Đề Xuất 3/2023 # Phân Tích Bài Thơ Cảnh Rừng Việt Bắc Của Bác Hồ # Top 10 Like | Techcombanktower.com

Đề Xuất 3/2023 # Phân Tích Bài Thơ Cảnh Rừng Việt Bắc Của Bác Hồ # Top 10 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Phân Tích Bài Thơ Cảnh Rừng Việt Bắc Của Bác Hồ mới nhất trên website Techcombanktower.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Đề bài: Em hãy phân tích bài thơ Cảnh Rừng Việt Bắc của Bác Hồ để nhận thấy được sự lạc quan của người chiến sĩ trong cuộc kháng chiến chống Pháp?

Bài thơ Cảnh rừng Việt Bắc được Bác sáng tác vào đầu năm 1947, đây là một bài thơ tràn đầy lạc quan, tràn đầy năng lượng dù Bác sống trong hoàn cảnh hết sức khó khănở chiến khu Việt Bắc.

Tuy nhiên, dù trong hoàn cảnh thiếu thốn nhưng Bác vẫn để lòng mình hướng đến thiên nhiên hùng vĩ, cái đẹp của thiên nhiên khiến lòng người luôn lạc quan và năng lượng mới.

Bài văn phân tích bài thơ Cảnh Rừng Việt Bắc của Bác Hồ:

Bài thơ Cảnh Rừng Việt Bắc được Bác Hồ viết vào mùa xuân năm 1947, sau một năm quân ta tạm rút khỏi thủ đô Hà Nội để lên núi rừng bạt ngàn Việt Bắc, lập căn cứ làm cuộc trường kỳ kháng chiến thần thánh chín năm chống thực dân Pháp. Đây là lần thứ hai, Bác Hồ và Trung ương Đảng sống, làm việc tại căn cứ địa Việt Bắc để lãnh đạo cách mạng.

Phân tích bài thơ Cảnh Rừng Việt Bắc của Bác Hồ

Lần thứ nhất là trước Tổng khởi nghĩa Tháng Tám 1945. Nói vắn tắt đôi lời để thấy trong bối cảnh như vậy mà vị lãnh tụ vĩ đại, nhà thơ lớn Hồ Chí Minh vẫn luôn dạt dào niềm xúc động trước cảnh sắc thiên nhiên núi rừng hùng vĩ, với một tứ thơ tức cảnh hàm xúc và tràn đầy lạc quan, mà có lẽ chỉ những người cách mạng mẫu mực như Bác Hồ mới có trong một hoàn cảnh khó khăn như vậy.     Mở đầu bài thơ, Bác đã như reo lên trước cảnh đẹp thiên nhiên kỳ vĩ: “Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay”. Nhưng lạ là ở chỗ, cái hay ấy không phải là cái gì xa vời, lại càng không phải những cái gì gợi sự tò mò, kiểu như võ sĩ vào rừng săn tìm sự lạ lùng và khơi gợi trí tò mò. Ở đây, cái hay chính là thiên nhiên,  nói cách khác, là sự gắn kết thiên nhiên với con người, con người với thiên nhiên ở một nơi thiên nhiên vẫn như còn nguyên sơ và con người vẫn nguyên vẹn tình yêu tha thiết với thiên nhiên.

Thế nên, dẫu có suốt ngày vượn hót, chim kêu mà có ai đó khó tính cảm thấy đinh tai, nhức óc, thì với Bác Hồ, đến cỏ cây hoa lá đất trời xanh cũng làm cho lòng Người rưng rưng tha thiết, thì ngày ngày được nghe tiếng vượn hót, chim kêu ấy càng như nhắc nhở, giục giã công việc và khơi gợi suy nghĩ vì non sông, đất nước. Chỉ với hai câu mở đầu đã cho người đọc thấy nhà thơ yêu thiên nhiên, gắn bó với thiên nhiên đến mức nào; hay nói rộng ra, lòng yêu nước ở Bác Hồ không phải là cái gì xa vời mà chính là từ tình yêu thiên nhiên, yêu những gì gắn bó,  thiết tha, gần gũi với cuộc sống thường nhật của chính mình và đồng loại, mà vì nó có thể hy sinh tất thẩy để phụng sự suốt đời. Hơn nữa, trong hoàn cảnh thực tại của cuộc kháng chiến chín năm muôn vàn khó khăn, gian khổ thì thiên nhiên ở đây không chỉ “rừng che bộ đội, rừng vây quân thù” (thơ Tố Hữu), mà còn thực sự góp phần giải quyết những khó khăn trong sinh hoạt đời thường, nuôi dưỡng sức lực cho quân ta đánh giặc. Cái thực tại ấy được Bác Hồ khắc hoạ bằng nét mộc mạc, giản dị, chân thực trong bốn câu thơ đặc tả sinh hoạt đời thường rất gợi:

Khách đến thì mời ngô nếp nướng, Săn về thường chén thịt rừng quay. Non xanh, nước biếc tha hồ  dạo, Rượu ngọt, chè tươi mặc sức say.   Chỉ bốn câu thôi, mà làm người đọc thấy được cuộc sống của những người đi kháng chiến ở núi rừng. Không phải là một cuộc sống hoàn toàn sung sướng “cơm gà, cá gỡ”, nhưng cũng không phải là một cuộc sống túng bấn đến mức “cơm không có mà ăn”, như hồi ấy có kẻ lầm tưởng những người kháng chiến ở rừng xanh núi ngàn. Cảnh sống ấy thật đơn giản mà lịch sự biết nhường nào, bởi cái tình người  với nhau chan chứa, mặn nồng, tha thiết đến cái bắp ngô, củ sắn cũng bẻ đôi:

Khách đến thì mời ngô nếp nướng, Săn về thường chén thịt rừng quay. Chỉ có thế, nhưng thật là thịnh soạn, với một từ “chén” đủ làm người đọc thấy niềm lạc quan của những người đi kháng chiến bất chấp khó khăn ở rừng xanh núi ngàn. Với niềm lạc quan ấy thì trước phong cảnh thiên nhiên kỳ thú, có thể thả bộ thư giãn sau những giây phút làm việc căng thẳng, hay ngồi ngâm nghi giây lát bên chén rượu, ấm trà cũng là điều rất hợp lẽ, rất đời thường:

Non xanh, nước biếc tha hồ dạo, Rượu ngọt, chè tươi mặc sức say. Đến đây, người đọc càng thấy sự bình dị và niềm lạc quan ở Bác Hồ gấp bội phần. Nhất là ở hai câu kết:

Kháng chiến thành công ta trở lại, Trăng xưa, hạc cũ với xuân này.

Thì ta càng thấy sự bình dị, lạc quan ở Bác Hồ trong một hoàn cảnh khó khăn như năm 1947 giữa núi rừng Việt Bắc biết chừng nào.

Ðọc Lại Bài Thơ “Cảnh Rừng Việt Bắc” Của Bác Hồ

Ðọc lại bài thơ “Cảnh rừng Việt Bắc” của Bác Hồ Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay Vượn hót chim kêu suốt cả ngày Khách đến thì mời ngô nếp nướng Săn về thường chén thịt rừng quay Non xanh nước biếc tha hồ dạo Rượu ngọt chè tươi mặc sức say Kháng chiến thành công ta trở lại Trăng xưa, hạt cũ với xuân này1947

Có những bài thơ hay, chúng ta đọc đi đọc lại nhiều lần vẫn thấy tươi mới, vẫn thấy cảm hứng như mới đọc lần đầu. “Cảnh rừng Việt Bắc” là một bài như vậy.

Bác Hồ viết bài này vào năm 1947, năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Dẫu bận trăm công nghìn việc trong lúc toàn tâm toàn ý lãnh đạo kháng chiến, Bác vẫn giữ vững tư thế ung dung thư thái của một nhà thơ hiền triết, có phảng phất như phong thái của những nhà thơ Việt Nam xưa: Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Trần Nhân Tông…

Ung dung thư thái, hồn thơ hoà hợp với thiên nhiên, nghe âm thanh thiên nhiên qua tiếng “vượn hót chim kêu”.

Cuộc sống bình dị, thưởng thức những món ăn quê hương, rừng núi “ngô nếp nướng, thịt rừng quay”

Trong câu thơ thứ tư, Bác dùng chữ “chén” thay cho chữ “ăn”. Nghe thân mật mà có thoáng nét cười. Chúng ta mỗi khi vui bạn thường rủ bạn đi “chén” một chút gì cho thêm vui.

Câu thơ thứ năm càng thể hiện rõ sự ung dung, thư thái dạo gót ngắm cảnh thiên nhiên: non xanh nước biếc. Chính những lúc dạo gót như vậy, đầu óc rất thanh thản minh mẫn, có thể nảy ra những ý nghĩ hay, đẹp.

Tiếp theo tứ thơ đó là một tứ thơ tuyệt vời thoải mái:

Rượu ngọt chè tươi mặc sức say

Chè tươi có thể say đã đành, đến rượu ngọt là Bác nói vui thế thôi, chứ trong thực tế Bác không phải là người hay rượu. Trong thơ Bác, đôi khi có thoáng chữ “rượu” nhưng cũng chỉ là biểu tượng để nói về men thơ, chứ không phải là “rượu” thực thể.

Kết thúc bài thơ, thi tứ lại càng tươi vui và bay bổng. Nghĩ đến ngày kháng chiến thành công, Bác dự cảm trở lại “Cảnh rừng Việt Bắc”, sẽ gặp lại trăng rừng núi, xuân rừng núi như những cố nhân, và gặp lại chim hạc, loài chim huyền ảo gợi cảnh thần tiên.

Thế là bài thơ có thể ví như một cuộc “du sơn”, nhà thơ lên núi, lên cao dần, càng lên càng “say” và lên đến đỉnh thì đã tiếp cận với một cõi siêu phàm.

(Trần Lê Văn- tháng 5/2000)

[ Kỳ trước][ Trang chủ][ Kỳ sau]

Chuyên mục này được cập nhật vào thứ Tư hàng tuần

Thông tin trên mạng Netcodo Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ tại Ban Biên Tập Mạng Netcodo Ðiện thoại: (54)847247 – Email Intranet:quantri@netcodo.vnn.vnEmail Internet: netcodo@hue.vnn.vn

Phân Tích Bài Thơ Việt Bắc Khổ 1

Tố Hữu từng nói “Thơ là tiếng nói đồng ý, đồng chí, đồng tình, là những điệu hồn đi tìm hồn đồng điệu”. Việt Bắc có lẽ nếu lắng lòng xuống, thì chính là khúc hát tâm tình ngọt ngào mà Tố Hữu viết cho người đọc bao thế hệ về thời kì kháng chiến đã qua, đặc biệt là những xúc cảm da diết, mặn nồng trong khổ một của bài thơ

“Mình về mình có nhớ ta Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng Mình về mình có nhớ không Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?”

Thân bài Phân tích bài thơ Việt Bắc khổ 1

Đoạn thơ mở đầu bằng câu hỏi đầy bùi ngùi về nỗi nhớ, chính vì thế làm cho mạch cảm xúc của toàn bộ đoạn thơ này như một khúc tâm tình đầy nhớ thương, giăng mắc mãi trong tâm hồn người đọc. Nhớ gì mà da diết, nồng đượm đến vậy? Hóa ra, đó là nỗi nhớ “mười lăm thiết tha mặn nồng”. Mười lăm năm ấy là mười lăm năm kháng chiến, gian khó muôn phần, vất vả ngược xuôi lắm khi chỉ “miếng cơm chấm muối” chia ngọt sẻ bùi, thế cho nên nỗi nhớ như được dâng lên gấp bội, như mang theo nó dòng chảy của hoài niệm và những kỉ niệm về tình đồng chí, nghĩa đồng bào khi còn hoạt động ở Việt Bắc- nơi được mệnh danh là địa chỉ đỏ cách mạng. Nếu tinh ý ta sẽ nhận ra, Tố Hữu đã rất có chủ đích khi đặt hai về đối rất cân, rất gợi cả về không gian và thời gian ở 2 câu thơ. Một câu về thời gian, một câu nhắc không gian, thế mới thấy được ngòi bút rất mực tài hoa của Tố Hữu cũng như sự nhịp nhàng hài hòa của thể thơ lục bát mà Tố Hữu sử dụng. Không những thế, câu thơ như gói ghém biết bao chất liệu dân gian mộc mạc, gợi nhớ đến câu tục ngữ “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Đó có lẽ cũng là lời gợi nhắc của Tố Hữu về vẻ đẹp, đạo lí sống của dân tộc, đó là luôn biết tri ân, nhớ ơn, đền đáp công sức những người đi trước những người đã hi sinh vì lẽ sống lớn, vì dân tộc. Do đó, mới hay thơ Tố Hữu chính trị ở chỗ ấy, ông luôn đề cập đến những tình cảm lý tưởng lớn, cao đẹp của con người thời đại. Nhưng lại không khô khan, bởi cách diễn đạt, dùng từ, đặc biệt là cách mượn cặp từ xưng hô “mình – ta” trong ca dao dân ca xưa, mình và ta vốn được biết đến trong những câu hát huê tình, đằm thắm yêu thương của đôi lứa yêu nhau, Tố Hữu mượn điệu hát ngọt ngào ấy để nói về tình cảm lớn, về đất nước dân tộc, nghĩa là cái chung hòa quyện trong cái riêng, và đằm thắm hơn bao giờ hết.

“Tiếng ai tha thiết bên cồn Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi” “Áo chàm đưa buổi phân li Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”

Tiếng ai vừa như một cụm từ nghi vấn, vừa như một lời bộc bạch chân thành đến “ta”. Nỗi nhớ vốn vô hình, bỗng chốc được hữu hình hóa, tha thiết biết mấy, “bâng khuâng trong dạ”, “bồn chồn bước đi”. Nỗi nhớ như cồn lên, đánh tung những rung động và xúc cảm trong tâm hồn con người, làm nao nao người ở lại, mà cũng làm bồn chồn bước chân người ra đi. Hình ảnh ẩn dụ “áo chàm đưa buổi phân li”, là một cách ẩn dụ đặc sắc, ấn tượng của Tố Hữu tượng trưng cho vẻ đẹp mộc mạc, giản dị và chất phác của người dân miền núi. Nhưng cái giản dị, đơn sơ ấy đổi lại là hình ảnh “cầm tay” mới thấm thía, tha thiết, và bền chặt làm sao. Đó là biểu tượng của sự kết nối, gắn kết, cái cầm tay thay cho những khoảng vô ngôn mà rất đỗi dư tình trong cảm xúc lâng lâng của người đi người ở lúc bấy giờ. Vì thế, mà càng làm cho hình ảnh thơ cô đọng nhưng nói được rất nhiều.

Kết bài Phân tích bài thơ Việt Bắc khổ 1

Đoạn thơ 1 được đánh giá là đoạn thơ đặc sắc nhất trong Việt Bắc, Tố Hữu từng tâm sự: Tôi phải lòng đất nước và nhân dân mình như phải lòng người con gái mình yêu, có lẽ cũng vì thế nên ông đã dùng khúc tâm tình tha thiết nhớ thương của mình để viết một bản tình ca thật ngọt ngào về nghĩa tình người đi kẻ ở, giữa người chiến sĩ cách mạng và đồng bào miền xuôi.

Phân Tích 8 Câu Đầu Bài Thơ Việt Bắc Của Tố Hữu

Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích:

Tố Hữu – Thư kí trung thành của cách mạng

-Lá cờ đầu của thơ ca cách mạng

-Phong cách thơ trữ tình chính trị

Bài thơ Việt Bắc: – Sáng tác 10.1954

-Khúc hùng ca về cuộc kháng chiến chống Pháp

-Bản tình ca về ân tình cách mạng

8 câu đầu: -Cảm xúc, tâm trạng của người ra đi- người ở lại trong lần chia tay lịch sử

2. Thân bài: Hoàn cảnh sáng tác:

– Tháng 10.1954, khi hiệp định giơ ne vơ được kí kết, Trung ương Đảng và chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về Hà Nội; bài thơ lấy cảm hứng từ cuộc chia tay lịch sử giữa cán bộ về xuôi với thiên nhiên, con người Việt Bắc.

– Cảm hứng sáng tác: Nỗi nhớ

– Kết cấu: đối đáo của ca dao.

*Phân tích:

– Người ở lại:

+ Cách xưng hô mình, ta

+ Thời gian: 15 năm

+ Không gian: núi rừng

Nhận xét: Lời đưa tiễn cũng là những lời nhắc nhở về những kỉ niệm đẹp tropng kháng chiến.

* Sự im lặng của người ra đi:

+ Tâm trang: Luyến tiếc, day dứt..

+ “Bâng khuâng” ; ” Bồn chồn” : 2 từ láy gợi cảm, diễn tả trạng thái, tâm lí của người ở lại.

+ Áo chàm: màu áo đặc trưng của đồng bào Tây Bắc, bình dị, đơn xơ.

Tổng kết: Thành công về nội dung và thành công về mặt nghệ thuật.

3. Kết bài:

Khẳng định lại giá trị của đoạn thơ và sức sống của bài thơ.

“- Mình về mình có nhớ ta Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng. Tiếng ai tha thiết bên cồnBâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi“- Mình về mình có nhớ ta Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.Mình về về mình có nhớ khôngTiếng ai tha thiết bên cồnBâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước điĐỗ Thị Thu Trang Áo chàm đưa buổi phân liCầm tay nhau biết nói gì hôm nay…” Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?” Áo chàm đưa buổi phân liCầm tay nhau biết nói gì hôm nay…” Mình về về mình có nhớ khôngNhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?

Tháng 10.1954, Hiệp định Giơ ne vơ được kí kết Trung ương Đảng và chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về Hà Nội. Bài thơ lấy cảm hứng từ cuộc chia tay lịch sử cán bộ về xuôi và thiên nhiên con người Việt Bắc. Tình cảm chia tay ấy được diễn tả dưới hình thức đối đáp của ca dao với 2 nhân vật trữ tình là mình và ta.

Việt Bắc 15 năm từng ấy là thủ đô kháng chiến, là mảnh đất cách mạng oai hùng của lịch sử giữ nước của dân tộc Việt Nam ta. Bốn câu dầu là những tình cảm cảm xúc, là nỗi nhớ khôn nguôi của kẻ ở dành cho người ra đi:

Mình về là hoàn cảnh, là lí do để bộc lộ tình cảm. Nó gợi sự chia li, gợi sự xa cách giữa hai chủ thể mình – ta .Có đến bốn chữ “nhớ” trong một đoạn thơ chắc chắn nỗi nhớ ấy phải da diết, phải sâu nặng lắm. Cách xưng hô mình- ta, Tố Hữu đã cho thấy sự thân mật, thân thương trong quan hệ, trong tình cảm giữa cán bộ về xuôi với quê hương cách mạng. Lời mở đầu cũng là lời nhắc về thời gian 15 năm – “Mười lăm năm ấy” không chỉ đo bằng thước đo thời gian mà còn đo bằng thước đo tình cảm con người. Lời nhắc về không gian núi rừng đại ngàn, nơi căn cứ địa Việt Bắc, đó là lời nhắc về những kỉ niệm, lời nhắc về những hồi ức của một thời chiến đấu rực lửa. Mười năm năm ấy là khoảng thời gian cán bộ chiến sĩ phải sống, phải chiến đấu oai hùng giữa mưa bom, bão đạn, phải trải qua bao mất mát, đau thương. Thế nhưng, tất cả những mất mát, những đau thương ấy đã phai đi chỉ để lại sự gắn bó thân thiết, tình cảm chia ngọt sẻ bùi của những người chiến sĩ cách mạng với quê hương Việt Bắc- tình cảm “thiết tha mặn nồng”.

Bốn câu thơ có đến hai câu hỏi nhưng không chỉ để hỏi, để khơi lại kỉ niệm bốn câu thơ còn là lời nhắc nhở khéo léo, tâm tifnhcura quê hương Việt Bắc với người chiến sĩ. Người chiến sĩ về xuôi chớ quên đi tình nghĩa, chớ quên đi mảnh đất đã từng vào sinh ra tử, mảnh đất đã cùng người sống và chiến đấu không quản khó nhọc, không ngại khổ cực. Mảnh đất ấy là cội nguồn của cách mạng, là nơi ân tình sâu nặng.

Trước lời nhắc nhở ấy, người ra đi không hề có lời đáp lại. Tình cảm của họ được biểu thị bởi hành động:

Dường như cán bộ chiến sĩ về xuôi đã quá thấu hiểu, đã quá quen thuộc với tình cảm, tấm lòng của người ở lại. Họ dù có lưu luyến, có bâng khuâng tiếc nuối thì vẫn phải tiếp tục lên đường. Bâng khuâng” . ” bồn chồn” là 2 từ láy gợi cảm, diễn tả trạng thái, tâm lí của người ở lại: buồn vui, nhớ thương, luyến tiếc. Ba từ láy “tha thiết”, bâng khuâng, bồn chồn đã tạo ra sự đồng điệu, biểu thi bước chân ngập ngừng, lưu luyến. Mười năm năm Việt Bắc và người chiến sĩ cùng nhau trải qua biết bao gian khổ, mất mát.

Trong thời khắc chia li, hình ảnh khắc sâu nhất với người chiến sĩ có lẽ là “áo chàm”. Áo chàm là màu áo đặc trưng của đồng bao Tây Bắc, màu áo bình dị, đơn sơ, màu áo của sự thủy chung, son sắt. Hành động cầm tay là hành động trao gửi yêu thương, trao gửi tình cảm. Cái năm tay ấy cũng như lời chfao, lời tạm biệt và có lẽ đó là một lời thề của người chiến sĩ với quê hương cách mạng – Việt Bắc. Trái tim người chiến sĩ dù có đi đâu, dù là nơi nào thì vẫn luôn son sắt, thủy chung, tình nghĩa với con người và mảnh đất cách mạng.

Tám câu đầu Việt Bắc nói chung và toàn bài thơ nói chung không chỉ thành công về nội dung mà còn thành công về mặt nghệ thuật. Đó là sự kết hợp nhuần nhuyễn các yếu tố nghệ thuật: thể thơ lục bát, kết cấu đối đáp của ca dao, từ ngữ giàu tính biểu đạt. Tất cả đã tạo nên khúc tình ca về ân tình cách mạng giữa cán bộ về xuôi với đất và người Việt Bắc.

Từ khóa tìm kiếm:

Bạn đang đọc nội dung bài viết Phân Tích Bài Thơ Cảnh Rừng Việt Bắc Của Bác Hồ trên website Techcombanktower.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!