Cập nhật nội dung chi tiết về Nguồn Gốc Và Quá Trình Hình Thành Cách Đọc Hán Việt mới nhất trên website Techcombanktower.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán Việt
1. Đây là một tập chuyên luận viết về vấn đề nguồn gốc và vấn đề quá trình hình thành cách đọc chữ Hán ở Việt , cách đọc mà trước nay ta thường quen gọi là cách đọc Hán Việt.
Cơ sở của tập chuyên luận này là một số bài giảng chúng tôi đã đọc mấy năm gần đây cho sinh viên năm thứ 3, thuộc ngành Hán Nôm, Khoa Ngữ văn Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.
3. Cái mới nhất trong những bài giảng này là tri thức về ngữ âm lịch sử tiếng Hán, mà chủ yếu là tiếng Hán vào giai đoạn Đường – Tống. Nhưng đây là một địa hạt vô cùng phức tạp, từ trước đến nay đã có không biết bao nhiêu là tài liệu, sách, báo viết về vấn đề này. Vì vậy, chúng tôi bắt buộc phải có một sự chọn lọc, theo ý kiến chủ quan của chúng tôi. Trên nguyên tắc, chúng tôi chỉ cung cấp những tri thức nào mà chúng tôi xét thấy cần thiết nhất, không có những tri thức đó thì không thể hiểu được về cách đọc Hán Việt – nội dung chính của chuyên luận này. Chúng tôi cũng chỉ trình bày những kiến giải, những luận cứ nào mà chúng tôi cho là hợp lý nhất, theo nhận định riêng của bản thân chúng tôi. Để bù đắp cho sự hạn chế đó, chúng tôi đã tìm cách bổ sung. Chúng tôi đã dành riêng một chương, trình bày về các nguồn cứ liệu gốc mà xưa nay, bất kỳ nhà Hán ngữ học nào nghiên cứu về giai đoạn này cũng phải sử dụng đến : trình bày về vận thư và về vận đồ. Chúng tôi hy vọng rằng, nếu nắm vững được, sử dụng được những nguồn cứ liệu gốc này thì người đọc hoàn toàn có thể tự mình kiểm tra lại được các kiến giải của các nhà nghiên cứu đi trước, và tự mình cũng có thể xây dựng được cho bản thân một hướng suy nghĩ riêng của mình.
4. Đi vào vấn đề nguồn gốc, vấn đề quá trình hình thành cách đọc Hán Việt, về thực chất là đi vào địa hạt ngữ âm lịch sử. Mà đã đi vào địa hạt này thì thường thường tốt nhất là nên dựa vào hệ thống thuật ngữ, hệ thống kí hiệu phiên âm quốc tế. Nhưng ở đây chúng tôi vẫn có chủ trương hơi khác. Chúng tôi nghĩ rằng đối với người Việt Nam, lại đi sâu vào ngành Hán Nôm, thì một cái vốn tri thức tối thiểu về hệ thống âm vận học cổ truyền là một điều không thể nào thiếu được. Vì vậy trong các bài giảng này, chúng tôi chủ trương kết hợp, vừa cung cấp những thuật ngữ hiện đại, vừa cung cấp những tên gọi cổ truyền : một mặt vẫn ghi bằng những ký hiệu như k, k c, g, ŋ, một mặt vẫn gọi bằng tên gọi các tự mẫu ” kiến, khê, quần, nghi “như trong thư tịch cổ. Thêm vào đó, khi đưa vào ấn loát thì dùng tên tự mẫu, tên các vận bộ theo lối cổ truyền cũng có mặt lợi của nó: bằng cách này, có thể hạn chế rất nhiều việc sử dụng những ký hiệu phiên âm quốc tế mà các nhà in thường không có.
5. Tập này chuyên viết về cách đọc Hán Việt, thì tất yếu không thể nào tránh khỏi được việc phải sử dụng nhiều các ký hiệu văn tự Hán. Nhưng dùng quá nhiều chữ Hán thì cũng rất phiền cho việc ấn loát. Vì vậy sau đây, chúng tôi bắt buộc phải tự hạn chế, chỉ dùng nhiều chữ Hán ở ba chương VI, VII, VIII, khi nêu cách đọc Hán Việt của từng chữ, từng chữ một. Ở các chương trước, chúng tôi luôn cố gắng dùng cách đọc Hán Việt để thay thế. Đối với tên gọi các tự mẫu, các vận bộ, chúng tôi cũng ghi bằng chữ Quốc ngữ, căn cứ vào cách đọc Hán Việt. Để tránh những sai lầm đáng tiếc, chúng tôi sẽ làm một số bảng đối chiếu riêng, có ghi chữ Hán bên cạnh chữ Quốc ngữ, và ở đầu sách sẽ làm bảng quy ước để bạn đọc tiện theo dõi.
Tập tài liệu này sở dĩ ra mắt được bạn đọc lại còn nhờ có sự khuyến khích rất nhiệt tình của các bạn đồng nghiệp trong hai tổ bộ môn Ngôn ngữ và Hán Nôm.
Cuối cùng, trước khi đưa in, tập này cũng đã được ban biên tập Nhà xuất bản Khoa học xã hội, và được các đồng chí Vương Lộc, Phan Huy Lê đọc kỹ và góp cho nhiều ý kiến rất bổ ích. Nhân đây chúng tôi xin ngỏ lời chân thành cảm ơn của chúng tôi.
Quy ước trong việc trình bày
1. Trong tập này, chúng tôi sẽ dùng song song cả hai hệ thống thuật ngữ : thuật ngữ ngữ âm học hiện đại, cũng như thuật ngữ của ngành âm vận học cổ truyền. Về nội dung các thuật ngữ âm vận học cổ truyền, xin xem:
– Vận, tiểu vận trang 100- Thanh mẫu, tự mẫutrang 111
– Phiên thiết trang 105- Khai khẩu, hợp khẩutrang 114
2. Tên gọi các tự mẫu, các vận bộ chúng tôi đều ghi theo cách đọc Hán -Việt. Để tránh những sự nhầm lẫn đáng tiếc, xin xem bảng đối chiếu với chữ Hán ở các trang sau đây:
4. Một số ký hiệu thường dùng :
-m / -p (-m tương ứng với -p)
– Ký hiệu < có nghĩa là “chuyển từ”.
– Ký hiệu
1. Chữ Hán (hoặc còn gọi là chữ Nho) vốn là một nền văn tự do người Hán sáng tạo ra cách đây khoảng trên 3.000 năm, khi người Hán đang còn đóng khung địa bàn cư trú của mình trong vùng đất thuộc lưu vực sông Hoàng Hà và sông Vị.
Sau đó, song song với việc mở rộng địa bàn cư trú của người Hán và địa bàn ảnh hưởng của nền văn hoá Hán, chữ Hán cũng dần dần lan tràn ra toàn vùng. Nó vượt sông Dương Tử, đi vào đất Ngô, đất Việt. Đến khoảng đầu Công nguyên, một mặt nó tiếp tục đi xa hơn về phía , đi vào tận khu vực đất nước ta, một mặt nó lan tràn lên phía Đông Bắc đi vào đất nước vương quốc Cao Cú Lệ ở TriềuTiên. Sau đó vài thế kỷ, xuất phát từ vùng bờ biển miền trung Trung Quốc nó lại tràn sang đến hai vương quốc Bắc Tế, Tân La nằm ở phía Nam Cao Cú Lệ. Xa hơn nữa về phía Đông, nó đã vượt biển lan tràn sang đến quần đảo Nhật Bản.
Trong điều kiện của nền văn minh trung cổ thời bấy giờ, cũng như chữ La-tinh và tiếng La-tinh ở vùng Tây âu, dần dần chữ Hán không còn là nền văn tự của riêng dân tộc Hán nữa: nó trở thành một nền văn tự dùng chung cho toàn vùng. Trong địa bàn Đông và một phần Đông á, nó chuyển dần thành một nền văn tự chính thức của nhiều dân tộc khác, hay ít nhất thì cũng trở thành nền văn tự chính thức trong tầng lớp thống trị, tầng lớp trí thức của nhiều dân tộc khác. Ở Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam, trong nhiều thế kỷ chữ Hán đã được coi như là văn tự chính thống, được đem giảng dạy ở nhà trường một cách quy mô nền nếp, được dùng vào thi cử, dùng vào công tác hành chính, ngoại giao, và cũng được dùng cả vào địa hạt văn hoá, địa hạt sáng tác văn học.
Nhưng với thời gian qua, cách đọc chữ Hán ở Trung Quốc, cũng như ở những vùng ngoài Trung Quốc đều dần dần thay đổi. Địa bàn mở rộng cũng tạo điều kiện củng cố thêm cho những sự cách xa nhau vốn có trong cách đọc – vì mỗi vùng vay mượn vào một thời kỳ khác nhau, sau đó lại diễn biến theo những chiều hướng khác nhau – làm cho những sự cách xa nhau đó càng ngày càng thêm sâu sắc. Mặt khác, đứng về bản thân chữ Hán mà nói, thì lối chữ này vốn cũng có những đặc điểm thúc đẩy thêm sự xa cách đó: đây là một nền văn tự không ghi từng âm như chữ Nga, chữ Anh, chữ Pháp, hay như chữ Quốc ngữ của chúng ta hiện nay. Qua tự dạng của chữ Hán chúng ta không thể phân tích để rút ra cách đọc một cách dễ dàng như ở các lối chữ ghi theo từng âm. Do tất cả những lẽ đó, dần dần trong vùng hình thành một tình thế như sau: hai người ở hai khu vực cách xa nhau có thể dùng chung một thứ chữ, viết như nhau, xem và biết được nội dung như nhau, nhưng đọc lên thì khác nhau, nói và nghe thì không hiểu được nhau nữa. Chữ Hán trở thành một hệ thống văn tự có nhiều cách đọc.
2. Cách đọc Hán Việt thường được giải thích là lối đọc chữ Hán riêng của Việt , người Việt chuyên dùng khi đọc các văn bản tiếng Hán. Kể ra với một nội dung hiểu như thế mà đặt ra thuật ngữ “cách đọc Hán Việt” thì quả cũng có điều chưa thực ổn. Nhưng vì thuật ngữ ấy đã quá quen thuộc nên ta vẫn tạm dùng. Điều cần nói ở đây là ngay bản thân cách định nghĩa trên, tuy đúng nhưng cũng chưa thật thoả mãn chúng ta. Trong định nghĩa chúng ta chỉ mới gắn liền khái niệm “cách đọc Hán Việt” với bản thân người Việt và khu vực đất nước Việt. Thế ngộ nhỡ – về mặt lý luận – ở một địa bàn nào đấy, với một cộng đồng người đọc nào đấy, mà có đến hai ba lối đọc khác nhau thì sao? Như ở Nhật Bản chẳng hạn, người Nhật đứng trước chữ Hán vừa có lối đọc Go-on, vừa có lối đọc Kan-on, đó là chưa kể lối đọc theo Đường âm, theo quán âm, và lối đọc theo nghĩa. Nếu trong định nghĩa chỉ nêu “cách đọc chữ Hán của người Nhật, ở Nhật Bản” thì làm sao phân biệt được Go-on với -on? Ngay ở Việt ta cũng có tình hình phần nào tương tự như vậy. Ít nhất ở ta cũng có một khối lượng đáng kể những chữ hoặc vừa có cách đọc Hán Việt, vừa có cách đọc cổ Hán Việt, hoặc vừa có cách đọc Hán Việt, vừa có cách đọc Hán Việt Việt hoá (cách này tương đương với cách đọc gọi là Quán âm ở Nhật Bản).
Ví dụ về chữ vừa có cách đọc Hán Việt vừa có cách đọc cổ Hán-Việt :
Ví dụ về chữ vừa có cách đọc Hán Việt vừa có cách đọc Hán -Việt Việt hoá:
Cố nhiên, trước nay, theo thói quen, chúng ta không gọi mùa, mùi, buồm, buồng, gan, gần, vốn, ván là những cách đọc chữ Hán.Nhưng xét trên lí thuyết, và căn cứ kinh nghiệm ở những nước khác,thì cũng không có gì ngăn cản chúng ta có thể coi đó như là những cách đọc chữ Hán, có điều đó là những cách đọc khác với cách đọc Hán Việt. Trong trường hợp đó mà nếu chỉ định nghĩa cách đọcthông qua người đọc, địa bàn đọc thì làm sao phân biệt được cách đọcHán Việt với cách đọc cổ Hán Việt, hay với cách đọc Hán Việt Việt hoá, vì cả ba cách đọc này cũng đều là những cách đọc chữ Háncủa người Việt ở Việt Nam cả.
Mặt khác, lối đọc Hán Việt ở thế kỷ XX này (ta tạm ghi tắt là HV/20) lại xuất phát từ những lối đọc cổ hơn của các thế kỷ trước (HV/17, HV/15, HV/13 v.v…), những lối đọc này – theo định nghĩa trên – cũng đúng là những lối đọc Hán Việt cả. Truy xa hơn nữa, ta sẽ tìm ra lối đọc HV/1O, HV/9. Nhưng lúc này ta sẽ lúng túng, vì lúc này cách đọc riêng của người Việt lại chính cũng là cách đọc của người Hán, hay ít nhất thì cũng gần gần như cách đọc của người Hán. Thành thử, trong tình hình hiểu biết hiện nay, khi cần có định nghĩa thật đơn giản, thật dễ hiểu, thì ta dùng định nghĩa như trên là đúng. Nhưng nếu muốn có một tri thức thực sự khoa học, thì rõ ràng là cần phải có sự bổ sung thêm. Chỉ dựa một mình vào đặc điểm người đọc, địa bàn đọc, trả lời rằng đó là cách đọc chữ Hán của người Việt Nam, hoặc cách đọc chữ Hán ở Việt , thì chưa đủ. ít nhất trong miêu tả cũng phải đưa thêm vào hai nội dung nữa, trả lời hai câu hỏi sau đây:
– Đây là một lối đọc bắt nguồn từ đâu? Từ ngữ âm tiếng Hán, nhưng cụ thể là tiếng Hán của thời kỳ nào?
– Cách đọc Hán Việt là một cách đọc vốn bắt nguồn từ hệ thống ngữ âm tiếng Hán đời Đường, mà cụ thể là Đường âm dạy ở Giao Châu vào giai đoạn bao gồm khoảng hai thế kỷ VIII, IX;
– Nhưng cách đọc theo Đường âm đó, sau khi Việt giành được độc lập, đã dần dần biến dạng đi, dưới tác động của quy luật ngữ âm và ngữ âm lịch sử tiếng Việt, tách xa hẳn cách đọc của người Hán để trở thành một cách đọc riêng biệt của người Việt và những người thuộc khu vực văn hoá Việt. Đây là một cách đọc tạo thành hệ thống, nghĩa là trên lý thuyết có thể dùng để đọc toàn bộ kho tàng các ký hiệu văn tự Hán, với khả năng gần như cách đọc của bản thân người Hán; nhưng đây lại là một cách đọc độc lập, có đặc trưng riêng, chức năng riêng và có cả một lịch sử diễn biến của riêng mình.
3. Cách đọc Hán Việt đang là một sản phẩm của sự tiếp xúc giữa tiếng Việt với tiếng Hán, và nền văn tự Hán. Nhưng cũng là sản phẩm của sự tiếp xúc này, chúng ta lại đang còn có cả một loạt nhiều hiện tượng khác như những đơn vị gọi là tiếng Hán Việt, những đơn vị gọi là từ Hán Việt, và những đơn vị gọi là yếu tố gốc Hán v.v… Vậy phân biệt như thế nào?
Trong sơ đồ hình thành 3 khu vực:
c) Trong khu vực III là những yếu tố cũng thuộc vào loại mượn từ tiếng Hán, nhưng đó là những yếu tố mượn thông qua cách đọc Hán Việt nên được gọi là yếu tố Hán Việt. Ví dụ: tuyết, học, quốc, gia v.v… Xét về mặt ngữ pháp, có thể chia các yếu tố Hán Việt này thành trường hợp chỉ là tiếng, nhưng không phải là từ (ví dụ : quốc, gia)và trường hợp vừa là tiếng, vừa là từ (ví dụ: tuyết, học).
II. Tầm quan trọng của cách đọc Hán Việt
Xuất phát từ thực tiễn trong nước mà nhìn, ai cũng thấy rằng trong quá trình phát triển, nền văn hoá dân tộc của chúng ta đã có mối quan hệ mật thiết với nền và với chữ Hán. Người Việt Nam trước đây, từ thế hệ này sang thế hệ khác, đã liên tục trong nhiều thế kỷ, sử dụng chữ Hán và lối văn ngôn như một công cụ văn hoá của dân tộc, dùng nó để ghi chép, viết lách, lưu lại đến ngày nay một kho tàng không nhỏ những công trình về sử học, về luật học, về y học, về văn học… Đó là một gia tài quý báu mà chúng ta phải đọc, phải tìm hiểu, phải dịch để giới thiệu lại cho các thế hệ mai sau. Mà rõ ràng là những việc làm này – đối với người Việt – không thể nào tiến hành tốt được nếu không thông qua cách đọc Hán Việt.
Trong kho tàng văn hoá Trung Quốc, cũng có nhiều thành tựu đã trở thành tài sản chung của nhân loại, thế giới cần phải thừa hưởng. Những tác phẩm triết học thời Tiên Tần, những áng Hán văn, Đường thi được coi là thuộc địa hạt tài sản thế giới đó, không lẽ chúng ta lại đọc theo âm Bạch thoại như ở Trung Quốc và Âu Mỹ, trong khi chúng ta đã có sẵn cho riêng mình cách đọc Hán Việt! Cách đọc Hán Việt là một tài sản của riêng dân tộc ta, không lý gì ta lại ruồng bỏ nó. Có dùng nó khi đọc Đạo đức kinh, Kinh Thi, Sở từ… thì mới phù hợp với thói quen dân tộc, tiện lợi cho dân tộc. Theo ý chúng tôi, dùng cách đọc Hán Việt ở những trường hợp này là một điều hết sức phù hợp với khoa học. Đọc theo lối Hán Việt thì dễ hiểu hơn, bởi lẽ ngay trong tiếng Việt đã có khá nhiều tiếng Hán Việt quen thuộc, chỉ đọc lên, nghe được, là hiểu được; đọc theo lối Hán Việt thì cũng thuận tai hơn, bởi lẽ hệ thống phụ âm, nguyên âm Hán Việt đã lọt vào trong hệ thống ngữ âm Việt Nam, trở thành hết sức tự nhiên; hơn nữa, đọc theo lối Hán Việt thì lại càng gần với thực tế lịch sử hơn, dễ dàng bảo tồn được những mặt thanh, vận, niêm, luật cổ, mà âm Bạch thoại ngày nay đã bỏ mất…
Một ví dụ về sự đóng góp của cách đọc Hán Việt: Trong khoảng đầu thế kỷ VII, ở cuốn Thiết vận của Lục Pháp Ngôn có một loạt chữ được quy vào cùng một nhóm với những chữ như hà, hài, hàm, hoạ, hai bên cùng thuộc một thanh mẫu gọi là thanh mẫu hạp. Nhưng đến cuối Đường, đầu Tống, trong bảng Tam thập lục tự mẫu ta lại thấy những chữ đó được xếp cùng với những chữ như do, dư, dĩ và quy thành một thanh mẫu mới gọi là thanh mẫu dụ. Như vậy trong khoảng vài trăm năm, những chữ ấy đã có một sự di chuyển từ thanh mẫu này sang thanh mẫu khác. Một vấn đề được đặt ra:quá trình di chuyển ấy đã xảy ra theo những bước như thế nào, và xảy ra do những nguyên nhân nào ? Nếu đem loạt chữ đó đọc theo cách đọc Hán Việt, chúng ta sẽ thấy chúng đọc với phụ âm V (ví dụ : vu, vân, viên), một phụ âm vừa không giống với hà, hài, hàm, hoạ, vừa không giống với do, dư, dĩ. Thế nghĩa là chỉ với một mình cứ liệu Hán Việt chúng ta đã có thể:
a) Một mặt, khẳng định thêm những điều mà cứ liệu tiếng Hán đã cung cấp : những chữ này sở dĩ chuyển từ hạp sang dụ, là vì thuộc tam đẳng, mà phần lớn là hợp khẩu, có -iw- ở đầu vần. Quả vậy, V ở tiếng Việt vốn có bắt nguồn từ w, và những chữ ghi với D Quốc ngữ vốn thường bắt đầu bằng J, tái lập cho vu, vân, viên tổ hợp âm lướt -iw- là điều hoàn toàn hợp lý. Chính tổ hợp âm lướt này đã cho phép vu, vân, viên, có điều kiện để, ở tiếng Việt, chuyển sang phụ âm V; còn ở tiếng Hán thì chuyển sang phụ âm J, nhập vào thanh mẫu dụ.
b) Mặt khác, cách đọc Hán Việt vu, vân, viên lại làm sáng tỏ thêm một điều: những chữ này, sau khi tách khỏi thanh mẫu hạp không phải là đã nhập ngay vào thanh mẫu dụ, mà phải kinh qua một bước trung gian, đứng độc lập riêng một đàng, với phụ âm không giống ở hạp cũng không giống ở dụ. Bước trung gian này là bước xảy ra vào khoảng hai thế kỷ VIII và IX.
III. PHƯƠNG HƯỚNG NGHIÊN CỨU CÁCH ĐỌC HÁN -VIỆT
1. Vì tầm quan trọng như trên, dưới đây chúng ta sẽ đi vào chuyên khảo sát cách đọc gọi là Hán Việt đó. Nhưng trước lúc bước vào việc khảo sát, cũng cần phải nói rõ vài điểm có thể coi như là thuộc địa hạt phương pháp, để thống nhất cùng nhau về cách đặt vấn đề, cũng như về đường đi nước bước.
Cách đọc Hán Việt là một hiện tượng thuộc địa hạt ngôn ngữ, nghĩa là một hiện tượng có tính chất xã hội. Vì vậy, nói đến cách đọc Hán Việt, nhất thiết phải dựa vào thói quen của toàn xã hội để định đoạt, tuyệt đối không thể lấy một nhân tố phi xã hội nào để làm cơ sở. Đứng trước một hiện tượng như cách đọc chẳng hạn, nếu chúng ta căn cứ vào tự điển, căn cứ vào tài liệu ngữ âm lịch sử, thì chúng ta sẽ thấy ngay rõ ràng đó là một cách đọc nhầm. Đọc (cũng đọc là ảo của chữ 幻 huyễn, hoạn mới đúng, vì Khang Hy tự điển phiên thiết là ” hồ biện“,còn các tài liệu ngữ âm lịch sử khác thì lại cho biết đó là một chữ thuộc thanh mẫu hạp, vận bộ huyễn), tạo ra từ huyễn hoặc được dùng rộng rãi, thì ta lại không có lý gì không chấp nhận luôn cả cách đọc ảo khi toàn dân đã quen nói ảo tượng, huyền ảo, hư ảo, ảo thuật, ảo mộng, ảo ảnh v.v… Theo ý chúng tôi, đang ởđ ịa hạt Hán Việt, nếu chỉ căn cứ vào sách vở mà chê cách đọc này là sai, mà đề nghị cách đọc kia phải đọc lại v.v … thì đó là một điều vừa không tưởng, vừa sai lầm. Nói một cách khác, phải chấp nhận bất kỳ cách đọc nào đ được tiếng Việt chấp nhận, vì đó là hiện thực. sơn, khứ thanh, hợp khẩu.Nhưng đối với chúng ta, không một cuốn sách nào, không một nhà nghiên cứu nào là có thể bắt ta bác bỏ được cách đọc ảo. Đối với chúng ta, trong vấn đề nghiên cứu ngôn ngữ, chỉ có nhân tố xã hội mới có tiếng nói quyết định. Nếu ta đã chấp nhận cách đọc huyễn, vì huyễn 幻 đã nhập một với 眩
Làm thế nào để có thể biết rằng một chữ nào đấy có cách đọc thực sự được bảo đảm, để chọn lựa dùng làm đối tượng nghiên cứu? Chúng tôi đã tự đề ra mấy tiêu chuẩn dưới đây để hướng dẫn sự chọn lọc:
a) Trước hết phải chọn những chữ mà cách đọc đã đi vào trong kho từ vựng tiếng Việt, làm thành những đơn vị có khả năng vận dụng độc lập của tiếng Việt, ví dụ chọn tuyết, ngọc, cao, học, tuy, hoặc v.v… Đó là những chữ có cách đọc đã Việt hoá cao độ, đã trở thành những từ đơn quen thuộc, ai ai cũng biết.
b) Thứ hai, là chọn những chữ mà cách đọc đã trở thành những hình vị cấu tạo từ khá thông dụng, được dùng để tạo ra hàng loạt từ cho tiếng Việt, ví dụ:
d) Nếu chữ nào không rơi vào ba trường hợp trên thì chúng tôi lại chủ trương dùng phương pháp đối chiếu các tự điển Hán Việt với nhau để làm cơ sở chọn lựa: những chữ nào mà các tự điển đều thống nhất cách đọc thì chúng tôi tin cậy hơn, đưa lên hàng ưu tiên; những chữ nào hễ có tự điển đọc khác thì chúng tôi đánh giá thấp hơn và chỉ dùng khi thật cần thiết.
2. Việc nghiên cứu cách đọc Hán Việt, nếu tiến hành được triệt để, thì có thể đưa đến hai kết quả:
– Thứ nhất là phát hiện ra được những quy luật cơ bản nhất, chi phối cách đ?c của tuyệt đối đa số trường hợp.
– Thứ hai là góp phần giải thích được ngay cả những cách đọc cá biệt, nằm ngoài quy luật (nằm ngoài quy luật, nhưng vì một lý do nào đó, vẫn được toàn xã hội chấp nhận) như trường hợp chữ ảo đã từng có lần đề cập đến ở trên.
Ở Việt cách đọc ngoại lệ không phải là ít. Xin đơn cử một trường hợp sau đây để minh hoạ: trường hợp đọc các chữ thuộc thanh mẫu tâm. Trong bảng điều tra của chúng tôi có 229 chữ thuộc thanh mẫu tâm với 239 cách đọc (vì có những chữ có thể có đ?n 2, 3 cách đọc). Kết quả phân bố như sau:
Rõ ràng đối với một nhà ngữ văn học thì sự hiểu biết về những cách đọc chỉ gặp một hai lần như H, NH, X, KH, N, TR, CH, D ở trên là vô cùng quý báu. Và đối với nhà ngữ âm học lịch sử nhiều khi những cách đọc ngoại lệ đó cũng rất có ý nghĩa. Nhưng ở đây, trong đợt sơ bộ khảo sát này thì chúng ta chưa thể đi vào giải thích cách đọc của từng chữ một được. Phải đợi đến một đợt sau, trong một công trình khác – ví dụ trong một cuốn từ điển Từ nguyên chẳng hạn – thì ta mới có thể thoả mãn được yêu cầu đó. Ở đây, chúng tôi chỉ mới có hy vọng đứng về mặt ngữ âm lịch sử tìm ra những quy luật cơ bản nhất chi phối cách đọc chính của đa số trường hợp. Cách đọc lệ ngoại cũng sẽ được ghi nhận, nhưng sẽ chưa được giải thích.
3. Cuối cùng, cũng xin nói qua về các bước đi của chúng tôi trong việc trình bày về cách đọc Hán Việt, sau chương mở đầu này.
Trước hết chúng tôi sẽ trình bày hoàn cảnh lịch sử đã dẫn đến sự hình thành cách đọc Hán Việt. Với chương này (chương II) chúng tôi sẽ đi đến kết luận: chính vào giai đoạn thế kỷ VIII, IX, ta có một đợt tiếp xúc với tiếng Hán cực kỳ quan trọng. Đây là thời kỳ đặt nền móng cho cách đọc Hán Việt. Kể ra, muốn xác định điểm xuất phát của cách đọc Hán Việt, thì phảixác định, dựa đồng thời vào một tổng hợp nhiều cơ sở, trong đó cơ sở ngữ âm lịch sử là quan trọng nhất. Nhưng cơ sở ngữ âm, là vấn đề sẽ bàn ở các chương sau, nếu đưa lên trước, thì sẽ trùng lặp, và cũng sẽ gây ra cả khó khăn cho người đọc. Do đó, ở chương này chúng tôi chủ yếu chỉ đưa đ iều kiện lịch sử ra để trình bày.
Từ thế kỷ X trở về sau, không phải chúng ta không còn có dịp tiếp xúc với tiếng Hán nữa. Gần đây chúng tôi vừa phát hiện được một chứng tích cho thấy đầu thế kỷ XV vẫn có thời kỳ ở Việt dạy đọc kinh Đạo giáo theo cách đọc của người Hán đời Minh. Chúng tôi sẽ dành toàn bộ một chương (chương III) để phân tích cứ liệu này. Bởi vì phân tích kỹ cứ liệu này chúng ta sẽ có được hai điều thu hoạch hết sức quan trọng :
– Một mặt, chúng ta sẽ thấy rõ được ảnh hưởng của tiếng Hán trong những lần tiếp xúc hậu kỳ, sau khi độc lập.
Sau hai chương, xác định được hoàn cảnh lịch sử như thế rồi, thì chúng ta sẽ bắt đầu đi hẳn vào vấn đề nguồn gốc, vấn đề xuất phát điểm của cách đọc Hán Việt : vấn đề tìm hiểu tiếng Hán đời Đường. Nhưng muốn khách quan thì phải trình bày cứ liệu trước khi trình bày nhận định. Do đó ở đây chúng ta cũng sẽ có hai chương:
– Chương IV: giới thiệu các cứ liệu dùng để nghiên cứu xuất phát điểm của cách đọc Hán Việt.
– Chương V: giới thiệu về bản thân cái xuất phát điểm đó: hệ thống thanh mẫu, hệ thống vận bộ của tiếng Hán vào khoảng hai thế kỷ VIII, IX.
Sau khi Việt Nam giành được độc lập (905 – 938), cách đọc chữ Hán ở Việt không phải đứng yên một chỗ. Nó luôn luôn diễn biến, mà chủ yếu là diễn biến theo quỹ đạo của quy luật ngữ âm và ngữ âm lịch sử tiếng Việt. Do đó, bước tiếp theo là phải khảo sát các quá trình diễn biến liên tục từ đầu thế kỷ X đến nay, trên đất Việt , để xem thử những quá trình đó đã dần dần, từng bước, làm biến dạng cách đọc của Đường âm như thế nào, để cuối cùng đi đến tình trạng như hiện thấy. Vì địa hạt ngữ âm khá rộng, ít nhất cũng phải chia thành vài khía cạnh nhỏ để trình bày, nên sau chương V, chúng ta sẽ có thêm ba chương tiếp nữa :
– Chương VI: trình bày về quá trình hình thành hệ thống phụ âm đầu Hán Việt hiện nay.
– Chương VII : trình bày về quá trình hình thành hệ thống vần trong cách đọc Hán Việt.
– Chương VIII: trình bày về quá trình hình thành hệ thống thanh điệu.
Cuối cùng là chương tổng kết. Trong chương IX này chúng ta sẽ cố gắng vươn lên, nhìn với một tầm nhìn bao quát hơn để rút ra một vài nhận xét chung nhất.
Cách Vẽ Một Hình Minh Họa Quả Táo Xanh Thơm Ngon
Trong hướng dẫn này, tôi sẽ chỉ cho bạn cách vẽ một quả táo xanh sáng bóng. Chúng ta sẽ xem xét các kỹ thuật vẽ khác nhau trong suốt hướng dẫn này. Nó sẽ rất vui và bạn sẽ học được điều gì đó mới mẻ – hãy bắt đầu!
Lưu ý của biên tập viên: Trong nỗ lực giới thiệu một số nội dung cũ của chúng tôi cho một số độc giả mới hơn của chúng tôi, chúng tôi đã khôi phục bài đăng này từ tháng 10 năm 2008 để mọi người thưởng thức lần đầu tiên hoặc lần thứ hai. Thưởng thức!
Bước 1
Tạo tài liệu mới bằng cách sử dụng các cài đặt được hiển thị bên dưới.
Bước 2
Tạo một layer mới và đặt tên là “Apple”. Chọn công cụ Elliptical Marquee Tool, tạo vùng chọn như hình bên dưới. Tiếp theo, chọn công cụ Gradient Tool, sau đó chọn Foreground to Background và thiết lập Style thành Radial. Tạo màu Foreground # 88cc33 và Màu nền # 005522 của bạn. Điền vào lựa chọn như được hiển thị.
Bước 3
Áp dụng kiểu Inner Shadow layer bằng cách sử dụng các thiết lập này: Blend Mode được đặt thành Multiply, Opacity ở 75%, Angle được đặt thành -90 độ, Distance được đặt là 45 pixels và Size được đặt là 80 pixel.
Bước 4
Bước 5
Tạo một lớp mới trên đầu và đặt tên là “Dots”. Lấy Brush Tool và thiết lập Foreground Color thành # ccdd99. Ngoài ra, đặt Đường kính chính thành 5 và Độ cứng thành 100, sau đó tạo một số dấu chấm bằng cách đặt các nhấp chuột duy nhất trên toàn bộ quả táo.
Bước 6
Tạo một lớp mới ở trên cùng và đặt tên là “Dent”. Chọn công cụ Elliptical Marquee Tool và tạo vùng chọn, như thể hiện trong hình bên dưới, sau đó tô nó bằng màu trắng và bỏ chọn. Tạo một layer khác và đặt tên cho layer này là “Dent Shadow.” Tạo vùng chọn hình elip, như trong hình bên dưới và tô nó bằng màu đen.
Quay lại lớp “Dent Shadow” và áp dụng bộ lọc Gaussian Blur với bán kính 17 pixel. Đặt Opacity của lớp ở mức 75%. Kích thước của hình elip răng cưa có thể khác nhau trong tài liệu của bạn, do đó bạn có thể điều chỉnh bộ lọc Radius của Gaussian Blur để tránh cạnh trên của hình elip.
Bước 7
Bước 8
Bước 9
Bước 10
Bước 11
Bước 12
Tạo một layer mới trên đầu và đặt tên là “Reflection.” Chọn công cụ Rectangular Marquee Tool và tạo vùng chọn như hình bên dưới, sau đó tô màu trắng. Chúng tôi sẽ làm cho một cửa sổ phản chiếu ra khỏi hình chữ nhật này. Vì vậy, chọn hai khu vực hình chữ nhật như được hiển thị, sau đó xóa chúng.
Bước 13
Vào Layers Palette và thêm Layer Mask vào layer “Reflection” bằng cách nhấn vào nút Add Layer Mask. Chọn công cụ Gradient Tool, đặt nó thành Linear Gradient. Điền vào layer Mask với gradient, như bạn có thể thấy trong hình bên dưới.
Bước 14
Bước 15
Tạo một layer mới và đặt tên là “Stalk.” Lấy Pen Tool, thiết lập Paths trong các tùy chọn công cụ. Vẽ một đường cong cho thân cây táo. Bây giờ, lấy Brush Tool và mở Brushes Palette. Trong Shape Dynamics, đặt Điều khiển động cho Kích thước thành mờ dần. Đặt các bước cho Kích thước phai xuống 70 và đặt Đường kính chổi tối thiểu là 20%. Bên dưới Brush Tip Shape, thiết lập Diameter là 14 pixels và Hardness là 100%. Bây giờ, thiết lập Foreground Color thành # 884411.
Đường dẫn bạn đã vẽ được lưu trữ trong Path Palette như một “Work Path”. Nó vẫn ở đó cho đến khi bạn vẽ một đường khác, sau đó đường dẫn mới bạn vẽ sẽ là “Đường dẫn công việc” của bạn. Nếu bạn muốn giữ đường dẫn hiện có trước khi vẽ đường dẫn mới, bạn có thể đặt tên cho nó bằng cách nhấp đúp vào đường dẫn. Vì vậy, bạn sẽ không mất nó khi bạn vẽ một cái mới. Nếu bạn muốn đường dẫn biến mất trong tài liệu của bạn, sau đó đi đến Path Palette và nhấp vào một nơi nào đó bên ngoài đường dẫn trong Path Palette.
Bước 16
Tạo một layer mới và đặt tên là “Stalk Highlight.” Chọn công cụ Brush Tool và thiết lập Master Diameter thành 5 pixel. Đặt màu Foreground thành màu trắng. Bây giờ vào Path Palette, đảm bảo Work Path đã được chọn, mở menu Paths Palette, sau đó chọn Stroke Path, thiết lập Tool to Brush và nhấn OK.
Lấy Burn Tool, và sử dụng một Brush mềm (tôi thiết lập Master Diameter thành 65 pixels và Hardness là 0%), làm cho phần dưới của cuống tối hơn.
Bước 17
Bước 18
Bây giờ chúng ta có thể thực hiện các thao tác hoàn thiện trước khi chúng ta hợp nhất các lớp. Đầu tiên, tôi sẽ điền vào nền với màu # 004400. Tiếp theo, tôi đã thực hiện một số thay đổi nhỏ. Tôi đặt Opacity của layer “Highlight” ở 85%, “Yellow” ở 35%, “Red” ở 85%, “Dent Shadow” ở 95%, “Backlight” ở 60%, “Reflection” ở mức 55%.
Tôi áp dụng một Inner Glow Layer Style cho layer “Apple” để làm cho các cạnh tối hơn một chút bằng cách sử dụng các thiết lập này: Blend Mode của Multiply, Opacity đặt ở 30%, Size set là 20 pixels, và Color set là # 003300. Tôi cũng đã thay đổi “Apple” layer Inner Opacity thành 45%.
Bước 19
Bước 20
Bước 21
Phần kết luận
Cách Học Tiếng Anh Cấp Tốc Dành Cho Người Mất Gốc Hiệu Quả
Bạn không nhớ rõ lần cuối mình sử dụng, giao tiếp tiếng Anh là khi nào. Bạn cần luyện tập, “khôi phục”, phát triển lại vốn tiếng Anh mình từ có vì muốn có cơ hội nghề nghiệp tốt hơn, du lịch nước ngoài, hay giao tiếp, kết nới với thế giới ngoài kia…. Bạn muốn trong thời gian ngắn có thể làm được điều này. Bài viết này sẽ chia sẻ với bạn cách học tiếng anh cấp tốc dành cho người mất gốc để sớm đạt được mục tiêu của mình.
Nên có mục tiêu rõ ràng, một kế hoạch bài bản
Đã rất lâu bạn không còn trau dồi, sử dụng tiếng Anh, thêm vào đó bạn muốn lấy lại căn bản và đạt đực kết quả tốt trong thời gian ngắn nên việc học của bạn phải có phương pháp và tài liệu chuẩn xác. Ngoài việc đến các trung tâm tiếng Anh để có lộ trình học bài bản, đòi hỏi bạn có động lực học, mục ti6u đạt được trong thời gian ngắn cụ thể là gì, càng rõ ràng bạn càng dể dàng chinh mục được.
Biết rõ trình độ tiếng Anh của mình
Nếu bạn không có thời gian đến các trung tâm để làm những bài kiểm tra để xác định trình độ của bạn , bạn có thể làm thử những bài thi tiếng Anh online để biết rõ trình độ của mình đến đâu. Từ đó bạn sẽ biết được cách học, chương trình học tiếng Anh nào phù hợp với mình. Điều này giúp bạn không bỡ ngỡ, hụt hẫng, chán nản khi vừa mới bắt đầu.
Dành thời gian học mỗi ngày
Sự nhất quán, kiên trì là chìa khoá của thành công. Nếu bạn muốn tiến bộ nhanh thì việc luyện tập thường xuyên là điều rất cần thiết. Để biến việc học tiếng Anh trở thành một thói quen hằng ngày, trước tiên bạn cần phải cố gắng rèn bản thân mình vào khuôn phép đồng thời tạo mọi điều kiện dễ dàng nhất cho bản thân có thể để học. Cố gắng biến việc học tiếng Anh của mình thành một thói quen không thể thiếu được như vào buổi sáng, trên đường đi học, đi làm, chỗ làm về nhà, trước khi đi ngủ… Đặt lịch, ghi ra giấy, thiết lập thời gian học tiếng Anh mỗi ngày cho chính mình. Học bất kể ở nơi nào, bất cứ khi nào rảnh rỗi, biến việc học tiếng Anh trở thành một việc hằng ngày không thể thiếu, đó là bí quyết chung của những người học tốt Tiếng Anh. Thời gian học mỗi ngày có thể nhiều, hoặc ít nhưng nhất thiết phải học.
Hãy học từ có chọn lọc, học những từ vựng thường sử dụng trong cuộc sống, nên học cả câu, cả cụm từ, thành ngữ. Học cách viết của từ, cách phát âm, tra nghĩa, lấy ví dụ cụ thể. Mỗi ngày bạn chỉ cần học thuộc nhuần nhuyển 5 từ vựng và thường xuyên ôn bài để nhớ lâu.
Luyện ngữ pháp cho người mất gốc
Học tiếng Anh cũng cần nắm cấu trúc ngữ pháp để biết cách sử dụng ngôn ngữ, cấu trúc phù hợp. Bạn chỉ cần học ngữ pháp thường dùng cho văn phong nói, viết thông dụng như các thì trong tiếng Anh, câu điều kiện, câu bị động, câu so sánh, cách đặt câu hỏi, liên kết từ
Trau dồi phát âm
Học phát âm đúng sẽ giúp bạn truyền tải ý của mình muốn nói đến người nghe một cách dễ dàng, chính xác.
Bí quyết học phát âm cho người mất gốc là thường xuyên xem phim, nghe các chương trình tiếng Anh trên BBC, VOA,…và bắt chước giống theo lời nhân vật. Ngoài ra, bạn có thể tham gia các câu lạc bộ, trung tâm anh ngữ để trao đổi kỹ năng phát âm,…Chỉ sau một thời gian ngắn bạn sẽ thấy được kết quả rõ rệt.
Nghe thường xuyên và có phương pháp
Bạn cần phải tiếp xúc với tiếng Anh thường xuyên bằng cách nghe thật nhiều, nghe bất kỳ lúc nào, nghe xong và lặp lại. Bạn có thể nghe băng, nghe nhạc, radio, xem các chương trình truyền hình, xem phim có phụ đề tiếng Anh, luyện nghe trên các trang web miễn phí,…
Nếu bạn phải đi làm, không có nhiều thời gian nghe tiếng Anh thì hãy áp dụng phương pháp học tiếng Anh cơ bản cho dân công sở sau: sử dụng thời gian nghỉ trưa để xem một bộ phim ngắn, nghe nhạc, xem tin tức, hương trình truyền hình thực tế bạn yêu thích…là cách để trao dồi kỹ năng nghe tiếng Anh hiệu quả, dễ dàng sắp xếp thời gian. Cố gắng thực hành đều đặn thường xuyên.
Làm quen với người bản ngữ, tham gia trao đổi trên những Forum trực tuyến
Bạn sẽ có thể tự học tiếng Anh giao tiếp hiệu quả nếu có sự hỗ trợ của một người bạn sử dụng tiếng Anh như ngôn ngữ chính của họ. Hiện nay, việc tìm kiếm người bản xứ để trò chuyện quả thật là điều không hề khó. Khi thấy một người nước ngoài đang thong thả dạo phố, công viên đừng ngần ngại chào hỏi họ vài câu. Bạn có thể bắt đầu cuộc trò chuyện bằng việc hỏi họ về Việt Nam, hay có những trải nghiệm vui khi ở đây. Nếu bạn là người hướng nội và bạn cảm thấy không thoải mái khi bắt chuyện với người lạ ở ngoài đời, vậy hãy thử kết bạn qua Internet. Mạng xã hội thật tuyệt vời khi đưa thế giới xích lại gần nhau hơn. Khi bạn tìm hiểu được kha khá về người bạn này và cảm nhận được hai người nói chuyện khá hợp, bạn có thể gợi ý trò chuyện qua video. Ngoài ra, bạn cũng nên thử tham gia một câu lạc bộ tiếng Anh, vừa giúp bạn làm quen với những người bạn ngoại quốc, lại vừa cải thiện khả năng giao tiếp của mình.
Luyện đọc cấp tốc cho người mất gốc
Khi học tiếng Anh cơ bản để rèn luyện kỹ năng đọc, bạn nên thường xuyên đọc những tài liệu tiếng Anh mà bạn yêu thích mỗi ngày như tiểu thuyết, truyện trinh thám, báo, tạp chí, giáo trình tiếng Anh, tài liệu trên Internet. Ngoài việc giúp bạn học tốt tiếng Anh, còn giúp bạn nâng cao kiến thưứ, vốn sống của mình
Đó là tổng hợp những kỹ năng, nền tảng mà bạn cần trau dồi, rèn luyện nếu muốn thoát khỏi cảnh mất gốc tiếng Anh nhanh chóng. Nếu bạn chưa tự tin với phương pháp học của mình, hoặc không đủ sự kiên trì, bạn có thể tìm hiểu về các khóa học tiếng Anh tại Trung tâm anh ngữ Etest như khóa học tiếng Anh cho người bận rộn, tiếng Anh công sở cơ bản… Bạn có thể lấy lại toàn bộ kiến thức tiếng Anh cơ bản, tự tin vận dụng tiếng Anh trong công việc cũng như trong giao tiếp hằng ngày.
Bài Giảng Hình Học Hoạ Hình
Giảng viên: Th.s Nguyễn Thị Thu Nga BÀI GIẢNG HÌNH HỌC HOẠ HÌNH Bài 3 Mặt phẳng I- Đồ thức của một mặt phẳng Trên đồ thức có 4 cách để xác định một mặt phẳng A1 l1 l2 A2 A1 A2 B1 B2 C1 C2 Hình 3.1.Đồ thức của mặt phẳng I1 b1 b2 I2 a1 a2 d1 d2 c1 c2 a) d) c) b) Chú ý: Từ cách xác định mặt phẳng này có thể chuyển đổi thành cách xác định khác. Do đó phương pháp giải bài toán không phụ thuộc vào cách cho mặt phẳng II- Vết của mặt phẳng Vết của mặt phẳng là giao tuyến của của mặt phẳng đó với các mặt phẳng hình chiếu Cho mặt phẳng (α): * Vết đứng m: m ≡ (α) ∩ П1 * Vết bằng n: n ≡ (α) ∩ П2 * Vết cạnh p: p ≡ (α) ∩ П3 Để phân biệt các mặt phẳng ta viết tên vết của mặt phẳng kèm theo tên của mặt phẳng đó. Ví dụ: Mặt phẳng (α) → -Vết đứng : mα -Vết bằng : nα -Vết cạch : pα x Π1 Π3 y Π2 p m n z x z y O m=m1 p=p3 n=n2 m2=n1=p2 p1 Hình 3.2. Vết của mặt phẳng O y mα nα pα α – Ta có thể cho mặt phẳng bởi các vết của nó. Mặt phẳng có hai vết cắt nhau tại αxÎ x (Hình 3.3a,b) hoặc mặt phẳng có vết song song với trục x (Hình 3.3c) – Thông thường người ta chỉ thể hiện vết đứng và vết bằng của mặt phẳng – Để chỉ vết đứng và vết bằng của mặt phẳng người ta có thể dùng ký hiệu m1, m2 và n1,n2 (Hình 3.3a) – Để chỉ vết đứng và vết bằng của mặt phẳng α ta kèm theo tên của mặt phẳng đó ký hiệu mα, nα (Hình 3.3b,c) x m1 n2 x mα nα αx x mα nα a) c) b) Hình 3.3. Một số cách cho mặt phẳng bằng vết trên đồ thức αx m2=n1=x Ví dụ: Xác định vết của mặt phẳng α (a,b) được cho trên đồ thức, a cắt b tại I. (Hình 3.4) Hình 3.4. Ví dụ tìm vết của một mặt phẳng αx mα a2 b1 a1 b2 M’1 M1 M’2 M2 I1 I2 N1 N2 N’1 N’2 x Giải: – Nhận xét mặt phẳng (α) đi qua a và b do đó vết của mặt phẳng (α) đi qua vết của các đường thẳng a và b. + Tìm vết đứng M(M1,M2) của đường thẳng a + Tìm vết đứng M'(M’1,M’2) của đường thẳng b mα đi qua M1, M’1 + mα ∩ x ≡ αx + Tìm vết bằng N(N1,N2) của a + Vết bằng nα đi qua αx và N2 nα Chú ý: Không cần tìm vết bằng N'(N’1 ,N’2 ) của đường thẳng b vì αx , N2 , N’2 thẳng hàng *Tính chất : -Vết bằng – – mα , x = (α) , П2 = φ (Hình 3.5) III- Các mặt phẳng có vị trí đặc biệt (đối với mặt phẳng hình chiếu) 1- Các mặt phẳng chiếu ( là các mặt phẳng vuông góc với mặt phẳng hình chiếu) a) Mặt phẳng chiếu đứng * Định nghĩa: Mặt phẳng chiếu đứng là mặt phẳng vuông góc với mặt phẳng hình chiếu đứng П1. Ví dụ: Mặt phẳng Hình 3.5. Mặt phẳng chiếu đứng Π1 x C1 C2 x A1 A2 φ C A1 C1 mα Π2 φ A B nα B1 B2 B1 mα nα α x α1 Chú ý: mα là hình chiếu đứng của mặt phẳng chiếu đứng (α) nên thường thay mα bởi α1 b) Mặt phẳng chiếu bằng * Định nghĩa: Mặt phẳng chiếu bằng là mặt phẳng vuông góc với mặt phẳng hình chiếu bằng П2. Ví dụ: Mặt phẳng Hình 3.6. Mặt phẳng chiếu bằng *Tính chất : -Vết đứng – – nβ , x = (β) , П1 = φ (Hình 3.6) Π1 x C1 C2 x A1 A2 C A B h1 Π2 A2 nβ φ C2 B2 mβ B1 B2 nβ φ mβ β x β2 Chú ý: nβ là hình chiếu bằng của mặt phẳng chiếu bằng (β) nên thường thay nβ bởi β2 c) Mặt phẳng chiếu cạnh * Định nghĩa: Mặt phẳng chiếu cạnh là mặt phẳng vuông góc với mặt phẳng hình chiếu cạnh П3. Ví dụ: Mặt phẳng *Tính chất : x C3 Π1 Π3 z y x A3 z C3 A1 C1 O B1 α β pγ A3 O B3 α β pγ Π2 A C B mγ nγ mγ nγ B3 y y Hình 3.7. Mặt phẳng chiếu cạnh γ 2- Các mặt phẳng đồng mức ( là các mặt phẳng song song với mặt phẳng hình chiếu) a) Mặt phẳng bằng * Định nghĩa: Mặt phẳng bằng là mặt phẳng song song với mặt phẳng hình chiếu bằng П2. Ví dụ: Mặt phẳng (α)//П2 *Tính chất : Π1 x B1 B2 x A1 A2 C2 Hình 3.8. Mặt phẳng bằng B A1 A B1 Π2 A2 C B2 C1 mα mα C1 C2 Chú ý: (α)//П2 do đó (α) П1 , cho nên (α) cũng là mặt phẳng chiếu đứng α1 b) Mặt phẳng mặt * Định nghĩa: Mặt phẳng mặt là mặt phẳng song song với mặt phẳng hình chiếu đứng П1. Ví dụ: Mặt phẳng (β)//П1 *Tính chất : Hình 3.9. Mặt phẳng mặt Π1 x C1 C2 x A1 A2 C A1 C1 Π2 A2 β B2 A B B1 C2 B1 B2 nβ nβ Chú ý: (β)//П1 do đó (β) П2 , cho nên (β) cũng là mặt phẳng chiếu bằng β2 c) Mặt phẳng cạnh * Định nghĩa: Mặt phẳng cạnh là mặt phẳng song song với mặt phẳng hình chiếu cạnh П3. Ví dụ: Mặt phẳng (γ)// П3 *Tính chất : Hình 3.10. Mặt phẳng cạnh x Π1 Π3 y A3 B3 z O p3 Π2 B C2 A1 p B2 B1 A A2 C C1 C3 γ mγ nγ mγ nγ x A2 B3 y A3 B1 O A1 C2 E2 C3 C1 y z (γ) vừa là mặt phẳng chiếu đứng vừa là mặt phẳng chiếu bằng Chú ý: IV- Đường thẳng và điểm thuộc mặt phẳng (bài toán liên thuộc) 1- Bài toán cơ bản 1 Cho mặt phẳng α(a,b), a cắt b tại I, một đường thẳng l thuộc mặt phẳng (α) đó. Biết hình chiếu đứng l1, tìm hình chiếu bằng l2 (Hình 3.11) Hình 3.11. Bài toán cơ bản 1 I1 b1 b2 I2 a1 12 l1 l2 11 21 a2 22 b1 b2 I2 a1 12 l’1 l’2 21 a2 22 a) l1 cắt cả hai đường a1 b1 – Dựa vào các điểm 1(11,12); 2(21,22) b1 b2 I2 a1 12 l1 l2 11 a2 I1 I1 11 K2 K1 b) l1 đi qua I1 – Dùng đường thẳng l'(l’1,l’2) KÎ l’→l qua IK c) l1 song song với một trong hai đường a1 b1 – VD: l1//b1 – Dựa vào điểm 1(11,12) l2 đi qua 12, l2//b2 l1 l2 Ví dụ 1: Mặt phẳng α( mα, nα) . Biết l1, tìm l2 (Hình 3.12) Giải: – Lấy M1≡ l1 ∩ mα → M2Î x – Lấy N1≡ l1 ∩ x → M2Î nα – l2 qua M2 và N2 là đường thẳng cần tìm Hình 3.12. Ví dụ về bài toán cơ bản 1 M2 l1 l2 M1 N1 N2 mα nα x Chú ý: – Sử dụng vết của đường thẳng và mặt phẳng – Ví dụ này dành cho các bài toán mặt phẳng (α) cho bởi vết 2- Bài toán cơ bản 2 Ví dụ 1: Cho mặt phẳng α(a,b), a cắt b tại I, điểm K thuộc mặt phẳng α đó. Biết hình chiếu đứng K1, tìm hình chiếu bằng K2 . (Hình 3.13) Giải: – Gắn điểm K vào một đường thẳng lÎ(α) – Khi đó l1 qua K1. Tìm l2 ? (bài toán cơ bản 1) – K2 Î l2 (Điểm thuộc đường thẳng) Hình 3.13. Bài toán cơ bản 2 b1 b2 I2 a1 12 l1 l2 21 a2 22 I1 11 K2 K1 Ví dụ 2: Cho mặt phẳng α(mα, nα). Điểm K thuộc (α). Biết K1, tìm K2 (Hình 3.14) Giải: – Gắn K vào đường thẳng aÎ(α) → a1 qua K1. Tìm K2? – K2 Î a2 Hình 3.14. Ví dụ về bài toán cơ bản 2 αx a1 a2 M1 M2 N1 N2 x K1 K2 Chú ý: Trong hai bài toán cơ bản trên, nếu cho hình chiếu bằng của đường thẳng và của điểm, tìm hình chiếu đứng của chúng, ta cũng làm tương tự mα nα V- Các đường thẳng đặc biệt của mặt phẳng 1- Đường bằng của mặt phẳng * Định nghĩa: Đường bằng của mặt phẳng là đường thẳng thuộc mặt phẳng đó và song song với mặt phẳng hình chiếu bằng П2. Ví dụ: Cho mặt phẳng (α) và h là đường bằng của (α). Khi đó hÎ(α) và h//П2.(Hình 3.15) Π1 x x h1 h2// nα Hình 3.15. Đường bằng của mặt phẳng h Π2 mα nα mα nα α h1 h2 Chú ý: Nếu mặt phẳng (α) cho bởi vết mα, nα thì đường bằng song song với vết bằng, do đó trên đồ thức h2//nα. Ví dụ: Cho mặt phẳng α (a,b), trong đó a//b. Vẽ đường bằng h thuộc (α) sao cho h có độ cao bằng 3cm. (Hình 3.16) Giải: – Vẽ h1//x, h1cách x một khoảng bằng 3 cm sao cho h1 ở phía trên trục x (vì độ cao dương). – Tìm h2 : bài toán cơ bản thứ nhất Hình 3.16. Ví dụ đường bằng của mặt phẳng b1 b2 a1 a2 12 21 22 11 h1 h2 3cm x 2- Đường mặt của mặt phẳng *Định nghĩa: Đường mặt của mặt phẳng là đường thẳng thuộc mặt phẳng đó và song song với mặt phẳng hình chiếu đứng. Ví dụ: Cho mặt phẳng (α) và f là đường mặt của (α). Khi đó fÎ(α) và f//П1. (Hình 3.17) Hình 3.17. Đường mặt của mặt phẳng Π1 x x f1// mα f2 f Π2 mα nα mα nα α f1 f2 Chú ý: Nếu mặt phẳng (α) cho bởi vết mα, nα thì đường mặt song song với vết đứng, do đó trên đồ thức f1//mα . 3- Đường dốc nhất của mặt phẳng đối với mặt phẳng hình chiếu a) Đường dốc nhất của mặt phẳng đối với mặt phẳng hình chiếu bằng *Định nghĩa: Đường dốc nhất của mặt phẳng đối với mặt phẳng hình chiếu bằng là đường thẳng nằm trong mặt phẳng đó và vuông góc với đường bằng của mặt phẳng . Ví dụ: Cho mặt phẳng (α) và d là đường dốc nhất của (α) đối với П2. Khi đó dÎ(α) và d^h. (h là đường bằng thuộc (α)) (Hình 3.18) Hình 3.18. Đường dốc nhất của mặt phẳng đối với mặt phẳng hình chiếu bằng *Tính chất: – d2^h2 ; d2^nα – d,d2 = d,П2 = (α),П2 = φ Π1 x x h1 h2 h Π2 mα nα mα nα φ d N1 N2 M1 M2 d1 d2 d2 α b) Đường dốc nhất của mặt phẳng đối với mặt phẳng hình chiếu đứng *Định nghĩa: Đường dốc nhất của mặt phẳng đối với mặt phẳng hình chiếu đứng là đường thẳng nằm trong mặt phẳng đó và vuông góc với đường mặt của mặt phẳng. Ví dụ: Cho mặt phẳng (α) và d là đường dốc nhất của (α) đối với П1. Khi đó dÎ(α) và d^f. (f là đường mặt thuộc (α)) (Hình 3.19) *Tính chất: – d1^f1 ; d1^mα – d,d1 = d,П1 = (α),П1 = φ Π1 x x f1 f2 f Π2 mα nα mα nα α d1 d N1 N2 M1 M2 d1 d2 Hình 3.19. Đường dốc nhất của mặt phẳng đối với mặt phẳng hình chiếu đứng φ c) Ví dụ: Cho α(ABC) xác định góc nghiêng của α với mặt phẳng hình chiếu bằng П2. (Hình 3.20) Giải: – Vẽ đường bằng Ah thuộc mặt phẳng α(ABC) – Vẽ đường dốc nhất CD thuộc mặt phẳng (ABC): + C2D2 ^A2h2 +D2Îh2 – Tìm góc tạo bởi đường dốc nhất CD với П2: Góc φ tìm được là góc tạo bởi mặt phẳng α(ABC) với mặt phẳng П2. h1 h2 A1 C1 B1 A2 C2 B2 12 11 D1 D2 φ Hình 3.20. Xác định góc nghiêng của α(ABC) với mặt phẳng hình chiếu bằng П2 VI- Vi trí tương đối của hai mặt phẳng 1- Hai mặt phẳng song song a) Định nghĩa: Hai mặt phẳng song song là hai mặt phẳng không có điểm chung nào. b) Định lý: Nếu trong mặt phẳng này có chứa hai đường thẳng cắt nhau tương ứng song song với hai đường thẳng cắt nhau của mặt phẳng khác thì hai mặt phẳng đó song song với nhau. Giả thiết: a,bÎ(α) ; a∩b ≡ O a’,b’Î(β) ; a’∩b’ ≡ O’ a//a’ ; b//b’ Kết luận: (α)//(β) Chú ý: Định lý này dùng để chứng minh hai mặt phẳng song song, đồng thời dể dựng hai mặt phẳng song song. α β a a’ b b’ Hình 3.21. Hai mặt phẳng song song O O’ c) Ví dụ Ví dụ 1: Cho α(ABC) , I(I1,I2). Qua I dựng mặt phẳng (β)//α(ABC) Giải: – Vẽ IJ//AB: + I1J1//A1B1 + I2J2//A2B2 – Vẽ IK//AC: + I1K1//A1C1 + I2K2//A2C2 – Theo định lý trên ta có: β(IJK)//α(ABC) A1 C1 B1 A2 C2 B2 I1 I2 I1K1//A1C1 I1J1//A1B1 I2K2//A2C2 I2J2//A2B2 Hình 3.22. Ví dụ 1: Qua I dựng mặt phẳng (β)//α(ABC) K1 J1 J2 K2 Ví dụ 2: Cho α(mα, nα) , I(I1,I2). Qua I dựng mặt phẳng (β)
Bạn đang đọc nội dung bài viết Nguồn Gốc Và Quá Trình Hình Thành Cách Đọc Hán Việt trên website Techcombanktower.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!