Cập nhật nội dung chi tiết về Sinh Học 11/Chương 1/Bài 12 mới nhất trên website Techcombanktower.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
HÔ HẤP Ở THỰC VẬT
I. KHÁI QUÁT VỀ HÔ HẤP Ở THỰC VẬT 1. Định nghĩa– Hô hấp ở thực vật là quá trình chuyển đổi năng lượng của tế bào sống, trong đó các phân tử carbonhidrat bị phân giải thành CO2 và nước, đồng thời giải phóng năng lượng, một phần năng lượng được tích luỹ trong ATP.
2. Phương trình tổng quát3. Vai trò của hô hấp đối với cơ thể thực vật
– Năng lượng được thải ra ở dạng nhiệt cần thiết để duy trì nhiệt độ thuận lợi cho các hoạt động sống của cơ thể. – Năng lượng được tích luỹ trong ATP được dùng để:vận chuyển vật chất trong cây, sinh trưởng, tổng hợp chất hữu cơ, sửa chữa những hư hại của tế bào …
Duy trì nhiệt độ thuận lợi cho các hoạt động sống của cây.
Cung cấp năng lượng dưới dạng ATP cho các hoạt động sống của cây.
Tạo ra các sản phẩm trung gian cho các quá trình tổng hợp các chất hữu cơ khác trong cơ thể.
II. CON ĐƯỜNG HÔ HẤP Ở THỰC VẬT
Thực vật không có cơ quan chuyên trách về hô hấp như động vật, hô hấp diễn ra ở tất cả các cơ quan của cơ thể đặc biệt xảy ra mạnh ở các cơ quan đang sinh trưởng, đang sinh sản và ở rễ.
Bào quan thực hiện chức năng hô hấp chính là ty thể
1. Phân giải kị khí (đường phân và lên men)
Xảy ra trong rễ cây khi bị ngập úng hay trong hạt khi ngâm vào nước hoặc trong các trường hợp cây ở điều kiện thiếu oxi.
Diễn ra ở tế bào chất gồm 2 quá trình:
Đường phân: là quá trình phân giải glucozơ à axit piruvic và 2 ATP.
Lên men: là axit piruvic lên men tạo thành rượu êtilic và CO2 hoặc tạo thành axit lactic.
2. Phân giải hiếu khí (đường phân và hô hấp hiếu khí)– Xảy ra mạnh trong các mô, cơ quan đang hoạt động sinh lí mạnh như: hạt đang nẩy mầm, hoa đang nở …
– Hô hấp hiếu khí diễn ra trong chất nền của ti thể gồm 2 quá trình:
Chu trình Crep: diễn ra trong chất nền của ti thể. Khi có oxi, axit piruvic đi từ tbc vào ti thể. Tại đây axit piruvic chuyển hóa theo chu trình Crep và bị oxi hoá hoàn toàn.
Chuỗi truyền electron: diễn ra ở màng trong ti thể. Hiđrô tách ra từ axit piruvic trong chu trình Crep được chuyền đến chuỗi chuyền electron đến oxi để tạo ra nước.
III. HÔ HẤP SÁNG– Khái niệm: Hô hấp sáng là quá trình hấp thụ oxi và giải phóng CO2 ngoài sáng, xảy ra đồng thời với quang hợp.
– Điều kiện xảy ra:
Cường độ ánh sáng cao
Lượng CO2 cạn kiệt, O2 tích lũy nhiều trong lục lạp (cao gấp 10 lần CO2)
– Nơi xảy ra: ở 3 bào quan bắt đầu là lục lạp, peroxixom và kết thúc tại ty thể
– Diễn biễn:
– Ảnh hưởng:
Hô hấp sáng gây lãng phí sản phẩm quang hợp.
Thông qua hô hấp sáng đã hình thành 1 số axit amin cho cây (glixerin, serin)
IV. QUAN HỆ GIỮA HÔ HẤP VÀ QUANG HỢP 1. Quan hệ giữa hô hấp và quang hợp là 2 quá trình phụ thuộc lẫn nhau:
– Sản phẩm của quang hợp (C6H12O6 + O2) là nguyên liệu của hô hấp và chất oxi hoá trong hô hấp.
– Sản phẩm của hô hấp (CO2 + H2O) là nguyên liệu để tổng hợp nên C6H12O6 và giải phóng oxi trong quang hợp.
2. Quan hệ giữa hô hấp và môi trường a. Nước
– Cần cho hô hấp, mất nước làm giảm cường độ hô hấp
– Đối với các cơ quan ở trạng thái ngủ (hạt), tăng lượng nước thì hô hấp tăng.
– Cường độ hô hấp tỉ lệ thuận với hàm lượng nước trong cơ thể.
b. Nhiệt độ– Khi nhiệt độ tăng thì cường độ hô hấp tăng đến giới hạn chịu đựng của cây.
– Sự phụ thuộc của hô hấp vào nhiệt độ tuân theo định luật Van –Hop: Q10 = 2 _ 3 (tăng nhiệt độ thêm 10oC thì tốc độ phản ứng tăng lên gấp 2 _ 3 lần)
c. Nồng độ O2
– Trong không khí giảm xuống dưới 10% thì hô hấp bị ảnh hưởng, khi giảm xuống 5% thì cây chuyển sang phân giải kị khí à bất lợi cho cây trồng.
d. Nồng độ CO2– Trong môi trường cao hơn 40% làm hô hấp bị ức chế. CO2 là sản phẩm cuối cùng của hô hấp hiếu khí và lên men etilic.
Sinh Học 11 Bài 22 Ôn Tập Chương 1
I. Mối quan hệ dinh dưỡng ở thực vật Hình 22.1 (sách giáo khoa – trang 94) thể hiện một số quá trình xảy ra trong cây. Hãy chỉ rõ quá …
I. Mối quan hệ dinh dưỡng ở thực vật
Hình 22.1 (sách giáo khoa – trang 94) thể hiện một số quá trình xảy ra trong cây. Hãy chỉ rõ quá trình xảy ra trong cấu trúc đặc hiệu nào và ở đâu Gợi ý: Giáo viên giúp học sinh hiểu được quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa quá trình hấp thụ nước và muối khoáng ở rẽ với quá trình vận chuyển theo mạch gỗ. – Hấp thụ nước và ion khoáng: Rễ cây hấp thụ nước và ion khoáng từ đất vào đến mạch gỗ ở trung tâm rễ, tạo khởi đầu cho dòng vận chuyển mạch gỗ. Dòng mạch gỗ thông suốt làm giảm hàm lượng nước trong các tế bào rễ là nguyên nhân chủ yếu tạo ra dòng nước cùng các ion xâm nhập vào rễ. Rễ hút nước cùng các chất tan và đẩy chúng lên lá và các cơ quan khác trên mặt đất, tạo độ trương nước cần thiết cho các tế bào và mô cây, đặc biệt cho tế bào khí khổng để hơi nước thoát ra khỏi lá. –Thoát hơi nước ở lá: là “động lực đầu trên” hút dòng vận chuyển mạch gỗ. Thoát hơi nước gây ra sự thiếu hụt nước, hàm lượng nước trong các tế bào lá giảm xuống kéo theo sự thiếu nước trong các tế bào rễ. Nghĩa là, hàm lượng nước giảm trong các tế bào rễ thấp hơn so với nước ngoài đất, từ đó nước được chuyển từ đất vào rễ và đến mạch gỗ. –Quang hợp: xảy ra ở lá, tại các bào quan lục lạp. Tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ. Sản phẩm của quang hợp ở lá theo mạch rân xuống các phần khác nhau của cây.
Đáp án: a – CO2 khuếch tán qua khí khổng vào lá. b – Quang hợp trong lục lạp ở lá c – Dòng vận chuyển đường saccarozo từ lá xuống rễ theo mạch rây trong thân cây. d – Dòng vận chuyển nước và các ion khoáng từ rễ lên lá theo mạch gỗ từ rễ qua thân lên lá. e – Thoát hơi nước qua khí khổng và cutin ở trong biểu bì lá.
II. Mối quan hệ giữa quang hợp và hô hấp ở thực vật
III. Tiêu hóa ở động vật
IV. Hô hấp ở động vật
– Cho biết cơ quan trao đổi khí ở thực vật và động vật. Cơ quan trao đổi khí ở động vật là bề mặt cơ thể, mang, hệ thống ống khí, phổi, còn ở thực vật trao đổi khí với môi trường ở tất cả các bộ phận có khả năng thấm khí vào cơ thể. Tuy nhiên, trao đổi khí giữa cơ thể thực vất với môi trường chủ yếu thông qua các khí khổng ở lá và bì khổng ở thân cây. – So sánh sự trao đổi khí ở cơ thể thực vật và cơ thể động vật. + Giống nhau: Lấy O 22 + Khác nhau: Ngoài trao đổi khí qua hô hấp, thực vật còn trao đổi khí qua quang hợp, quá trình này ngược lại, hấp thụ CO 2 và thải O 2. Trao đổi khí giữa cơ thể thực vật với môi trường được thực hiện thông qua khí khổng ở lá và bì khổng ở thân cây. Động vật trao đổi khí với môi trường xung quanh nhờ cơ quan hô hấp, đó là bề mặt cơ thể, hệ thống ống khí, mang, phổi.
V. Tuần hoàn ở động vật
V. Cơ chế duy trì cân bằng nội môi
Hướng Dẫn Học Bài 21,22 Sinh Học 11 : Ôn Tập Chương 1
Bài tập 1: Ghi chú thích thay cho các chữ a, b, c ….. trên hình 22.1 sách giáo khoa về mối quan hệ dinh dưỡng ở thực vật.Đáp án: a – CO2 khuếch tán qua khí khổng vào lá. b – Quang hợp trong lục lạp ở lá c – Dòng vận chuyển đường saccarozo từ lá xuống rễ theo mạch rây trong thân cây d – Dòng vận chuyển nước và các ion khoáng từ rễ lên lá theo mạch gỗ từ rễ qua thân lên lá e – Thoát hơi nước qua khí khổng và cutin ở trong biểu bì lá
Bài tập 2: Đánh dấu vào ô chỉ đúng các hình thực tiêu hóa ở động vật qua bảng
a) Cho biết cơ quan trao đổi khí ở động vật và thực vật b) So sánh sự trao đổi khí ở cơ thể thực vật và cơ thể động vậtGợi ý trả lời a) Cơ quan trao đổi khí ở động vật là bề mặt cơ thể, mang, hệ thống ống khí, phổi còn ở thực vật trao đổi khí với môi trường ở tất cả các bộ phận có khản năng thấm khí của cơ thể. Tuy nhiên, trao đổi khí giữa cơ thể thực vật với môi trường chủ yếu thông qua các khí khổng ở lá và bì khổng ở thân cây b) Giống nhau: Lấy O2 và thải CO2 Khác nhau : + Ngoài trao đổi khí qua hô hấp thực vật còn trao đổi khí qua quang hợp: Quá trình này hấp thụ CO2 và giải phóng khí O2. Trao đổi khí giữa cơ thể thực vật với môi trường được thực hiện thông qua các khí khổng và bì khổng + Động vật trao đổi khí với môi trường xung quanh nhờ cơ quan hô hấp, đó là bề mặt cơ thể, hệ thống khí, mang, phổi. Bài tập 4: a) Cho biết hệ thống chuyển nhựa nguyên, nhựa luyện ở thực vật và hệ thống chuyển máu ở động vật. b) Cho biết động lực vận chuyện nhựa nguyên, nhựa luyện ở cơ thể thực vật và máu ở cơ thể động vật c) Cơ thể động vật trao đổi khí với môi trường sống như thế nào? Gợi ý trả lời: a) Ở thực vật, hệ thống vận chuyển nhựa nguyên là mạch gỗ và hệ thống vận chuyển nhựa luyện là mạch rây Ở động vật, hệ thống vận chuyển máu là tim và mạch máu ( động mạch, tĩnh mạch, mao mạch ) b) Ở thực vật, động lực vận chuyển nhựa nguyên là áp suất rễ, thoát hơi nước ở là và lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau, giữa các phân tử nước với mạch gỗ. Động lực vận chuyển nhựa luyện là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan cho (lá) và cơ quan nhận (rễ,hạt, quả…) Ở động vật có hệ tuần hoàn máu, động lực vận chuyển đi đến các cơ quan là tim. Tim co bóp tạo ra áp lục đẩy máu đi trong vòng tuần hoàn c) Động vật tiếp nhận chất dinh dưỡng (có trong thức ăn), oxi và thải các chất sinh tra từ quá trình chuyển hóa (nước tiểu, mồ hôi, CO2) , nhiệt. Hệ tiêu hóa tiếp nhận chất dinh dưỡng từ bên ngoài cơ thể và đưa vào hệ tuần hoàn. Hệ hô hấp tiếp nhận oxi chuyển vào hệ tuần hoàn. Hệ tuần hoàn vận chuyển chất dinh dưỡng và oxi đến cung cấp cho tất cả các tế bào của cơ thể. Các chất dinh dưỡng và oxi tham gia vào quá trình chuyển hóa nội bào tạo ra các chất bài tiết và CO2. Hệ tuần hoàn vận chuyển chất bài tiết đến thận để bài tiết ra ngoài và vận chuyển CO2 đến phổi để thải ra ngoài.Bài tập 5: Tìm nội dung phù hơp điền vào chỗ trống để hoàn thiện sơ đồ: Cơ chế duy trì cân bằng nội môi
Đáp án:
Bài tập 6: Trao đổi chất khoáng và nito ở thực vật. Đáp án
Công Nghệ 11/Phần 1/Chương 1/Bài 5
Hình chiếu trục đo
Hình chiếu trục đo nhằm giúp các em hiểu được các khái niệm về hình chiếu trục đo, biết cách vẽ hình chiếu trục đo của các vật thể đơn giản.
I – KHÁI NIỆM 1. Thế nào là hình chiếu trục đo? a. Cách xây dựng
Một vật thể V gắn vào hệ trục toạ độ vuông góc OXYZ với các trục toạ độ đặt theo ba chiều dài, rộng, cao của vật thể; Chiếu vật thể cùng hệ trục toạ độ vuông góc lên mặt phắng hình chiếu P’ theo phương chiếu l (l không song song với P’ và bất cứ trục toạ độ nào). Kết quả thu được V’ trên P’ – đó chính là hình chiếu trục đo của V.
b. Định nghĩaHình chiếu trục đo là hình biểu diễn không gian ba chiều của vật thể, được xây dựng bằng phép chiếu song song.
2. Các thông số của hình chiếu trục đoa. Góc trục đo
Trong phép chiếu trên: O’X’; O’Y’ O’Z’: gọi là các trục đo X′O′Z′ˆ;X′O′Y′ˆ;Y′O′Z′ˆX′O′Z′^;X′O′Y′^;Y′O′Z′^: Các góc trục đo
b. Hệ số biến dạngHệ số biến dạng là tỉ số độ dài hình chiếu của một đoạn thẳng nằm trên trục toạ độ với độ dài thực của đoạn thẳng đó.
Trong đó: O′A′OA=pO′A′OA=p là hệ số biến dạng theo trục O’X’ O′B′OB=qO′B′OB=q là hệ số biến dạng theo trục O’Y’ O′C′OC=rO′C′OC=r là hệ số biến dạng theo trục O’Z’
II – HÌNH CHIẾU TRỤC ĐO VUÔNG GÓC ĐỀU 1. Thông số cơ bản
p:q:r = 1:1:1
Góc trục đo hình chiếu trục đo vuông góc đều
Hình biểu diễn hình chiếu trục đo vuông góc đều
a. Góc trục đo
X′O′Z′ˆ=X′O′Y′ˆ=Y′O′Z′ˆ=120∘X′O′Z′^=X′O′Y′^=Y′O′Z′^=120∘
b. Hệ số biến dạngp = q = r = 1
2. Hình chiếu trục đo của hình trònHình chiếu trục đo vuông góc đều của một hình tròn nằm trong các mặt phẳng song song với các mặt toạ độ là một hình Elip theo các hướng khác nhau. Trong hình chiếu trục đo vuông góc đều tỉ số biến dạng được quy ước: Nếu vẽ theo hệ số biến dạng quy ước (p=q=r=1) thì các elip đó có trục dài bằng 1,22d và trục ngắn bằng 0,71d (d là đường kính của hình tròn)
Góc trục đo hình chiếu trục đo của hình tròn
Hướng các elip
Vì vậy: Hình chiếu trục đo vuông góc đều được ứng dụng để biểu diễn các vật thể có các lỗ tròn.
III – HÌNH CHIẾU TRỤC ĐO XIÊN GÓC CÂN 1. Thông số cơ bản a. Góc trục đo
Góc trục đo hình chiếu trục đo xiên góc cân
Hình biểu diễn hình chiếu trục đo xiên góc cân
X′O′Z′ˆ=90∘;X′O′Y′ˆ=Y′O′Z′ˆ=135∘X′O′Z′^=90∘;X′O′Y′^=Y′O′Z′^=135∘
b. Hệ số biến dạngp = r = 1; q = 0.5
IV – CÁCH VẼ HÌNH CHIẾU TRỤC ĐO
Các bước vẽ hình chiếu trục đo:
Bước 1. Chọn cách vẽ phù hợp với hình dạng vật thể
Bước 2. Đặt các trục toạ độ theo các chiều dài, rộng, cao của vật thể
+Ví dụ: Vẽ hình chiếu trục đo của một cái đe từ các hình chiếu vuông góc của nó
Các hình chiếu của vật thể
Bước 1. Chọn mặt phẳng O’X’Z’ làm mặt phẳng cơ sở thứ nhất để vẽ một mặt của vật thể theo các kích thước đã cho
Hình chiếu trục đo xiên góc cân của cái đe với mặt phẳng cơ sở thứ nhất
Hình chiếu trục đo vuông góc đều của cái đe với mặt phẳng cơ sở thứ nhất
Bước 2. Dựng mặt phẳng cơ sở thứ hai O1X1Z1 song song và cách mặt thứ nhất một khoảng để vẽ mặt còn lại của vật thể.
Hình chiếu trục đo xiên góc cân của cái đe với mặt phẳng cơ sở thứ hai
Hình chiếu trục đo vuông góc đều của cái đe với mặt phẳng cơ sở thứ hai
Bước 3. Nối các đỉnh còn lại của hai mặt vật thể và xóa các đường thừa, đường khuất ta thu được hình chiếu trục đo của vật thể.
Hình chiếu trục đo xiên góc cân của cái đe
Hình chiếu trục đo vuông góc đều của cái đe
Bạn đang đọc nội dung bài viết Sinh Học 11/Chương 1/Bài 12 trên website Techcombanktower.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!