sao truyện ngắn Chí Phèo được coi là một kiệt tác của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại.

Câu 1:

Mở bài

Khái quát chung về trào lưu, khuynh hướng sáng tác hiện thực trong văn học Việt Nam hiện đại, tác giả Nam Cao (quan niệm nghệ thuật, tác phẩm, những nét chính về tác phẩm,..), truyện ngắn Chí phèo (giá trị nội dung, nghệ thuật và sự thể hiện quan niệm của nhà văn trong sáng tác).

Thân bài

Giải thích

“Người thợ“, “làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho” là chỉ người lao động và hoạt động lao động giản đơn, tạo tác những sản phẩm hàng loạt – những hoạt động không mang tính chất nghệ thuật.

“Đào sâu”, “tìm tòi”, “khơi những nguồn chưa ai khơi”, “sáng tạo những gì chưa có” tức là hoạt động sáng tạo là đặc trưng nổi bật của lao động nghệ thuật.

Quan niệm: khẳng định sự khác biệt giữa lao động thông thường và lao động của người nghệ sĩ – lao động nghệ thuật: bản chất của lao động nghệ thuật là sáng tạo để làm nên phong cách riêng, lối đi riêng không lặp lại.

Phân tích, chứng minh

Sáng tạo về nội dung: Hiện thực cuộc sống được phản ánh khác với các tác phẩm cùng đề tài ra đời trước nó (so với Tắt đèn, Bước đường cùng,…) nhà văn tập trung phản ánh con đường lưu manh hóa ở người nông dân Chí Phèo, qua đó bộc lộ những trăn trở, day dứt không nguôi về quyền sống, khát vọng làm người ngay cả khi con người đó bị đẩy vào đường cùng, mất hết cả nhân hình, nhân tính.

Sáng tạo về nghệ thuật: lối kể hấp dẫn, từ một sự việc, nhà văn dẫn dắt, đưa người đọc ngược thời gian để lí giải quá trình một người nông dân lành như đất biến thành quỉ dữ; ngôn ngữ kể chuyện khách quan, lạnh lùng nhưng chứa đựng bên trong đó một tình cảm nahan đạo sâu sắc; khắc họa hình tượng nhân vật chân thực, sinh động, điển hình với lời nói, suy nghĩ, hành động,…

⇒ Quan niệm sáng tác sâu sắc và đúng đắn đó của nhà văn Nam Cao được biểu hiện nhất quán và rõ nét trong truyện ngắn Chí Phèo.

Kết bài

Khẳng định quan niệm đúng đắn của nhà văn Nam Cao về sáng tác nghệ thuật và những biểu hiện của quan niệm đó trong tác phẩm Chí Phèo.

Chính những sáng tạo độc đáo đó của Nam Cao đã tạo nên những tác phẩm có giá trị vượt qua thử thách thời gian.

Câu 2:

Truyện Chí Phèo là một kiệt tác của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại vì đây là tác phẩm đầu tiên nói về người nông dân bị “lưu manh hóa”, chứ không đơn thuần nói về số phận bị bần cùng hóa như những tác phẩm trước như: Lão Hạc, Tắt đèn, … Hơn nữa, Chí phèo lại như một nhân vật mở đường cho luồng tư tưởng mới, dám đứng lên chống lại cái ác (giết chết Bá Kiến) tuy rằng vẫn tự sát nhưng đó đã góp phần to lớn cho việc thay đổi tư tưởng người nông dân thời bấy giờ, không phại nhẫn nhục mà biết vùng dậy đòi công lí cho bản thân, chứ không bế tắc như Lão Hạc phải tự sát, hay chạy vào đêm tối như chị Dậu.

6. Một số bài văn mẫu về văn bản Chí Phèo

7. Hỏi đáp về văn bản Chí Phèo

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.

Soạn Bài Chí Phèo (Phần Tác Giả)

I.Tác giả và tác phẩm

Nam Cao (1915 – 1951) tên thật là Trần Hữu Tri, sinh tại Hà Nam, trong một gia đình trung nông nghèo. Quê ông là làng Đại Hoàng, quanh năm nghèo đói, bị cường hào áp bức bóc lột rất nặng nề. Học xong bậc thành chung, Nam Cao sống bằng nghề dạy học và viết văn. Năm 1943, Nam Cao gia nhập hội Văn hóa cứu quốc và tham gia Cách mạng tháng Tám. Sau đó, ông theo đoàn quân Nam Tiến vào vùng Nam Trung Bộ tiếp tục hoạt động kháng chiến. Trong kháng chiến chống Pháp, Nam Cao công tác văn nghệ, báo chí ở Việt Bắc, tham gia chiến dịch Biên giới (1950). Năm 1951, ông bị giặc bắt và hi sinh.

Con người của Nam Cao, đặc biệt là trong xã hội trước Cách mạng tháng Tám, nổi bật một số đặc điểm:

-Tâm trạng bất hòa sâu sắc đối với xã hội đương thời.

-Sự gắn bó ân tình sâu nặng, thiết tha với người nông dân nơi đồng ruộng làng quê.

-Tinh thần tự đấu tranh một cách trung thực để vượt qua chính mình, cố khắc phục tâm lí, lối sống tiểu tư sản.

Nam Cao là nhà văn rất tự giác về quan điểm có tính nguyên tắc của văn học hiện thực tiến bộ và văn học chính nói chung:

-Ông không chạy theo cái đẹp, cái thơ mộng, quay lưng lại với hiện thực rồi viết ra những lời giả dối, phù phiếm.

-Văn chương chân chính là văn chương thấm đượm lí tưởng nhân đạo, vừa mang nỗi đau nhân thế, vừa có thể tiếp sức mạnh cho con người vươn tới cuộc sống nhân ái, công bằng.

-Cuộc sống phải đặt trên văn chương, văn chương phải vì con người. Nhà văn chân chính trước hết phải là con người chân chính, tức là phải có nhân cách, có lòng nhân đạo.

-Bản chất của văn chương là sáng tạo, không chấp nhận sự rập khuôn và sự dễ dãi.

c.Sự nghiệp văn chương

Nam Cao để lại nhiều tác phẩm văn xuôi có giá trị: hơn 60 truyện ngắn, 1 truyện vừa, 1 tiểu thuyết và một số vở kịch

Trước Cách mạng, Nam Cao là cây bút tiêu biểu của xu hướng văn học hiện thực phê phán trong giai đoạn 1940 – 1945; đồng thời là một trong những tài năng xuất sắc của nền văn xuôi đương thời. Sáng tác của Nam Cao tập trung vào đề tài cuộc sống người trí thức tiểu tư sản nghèo (Trăng sáng, Nước mắt, Đời thừa… và tiểu thuyết Sống mòn). Nam Cao miêu tả tình cảnh khốn cùng của người tri thức nghèo, đồng thời làm toát lên không khí ngột ngạt, bế tắc của xã hội. Các tác phẩm phản ánh tấn bi kịch tinh thần, bi kịch của con người có ý thức sâu sắc về giá trị cuộc sống, khao khát cuộc sống có ý nghĩa, có hoài bão, nhân cách, nhưng lại bị gánh nặng cơm áo và hoàn cảnh xã hội làm cho chết mòn, phải sống cuộc đời thừa.

Nam Cao còn khoảng 20 truyện ngắn về cuộc sống tối tăm, thê thảm của người nông dân (Chí Phèo, Lão Hạc, Một bữa no). Nam Cao quan tâm đến những thân phận cố cùng, những số phận hẩm hiu bị áp bức chà đạp… và bênh vực quyền sống, nhân phẩm của những người bất hạnh đó.

Dù viết đề tài nào thì điều khiến cho Nam Cao day dứt, đau đớn nhất là tình trạng con người bị xói mòn về nhâm phẩm, thậm chí bị hủy diệt cả nhân tính trong xã hội đương thời.

Sau Cách mạng, Nam Cao là vào công tác cách mạng và kháng chiến. Truyện ngắn Đôi mắt là thành công của ông khi viết về trí thức nghèo trong xã hội. Trong thời gian công tác ở Bắc Cạn, ông viết Nhật kí ở rừng và tập kí sự Chuyện biên giới.

d.Về phong cách nghệ thuật

-Nam Cao đặc biệt quan tâm đến đời sống tinh thần của con người, luôn có hứng thú khám phá con người trong con người.

-Nam Cao có khuynh hướng tìm về nội tâm, đi sâu và thế giới nội tâm của con người. Ông có biệt tài về diễn tả, phân tích tâm lí nhân vật.

-Xuất phát từ việc hiểu tâm lí nhân vật, Nam Cao đã tạo được những đoạn đối thoại, độc thoại nội tâm rất chân thật, sinh động.

-Nam Cao là nhà văn có giọng điệu riêng: buồn thương, chua chát, dửng dung, lạnh lùng mà đầy thương cảm, đằm thắm yêu thương.

Truyện ngắn Chí phèo nguyên có tên là Cái lò gạch cũ. Năm 1941, khi nhà xuất bản in thành sách lần đầu, họ đã tự ý đổi tên là Đôi lứa xứng đôi. Đến khi in lại trong tập Luống cày, tác giả lại đặt tên là Chí Phèo.

Tác phẩm Chí Phèo có một vị trí quan trọng trong sự nghiệp sáng tác của Nam Cao. Nó giúp khẳng định tài năng của một nhà văn mang phong cách hiện thực phê phán. Chí Phèo là một kiệt tác trong văn xuôi hiện đại Việt Nam, là một truyện ngắn có giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc, chứng tỏ trình độ nghệ thuật bậc thầy của một nhà văn lớn.

II.Tìm hiểu tác phẩm (xem bài 14)

Soạn bài chí phèo (tác phẩm)

I.Xem lại phần tác giả và tác phẩm

II.Tìm hiểu tác phẩm

Câu 1. Cách vào truyện độc đáo của Nam Cao và ý nghĩa tiếng chửi của Chí Phèo

-Nam Cao mở đầu truyện bằng một tình huống độc đáo, ấn tượng: Chí Phèo vừa đi vừa chửi, nhưng điều lạ lùng là không có người chửi lại hắn và cũng không có người nghe hắn chửi. Hắn chửi bâng quơ, chửi đời, chửi cả làng Vũ Đại, chửi cả những ai không chửi lại hắn và rồi lại chửi cha đứa nào đã sinh ra mình. Có người nói rằng, hắn chửi vì hắn say rượu không làm chủ được bản thân, nhưng thưc sự trong con người Chí Phèo cái say và cái tỉnh đang xen nhau song song cùng tồn tại.

-Tiếng chửi của Chí Phèo chính là phản ứng của hắn trước toàn bộ cuộc đời bất hạnh. Nó bộc lộ tâm trạng bất mãn tột độ của một con người ý thức được rằng mình đã bị xã hội ruồng bỏ. Những tiếng chửi vô nghĩa, không được xã hội đón nhận, lắng nghe. Một khi đã bị tước mất quyền làm người thì mọi tiếng chửi rủa, than khóc, tỉnh táo hay say xỉn đều vô tác dụng. Chí Phèo thích kêu làng kêu xóm, đối với một người bình thường thì những tiếng kêu ấy ngay tập tức gây được sự chú ý của mọi người; nhưng đối với Chí lại khác, dù hắn kêu làng như một người bị đâm thì giỏi lắm chỉ làm cho Thị Nở kinh ngạc còn cả làng vẫn không ai động dạng… mà đáp lại lời hắn chỉ có lũ chó xắn xôn xao trong xóm.

-Những chi tiết này cho thấy một kiếp sống cô độc của người nông dân bị tha hóa, bị xã hội ruồng bỏ, không còn tư cách làm người. Chí Phèo tồn tại như một “bóng ma” nhưng là một “bóng ma” lạc lõng và không gây kinh sợ cho ai cả.

Câu 2. Ý nghĩa cuộc gặp gỡ giữa Thị Nhở và Chí Phèo và diễn biến tâm trạng của Chí Phèo

-Cuộc gặp gỡ với Thị Nở là những giây phút Chí Phèo được trở lại “làm người”, được ước mơ, suy nghĩ và tỉnh táo thực sự. Khi bị ốm, trước sự săn sóc ân tình và tình yêu thương của Thị Nở, tâm trạng của Chí bắt đầu diễn biến khá phức tạp. Sự săn sóc của người đàn bà xấu xí, khốn khổ đã khơi dậy bản chất lương thiện vốn bị chèn lấp từ lâu trong con người Chí Phèo. Nam Cao đã thể hiện tư tưởng nhân dạo sâu sắc của mình đối với hình tượng người nông dân bị tha hóa khi sáng tạo ra chi tiết gặp gỡ của Chí Phèo với Thị Nở.

-Khi được Thị Nở cho bát cháo hành, Chí rất ngạc nhiên, cảm động và thấy mắt mình ươn ướt vì xưa nay, “nào hắn thấy ai tự nhiên cho mình thứ gì… hắn nhìn vào bát cháo bốc khói mà bâng khuâng vừa vui vừa buồn”. Vui vì lần đầu tiên hắn được một người phụ nữ chăm sóc mà không đòi hỏi gì; buồn vì nhận ra thực chất thân phận tha hóa của mình.

-Với sự chăm sóc của người đàn bà xấu xí, Chí Phèo bỗng mơ ước xa xôi – những ước mơ từng có trong con người hắn trước đây: Đó là có một mái ấm gia đình nho nhỏ, chồng vợ cùng làm thuê kiếm sống và những đứa con xinh xắn; và hắn cũng nhớ tới cảm giá tởm lợm, nỗi nhục nhã khi bị lấy vợ Ba của Bá Kiến lợi dụng. Chí Phèo hi vọng Thị Nợ sẽ là người mở đường, tạo điều kiện cho hắn trở về với xã hội, làm lại cuộc đời.

Câu 3. Tâm trạng của Chí Phèo khi bị Thị Nở từ chối chung sống

-Thị Nở là một người ngớ ngẩn, chính cái ngớ ngẩn ấy đã đập tan mọi hi vọng cứu vãn cuộc đời Chí Phèo. Sau khi bị Thị Nở từ chối chung sống và cũng không có cách nào níu giữ được Thị, Chí Phèo rơi vào tình thế bế tắc, tuyệt vọng, mọi hy vọng cho một tương lai “làm người” bỗng chốc hóa thành mây khói. Trong cơn tuyệt vọng ấy, Chí Phèo như tỉnh hẳn và chua xót nhận ra bi kịch tinh thần của cuộc đời mình – người vốn sinh ra là người nhưng lại không được làm “người”. Hắn vật xã, đau đớn. Càng tuyệt vọng, hắn càng uống rượu; nhưng càng uống rượu, hắn càng tỉnh ra. Trong tận sâu thẳm tâm hồn, hắn ý thức được nỗi đau thân phận của mình. Vì thế, hắn ôm mặt khóc rưng rức và luôn thấy thoang thoảng mùi cháo hành. Chi tiết này được nhắc đi nhắc lại nhằm tô đậm niềm khao khát tình yêu thương, khát khao cuộc sống lương thiện và cũng nhấn mạnh bi kịch tinh thần không cách có thể cứu vãn.

-Trong tột cùng bế tắc, Chí Phèo càng thấm thía hơn tội ác của kẻ đã cướp đi dung mạo và linh hồn người của mình, biến mình thàng một con “quỷ” của làng Vũ Đại. Chí Phèo xách dao ra đi, thay vì đến nhà bà cô Thị Nở như dự định, tâm trí lại điều khiển hắn đến nhà Bá Kiến – người đã gây ra bao bất hạnh cho cuộc đời hắn. Khác với các lần trước, lần này, hắn đòi Bá Kiến trả cho hắn cái thứ quý giá mà hắn đã mất từ lâu – đó là làm người lương thiện.

-Nhưng làm sao để trở về làm người lương thiện như trước đây, cuối cùng, hắn đã chọn cách giải quyết duy nhất có thể: đó là giết kẻ đã gây ra đau khổ cho đời mình, đồng thời tự kết liễu cuộc sống của mình. Chí Phèo đâm chết Bá Kiến không phải vì say rượu mà vì hắn hiểu rõ nguồn gốc bi kịch của đời mình.

Câu 4. Nghệ thuật điển hình hóa nhân vật đặc sắc và tư tưởng nhân đạo của Nam Cao.

-Chí Phèo là một tác phẩm độc đáo, xuất sắc, thể hiện sự thành công của Nam Cao về đề tài người nông dân bị tha hóa trước Cách mạng. Một trong những nghệ thuật đặc sắc được Nam Cao thể hiện trong tác phẩm là việc xây dựng nghệ thuật điển hình hóa nhân vật.

-Các nhân vật Bá Kiến, Chí Phèo vừa là những đại diện tiêu biểu cho các tầng lớp xã hội cơ bản của nông thôn Việt Nam trước Cách mạng, vừa là những người có cá tính độc đáo và có sức sống mạnh mẽ. Tâm lí nhân vật được miêu tả sắc sảo, tinh tế, đi sâu vào nội tâm để diễn tả những diễn biến phức tạp phát sinh trong cuộc đời.

-Xây dựng thành công nhân vật Chí Phèo – một người nông dân bị tha hóa, bị xã hội ruồng bỏ, tác giả muốn thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc, tấm lòng yêu thương, trân trọng những người khốn khổ. Chí Phèo còn là tiếng kêu cứu thiết tha của những người bất hạnh. Hãy bảo vệ, tạo điều kiện giúp đỡ những người lầm đường lạc lối, đưa họ trở về với cộng đồng.

Soạn Văn 11 Chí Phèo Tác Giả Nam Cao Tóm Tắt

1. Bố cục văn bản

Bố cục gồm 3 phần:

Phần 1: Tác giả Nam Cao

Phần 2: Sự nghiệp văn học

Phần 3: Phong cách nghệ thuật

2. Hướng dẫn soạn văn Chí Phèo Tác giả Nam Cao

: Tiểu sử và con người nhà văn Nam Cao có những đặc điểm gì giúp ta hiểu thêm về sự nghiệp văn học của ông.

Nam Cao tên thật: Trần Hữu Tri

Quê quán Lý Nhân, Hà Nam trong một gia đình trung nông, nghèo, đông con, gia đình tri thức nghèo.

Ông tham gia hoạt động cách mạng tích cực, với tư cách phóng viên, ông có mặt khắp các chiến trường.

Ông là người có tấm lòng đôn hậu, giàu nội tâm phong phú, ông va chạm với hiện thực tàn nhẫn, sống lay lắt, dẫn tới nhiều chuyển biến về nhận thức.

Tâm trạng bất hòa với xã hội, nên tác phẩm của ông tố cáo những bất công, tàn bạo trong xã hội, bênh vực, thấu hiểu cho kẻ yếu thế.

Tinh thần vượt lên khắc phục tâm lý, lối sống tiểu tư sản nhằm hoàn thiện nhân cách và có cuộc sống ý nghĩa.

Những nội dung chính trong quan điểm nghệ thuật của Nam Cao?

Nội dung chính trong quan điểm nghệ thuật của Nam Cao:

Văn học phải gắn bó với đời sống của nhân dân lao động, phản ánh chân thực cuộc sống.

Văn chương chân chính phải có nội dung nhân đạo sâu sắc, vừa mang nỗi đau nhân thế, vừa có thể tiếp sức mạnh cho con người vươn tới cuộc sống nhân ái, công bằng.

Ông không chạy theo cái đẹp, cái thơ mộng, quay lưng lại với hiện thực rồi viết ra những lời giả dối, phù phiếm.

Cuộc sống phải đặt trên văn chương, văn chương phải vì con người.

Nghề văn phải là một nghề sáng tạo.

Viết về người tri thức nghèo và người nông dân cùng khổ, Nam Cao thường trăn trở, day dứt nhất về vấn đề gì?

Viết về người tri thức nghèo và người nông dân cùng khổ, Nam Cao thường trăn trở, day dứt nhất về tình trạng con người không giữ nổi nhân tính, nhân phẩm do nghèo đói, cùng đường. Nam Cao luôn trăn trở, day dứt về vấn đề nhân phẩm, về thái độ khinh trọng đối với con người, luôn day dứt tới mức đau đớn trước tình trạng xã hội vô nhân đạo đã đày đoạ con người vào trong sự nghèo đói, vùi dập những ước mơ, làm chết mòn đời sống tinh thần và lẽ sống cao đẹp của họ; đồng thời cũng đau đớn vô hạn trước tình trạng con người bị xói mòn về nhân phẩm, thậm chí bị huỷ diệt và mất nhân tính.

Nêu những nét chính của phong cách nghệ thuật Nam Cao.

Phong cách nghệ thuật của Nam Cao:

Nam Cao đặc biệt quan tâm tới đời sống tinh thần của con người, có hứng thú khám phá con người trong con người.

Khuynh hướng tìm hiểu, đi sâu khai thác nội tâm nhân vật, phân tích, diễn tả tâm lý nhân vật

Cách tạo dựng đoạn đối thoại, độc thoại nội tâm chân thật, sinh động.

Giọng văn: buồn thương, chua chát, đau xót nhưng đầy thương cảm, thương yêu thân phận con người yếu đuối trong xã hội.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Soạn Bài: Chí Phèo – Phần 2: Tác Phẩm – Ngữ Văn 11 Tập 1 trên website Techcombanktower.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!