Cập nhật nội dung chi tiết về Sinh Học 9 Bài 15: Adn mới nhất trên website Techcombanktower.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Tóm tắt lý thuyết
Đơn phân của ADN – Nuclêôtit
Cấu tạo bởi các nguyên tố: C, H, O, N, P
Thuộc loại đại phân tử hữu cơ cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, các đơn phân là 4 loại nuclêôtit.
Các loại nuclêôtit: Gồm 4 loại được gọi theo tên của các Bazơ nitơ: A = Ađênin, G = Guanin, T = Timin, X = Xitôzin
Các nuclêôtit liên kết với nhau bằng liên kết photphodiester tạo mạch pôlinuclêôtit.
Mỗi phân tử ADN gồm 2 mạch pôlinuclêôtit liên kết với nhau bằng các liên kết hyđrô (liên kết bổ sung) giữa các bazơ nitơ của các nuclêôtit.
A – T = 2 liên kết hyđrô
G – X = 3 liên kết hyđrô
Phân tử ADN của mỗi loài sinh vật đặc thù bởi số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các loại nuclêôtit. Trình tự sắp xếp khác nhau của 4 loại nuclêôtit tạo nên tính đa dạng của ADN.
Tính đa dạng và đặc thù của ADN là cơ sở phát triển cho tính đa dạng và đặc thù của sinh vật.
Ngoài cấu trúc ADN do Wat- son và Crick tìm ra thì còn nhiều kiểu mô hình khác của ADN. Nhưng đây là cấu trúc được giải Nobel và được nhiều nhà khoa học công nhận nên được coi là cấu trúc chính.
Theo mô hình Wat-son và Crick:
Phân tử ADN là một chuỗi xoắn kép gồm 2 mạch pôlinuclêôtit xoắn quanh một trục tưởng tượng. Xoắn theo chiều phải. Để tạo thành 1 chu kỳ xoắn thì có 1 rãnh lớn và 1 rãnh bé.
Các bậc thang là các bazơ nitơ còn thành và tay vịn là các phân tử đường và các nhóm phôtphat.
Đường kính vòng xoắn 2nm (20 A), 1 chu kì cao 3.4nm (34 A) gồm 10 cặp nuclêôtit.
Ở tế bào nhân thực ADN có dạng mạch thẳng
Ở tế bào nhân sơ ADN có dạng mạch vòng.
Hệ quả của nguyên tắc bổ sung:
Do tính chất bổ sung của 2 mạch nên khi biết trình tự đơn phân của 1 mạch có thể suy ra trình tự đơn phân của mạch kia
Tỉ lệ các loại đơn phân của ADN:
A = T; G = X
A+ G = T + X
(A+ G): (T + X) = 1.
N= A + T + G + X = 2X + 2T = 2G + 2A
Lý Thuyết Sinh 9: Bài 15. Adn
Lý thuyết Sinh 9 Bài 15. ADN
I. CẤU TẠO HÓA HỌC CỦA PHÂN TỬ ADN
– ADN (axit deoxiribonucleic) là một axit nucleic, cấu tạo từ các nguyên tố: C, H, O, N và P.
– Đặc điểm: đại phân tử hữu cơ, có kích thước lớn, có thể dài tới hàng trăm micromet, khối lượng hàng triệu, hàng chục triệu đơn vị cacbon.
– Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân: với đơn phân là nuclêôtit.
– Cấu tạo 1 nuclêôtit gồm:
+ 1 phân tử đường (C5H10O4).
+ 1 phân tử axit photphoric (H3PO4).
+ Bazo nito gồm 4 loại: ađenin (A), timin (T), xitozin (X) và guanin (G).
– Các nuclêôtit chỉ khác nhau ở thành phần bazo nitơ. Vì vậy, tên nucleotit thường được gọi bằng tên bazo nitơ.
– ADN có tính đa dạng và đặc thù thể hiện ở: số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong cấu trúc của ADN có thể tạo ra vô số các phân tử ADN khác nhau.
– Tính đa dạng và đặc thù của ADN là cơ sở cho tính đa dạng và đặc thù của các loài sinh vật.
II. CẤU TRÚC KHÔNG GIAN CỦA ADN
Năm 1953, J. Oatxon và F. Crick công bố mô hình cấu trúc không gian của phân tử ADN.
– Mỗi chu kì xoắn gồm 10 cặp nuclêôtit, dài 34 Å. Đường kính vòng xoắn là 20 Å.
– Trong phân tử ADN:
+ Trên một mạch đơn các nuclêôtit liên kết với nhau bằng liên kết hóa trị: được hình thành giữa
+ Giữa hai mạch các nuclêôtit liên kết với nhau bằng liên kết hidro tạo thành các cặp theo nguyên tắc bổ sung: A liên kết với T bằng 2 liên kết hidro, G liên kết với X bằng 3 liên kết hidro.
+ Do tính chất bổ sung của 2 mạch đơn, khi biết trình tự sắp xếp nuclêôtit trong mạch này có thể suy ra trình tự nuclêôtit trong mạch còn lại: A = T, G = X, A + G = T + X = 50% N.
+ Tỉ số (A + G)/(T + X) các loài khác nhau là khác nhau và đặc trưng cho loài.
Giáo Án Sinh Học 9 Bài 16: Adn Và Bản Chất Của Gen
HS: Tìm hiểu trước bài
9A 9C
9B 9D
? Làm bài tập 4,5,6 SGK
Hoạt động của GV và HS Nội dungHoạt động 1
I. ADN tự nhân đôi theo những nguyên tắc nào ?
– ADN tự nhân đôi tại NST ở kì trung gian
– ADN tự nhân đôi theo đúng mẫu ban đầu.
– Quá trình tự nhân đôi:
+ Hai mạch ADN tách nhau theo chiều dọc
+ Các nuclêôtit của mạch khuôn liên kết với nuclêôtit tự do theo NTBS, 2 mạch mới của ADN con dần được hình thành dựa trên mạch khuôn của ADN mẹ theo chiều ngược nhau
→ Kết quả: Hai phân tử ADN con được hình thành giống nhau và giống ADN mẹ.
Nguyên tắc: SGK (T 49)
– GV Y/C hs tìm hiểu thông tin đoạn 1-2
→ thông tin trên cho em biết điều gì ?
– HS: nêu được không gian, thời gian, của quá trình tự nhân đôi AND
? Hoạt động đầu tiên của ADN khi bắt đầu tự nhân đôi.
– HS: Ptử AND tháo xoắn, 2 mạch tách dần
? Quá trình tự nhân đôi diễn ra trên mấy mạch của ADN.
– HS: Diễn ra trên 2 mạch
? Các Nu nào liên kết với nhau thành từng cặp.
– HS: các Nu trên mạch khuôn và môi trường nội bào liên kết theo NTBS
? Sự hình thành mạch mới ở 2 ADN con diễn ra như thế nào.
– HS: Mạch mới hình thành theo mạch khuôn của mẹ
? Nhận xét về cấu tạọ của ADN mẹ và 2 ADN con.
– HS: cấu tạo 2 ADN con giống nhau và giống mẹ.
– HS đại diện các nhóm nhận xét, bổ sung
– GV hoàn chỉnh kiến thức
– GV cho HS làm bài tập vận dụng: Một đoạn mạch có cấu trúc:
→ Viết cấu trúc của 2 đoạn ADN được tạo thành từ đoạn ADN trên
– GV hỏi tiếp:
? Qúa trình tự nhân đôi của ADN diễn ra theo nguyên tắc nào.
– HS: Có 3 nguyên tắc: Khuôn mẫu, bổ sung và giữ lại một nửa.
Hoạt động 2
II. Bản chất của gen.
– Gen là 1 đoạn của ADN, có chức năng di truyền xác định.
– Bản chất hoá học của gen là ADN
– Chức năng: Gen cấu trúc mang thông tin quy định cấu trúc phân tử protein
– GV Y/C hs tìm hiểu thông tin SGK cho biết:
? Bản chất hoá học của gen
? Gen có chức năng gì
→ Gen nằm trên NST
→ Bản chất hoá học là ADN
→ Một phân tử ADN gồm nhiều gen
Hoạt động 3
III. Chức năng của ADN.
Gồm 2 chức năng:
– Lưu giữ thông tin di truyền
– Truyền đạt thông tin di truyền qua các thế hệ tế bào và cơ thể.
→ Qúa trình tự nhân đôi của ADN là cơ sở phân tử của sự sinh sản đảm bảo sự sinh sôi của sinh vật.
– HS nghiên cứu thông tin SGK
? ADN có chức năng gì?
– GV phân tích và chốt lại hai chức năng của ADN
* GV nhấn mạnh: Sự nhân đôi của ADN → nhân đôi NST → đặc tính di truyền ổn định qua các thế hệ.
? Vì sao nói sự tự nhân đôi của ADN là cơ sở phân tử của sự sinh sản đảm bảo sự sinh sôi của sinh vật.
– Vì: Sinh sản vô tính được thực hiện nhờ quá trình phân bào nguyên phân
– Sinh sản hữu tính nhờ phân bào giảm phân và thụ tinh. Mà hai quá trình này thực hiện được nhờ sự tự nhân đôi của NST.
( Đ/a: a)
( Đ/a: e)
– Nghiên cứu trước bài 17.
300 BÀI GIẢNG GIÚP CON LUYỆN THI LỚP 10 CHỈ 399K
Phụ huynh đăng ký mua khóa học lớp 9 cho con, được tặng miễn phí khóa ôn thi học kì. Cha mẹ hãy đăng ký học thử cho con và được tư vấn miễn phí. Đăng ký ngay!
Tổng đài hỗ trợ đăng ký khóa học: 084 283 45 85
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Loạt bài Giáo án Sinh học lớp 9 mới, chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Sinh học 9 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.
Bài 16 Adn Và Bản Chất Của Gen (Bài Tập 1,2,3,4 Sinh Học 9 Trang 50)
Bài 1: Mô tả sơ lược quá trình tự nhân đôi của ADN
Quá trình tự nhân đôi của ADN xảy ra trong nhân tế bào, tại kì trung gian lúc NST ở dạng sợi mảnh.
* Sơ lược quá trình tự nhân đôi của ADN:
– Dưới tác dụng của 1 loại enzim, 2 mạch đơn tách nhau ra từ đầu nọ tới đầu kia. Mỗi mạch được dùng làm khuôn để tổng hợp nên mạch mới
– Dưới tác dụng của 1 loại enzim khác, các Nu trên 2 mạch khuôn liên kết với các Nu tự do trong môi trường nội bào theo NTBS 2 mạch đơn mới của 2 ADN con dần đc hình thành dựa trên mạch khuôn của ADN mẹ theo hướng ngược nhau
– Kết quả từ một phân tử ADN mẹ ban đầu hình thành 2 phân tử ADN con giống nhau và giống hết phân tử ADN mẹ( mỗi phân tử ADN con mang 1 mạch của ADN mẹ và một mạch đơn mới từ MT nội bào )
– Quá trình tự nhân đôi của ADN còn gọi là quá trình tự sao. Chính sự nhân đôi của ADN là cơ sở của sự tự nhân đôi NST.
Bài 2: Giải thích vì sao 2 ADN con được tạo ra qua cơ chế nhân đôi lại giống ADN mẹ?
2 ADN con đc tạo ra qua cơ chế nhân đôi giống hệt ADN mẹ vì ADN tự nhân đôi theo NTBS, NT khuôn mẫu và nguyên tắc bán bảo toàn ( nt giữ lại 1 nửa)
– Nguyên tắc khuôn mẫu: Khi ADN tự nhân đôi, 2 mạch đơn của ADN mẹ tách nhau ra, mỗi mạch được dùng làm khuôn để tổng hợp nên mạch mới.
– NTBS: + A ở mạch đơn bên này liên kết với T ở mạch đơn bên kia bằng 2 mối liên kết hidro và ngược lại + G ở mạch đơn bên này liên kết với X ở mạch đơn bên kia bằng 3 mối liên kết hidro và ngược lại – Nguyên tắc bán bảo toàn ( NT giữ lại 1 nửa) : Mỗi phân tử ADN con mang 1 mạch của ADN mẹ và một mạch mới từ MT nội bào.
Bài 3: Nêu bản chất hóa học và chức năng của gen?
Bài 4: Một đoạn nạch ADN có cấu trúc như sau: mạch 1 : – A – G – T – X – X – T –
mạch 2 : – T – X – A – G – G – A – Viết cấu trúc của 2 đoạn ADN con được tạo thành sau khi đoạn mạch ADN mẹ nói trên kết thúc quá trình tự nhân đôi.
Hướng dẫn: ADN mẹ tạo ra 2 ADN con :
T – X – A – G – G – A – Tạo ra:
T – X – A – G – G – A –
A – G – T – X – X – T –
T – X – A – G – G – A –
Bạn đang đọc nội dung bài viết Sinh Học 9 Bài 15: Adn trên website Techcombanktower.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!