Cập nhật nội dung chi tiết về So Sánh Cfop/ Roux/ Zz, Cách Giải Rubik 3×3 Nâng Cao Nào Tốt Nhất? mới nhất trên website Techcombanktower.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
CFOP, Roux và ZZ là bộ ba tiêu biểu của các phương pháp giải Rubik 3×3 nâng cao/ nhanh nhất hiện nay. Bộ ba này đã từng là bộ tứ cùng với Petrus, nhưng ngày nay ít ai sử dụng phương pháp này nữa vì nó đã quá cũ và chậm chạp.
#Note: cả 3 phương pháp này và cả Petrus H2 Rubik đều đã có bài hướng dẫn, link đính kèm ở cuối bài viết.
CFOP khá giống với phương pháp Layer-by-layer 7 bước, hay còn gọi là phương pháp dành cho người mới bắt đầu.
Đầu tiên chúng ta sẽ làm một dấu thập và lắp các cặp góc cạnh (F2L) vào khe trống. Cứ làm như vậy bốn lần là xong hai tầng đầu. Sau đó bạn sẽ dùng thuật toán để lật toàn bộ mặt trên về cùng một màu (định hướng), trước khi dùng tiếp 1 thuật toán nữa để giải tiếp phần còn lại.
Với phương pháp Roux, chúng ta sẽ bắt đầu với việc tạo 2 block 1x2x3 ở hai bên và từ những block này sẽ phát triển thành block to hơn (1x3x3), thông qua việc định hướng lại và hoán vị các góc cạnh. Với việc tạo block như vậy, bạn sẽ tự do hơn trong việc xoay mà không bị vướng như Cross của CFOP.
Phần còn lại chỉ còn lớp giữa M-slice, bạn có thể tự nghiệm hoặc học công thức, tôi sẽ không cập thêm.
Còn với ZZ, đối với những bạn nào chưa quen hoặc chưa hiểu cách hoạt động, bạn sẽ cảm thấy phương pháp này hơi “ảo diệu”. Nó sử dụng 1 thứ gọi là EO-Line, nghĩa là bạn sẽ phải thực hiện một số bước tuy không giải ra bất kì thứ gì, nhưng lại đưa các cạnh vào vị trí thuận lợi. Và quan trọng hơn, bạn sẽ không cần phải thực hiện phép quay khối (rotationless) thêm một lần nào nữa.
👉 Từ đây mọi thứ sẽ giống CFOP, ngoại trừ việc bạn hoàn toàn có thể tự mình xây dựng các block theo cảm nhận của bản thân, theo cách tự do hơn. Khi đã đến tầng cuối cùng, do đã định hướng các cạnh nên bạn có thể áp dụng nhiều bộ công thức khác nhau từ OCLL/ PLL cho đến ZBLL.
Để thực hiện CFOP cần 55 tới 60 bước. Trong khi Roux là dưới 50 và ZZ cần khoảng 45 tới 55 bước tuỳ thuộc vào việc bạn biết bao nhiêu thuật toán (tin tôi đi bạn cần phải học rất nhiều nếu như muốn giảm số bước đó xuống).
Nếu chỉ nhìn vào tiêu chí này thì có vẻ như ZZ và Roux sẽ tốt hơn so với CFOP. Nhưng hãy thử cùng đi đến đặc điểm tiếp theo. Đó là Ergonomic (hay còn gọi là Công Thái Học). Trong giới Speedcubing, từ này dùng để chỉ độ hiệu quả mà trong các động tác bạn làm đến đâu.
Ví dụ: bạn đang làm dãy các bước theo thứ tự (M2 U2 M2). Chỉ có 3 bước nhưng nó không thực sự hiệu quả cho lắm. Lí do bởi bạn phải mất quá nhiều thời gian để thực hiện. Đặc biệt là khi so sánh với dãy (R’ U R’), được coi là công thức khá “sexy”, dễ làm.
Trong CFOP, đặc biệt là với bước F2L, bạn sẽ phải thực hiện đảo chiều cube rất nhiều lần. Bạn có thể không làm điều này, nhưng nó sẽ khó khăn hơn rất nhiều. Trong một số trường hợp, sẽ không có cách nào để thực hiện F2L nhanh hơn so với việc đảo chiều cube rồi mới xoay tiếp các mảnh vào đúng khe trống.
Mỗi lần bạn đảo chiều cube là một lần bạn phải dùng cả hai tay để nắm lại (regrip) chiếc Rubik của mình. Mọi thứ diễn ra khá nhanh, nhưng không thể nhanh giống như cách bạn xoay bình thường được.
Với Roux, bạn không nhất thiết phải làm như vậy. Bạn hoàn toàn có thể tận dụng lợi thế của M-slice để ghép các cặp F2L. Thậm chí ngay cả khi tưởng như phải đảo chiều, bạn vẫn có thể làm một số trick như vậy. Chính vì thế mà Roux không cần thiết phải sử dụng đến đảo chiều cube.
Nhưng dường như chúng ta đã bỏ qua một điểm mạnh của CFOP, đó là về khả năng giảm số lần phải đặt lại tay ( Regrip) và Look Ahead.
👉 Có 2 yếu tố có thể giúp bạn Look Ahead tốt hơn: những mảnh đã giải và điểm mù:
Đầu tiên, càng nhiều miếng đã được giải, càng ít thứ mà chúng ta phải để mắt tới. Đương nhiên rồi, những mảnh bạn đã giải rồi thì để ý chúng làm gì nữa chứ. Tuy nhiên với ZZ, bước EO-Line đã tốn khá nhiều công sức của bạn lúc ban đầu nhưng đổi lại vẫn chưa giải được là bao. Điều này dẫn đến bạn sẽ phải để mắt tới nhiều thứ hơn, và điều này chính là một điểm trừ lớn cho phương pháp này.
Yếu tố thứ 2 ảnh hưởng tới khả năng quan sát, là việc bạn đã giải được bao nhiêu điểm mù (điểm mù là những phần mà bạn không thấy được).
Những người chơi CFOP giỏi sẽ tạo dấu thập và ghép được một cặp F2L vào đúng vị trí ngay từ bước đầu tiên (hay còn gọi là X-cross). Sau đó, họ sẽ tìm một cặp F2L thứ hai. Viên cạnh đó có thể ở bất cứ đâu, ở mặt trên hay ở các mặt bên.
X-Cross gián tiếp giúp quá trình Look Ahead của bạn “dễ thở” hơn
Vì vậy có khả năng bạn chỉ cần nhìn từ 1 mặt thôi cũng đủ để biết được những thông tin cần thiết từ các mặt còn lại. Bời những cạnh ở mặt đáy đã giải xong. Ở phía sau chúng ta đã có một cặp F2L đúng vị trí ngay từ đầu rồi. Nhờ thế mà chúng ta đã nắm bắt được hầu hết các điểm mù. Trong khi tầng trên còn di chuyển rất nhiều trong lúc F2L nữa.
Với Roux, mọi thứ tốt hơn chút so với ZZ nhưng vẫn không thể nào bằng được với CFOP. Bạn sẽ giải block 1x2x3 ở một bên, nhưng vẫn phải để ý tới các viên cạnh ở mặt đáy nên khả năng Look Ahead vẫn kém hơn đôi chút.
Quá nhiều điểm mù với ZZ. Sau khi tạo một đường thẳng nối tâm, bạn vẫn còn tới 10 viên cạnh cần để ý.
Tóm lại, khả năng Look Ahead để đưa ra hướng giải rất quan trọng, bạn không thể đạt độ hiệu quả tối đa chỉ bằng các ngón tay của mình được. Trừ khi bằng 1 cách nào đó bạn đã biết trước được từng bước giải (điều mà muốn có được thì vẫn phải… Look Ahead). Chính vì vậy, ở những level cao hơn, tất nhiên là có ở những level thấp hơn, việc Look Ahead là tối quan trọng, bất kể phương pháp bạn dùng là gì.
Được rồi, tiếp đến là vấn đề phải đặt lại thế tay (regrip). Đây cũng là vấn đề mà tôi thấy chẳng ai nhắc đến khi nói về cả 3 phương pháp này.
Phần lớn thời gian tay đều ở thế Home Grip trong CFOP
Điều quan trọng ở đây đó là 2 viên cạnh bên của dấu thập đã được giải, điều này rõ ràng Roux và ZZ không đáp ứng được. Chính vì vậy mà tốc độ xoay lớn nhất (Max TPS) của CFOP F2L cao hơn so với ZZ F2L hoặc Roux F2B.
Tôi không chắc chắn đã thực hiện các bước đúng cách. Nhưng tôi có thể chắc chắn bạn sẽ phải đặt lại thế tay 2 lần.
Với ZZ, cả 2 bên sẽ không được giải trong suốt 1 khoảng thời gian. Đồng ý là không cần đảo chiều cube, nhưng hết đặt lại thế tay sau khi L2 hoặc R2, rồi nào là phải đổi tay, thậm chí còn phải đặt thế tay ở quá nhiều vị trí khác nhau trên cube.
Tóm lại là có quá nhiều thứ phải làm. Bạn càng đẩy tốc độ lên cao bao nhiêu, bạn sẽ càng có cảm giác ZZ không được tạo ra để giải nhanh bấy nhiêu.
Cho tới lúc này, tôi đã đề cập tới hầu hết các yếu tố quan trọng. Kết luận ra sao thì điều đó hoàn toàn tuỳ thuộc vào bạn. Nhưng nếu nhìn vào nhưng gì phần tích ở trên thì cá nhân tôi có nhận định như này: Nếu xét theo các tiêu chí quan trọng cho trình độ chơi ở mức cao, không phải ở số bước mà nằm ở độ hiệu quả và khả năng Look Ahead mà phương pháp đem lại.
👉 ZZ rõ ràng đã thua trong cuộc chơi này và CFOP sẽ là người thắng cuộc. Nhưng giữa CFOP và Roux dựa vào cùng những tiêu chí trên thì tôi lại không thể quyết định được phần thắng. Hai phương pháp này về cơ bản là khác nhau. Nó còn dựa vào kinh nghiệm của những người chơi giỏi cũng như các yếu tố về cube, finger trick, thuật toán, v..v. Hiện tại tôi không thể đưa ra lập luận chính xác. Nhưng trong tương lai mọi thứ chắc chắn sẽ thay đổi. Tôi cũng sẽ không bất ngờ nếu Roux hay CFOP là người chiến thắng.
Roux mang hơi hướng cảm nhận khá nhiều, nên bạn nào chỉ muốn xoay thật nhanh mà không cần để ý những thứ khác thì CFOP sẽ là lựa chọn tốt hơn. Ngoài ra có khá nhiều người cho rằng Roux thực sự toả sáng khi dành cho những người chơi 1 tay. Vì Roux hầu hết chỉ dùng R Rw và U nên nó khá phù hợp khi chơi 1 tay, bạn không cần đổi chiều cube sau khi thực hiện L, hay thậm chí phải đặt lại thế tay sau F2. Bước M có vẻ hơi rắc rối nhưng nếu bạn sử dụng với bàn thì vẫn sẽ ổn. Tóm lại là tuỳ thuộc bạn muốn mục tiêu của mình là gì, chơi một tay hay chơi những chiếc cube kích thước lớn.
Cách Giải Rubik 3×3 Theo Roux Method
Phương pháp Roux ít được sử dụng rộng rãi nhưng nó đã cho thấy tiềm năng của mình bằng nhiều thành tích đáng nể như: trung bình 3×3 dưới 15s của Thom Barlow và Jules Manalong, dưới 10s của Austin Moor, Alexander Lau và thậm chí là dưới 7s của Kian Mansour.
Alexander Lau – người đã từng rất nổi tiếng với Roux trong năm 2014
Không sai khi nói rằng, Roux là một đối thủ cạnh tranh lớn với phương pháp CFOP nổi tiếng. Nó tốt cho bất kỳ Cuber nào, bất kể trình độ nào và tất cả những gì bạn học được từ Roux Method: việc xây dựng block building, Lookahead và các kỹ năng mà bạn học được sẽ hỗ trợ cho hầu như mọi phương pháp khác.
Cũng cần nhớ, mặc dù hầu hết những Cuber nhanh nhất sử dụng CFOP, nhưng vẫn có một nhóm người giải Roux cực kỳ tài năng và tốc độ không hề thua kém. Roux thậm chí có tiềm năng nhanh hơn CFOP trong một số trường hợp, vì nó đòi hỏi ít bước hơn.
Bên cạnh đó là các thao tác xoay M move trông cực kỳ ấn tượng, dặc biệt với bước cuối bạn có thể spam TPS với duy nhất hai động tác là M và U. Thôi không dài dòng nữa, hôm nay H2 Rubik xin chia sẻ cho bạn đọc cách giải Rubik 3×3 theo Roux. Hãy chuẩn bị tâm lý để tiếp thu một cách tốt nhất vì chắc chắn, nó sẽ không dễ như khi bạn học phương pháp cho người mới đâu. 😀
◾ Roux thiên về việc tự nghiệm hơn là học nhiều công thức như CFOP và nó có số move ít hơn hẳn.
◾ Roux là phương pháp yêu thích của những người giải một tay hàng đầu hiện nay.
◾ Không giống như CFOP hay Petrus, người phát minh đã sử dụng nó để đạt được thời gian trung bình 5 lần (avg 5) dưới 15s trong một cuộc thi WCA.
◾ Bằng việc xây dựng “khối” (block building) và sử dụng nhiều bước xoay M (layer giữa), chúng ta có một phương pháp giải 3×3 tốc độ cao và ít move nhất bây giờ. Có thể nói, nó là sự kết hợp giữa hai phương pháp Petrus (block building) và Waterman (layer trái và cạnh cuối).
Kian Mansour – một trong những người chơi Roux tốt nhất hiện nay
◾ Với phương pháp Roux, chúng ta có 4 bước sau:
Tạo một khối 1x2x3 bên trái.
Tạo một khối 1x2x3 bên phải.
Chỉnh lại các góc của mặt trên.
Hoàn thiện 6 cạnh còn lại (trong bước này được chia làm 3 bước phụ).
Thực ra thì block bên nào trước, màu nào trước cũng được. Nhưng để dễ theo dõi thì bạn cứ làm bên trái trước và bắt đầu với màu xanh dương ở mặt trái L và màu trắng ở mặt dưới D.
Bước đầu tiên là tạo một khối 1x2x3. Nhìn chung, nếu bạn giải một cách hiệu quả thì bước này sẽ tốn khoảng 9-12 lần xoay. Rất tiếc là bạn sẽ phải tự nghiệm vì bước này không có công thức. Nhưng đừng lo, tôi sẽ chia sẻ cách để giúp bạn dễ dàng liên tưởng hơn.
Bước 1.2: Nhét viên cạnh liền kề để tạo thành một khối 1x2x2. Sử dụng hai thuật toán trái và phải (bước 3 của phương pháp cho người mới chơi).
Bước 1.3: Ghép cặp góc-cạnh (pair) cuối cùng và gắn vào khối 1x2x2 bạn vừa làm.
👉 Kết luận: Tóm lại là tạo khối 1x2x2 trước, sau đó mở rộng thành 1x2x3. Đơn giản là cứ tìm ra cặp góc-cạnh rồi ghép chúng với nhau cho đúng màu.
Bước thứ hai là tạo khối 1x2x3 bên phải. Nếu như bên trái bạn làm màu xanh dương thì bên phải sẽ là màu xanh lá. Việc tạo SB giờ đây sẽ bị hạn chế bởi FB đã làm.
Thông thường, các động tác xoay mà tôi sử dụng ở bước này đó là r, R, M và U. Lý do là nó sẽ không động chạm gì với block đầu đã hoàn thiện. Một lần nữa, tôi tạo khối 1x2x2 và mở rộng thành 1x2x3 giống như trên.
👉 Nếu bạn lười tự nghiệm thì đây là file công thức chúng tôi
Trong bước này, bạn sẽ định hướng (lật góc – 4 góc có mặt vàng hướng lên U) và hoán vị các góc của mặt trên U.
Để làm điều này, Roux sử dụng các công thức CMLL. Đến đây có 2 nhánh để chọn, tùy thuộc vào mục đích của bạn.
Nếu bạn là người mới bắt đầu và cảm thấy chưa sẵn sàng để học hết CMLL, hãy kéo xuống dưới và đọc tiếp mục 2 look CMLL Method.
Okay, vậy là bạn đã chọn 2 look CMLL Method thay vì 42 công thức đầy đủ. Tốt thôi, tôi rất hiểu điều đó và đây cũng là lý do tại sao mục này tồn tại. “Người mới chơi” hay “người mới bắt đầu” không hoàn toàn là từ đúng. Thực tế bạn hoàn toàn có thể Sub-17 khi sử dụng bộ công thức này.
Mục đích của bước này là đưa mặt vàng của 4 góc lên mặt U
#Mẹo: 7 trường hợp này chính là 2 look OLL và 2 trường hợp bước sau là PLL trong phương pháp CFOP. Cho nên nếu bạn đã học CFOP rồi thì có thể bỏ qua mục này và tiếp tục bước 4.
Thực hiện hoán vị để các góc khớp với mặt bên
Bước này sẽ là nơi mà bạn giải quyết 6 cạnh cuối (LSE) để hoàn thiện khối lập phương bằng Roux. Ba bước đầu tiên thực sự rất đơn giản và LSE là điều khiến Roux trở nên đáng sợ :D. Tại đây, nó sẽ được chia làm 3 bước nhỏ để bạn không bị nhầm lẫn:
“Lật cạnh là sao? Khó thế? Chẳng hiểu gì cả, …”. Đây là tình trạng chung của một số bạn mới bắt đầu với Roux khi tới bước này. Nhưng đừng lo, tôi sẽ chỉ cho bạn một số thứ để thấy bước này chỉ là trò trẻ con.
◾ Nếu như bạn đã làm y xì các bước như ở trên thì chúng ta sẽ có tâm đáy D và tâm trên U là hai màu trắng và màu vàng (chưa cần phải chính xác D hay U là màu trắng hay màu vàng đâu).
◾ Chúng ta đang có 6 viên cạnh (hoặc ít hơn) cần lật. Lật cạnh ở đây có nghĩa là làm cho mặt trắng (hay mặt vàng) của mỗi viên cạnh hướng lên trên hoặc hướng xuống đáy.
#Chú thích:
X/Y: số cạnh cần lật ở U/ số cạnh cần lật ở D.
Cạnh màu xám là cạnh cần lật.
Hãy để ý trường hợp 3/1, hầu như với tất cả trường hợp khác, xoay xong đều sẽ quay lại trường hợp này.
👉 Lưu ý:
Nếu thấy trường hợp các viên cạnh cần lật của bạn không khớp với 1 trong 9 trường hợp dưới, hãy xoay U cho tới khi khớp thì thôi.
Các viên cạnh cần lật chỉ có thể là số chẵn với tối đa 6 viên (2, 4, 6).
Chà! Vậy là chỉ còn 2 bước nhỏ nữa thôi là chúng ta biết cách giải Rubik 3×3 theo Roux Method. Bước này và bước sau (L4E) sẽ giúp bạn spam tay cực nhanh khi đã học xong.
1. Đầu tiên hãy tìm cách đưa hai viên cạnh cần hoán vị ( xanh lá-vàng và xanh dương-vàng) vào 2 vị trí:
Mặt trước
Mặt sau
#Lưu ý: khi này mặt vàng của hai viên cạnh UL UR vẫn phải hướng lên trên hoặc xuống dưới.
◾ U2 để 2 viên cạnh UL UR nằm ở vị trí đối nhau trên mặt F.
3. Bước này sẽ hơi khó hiểu và khiến nhiều bạn nản lòng. Các bạn chịu khó để ý vào hình, quan trọng nhất là màu sắc của từng mảnh sau khi xoay.
◾ Xoay U (hoặc U’), sao cho mặt F và B của hai viên cạnh UL, UR ĐỐI MÀU với mặt F của hai viên góc tầng trên cùng.
◾ Cuối cùng bạn xoay U là đã hoàn thiện bước này.
#Lưu ý: Nếu hai viên cạnh cần hoán vị đã đối nhau ở D, có mặt vàng đều hướng xuống D thì khỏi cần làm bước 1, 2 mà “tông” thẳng bước 3 luôn.
5 trường hợp còn lại có các cạnh đối xứng nhau, cho nên không cần ảnh mặt sau B để nhận biết.
Giống như phương pháp Petrus, Roux sử dụng ít move hơn CFOP phổ biến.
Công thức Roux Method rất ít, ít hơn rất nhiều so với CFOP, phương pháp này thiên về việc tự nghiệm nhiều hơn.
Sau khi block 1x2x3 được thực hiện, phần còn lại của khối giải quyết chủ yếu bằng các động tác R, r, M và U mà thôi.
CMLL là một trong những bộ công thức tốt nhất vì nó chỉ có 42 trường hợp và hầu hết trong số đó là OLLCP từ CFOP.
Tạo block và tính trực quan của Roux cho phép bạn cải thiện khả năng Lookahead và Inspection (nhìn trong 15s).
Bước cuối – LSE của Roux rất dễ để thành thạo, dễ dàng Lookahead và Spam tay cực kỳ nhanh.
Tạo block và sự phụ thuộc vào động tác r, M có thể gây khó khăn cho người mới bắt đầu.
Do M được sử dụng thường xuyên, đặc biệt là trong các giai đoạn cuối nên có nhiều khả năng xảy ra DNF hơn là +2. Vì bạn dễ lỡ tay trượt động tác M2 hoặc M cuối cùng.
Đang tác M gây khó khăn với các Big Cube. Với 7x7x7 và 6x6x6, nhiều ý kiến cho rằng Roux không sử dụng được.
Động tác M cũng rất khó khăn khi chơi một tay (OH), người chơi OH Roux hầu như luôn phải áp cục Rubik vào bàn để giữ và xoay M.
Weo…có một số điều mà tôi đã không đề cập đến trong hướng dẫn này ví dụ như các bộ công thức nâng cao của Roux Method như: EOLR, UFUB, Pinkie Pie,… có lẽ H2 Rubik sẽ đề cập trong những phần tới và khi đó tôi sẽ gắn link trực tiếp vào mục danh sách bổ sung bên dưới.
Danh sách bổ sung (Loading tới 99%)
1. Bí kíp luyện tập Roux Method theo từng giai đoạn.
Rubik 3×3 Nâng Cao Zz Method
Sau khi đã xác định xong các cạnh Xấu, mục tiêu của bước 1.2 chính là Định hướng lại chúng. Trước tiên, hãy xem xét chiến lược trước và ngâm cứu các Thuật toán ở đằng sau.
Như các bạn biết, mỗi khi bạn xoay ¼ mặt F/ B (hoặc F’/ B’) ( nhưng F2 và B2 thì không) sẽ làm thay đổi toàn bộ các cạnh trong một Layer. Điều này sẽ làm các cạnh “xấu” trở thành “tốt” và tốt lại trở thành “xấu”.
Vì vậy, chiến lược chung của bước 1.2 đó là đ ưa tất cả các cạnh “xấu” vào cùng một Layer F/ B rồi xoay một phần tư F/ B để đảo chúng lại thành “tốt”.
Tùy thuộc vào số lượng các cạnh cần phải định hướng, chi tiết giải từng trường hợp sẽ như sau:
0 : Không có cạnh nào Xấu. Tất cả đều ” Tốt”
Xác suất xảy ra: 1/2048 ~ 0.05%
Dĩ nhiên nếu rơi vào trường hợp này thì quả thật bạn quá may mắn! Tiếp tục thực hiện bước 1.2 thôi nào!
Xác suất xảy ra: 66/2048 ~ 3,22%.
Di chuyển một cạnh xấu đến mặt F/ B và thực hiện xoay một phần tư F/ B. Khi đó ta có 1 cạnh Tốt mới và 3 Cạnh xấu ( trước là 3 cạnh Tốt).
Vì vậy, hoán đổi cạnh Tốt mới này với cạnh Xấu còn lại nhưng không làm ảnh hướng tới F/B. thực hiện xoay một phần tư F/ B, để biến 4 cạnh Xấu thành 4 cạnh Tốt.
Xác suất: 495/2048 ~ 24,17%.
Di chuyển tất cả các cạnh xấu đến mặt F/ B và xoay một phần tư F/ B.
Xác suất: 924/2048 ~ 45,12%.
Di chuyển 3 cạnh xấu đến mặt F/ B và xoay một phần tư F/ B. Lúc này ta sẽ có 3 cạnh Tốt và 1 cạnh Xấu. Tổng hiện tại là 4 cạnh xấu, thực hiện tương tự như Trường hợp 4.
Hoặc có thể chia theo phương án giải 4 cạnh trước rồi cũng được.
Xác suất: 495/2048 ~ 24,17%.
Tác thành 2 nhóm 4 cạnh Xấu và giải như Trường hợp 4.
Xác suất: 66/2048 ~ 3,22%.
Tách thành 3 nhóm: 4 + 4 + 2. Ở trường hợp này, số cạnh xấu đang khá lớn. Vì vậy thay vì quan tâm cạnh Xấu, bạn hãy quan tâm đến các cạnh Tốt. Sử dụng các bước di chuyển để di chuyển 2 cạnh tốt này ra khỏi lớp F/B. Lúc này F/B sẽ chỉ còn lại các cạnh xấu. Dùng phép xoay ¼ cả hai mặt F/B như vậy bạn sẽ giải được 8 cạnh xấu và chỉ còn lại 2 cạnh xấu mà thôi.
Xác suất: 1/2048 ~ 0,05%.
Tuy đây là trường hợp tồi tệ nhất, nhưng may mắn cho bạn là xác suất để xuất hiện của nó cũng thấp như xác suất không có cạnh nào cần định hướng vậy.
Lúc này này, bạn ngay lập tức xoay ¼ mặt F/B để giải luôn 8 cạnh Xấu. Giờ chỉ còn lại 4 cạnh xấu ở lớp S mà thôi ha.
Bởi vì có hơn 2000 trường hợp định hướng cạnh khác biệt, việc ghi nhớ một thuật toán cho từng trường hợp là không thực tế. Thay vào đó, bạn hãy học cách nhận biết các mẫu EO quen thuộc và các kỹ thuật có thể được sử dụng để giải quyết chúng.
Ở đây, chúng ta sẽ chia thành các nhóm, là các kĩ thuật nhằm đưa các cạnh Xấu về lớp F. Những kỹ thuật này cũng có thể dễ dàng được để áp dụng cho mặt B.
Cách Giải Rubik 3×3 Nhanh – Rubik Ha Noi
Rubik là một trò chơi giải đố do giáo sư Ernő Rubik người Hungary phát minh ra năm 1974. Hôm nay Google để ảnh đại diện là hình khối Rubik nhằm kỷ niệm 40 năm ngày ra đời “trò chơi trí tuệ” này.
Phiên bản tiêu chuẩn của Rubik là khối lập phương cạnh 3×3 với 6 màu ở 6 mặt: đỏ, vàng, cam, xanh lá cây, xanh dương và trắng. Chiều dài cạnh của lập phương Rubik tiêu chuẩn là khoảng 5,7cm.
Rubik có cách chơi đơn giản nhưng lại… siêu khó, giống như giải một bài toán vậy. Trò chơi bắt đầu bằng việc xáo trộn các ô màu trên Rubik và nhiệm vụ của người chơi là tìm cách xếp lại Rubik về hình dạng ban đầu với 6 mặt màu đồng nhất.
Đối với người mới tập chơi, nếu không có phương pháp, họ gần như không bao giờ giải được bài toán Rubik. Trên thế giới hiện nay, người xếp Rubik nhanh nhất là Mats Valk với kỉ lục 5,55 giây tại giải Melbourne Cube Day 2013.
Chỉ cần nhớ được các thuật toán và công thức, Rubik chỉ là “chuyện nhỏ”.
Bản chất của Rubik là sử dụng các thuật toán hoán vị để thành công. Mỗi Rubik tiêu chuẩn có 43 tỉ tỉ hoán vị khác nhau. Nếu coi mỗi khối Rubik là một hoán vị và xếp chúng thành bề mặt cong, số lượng này đủ phủ kín bề mặt Trái đất 256 lần.
Để giải thành công một khối Rubik tiêu chuẩn (3×3), có rất nhiều phương pháp khác nhau. Một số phương pháp xoay nhanh được Jessica Fridrich, Philip Marshall hay Ryan Heise phát triển có thể giúp giải Rubik chỉ sau 40 – 65 lần xoay.
Tuy nhiên, cách này thường chỉ dùng cho những người chơi lâu năm, vì thuật toán khó và thậm chí còn rất nhiều (với phương pháp Fridrich, bạn phải ghi nhớ 120 thuật toán khác nhau).
Cách phổ biến và thông dụng nhất dùng để giải Rubik phù hợp với mọi đối tượng là phương pháp của David Singmaster – một nhà toán học người Anh.
Một cách đơn giản, có thể hiểu đây là cách thức xếp Rubik theo từng tầng. Đối với tầng thứ nhất, người chơi cần xếp được một chữ thập chuẩn ở một mặt (màu của các đỉnh chữ thập trùng với màu mặt đang xếp và màu của 4 mặt xung quanh tương ứng).
Sau đó, người chơi xếp nốt 4 khối ở góc vào đúng vị trí của chúng để hoàn thiện tầng một. Trong quá trình xếp, cần giữ nguyên vị trí của chữ thập mình đã xếp được.
Đối với tầng thứ hai, công việc bắt đầu phức tạp hơn. Người chơi phải xếp 4 góc của tầng này vào đúng vị trí mà không được phá vỡ cấu trúc của tầng đáy vừa xây xong.
Tầng thứ ba là công đoạn khó nhất trong việc giải quyết một khối Rubik. Đối với tầng này, người chơi phải nhớ khá nhiều thuật toán. Một trong những cách điển hình là xếp sao cho mặt cuối cùng đồng màu (dù các khối nhỏ ở vị trí sai).
Tiếp đó, sử dụng công thức để đổi chỗ sao cho 4 khối nhỏ ở góc về đúng chỗ mà không thay đổi cấu trúc đã xếp ở các tầng dưới. Cuối cùng, người chơi xếp nốt các viên cạnh ở giữa về đúng vị trí là hoàn thành.
Bạn đang đọc nội dung bài viết So Sánh Cfop/ Roux/ Zz, Cách Giải Rubik 3×3 Nâng Cao Nào Tốt Nhất? trên website Techcombanktower.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!