Đề Xuất 3/2023 # Ngữ Văn 12: Tuyên Ngôn Độc Lập Của Hồ Chí Minh # Top 7 Like | Techcombanktower.com

Đề Xuất 3/2023 # Ngữ Văn 12: Tuyên Ngôn Độc Lập Của Hồ Chí Minh # Top 7 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Ngữ Văn 12: Tuyên Ngôn Độc Lập Của Hồ Chí Minh mới nhất trên website Techcombanktower.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Rate this post

👉 Tải App HOC247 cho iOS/Android:

Phần 1: TÁC GIẢ HỒ CHÍ MINH 1. Vài nét về tiểu sử Hồ Chí Minh [02:43] 2. Sự nghiệp thơ văn của tác giả Hồ Chí Minh [33:17] 3. Tổng kết kiến thức phần tác giả Hồ Chí Minh [01:03:30]

Phần 2: TÁC PHẨM TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP 1. Giới thiệu tác phẩm Tuyên ngôn độc lập [01:07:49] 2. Cơ sở pháp lý của bản Tuyên ngôn [01:37:23] 3. Cơ sở thực tiễn của bản Tuyên ngôn [01:55:34] 4. Lời tuyên bố độc lập của Hồ Chí Minh [02:30:46] 5. Hệ thống hóa kiến thức toàn bài [02:44:57]

Cảm ơn các em đã xem video bài giảng Tuyên ngôn độc lập – Hồ Chí Minh của cô Phan Thị Mỹ Huệ trên kênh HỌC247 THPT. Video bài giảng của cô Phan Thị Mỹ Huệ giúp các em nắm được giá trị nhiều mặt và ý nghĩa to lớn của bản Tuyên ngôn độc lập. Đồng thời hiểu được vẻ đẹp của tư tưởng và tâm hồn của Hồ Chí Minh qua tác phẩm.

————————– 👉 Học trọn khóa: ————————–

Theo dõi HỌC247 tại: 👉 Facebook: 👉 Youtube: 👉 Website: 👉 App iOS: 👉 App Android:

————————–

Mong được đồng hành cùng các em học sinh Trân trọng! © Copyright by HỌC247 ❌ Do not Reup ❌

Tag: Ngữ văn 12, Tuyên ngôn độc lập, Hồ Chí Minh, Soạn bài Tuyên ngôn độc lập, Tiểu sử và sự nghiệp Hồ Chí Minh, Cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn của bản Tuyên ngôn độc lập, Lời tuyên bố khẳng định độc lập chủ quyền của Bác Hồ, Văn học Việt Nam từ năm 1945 đến hết thế kỉ XX, Cô Phan Thị Mỹ Huệ, Luyện thi THPT QG môn Ngữ Văn 2018, Luyện thi THPT QG năm 2018

Nguồn: http://hằng.vn

Soạn Bài Tuyên Ngôn Độc Lập Lớp 12 Của Hồ Chí Minh

Soạn Bài Tuyên Ngôn Độc Lập Lớp 12 Của Hồ Chí Minh

I, Tìm hiểu chung

1, Tác giả:

Hồ Chí Minh ( 1890-1969), quê tại làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

Là một lãnh tụ vĩ đại của Đảng cộng sản và dân tộc Việt Nam

Bác lên đưởng ra đi tìm đường cứu nước từ năm 1911

Đến năm 1930, Bác thống nhất 3 tổ chức cộng sản thành Đảng cộng sản Đông Dương.

Bác về nước và lãnh đạo cách mạng vào năm 1941.

Sự nghiệp văn học: Ngoài cách mạng, Bác cũng là một tác giả tà ba.

+ Quan điểm của Bác: văn chương là một vũ khí chiến đấu phục vụ cho sự nghiệp cách mạng. Văn chương phải có tính chân thật và dân tộc. Đối với Bác, mục đích và đối tượng tiếp nhận quyết định phần lớn hình thức và nội dung của tác phẩm.

Sự nghiệp văn học của Bác nổi bật với những thể loại như văn chính luận, truyện và ký, thơ ca… với những tác phẩm tieu biểu như Tuyên ngôn độc lập, Nhật ký trong tù, Tập thơ Hồ Chí Minh….

Phong cách nghệ thuật của Bác phong phú, thể hiện rõ nét qua từng thể loại:

+ Truyện và kí: kết hợp đan xen, nhuần nhuyễn giữa hiện đại và trí tuệ

+ Văn chính luận: Tư duy sáng tạo, giàu cảm xúc, lập luận chặt chẽ, giọng văn đanh thép, hùng hồn…

+ Thơ ca: thơ ca mang tính nghệ thuật, mang tính tuyên truyền.

II, Tác phẩm

1, Hoàn cảnh sáng tác:

Pháp muốn trở lại xâm lược, cùng với các nước phương Tây lăm le nước ta.

Chính quyền phong kiến bị lật đổ, cách mạng tháng Tám thành công vang dội.

Đứng trước bối cảnh dân tộc như vậy, Tuyên ngôn độc lập ra đời.

Tuyên ngôn độc lập hướng đến nhân dân trong nước nói riêng và cũng như một lời nhắn gửi đến tất cả thế giới.

2, Mục đích của Tuyên ngôn độc lập:

Hồ Chí Minh muốn tuyên bố cho nhân dân Việt Nam và cả thế giới biết rằng chiến tranh chống thực dân Pháp ở Việt Nam đã chấm dứt, chế độ phong kiến hoàn toàn bị xóa bỏ.

Khẳng định độc lập chủ quyền của dân tộc Việt Nam với toàn thế giới.

3, Bố cục tác phẩm:

Chia làm 3 phần:

Phần 1: Trình bày cơ sở pháp lý và chính nghĩa của dân tộc

Phần 2: tố cáo, lên án tội ác của thực dân Pháp khi xâm lược Việt Nam

Phần 3: Lời tuyên bố mạnh mẽ, đanh thép, khẳng định độc lập chủ quyền của dân tộc Việt Nam

Soạn Tuyên Ngôn Độc Lập (Hồ Chí Minh)

Nội dung chính

– Là văn kiện lịch sử tuyên bố trước quốc dân đồng bào và thế giới về việc chấm dứt chế độ thực dân, phong kiến ở nước ta.

– Đánh dấu kỉ nguyên độc lập, tư do của nước Việt Nam mới.

Trả lời câu 1 (trang 41 SGK Ngữ văn 12, tập 1):

Bố cục của Tuyên ngôn độc lập: gồm 3 phần:

– Đoạn 1 (Từ đầu đến không ai chối cãi được): Cơ sở pháp lí và chính nghĩa.

– Đoạn 2 (Tiếp đến dân tộc đó phải được độc lập): Tố cáo tội ác của thực dân Pháp, khái quát công cuộc nổi dậy giành chính quyền oanh liệt của nhân dân ta.

– Đoạn 3 (Còn lại): Lời tuyên bố về nền độc lập.

Câu 2 Trả lời câu 2 (trang 41 SGK Ngữ văn 12, tập 1): Ý nghĩa và tác dụng của việc trích dẫn Tuyên ngôn độc lập của nước Mĩ và bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của cách mạng Pháp trong phần mở đầu:

– Khéo léo xác lập cơ sở pháp lí quốc tế vững chắc cho bản Tuyên ngôn.

– Dùng thủ pháp gậy ông đập lưng ông.

– Thể hiện niềm tự hào, tự tôn dân tộc khi để ba bản tuyên ngôn của Mĩ, Pháp và Việt Nam ngang hàng, bình đẳng với nhau.

Câu 3 Trả lời câu 3 (trang 41 SGK Ngữ văn 12, tập 1): Trong phần hai, để khẳng định quyền độc lập, tự do của nước Việt Nam ta, Hồ Chí Minh đã đưa ra luận điểm vững chắc:

– Tố cáo tội ác của thực dân Pháp đối với Việt Nam:

+ Tố cáo tội ác tàn bạo của thực dân Pháp trên mọi mặt đời sống khi cai trị nước ta.

+ Giải thích rõ ràng Pháp không còn bất kì quyền lợi cai trị nào ở nước ta.

– Trình bày cuộc đấu tranh xương máu giành độc lập, tự do của nhân dân Việt Nam:

+ Nhân dân Việt Nam đã nổi dậy giành chính quyền, lấy lại đất nước từ tay Nhật.

+ Quân và dân ta đã nhiều lần kêu gọi người Pháp cùng chống Nhật nhưng bị từ chối, khi Pháp thua chạy, đồng bào ta vẫn khoan hồng và giúp đỡ họ.

+ Dân ta đánh đổ các xiềng xích phong kiến, thực dân, phát xít.

+ Quân và dân ta tin tưởng vào sự công bằng của các nước Đồng Minh.

Câu 4 Trả lời câu 4 (trang 41 SGK Ngữ văn 12, tập 1): Tuyên ngôn độc lập thể hiện rõ phong cách văn chính luận của Hồ Chí Minh:

– Lập luận chặt chẽ:

– Lí lẽ sắc bén, dẫn chứng tiêu biểu, đanh thép, giàu tính chiến đấu.

– Ngôn ngữ hùng hồn, chính xác, biểu cảm.

Bài Soạn “Tuyên Ngôn Độc Lập” Của Hồ Chí Minh Phần Tác Phẩm Trong Ngữ Văn Lớp 12

Blog tài liệu free chia sẻ mọi người bài soạn “Tuyên Ngôn Độc Lập” của Hồ Chí Minh phần tác phẩm trong ngữ văn lớp 12 được tuyển chọn kỹ lưỡng nhằm mang đến tài liệu tham khảo hiệu quả.

Trong bài soạn “Tuyên Ngôn Độc Lập” của Hồ Chí Minh phần tác phẩm chúng ta sẽ tìm hiểu bố cục bản “Tuyên ngôn độc lập”, việc trích dẫn bản Tuyên ngôn Độc lập (1776) của nước Mỹ, bản Tuyên ngôn Độc lập đã lật tẩy bộ mặt tàn bạo, ngoài ra tác phẩm “Tuyên ngôn độc lập” thể hiện phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh trong văn chính luận :

Bài soạn “Tuyên Ngôn Độc Lập” của Hồ Chí Minh phần tác giả trong ngữ văn lớp 12

– Phần 1 (từ đầu đến không ai chối cãi được): cơ sở pháp lý và chính nghĩa.

– Phần 2 (tiếp đến phải được độc lập): tố cáo tội ác của thực dân Pháp.

– Phần 3 (còn lại): lời tuyên bố độc lập của nhân dân ta.

Câu 2:

Việc trích dẫn bản Tuyên ngôn Độc lập (1776) của nước Mỹ và bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền (1793) của cách mạng Pháp trong phần mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập là một cách viết rất cao tay của Chủ tịch Hồ Chí Minh đem lại những ý nghĩa sâu sắc cho bản Tuyên ngôn được viết ra trong hoàn cảnh lịch sử đặc biệt lúc bấy giờ.

Như chúng ta đã biết, đối tượng hướng tới của Tuyên ngôn Độc lập không chỉ là đồng bào trong nước mà cả với thế giới, đặc biệt là với những lực lượng thù địch và cơ hội quốc tế đang mang dã tâm tái nô dịch đất nước ta. Trích dẫn hai bản Tuyên ngôn của Mĩ và Pháp trong phần nêu nguyên lí mở đầu tác phẩm, một mặt, Bác đề cao truyền thống bình đẳng, nhân đạo, tư tưởng dân chủ tiến bộ của nhân dân hai nước Mĩ và Pháp lúc bấy giờ, mặt khác, lại có tác dụng ngăn chặn âm mưu xâm lược của chúng. Đồng thời, như thế cũng là cách Bác đặt cuộc cách mạng của nhân dân ta năm 1945 ngang hàng với cuộc cách mạng của Pháp và Mĩ, đặt bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam ngang hàng với hai bản Tuyên ngôn của hai nước lớn đó, khẳng định về quyền tự chủ và vị thế bình đẳng của dân tộc ta trên toàn thế giới. Đây là nghệ thuật dùng “gậy ông đập lưng ông” – ngón võ dân gian rất hiệu nghiệm của nhân dân ta mà Bác đã sử dụng thật tài tình trong phần mở đầu bản Tuyên ngôn.

Câu 3: Bản Tuyên ngôn Độc lập đã lật tẩy bộ mặt tàn bạo, xảo quyệt của thực dân Pháp đối với nhân dân ta bằng lí lẽ và sự thật hùng hồn, không thể chối cãi được. (Phân tích đoạn 2 và đoạn 3).

– Thực dân Pháp đã kể công “khai hóa” thì bản Tuyên ngôn Độc lập kể tội ác “cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta” của chúng.

+ Dẫn chứng chọn lọc cụ thể, xác đáng, toàn diện ra tội ác dã man, tàn bạo của thực dân Pháp về mọi mặt: chính trị, xã hội, kinh tế.

+ Lời văn ngắn gọn, hùng hồn chứa đựng nội dung kể tội ác đanh thép, sử dụng nhiều cách nói tu từ tăng sức truyền cảm (so sánh, cường điệu, dùng đồng nghĩa kép để khắc sâu hình ảnh đất nước “xơ xác, tiêu điều”, nhân dân “nghèo nàn, thiếu thốn”…)

+ Điệp từ “chúng” đứng đầu hàng loạt tội ác, theo sự chất chồng tội ác là sự chất chứa căm thù đối với thực dân cướp nước. Hành động của chúng là “trái hẳn với đạo lí và chính nghĩa”.

– Thực dân Pháp kể công “bảo hộ” thì bản Tuyên ngôn Độc lập lên án “trong năm năm, chúng đã bán nước ta hai lần cho Nhật”. Dẫn chứng là những bằng chứng lịch sử khiến kẻ thù không thể chối cãi.

+ Mùa thu 1940, Nhật xâm lượt Đông Dương thì Pháp đã “quỳ gối đầu hàng, mở cửa nước ta rước Nhật”. Cách dùng từ pha chút hài hước, mỉa mai của Bác đã vạch trần bản chất hèn nhát, vô trách nhiệm của thực dân Pháp đối với đất nước ta. Chính sự thỏa hiệp của chúng đã khiến nhân dân ta phải chịu hai tầng xiềng xích.

+ Ngày 9 tháng 3 năm 1945, khi Nhật đảo chính, thực dân Pháp bỏ chạy, hoặc đầu hàng để nước ta rơi vào tay Nhật.

+ Chúng không đứng về phía nhân dân ta để chống Nhật mà còn “thẳng tay khủng bố Việt Minh”, khi bỏ chạy còn nhẫn tâm giết số đông tù chính trị.

Hành động của chúng thật vô nhân đạo, làm sao chúng dám đối diện với nhân dân ta để tự xưng là người “bảo hộ” chúng ta.

– Chúng tuyên bố Đông Dương là thuộc địa của chúng thì bản Tuyên ngôn Độc lập khẳng định Đông Dương đã trở thành thuộc địa của Nhật. Nhân dân ta đứng lên giành lại chính quyền độc lập từ tay Nhật chứ không phải từ tay Pháp. Sức mạnh của sự thật và không có lí lẽ nào có sức thuyết phục cao hơn lí lẽ của sự thật. Hồ Chí Minh đã láy đi, láy lại hai chữ sự thật để tăng chính xác thực của lí lẽ và dẫn chứng.

Câu 4: Tác phẩm “Tuyên ngôn độc lập” thể hiện phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh trong văn chính luận: lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, ngôn ngữ hùng hồn.

– Ngắn gọn, giản dị, súc tích: cả một nội dung lớn diễn ra trong thời gian gần một thế kỉ nhưng tác giả đã cô đọng lại trong vài ba trang giấy.Từ ngữ mà Bác sử dụng đọc lên là hiểu ngay. Đối với những câu dài, có cấu trúc phức tạp, Bác vẫn tìm cách diễn đạt thật ngắn gọn. Có câu rất ngắn nhưng giàu ý tứ.

– Trong sáng:

+ Trong sáng ở việc dùng từ đặt câu, tuân thủ các nguyên tắc và chuẩn mực của tiếng Việt.

+ Trong sáng về tư tưởng tình cảm. Thái độ rõ ràng, yêu ghét phân minh trên lập trường chính nghĩa.

– Đanh thép, sắc sảo: là biểu hiện tính chiến đấu không khoan nhượng, thái độ dứt khoát thể hiện một bản lĩnh vững vàng, phi thường, sắc sảo ở trí tuệ, lối lập luận chặt chẽ, sắc bén.

Bản tuyên ngôn được viết với cách lập luận chặt chẽ. Người đưa ra những lí lẽ đanh thép, những bằng chứng hùng hồn không ai chối cãi được. Ngòi bút chính luận vừa hùng hồn vừa trữ tình; cách dùng từ, đặt câu hết sức linh hoạt, Tuyên ngôn Độc lập vừa có giá trị lịch sử lớn lao, vừa xứng đáng là áng văn thiên cổ hùng văn của thời đại.

Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại của bản Tuyên ngôn là rất to lớn. Ngày nay cả nước đang thể hiện quyết tâm bảo vệ nền độc lập, bảo vệ chủ quyền quốc gia, bảo vệ biển đảo thân yêu như Bác hằng mong muốn.

II. Luyện tập

Bản Tuyên ngôn độc lập từ khi ra đời cho đến nay là một áng văn chính luận có sức lay động sâu sắc hàng chục triệu trái tim con người Việt Nam vì đó là lòng yêu nước nồng nàn, niềm tự hào dân tộc mãnh liệt, khao khát độc lập tự do và ý chí quyết tâm bảo vệ tự do, độc lập ở Hồ Chí Minh. Tấm lòng đó đã truyền vào từng lời văn khi da diết, khi tự hào, khi hùng hồn đanh thép gây xúc động mạnh mẽ đối với người đọc.

Nguồn : Sưu Tầm

Bạn đang đọc nội dung bài viết Ngữ Văn 12: Tuyên Ngôn Độc Lập Của Hồ Chí Minh trên website Techcombanktower.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!