Đề Xuất 5/2023 # Mặt Cắt – Hình Cắt # Top 9 Like | Techcombanktower.com

Đề Xuất 5/2023 # Mặt Cắt – Hình Cắt # Top 9 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Mặt Cắt – Hình Cắt mới nhất trên website Techcombanktower.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Đối với những vật thể có cấu tạo bên trong phức tạp, nếu dùng nét khuất để thể hiện thì hình vẽ sẽ không được rõ ràng khó hình dung đối với người đọc bản vẽ. Vì vậy trong bản vẽ kỹ thuật, thường dùng loại hình biểu diễn khác gọi là hình cắt và mặt cắt.    

      Nội dung của phương pháp hình cắt và mặt cắt là. Để biểu diễn hình dạng bên trong của vật thể, ta giả sử rằng dùng một mặt phẳng  tưởng tượng cắt qua phần cấu tạo bên trong như lỗ, rãnh.v.v… của vật thể bị cắt làm hai phần. Sau khi lấy đi phần vật thể nằm giữa người quan sát và mặt phẳng cắt, rồi chiếu vuông góc phần vật thể còn lại lên mặt phẳng hình chiếu song song với mặt phẳng cắt, sẽ được sẽ được một hình biểu diễn, gọi là hình cắt. Nếu chỉ vẽ các đường bao của vật thể  nằm trên mặt phẳng cắt mà không vẽ các đường bao của vật thể ở phía sau mặt phẳng cắt thì hình biểu diễn đó gọi là mặt cắt. TCVN 8 – 40 : 2003  quy định các quy tắc về biểu diễn hình  cắt và mặt cắt dùng cho tất cả các bản vẽ kỹ thuật nói chung và TCVN 8 – 44 : 2003. Quy định các quy tắc về biểu diễn hình cắt và mặt cắt dùng cho bản vẽ cơ khí nói riêng. TCVN 8 – 40 : 2003 và TCVN 8 – 44 : 2003 được chuyển đổi từ  ISO 128 – 40: 2001 và ISO                128 – 44: 2001. Vậy hình cắt là hình biểu diễn các đường bao vật thể nằm trên và nằm sau mặt phẳng cắt. * Chú ý: mặt phẳng cắt chỉ là mặt phẳng tưởng tượng. Việc cắt đó chỉ có tác dụng đối với một hình cắt hoặc một mặt cắt nào đó, còn các hình biểu diễn khác không bị ảnh hưởng gì đối với mặt cắt đó. *  Để phân biệt phần vật thể nằm trên mặt phẳng cắt và phần vật thể nằm ở phía sau mặt phẳng cắt, tiêu chuẩn quy định vẽ mặt cắt bằng kí hiệu vật liệu trên mặt cắt theo: TCVN 7 :1993.

2.1. Hình cắt

a.Phân loại hình cắt: * Chia theo vị trí mặt phẳng cắt đối với mắt phẳng hình chiếu cơ bản: – Hình cắt đứng: nếu mặt phẳng cắt (P) song song với mặt phẳng hình chiếu đứng (Hình 2.61).

– Hình cắt bằng: nếu mặt phẳng cắt (P) song song với mặt phẳng hình chiếu bằng (Hình 2.62)

– Hình cắt cạnh, nếu mặt phẳng cắt (P) song song với mặt phẳng hình chiếu cạnh (Hình 2.63)

– Hình cắt nghiêng: nếu mặt phẳng cắt không song song với mặt phẳng hình chiếu cơ bản (Hình2.64).

* Chia theo số lượng mặt phẳng cắt: – Hình cắt sử dụng một mặt phẳng cắt, thường gọi là hình cắt đơn giản. – Hình cắt sử dụng hai hoặc ba mặt phẳng cắt song song với nhau (Hình 2.65) thường gọi là hình cắt bậc.

Khi vẽ, các hình cắt của các mặt phẳng cắt song song đó được thể hiện trên cùng một hình cắt chung, giữa các mặt phẳng cắt không vẽ đường phân cách. – Hình cắt sử dụng các mặt phẳng cắt giao nhau, thường gọi là hình cắt xoay. Khi vẽ, hai mặt cắt giao nhau đó được thể hiện trên cùng một hình cắt chung, giữa hai mặt phẳng cắt không vẽ đường phân cách. Mặt cắt nghiêng được xoay về song song với mặt phẳng hình chiếu để vẽ thành hình cắt.

* Chia theo phần vật thể bị cắt: – Để thể hiện cấu tạo bên trong của một phần nhỏ của vật thể, cho phép vẽ hình cắt của phần đó. Hình cắt cục bộ có thể dặt ngay ở vị trí tương ứng trên hình chiếu cơ bản, đường cắt cục bộ được vẽ bang nét zích dắc hoặc bằng nét lượn sóng. Hình cắt đó gọi là hình cắt riêng phần (Hình 2.66).

– Để giảm bớt số lượng hình vẽ, cho phép ghép phần hình chiếu với phần hình cắt hoặc các phần hình cắt với nhau thành một hình biểu diễn theo cùng một phương chiếu (Hình 2.67)

Một nửa hình chiếu ghép với một nửa hình cắt, gọi là hình cắt bán phần. Quy định lấy trục đối xứng của hình (đường chấm gạch mảnh) làm đường phân cách giữa phần hình chiếu và hình cắt. – Trong trường hợp ghép một nửa hình chiếu với một nửa hình cắt ở trên, nếu có nét cơ bản trùng với trục đối xứng thì dùng nét lượn sóng làm đường phân cách. Nét này được vẽ lệch sang phần hình chiếu hay phần hình cắt tùy theo nét cơ bản ở sau mặt phẳng cắt hay ở trước mặt phẳng cắt (Hình 2.68)

2.2. Mặt cắt

Mặt cắt là hình biểu diễn các đường bao vật thể nhận được trên mặt phẳng cắt khi tưởng tượng  dùng mặt phẳng này cắt qua vật thể. Mặt phẳng cắt được chọn sao cho nó vuông góc với chiều dài của phần vật thể bị cắt (mặt cắt vuông góc). Mặt cắt dùng để thể hiện hình dạng và cấu tạo phần tử bị cắt mà trên các hình chiếu khó thể hiện. a.    Phân loại mặt cắt: Mặt cắt được chia ra: * Mặt cắt rời: là mặt cắt đặt ngoài hình chiếu tương ứng, đường bao vẽ bằng nét cơ bản. Có thể đặt mặt cắt rời ở giữa phần cắt lìa của một hình chiếu nào đó. Đường bao của mặt cắt rời và mặt cắt thuộc hình cắt vẽ bằng nét liền đậm. Mặt cắt rời thường đặt dọc theo đường kéo dài của nét cắt và đặt gần hình biểu diễn tương ứng. Nhưng cũng cho phép đặt ở vị trí bất kỳ trong bản vẽ.

* Mặt cắt chập: là mặt cắt đặt ngay trên hình biểu diễn tương ứng. Đường bao của mặt cắt chập vẽ bằng nét liền mảnh. Các đường bao tại nơi đặt mặt cắt của hình biểu diễn vẫn vẽ đầy đủ.

b. Kí hiệu và các qui định về mặt cắt: Cách ghi chú thích trên mặt cắt cũng giống như cách ghi chú trên hình cắt, cần có các nét cắt xác định vị trí mặt phẳng cắt, mũi tên chỉ hướng chiếu và chữ kí hiệu mặt cắt (Hình 2.72).

–  Trường hợp mặt cắt chập hay mặt cắt rời không có trục đối xứng trùng với vết mặt phẳng cắt hay đường kéo dài của mặt phẳng cắt thì chỉ cần vẽ nét cắt, mũi tên chỉ hướng chiếu mà không cần ghi kí hiệu bằng chữ (Hình 2.73)

–  Mặt cắt được đặt đúng theo hướng mũi tên, cho phép đặt mặt cắt ở vị trí bất kì trên bản vẽ. Nếu mặt cắt đã được xoay, thì trên chữ kí hiệu có mũi tên cong cũng giống như hình cắt đã được xoay (Hình 2.74)

– Nếu mặt phẳng cắt đi qua trục của đường bao xoay hoặc phần lõm tròn xoay, thì đường bao của lỗ hoặc phần lõm đó được vẽ đầy đủ trên mặt cắt (Hình2.75)

–    Trong trường hợp đặc biệt, cho phép dùng mặt trụ để cắt. Khi đó mặt cắt được trải phẳng (Hình 2.76)

Share this:

Twitter

Facebook

Like this:

Số lượt thích

Đang tải…

Đo Vẽ Mặt Cắt Địa Hình, Đo Vẽ Mặt Cắt Dọc, Mặt Cắt Ngang

chúng tôi xin giới thiệu cách đo vẽ mặt cắt địa hình để phục vụ cho việc thiết kế xây dựng công trình

Để phục vụ cho công tác thiết kế, thi công các công trình dạng tuyến như: công trình đường giao thông, các tuyến đường dây tải điện chính vì vậy chúng ta cần phải đo vẽ mặt cắt địa hình

Mặt cắt địa hình thể hiện sự cao thấp của vị trí các địa hình tự nhiên theo một tuyến

Có hai loại mặt cắt là: mặt cắt dọc và mặt cắt ngang

Và để lấy được số liệu độ cao của các điểm thì chúng ta phải trải qua bước đo đạc chênh cao của các điểm bằng và sau đó tính toán xử lý số liệu để đưa ra được độ cao của các điểm so với một mốc chuẩn nào đó

Quy trình đo mặt cắt địa hình

Để đo mặt cắt dọc trên mặt đất ta cần chọn một đường tim, sau này dùng để thiết kế tim công trình. Đường tim là một hệ thống đường gãy khúc có dạng như đường chuyền kinh vĩ nhưng những chỗ gãy khúc được bố trí những đoạn đường cong để phục vụ yêu cầu kỹ thuật.

Chọn đường tim rất quan trọng, nó ảnh hưởng đến độ chính xác và sự dễ dàng trong việc đo đạc cũng như việc bố trí công trình sau này. Bởi vậy khi lập đường tim phải tiến hành khảo sát từng phần, đặc biệt ở những nơi địa hình phức tạp.

Góc ngoặt đo bằng máy kinh vĩ

Độ dài đo bằng thước thép.

Trên đường tim cứ cách 100m lại đóng một cọc chính ký hiệu là C (C0; C1;C2; Cn) cách 1000m đóng một cọc ký hiệu là cọc K.

Dọc theo đường tim, nơi địa hình thay đổi, đóng cọc phụ(cọc cộng). Phải đo khoảng cách từ cọc phụ tới cọc chính, cũng như khoảng cách từ đỉnh góc ngoặt tới cọc chính

Khi bố trí cọc, cần có bản phác họa đường tim. Trên bản phác họa ghi chú đường giao thông, sông, suối, rừng … hai bên đường tim.

Ngoài ra có thể dùng máy toàn đạc điện tử để xác định vị trí các cọc trên tuyến đường

Sau khi lập xong đường tim, dùng máy thủy chuẩn và mia, đo cao các cọc trên đường tim theo phương pháp đo cao từ giữa.

Tùy theo yêu cầu có thể dùng độ cao nhà nước, có thể cho độ cao giả định của cọc đầu tiên trên đường tim (hình 1)

Đặt máy tại trạm I. Chuyển độ cao từ mốc A( là mốc độ cao nhà nước) đến trạm C0 là cọc đầu tiên của đường tim. Sau đó đo độ cao các cọc trên đường tim, tại mỗi trạm đặt máy đo cọc chính xong tiến hành đo luôn cọc phụ

Ngoài ra chúng ta có thể đặt máy đo luôn bằng cách giả sử độ cao cọc C0 ( tùy theo yêu cầu)

Lập mặt cắt ngang

Đo vẽ mặt cắt dọc là chưa đủ cho công tác thiết kế chính vì vậy chúng ta cần phải đo thêm mặt cắt ngang

Mặt cắt ngang là mặt thẳng góc với đường tim (khi đường tim là một đường thẳng); là đường phân giác (khi đường tim gãy khúc); là đường pháp tuyến (khi đường tim là đoạn cong)

Mặt cắt ngang cần đo ở những vị trí đặc trưng của bề mặt địa hình

Trên đường tim có rất ngiều mặt cắt địa hình

Đo cao trên mặt cắt ngang

Dựa vào vào độ cao các điểm đã biết C0 ( C0; C1; C2; Cn) trên mặt cắt dọc tuyến sau đó phương pháp đo tỏa để đo và tìm độ cao các điểm trên mặt cắt ngang

Phương pháp vẽ mặt cắt dọc và mặt cắt ngang

Dựa trên số liệu đo đạc ta tính độ cao các điểm xong, tiến hành đo vẽ mặt cắt (hình 3)

Thường chọn tỷ lệ đứng lớn gấp 10 lần tỷ lệ ngang (chẳng hạn tỷ lệ ngang 1/2000 → tỷ lệ đứng 1/200 )

Để thuận tiện sử dụng thường chọn độ cao quy ước của bản vẽ (mặt phẳng so sánh hay còn gọi đường chân trời) sao cho điểm thấp nhất trên mặt cắt cũng cao hơn nó 8÷10cm

Ghi các số liệu lên dải tương ứng.

Dựng lưới mặt cắt địa hình 3 để vẽ mặt cắt.

Quy Định Về Hình Cắt

1/ Khái niệm và phân loại hình Cắt

1.1/ Định nghĩa hình cắt

Đối với những vật thể có cấu tạo bên trong phức tạp, nếu chỉ dùng hình chiếu để biểu diễn thì hình vẽ sẽ có nhiều đường khuất, như vậy hình vẽ sẽ không rõ ràng, sáng sủa. Để khắc phục điều đó, bản vẽ kỹ thuật dùng các hình chiếu khác nhau, gọi là hình cắt. Nội dung của phương pháp hình cắt như sau:

1.2/ Phân loại hình cắt

Để thể hiện bên trong của một phần nhỏ vật thể, cho phép vẽ hình cắt riêng phần của phần đó, hình cắt này gọi là hình cắt riêng phần.

Hình chiếu riêng phần có thể đặt ngay ở vị trí tương ứng trên hình chiếu cơ bản.

Để giảm bớt số lượng hình vẽ, cho phép ghép phần hình chiếu với phần hình cắt với nhau thành một hình biểu diễn trên cùng một phương chiếu gọi là hình cắt kết hợp.

2/ Hướng dẫn về mặt cắt, hình trích

2.1/ Mặt cắt

a/ Định nghĩa và cách ký hiệu vật liệu trên mặt cắt

Định nghĩa

Mặt cắt là hình biểu diễn nhận được trên mặt phẳng cắt, khi ta tưởng tượng dùng mặt phẳng cắt này cắt vật thể. Mặt phẳng cắt chọn sao cho nó vuông góc với chiều dài của vật thể bị cắt.

Mặt cắt dùng để thể hiện hình dạng và cấu tạo phần tử bị cắt mà trên các hình chiếu khó hoặc không thể hiện được.

Ký hiệu vật liệu trên mặt cắt

Tiêu chuẩn TCVN 0007-1993 quy định các ký hiệu vật liệu trên mặt cắt của một số loại vật liệu dùng trong bản vẽ kỹ thuật.

Kí hiệu vật liệu trên mặt cắt

Kí hiệu chung của các vật liệu trên mặt cát không phụ thuộc vào vật liệu được thể hiện trên hình dưới

Trên các mặt cắt muốn thể hiện rõ loại vật liệu thì ta sử dụng

Các đường gạch gạch của các kí hiệu vật liệu được vẽ bằng nét mảnh, nghiêng một góc thích hợp, tốt nhất là 450 với đường bao chính hoặc với trục đối xứng mặt cắt.

Khoảng cách các đường gạch gạch phụ thuộc vào độ lớn của miền gạch và tỷ lệ của bản vẽ, nhưng không nhỏ hơn hai lần chiều rộng của nét đậm và không nhỏ hơn 0.7mm.

Trường hợp miền gạch gạch quá rộng cho phép chỉ vẽ ở vùng biên. Ký hiệu vật liệu của hai chi tiết kề nhau phải phân biệt bằng hướng gạch, hoặc khoảng cách giữa các nét gạch gạch, đường gạch phải so le nhau. Cho phép tô đen các mặt cắt hẹp có bề rộng nhỏ hơn 2mm.

Trường hợp có các mặt cắt hẹp kề nhau thì phải để khoảng trống không nhỏ hơn 0,7 mm giữa các mặt cắt hẹp này. Không kẻ đường gạch gạch qua chữ số kích thước.

b/ Phân loại mặt cắt

Mặt cắt được chia ra mặt cắt thuộc hình cắt và mặt cắt không thuộc hình cắt. Các mặt cắt không thuộc hình cắt bao gồm

Đường cắt dời

Mặt cắt rời là mặt cắt được đặt ở ngoài hình biểu diễn tương ứng

Mặt cắt dời có thể đặt ở giữa phần lìa của của một hình chiếu nào đó. Đường bao của mặt cắt thuộc hình cắt được vẽ bằng nét liền đậm. Mặt cắt dời dùng để thể hiện những phần tử có đường bao mặt cắt phức tạp.

Mặt cắt dời thường được đặt dọc theo đường kéo dài của nét cắt và đặt gần hình biểu diễn tương ứng. Nhưng cung cho phép đặt tuỳ ý trên bản vẽ.

Mặt cắt chập

Là mặt cắt đặt ngay trên hình biểu diễn tương ứng. Đường bao của mặt cắt chập được vẽ bằng nét liền mảnh. Các đường bao tại chỗ đặt mặt cắt của hình biểu diễn vẫn thể hiện đầy đủ.

Mặt cắt chập dùng cho các phần tử có đường bao mặt cắt đơn A giản.

c/ Ký hiệu và các quy định về mặt cắt

Các ghi chú trên mặt cắt cũng giống như cách ghi chú trên hình cắt, cần có các nét cắt xác định vị trí mặt phẳng cắt, mũi tên chỉ hướng nhìn và chữ ký hiệu mặt cắt

Trường hợp mặt cắt chập hay cắt rời không có trục đối xứng trùng với vết mặt phẳng cắt hay đường kéo dài của mặt phẳng cắt thì chỉ cần vẽ nét cắt , mũi tên chỉ hướng nhìn mà không cần ghi ký hiệu bằng chữ

3/ Kí hiệu và các quy định về hình cắt

3.1/ Kí hiệu

Vị trí các mặt cắt trong hình cắt được biểu thị bằng nét cắt, nét cắt được vẽ bằng nét liền đậm. Các nét cắt đặt tại chỗ giới hạn của các mặt phẳng cắt: chỗ đầu, chỗ cuối và chỗ chuyển tiếp của các mặt phẳng cắt. Các nét cắt không được cắt đường bao của hình biểu diễn.

Ở nét cắt đầu và nét cắt cuối có mũi tên chỉ hướng nhìn. Mũi tên vẽ vuông góc với nét cắt, đầu mũi tên chạm vào khoảng giữa nét cắt. Bên cạnh mũi tên có chữ ký hiệu A tương ứng với kí hiệu trên hình cắt.

Phía trên hình cắt cũng ghi cặp chữ ký hiệu tương ứng với những kí hiệu ghi ở nét cắt. Giữa cặp chữ kí hiệu có dấu nối và dưới cặp chữ ký hiệu có dấu gạch ngang bằng nét liền đậm. ví dụ hình 6.7

Ví dụ: Có thể xem trên hình bên dới

Chính là hình cắt đứng, hình cắt bằng, và hình cắt cạnh đơn giản, chủ yếu dùng để thể hiện toàn bộ hình dạng bên trong của vật thể trên các mặt phẳng chiếu cơ bản. xem trên hình 6.10

b/ Hình cắt kết hợp hình chiếu

Thực chất của loại hình biểu diễn này là ghép phần hình chiếu và hình cắt với nhau để thể hiện cấu của vật thể trên cùng một mặt phẳng hình chiếu cơ bản.

Ghép một nửa hình chiếu với một nửa hình cắt.

Nếu hình chiếu và hình cắt hay hai hình cắt của một vật thể trên mặt phẳng hình chiếu cơ bản nào đó có chung một trục đối xứng thì có thể ghép một nửa hình chiếu với một nửa hình cắt với nhau, hay ghép hai nửa hình cắt với nhau thành một hình biểu diễn

Tiêu chuẩn bản vẽ qui định lấy trục đối xứng của hình làm đường phân cách giữa hình chiếu và hình cắt. Phân hình cắt thường đặt phía bên phải trục đối xứng, nếu trục đối xứng vuông góc với đường bằng của bản vẽ.

Nếu vật thể hay một bộ phận của vật thể có trục hình học ( trục của hình tròn xoay) thì trục đó được xem như là trục đối xứng của hình biểu diễn và được dùng làm đường phân cách khi ghép hình chiếu với hình cắt.

Trong trường hợp ghép một nửa hình chiếu và hình cắt ở trên, nếu có nét liền đậm trùng với trục đối xứng thì dùng nét lượn sóng làm đường phân cách.

Nét này được vẽ lệch sang phần hình chiếu hay hình cắt tuỳ theo nét liền đậm thuộc hình biểu diễn nào

Trong trường hợp ghép hình chiếu với hình cắt, thường không vẽ nét khuất trên hình chiếu, nếu các nét đó được thể hiện trong hình cắt.

b. Hình cắt riêng phần

Hình cắt riêng phần dùng để thể hiện hình dạng bên trong của bộ phận nhỏ của vật thể như : lỗ, bánh răng, then ..

Hình cắt được vẽ thành hình biểu diễn riêng biệt hay được vẽ ngay ở vị trí tương ứng trên hình chiếu cơ bản, giới hạn của hình cắt riêng phần là nét lượn sóng. Nét này không được vẽ trùng với bất kỳ đường nào trên bản vẽ, không vượt ra ngoài đường bao quanh. Nét lượn sóng thể hiện đường giới hạn của phần vật thể được cắt đi.

c. Hình cắt bậc

Hình cắt bậc thể hiện hình dạng bên trong của một số bộ phận của vật thể, khi trục đối xứng hay trục quay của bộ phận đó nằm trên mặt phẳng song song với mặt phẳng hình chiếu. Khi vẽ ta dùng các mặt phẳng song song đó làm các mặt cắt.

Các mặt phẳng trung gian nối giữa các mặt cắt được quy ước không thể hiện trên hình cắt và đảm bảo các phần cần biểu diễn thể hiện hoàn toàn trên cùng một hình cắt.

d. Hình cắt xoay

Hình cắt xoay thể hiện hình dạng bên trong của một bộ phận của vật thể khi các mặt phẳng đối xứng chứa trục chính của vật thể.

Khi vẽ, dùng các mặt đối xứng đó làm mặt cắt, và chúng được xoay về trùng nhau thành một mặt phẳng. Nếu mặt phẳng này song song với mặt phẳng hình chiếu cơ bản thì cắt xoay có thể bố trí ngay trên mặt phẳng hình chiếu có bản đó.

Thực Hành Vẽ Mặt Cắt Trong Cad Bằng Lệnh Hatch

Khi thiết kế bản vẽ bằng phần mềm Autocad, người dùng thường sử dụng lệnh Hatch để vẽ mặt cắt trong Cad hoặc để mô phỏng việc tạo vật liệu cho bản vẽ. Thông thường, lệnh Hatch thường được sử dụng khi thiết kế nhiều loại bản vẽ khác nhau như: Architecture, Structure hoặc MEP. Tuy nhiên, đối với các phần mềm diễn họa 3D thì lệnh Hatch không được khuyến khích sử dụng nhiều, bởi còn nhiều điểm hạn chế về công cụ hỗ trợ.

Lệnh Hatch dùng để vẽ mặt cắt và tô vật liệu trong bản vẽ Cad

Nhưng đối với bản vẽ 2D thì lệnh Hatch được khuyến khích sử dụng để tô vật liệu hoặc vẽ mặt cắt, bởi thao tác nhanh, đơn giản và chính xác. Trong quá trình vẽ mặt cắt, còn đòi hỏi sự sáng tạo và khả năng nghệ thuật thẩm mỹ của bạn, có như vậy mới tạo được những bản vẽ chính xác và đẹp mắt nhất.

Các bước vẽ mặt cắt trong Cad bằng lệnh Hatch

Với 6 bước đơn giản, bạn đã hoàn thành xong thao tác vẽ mặt cắt trong Cad

Ý nghĩa của một số thư mục trong cửa sổ Hatch

Khi thực hiện cách vẽ mặt cắt trong Cad, người dùng cần nắm được một số thư mục cụ thể, nhằm giúp cho thao tác vẽ mặt cắt được chính xác hơn. Cụ thể như sau:

Thư mục Type and pattern

Đối với thư mục Type and pattern thì bạn cần chú ý đến các công cụ hỗ trợ như sau: – Type: Chọn mẫu mặt cắt. – Pattern: Chọn tên mặt cắt. – Swatch: Hiển thị hình ảnh mẫu. – Angle: Nhập độ nghiêng cho mặt mẫu. – Scale: Tỉ lệ mặt cắt.

Thư mục Boundarries (ranh giới mặt cắt)

Khi thực hiện vẽ mặt cắt trong Cad, để xác định được vị trí cho đối tượng, vật liệu tốt hơn thì bạn chú ý đến thư mục Boundarries trong lệnh Hatch. Cụ thể, bạn cần nắm các công cụ sau:

– Add Pick point: Chọn điểm mục cần vẽ mặt cắt. – Add Selection objects: Chọn đối tượng cần vẽ mặt cắt. – Remover bourn dries: Loại bỏ đối tượng đã thực hiện vẽ mặt cắt. – Thư mục Draw oder (gán thứ tự cho mặt cắt) Trong thư mục Draw oder của lệnh Hatch thì bạn cần chú ý đến những công cụ hỗ trợ việc thực hiện lệnh như sau: – Do Not Assign: Không gán đối tượng vào bản vẽ mặt cắt. – Send to back: Đặt Hatch sau tất cả các đối tượng. – Bring to font: Đặt trước tất cả các đối tượng. – Send behind boundary: Đặt Hatch phía sau đường biên. – Bring in front of boundary: Đặt Hatch phía trước đường biên. – Islands detection: phương pháp tạo mặt cắt.

Khi thực hiện vẽ mặt cắt, bạn cần chú ý đến những thư mục hỗ trợ trong lệnh Hatch

Như vậy, để vẽ mặt cắt trong Cad hoàn chỉnh bằng lệnh Hatch, ngoài việc nắm các bước thực hiện thì người dùng cũng cần chú ý đến cách sử dụng các thư mục hỗ trợ trong lệnh để hoàn thiện bản vẽ và nâng cao tính chính xác cho các tỷ lệ trong bản vẽ. Chính vì vậy, việc nắm vững các nhóm lệnh, phím tắt quan trọng trong Autocad với khóa Học Autocad được xem là yếu tố hàng đầu giúp bạn hoàn thiện các bản vẽ một cách chính xác, đúng tỷ lệ và nhanh chóng nhất.

Bật mí về khóa học “Tuyệt chiêu luyện AUTOCAD”

Khóa học bao gồm 26 bài giảng và thời lượng 07 giờ 50 phút, được học và giảng dạy theo hình thức online chỉ cần có smart hoặc laptop kết nối Internet. Sự tiện lợi và chi phí thấp phù hợp với rất nhiều học sinh, sinh viên hoặc những người không có thời gian đi đến các trung tâm.

Khóa học “Tuyệt chiêu luyện AUTOCAD”

Kết thúc khóa học bạn sẽ nắm được các phương pháp sử dụng Autocad, biết thiết kế và trình bày một bản vẽ máy tính nhanh hơn khi vẽ tay đến chục lần, hiệu suất làm việc gia tăng.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Mặt Cắt – Hình Cắt trên website Techcombanktower.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!