Đề Xuất 3/2023 # Những Cách Để Dạy Học Online Hiệu Quả Trong Mùa Dịch # Top 9 Like | Techcombanktower.com

Đề Xuất 3/2023 # Những Cách Để Dạy Học Online Hiệu Quả Trong Mùa Dịch # Top 9 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Những Cách Để Dạy Học Online Hiệu Quả Trong Mùa Dịch mới nhất trên website Techcombanktower.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Trường Trung học cơ sở Nguyễn Du (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) là một trong số những trường công lập ở thủ đô triển khai đầu tiên việc dạy học online cho học sinh ở tất cả các khối lớp. Sau những bước chập chững chuyển đổi môi trường dạy học từ trực tiếp lên không gian mạng, giáo viên của trường đã rút ra nhiều kinh nghiệm để có những giờ học hiệu quả.

Yếu tố làm nên chất lượng của giờ học online

Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, nhiều trường trên cả nước đã chuyển sang hình thức học trực tuyến. Đây được xem là giải pháp hữu hiệu trong thời điểm này, nhưng để đạt được hiệu quả còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

Tại Hà Nội, ngay từ cuối tháng 2.2020, trước việc học sinh phải kéo dài thời gian nghỉ học do dịch bệnh, giáo viên Trường Trung học cơ sở Nguyễn Du đã bắt tay vào việc xây dựng kế hoạch dạy học online.

Theo cô Nguyễn Thị Lý – Hiệu trưởng nhà trường, từ đầu năm 2019, Trường Trung học cơ sở Nguyễn Du đã xây dựng mô hình trường học thông minh, đặt hàng phần mềm dạy học Zoho Showtime. Suốt 1 năm qua, giáo viên của trường bắt đầu được làm quen, tiếp cận với việc dạy học online. Tuy nhiên, trước đây mới chỉ dừng ở việc giao bài tập, tương tác với học sinh qua mạng.

Ngay khi học sinh nghỉ học phòng dịch COVID-19, nhà trường đã chạy phần mềm dưới hình thức ôn tập bài học cũ cho học sinh và sang tháng 3 thì triển khai dạy bài mới theo thời khóa biểu dành cho từng khối.

Cô Lý cho biết, sau hơn hai tuần giảng dạy, hình thức dạy học online nhận được phản hồi tích cực từ phía phụ huynh và học sinh. Trong những tuần dạy trực tuyến, nhà trường cũng không thu bất kì khoản kinh phí nào.

Để có những giờ dạy học online hiệu quả, theo lãnh đạo Trường Trung học cơ sở Nguyễn Du, cần có các yếu tố: Phần mềm dạy học, đường truyền mạng tốt, thiết bị của giáo viên và học sinh, việc chuẩn bị bài và kĩ năng của giáo viên.

Trong đó có các kỹ năng của giáo viên là rất quan trọng. Ví dụ, thầy cô phải có kỹ năng quản lý giờ dạy trên không gian mạng, như điểm danh học sinh trước khi bắt đầu tiết dạy, tạo một số trò chơi để khởi động, tạo hứng thú học tập cho học sinh.

Tiếp đó là kỹ năng thuyết trình (như MC chuyên nghiệp); kĩ năng giao tiếp, tương tác với học sinh trong suốt giờ học, để tránh việc truyền thụ kiến thức một chiều. Đồng thời, giáo viên sẽ phải chuẩn bị bài tập để kiểm tra mức độ tiếp thu của học sinh sau mỗi giờ học online.

Những ngày đầu còn bỡ ngỡ và khó khăn, nhưng dần dần cũng quen và rút ra được nhiều kinh nghiệm. Chẳng hạn, nếu để học sinh bật mic trả lời đồng loạt hoặc chát trả lời đồng loạt thì mạng sẽ lag ngay. Như kiểu tiết dạy trên lớp mà cả lớp đồng thanh thì không ai nghe được. Lúc này, giáo viên sẽ phải điều hành và mời từng học sinh trả lời, trao đổi.

Tăng tính chủ động của học sinh

Trong mùa dịch, khi bài giảng online và “núi bài tập” được gửi mỗi ngày, ngoài những điều kiện hỗ trợ về công nghệ, hướng dẫn của giáo viên thì kỹ năng tự học của học sinh là rất quan trọng.

Theo cô Nguyễn Thị Quỳnh Nga (giáo viên môn Văn, Trường THCS Nguyễn Du), qua những giờ dạy online, dù giáo viên “tốn” sức hơn, nhưng bù lại là nâng cao tính tự giác học của học sinh.

Giáo viên Trường THCS Nguyễn Du cũng nhìn nhận những hạn chế của việc dạy học online cần phải khắc phục là vẫn có học sinh không thể tham gia lớp học vì những lý do như: Phụ huynh cho các con về quê tránh dịch, chất lượng đường truyền ở nông thôn không tốt, hoặc phụ huynh gửi con cho ông bà và ông bà không có công cụ hỗ trợ học online như điện thoại thông minh, hoặc máy tính.

Chính vì vậy, thầy cô đồng tình với phương án mà Bộ GDĐT đưa ra là sau khi học sinh trở lại trường, sẽ dành một khoảng thời gian để các trường ôn tập lại kiến thức cho học sinh trước khi thực hiện kiểm tra, đánh giá.

Ngoài ra, Trường THCS Nguyễn Du cũng có phương án xử lý đối với những trường hợp học sinh không thể tham gia trực tiếp các lớp học online là toàn bộ các bài giảng được ghi âm, ghi hình và gửi tới phụ huynh, kêu gọi cha mẹ có thể cùng đồng hành với nhà trường, hỗ trợ việc học online của con em mình.

Để Có Những Giờ Học Online Hiệu Quả

Trong mùa dịch, khi bài giảng online và “núi bài tập” được gửi mỗi ngày, ngoài những điều kiện hỗ trợ về công nghệ thì kỹ năng tự học của học sinh là rất quan trọng. Ngoài ra, việc kiểm tra, đánh giá cũng là yếu tố giúp tạo nên những giờ học online hiệu quả, chất lượng.

Trong thời gian học sinh nghỉ học để phòng, chống dịch COVID-19, hầu hết các trường đều thiết lập nhiều hình thức học tập online để thầy cô hướng dẫn học sinh làm bài tập. Học tập trực tuyến là giải pháp thích hợp để quá trình học tập của học sinh không bị gián đoạn bởi dịch bệnh.

Tuy nhiên, hiệu quả của việc dạy học online, dạy học qua truyền hình bị hạn chế bởi thời gian và không gian tương tác, công nghệ và điều kiện của mỗi gia đình. Điều này đòi hỏi học sinh phải có ý thức tự học và chủ động.

Ngoài ra, theo phản ánh của học sinh, qua một thời gian trải nghiệm việc học qua truyền hình, học online, dù đánh giá phương pháp này phù hợp với tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, nhưng học sinh cho biết các em khá căng thẳng khi hằng ngày phải làm rất nhiều bài tập được giao.

Đặc biệt với học sinh cuối cấp (lớp 9, 12), ngoài việc đảm bảo tiến độ làm bài các môn sau mỗi giờ học qua truyền hình, học sinh cũng được giáo viên chủ nhiệm, nhà trường giao thêm bài tập để ôn luyện.

Tại Hà Nội, theo phản ánh của học sinh, nhà trường còn “giao chỉ tiêu” mỗi ngày học sinh phải làm các đề luyện thi trên hệ thống ôn tập trực tuyến của Sở Giáo dục và Đào tạo.

Quay cuồng trong núi bài tập được gửi mỗi ngày, không ít học sinh cuối cấp cho biết các em bị căng thẳng khi thực hiện ôn thi, ôn tập tại nhà.

Thay đổi cách kiểm tra, đánh giá

Cách nào để giảm áp lực cho học sinh khi thực hiện ôn thi bằng hình thức online trong mùa dịch, theo các giáo viên, học sinh cần có kỹ năng tự học.

Kỹ năng này không nên bắt nguồn từ nỗi sợ bị rầy la hay áp lực điểm số mà cần được hình thành từ sự hứng thú với bài giảng của học sinh. Hay nói cách khác, không cần phải ai nhắc nhở hay thúc ép, các em vẫn biết cách sắp xếp thời gian và bài học để hoàn thành tốt nhất quá trình học tập tại nhà.

Để làm được điều này, vai trò của giáo viên, nhà trường là rất quan trọng. Giáo viên sẽ là người đồng hành, thường xuyên yêu cầu kỹ năng tự học của học sinh để có thể giải quyết vấn đề nảy sinh trong quá trình học tập.

Còn theo nhà giáo ưu tú Lê Tiến Thành – Chủ tịch Hội đồng Giáo dục của Thực nghiệm Victory, muốn học sinh hình thành năng lực tự học, nhà trường và giáo viên phải tạo môi trường tự do và trao cho học sinh đủ công cụ, kiến thức, kỹ năng để người học tự tìm tòi và xây dựng kiến thức thông qua “kinh nghiệm”, “tư duy”, “trải nghiệm” của chính bản thân, chứ không phải bằng cách ghi nhớ các luận điểm lý thuyết suông.

Đặc biệt, các bài tập, cách kiểm tra, đánh giá học sinh cần hướng tới việc viết luận và hoàn thành các nhiệm vụ, dự án thực tế hơn là việc giải các bài tập hay kiểm tra bằng các bài thi như hiện nay. Đây được gọi là phương pháp giáo dục thực nghiệm – học qua thực hành, trưởng thành qua trải nghiệm.

Theo thầy Lê Tiến Thành, vai trò của giáo viên trong quá trình này là rất quan trọng. Thầy cô là người tạo môi trường và tình huống để học sinh có thể rèn luyện khả năng tự giải quyết vấn đề thông qua việc tổ chức hoạt động học và dạy cách học.

Để làm được điều đó, giáo viên phải thường xuyên cập nhật, chọn bài tập ứng dụng có tính thực tế, liên hệ kiến thức với cuộc sống để hấp dẫn học sinh.

Giáo viên cũng cần thường xuyên tổ chức các hoạt động học theo hình thức: Thầy giao việc – Trò làm việc; Thầy là người hướng dẫn – Trò tự học, tự chiếm lĩnh kiến thức. Phương pháp này không chỉ rèn luyện khả năng tư duy độc lập mà còn tạo thói quen chủ động tìm kiếm tri thức từ những trải nghiệm mới trong cuộc sống.

Điều quan trọng, kỹ năng tự học không phải là đòi hỏi nhất thời trong thời gian dịch bệnh mà đó là một trong những năng lực tiên quyết của công dân toàn cầu và công dân thời đại số. Thầy Thành cho rằng, nhân việc các cơ sở đang tiến hành dạy học online cho học sinh, các trường cần quan tâm và chú trọng hơn phương pháp dạy học tích cực để giúp học sinh hình thành năng lực quan trọng này.

Những Cách Giải Cảm Hiệu Quả Trong Mùa Mưa Bão

Bệnh cảm lạnh thường bắt đầu bằng sự mệt mỏi và rã rời toàn thân, sau đó là các triệu chứng khác như: hắt hơi, đau đầu… Những dấu hiệu này sẽ xuất hiện sau 16 giờ mắc bệnh và có thể tự chấm dứt sau 1 tuần, tuy nhiên cũng có những trường hợp kéo dài gần 1 tháng. Trung bình, mỗi năm người lớn sẽ bị 2 – 4 lần cảm cúm, cảm lạnh, còn trẻ em thì từ 6 – 8 lần trong năm.

Bác sĩ Li Fang, chuyên khoa Nội Hô hấp chia sẻ trên tờ Jiankang (Trung Quốc): “Tình trạng ngủ không đủ giấc hoặc bị nhiễm lạnh do thời tiết, đi dầm dưới mưa sẽ khiến hệ thống miễn dịch trong cơ thể suy yếu. Đó là thời cơ để các loại vi khuẩn, vi rút tấn công vào đường hô hấp và gây nên các bệnh cảm lạnh, cảm cúm”.

Khi có các dấu hiệu như nghẹt mũi, hắt hơi, lạnh run thì tốt nhất bạn nên nằm nghỉ ngơi, không nên gắng gượng làm việc. Giấc ngủ chính là “liều thuốc” tốt nhất và có thể miễn dịch với tất cả các bệnh. Chính vì thế, bạn cần ngủ ít nhất 7 tiếng mỗi ngày. Cùng với đó là chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung các loại thực phẩm tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

1. Ăn nhiều tỏi

Không chỉ là loại gia vị giúp món ăn thêm phần thơm ngon, tỏi còn được biết đến là một vị thuốc chữa được khá nhiều bệnh, trong đó có bệnh cảm lạnh. Trong tỏi có chất allicin, đây là hoạt chất làm thông thoáng đường thở, kích thích hô hấp cũng như tăng cường quá trình trao đổi khí ở phổi. Bên cạnh đó, tỏi còn có khả năng diệt vi rút rất hiệu quả. Vì thế, ngay khi có các dấu hiệu của bệnh cảm lạnh, bạn hãy dùng tỏi để kết hợp với các món ăn và sử dụng hàng ngày. Nếu ăn được tỏi tươi, tỏi sống thì càng tốt.

2. Uống trà gừng

Sử dụng trà gừng để giải cảm là bài thuốc cổ truyền trong Đông y. Gừng có tính sát khuẩn, giúp ấm cơ thể, làm toát mồ hôi và bài tiết các chất độc ra ngoài. Khi bị mắc mưa hoặc thường xuyên cảm thấy rùng mình, ớn lạnh, bạn nên ngậm vài lát gừng tươi hoặc pha trà gừng nóng và uống sau mỗi bữa ăn. Bạn cũng có thể cho thêm viên đường hoặc một thìa mật ong để có vị ngon hơn.

3. Nước chanh pha mật ong

Hàm lượng vitamin C trong chanh tươi khá nhiều, bên cạnh đó còn là các loại khoáng chất và vitamin khác, giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng và sát khuẩn hiệu quả. Vào những ngày thời tiết thay đổi thất thường, khi nắng, khi mưa thì bạn có thể pha chanh với mật ong và uống vào hai buổi sáng tối sau bữa ăn để phòng bệnh. Ngoài ra, đây cũng là loại thức uống giúp bạn giảm cân và thanh lọc cơ thể rất tốt.

4. Súc miệng bằng nước muối

Dấu hiệu đầu tiên của bệnh cảm lạnh đó chính là vùng họng bị đau, điều này cũng cho thấy các loại vi khuẩn đang tấn công vào hệ hô hấp một cách mãnh liệt. Để diệt khuẩn an toàn và tốt nhất, bạn nên súc miệng bằng nước muối vào hai buổi sáng và tối. Súc miệng bằng nước muối thường xuyên cũng sẽ giúp bạn hạn chế được tình trạng viêm họng hạt.

5. Bổ sung nhiều vitamin E, C, D

Theo một nghiên cứu tại Mỹ, những người thường xuyên bổ sung các loại vitamin A, C, D cho cơ thể sẽ giảm được một nửa nguy cơ bị cảm lạnh, cảm cúm so với những người khác.

Tiến sĩ Simin Meydani thuộc Đại học Tufts của Mỹ cho biết: “Vitamin E có thể cải thiện hệ miễn dịch ở những người cao tuổi, vì thế thường xuyên uống vitamin E sẽ làm giảm tối đa nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp”. Nghiên cứu này đã được thực hiện ở 130 người trên tuổi 45.

6. Xông hơi bằng các loại thảo dược

Theo các bác sĩ Đông y, khi xông hơi, khí của các loại dược liệu sẽ theo hơi thở vào sâu bên trong phế nang và làm thông suốt đường hô hấp. Từ đó giảm được các triệu chứng như nghẹt mũi, đau đầu và loại bỏ được các độc tố trong cơ thể qua tuyến mồ hôi. Để có được nồi xông hơi tốt, bạn cần sử dụng các loại lá cây như lá tre, bưởi, sả, cúc tần, hương nhu, bạc hà… rồi rửa sạch, nấu sôi. Sau đó trùm kín chăn và xông hơi từ 5 – 7 phút.

Biện pháp phòng tránh bệnh cảm lạnh

– Ăn uống đầy đủ chất, bổ sung vitamin C, D, E thường xuyên bằng các loại thực phẩm, hoa quả.

– Ngủ ít nhất 7 tiếng mỗi ngày, không thức quá khuya.

– Không đi dưới trời mưa, thay ngay quần áo nếu bị ướt và không nên tắm đêm, tắm nước lạnh.

– Tập thể dục, thể thao mỗi ngày để tăng sức đề kháng cho cơ thể.

– Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh cần rửa tay bằng xà phòng để sát khuẩn.

Top Những Cách Giải Stress Hiệu Quả Trong Mùa Ôn Thi

Ôn thi căng thẳng và mệt mỏi là một trong những nguyên nhân khiến các thí sinh dễ bị stress. Khi gặp phải tình trạng này các em cần nhận thức và có kế học khắc phục để không làm ảnh hưởng đến kết quả mùa thi.

Stress là gì?

Stress là một trong những hiện tượng phổ biến và nhiều người gặp phải. Theo lời phân thích của thầy N.M.Hiếu – Giảng viên trường Cao đẳng Dược Hà Nội chính quy: “Stress là phản ứng của cơ thể trước bất cứ một yêu cầu, áp lực hay một yếu tố nào đó đe dọa để sự tồn tại lành mạnh của con người cả về mặt thể chất và tinh thần”.

Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta trải qua nhiều bệnh stress thông qua các hoạt động như: trong nhà trường, ở nhà, nơi công sở và thậm chí trong các hoạt động thể thao cũng có thể gây nên tình trạng stress. Bởi vậy, mỗi một người cần phải ý thức và có lối sống lành mạnh để không mắc phải căn bệnh này.

TOP những cách giải stress hiệu quả trong mùa ôn thi

Dành thời gian đi bộ vào sáng sớm

Đi bộ vào sáng sớm có hiệu quả và rất tốt cho sức khỏe cho những đối tượng muốn giảm căng thẳng và mệt mỏi. Đi bộ không chỉ giúp bạn có thể sản xuất ra Endorphin – dẫn truyền thần kình trong não bộ khiến tâm trạng của bạn vui hơn.

Bởi vậy, mỗi ngày chỉ cần đi bộ tầm khoảng 30 phút để lấy lại được tâm trạng cho cơ thể. Nên đi bộ vào buổi sáng để tận hưởng được không khí trong lành và thoáng đãng. Đây là việc mà các bạn cần thực hiện mỗi ngày.

Uống nước

Mệt mỏi do làm việc nhiều với máy tính và cảm thấy muốn ngủ, đây là một trong những dấu hiệu của tình trạng thiếu nước. Theo khoa học chứng minh nếu cơ thể của bạn thiếu 1 – 2% nước cũng có thể làm chậm quá trình suy nghĩ và giảm hiệu quả của công việc.

Để tránh tình trạng nay khi làm việc hay bắt đầu học tập các nên chuẩn bị chai nước để một bên để uống ngay cả khi chưa khát. Đặc biệt, uống nước mỗi ngày còn giúp bạn giảm được 7% nguy cơ ung thu.

Tạo được thói quen ngủ trưa mỗi ngày

Thói quen ngủ trưa mỗi ngày sẽ giúp các bạn lấy lại được tinh thần và tạo được sinh lực để có thể học tập. Chỉ cần chợp mắt khoảng tầm 30 – 45 phút sẽ được thư giãn cơ, đặt biệt là vùng cổ và mắt.

Tìm một nơi yên tĩnh để chợp mắt, bởi sau thời gian học tập căng thẳng bộ não cần được nghỉ ngơi và thư giãn.

Khởi động nhẹ nhàng với những bài tập thể dục

Trong quá trình học tập nếu không thoái mái, cảm thấy bứt rứt, tê mỏi chân. Hãy đứng dậy, đi lại vài phút và vung vẩy tay chân để các cơ được thư giãn. Dành khoảng 5 – 7 phút để thực hiện những động tác này, nhất là đối với những động tác ở cổ, vai và bụng.

Việc làm này nhằm giúp của thiện được hệ tuần hoàn của máu, ngăn ngừa chứng giãn tính mạch và bài trừ được các axit uric gây tổn thương đến khớp, giảm nguy co tích tụ mỡ thừa ở vùng bụng.

Bổ sung thực phẩm có nhiều chất xơ

Chế độ ăn uống cũng là cách giúp các bạn giảm được stress, lấy lại được sức khỏe ổn định hơn. Khi bị stress các bạn nên lựa chọn những thực phẩm có chứa nhiều chất xơ nhằm giúp hạ được lượng đường trong máu, giúp máu lưu thông tốt hơn và lấy lại tinh thần sau những khoảng thời gian căng thẳng.

Những thực phẩm có chứa nhiều chất xơ như: các loại rau, củ, quả. Lựa chọn những loại ngũ cốc và trong bữa ăn hàng ngày bổ sung thêm các loại rau xanh, các loại trái cây như: cam, quýt, táo,…

Bạn đang đọc nội dung bài viết Những Cách Để Dạy Học Online Hiệu Quả Trong Mùa Dịch trên website Techcombanktower.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!