Cập nhật nội dung chi tiết về Soạn Bài Cảm Xúc Mùa Thu Sbt Ngữ Văn 10 Tập 1 mới nhất trên website Techcombanktower.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
1. Anh (chị) hãy làm nổi bật nét đặc sắc của bài thơ Cảm xúc mùa thu (Thu hứng) của Đỗ Phủ.
Trả lời:
Bài thơ thường được chia làm hai phần : bốn câu đầu tả cảnh thu, bốn câu sau tả tình thu. Song thực tế câu nào của bài thơ cũng mang cảnh thu và tình thu tạo nên nét đặc sắc của bài thơ. Anh (chị) hãy vận dụng các gợi ý sau đây để chứng minh điều đó :
– Trước hết về đề tài : là cảm xúc về mùa thu, một mùa đặc biệt trong văn hoá Trung Hoa nói riêng và văn hoá phương Đông nói chung. Đây là mùa của nỗi buồn, của chia li, giã biệt. Cảnh thu – tình thu có mặt trong đề tài không ?
– Cảnh thu trong bài thơ này được miêu tả rất đặc sắc :
+ Đó là rừng núi (“phong thụ lâm”, “Vu sơn Vu giáp”), sông nước (“giang gian”), mây trời (“tái thượng phong vân”); trong đó, rừng núi là biểu tượng của sự bền vững, cứng rắn, còn mùa thu với chất thu, khí thu thì được tạo ra bằng cảm giác nhỏ bé (“ngọc lộ”), yếu ớt (“khí”). Trong sự đối đầu giữa cái bền vững và cái mảnh mai ấy, cái nào chiến thắng ? Các từ “điêu thương”, “tiêu sâm” có cho thấy cảm xúc của nhà thơ không ?
+ Đó là sông nước mây, trời được đặt trong tư thế giao chiến : sông nước thì “ba lãng”, còn mây trời thì “tiếp địa âm”. Cảnh thu được tái hiện từ góc độ chuyển mùa dữ dội như vậy có mang theo cảm nhận của tác giả không ? Sự cảm nhận đó cho thấy tâm trạng gì của nhà thơ – chủ thể trữ tình ?
+ Đó là “tùng cúc”- “cô chu”: ở đây, từ các hình ảnh được thu nhận bằng thị giác từ tầm xa (rừng núi…), cái nhìn của tác giả trở về với cuộc sống bản thân, tạo ra cái nhìn gần, vừa cụ thể (“tùng cúc”) vừa trừu tượng (“cô chu”). Cái nhìn đó có mang theo tình cảm của nhà thơ không ? Phân tích quan hệ: “tùng cúc” thì “khai tha nhật lệ”, “cô chu” thì “cố viên tâm” và “lưỡng khai” – “nhất hệ” để làm rõ nỗi đau tâm trạng của nhà thơ.
+ Nỗi đau buồn về chiến tranh loạn lạc được Đỗ Phủ cảm nhận từ tính chất dữ dội của mùa thu; từ thời gian loạn lạc mà tác giả phải chịu đựng (“lưỡng khai”). “Lưỡng” là hai mà cũng có thể nhiều hơn. Đặc biệt là mỗi lần “tùng cúc” – “khai” (tức nở hoa) thì lại nở ra “lệ”. Đây là nước mắt của cỏ cây hay nước mắt của nhà thơ ?
+ Đã thế “cô chu” biểu thị tính chất cô độc, lẻ loi nơi đất khách quê người của nhà thơ, khiến “cô chu” luôn mãi nhớ về “cố viên”. “Cô chu” được đặt trong quan hệ với “cố viên” tạo ra một không gian vời vợi. Không gian đó là kết quả của hiện thực xã hội nào được gián tiếp nói tới trong bài thơ này ?
+ Hình ảnh thị giác ở sáu câu đầu được thay thế bằng hình ảnh thính giác ở hai câu cuối cho thấy sự chuyển đổi của thời gian. Từ “mộ” trong câu cuối cho thấy điều này. Âm thanh nghe được ở đây là âm thanh gì ?
+ Nếu chỉ là đập vải để may áo cho mình, tức là những người dân ở thành Bạch Đế đập vải để may áo cho mình thì bài thơ có ý nghĩa lớn không ? Âm thanh đập vải ở đây còn có ý nghĩa nào khác không? Liên hệ với thời đại, với hoàn cảnh mà nhà thơ cũng như mọi người dân Trung Hoa lúc đó lâm vào.
Như vậy, cả bài thơ tràn ngập cảnh thu và tình thu, tình thu quyện trong cảnh thu, cảnh thu để biểu lộ tình thu, mang theo đó sức mạnh tố cáo chiến tranh phi nghĩa, khát vọng được sống bình yên của con người.
2. Xác định mối quan hệ giữa câu 4 : “Tái thượng phong vân tiếp địa âm” ( Mặt đất mây đùn cửa ải xa) và câu 8 : “Bạch Đế thành cao cấp mộ châm” ( Thành Bạch, chày vang bóng ác tà).
Trả lời:
Ở Trung Quốc, “tiếng chày đập áo” cũng là âm thanh đặc trưng của mùa thu.
– “Trên cửa ải, mây sà xuống mặt đất âm u” cho thấy cái lạnh đang đến với người lính miền biên ải, giục giã người ta chuẩn bị áo rét để gửi cho người thân đang trấn thủ ải xa.
Từ đó, ta sẽ thấy : tuy đứng cách xa nhau, nhưng câu 4 chính là tiền đề, chuẩn bị cho “tiếng chày đập áo nghe càng dồn dập” ở câu 8 và dễ dàng xác định được mối quan hệ giữa câu 4 và câu 8 là quan hệ gì.
3. Vì sao có thể nói rằng hai câu 5 – 6 :
Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ, Cô chu nhất hệ cố viên tâm.
(Khóm trúc tuôn thêm dòng lệ cũ,
Con thuyền buộc chặt mối tình nhà.)
là hai câu hay nhất của bài thơ ?
Trả lời:
Nói chung các nhà thơ Việt Nam thời trung đại ít dịch tác phẩm văn học Trung Quốc. Ít dịch không phải vì không dịch được mà vì không cần dịch. Các nhà Nho xưa đọc thơ văn Trung Quốc từ nguyên văn, vì suốt thời trung đại, cùng với chữ Nôm, tiếng Hán và chữ Hán cũng là ngôn ngữ văn học Việt Nam. Bởi vậy, nhà thơ Việt Nam chỉ dịch thơ Trung Quốc (chủ yếu là thơ Đường) khi đặc biệt tâm đắc với một tác phẩm nào đó. Công việc dịch này thể hiện sự đồng cảm, đồng điệu về tâm hồn của người dịch và tác giả. Hẳn là Nguyễn Công Trứ dịch bài Thu hứng do có một sự tâm đắc đặc biệt với tâm hồn Tử Mĩ được thể hiện qua “cảm hứng mùa thu”; trong đó, phải chăng hai câu 5-6:
Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ Cô chu nhất hệ cố viên tâm.
đặc biệt lay động tâm hồn Nguyễn Công Trứ, khiến cho hai câu :
Khóm cúc tuôn thêm dòng lệ cũ, Con thuyền buộc chặt mối tình nhà.
trở thành hai câu hay nhất trong tám câu của bản dịch ?
Vậy thì, cái hay của hai câu 5 – 6 (cả trong nguyên văn của Đỗ Phủ, cả trong bản dịch thơ của Nguyễn Công Trứ là ở đâu ?
Toàn bài thơ, câu nào cũng là “cảnh” mà câu nào cũng là “tình”, câu nào cũng là “thu” mà câu nào cũng là “hứng”, nhưng hai câu 5 – 6 là kết tinh đặc biệt.
– Ngày nay với kĩ thuật hiện đại, cúc nở hoa cả bốn mùa. Nhưng ngày xưa cúc là “thời hoa” (hoa nở theo mùa), cúc là tín hiệu của mùa thu. Đỗ Phủ ngụ cư ở Quỳ Châu đã hai năm, trải qua hai mùa cúc nở.
– Đọc thơ Đỗ Phủ, ta sẽ thấy thời kì ngụ cư ở Ba Thục, trong thơ ông thường xuất hiện hình ảnh con thuyền. Chẳng hạn, ta đã gặp hình ảnh “Môn bạc Đông Ngô vạn lí thuyền” (Thuyền Ngô muôn dặm đỗ ngay ở cửa ngoài) trong bài thơ Tuyệt cú. Đó là vì quê của Đỗ Phủ ở tỉnh Hà Nam. Bao năm rồi vì chiến tranh, Đỗ Phủ đã phải lưu lạc tha hương. Từ Ba Thục muốn về Hà Nam trước hết phải đi thuyền về Tương Dương – Hồ Bắc, rồi từ Hồ Bắc mới theo đường bộ lên Hà Nam. Con thuyền cứ hiện lên trong nỗi nhớ quê hương của nhà thơ là vì vậy.
Soạn Bài Ngữ Văn Lớp 10: Cảm Xúc Mùa Thu
Soạn bài Ngữ văn lớp 10: Cảm xúc mùa thu (Thu hứng) – Đỗ Phủ.
Để đi vào tìm hiểu bài thơ thu tiêu biểu và đặc sắc này, các em cần đọc kĩ Tiểu dẫn về tác giả, so sánh đối chiếu bản dịch thơ với bản dịch nghĩa, xem các chú thích để hiểu rõ hơn bài thơ, và điều quan trọng là phải đọc nhiều lần bản dịch thơ để có cảm nhận chung về tác phẩm.
1. Tìm hiểu bố cục bài thơ và xác định nội dung từng phần Bài thơ có thể chia làm hai phần:
– Bốn câu đầu tả cảnh thu, trong cảnh đượm tình thu. – Bốn câu sau thể hiện cảm xúc trước mùa thu nơi đất khách của tác giả.
Kết cấu như vậy cân đối hài hòa, từ cảnh mà có tình và tình thấm sâu trong cảnh vật.
2. Nhận xét về tầm nhìn của nhà thơ trong bốn câu thơ đầu và sự thay đổi của tầm nhìn từ bốn câu đầu đến bốn câu sau. – Tầm nhìn của nhà thơ trong 4 câu thơ đầu:
+ Tầm nhìn mở rộng ra xung quanh trong một không gian rộng và xa gồm rừng phong, Vu sơn, Vu giáp, lưng trời, mặt đất, dòng sông, cửa ải, mây, sóng,…
+ Tuy tầm nhìn mở rộng nhưng nhà thơ vẫn phát hiện và nhận ra ngay những nét thu điển hình nơi núi non đất Thục: rừng phong đã đổi màu vì sương móc trắng, núi Vu, kẽm Vu hiu hắt hơi thu; dòng sông nước lũ mùa thu sóng vọt lên tận lưng trời; còn trên cửa ải, mây sa xuống giáp mặt đất.
+ Tầm nhìn chuyển từ cảnh tĩnh nơi núi rừng sang cảnh động của sóng trên sông, mây trên ải khiến cho bức tranh mùa thu thêm phong phú, sinh động, trong cảnh thu đượm cả tình thu.
– Sự thay đổi của tầm nhìn từ bốn câu đầu đến bốn câu sau:
+ Từ tầm nhìn mở rộng ra xung quanh, con mắt của thi nhân tự thu về một không gian hẹp hơn: đó là cảnh vật trước mắt. Nhà thơ chỉ còn nhìn thấy khóm cúc và con thuyền lẻ loi. Sự thay đổi tầm nhìn ở đây là hợp với lẽ tự nhiên của tâm trạng con người trước cảnh vật – đặc biệt là cảnh thu: nhìn rộng ra xa để thấy nét thu bao quát của đất trời để rồi quay về nhìn gần trở lại để cảm thấu hết tình thu trong lòng mình.
+ Khóm cúc là loại hoa tượng trưng cho mùa thu, nhưng ở đây cúc không nở ra hoa mà tuôn ra hai lần dòng nước mắt ngày trước (Khóm cúc tuôn thêm dòng lệ củ). Còn con thuyền lẻ loi thì buộc mãi tấm lòng nhớ nơi vườn cũ (Con thuyền buộc chặt mối tình nhà). Cảnh gợi tình và tình thấm sâu vào cảnh.
+ Không chỉ nhìn thấy mà còn nghe thấy. Đó là âm thanh đặc trưng của mùa thu: tiếng chày đập vải để may áo rét vang lên rộn ràng gợi nhớ người thân nơi phương trời giá lạnh và những người lính còn trấn thủ nơi biên cương quan ải. (Lạnh lùng giục kể tay dao thước – Thành Bạch, chày vang bóng ác tà).
3. Xác định mối quan hệ giữa bốn câu thơ đầu với bốn câu thơ sau, mối quan hệ giữa toàn bài với nhan đề “Thu hứng”. – Mối quan hệ giữa bốn câu thơ đầu với bốn câu thơ sau: Là mối quan hệ giữa không gian rộng mở của cảnh thu trời đất, núi rừng với không gian thu hẹp của cảnh thu trước mắt, cũng có thể xem đây là mối quan hệ giữa cảnh thu (chủ yếu ở bốn câu đầu) và tình thu (chủ yếu ở bốn câu sau) mặc dù ở cả hai phần cảnh và tình đều hòa hợp, xuyên thấm vào nhau. Từ không gian rộng mà đi đến không gian hẹp một cách tự nhiên, từ cảnh thu mà nảy sinh tình thu – bốn câu thơ đầu có thể xem như một cái nền cảnh chung để trên đó nổi lên những cảnh vật cụ thể thấm đượm tình người da diết trước mùa thu ở bốn câu thơ sau. Phần đầu mở ra phần sau và phần sau tô đậm khắc sâu thêm phần đầu để hoàn chỉnh ý thơ trong toàn bài.
II. LUYỆN TẬP1. Muốn trả lời đúng câu hỏi này, các em cần đọc lại bản dịch nghĩa câu thơ, kết hợp với cảm nhận của mình về câu thơ đó trong cảm hứng chung của tác giả về toàn bài thơ.
Nếu đọc câu thơ dịch của Nguyễn Công Trứ: Khóm cúc tuôn thêm dòng lệ cũ, nhiều người có thể nghĩ “lệ” ở đây là nước mắt của “khóm cúc”. Nhưng đọc bản dịch nghĩa thì lại thấy không hoàn toàn như vậy: Khóm cúc nở hoa đã hai lần (làm) tuôn rơi nước mắt ngày trước. “Nước mắt ngày trước” ở đây là của thi nhân mà cũng có thể là của “khóm cúc”. Làm sao phân biệt được nước mắt thi nhân hay nước mắt hoa khi mà con người với ngoại giới chung một tâm tình, khi “vạn vật với ta là một”. Và đấy mới chính là chỗ hay của câu thơ, trong cả nguyên tác của Đỗ Phủ cũng như câu thơ dịch rất tài hoa của Nguyễn Công Trứ.
2. Bài tập này các em tự làm (có thể trao đổi với nhau trong nhóm, tổ).
Soạn Bài Lớp 10: Cảm Xúc Mùa Thu
Soạn bài lớp 10: Cảm xúc mùa thu
Soạn bài: Cảm xúc mùa thu (Thu hứng – Đỗ Phủ)
Soạn bài: Cảm xúc mùa thu (Thu hứng – Đỗ Phủ) là tài liệu tham khảo được chúng tôi sưu tầm nhằm giúp các bạn nắm được kiến thức về nhà thơ Đỗ Phủ, nội dung và nghệ thuật của bài thơ Cảm xúc mùa thu. Mời các bạn tham khảo. Soạn bài lớp 10: Tỏ lòng Soạn bài lớp 10: Lời tiễn dặn
Cảm xúc mùa thu
(Thu hứng – Đỗ Phủ)
I. Kiến thức cơ bản 1. Tác giả
Đỗ Phủ (712 – 770) tự Tử Mỹ, người huyện Củng, nay thuộc tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Sống vào thời đất nước Trung Quốc triền miên trong cảnh loạn li, mặc dù Đỗ Phủ có làm vài chức quan nhỏ trong một thời gian ngắn song gia đình ông cũng lâm vào tình cảnh phiêu bạt, cơ cực. Đỗ Phủ là nhà thơ hiện thực lớn nhất, không chỉ của đời Đường, mà của cả lịch sử thơ ca cổ Trung Quốc.
2. Bài thơ Thu hứng
Thu hứng là bức tranh mùa thu hiu hắt và cũng là tâm trạng buồn lo của nhà thơ. Nỗi lo ấy bắt nguồn nỗi buồn của tác giả khi ông chứng kiến cảnh đất nước kiệt quệ vì sự tàn phá của chiến tranh. Bài thơ cũng là nỗi lòng của kẻ xa quê, là nỗi ngậm ngùi, xót xa cho thân phận của kẻ tha hương lưu lạc.
3. Đặc sắc nghệ thuật
Bài thơ này còn tiêu biểu cho một số đặc điểm nghệ thuật của thơ Đường như: Nghệ thuật “tả cảnh ngụ tình”, nghệ thuật xây dựng các mối quan hệ đồng nhất và tương ứng.
II. Rèn kỹ năng
1. Có thể chia bài thơ thành hai phần (4 câu trên và 4 câu dưới). Chia như vậy bởi hai phần này có tính độc lập nhất định (4 câu trên thiên nhiều hơn về tả cảnh, 4 câu dưới lại thiên nhiều hơn về tả tình). Nội dung của bốn câu thơ trên là miêu tả cảnh mùa thu ảm đạm và hiu hắt (cũng có một chút dữ dội nhưng chỉ làm cho cảnh thêm sâu thẳm, hoang vu). Bốn câu thơ ở phần hai lại chủ yếu miêu tả cái tình của nhà thơ: nỗi nhớ quê và nỗi niềm “dân nước”.
2. Bốn câu thơ đầu là cảnh được nhìn trong tầm bao quát rộng và xa (rừng phong, núi vu, kẽm vu, sóng dợn, mây trùm cửa ải,…) Thế nhưng đến bốn câu sau, không gian bị thu hẹp lại (khóm cúc, con thuyền) rồi gần hơn nữa, nó “lặn” vào tâm hồn của nhà thơ. Sở dĩ có sự vận động của không gian như thế là vì thời gian đang khép lại (chiều dần buông, tầm nhìn bắt đầu thu hẹp). Và thêm nữa để nó phù hợp với sự vận động của tứ thơ (từ cảnh đến tình).
3. Bốn câu thơ đầu là cảnh mùa thu – vừa tiêu điều, hiu hắt (Sương móc trắng xóa làm tiêu điều cả rừng cây phong; Núi vu, kẽm vu hơi thu hiu hắt), lại vừa dữ dội (sóng vỗ Trường Giang; trên cửa ải, mây sa mặt đất). Cảnh ấy vừa gợi nỗi buồn tê tái, vừa ngầm thể hiện nỗi lo âu của nhà thơ (về sự không bình yên ở nơi biên ải).
Cảnh thu ở phần thứ nhất quả thật đã khởi hứng cho cái tình chan chứa ở những câu sau. Hình ảnh khóm cúc, con thuyền khắc sâu vào nỗi nhớ quê hương. Câu thơ có lệ của hoa nhưng dường như cũng là lệ của lòng người. Hai câu cuối là nỗi buồn nhớ người thân. Thế nhưng bên cạnh đó nó còn là nỗi lo vì đất nước cha yên, là niềm cảm thông đối với những người lính thú đang phải trấn giữ ở những nơi rét mướt xa xôi.
Bài thơ khởi hứng bằng “thu” và quả thực câu nào cũng nói đến mùa thu. Nhưng chỉ có điều thật khó có thể phân biệt rạch ròi đâu là “thu tình” và đâu là “thu cảnh”. Hay nói cách khác, thu cảnh cũng chính là thu tâm (thu – hứng).
4. Câu thơ Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ (Khóm cúc nở hoa đã hai lần (làm) tuôn rơi nước mắt ngày trước) là một câu thơ đa nghĩa, giàu hàm ý.
Chữ “lệ” ở trong câu thơ này quả thực rất khó phân biệt đó là lệ của người hay “lệ” của hoa. Tuy nhiên có lẽ nên hiểu: Mỗi lần nhìn hoa cúc nở, nhà thơ lại chạnh lòng nhớ đến quê hương. Những giọt nước mắt theo đó cũng cứ tự nhiên rơi không sao ngăn lại được. Hình ảnh hoa cúc “nở rồi lại nở” vừa gợi ra sự trở đi trở lại của nỗi nhớ quê, vừa gợi ra liên tưởng về những dòng lệ chứa chan ân tình của nhà thơ.
5. Đối chiếu bản dịch thơ của Nguyễn Công Trứ với bản phiên âm và phần dịch nghĩa, ta có mấy nhận xét sau:
Ưu điểm: Bản dịch thơ cơ bản đã thể hiện được khá sắc sảo tinh thần của bài thơ. Bản dịch có thể coi là khá đạt.
Nhược điểm: Bản dịch còn có một số vênh lệch so với bản phiên âm:
Trong câu đầu, bản dịch thơ chưa chuyển tải được ý nghĩa của từ “điêu thương” – đây là một tính từ đã được động từ hóa (làm tiêu điều). Vì vậy ở trong bản phiên âm nó mang nghĩa rất mạnh – chỉ sự tàn phá khắc nghiệt của sương móc đối với rừng phong.
Chữ “thẳm” trong câu ba (bản dịch) chưa thật sát nghĩa. Đồng thời nó còn làm cho âm hưởng thơ trầm xuống.
Câu 5, bản dịch bỏ mất chữ “lỡng khai” – là một từ quan trọng của bản phiên âm – nhấn mạnh số lần lặp lại. Cũng vậy ở câu 6, chữ “cô” cha dịch được làm cho câu thơ cha thật sự thể hiện được nỗi lòng của kẻ li hương.
Theo chúng tôi
Soạn Bài Cảm Xúc Mùa Thu Thu Hứng
1. Theo anh (chị) bài thơ có thể chia làm mấy phần? Vì sao lại chia như vậy? Hãy xác định nội dung của mỗi phần.
2. Nhận xét sự thay đổi của tầm nhìn từ bốn câu đầu đến bốn câu sau. Vì sao có sự thay đổi ấy?
3. Xác định mối quan hệ giữa bốn câu thơ đầu với bốn câu thơ sau, mối quan hệ giữa toàn bài với nhan đề Thu hứng.
Câu 1 trang 147 – SGK Ngữ Văn 10 tập 1: Theo anh (chị) bài thơ có thể chia làm mấy phần? Vì sao lại chia như vậy? Hãy xác định nội dung của mỗi phần.
Có thể chia bài thơ thành 2 phần: + Phần 1 (4 câu thơ đầu): tả thiên nhiên ảm đạm, hiu hắt của mùa thu + Phần 2 (4 câu thơ cuối): cái tình của nhà thơ nhớ nước, thương dân
Câu 2 trang 147 – SGK Ngữ Văn 10 tập 1: Nhận xét sự thay đổi của tầm nhìn từ bốn câu đầu đến bốn câu sau. Vì sao có sự thay đổi ấy?
Sự thay đổi bốn câu đầu cảnh được nhìn bao quát rộng và xa:
+ Sương trắng rừng phong,
+ Núi Vu, núi Kẽm hiu hắt
+ Lòng sông, sóng tận chân lưng trời
– Bốn câu thơ sau, không gian bị thu hẹp lại: con thuyền, khóm cúc buộc tấm lòng nhà thơ với quê hương + Có sự vận động của khôn gian do thời gian buổi chiều buông, tầm nhìn hạn hẹp + Sự thay đổi phù hợp với tứ thơ, từ cảnh đến tình.
Có thể nói sự thay đổi phù hợp với tâm trạng và mạch cảm xúc, cấu tứ của bài thơ
Câu 3 trang 147 – SGK Ngữ Văn 10 tập 1: Xác định mối quan hệ giữa bốn câu thơ đầu với bốn câu thơ sau, mối quan hệ giữa toàn bài với nhan đề Thu hứng.
Mối quan hệ của bốn câu thơ đầu và bốn câu thơ cuối: cả hai góp phần tọa nên không gian bức tranh thu trầm buồn, sâu lắng
+ Bốn câu thơ đầu: miêu tả cảnh thu ở không gian rộng lớn, mênh mông
+ Bốn câu thơ sau: cảnh thu chi tiết, rõ nét, có tình
– Mối quan hệ tạo nên sự vận hành trong tứ thơ, đi từ cảnh tới tình, cảnh khởi sinh tình, tình thấm sâu vào cảnh
Mối quan hệ giữa toàn bài với nhan đề bài thơ: trong toàn bộ bài thơ, hình ảnh, câu chữ phản ánh tình cảm của thi nhân trước cảnh sắc mùa thu.
+ Bốn câu thơ đầu dù miêu tả cảnh thu nhưng phảng phất nỗi buồn
+ Bốn câu cuối là nỗi lòng của tác giả nhớ nước, thương đời
Bài thơ là nỗi lòng riêng tư của Đỗ Phủ, nhưng cũng chan chứa tâm sự yêu nước, thương đời. Nghệ thuật thơ Đường ở đây đã đạt tới trình độ mẫu mực
Câu 1 – Luyện tập trang 147 – SGK Ngữ Văn 10 tập 1: Thử đối chiếu bản dịch thơ của Nguyễn Công Trứ với bản phiên âm và dịch nghĩa.
Trả lời: Đối chiếu bản dịch thơ của Nguyễn Công Trứ với bản phiên âm và phần dịch nghĩa, ta có mấy suy nghĩ sau:
-Ưu điểm: Bản dịch thơ cơ bản đã thể hiện được khá sắc sảo tinh thần của bài thơ. Bản dịch có thể coi là khá đạt.
-Nhược điểm: Bản dịch còn có một số vênh lệch so với bản phiên âm
+ Trong câu đầu, bản dịch chưa truyền tải được ý nghĩa của từ “điêu thương”- đây là một tính từ đã được động từ hóa (nghĩa: làm tiêu điều). Vì vậy ở trong bản phiên âm nó mang ý nghĩa rất mạnh – chỉ sự tàn phá khắc nghiệt thê lương của sương móc đối với rừng phong.
+ Chữ “thẳm” trong câu ba (bản dịch) chưa thật sát nghĩa. Đồng thời nó còn làm cho âm hưởng thơ trầm xuống.
+ Câu 5, bản dịch bỏ mất chữ “lưỡng khai”- là một từ quan trọng của bản phiên âm – nhấn mạnh số lần lặp lại. Cũng như vậy ở câu 6, chữ “cô” chưa dịch được làm cho câu thơ chưa diễn tả hết được nỗi lòng của kẻ li hương.
Câu 2 – Luyện tập trang 147 – SGK Ngữ Văn 10 tập 1: Theo anh (chị), chữ “lệ” trong câu 5 chỉ nước mắt của nhà thơ hay nước mắt của “khóm cúc”?
Trả lời: Câu thơ “tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ” (Khóm cúc nở hoa đã hai lần (làm) tuôn rơi nước mắt ngày trước) là một câu thơ đa nghĩa, giàu hàm ý. Chữ “lệ” ở trong câu thơ này quả thật rất khó phân biệt đó là “lệ” của người hay “lệ” của hoa. Tuy nhiên ở đây có lẽ ta nên hiểu là: mỗi lần nhìn hoa cúc nở, nhà thơ lại chạnh lòng nhớ đến quê hương. Những giọt nước mắt theo đó cũng tự nhiên rơi không sao ngăn lại được. Hình ảnh hoa cúc “nở rồi lại nở” vừa gợi ra sự trở đi trở lại của nỗi nhớ quê hương, vừa gợi ra liên tưởng về những dòng lệ chứa chan ân tình của nhà thơ.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Soạn Bài Cảm Xúc Mùa Thu Sbt Ngữ Văn 10 Tập 1 trên website Techcombanktower.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!