Cập nhật nội dung chi tiết về Phân Tích Tác Phẩm Vợ Nhặt Hay Nhất mới nhất trên website Techcombanktower.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
I. Tìm hiểu chung để phân tích tác phẩm Vợ nhặt.
1. Tác giả
- Kim Lân (1920 – 2007) sinh ra tại Bắc Ninh và sinh thời ông ở tại Hà Nội để học tập và làm việc.
Nhà văn Kim Lân
- Gia đình ông khá khó khăn nên phải đi làm từ nhỏ khi còn tiểu học.
- Các tác phẩm của ông mang đậm chất chân thực nông thôn Việt Nam tiêu điều, ảm đạm và cuộc sống cùng cực của người nông dân trong giai đoạn khó khăn vô cùng của dân tộc.
- Những tác phẩm nổi tiếng của ông: Vợ nhặt, Đứa con người vợ lẻ, Đứa con người cô đầu,…
2. Tác phẩm
- Vợ nhặt là một trong rất nhiều tác phẩm đặc sắc của Kim Lân phản ánh rõ nhất cuộc sống của người nông dân Việt Nam trong nạn đói năm 1945 và những giá trị tốt đẹp mà tác giả gửi gắm.
- Tác phẩm Vợ nhặt được in trong tập Con chó xấu xí (1962).
II. Phân tích tác phẩm Vợ nhặt chi tiết
1. Ý nghĩa nhan đề và phân tích tình huống truyện Vợ nhặt
– Ý nghĩa nhan đề:
+ Vợ: biểu tượng cho mái ấm hạnh phúc gia đình, có ý nghĩa lớn lao, mang vai trò thiêng liêng, trách nhiệm cao cả.
+ Nhặt: hành động quá đỗi rẻ rúng đến tầm thường như việc nhặt một món đồ người ta đã vứt bỏ, một thứ gì đó rơi rớt, vô giá trị.
– Phân tích tình huống truyện Vợ nhặt: Trong thời điểm thảm khốc của nạn đói 1945, Tràng – một chàng trai có vẻ ngoài xấu xí, gia cảnh thì nghèo khổ, sống trong xóm ngụ cư, bản tính ngốc nghếch và rồi cũng vì cái nghèo mà không lấy được vợ nhưng duyên nợ đã cho chàng cái cơ may “nhặt” được vợ (vợ theo về không).
Nạn đói kinh hoàng năm 1945
2. Vẻ đẹp của nhân vật Tràng
– Xuất thân: sinh ra trong một gia đình nghèo, nhà chỉ có hai mẹ con thui thủi, ở trong xóm ngụ cư, làm nghề kéo xe thuê.
– Diễn biến tâm lí:
a, Cuộc gặp gỡ định mệnh và quyết định nhặt vợ
– Lần đầu: Tràng hò bông đùa vô tư mà không có bất cứ tình ý gì với cô gái phụ đẩy xe cùng mình.
– Lần thứ 2:
+ Khi người đàn bà nhanh chóng quyết định theo chàng về: Ban đầu, Tràng lo sợ “chợn nghĩ” nhưng khát vọng hạnh phúc và tình yêu thương mãnh liệt lại lớn hơn tất cả, rồi Tràng tặc lưỡi: “chậc kệ”.
b, Trên đường về nhà
– Tràng mua dầu về thắp để căn nhà vốn tăm tối bao năm trở nên sáng sủa.
c, Khi về đến nhà
– Anh chàng xông xáo xắn tay vào dọn dẹp và ngại ngùng thanh minh cho sự bừa bộn bởi thiếu hơi đàn bà, thiếu bàn tay săn sóc, sửa sang của người phụ nữ.
– Khi ngồi chờ mẹ về, Tràng trong cảm giác “sờ sợ” đầy thấp thỏm, lo âu vì sợ rằng người vợ mà anh vừa mới nhặt được sẽ bỏ đi vì nhà anh nghèo, hoàn cảnh mẹ chiếc con côi khó khăn, cùng cực, sợ niềm hạnh phúc nhỏ bé anh mới có được sẽ tuột khỏi tay.
– Khi mẹ về, Tràng thưa chuyện với bà cụ Tứ một cách vô cùng trịnh trọng, thuyết phục mẹ lý do có vợ là “phải duyên”, và hồi hộp, căng thẳng mong mẹ tác hợp.
– Khi mẹ tỏ thái độ đồng ý vun đắp cho đôi trẻ thì Tràng thở phào, ngực nhẹ hẳn đi.
d, Sáng hôm sau
– Tràng thấy mọi thứ xung quanh mình khác hẳn và chính chàng cũng có sự khác biệt: “êm ái lửng lơ như người trong cõi mơ đi ra”
– “Cảm động, thấy yêu thương, gắn bó và thấy mình phải có trách nhiệm với cái gia đình này”.
3. Vẻ đẹp của nhân vật Thị
– Ngoại hình, tính cách:
+ “khuôn mặt lưỡi cày xám xịt”, “áo quần rách như tổ đỉa”, “cái nón cà tàng che nửa khuôn mặt”, “cái ngực gầy tẹp lép nhô lên”
+ “chao chát”, “chỏng lỏn”, cong cớn, sưng sỉa, vô duyên
+ “ăn thật nhá…”, “sà xuống ăn một chặp bốn bát bánh đúc”, “ăn xong cầm dọc đũa quệt ngang miệng “Hà! Ngon!”
– Diễn biến tâm lí:
a, Gặp gỡ Tràng
+ Khi được mời ăn tức thì ngồi sà xuống, mắt sáng lên, “ăn một chặp bốn bát bánh đúc”
+ Khi thị nghe Tràng nói câu bông đùa “đằng ấy có về với tớ… cùng về”, thị đã nghĩ là thật và đồng ý theo về ngay mà chẳng bận tâm suy nghĩ, thị cũng chẳng có thông tin gì về Tràng và gật đầu đồng ý về làm vợ cũng chẳng cần sính lễ.
b, Trên đường về
– Rón rén, e thẹn đi sau Tràng
– Đầu hơi cúi xuống
c, Về đến nhà
d, Sáng hôm sau
– Hiền hậu, đúng mực chứ không còn cái vẻ “chao chát, chỏng lỏn” nữa.
4. Vẻ đẹp của nhân vật bà cụ Tứ
– Hoàn cảnh: Người mẹ già nua, héo úa trong cảnh nghèo khổ, chịu nhiều thiệt thòi, sống cùng con trai.
– Diễn biến tâm lí:
a, Khi vừa về đến nhà
– Bà thực sự ngạc nhiên chưa hình dung ra câu chuyện trước sự đon đả của đứa con trai ngờ nghệch.
– Bà còn ngạc nhiên hơn trước sự xuất hiện của người đàn bà lạ ở trong nhà.
– Khi hiểu ra cơ sự thì “mắt bà nhoèn đi”, vừa đau đớn, tủi cực, vừa xót xa xen lẫn vui mừng.
b, Sáng hôm sau
– Bà dậy sớm cùng nàng dâu mới chăm bẵm vườn tược, chăm lo cho ngôi nhà của mình
– “gương mặt bủm beo, u ám ngày thường rạng rỡ hẳn lên”
– Trong bữa cơm, bà nói về tương lai với sự hứng khởi, niềm lạc quan, đầy hy vọng và bảo ban các con cùng nhau làm ăn,…
III. Tổng kết phần phân tích tác phẩm Vợ nhặt
1. Gía trị nội dung
– Tác phẩm Vợ nhặt chất chứa những giá trị nhân đạo sâu sắc, phản ánh một cách chân thực tình cảnh khốn khó của người nông dân trong nạn đói thê thảm. Bên cạnh đó, hình ảnh những người nông dân hiện lên với bản chất tốt đẹp và sức sống mãnh liệt.
2. Gía trị nghệ thuật
– Tình huống truyện tự nhiên, sáng tạo, độc đáo.
– Sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố hiện thực và nhân đạo.
– Nghệ thuật độc thoại, đối thoại nội tâm.
– Cách kể chuyện gần gũi, tự nhiên.
Phân Tích Nhân Vật Thị Trong Tác Phẩm Vợ Nhặt
Ai đó từng nói rằng ” Hãy hướng về phía mặt trời, bóng tối sẽ ngả sau lưng bạn”. Bởi nói như nhà văn Nguyễn Khải “Sự sống nảy sinh từ trong cái chết, hạnh phúc bắt nguồn từ những gian khổ hy sinh. Ở đời không có con đường cùng chỉ có những ranh giới điều cốt yếu là phải có đủ sức mạnh để bước qua ranh giới đó”. Đọc truyện ngắn “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân ta càng hiểu sâu sắc và thấm thía hơn chân lý đó. Ta không khỏi xót xa, ngậm ngùi thương cho hoàn cảnh éo le, mừng vui cho niềm tin của con người vào tương lai mới mà còn rưng rức trước tình cảm yêu thương của hơi ấm gia đình.Vậy điều đó thể hiện như thế nào qua hình ảnh nhân vật Thị?
Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân được viết trên nền cái đói của năm 1945. Chân dung nhân vật Tràng được Kim Lân miêu tả có ngoại hình thô kệch, xấu xí với công việc làm thuê ngật ngưỡng bước ra trong đói nghèo ấy. Thị, cô gái kém duyên đang vật lộn với cái đói. Hai người họ gặp nhau vỏn vẹn có hai lần rồi thành đôi chỉ bằng bát bánh đúc với vài câu bông đùa. Tràng dẫn Thị về trong cái nắng chiều chạng vạng trước sự bất ngờ của tất cả người dân xóm ngụ cư. Bà cụ Tứ- mẹ Tràng nhìn nàng dâu mới mà lo cho con liệu có đùm bọc nhau trong cảnh nghèo, lại mừng vui hạnh phúc vì khó khăn hay đói khổ cũng không ngăn đôi lứa nên duyên. Họ cùng nhau vun vén cửa nhà, san sẻ từng bữa ăn. Trong hạnh phúc ấy, câu chuyện khép lại với hình ảnh nhân dân phá kho thóc Nhật và lá cờ đỏ sao vàng tung bay trong óc Tràng.
Thị là nhân vật mang đầy đủ những nét tiêu biểu của người lao động nghèo trong nạn đói khủng khiếp. Dưới ngòi bút của Kim Lân, chân dung Thị hiện lên như một con ma đói, áo quần luộm thuộm, gương mặt lấm lem với “cái ngực gầy lép, khuôn mặt lưỡi cày xám xịt”, không có nổi cái tên mà vỏn vẹn chữ “Thị”. Cô gái đói đến độ phải nhặt đồ rơi vãi, nghe ba câu hò mà vội chạy đến đẩy xe bò. Thị gặp Tràng nhưng không ăn trầu mà ăn bánh đúc rồi quẹt đũa ngang miệng “chà ngon”. Ta chỉ thấy chân dung Thị chao chát, chỏng lỏn. Vậy nhưng qua ngòi bút đầy tài năng của tác giả, người vợ anh Tràng hiện lên có cong cớn, rất cong cớn nhưng không nanh nọc và tính cách ấy phải chăng do dốt nát, đói nghèo, tăm tối chứ tuyệt nhiên không sinh ra từ cái ác, cái xấu. Nhân vật Thị hiện lên chua xót hơn khi cuộc hôn nhân cả đời người cũng chỉ bắt đầu bằng vài ba câu tầm phào của Tràng mà khiến người đàn bà quên hết sĩ diện, nết na, đức hạnh để xà xuống ăn hết bát bánh đúc, theo Tràng về làm vợ mà không dò hết ngọn ngành nguồn sông. Chính cái đói đã khiến thân phận con người bọt bèo, rẻ mạt đến vậy.
Khi gặp Tràng thì đanh đá, chỏng lỏn nhưng khi về làm dâu, Thị lại là người vợ đảm đang, con dâu hiếu thảo. Thị theo Tràng về như đến một chốn có thể nương tựa trong cái đói đang rình rập. Trên con đường về nhà Tràng, cô Thị đanh đá bỗng trở nên dịu dàng, e dè, ngượng ngập. Đôi mắt tư lự khi bỡ ngỡ đặt chân đến ngôi nhà mới, dáng điệu khép nép ngồi và câu chào lúng túng…tất cả làm cho Thị có cảm giác của một nàng dâu mới. Từ khi làm vợ, Thị đảm đang và dịu dàng hơn cả, cô cùng mẹ sửa sang cửa nhà, dọn dẹp vườn tược và vui vẻ trong bữa ăn loãng thếch, đắng chát. Thị kể về câu chuyện những người cướp kho thóc Nhật với hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng phấp phới. Chính nó làm lóe lên ánh sáng tia hy vọng về tương lai mới, mở ra con đường đấu tranh đi đến Cách mạng. Rõ ràng, Thị dần dần nhận được đủ đầy cảm xúc từ chữ “tình”, có ý thức về bổn phận và trách nhiệm của mình. Quả đúng, dù trong túng đói tột cùng thì tình cảm vẫn quý hơn manh áo bởi nó khiến con người được sống là chính mình, được nên người.
Truyện ngắn Vợ nhặt là lời kết tội đanh thép đối với thực dân Pháp và phát-xít Nhật cùng bọn phong kiến tay sai đã đẩy con người vào thảm cảnh chết đói khủng khiếp, mạng người như cỏ rác. Không chỉ vậy, Vợ nhặt còn mang ý nghĩa nhân bản sâu xa rằng dù trong tình huống bi thảm đến đâu, dù kề bên cái chết, con người vẫn yêu thương, trân trọng, đùm bọc lẫn nhau, vẫn khát khao hạnh phúc, muốn sống như một con người, sống nên người.
Nam Cao từng nói “Một người đàn bà thật xấu khi yêu cũng lườm”, nó quả đúng với nhân vật Thị trong Vợ nhặt. Tôi nghĩ, đó là cái lườm yêu của cô Thị không chỉ thật xấu mà còn thật rách và còn thật đói. Nhưng có lẽ khi đong đưa con mắt, Tràng và Thị, họ đã quên đi cuộc sống ở cõi trần đang mấp mé bờ vực cõi âm, cõi âm như hòa với cõi trần, để chỉ còn nhớ đến sự thương yêu. Thật trân trọng và cảm phục biết bao trước những giản dị của hạnh phúc của đời thường!
Phân Tích Nhân Vật Vợ Tràng Trong Tác Phẩm Vợ Nhặt Của Nam Cao
Đề bài: Phân tích nhân vật vợ Tràng trong tác phẩm Vợ nhặt của Nam Cao
Trong dòng văn học hiện thực, ta đã bắt gặp Tắt đèn – Ngô Tất Tố với hình ảnh người nông dân sưu cao thuế nặng. Chí Phèo bước vào trang sách đưa Nam Cao lên vị trí hàng đầu của văn học hiện thực phê phán. Cùng viết về đề tài người nông dân, Kim Lân một lần nữa tái hiện cuộc sống thời kì năm 1945. Trước bờ vực của cái chết, họ vẫn muốn sống, vẫn khao khát hạnh phúc, mái ấm gia đình, vẫn yêu thương nhau. Đó là “Vợ nhặt” – một tác phẩm vừa có giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc. Và nhân vật thể hiện rõ hai giá trị ấy chính là nhân vật Thị – vợ anh cu Tràng.
Thị xuất hiện trong trang văn của Kim Lân không có tên, không gia đình, quê hương, bị cái đói đẩy ra lề đường. “Mỗi bận qua cửa nhà kho là thấy mấy chị con gái ngồi vêu ra ở đấy”. “Họ ngồi đấy nhặt hạt rơi hạt vãi hay ai có công việc gì gọi đến thì làm”. Với ngoại hình tố cáo rõ hiện thực cái đói và tội ác của bọn phát xít thực dân. “Hôm nay thị rách quá, áo quần tả tơi như tổ đỉa, thị gầy sọp hẳn đi, trên cái khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt”. Thị chẳng khác gì con ma đói. Thị là nạn nhân của cái đói. Cái đói không chỉ tàn phá ngoại hình Thị mà còn cả tính cách. Cái đói ấy đã đẩy Thị trở nên chao chát, chỏng lỏn, đanh đá, liều lĩnh, mất lòng tự trọng. Khi nghe Tràng hò, “Thị cong cớn”, rồi “vùng đứng dậy, ton ton chạy lại đẩy xe cho Tràng”. “Lần thứ hai, Tràng vừa trả hàng xong, ngồi uống nước ở ngoài cổng chợ tỉnh thì thị ở đâu sầm sập chạy đến”, rồi “sưng sỉa nói”. Thị lại gạ ăn: “Có ăn gì thì ăn, chả ăn giầu”. Thế là thị “ngồi sà xuống ăn thật. Thị cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc liền chẳng chuyện trò gì. Ăn xong thị cầm dọc đôi đũa quệt ngang miệng, thở”. Thị chỉ tin vào câu nói nửa đùa nửa thật của Tràng, theo Tràng về làm vợ. Chỉ bằng bốn bát bánh đúc và những lời nói bông đùa, Thị theo không Tràng về làm vợ.
Phân tích nhân vật vợ Tràng trong tác phẩm Vợ nhặt của Nam Cao
Trên đường trở về nhà Tràng, nét dịu dàng của thị được trở lại. Thị có vẻ rón rén, e thẹn, vẻ cong cớn vừa nãy biến đâu mất. “Thị cắp cái thúng con, đầu hơi cúi xuống, cái nón rách tàng nghiêng nghiêng che khuất đi nửa mặt. Thị có vẻ rón rén, e thẹn”. Khi”biết xung quanh người ta đang nhìn đổ cả về phía mình, thị càng ngượng nghịu, chân nọ bước díu cả vào chân kia”. Về đến nhà Tràng, thị “đảo mắt nhìn xung quanh” căn nhà vắng teo đứng rúm ró trên mảnh vườn mọc lổn nhổn những búi cỏ dại, “cái ngực gầy lép nhô lên, nén một tiếng thở dài”. Thị thấy, Tràng cũng không hơn gì mình. Nhưng thị không chạy trốn. Thị chạy trốn cái đói để liều lĩnh về làm vợ Tràng. Nhưng lần này thị không chạy trốn. Có lẽ bởi khát khao mái ấm gia đình. Thị “ngồi mớm ở mép giường”, lo âu, băn khoăn, lo lắng, hồi hộp, không biết bà cụ Tứ sẽ đối xử với mình ra sao. Nhưng khi cảm nhận được tình yêu thương của bà cụ, thị đã tự nhiên hơn được một chút.
Buổi sáng hôm sau, thị dậy sớm cùng mẹ chồng dọn dẹp, quét tước nhà cửa. Có bàn tay thị căn nhà trở nên gọn gàng sáng sủa, đầm ấm hơn. “Mấy chiếc quần áo rách như tổ đỉa vẫn vắt khươm mươi niên ở một góc nhà đã thấy đem ra sân hong Hai cái anh nước vẫn để khô cong ở dưới gốc ổi đã kín nước đầy ăm ắp. Đống rác mùn tung bành ngay lối đi đã hót sạch”. Tràng nom thị hôm nay khá lắm, rõ ràng là người đàn bà hiền hậu đúng mực không có vẻ gì chao chát, chỏng lỏn như mấy lần Tràng gặp ở ngoài tỉnh. Thị chính là người thắp sáng trong Tràng niềm tin vào tương lai. Bây giờ “hắn mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn phận phải ko lắng cho vợ con sau này”. “Bà mẹ Tràng cũng nhẹ nhõm, tươi tỉnh khác ngày thường, cái mặt bủng beo u xám của bà rạng rỡ hẳn lên”. Không chỉ thế, nhân vật Thị còn nâng cao giá trị tác phẩm ở phần kết. Cùng viết về người nông dân trước cách mạng tháng Tám, nếu như Tắt đèn là hình ảnh chị Dậu chạy ra trong tăm tối, Chí Phèo khao khát được làm người giết chết Bá Kiến rồi tự kết liễu đời mình. Các tác phẩm đều kết thúc tăm tối không lối thoát của người nông dân. Nhưng với vợ nhặt thì khác. Thị đã gợi đến chuyện người Bắc Giang không còn phải đóng thuế nữa. Kết thúc tác phẩm là lá cờ đỏ sao vàng.
Thị là nhân vật tô đậm giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm. Là nạn nhân của cái đói, nhưng bên bờ vực của cái chết vẫn khát khao sống, khát khao có một mái ấm gia đình.
Thống kê tìm kiếm
phân tích nhân vật thị trong vợ nhặt
phân tích nhân vật thị
phân tích nhân vật vơ nhặt
Phân Tích Tác Phẩm Chiếu Dời Đô Hay Nhất
Đề bài: Phân tích tác phẩm “Chiếu dời đô” (Thiên đô chiếu) của Lí Công Uẩn.
Bài văn mẫu
Lí Công Uẩn quê ở Kinh Bắc, là võ tướng có tài của Lê Bại Hành, từng giữ chức Tả thân vệ Điện tiền chỉhuy sứ. Ông là người tài trí,, đức độ, kín đáo, nhiều hi vọng. Năm 1009, Lê Ngọa Triều chết, Lí Công uẩn được giới tăng lữ và triều thần tôn lên làm vua, lấy hiệu là Lí Thái Tổ và gây dựng nên nhà Lí tồn tại hơn 200 năm. Năm 1010, Lí Thái Tổ viết “Chiếu dời đô” để dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về Đại La. Sau khi dời về Đại La, ông đổi tên địa điểm này thành Thăng Long, kinh đô của nước Đại Việt, chính là Hà Nội ngày nay.
Chiếu dời đô của Lí Công uẩn là văn kiện có ý nghĩa lịch sử to lớn. Chính văn bản này đã góp phần khai sinh ra kinh đô của nước ta trong quá khứ và hiện nay.
Phần đầu của Chiếu dời đô nói lên mục đích sâu xa, tầm quan trọng của việc dời đô. Đó là đểđóng đô nơi trung tâm, mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu; trên theo mệnh trời, dưới theo ý dân. Nói một cách khác, việc dời dô là một việc lớn, vừa hợp mệnh trời, vừa hợp lòng dân, là để xây dựng đất nước cường thịnh, đem lại hạnh phúc cho muôn dân.
Việc dời đô không còn là chuyện xưa nay hiếm, nó đã được thực hiện bởi các vị vua trước đó ở Trung Hoa. Tác giả đã nêu lên những dẫn chứng cụ thể để thuyết phục mọi người. Chuyện các vị vua Trung Hoa dời đô để xây dựng đất nước phồn thịnh, chuyện các vị vua Việt Nam thời Đinh – Lê đóng đô ở Hoa Lư làm cho triều đại không vững bền, nhân dân đói kém… Lí Công uẩn đau xót khi chứng kiến vận số ngắn ngủi của nhà Đính, nhà Lê và cảm thấy việc dời đô là một việc làm cấp thiết.
Phần mở đầu của Chiếu dời đô có lí lệ sắc bén, dẫn chứng cụ thể, giàu sức thuyết phục. Tác giả đã lồng cảm xúc vào bài chiếu, tạo nên những ấn tượng đẹp: Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi.
Tác giả đã chỉ ra được những điểm thuận lợi của kinh đô mới so với kinh đô cũ. Đại La không có gì xa lạ đối với mỗi người dân Việt lúc đó, nó được Cao Biền đời nhà Đường xây dựng vào thế kỉ thứ IX. Những điểm mạnh của kinh đô đã được Lí Công Uẩn chỉ rõ trong bài chiếu. Vị trí của nó ở vào nơi trung tâm của trời đất … đã đúng ngôi nam bắc đông tây. Địa thế của Đại La rất đẹp, rất hùng vĩ, là thế rồng cuộn hổ ngồi, lại tiện hướng nhìn sông dựa núi, địa thế rộng mà bằng phẳng; đất đai cao mà thoáng.
Rõ ràng đây là một vùng đất lí tưởng thích hợp cho việc đóng đô và quần tụ cư dân. Nó không bị ngập lụt mà muôn vật cũng rất mực phong phú, tốt tươi.
Tóm lại, Đại La là thắng địa, là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của cả nước. Đại La xứng đáng là kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.
Phần thứ hai của Chiếu dời đô cho thấy tầm nhìn chiến lược của vị vua mở đầu triều Lí, một cái nhìn toàn diện, sâu sắc và chính xác về tất cả các mặt. Điều này hoàn toàn không phải là một ý kiến chủ quan mà chính là khả năng nhìn nhận và tính toán một cách chính xác, quyết đoán. Sau một nghìn năm, Thăng Long xưa nay là Hà Nội đã trở thành kinh đô của hầu hết các triều đại trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Đây chính là cống hiến vĩ đại của Lí Công Uẩn cho lịch sử Việt Nam như câu nói của ông lúc dời đô: mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn dời cho con cháu.
Về mặt văn chương, phần thứ hai của Chiếu dời đô rất đặc sắc. Cách viết hàm súc, giàu hình ảnh và biểu cảm. Vế đối trong các câu rất chuẩn và đạt hiệu quả cao về mặt nghệ thuật.
Phần cuối của bài Chiếu là lời bày tỏ của nhà vua trước quần thần về ý định dời đô, điều này cho thấy nhà vua rất công minh, đức độ trong việc trị nước:
” Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào?”
Việc dời đô của Lí Công uẩn là một kì tích, kì công đối với đất nước. Sau một ngàn năm, Thăng Long – Hà Nội đã trở thành kinh đô của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam; là trung tâm kinh tế, quốc phòng, văn hóa lớn của cả nước.
Chiếu dời đô là áng văn xuôi cổ độc đáo, đặc sắc của tổ tiên để lại. Ngôn từ trang trọng đúng như khẩu khí của bậc đế vương. Nó là kết tinh vẻ đẹp tâm hồn và trí tuệ Việt Nam. Nó khơi dậy trong nhân dân ta lòng tự hào và ý chí tự cường mạnh mẽ.
Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k7: chúng tôi
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:
Bạn đang đọc nội dung bài viết Phân Tích Tác Phẩm Vợ Nhặt Hay Nhất trên website Techcombanktower.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!