Đề Xuất 6/2023 # Sâu Đục Thân, Mối Nguy Cho Cây Lúa, Cách Phòng Và Trị # Top 6 Like | Techcombanktower.com

Đề Xuất 6/2023 # Sâu Đục Thân, Mối Nguy Cho Cây Lúa, Cách Phòng Và Trị # Top 6 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Sâu Đục Thân, Mối Nguy Cho Cây Lúa, Cách Phòng Và Trị mới nhất trên website Techcombanktower.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

NHỮNG ĐIỀU ÍT BIẾT VỀ SÂU ĐỤC THÂN

Sâu đục thân là loại côn trùng sống ký sinh trong thân của cây trồng. Bướm đẻ trứng lên cây. Sau đó, trứng sẽ nở thành sâu. Chúng đục vào thân cây trồng, làm ngăn cản việc vận chuyển nước và chất dinh dưỡng nuôi cây. Một số nhánh cây nhỏ sẽ bị héo rồi chết. Các thân cây to dễ bị gãy khi gặp gió bão.

Sâu đục thân xuất hiện phổ biến ở tất các mùa, có thể trong nhiều giai đoạn phát triển của cây. Nó có thể làm hại tới các loại cây trồng như lúa, chuối và cả cây ăn quả.

Đối với cây lúa, ảnh hưởng nặng nhất do 4 loại sâu đục thân. Đó là sâu đục thân bướm hai chấm; sâu đục thân bướm cú mèo; sâu đục thân năm vạch đầu nâu; sâu đục thân năm vạch đầu đen.

Sâu đục thân năm vạch đầu nâu:

Thường phát triển hơn ở những vùng ôn độ thấp, không thường xuyên ngập bẹ lá. Loại sâu này thường xuất hiện vào vụ xuân nhiều hơn. Loài này gây hại nhiều hơn đối với khu vực Bắc Bộ.

Sâu đục thân bướm hai chấm;sâu đục thân năm vạch đầu đen; sâu đục thân bướm cú mèo.

Chúng phát triển tốt hơn trong điều kiện khí hậu ấm hoặc nóng, ẩm. Chúng sinh trưởng và phát triển từ 6 đến 7 lứa một năm. Do đó, vụ xuân muộn và vụ mùa chính vụ sẽ bị ảnh hưởng nặng hơn cả.

Chúng thường sẽ xuất hiện ở 2 giai đoạn chính là: Giai đoạn lúa non đẻ nhánh. Giai đoạn này, khi mới xuất hiện, số lượng chúng còn ít; nhưng lại là nguồn phát sinh cho giai đoạn lúa trỗ. 

Tuy nhiên, ở giai đoạn 1, lúa vẫn đang đẻ nhánh; chúng ta chưa nên áp dụng các biện pháp phòng trừ bằng hoá học (nếu chưa thực sự cần thiết). Vì lúc này lúa vẫn có khả năng đẻ bù cho những nhánh bị sâu đục mất. Kết hợp với việc diệt sâu bằng phương pháp thủ công và thiên địch của nó để ngăn cản sự bùng phát.

NHẬN BIẾT SÂU ĐỤC THÂN TRÊN CÂY LÚA

Trong các loại sâu đục thân đã kể ở trên thì sâu đục thân bướm hai chấm chiếm tỷ lệ cao nhất từ 95-98% trên cây lúa nhất là ở khu vực ĐBSCL.

Đặc điểm sinh thái của sâu đục thân

+ Nhiệt độ thuận lợi cho sâu đục thân bướm phát triển nhất là 25 độ C.

+ Thời gian trung bình phát dục tầm 6 ngày và thời kỳ sâu non hay còn gọi là ấu trùng trung bình là 27 ngày và trải qua 5 ngày tuổi.

+ Thời kỳ nhộng sẽ dao động trong vòng 6 ngày.

+ Bướm vũ hóa đẻ trứng tầm 2 đến 4 ngày.

Triệu chứng nhận biết

Trong thời kỳ mạ hoặc lúa đẻ nhánh: sâu đục thân qua bẹ phía ngoài vào đến nõn giữa cắn phá làm cho cây mạ bị chết khô hoặc dảnh lúa sẽ bị héo.

Còn thời kỳ sắp trổ hoặc mới: sâu đục thân sẽ đục qua các lá đòng chui vào giữa rồi bò xuống đục ăn điểm sinh trưởng, cắt đứt các mạch dẫn dinh dưỡng của cây khiến bông lúa lép trắng.

Dấu hiệu nhận biết sâu đục thân lúa bướm trên cây lúa

BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ

Để diệt trừ sâu đục thân, bà con có thể sử dụng kết hợp các biện pháp canh tác, kỹ thuật với đúng thời điểm.

Bằng cách sử dụng phân bón NPK cân đối, kết hợp với việc đốt rơm rạ hoặc cày lật gốc rạ tại ruộng sau thu hoạch. Đó là biện pháp phòng ngừa trước sự phát sinh của sâu.

Trong giai đoạn đầu phát triển của sâu, bà con có thể sử dụng các biện pháp thủ công như: bẫy lồng đèn, ngắt bỏ những dảnh lúa héo hoặc ổ trứng.

Có thể trồng các loại cây thu hút thiên địch xung quanh khu vực ruộng lúa. Các thiên địch của sâu đục thân bao gồm các loài họ ong bắp cày và tò vò.

Sau khi hết giai đoạn lúa đẻ nhánh, bà con có thể dùng các biện pháp hoá học để phòng trừ. Các loại thuốc trừ sâu đục thân có thể dùng là các loại thuốc lưu dẫn, vị độc, tiếp xúc hoặc nội hấp.

Tổ chức bố trí cơ cấu mùa vụ thích hợp và đồng loạt. Đây cũng là một trong những cách góp phần cho công tác phun thuốc triển khai được hiệu quả hơn.

Máy bay P-Globalcheck phun thuốc BVTV phòng trừ sâu đục thân trên cây lúa

MÁY BAY PHUN THUỐC P-GLOBAL CHECK – BIỆN PHÁP NHANH CHÓNG VÀ HIỆU QUẢ

Có thể nói, sâu đục thân chính là mối nguy hại cho cây lúa sẽ ảnh hướng đến việc phát triển năng suất mùa vụ. Hệ quả một số nông dân phải chịu thất thu; thua lỗ trong mùa thu hoạch vì không trị dứt điểm sâu đục thân; và không có biện pháp hiệu quả.

Hiểu được những vấn đề khó khăn đó của nông dân. Các cơ quan chức năng cũng đã hỗ trợ cho nông dân tiếp xúc với công nghệ ứng dụng trong nông nghiệp. Việc sử dụng máy bay phun thuốc trừ sâu thay cho những phương pháp phun thủ công nhằm đảm bảo:

– Không lạm dụng thuốc BVTV

– Hạn chế các tác nhân ảnh hưởng môi trường sinh thái, bảo vệ thiên địch

– Phun đúng thời điểm, triển khai kịp thời.

HIỆU QUẢ ĐÃ ĐƯỢC KIỂM CHỨNG

Máy bay phun thuốc trừ sâu P-GLOBAL CHECK đã được áp dụng trên nhiều diện tích ruộng lúa ở ĐBSCL. 

Bằng việc ứng dụng những công nghệ tiên tiến nhất, những chiếc PG đã trở thành phương pháp phòng trừ sâu đục thân hiệu quả nhất hiện nay. 

Với nhiều chế độ bay, đặc biệt trên ruộng lúa; cùng công nghệ phun ly tâm; PG giúp thuốc BVTV thẩm thấu đồng đều trên các tán lá; phòng trừ sâu đục thân cao hơn so với phương pháp thủ công.

Đặc biệt là dung lượng thuốc BVTV khi áp dụng phun tỷ lệ sử dụng rất thấp.  Do đó, nó giúp tiết kiệm được một phần chi phí cho nông dân. Đồng thời, PG còn đảm bảo được hiệu quả sau một lần phun. 

Thời gian phun nhanh chóng hơn việc thuê nhân công thường tầm 2 đến 3 ngày phun, tùy vào diện tích lúa. Việc triển khai phun chậm cũng làm cho sâu bệnh có thể di chuyển từ nơi phun sang nơi chưa phun; khiến phòng trừ không hiệu quả.

Công ty Cổ phần Đại Thành

Được biết đến là một trong số những đơn vị tiên phong trong ứng dụng công nghệ thông minh vào sản xuất nông nghiệp, với những sản phẩm công nghệ cao và ưu việt như Máy bay không người lái phun thuốc BVTV, gieo hạt; Hệ thống giám sát nông nghiệp thông minh; Phần mềm truy xuất nguồn gốc Agricheck… Đại Thành đã chuyển giao công nghệ ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp cho hàng nhiều tổ chức cá nhân uy tín tại Việt Nam và các nước trong khu vực.

Website: https://daithanhtech.com/ hoặc http://globalcheck.com.vn

Hotline: 0981 85 85 99

Email: contact@daithanhtech.com – cskh@daithanhtech.com

8 Biện Pháp Phòng Trừ Sâu Đục Thân Bướm Hai Chấm Hại Lúa

Sâu đục thân bướm hai chấm hại lúa là loài ký sinh trên thân lúa, gây phá hoại mùa màng,.. Sâu đục thân lúa thường phá hại mạnh nhất ở giai đoạn lúa đẻ nhánh, gây hại cục bộ làm giảm năng suất. Lúa từ thời kỳ mạ đến lúc trổ bông đều có thể bị sâu đục thân hại dẫn đến chết khô và đứt gốc khi nhổ mạ. Để bảo vệ đồng ruộng tốt nhất và bảo đảm vụ mùa bà con cần nắm rõ đặc điểm của sâu đục thân hại lúa cũng như dấu hiệu phá hại của bướm hai chấm. Từ những kiến thức đó sẽ giúp bà con hiểu rõ biện pháp phòng trừ sâu đục thân bướm hai chấm

Đặc điểm hình thái và biện pháp phòng trừ sâu đục thân lúa

Đặc điểm hình thái của sâu đục thân bướm hai chấm

Tên khoa học

:

Scirpophaga incertulas Walker

Họ:

Ngài sáng (Pyralidae)

Bộ Cánh vảy (Lepidoptera)

Sâu đục thân hai chấm có vòng đời từ 43 đến 66 ngày tuổi tùy điều kiện nhiệt độ.

Ở nhiệt độ 19 đến 25 độ C:

Trứng nở sau 8 đến 13 ngày.

Ấu trùng cần 36 đến 39 ngày để trưởng thành.

Giai đoạn nhộng kéo dài 12 đến 16 ngày.

Bướm đẻ trứng sau 3 ngày.

Ở nhiệt độ 26 đến 30 độ C:

Trứng nở sau 7 ngày.

Ấu trùng cần 25 đến 33 ngày để trưởng thành.

Giai đoạn nhộng kéo dài 8 đến 10 ngày.

Bướm đẻ trứng sau 3 ngày.

Đặc điểm hình thái sâu đục thân bướm hai chấm

Trứng: được đẻ thành ổ hình bầu dục, mỗi ổ có khoảng từ 50-150 trứng, lớp lông màu vàng nhạt phủ ở mặt trên, ở giữa nhô lên. Mới đẻ trứng có màu trắng, sau chuyển màu vàng, sắp nở màu đen. 

Sâu non: Có 5 tuổi, đầu màu nâu vàng , thân có màu trắng sữa. Chân bụng kém phát triển, bụng có 28 cái móc bàn chân tạo thành hình elip.

Nhộng mới hóa vẫn dữ màu trắng sữa sau chuyển màu dần sang màu vàng nhạt. Con cái có chân sau dài hết đốt bụng 5, còn con đực thì tới đốt bụng 8. 

Con trưởng thành:

 – Ngài đực có đầu ngực và cánh trước màu nâu vàng nhạt hình tam giác; giữa mỗi cánh có một chấm đen; từ đỉnh cánh đến mép sau có một vệt xiên màu nâu đen, mép ngoài cánh có 9 chấm đen nhỏ; mắt kép, to đen.

 – Ngài cái có thân màu trắng vàng hoặc vàng nhạt, cuối bụng có chùm lông màu vàng nhạt, giữa cánh trước có một chấm đen.

Đặc điểm sinh học sâu đục thân 2 chấm

Sâu non qua đông tới mùa xuân hóa nhộng.

Nhộng hóa trong gốc thân lúa ở dưới mặt đất 1 – 2 cm. Trước khi hóa nhộng sâu đục sẵn một lỗ ở thân lúa, chừa lại một lớp biểu bì mỏng để khi vũ hóa đục chui ra.

Sâu đục thân phát triển thuận lợi trong điều kiện nhiệt độ từ 23 -30

o

C, độ ẩm trên 90%.

Sâu đục thân bướm hai chấm có 7 lứa phá hoại trong năm. Đặc biệt cần quan tâm nhất là lứa 2, 3, 5 và 6. Lứa 2 là lứa cuối trong vụ chiêm xuân và cũng là lứa sâu quan trọng nhất về số lượng, mức độ phá hại và mầm mống chuyển sang vụ mùa kế tiếp. Lứa 3 là lứa đầu tiên của vụ mùa, thường tập trung gây hại trên mạ mùa sớm. Lứa 5 là lứa phá hoại lúa mùa cấy sớm đang trong giai đoạn làm đòng. Lứa 6 thường gây hại nặng cho lúa mua đại trà giai đoạn trỗ.

Dấu hiệu của bướm hai chấm/sâu đục thân hại lúa

Thời kỳ mạ: Sâu tấn công bẹ lá và phần nõn giữa hậu quả là dảnh lúa bị héo.

Thời kỳ đẻ nhánh: Phần dưới của thân bị sâu đục, cắt đứt tổ chức bên trong phá hại chức năng dẫn nhựa làm cho lá non trước tiên bị cuốn dọc, có màu xanh tái sẫm sau dần chuyển sang màu vàng và héo khô.

Thời kỳ sắp trỗ hoặc mới trỗ: Lá bao của đòng bị đục và chui vào, sau đó sâu đục ăn điểm sinh trưởng, ngắt đi nguồn dinh dưỡng làm bông bị lép trắng.

Làm thế nào để tiêu diệt sâu đục thân bướm hai chấm – Biện pháp phòng trừ sâu đục thân hại lúa hiệu quả nhất

Từ ngày 14/8/2020 Việt Nam đã quay lại vị trí quốc gia xuất khẩu gạo số 1 thế giới, do đó bà con cần nắm rõ biện pháp phòng trừ các sâu bệnh hại đặc biệt hay xảy ra trên cây lúa. Trong quá trình canh tác ruộng lúa, để phòng trừ sự xuất hiện của sâu đục thân bướm hai chấm, bà con cần lưu ý những vấn đề chính yếu sau:

Các biện pháp phòng trừ sâu đục thân hại lúa hiệu quả:

1. Xử lý nguồn bệnh trong đất: cần lưu ý tiêu diệt hết các tàn dư mùa vụ trước để phòng trừ sâu bệnh.

2. Thu hoạch đúng cách: không tạo nơi cư trú cho sâu bằng cách cắt sát gốc rạ khi thu hoạch.

3. Vệ sinh đồng ruộng:

nhổ bỏ gốc rễ cây sau mỗi vụ thu hoạch giúp hạn chế tối đa sâu đục thân lúa sinh trưởng phát triển ở vụ mùa sau.

4. Bón phân cân đối: tránh bón nhiều đạm, d

ễ gây ra hiện tượng đẻ nhánh không đều. Tạo điều kiện cho sâu đục thân hại lúa. 

5. Tưới tiêu chủ động phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cây lúa để hạn chế bị sâu đục thân bướm tấn công.

6. Thăm đồng thường xuyên: theo dõi thường xuyên, nắm bắt các đợt bướm xuất hiện trên đồng ruộng để có các biện pháp

đốt đèn, bẫy bướm trên diện rộng đồng loạt.

7. Sử dụng thiên địch.

8. Sử dụng thuốc đặc trị sâu đục thân hại lúa.

Xử lý nguồn bệnh trong đất

Sau khi đã thu hoạch ruộng cần được cày lật toàn bộ gốc rạ lên. Tùy vào điều kiện sinh thái, địa hình, mùa vụ mà sử dụng biện pháp phơi ải hay làm dầm ngâm nước. Áp dụng liên tục trong vòng hai tuần, trứng sâu sẽ bị hỏng và không thể nở thành sâu non. 

Bón thêm vôi vào trong đất để tiêu diệt mầm bệnh triệt để và phục hồi dinh dưỡng cho đất. 

Thu hoạch đúng cách

Cuối vụ thu hoạch cần cắt sát gốc rạ. Nếu thu hoạch vẫn để lại gốc rạ, rất dễ tạo điều kiện cư trú cho sâu đục thân bướm 2 chấm và các loại nấm bệnh khác. 

Xác rơm rạ sau khi cắt, bà con thu dọn gọn thành đống và tiến hành tiêu hủy bằng cách đốt hoặc đem đi xử lý ở xa ruộng đồng. 

Các bạn có thể tiến hành trùm bạt ủ hoai. Vừa diệt được sâu, lại có thêm một lượng dinh dưỡng lớn cho vụ mùa tiếp theo.

Vệ sinh đồng ruộng

Các bạn tiến hành nhổ bỏ gốc rễ cây sau mỗi vụ thu hoạch. Phát quang, làm sạch cỏ quanh bờ mương, bờ ruộng,.. giúp vườn thông thoáng và nhận được nhiều ánh sáng hơn. Từ đó hạn chế tối đa sâu đục thân lúa sinh trưởng và phát triển ở vụ sau.

Bón phân cân đối

Tùy vào điều kiện đất đai, môi trường và từng giống lúa khác nhau mà sẽ có chế độ bón phân khác nhau. Điểm chung là cần bón phân đầy đủ hợp lý NPK và các khoáng chất. Để giúp cây lúa khỏe mạnh, chống chịu tốt khi bị tấn công. 

Lưu ý, tránh bón quá nhiều đạm, dễ gây ra hiện tượng đẻ nhánh không đều. Tạo điều kiện cho sâu đục thân hại lúa. 

Tưới tiêu chủ động

Áp dụng song song các biện pháp tưới tiêu theo từng giai đoạn của lúa. Đảm bảo tối đa nhất về mặt điều kiện cho cây sinh trưởng. 

Ở trên mình có đề cập về một số các triệu chứng sâu đục thân bướm hai chấm tấn công. Cần nắm vững để áp dụng thêm biện pháp xả nước vào ngập ruộng đúng giai đoạn của tuổi sâu. Khi để ruộng ngập, trứng sẽ bị hỏng và không thể nở thành sâu non. Mang lại hiệu quả cao trong diệt trừ.

Thăm đồng thường xuyên

Vì một năm sâu đục thân lúa sẽ có 7 lứa. Nên gần như chúng gây hại ở bất kỳ thời điểm nào trong năm. Các bạn cần theo dõi thường xuyên các đợt bướm xuất hiện trên ruộng. Đặc biệt là giai đoạn lứa 2,3,5,6 phá hại rất mạnh vụ chiêm xuân và vụ lúa mùa. 

Khi đó chúng ta cần tổ chức đốt đèn, bẫy bướm trên diện rộng đồng loạt. Nếu phát hiện các ổ trứng thì ngắt gom ngay đem đi tiêu hủy. 

Sử dụng thiên địch

Trong tự nhiên sâu đục thân bướm 2 chấm có khá nhiều kẻ thù. Điển hình nhất là các loài ong ký sinh. Cũng tương tự sâu thì các loài ong này xuất hiện ở cả những tháng nhiệt độ thấp và cao. Vì vậy chúng có mặt quanh năm trên ruộng. Trưởng thành của những loài này sẽ tìm trứng và sâu đục thân non để đẻ trứng vào bên trong. Sau một thời gian khi con non nở ra, sẽ hút dịch của ký chủ làm chúng yếu dần và chết. 

Tuy nhiên hiện nay việc lạm dụng thuốc BVTV tràn lan, ảnh hưởng lớn đến số lượng thiên địch có mặt trên đồng ruộng. Vì vậy, muốn sử dụng hiệu quả biện pháp này cần hạn chế tối đa thuốc trừ sâu hóa học.

Để mang lại hiệu quả song song với biện pháp thiên địch cũng như các biện pháp khác. Bạn nên ưu tiên sử dụng các dòng sản phẩm chế phẩm sinh học thay vì hóa học như thông thường. 

Sản phẩm RV07 có chứa thành phần vi sinh: Nấm xanh, nấm trắng và Bacillus thuringiensis. Đây là những vi sinh có tác dụng gây độc mạnh, làm tê liệt sâu đục thân hại lúa. Khi phun vào môi trường sau một thời gian ngắn sâu và trứng sẽ bị tấn công. Thể hiện qua việc sâu chết hàng loạt và trên xác có xuất hiện rất nhiều bào tử nấm.

Ngoài ra, một điều đặc biệt nữa là sau khi đã diệt được sâu, thì ở môi trường đã có một lượng vi sinh khá lớn. Chúng sẽ làm cho trưởng thành của sâu đục thân lúa từ bên ngoài sẽ không xâm nhập vào ruộng và đẻ trứng nữa.

Sâu Đục Thân Bướm 2 Chấm

Họ: Ngài sáng (Pyralidae)

Bộ: Cánh vảy (Lepidoptera)

Ruộng lúa bị sâu đục thân

Đặc điểm gây hại của sâu đục thân bướm 2 chấm:

Sâu đục thân gây hại biến đổi tùy theo giai đoạn sinh trưởng của cây lúa và tuổi phát dục của sâu.

Hình ảnh bướm 2 chấm và sâu đục thân lúa

– Thời kỳ mạ: Sâu đục qua bẹ phía ngoài vào đến nõn giữa phá hại làm cho dảnh lúa bị héo.

– Cây lúa ở thời kỳ đẻ nhánh: sâu đục vào phần dưới của thân, cắt đứt tổ chức bên trong phá hại chức năng dẫn nhựa làm cho lá non trước tiên bị cuốn dọc, có màu xanh tái sẫm, dần chuyển sang màu vàng và héo khô.

– Thời kỳ sắp trỗ hoặc mới trỗ: sâu đục qua lá bao của đòng chui vào giữa rồi bò xuống đục ăn điểm sinh trưởng, cắt đứt các mạch dẫn dinh dưỡng làm cho bông lép trắng.

Đặc điểm hình thái của sâu đục thân bướm 2 chấm:

– Sâu non: đẫy sức màu trắng sữa, đầu màu nâu vàng. Chân bụng ít phát triển, móc bàn chân bụng có 28 cái xếp thành hình elip.

– Nhộng: con cái có chân sau dài hết đốt bụng 5, còn con đực có chân sau dài tới đốt bụng 8. Nhộng mới hóa có màu trắng sữa, sau chuyển màu vàng nhạt.

– Con trưởng thành:

+ Ngài đực có đầu ngực và cánh trước màu nâu vàng nhạt hình tam giác; giữa cánh có một chấm đen; từ đỉnh cánh đến mép sau có một vệt xiên màu nâu đen, mép ngoài cánh có 9 chấm đen nhỏ; mắt kép, to đen.

+ Ngài cái có thân màu trắng vàng hoặc vàng nhạt, cuối bụng có chùm lông màu vàng nhạt, giữa cánh trước có một chấm đen.

Đặc điểm sinh học, sinh thái và gây hại:

* Vòng đời:

+ Vòng đời trung bình của sâu đục thân lúa bướm 2 chấm từ 43 – 66 ngày.

Trứng: 8 – 13 ngày; sâu non: 36 – 39 ngày, nhộng: 12 – 16 ngày, bướm vũ hóa – đẻ trứng: 3 ngày.

Trứng: 7 ngày; sâu non: 25 – 33 ngày, nhộng: 8 – 10 ngày, bướm vũ hóa – đẻ trứng: 3 ngày.

* Đặc điểm sinh học và gây hại của sâu đục thân bướm 2 chấm:

– Sâu non qua đông tới mùa xuân hóa nhộng.

– Nhộng hóa trong gốc thân lúa ở dưới mặt đất 1 – 2 cm. Trước khi hóa nhộng sâu đục sẵn một lỗ ở thân lúa, chừa lại một lớp biểu bì mỏng để khi vũ hóa đục chui ra.

– Sâu đục thân phát triển thuận lợi trong điều kiện nhiệt độ từ 23 -trên 90%.

– Khả năng gây dảnh héo và bông bạc của sâu non từ một ổ trứng là 12 dảnh khi lúa đẻ nhánh và 9,2 bông bạc khi lúa trỗ (khi mật độ ổ trứng thấp hơn 5 ổ/ m 2).

– Lúa ở thời kì đẻ nhánh rộ, nhất là thời kì làm đòng – trỗ là giai đoạn xung yếu với sâu đục thân.

– Trong một năm sâu đục thân có 7 lứa trong đó lứa 2, 3, 5, 6 có ý nghĩa lớn đối với sản xuất. Lứa 2 là lứa cuối trong vụ chiêm xuân và cũng là lứa sâu quan trọng nhất về mặt số lượng, mức độ gây hại và là nguồn sâu chuyển từ vụ chiêm xuân sang vụ mùa. Lứa 3 là lứa đầu tiên trong vụ mùa , thường tập trung phá trên mạ mùa sớm. Đây là lứa sâu bắc cầu từ lúa chiêm xuân qua lúa mùa. Lứa 5 là lứa gây hại quan trọng đối với lúa mùa cấy sớm đang làm đòng trỗ bông. Lứa 6 là lứa gây hại nặng cho lúa mùa đại trà đang trỗ nhất là trên lúa nếp, tám.

Kẻ thù tự nhiên của sâu đục thân hai chấm:

+ Các loài ong ký sinh đã phát hiện trên trứng sâu đục thân bướm hai chấm: Ong Trichogramma japonicum Ashmead; Tri. dendrolimi Mats; Tri. chilonis Tschii; Telenomus rowani Gahan; T. dignus Gahan; Tetrastichus schoenobii Ferrier.

+ Loài Tetrastichus thường xuất hiện và ký sinh với tỷ lệ cao và những tháng nhiệt độ thấp, các loài ong khác thì vào những tháng ấm và nóng

+ Ngoài giai đoạn trứng bị kí sinh, sâu non cũng có thể bị nhiều loài ong kí sinh khác. Năm 2000 ở Nghệ An đã phát hiện 14 loài thiên địch của sâu đục thân bướm 2 chấm (Trần Ngọc Lâm, 2000).

Ong Trichogramma japonicum Ashmead (Nguồn Internet)

Biện pháp phòng trừ sâu đục thân bướm 2 chấm:

– Biện pháp canh tác, kỹ thuật:

+ Cày lật gốc rạ, ngâm nước, làm dầm kịp thời (đặc biệt đối với lúa vụ mùa sau khi gặt). Tránh tình trạng để tới tháng 1 – 2 đầu năm mới tiến hành cày.

+ Khi thu hoạch lúa cần cắt sát gốc rạ. Rơm rạ trên ruộng sau khi gặt cần được thu dọn gọn

+ Bón phân cân đối theo quy trình kỹ thuật quy định cho từng vụ, từng chân đất, từng giống lúa. Hạn chế sử dụng phân đạm quá liều lượng và bón không đúng cách dẫn đến tình trạng lúa lốp hoặc đẻ lai rai tạo điều kiện cho sâu phá hoại mạnh.

+ Nếu đều kiện tưới tiêu chủ động có thể điều chỉnh mực nước ở ruộng để diệt sâu.

+ Theo dõi các đợt bướm ra quanh năm tổ chức đốt đèn bẫy bướm trên diện rộng đồng loạt – cùng một thời gian.

+ Ngắt ổ trứng sâu gom lại và đem tiêu hủy.

– Biện pháp sinh học:

+ Phát huy tác dụng của nhóm thiên địch nhất là ong ký sinh trứng.

– Biện pháp hóa học: Thuốc trừ sâu đục thân đặc hiệu hiện nay chủ yếu có 2 nhóm:

+ Nhóm chlorantranliprole (DupontTM Prevathon, Virtako,Voliam targo. Nhóm này có tác dụng nội hấp.

+ Nhóm chlopyriphos Ethyl có tác động tiếp xúc thấm sâu hiệu quả phòng trừ tốt nhưng độ độc cao gây bộc phát rầy cuối vụ.

– Thời điểm phun thuốc thích hợp nhất:

Phun hiệu quả nhất là vào thời điểm lúa trỗ (sau khi bướm có mật độ cao 7 ngày, mật độ ổ trứng ≥0,2 ổ/m2).

Mặc dù sâu đục thân 2 chấm gây hại cho lúa từ giai đoạn mạ đến đẻ nhánh, đòng, trỗ xong. Tuy nhiên trong giai đoạn đẻ nhánh cây lúa có khả năng đền bù, giai đoạn đòng trỗ cây không có khả năng đền bù, mặt khác vào giai đoạn này khả năng xâm nhập vào cuống rơm của đòng là dễ nhất và thiệt hại vào thời kỳ này cũng là cao nhất. Khi bướm có mật độ cao sau 7 ngày trứng mới nở trùng với thời kỳ lúa trỗ bông (thời gian lúa trỗ cũng thường 5 – 7 ngày). Nếu mật độ ổ trứng ≥0,2 ổ/m2 phun 1 lần và khi ổ trứng≥1,0 ổ/m2 phải phun kép, lần 2 cách lần trước từ 5-7 ngày.

Việc phun thuốc trừ sâu đục thân phải chọn thời điểm đúng mới đem lại hiệu quả cao.

Làm Cách Nào Để Phòng Trị Sâu Vẽ Bùa Hại Bí Xanh ?

Làm cách nào để phòng trị sâu vẽ bùa hại bí xanh ?

Được đăng : 13-12-2016 16:26:21

Câu hỏi: Gần đây cây bí xanh ở chỗ chúng tôi thường xuất hiện một chứng bệnh rất lạ đó là trên lá xuất hiện những đường nhỏ như sợi chỉ, có khi lớn cỡ chân nhang ngoằn ngèo, mầu trắng bạc. Nếu bị nặng thì trên lá có nhiều đường chằng chịt hòa lẫn vào nhau thành từng đám, làm cho cây bí bị còi cọc, cho ít trái, trái nhỏ. Xin cho biết đó là hiện tượng gì, có cách nào để chữa trị lọai bệnh này? Nguyễn Văn Doanh, Đăng Hưng Phước (Chợ Gạo, Tiền Giang) Và một vài bà con ở Biên Hòa (Đ.Nai)Trả lời: Qua mô tả của các bạn kết hợp với những quan sát thực tế trên rau mầu tại đồng ruộng trong thời gian gần đây chúng tôi cho rằng hiện tượng các bạn mô tả trên lá cây bí xanh là triệu chứng gây hại của một lọai côn trùng, đó là sâu vẽ bùa Liriomyza spp. Chúng thuộc họ Agromyzidae. Bộ hai cánh Diptera (có nơi gọi là sâu đục lòn lá, dòi đục lá…) Lòai sâu hại hại này đang phát sinh, phát triển mạnh ở các nước Đông nam châu Á, đặc biệt là ở nước ta trong thời gian gần đây. Ngòai những cây thuộc họ Bầu bí như bầu, bí mướp, dưa hấu, dưa lê… chúng còn gây hại..

Câu hỏi: Gần đây cây bí xanh ở chỗ chúng tôi thường xuất hiện một chứng bệnh rất lạ đó là trên lá xuất hiện những đường nhỏ như sợi chỉ, có khi lớn cỡ chân nhang ngoằn ngèo, mầu trắng bạc. Nếu bị nặng thì trên lá có nhiều đường chằng chịt hòa lẫn vào nhau thành từng đám, làm cho cây bí bị còi cọc, cho ít trái, trái nhỏ. Xin cho biết đó là hiện tượng gì, có cách nào để chữa trị lọai bệnh này? Nguyễn Văn Doanh, Đăng Hưng Phước (Chợ Gạo, Tiền Giang) Và một vài bà con ở Biên Hòa (Đ.Nai)Trả lời: Qua mô tả của các bạn kết hợp với những quan sát thực tế trên rau mầu tại đồng ruộng trong thời gian gần đây chúng tôi cho rằng hiện tượng các bạn mô tả trên lá cây bí xanh là triệu chứng gây hại của một lọai côn trùng, đó là sâu vẽ bùa Liriomyza spp. Chúng thuộc họ Agromyzidae. Bộ hai cánh Diptera (có nơi gọi là sâu đục lòn lá, dòi đục lá…) Lòai sâu hại hại này đang phát sinh, phát triển mạnh ở các nước Đông nam châu Á, đặc biệt là ở nước ta trong thời gian gần đây. Ngòai những cây thuộc họ Bầu bí như bầu, bí mướp, dưa hấu, dưa lê… chúng còn gây hại trên nhiều cây thuộc họ Đậu đỗ như đậu đũa, đậu cô ve, đậu trạch. Các lọai cà chua, cà pháo, khoai tây… Do đặc điểm đa thực này nên việc phòng trừ chúng đôi khi cũng gặp không ít khó khăn.Con trưởng thành của lòai sâu này là một lọai ruồi rất nhỏ (chiều dài cơ thể chỉ trên dưới 2 ly), mầu nâu đen. Một con cái có khả năng đẻ hàng trăm qủa trứng vào bên trong nhu mô của lá. Lúc mới nở ấu trùng (con giòi) có mầu trắng, sau chuyển dần sang mầu trắng sữa, vàng nhạt, rồi vàng tươi. Aáu trùng ăn nhu mô lá tạo thành các đường hầm ngoằn ngèo phía dưới lớp biểu bì mặt trên của lá. Phía cuối của các đường hầm thường có một con ấu trùng dài khỏang 2-3 ly. Đường đục của ấu trùng thường nhỏ bằng sợi chỉ, cũng có khi lớn đến vài ly. Nếu bị hại nặng những đường đục này sẽ đầy đặc tạo thành những đám lớn, làm cho lá mất diệp lục, khô héo dần, khả năng quang hợp kém khiến cho cây bị còi cọc, năng xuất thấp.Lòai sâu này thường chỉ gây hại nhiều từ khi lá bước vào giai đọan bánh tẻ trở đi, đây là giai đọan họat động sinh lý của lá rất mạnh, vì thế nếu không phát hiện sớm và có biện pháp diệt trừ kịp thời thì cây rất dễ bị mất sức, ảnh hưởng nhiều đến năng xuất.Để hạn chế tác hại của sâu, các bạn có thể áp dụng kết hợp một số biện pháp chính sau đây:-Không nên trồng qúa dầy, trồng với mật độ hợp lý, bắc giàn cao để tạo độ thông thóang, hạn chế bớt sự phát triển của sâu.-Mạnh dạn cắt bỏ những lá đã bị sâu hại qúa nặng, mang ra khỏi ruộng tiêu hủy để hạn chế bớt mật số của sâu ở các lứa sau.-Trứớc khi trồng dùng màng phủ nông nghiệp (vải nilon) phủ lên trên luống bí không những giảm bớt được công làm cỏ, công tưới… mà còn có tác dụng hạn chế bớt một số lọai sâu bệnh, trong đó có sâu vẽ bùa.-Không nên trồng liên tục nhiều năm những cây thường bị lọai sâu này gây hại (như đã nói ở phần trên) trên cùng một khu vực, tốt nhất mỗi năm nên luân canh một vụ với lúa nước hay những cây trồng nước như rau muống…để cắt đứt nguồn thức ăn của sâu trên đồng ruộng. Nếu các bạn vận động được nhiều chủ hộ cùng làm trên diện rộng thì biện pháp này sẽ thu được hiệu qủa rất cao.-Nếu ruộng bí bị hại nhiều các bạn có thể sử dụng một trong các lọai thuốc sau đây để phun xịt: Vertimex; Baythroid; Sherpa; Sherbush; Decis; Polytrin; Trigard…(về cách sử dụng các bạn có thể đọc hướng dẫn của nhà sản xuất có in sẵn trên bao bì). Nên thường xuyên thay đổi lọai thuốc để tránh làm cho sâu nhanh quen thuốc. Nếu ruộng bí đã bị sâu gây hại nặng thì sau khi phun xịt thuốc nên bón bổ xung thêm phân để bồi dưỡng sức cho cây. Để hạn chế độc hại cho người sử dụng các bạn nhớ đảm bảo thởi gian cách ly của thuốc.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Sâu Đục Thân, Mối Nguy Cho Cây Lúa, Cách Phòng Và Trị trên website Techcombanktower.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!