Cập nhật nội dung chi tiết về Những Bài Thuốc Cổ Phương Dưỡng Da Trắng mới nhất trên website Techcombanktower.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Trong kho tàng Đông y có nhiều phương thức làm đẹp rất hiệu quả. Cái đẹp mà Đông y mang lại là cái đẹp chân thật, đầy sức sống, toát ra từ cơ thể khỏe mạnh.
Chống nếp nhăn:Kem trứng gà: đập 1 quả trứng gà vào chén, cho vào 1 lượng mật ong và bột mì trắng thích hợp, trộn đều thành hồ. Mỗi sáng sau khi rửa mặt bôi kem lên mặt, 10 – 20 phút sau thì rửa mặt bằng nước sạch. Làm như vậy lâu ngày sẽ giảm được nếp nhăn trên mặt, bảo vệ vẻ tươi sáng của da.
Kem trừ nếp nhăn: mật ong, đường trắng, sữa bò trộn thành kem. Bôi mặt buổi sáng hoặc tối để 10 – 20 phút rồi rửa sạch. Sử dụng thường xuyên làm giảm hoặc mất nếp nhăn và tăng độ ẩm, làm trắng da.
Các vết tàn nhang, thâm đen, vết nám:Trứng gà ngâm dấm trừ tàn nhang: trứng gà ngâm vào dấm, 1 tháng sau khi quả trứng chỉ còn lại vỏ mỏng nổi trên mặt dung djch dấm, lấy dấm đó bôi lên những nốt tàn nhang vào buổi tối.
Loại trừ các vết thâm đen: bạch chỉ, bạch cập, bạch liễm, bạch phụ tử, mỗi thứ 10g với mật đà tăng (dư phẩm của chế biến bạc, màu đỏ cam óng ánh), đem tất cả nghiền nhỏ, dùng mật ong trộn đều, đựng vào bình, lấy thuốc bôi vào những chỗ thâm đen. Thông thường chỉ 1 liều là trị được.
Vết nám trên mặt sản phụ sau khi sinh: mật dê, tụy lợn, tế tân 3 phần bằng nhau đem sắc 3 lần (đun sôi, để nguội rồi lại đun sôi, để nguội). Buổi tối bôi lên mặt, sáng ra rửa sạch.
Bạch liễm trị trứng cá: bạch liễm 4g, hạnh nhân 1g, kê thỉ bạch 1g đem nghiền thành bột, trộn đều với nước và mật, xoa lên mặt trừ trứng cá rất tốt. Các bài thuốc trừ trứng cá:
Thỏ ty tử trị trứng cá: hạt cây tơ hồng ép lấy nước bôi vào nhứng nốt trứng cá mỗi ngày 3 – 5 lần. Bôi đến khi hết thì thôi.
Trái mướp đắng: rửa sạch, ép lấy nước cho thêm đường phèn để uống. có thể dùng mướp đắng bôi lên trứng cá.
Tật lê trừ sẹo: quả tật lê gai và dành dành, lượng bằng nhau, nghiền thành bột, hòa với dấm, bôi lên chỗ sẹo trước khi đi ngủ, sáng hôm sau rửa sạch. Vị thuốc lưu lại trên vết sẹo một thời gian dài, hiệu quả rõ rệt. Trị sẹo:
Cám đại mạch: mùa xuân hạ dùng cám đại mạch, mùa thu đông dùng cám tiểumạch, giần lấy bọt hòa với bơ để bôi.
Trứng gà trừ sẹo: luộc chín 5 – 7 quả trứng gà, lấy lòng đỏ sao đen, mỗi ngày bôi 3 lần, dùng lâu sẹo tự hết.
Cổ phương là phương thuốc được ghi trong các sách về y học cổ truyền của Việt Nam và Trung Quốc, từ trước Thế kỷ 19; trong đó đã ghi về số vị thuốc cổ truyền, lượng từng vị, cách bào chế, liều dùng, cách dùng và chỉ định của phương thuốc.Cổ phương gia giảm là bài thuốc cổ phương được tăng thêm hoặc giảm một số vị thuốc, liều lượng của vị thuốc, cách bào chế vị thuốc, liều dùng, cách dùng, chỉ định dùng theo biện chứng của thầy thuốc đảm bảo hiệu lực và an toàn của phương thuốc.Nghiệm phương là những phương thuốc cổ truyền có hiệu quả nhất định đối với một chứng bệnh hoặc một bệnh nào đó.Bài thuốc gia truyền là bài thuốc kinh nghiệm lâu đời của dòng tộc, gia đình truyền lại, có hiệu quả điều trị với một bệnh, một chứng bệnh nhất định, có tiếng ở trong vùng, được nhân dân tín nhiệm, được Hội Đông y và y tế xã sở tại và Sở Y tế công nhận.Thuốc thang là thuốc có một hoặc nhiều vị thuốc cổ truyền kết hợp với nhau theo lý luận của y học cổ truyền hoặc theo kinh nghiệm dân gian được sử dụng để phòng bệnh, chữa bệnh và được đóng gói theo liều sử dụng.Thuốc dân gian là thuốc có nguồn gốc từ dược liệu trong nước được sử dụng trong cộng đồng từ đời này sang đời khác bằng hình thức truyền khẩu hoặc ghi chép thành tài liệu trở thành kiến thức và thực hành trong điều trị hiệu quả một số một số bệnh hoặc một số chứng bệnh.
Gợi Ý Những Cách Làm Trắng Da Bằng Lá Tía Tô Hiệu Quả Nhất
Lá tía tô chứa hàm lượng vitamin A, C và các khoáng chất như Ca, Fe, P giúp da khỏe khoắn, căng bóng, đầy sức sống. Bên cạnh đó, loại cây này còn có tác dụng trị nám, tàn nhang vô cùng hiệu quả bởi hoạt chất priseril có tác dụng thanh lọc da, tẩy tế bào chết và cải thiện màu sắc cho da, giúp da mịn màng và trắng sáng. Có thể kể đến một số tác dụng làm đẹp da của lá tía tô như sau:
Trong lá tía tô có chứa nhiều các dưỡng chất vitamin A, C, B có tác dụng ngăn ngừa sự tổng hợp hắc sắc tố melanin. Đồng thời giúp hạn chế tình trạng da sạm nám, tàn nhang, hỗ trợ cải thiện hiệu quả da thâm mụn, cháy nắng, cho da trắng hồng rạng rỡ.
Ngoài ra, lá tía tô còn chứa nhiều khoáng chất thiết yếu như canxi, photpho, natri, sắt… giúp chống oxy hóa hiệu quả và ngăn chặn quá trình lão hóa da sớm, giúp hồi phục các tổn thương do viêm mụn gây ra.
Lá tía tô còn chứa các thành phần như quercetin, acid alpha-linolenic, luteolin, rosmarinic acid có tác dụng kháng viêm và kháng khuẩn rất tốt, đồng thời giúp se khít lỗ chân lông.
Chất priseril trong lá tía tô có tác dụng tẩy tế bào chết cho da, tái tạo lại các tế bào da mới và giúp cho da trắng hồng và mềm mại hơn.
Những cách làm trắng da bằng lá tía tô hiệu quả nhất
2. Một số cách làm trắng da bằng lá tía tô
Việc uống trà tía tô không chỉ có tác dụng thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể mà còn giúp cải thiện làn da hiệu quả. Đây là cách làm trắng da bằng lá tía tô đơn giản, có tác dụng ức chế sắc tố melanin từ sâu bên trong, giúp da sáng hồng, giảm vết thâm, nám đáng kể. Lưu ý, bạn nên uống loại trà này vào mùa đông hoặc khi thời tiết mát mẻ vì lá tía tô có tính nóng.
Đây cũng là cách làm trắng da bằng lá tía tô công hiệu nhất mà bạn dễ dàng áp dụng tại nhà. Bạn có thể kết hợp thêm lá kinh giới, lá ngải cứu và tía tô để tạo thành hỗn hợp xông mặt mang lại hiệu quả dưỡng trắng, làm đẹp da.
Những cách làm trắng da bằng lá tía tô hiệu quả nhất
Với cách làm trắng da bằng lá tía tô bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau: lá tía tô, chanh tươi và 1 chút muối.
Đầu tiên bạn rửa sạch lá tía tô, giữ cả phần thân và cho vào nồi đun sôi với một lượng nước vừa đủ, nước sôi thì cho thêm 1 thìa muối trắng. Đun tiếp khoảng 5 phút thì nhắc xuống.
Chờ nước ấm ấm thì bạn vắt 2 quả chanh vào và cho cả vỏ vào. Sau khi tắm sạch cơ thể với nước và sữa tắm, bạn hãy tắm với nước ấm để làm mềm da và tạo điều kiện cho lỗ chân lông giãn nở.
Tiếp theo, bạn lấy lá tía tô và vỏ chanh chà nhiều lần lên da, cách này sẽ giúp loại bỏ sạch tế bào chết, đẩy lùi các vết thâm sạm và giúp da bật tone trắng sáng.
Chà xát trong khoảng 10 – 15 phút thì bạn dùng nước lá tía tô tắm lên người, massage cơ thể khoảng 5 phút nữa rồi tắm sạch lại với nước mát.
Mật ong được xem là một trong những thần dược làm đẹp của phụ nữ, để tăng công dụng dưỡng da của mật ong người ta thường kết hợp với một số loại thực vật khác trong đó để làm trắng da thì lá tía tô là sự lựa chọn hoàn hảo nhất.
Với cách làm trắng da bằng lá tía tô này, bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu sau: khoảng 5 – 6 lá tía tô, 1 muỗng canh mật ong, vài giọt nước cốt chanh tươi.
Trong sữa chua có nhiều axit amin và vitamin cùng khoáng chất tốt cho làn da. Việc đắp mặt nạ bằng sữa chua và lá tía tô có tác dụng chống lão hóa cho da, trả lại màu da trắng hồng mịn màng.
Để thực hiện theo cách này, bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu sau: 1 nắm lá tía tô và 1 muỗng sữa chua không đường.
Lưu lại hỗn hợp trên da khoảng 10 phút rồi rửa lại bằng nước lạnh. Bạn hãy áp dụng công thức này 2 lần/tuần, bạn sẽ thấy da trắng hồng, rạng rỡ hơn.
Sơ Lược Về Thuốc Y Học Cổ Truyền
Cách kê đơn bốc thuốc của thuốc nam Nguyễn Kiều tuân theo nguyên tắc biện chứng lập phương của y học cổ truyền từ ngàn đời nay, tức là dựa vào tình trạng bệnh cụ thể của bệnh nhân để xây dựng phương thuốc điều trị, rồi kê đơn sau đó mới bốc thuốc cho bệnh nhân.
I.SƠ LƯỢC VỀ THUỐC Y HỌC CỔ TRUYỀN
Thuốc y học cổ truyền gồm các loài thực vật, động vật, khoáng vật và một số chế phẩm hóa học…
Từ thời nguyên thủy, tổ tiên chúng ta trong lúc tìm kiếm thức ăn có khi ăn phải chất độc gây đi lỏng hoặc nôn mửa, hoặc hôn mê, có khi chết người. Theo thời gian, kinh nghiệm dần được tích lũy, không những giúp loài người lợi dụng được tính chất của cây cỏ để làm thức ăn mà còn biết dùng làm thuốc chữa bệnh, các loại thuốc từ thực vật, động vật ra đời từ đó. Các loại thuốc khoáng vật lại phát triển theo ngành khai thác mỏ như thạch cao, chu sa, hùng hoàng…
Mặt khác các lý luận triết học duy vật cổ đại ( thuyết âm dương, ngũ hành…) lại được các nhà y học cổ phương Đông vận dụng vào y học trong mọi lĩnh vực từ phòng bệnh đến chẩn trị, bào chế thuốc men, làm phong phú thêm cho kho tàng lý luận của y học cổ truyền.
Thuyết âm dương trong y dược:
Người xưa đã nhận thấy trong tất cả sự vật luôn có sự mâu thuẫn nhưng thống nhất với nhau, không ngừng vận động biến hóa để phát sinh, phát triển và tiêu vong, gọi là Học thuyết âm dương.
Âm dương không phải là một thứ vật chất cụ thể nào mà là thuộc tính nằm trong tất cả mọi sự vật. Âm dương tuy đối lập, chế ước nhau nhưng phải nương tựa vào nhau mới tồn tại được. Âm dương luôn vận động không ngừng, âm tiêu, dương trưởng, tuy nhiên âm cực lại sinh dương, dương cực lại sinh âm. Tuy vậy âm dương lại luôn lặp lại được thế cân bằng. Trong cơ thể con người cũng vậy, khi âm dương cân bằng thì cơ thể khỏe mạnh, còn khi âm dương mất cân bằng thì phát sinh ra bệnh tật. Ví dụ:
Âm dương thiên thịnh: phần lớn là thực chứng
Dương thịnh gây chứng thực nhiệt: sốt cao, khát, ra mồ hôi, chất lưỡi hồng, rêu lưỡi vàng, mạch sác.
Âm thịnh gây chứng thực hàn: chân tay lạnh, đau bụng, đại tiện lỏng, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch trầm.
Âm dương thiên suy: phần lớn là hư chứng
Dương hư là dương khí của cơ thể hư yếu (chứng hư hàn): sắc mặt trắng, sợ lạnh, chân tay lạnh, tự ra mồ hôi, mạch vi.
Âm hư là âm dịch của cơ thể không đầy đủ (chứng hư nhiệt): sốt từng cơn, ra mồ hôi trộm, lòng bàn chân tay nóng, miệng lưỡi khô, mạch vi sác.
Do đó để cơ thể khỏe mạnh cần giữ được sự nhịp điệu thăng bằng trong cơ thể , giữa con người và ngoại cảnh. Khi âm dương cơ thể mất cân bằng thì mượn khí vị, âm dương của các vị thuốc để lập lại sự cân bằng ấy. Thuốc y học cổ truyền đại khái chia làm tứ khí, ngũ vị và thăng, giáng, phù, trầm.
Tứ khí là:
Hàn (lạnh), lương (mát) thuộc âm
Nhiệt (nóng), ôn (ấm) thuộc dương.
Ngũ vị là:
Tân (cay), cam (ngọt), đạm (nhạt) thuộc dương
Toan (chua ), khổ (đắng) thuộc âm.
Trong khí vị lại chia làm hậu (nồng, đậm) và bạc (nhạt, nhẹ nhàng).
Xu hướng tác dụng của thuốc:
Thăng (đi lên), phù (phát tán ra ngoài) thuộc dương.
Giáng (đi xuống), trầm (thấm lợi vào trong và xuống dưới) thuộc âm.
Hiểu được quy luật này sẽ hiểu lý luận của dùng thuốc đông y.
Thuyết ngũ hành trong việc xét tính chất thuốc và dùng thuốc:
Thuyết ngũ hành là một học thuyết triết học, bao trùm mọi mặt vận động của vật chất trong vũ trụ, về căn bản thì cũng là một cách biểu thị luật mâu thuẫn và hỗ trợ nhau trong thuyết âm dương, tuy nhiên lại bổ sung cho thuyết âm dương hoàn chỉnh hơn. Theo đó, mọi vật chất trong vũ trụ đều do năm hành: “mộc, hỏa, thổ, kim, thủy” phối hợp với nhau mà tạo nên. Năm hành này quan hệ với nhau theo quy luật tương sinh (giúp đỡ nhau phát triển), tương khắc (khắc chế, kìm hãm nhau) và chế hóa lẫn nhau.
Căn cứ vào hình thái tính chất của từng bộ phận trong cơ thể, của từng vị thuốc, người xưa đã quy nạp các vị thuốc vào từng hành rồi vận dụng điều đó trong việc điều trị và tìm thuốc.
Trong tìm thuốc, căn cứ vào mùi vị, màu sắc mà xét xem vị thuốc này có tác dụng lên bộ phận nào của cơ thể. Ví dụ một vị có vị cay, màu trắng sẽ tác dụng lên phế vì phế thuộc hành kim, màu trắng, vị cay; một vị có màu đỏ, vị đắng sẽ vào tâm vì tâm thuộc hỏa, màu đỏ, vị đắng…
Trong chế thuốc, cũng vận dụng ngũ hành. Ví dụ, muốn cho vị thuốc tác dụng vào tỳ vị thì tẩm với mật, hoặc sao vàng, vì màu vàng, vị ngọt thuộc hành thổ, mà tỳ vị cũng thuộc hành thổ; muốn thuốc vào thận thì thường chế với đậu đen, hoặc tẩm muối vì màu đen, vị mặn thuộc hành thủy, mà thận cũng thuộc hành này.
Trong việc điều trị, cũng vận dụng như vậy. Ví dụ: chảy máu, thổ huyết, huyết màu đỏ, thuộc hành hỏa, thủy khắc hỏa, do đó dùng thuốc hành thủy để chống hành hỏa, vậy thuốc cầm máu thường được đốt hay sao đen. Muốn bổ cơ thịt, bổ tỳ thì dùng thuốc có vị ngọt,màu vàng. Chữa bệnh phổi dùng các vị thuốc có vị cay như tinh dầu…
II. Những phương pháp kê đơn thuốc đông y
Phương pháp cổ phương gia giảm
Đây là phương pháp bài thuốc đã được xác lập và ghi nhận kết quả từ lâu đời từ thế hệ này qua thế hệ khác và được ghi lại bằng sách kinh điển. Trong quá trình điều trị bệnh, thầy thuốc tăng thêm hoặc giảm vị thuốc sao cho phù hợp với tình hình thực tế của người bệnh.
Ưu điểm của phương pháp cổ phương gia giảm: mang đầy đủ tính chất lý pháp của Đông Y;
Nhược điểm: cứng nhắc bị lệ thuộc vào thuốc ngoại nhập, bài thuốc khó nhớ và khó vận dụng vào thực tế vì bệnh cảnh có thể thay đổi.
Phương pháp theo đối chứng trị liệu
Đây là phương pháp điều trị dựa vào triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân. Nên ưu điểm chính là rất đơn giản, không phải nhớ nhiều bài thuốc, thầy thuốc được linh hoạt trong việc vận dụng các vị thuốc.
Nhược điểm của phương pháp này chính là: nếu thầy thuốc chưa có nhiều kinh nghiệm, chỉ chạy theo triệu chứng làm mất tính cân đối trong lý pháp phương dược.
Phương pháp theo kinh nghiệm dân gian
Phương pháp theo toa căn bản
Dựa theo kinh nghiệm của quân dân y trong thời kháng chiến, ngoài sử dụng 10 -11 vị thuốc để nhuận tiểu, nhuận gan, nhuận tràng, nhuận huyết, giải độc cơ thể, kích thích tiêu hóa, khai khiếu. Còn bổ sung thêm vào toa căn bản thêm Quế chi, Tía tô, Hành, Kinh giới, Bạch chỉ.
Toa căn là phương pháp bốc thuốc YHCT đơn giản, thích hợp cho người mới học Đông y hoặc hiểu biết Đông y còn hạn chế nhất định.
Ưu điểm: dễ dàng sử dụng, vận dụng được nam dược mà không cần học nhiều.
Nhược điểm: dùng quá nhiều thuốc mà không thể hiên tính lý pháp của Đông y.
Phương pháp kê đơn theo dược lý tân y
Phương pháp này do Bùi Chí Hiếu Giáo sư dược lý học xây dựng dựa trên sự phát triển của khoa học hiện đại, thiết lập các toa thuốc điều trị có sử dụng thêm cơ sở dược lý Tây y
Ưu điểm của phương pháp: Thỏa mãn yêu cầu điều trị bằng đông y và bằng tây y. Đáp ứng từ pháp lý đến biện chứng của Đông y.
Nhược điểm: do kết hợp cả đông tây y nên đòi hỏi thầy thuốc phải có trình độ tinh thông về y lý, dược lý.
III. Cách kê đơn thuốc theo lý luận của y học cổ truyền
1.Nguyên tắc kê đơn thuốc
:
Dựa trên những cơ sở phương pháp luận được tóm tắt như sau:
Căn cứ vào kết quả chẩn đoán bệnh thông qua tứ chẩn: “vọng”, “văn”, “vấn”, “thiết”, có thể tham khảo kết quả xét nghiệm, chụp chiếu (cận lâm sàng), rồi căn cứ vào bát cương (tám cương lĩnh trong luận trị).
Căn cứ vào tính dược của các vị thuốc, phương pháp phối ngũ giữa các vị thuốc và căn cứ vào sự tương ố (sự ghét nhau giữa các vị thuốc), tương uý (sự sợ nhau giữa các vị thuốc), tương kỵ (sự kỵ nhau giữa các vị thuốc), tương phản (sự phản nhau giữa các vị thuốc) để biện chứng và kê đơn thuốc.
Phương pháp kê đơn thuốc như trên gọi là: “Biện chứng lập phương” (tức là căn cứ theo chứng bệnh rồi dựa trên cơ sở trình độ, kiến thức y dược của mình mà xây dựng phương thuốc điều trị).
Đối với bệnh nhân có nhiều chứng bệnh thì thường là kê đơn chữa bệnh chính mang tính nguy cấp trước, rồi lần lượt chữa các chứng bệnh còn lại. Với thầy thuốc cao tay, giàu kinh nghiệm có thể dùng biện pháp “xuyên phương” (sử dụng nhiều phương thành một phương tổng hợp) để điều trị tổng thể.
Nếu người thầy thuốc không đủ năng lực về kiến thức y dược để thực hiện phương pháp “biện chứng lập phương” thì có thể dùng các bài thuốc lập thành sẵn có, liệt kê trong sách, thường gọi là các bài thuốc “cổ phương”; hoặc dựa vào bài thuốc kinh nghiệm có sẵn của người khác đã được thông qua nhiều lần điều trị có kết quả; sau đó thêm bớt một số vị thuốc cho phù hợp với thể trạng hiện tại của bệnh nhân (việc thêm bớt phải tránh sự tương ố, tương uý, tương kỵ, tương phản giữa các vị thuốc).
Nếu không có năng lực phân biệt sự tương kỵ, tương phản,… của các vị thuốc thì lập lại nguyên vẹn bài thuốc có sẵn.
2.Vai trò của các vị thuốc trong 1 đơn thuốc đông y
Có 4 vị thuốc đông y quân, thần, tá, sứ, phối hợp các vị thuốc trong một bài thuốc có tác dụng như sau:
Giải quyết những triệu chứng chính: đây là những triệu chứng thuộc về nguyên nhân gây bênh, do tạng bệnh chính thể hiện;
Giải quyết các triệu chứng phụ: do tạng phủ có quan hệ với tạng phủ bị bênh thể hiện, quan hệ ở đây là biểu lý hoặc ngũ hành.
Tăng hoạt tính của vị thuốc chính và đưa các vị thuốc chính đến tạng phủ, kinh lạc của bệnh;
Điều hòa các tính năng của vị thuốc.
Vai trò của từng vị thuốc như sau:
Chủ dược (quân): đây là vị đầu tiên trong bài thuốc, công dụng để chữa triệu chứng là chính. Ngueyen nhân gây ra bệnh ở đây do bệnh gây ra hay do tạng thể hiện.
Phó dược – Thần: đây là vị thuốc có tác dụng bổ trợ cho chủ dược.
chữa các triệu chứng phụ, gây ức chế độc tính hoặc tính manhj bạo của chủ dược.
Tá – Tá dược: đây là vị thuốc có tác dụng chữa các triệu chứng phụ, gây ức chế độc tính hoặc tính manhj bạo của chủ dược.
Dẫn dược – Sứ: đây là vị thuốc để dẫn các vị thuốc khác đi đến thẳng tạng phủ bệnh hoặc có tác dụn điều hòa các vị thuốc khác tính năng.
4 vị thuốc này có nguồn gốc từ chế độ phong kiến xưa, triều đình có vua, quan,.. nên đơn thuốc sẽ chia theo vị chính, vị phụ, vị nào là chủ yếu và vị nào hỗ trợ. Tóm lại, nhóm chữa bệnh chia thành 2 nhóm sau:
Chữa triệu chứng bệnh
Nhóm đi điều hòa tính năng hoặc/và dẫn kinh cho nhóm chữa triệu chứng bệnh
3.Những yếu tố ảnh hưởng đến vị trí của vị thuốc trong bài thuốc
Trong thực tế điều trị thầy thuốc còn phải chú ý đến những nguyên tắc sau đây để quyết định vị trí của từng vị thuốc trong bài thuốc (Nguyên tắc : Tiêu bản hoãn cấp).
– Cấp thì trị Tiêu: Ví dụ: Tiêu chảy ra máu cấp tính do Thấp nhiệt làm bức huyết ở Đại trường thì thuốc nào cầm máu sẽ làm Quân, thuốc nào quy kinh Đại trường mà thanh nhiệt trừ thấp sẽ làm Thần.
– Hoãn thì trị Bản: Ví dụ: Thường xuyên đại tiện ra máu do Tỳ dương hư không thống nhiếp huyết, bệnh không cấp tính thì thuốc kiện Tỳ làm Quân, thuốc cầm máu thì làm Thần.
– Chú ý đến trạng thái Hư, Thực : Nếu người có bẩm tố dương hư mà cảm mạo thương hàn thì thuốc bổ dương khí làm Quân, mà thuốc phát tán phong hàn sẽ làm Thần.
– Chú ý đến phương pháp Khai nạp (Đóng Mở) trong điều trị
Nếu người có chứng âm hư sinh nội nhiệt thì thuốc bổ âm làm Quân và thuốc tiết nhiệt sẽ làm Thần.
Hoặc ở bệnh tiêu chảy và tiểu ít thì thuốc cầm tiêu chảy làm Quân và thuốc lợi niệu làm Thần (lợi niệu để chỉ tả)
-Chú ý đến giai đoạn bệnh (dành cho các bệnh truyền nhiễm):
Ở giai đoạn khởi phát thì tà khí ở phần Vệ, nên các thuốc có tác dụng phát hãn làm Quân.
Ở giai đoạn toàn phát tà khí và chính khí đấu tranh quyết liệt, lúc đó phải giữ vững chính khí trừ tà khí, thì thuốc bổ chính khí làm Quân, thuốc trừ tà khí làm Thần.
Ở giai đoạn hồi phục thì chính khí bị hao tổn, do đó thuốc bổ chính khí làm Quân.
4. Sự phối hợp các vị thuốc trong một đơn thuốc
Mục đích của sự phối ngũ các vị thuốc là để tăng tác dụng, tăng hiệu quả các vị chủ dược, để giảm tác dụng phụ, giảm độc tính các vị thuốc nhất là chủ dược, và sau cùng là để tránh làm mất hiệu quả thuốc hoặc làm tăng độc tính.
Những phối ngũ căn bản như sau:
– Tương tu: Hai vị thuốc có cùng tác dụng hổ trợ kết quả cho nhau. Ví dụ: Ma hoàng và Quế chi cùng tính vị cay ấm, cùng tính năng phát tán phong hàn
– Tương sử: Hai vị thuốc trở lên, tác dụng có khi khác nhau, một thứ chính, một thứ phụ, dùng để nâng cao hiệu quả chữa bệnh. Ví dụ: trong bài Ma hoàng thang có Ma hoàng và Hạnh nhân, Ma hoàng là phát tán phong hàn để tuyên thông Phế khí; Hạnh nhân chữa ho, trừ đờm cũng để tuyên thông Phế khí. Cả hai cùng phối hợp nhau để chữa hen.
-Tương tu và Tương sử được xem như là cách phối hợp để làm hiệu quả điều trị cao hơn . Thường dùng cho các thuốc làm quân, làm thần.
– Tương úy: là sử dụng một loại thuốc để làm giảm tác dụng phụ của một vị thuốc khác.
Lưu huỳnh úy Phác tiêu.
Thủy ngân úy Phê sương.
Lang độc úy Mật đà tăng.
Ba đậu úy Kiên ngưu.
Đinh hương úy Uất kim.
Nha tiêu úy Tam lăng.
Ô đầu úy Tê giác.
Nhâm sâm úy Ngũ linh chi.
Nhục quế úy Xích thạch chi
– Tương sát: Là sử dụng một loại thuốc để làm giảm độc tính của một số vị thuốc khác. Ví dụ Đậu xanh với Ba đậu.Tương úy và Tương sát thường dùng cho các thuốc làm Tá dược hoặc Sứ dược. Ví dụ Cam thảo trong bài Ma hoàng thang.
– Tương ố: Việc sử dụng một loại thuốc này sẽ làm mất tác dụng của một số thuốc khác. Ví dụ Hoàng cầm dùng chung với Sinh khương.
– Tương phản: sử dụng một số thuốc sẽ làm tăng độc tính một vị thuốc khác. Ví dụ Ô đầu dùng chung với Bán hạ. Cam thảo dùng chung với Cam toại hoặc Hải tảo hoặc Nguyên hoa (Trong một bài thuốc có các vị tương phản sẽ làm bài thuốc trở nên nguy hiểm có thể gây tử vong…) Tương ố và Tương phản thường để nói lên sự cấm kỵ trong khi kê đơn thuốc.
5. Sự cấm kỵ trong khi dùng thuốc
Phụ nữ đang mang thai cấm dùng
Ba đậu (tả hạ).
Kiên ngưu, Đại kích, Thương lục (trục thủy).
Tam thất (hoạt huyết).
Xạ hương (phá khí).
Nga truật, Thủy điệt, Manh trùng (phá huyết).
Phụ nữ đang mang thai, thận trọng khi dùng:
Đào nhân, Hồng hoa (hoạt huyết).
Bán hạ, Đại hoàng (tả hạ).
Chỉ thực (phá khí).
Phụ tử, Can khương, Nhục quế (đại nhiệt).
Các vị thuốc tương phản với nhau
Cam thảo phản Cam toại, Nguyên hoa, Hải tảo.
Ô đầu phản Bối mẫu, Bán hạ, Bạch cập, Bạch liễm.
Lê lô phản Sâm, Tế tân, Bạch thược.
Cấm kỵ đồ ăn trong khi uống thuốc
Cam thảo , Hoàng liên, Cát cánh, Ô mai kiêng thịt lợn.
Bạc hà kiêng Ba ba.
Phục linh kiêng dấm.
Dùng các thuốc ôn trung trừ hàn kiêng đồ ăn sống lạnh.
Dùng các thuốc kiện Tỳ tiêu đạo kiêng chất béo, tanh, nhờn.
Dùng các thuốc an thần định chí kiêng chất kích thích.
Nguồn tài liệu: thuốc nam Nguyễn Kiều https://thuocnamnguyenkieu.com/
Nở Rộ 3 Cách Làm Kem Dưỡng Da Chống Lão Hóa Tại Nhà Cực Tiết Kiệm
Dạo gần đây đang nổi lên một số cách làm kem dưỡng da chống lão hóa từ thiên nhiên cực kỳ đơn giản chị em đã biết chưa? Chăm sóc da luôn là điều quan tâm số 1 của các chị em đặc biệt khi mùa Tết đang tới gần nữa chứ. Thêm 1 thông tin cho chị em nữa để nhanh chân tìm cách chăm sóc da chính là độ tuổi lão hóa đang ngày càng giảm dần; tức là người trẻ ngày càng có xu hướng bị các vấn đề về da sớm hơn. Bắt được nhu cầu cấp thiết này, hôm nay các chuyên gia Khỏe Đẹp sẽ hướng dẫn chi tiết cách tự làm kem chống lão hóa tại nhà cực kỳ đơn giản.
Hướng dẫn cách làm kem dưỡng da chống lão hóa từ thiên nhiên ngay tại nhà
1. Serum chống nhăn và chống quầng thâm mắt
Nguyên liệu
15 giọt tinh dầu cúc La Mã
5ml tinh dầu hạt tầm xuân
20 giọt tinh dầu hoa oải hương
10 giọt tinh dầu trầm hương
5ml tinh dầu hạnh nhân
1 chai bi lăn 10ml (nên chọn chai thủy tinh màu tối)
Phễu mini hay ống xylanh
Dùng phễu mini hay ống xylanh để cho tất cả các nguyên liệu trên vào trong chai đã chuẩn bị sẵn ở trên, đóng nắp bi lăn lại và sau đó lắc đều, vậy là xong rồi đó. Nếu bạn không thể mua được tinh dầu hạt tầm xuân thì có thể dùng 10ml tinh dầu hạt nhân (thay vì 5ml) vì tinh dầu hạt nhân mang trong mình khả năng chống thâm quầng mắt cực tốt. Nếu không có tinh dầu cúc La Mã hay tinh dầu trầm hương, bạn có thể thay toàn bộ bằng dầu hoa oải hương.
2. Kem trị rạn da
Nguyên liệu
1/4 chén bơ cacao
1/4 chén tinh dầu oliu
3-4 giọt tinh dầu hoa oải hương
1 muỗng mật ong nguyên chất
Đổ thêm dầu oliu vào bơ đã nấu chảy, cho thêm mật ong và tinh dầu hoa oải hương nữa, rồi trộn đều lên.
Sau đó, cho hỗn hợp ra lọ thủy tinh sạch. Để nguội rồi hỗn hợp sẽ đặc lại thành kem bơ, bạn chỉ cần tắm sạch và sau đó thoa lên vùng da bị rạn là được.
Mật ong sẽ chịu trách nhiệm làm liền các vùng da bị thương tổn, tinh dầu oải hương sẽ giúp tái tạo tế bào da, nuôi dưỡng làn da trở lại tình trạng tốt nhất. Tinh dầu oliu lại giúp dưỡng ẩm tốt; đồng thời làm phẳng đi các vết sẹo, vết rạn da sau khi sinh. Bơ cacao lại làm căng bóng, mướt mịn và ngăn ngừa các vết rạn da mới xuất hiện.
3. Kem trị nếp nhăn quanh miệng
Nguyên liệu
750ml dầu oliu
200gram sáp ong
100gram cánh hoa cúc vạn thọ phơi khô
Sau 5 phút thì cho sáp ong vào, tiếp tục giữ nhỏ lửa cho tới khi nào sáp tan chảy hoàn toàn thì tắt bếp.
Đậy kín nồi để qua đêm, cho tinh chất từ hoa cúc vạn thọ ngấm vào kem.
Sáng dậy thì đun lại lần nữa với lửa nhỏ, vừa đủ để kem chảy ra thành dạng lỏng.
Lọc qua rây để loại bỏ hết phần xác cánh hoa. Cho hỗn hợp còn lại vào trong chai thủy tinh sạch để bảo quản.
Khi hỗn hợp nguội hoàn toàn sẽ tự đông lại thành dạng kem (sáp mềm).
Thoa kem dưỡng đều đặn 2 lần/ngày và bạn sẽ thấy mặt mình dần cải thiện chỉ sau 2 tuần.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Những Bài Thuốc Cổ Phương Dưỡng Da Trắng trên website Techcombanktower.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!