Cập nhật nội dung chi tiết về Ma Trận Bcg Phân Tích Danh Mục Kinh Doanh Của Doanh Nghiệp mới nhất trên website Techcombanktower.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
1. Cấu trúc và nội dung ma trận BCG
Ma trận được cấu trúc bởi hai yếu tố, như Henderson (1970) đã nhấn mạnh ở trên. Thứ nhất là thị phần tương đối của mỗi SBU, được tính bằng tỷ lệ giữa thị phần tuyệt đối của SBU của doanh nghiệp phân tích với thị phần tuyệt đối của SBU tương ứng của đối thủ cạnh tranh lớn nhất trong ngành đó. Trong đó thị phần tuyệt đối của SBU của doanh nghiệp là tỷ lệ giữa doanh thu SBU của doanh nghiệp với doanh thu SBU của ngành.
Nếu doanh nghiệp phân tích có thị phần bằng 20% và đối thủ cạnh tranh cũng có thị phần 20% thì tỷ lệ sẽ là 1:1. Còn nếu đối thủ cạnh tranh lớn nhất có thị phần 60% thì tỷ lệ này sẽ là 1:3; có nghĩa là hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp phân tích đang ở vị trí tương đối yếu. Còn nếu thương hiệu của đối thủ cạnh tranh lớn nhất chỉ chiếm 5% thị phần thì tỷ lệ này là 4:1 – tức là thương hiệu của doanh nghiệp phân tích đang ở vị trí tương đối mạnh và điều này được thể hiện qua lợi nhuận và dòng tiền. Henderson (1979) sử dụng chỉ tiêu thị phần tương đối chứ không phải lợi nhuận là vì nó cung cấp nhiều thông tin hơn. Ngoài thông tin về dòng tiền, chỉ tiêu này còn cho thấy vị trí của thương hiệu này trên thị trường so với các đối thủ cạnh tranh, đồng thời chỉ ra các định hướng tương lai. Theo nghĩa rộng hơn, nó còn cho biết doanh nghiệp nên sử dụng hoạt động tiếp thị nào để việc quảng bá có hiệu quả nhất.
Thứ hai là mức độ tăng trưởng ngành của mỗi SBU, được tính bằng tỷ lệ giữa tổng doanh thu năm nay với tổng doanh thu của ngành năm trước đó. Chỉ số này chỉ ra rằng, ngành có tốc độ tăng trưởng cao sẽ cung cấp cho SBU môi trường cạnh tranh thuận lợi và các cơ hội phát triển trong dài hạn tốt hơn so với các ngành có tốc độ tăng trưởng thấp. Chỉ số này cũng có thể được sử dụng trong phân tích tăng trưởng.
Thường ngưỡng 10% được sử dụng; tốc độ tăng trưởng ngành từ 10% đến 40% được gọi là cao; từ trên 40% là siêu tăng trưởng; dưới 10% là bão hòa. Tuy nhiên, ví dụ trong thị trường các nhóm hàng tiêu dùng, mức tăng trưởng thường rất thấp, dưới 1% mỗi năm; vì vậy mức cao hay thấp có thể thay đổi tùy từng lĩnh vực.
Theo hai tiêu chí trên, ma trận BCG được xây dựng thành 4 khung nhằm so sánh và đánh giá phân bổ nguồn lực giữa các chiến lược kinh doanh các dòng sản phẩm như sau:
Hình 1: Ma trận BCG
Nguồn: Boston Consulting Group (BCG)
Ngôi sao (Stars): gồm các SBU hay dòng sản phẩm có thị phần tương đối lớn và ở những ngành có tốc độ phát triển nhanh, tăng trưởng cao. Các SBU này có nhiều lợi thế trong cạnh tranh và cơ hội để phát triển vì nó có thể mang về rất nhiều lợi nhuận và cơ hội để doanh nghiệp phát triển trong dài hạn. Nói chung, các nhà quản lý đánh giá rất cao các SBU này, tuy nhiên nó cũng đòi hỏi phải đầu tư nhiều nguồn lực để đối phó với cạnh tranh và duy trì tốc độ tăng trưởng.
Dấu chấm hỏi (Question Marks): Đây là những SBU đang hoạt động trong thị trường có tốc độ tăng trưởng cao nhưng nhưng có thị phần thấp. Chúng được coi là điểm khởi đầu của hầu hết các doanh nghiệp. Các SBU có tiềm năng, nếu được đầu tư và nuôi dưỡng tốt, sẽ tăng thị phần và phát triển trở thành các SBU thuộc khung Ngôi sao, rồi khung Bò sữa khi thị trường tăng trưởng chậm lại. Tuy vậy, chi phí đầu tư cho các SBU này là khá lớn, thường lớn hơn lượng doanh thu chúng tạo ra; và nếu không cung cấp đủ chi phí, các SBU này sẽ tụt lại phía sau và trở thành các SBU trong khung Chó mực hay Điểm chết.
Bò sữa (Cash Cows): gồm những SBU hay dòng sản phẩm có thị phần cao, vị thế cạnh tranh mạnh nhưng hoạt động trong những ngành công nghiệp phát triển chậm hay ngành có tốc độ tăng trưởng chậm. Đặc trưng của các SBU này là tạo ra một lượng lớn tiền, vượt quá mức tái đầu tư cần thiết để duy trì thị phần, và do đó có tỉ suất lợi nhuận cao. Tuy nhiên, các dòng sản phẩm này lại ít có cơ hội phát triển và tốc độ tăng trưởng ngành thấp, do đó chiến lược cần xem xét là khai thác tối đa để tối đa hóa lợi nhuận trên các SBU này.
Chó mực hay điểm chết (Dogs): Đây là những SBU hay các dòng sản phẩm ở vị thế cạnh tranh yếu, thị phần thấp và hoạt động trong những ngành tăng trưởng chậm. Các SBU này chỉ tạo ra đủ tiền mặt hoặc đòi hỏi chi phí đầu tư lớn nhưng chỉ có thể duy trì thị phần thấp và ít có cơ hội tăng trưởng. Vì vậy, các SBU này là đối tượng xem xét loại bỏ hoặc tái cấu trúc.
Trên cơ sở vị thế của các SBU hay các dòng sản phẩm của doanh nghiệp được biểu thị, ma trận BCG cung cấp cho các nhà quản trị chiến lược các khung logic hoạch định chiến lược như sau:
Doanh nghiệp nên lấy vốn thu được từ các SBU trong khung Bò sữa để đầu tư phát triển các SBU tiềm năng trong khung Dấu hỏi và củng cố vị thế của các SBU trong khung Ngôi sao vốn đang phát triển; đồng thời, cần chuẩn bị chiến lực cắt giảm các SBU tại khung Bò sữa;
Tập trung đầu tư và củng cố vị thế cho các SBU tại khung Ngôi sao, đồng thời thúc đẩy chuyển dịch các SBU tại khung Dấu hỏi có triển vọng và tiềm năng phát triển trong tương lai tiến vào khung Ngôi sao;
Doanh nghiệp nên mạnh dạn loại bỏ các SBU tại vị trí Dấu hỏi nếu quá trình thâm nhập thị trường gặp nhiều khó khăn và/hoặc khi các SBU này không có nhiều cơ hội phát triển để giảm bớt áp lực về vốn đầu tư;
Nên áp dụng chiến lược rút lui với các SBU trong khung Chó mực/ Điểm chết. Tuy nhiên, cần lựa chọn đúng thời điểm để loại chúng khỏi hoạt động kinh doanh, đảm bảo không ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất kinh doanh của các SBU khác của doanh nghiệp.
Trong quá trình hoạt động và hoạch định chiến lược, doanh nghiệp cần xây dựng một cấu trúc kinh doanh cân bằng giữa các SBU nhằm đảm bảo sự cân bằng về tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Các nhà quản trị cũng cần cân nhắc kỹ lưỡng khi loại bỏ một SBU, đặc biệt chú ý nếu các SBU đó là các dòng bổ trợ cho các SBU trong khung Ngôi sao hay Bò sữa, phải đảm bảo không có tác động tiêu cực đến các SBU khác. Nếu là các SBU mang tính bổ trợ và chi phí duy trì hợp lý, cần tiếp tục giữ các SBU trong khung Dấu hỏi và Chó mực/ Điểm chết.
Thực tế cho thấy, ma trận BCG là công cụ hiệu quả và nhanh chóng giúp doanh nghiệp đánh giá và đưa ra các quyết định đúng cho tổ chức của mình. Bằng các minh họa và sơ đồ dễ hiểu, ma trận giúp doanh nghiệp nhìn ra các cơ hội trong tương lai, xác định được lĩnh vực kinh doanh phù hợp nhất để tiến hành đầu tư nhằm nâng cao lợi nhuận. Ma trận BCG cho phép phân tích các nhu cầu về vốn đầu tư ở các SBU khác nhau, chỉ ra cách thức sử dụng một cách tốt nhất nguồn lực tài chính (vốn đầu tư), nhằm tối đa hoá cấu trúc kinh doanh của công ty. Ma trận cũng chỉ ra sự cần thiết phải tiếp nhận thêm hoặc từ bỏ một SBU nào đó, hướng đến xây dựng một cấu trúc kinh doanh cân bằng và tối ưu, nâng cao tính cạnh tranh của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, ma trận BCG khá đơn giản, chỉ đánh giá tiềm năng và triển vọng của các SBU dựa trên hai yếu tố là thị phần và tốc độ tăng trưởng ngành là chưa đầy đủ, trong một số trường hợp còn dẫn đến sai lầm. Chẳng hạn, thị phần thấp vẫn có thể có vị thế cạnh tranh mạnh và lợi nhuận cao ở một phân khúc thị trường nào đó do công ty thực hiện khác biệt hoá sản phẩm đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu khách hàng. Ngoài ra, ma trận này chưa đánh giá một cách sâu sắc về mối quan hệ giữa thị phần và chi phí; mối quan hệ này không phải luôn xảy ra theo chiều hướng như BCG đã đề cập, thị phần lớn không phải bao giờ cũng tạo ưu thế về chi phí. Ở một số ngành, do đặc điểm về công nghệ, các công ty với thị phần nhỏ vẫn có thể đạt được mức chi phí sản xuất thấp hơn so với công ty có thị phần lớn. Hay trong những ngành đã ở giai đoạn trưởng thành, tăng trưởng chậm, thị phần lớn không phải luôn luôn mang lại mức lợi nhuận cao như đã nói về tính chất của SBU. Chính vì thế, để có thể đưa ra được quyết định chính xác nhất cho hoạt động kinh doanh của công ty, cần kết hợp xem xét ma trận BCG với các công cụ phân tích khác để đưa ra cái nhìn khách quan, nhiều chiều về sản phẩm và thị trường.
2. Phương pháp xây dựng
Ma trận BCG được xây dựng và phân tích theo một quy trình 3 bước như sau:
Bước 1: Phân đoạn chiến lược của doanh nghiệp phân tích thành các SBU (các dòng sản phẩm) và đánh giá triển vọng của mỗi SBU theo 2 chỉ tiêu là thị phần tương đối và tốc độ tăng trưởng ngành của mỗi SBU.
Bước 2: Phân loại và sắp xếp các SBU vào các khung tương ứng trên ma trận BCG. Vị trí của các SBU được xác định theo tọa độ dựa trên hai chỉ tiêu về thị phần tương đối của SBU và tốc độ tăng trưởng ngành. Mỗi SBU được biểu diễn bằng 1 hình tròn, kích thước hình tròn tỉ lệ với doanh thu mà SBU đạt được trong toàn bộ doanh thu nói chung của doanh nghiệp.
Bước 3: Xây dựng định hướng chiến lược cho từng loại SBU theo tư duy chiến lược đã được phân tích ở trên.
Nguồn: Phan Thanh Tú (2019), Quản trị Chiến lược Doanh Nghiệp, NXB Công Thương, trang 147 – 152.
Ví Dụ Ma Trận Bcg Của Doanh Nghiệp Kỹ Năng Quản Trị
Tìm hiểu về cụm từ BCG
BCG ( Boston Consulting Group ) chính là tên của một công ty tư vấn chiến lược Mỹ được thành lập năm 1963 do Bruce Henderson sáng lập nên. Đây là một trong số ba công ty tư vấn chiến lược kinh doanh hàng đầu trên thế giới gồm: McKinsey, Boston Consulting và Mercer. Các lĩn17h vực chủ yếu:
Lập kế hoạch kinh doanh chiến lược của công ty.
Hoạch định chiến lược của công ty.
Hoạch định chiến lược Marketing của cấp công ty.
Các lĩnh vực này chủ yếu ở tầm CEO là một cấp độ cao nhất của công ty.
Khái niệm về ma trận BCG : chính là ma trận trong mối quan hệ giữa tăng trưởng và thị phần. Vấn đề được đặt ra đó chính là khả năng tạo ra lợi nhuận thông qua phân tích SBU của một công ty cho phép nó đánh giá vị thế cạnh tranh của các tổ hợp kinh doanh.
Các phần của ma trận:
Ma trận BCG còn thể hiện các tinh thế của các SBU nằm trên một mặt phẳng và gồm có 4 phần:
SBU DẤU CHẤM HỎI:
đây là những SBU có vị thế cạnh tranh và thị phần tương đối thấp. Nhưng chúng lại là những ngành tăng trưởng cao và rất triển vọng trong lợi nhuận và sự tăng trưởng dài hạn. SBU này có thể được trưởng thành SBU ngôi sao nếu được chú ý nuôi dưỡng vì chúng cần số lượng vốn đầu tư lớn và cần đánh giá đúng thực chất tiềm năng để có kế hoạch đầu tư đúng lúc.
SBU NGÔI SAO:
đây là mảng có thị phần kinh tế tương đối lớn ở những ngành tăng trưởng cao. Những SBU này rất có lợi thế trong việc cạnh tranh và có nhiều cơ hội để phát triển. Chúng có những tiềm năng vô cùng to lớn về các lợi nhuận và có khả năng tăng trưởng rất dài hạn.Ngôi sao được đánh giá cao về sự sinh lợi và tự đáp ứng được các nhu cầu về vốn. Nhưng trong khi đang hình thành thì cũng cần phải có một số lượng vốn đầu tư nhiều để giữ vững vị thế dẫn đầu.
SBU CON BÒ SỮA:
Đây chính là những ngành có tăng trưởng thấp khi trưởng thành. Chúng có thị phần cao và có vị thế cạnh tranh mạnh. Thế mạnh này xuất phát từ chi phí vì đạt được lợi thế nhờ vào quy mô của đường cong kinh nghiệm. Điều này duy trì được khả năng sinh lợi cao nhưng chúng lại không có cơ hội phát triển và tốc độ của sự tăng trưởng ngành rất thấp. Vì vậy nhu cầu về vốn đầu tư không quá lớn và được xem là nguồn lợi nhuận rộng rãi.
SBU CON CHÓ:
Chúng ở vị trí cạnh tranh rất yếu và có vị trí rất thấp. Là một trong những ngành tăng trưởng chậm. SBU này có triển vọng rất thấp vì chúng đòi hỏi lượng đầu tư lớn nhưng chỉ với mục đích duy trì một phần thị phần rất thấp,có rất ít cơ hội để phát triển và tăng trưởng.
Các bước xây dựng ma trận BCG
Xác định 2 thông số rất quan trọng đó là: tỉ lệ tăng trưởng ngành % và thị phần tương đối của doanh nghiệp.
Công thức: thị phần tương đối A = thị phần tuyệt đối A/ thị phần tuyệt đối của đối thủ cạnh tranh.
Xác định các SBU của doanh nghiệp: mỗi SBU là một vòng tròn trên mặt phẳng BCG nhưng chúng lại có độ lớn tỉ lệ thuận với mức đóng góp của SBU trong tổng toàn bộ doanh thu của doanh nghiệp.
Biểu diễn các SBU trên mô thức BCG: nhằm mục đích xác định vị trí của các BCG trên ma trận thì xác định được hai thông số: tỉ lệ tăng trưởng và thị phần tương đối của SBU.
Các chiến lược áp dụng của ma trận:
Buid ( xây dựng ): chiến lược này áp dụng cho dấu chấm hỏi. Doanh nghiệp cần được củng cố SBU bằng cách đầu tư và tăng trưởng của thị phần. Phải hy sinh lợi nhuận trước mắt để nhắm tới mục tiêu dài hạn khi áp dụng chiến lược này.
Hold( chiến lược giữ): áp dụng này cho bò sữa với mục đích tối đa hóa khả năng sản sinh lợi nhuận và tiền bạc.
Divest( Từ bỏ ): từ bỏ một bộ phận kinh doanh hoặc những sản phẩm không mang lại lợi nhuận bằng cách cắt giảm chi phí. Và tăng giá mặc dù nó ảnh hưởng đến mục tiêu kinh doanh lâu dài.Chiến lược này phù hợp với các sản phẩm của dấu chấm hỏi nhưng chắc chắn không trở thành ngôi sao và cho ra sản phẩm nằm trong phần chó.
Ưu điểm của Ma trận BCG:
Tập trung về phân tích nhu cầu vốn đầu tư ở các SBU khác nhau. Đây chính là những cách thức sử dụng tốt nguồn tài chính là vốn đầu tư nhằm tối đa hóa cấu trúc kinh doanh. Biết được rằng phải từ bỏ hoặc tiếp nhận một SBU, xây dựng cấu trúc kinh doanh cân bằng và tối ưu.
Nhược điểm của Ma trận BCG:
Phương pháp có thể đánh giá chưa đầy đủ để dẫn đến xếp loại không đúng về các SBU. Các phương pháp BCG quá đơn giản. BCG có thể được đánh giá chưa đầy đủ về mối quan hệ giữa thị phần và các chi phí.
Các ví dụ về ma trận của các doanh nghiệp lớn
Ma Trận BCG của Masan:
Đánh giá Ma Trận và Chiến lược Nước mắm Nam ngư (SBU NGÔI SAO):
Đây là vị trí của doanh nghiệp mạnh, dẫn đầu thị phần trong một thị trường đầy triển vọng (tăng trưởng cao).
Tiếp tục đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm duy trì tính ưu việt của sản phẩm.
Tranh thủ lợi thế về quy mô sản xuất lớn để hạ giá thành sản xuất cũng nhằm để duy trì lợi thế về mặt giá thành.
Cần kết hợp các nguồn lực để đánh bại đối thủ ngang bằng mình
Đánh giá MT và Chiến lược Nước mắm Chinsu, nước tương Chinsu (SBU CON BÒ SỮA):
Sản phẩm có thị phần rất cao nhất trong một thị trường không còn tăng trưởng mạnh.
Định hướng chiến lược cho vị trí này thường là tranh thủ thu lợi nhuận, không đầu tư thêm.
Kết hợp chiến lược để giữ vững thị phần.
Đánh giá Ma Trận và Chiến lược Nước Tương Tam Thái Tử (SBU DẤU CHẤM HỎI):
Sản phẩm đang có thị phần nhỏ trong một thị trường thuộc vào loại hấp dẫn (đang tăng trưởng cao).
Chiến lược của doanh nghiệp có thể là tìm cách tăng thị phần. Có nghĩa là là di chuyển về hướng vị trí “ngôi sao” bằng cách cải tiến sản phẩm, dịch vụ.
Tập trung đầu tư để tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm trong thị trường đó.
Đánh giá Ma Trận và Chiến lược Mì Omachi (SBU CON CHÓ):
Sản phẩm ở vị trí mà thị phần của doanh nghiệp thì nhỏ, thị trường cũng tăng trưởng chậm.
Doanh nghiệp rút lui vì doanh thu thấp lại không có triển vọng phát triển thêm. Và trong khi chi phí để duy trì sản xuất kinh doanh một sản phẩm thường không nhỏ.
Tuy nhiên nó là sp thiết yếu cũng góp phần vào việc phát triển các sản phẩm khác của Masan. Nên Doanh Nghiệp cần duy trì bằng cách cải tiến sản phẩm . Và có các chiến lược khác nhằm tăng thị phần, chấp nhận không lợi nhuận.
– Kỹ Năng Quản Trị –
4.1
/
5
(
9
bình chọn
)
Ma Trận Swot Là Gì? Phân Tích Chi Tiết Swot Trong Kinh Doanh
Ma trận SWOT là gì? Ma trận SWOT được hiểu là Các chữ cái S.W.O.T là viết tắt cho:
Strengths – Điểm mạnh
Weaknesses – Điểm yếu
Opportunities – Cơ hội
Threats – Thách thức
Trong đó SW mô tả các yếu tố đối với nội bộ công ty. OT mô tả các động lực bên ngoài đối với công ty.
Các yếu tố tạo nên sức mạnh của Ma trận SWOT
S – Strengths (Điểm mạnh)
Điểm mạnh là khả năng và nguồn lực cung cấp cho các công ty một lợi thế cạnh tranh. Điểm mạnh bản chất là giá trị gia tăng từ chuỗi giá trị cho khách hàng mà đối thủ không thể tạo ra. Ví dụ: Điểm mạnh của một sản phẩm có thể là giá rẻ hơn các đối thủ trên thị trường. Nhưng bản chất giá rẻ đó bắt nguồn từ chi phí đầu vào, chi phí tạo ra sản phẩm, chi phí marketing,…
W – Weaknesses (Điểm yếu)
Cũng giống như điểm mạnh, danh sách các điểm yếu cũng quan trọng trong phân tích Marketing. Doanh thu của công ty sẽ bị ảnh hưởng bởi khách hàng nhận thấy đây là thương hiệu kém. Hoặc khách hàng coi sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty là không đáng tin cậy hoặc đắt đỏ. Tương tự như điểm mạnh, bản chất của điểm yếu cũng bắt nguồn từ chuỗi giá trị.
O – Opportunities (Cơ hội)
Cơ hội minh họa cho việc di chuyển mà một công ty có thể thực hiện để nâng cao vị thế của mình. Trong danh sách các cơ hội có thể bao gồm việc liệt kê các nguồn tiền mặt và tài chính rộng rãi. Như một cơ hội để một công ty nhanh chóng phát triển thị phần bằng cách chi tiêu nhiều tiền hơn cho Marketing.
T – Threats (Thách thức)
Các mối đe dọa tương tự như điểm yếu. Một mối đe dọa trong ma trận SWOT cho thấy một công ty dễ bị ảnh hưởng đến sự phát triển trên thị trường như thế nào. Kế hoạch cần phải chi tiết. Một công ty mà không nhận thấy có nguy cơ gì trước mặt thì sẽ hứng chịu rắc rối lớn. Điều tệ hại nhất đối với công ty là bị tấn công bởi mối đe dọa chưa được dự tính trước trong kế hoạch.
Tìm hiểu các ứng dụng của ma trận SWOT
Tính hữu ích của phân tích SWOT không giới hạn ở các tổ chức tìm kiếm lợi nhuận. Phân tích ma trận SWOT có thể được sử dụng bởi các tổ chức phi lợi nhuận, chính phủ hoặc cá nhân. SWOT cũng được sử dụng để lập kế hoạch trước khủng hoảng và phòng ngừa khủng hoảng.
1. Xây dựng chiến lược
Phân tích SWOT có thể được sử dụng hiệu quả để xây dựng chiến lược tổ chức hoặc cá nhân. Các bước cần thiết để thực hiện phân tích theo định hướng chiến lược bao gồm xác định các yếu tố bên trong và bên ngoài, lựa chọn và đánh giá các yếu tố quan trọng nhất và xác định mối quan hệ hiện có giữa các tính năng bên trong và bên ngoài.
2. Kết hợp và chuyển đổi
Một cách sử dụng ma trận SWOT là kết hợp và chuyển đổi. Kết hợp được sử dụng để tìm lợi thế cạnh tranh bằng cách kết hợp các điểm mạnh với các cơ hội. Một chiến thuật khác là chuyển đổi điểm yếu hoặc mối đe dọa thành điểm mạnh hoặc cơ hội. Một ví dụ về chiến lược chuyển đổi là tìm thị trường mới. Nếu các mối đe dọa hoặc điểm yếu không thể được chuyển đổi, một công ty nên cố gắng giảm thiểu hoặc tránh chúng.
3. Kế hoạch doanh nghiệp
Là một phần của việc phát triển các chiến lược và kế hoạch để cho phép tổ chức đạt được các mục tiêu của mình, tổ chức đó sẽ sử dụng một quy trình có hệ thống / nghiêm ngặt được gọi là kế hoạch của công ty. Ma trận SWOT cùng với PEST/PESTLE có thể được sử dụng làm cơ sở cho việc phân tích các yếu tố kinh doanh và môi trường.
4. Tiếp thị
Trong nhiều phân tích đối thủ cạnh tranh, các nhà tiếp thị xây dựng hồ sơ chi tiết của từng đối thủ trên thị trường, đặc biệt tập trung vào các điểm mạnh và điểm yếu cạnh tranh tương đối của họ bằng phân tích SWOT. Các nhà quản lý tiếp thị sẽ kiểm tra cấu trúc chi phí của từng đối thủ, nguồn lợi nhuận, nguồn lực và năng lực, định vị cạnh tranh và phân biệt sản phẩm, mức độ tích hợp dọc , phản ứng lịch sử đối với sự phát triển của ngành và các yếu tố khác.
Phân tích sâu hơn về ma trận SWOT trong kinh doanh
Điều gì khiến SWOT thành một công cụ đặc biệt mạnh mẽ như vây, nghĩ mà xem, nó có thể giúp bạn khám phá những cơ hội để đầu tư đúng chỗ và loại trừ những mối đe dọa mà bạn không ngờ tới.
Hơn thế nữa, sử dụng khung phân tích ma trận SWOT có thể giúp bạn nhìn nhận được chính mình và những đối thủ cạnh tranh, bắt đầu vẽ ra chiến lược giúp bạn khác biệt so với đối thủ để có lợi thế cạnh tranh trên thị trường
Những người ra quyết định sẽ xem xét liệu mục tiêu có thể đặt được hay không, dựa trên các SWOT. Nếu mục tiêu không đặt được, bạn phải chọn mục tiêu khác và lặp lại quy trình này.
Quy trình phân tích SWOT có thể thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Liệt kê tất cả các điểm mạnh và điểm yếu của bạn
Bước 2: Liệt kê tất cả các cơ hội tồn tại trong tương lai. Sau đó, lần lượt liệt kê tất cả các mối đe dọa tồn tại trong tương lai.
Bước 3: Lên kế hoạch hành động – Xem lại ma trận SWOT của bạn để tạo ra được kế hoạch hành động giải quyết từng khu vực trong 4 khu vực của ma trận SWOT.
Không chỉ dừng lại ở ma trận SWOT thông thường, thậm chí ma trận SWOT mở rộng còn có thể gợi ý các giải pháp chiến lược cho các nhà quản trị:
S-O: Phát huy các điểm mạnh để tận dụng cơ hội
S-T: Sử dụng các điểm mạnh để ngăn chặn, hạn chế các đe dọa
W-O: Hạn chế các điểm yếu để nắm bắt cơ hội
W-T: Chuẩn bị kế hoạch đề phòng cho các điểm yếu trước mối đe dọa
Làm thế nào để thực hiện ma trận SWOT hiệu quả?
Để thực hiện phân tích ma trận SWOT, hãy trả lời những câu hỏi sau đây:
1. Điểm mạnh
Điểm mạnh là nội bộ, thuộc tính tích cực của công ty bạn. Đây là những thứ nằm trong tầm kiểm soát của bạn.
Quy trình kinh doanh nào đem thành công cho bạn?
Công ty bạn có điểm mạnh gì? chẳng hạn như kiến thức, giáo dục, mạng lưới, kỹ năng và danh tiếng?
Những tài sản vật chất nào bạn có, chẳng hạn như khách hàng, thiết bị, công nghệ, tiền mặt và bằng sáng chế?
Bạn có lợi thế cạnh tranh gì so với đối thủ của bạn?
2. Điểm yếu
Điểm yếu là yếu tố tiêu cực làm mất đi điểm mạnh của bạn. Đây là những điều mà bạn có thể cần phải cải thiện để cạnh tranh.
Có những điều gì mà đối thủ bạn có nhưng doanh nghiệp bạn không có?
Những quy trình kinh doanh cần cải thiện?
Có tài sản hữu hình mà công ty bạn cần, chẳng hạn như tiền hoặc thiết bị?
Các kỹ năng, kiến thức mà bạn đang thiếu hụt?
3. Cơ hội
Cơ hội là yếu tố bên ngoài trong môi trường kinh doanh của bạn có khả năng đóng góp cho thành công của bạn.
Có phải thị trường của bạn đang phát triển và có những xu hướng sẽ khuyến khích mọi người mua nhiều hơn những gì bạn đang bán?
Có những sự kiện sắp tới mà công ty của bạn có thể tận dụng để phát triển kinh doanh?
Có những thay đổi sắp tới đối với các quy định có thể tác động tích cực đến công ty của bạn không?
4. Các mối đe dọa
Các mối đe dọa là các yếu tố bên ngoài mà bạn không kiểm soát được. Bạn có thể muốn xem xét đưa ra các kế hoạch dự phòng để xử lý chúng nếu chúng xảy ra.
Bạn có đối thủ tiềm năng nào có thể tham gia vào thị trường của bạn?
Nhà cung cấp sẽ luôn cung cấp nguyên liệu bạn cần với giá bạn muốn chứ?
Sự phát triển của công nghệ nào có thể thay đổi cách thức kinh doanh của bạn?
Hành vi của người tiêu dùng thay đổi theo cách có thể tác động tiêu cực đến doanh nghiệp của bạn?
Có xu hướng thị trường mới có thể trở thành một mối đe dọa với doanh nghiệp bạn?
Để doanh nghiệp của mình thành công, bạn nên thường xuyên phân tích các quy trình của mình để đảm bảo bạn đang hoạt động hiệu quả nhất có thể. Mặc dù có rất nhiều cách để đánh giá công ty, nhưng một trong những phương pháp hiệu quả nhất chính là phân tích ma trận SWOT.
khái niệm ma trận swot
ví dụ về ma trận swot
ma trận swot là gì
ma trận swot của vinamilk
ý nghĩa của việc sử dụng ma trận swot trong việc hoạch định
ma trận swot của samsung
ý nghĩa của ma trận swot trong hoạch định
Ma Trận Bcg Là Gì? Cách Tính Ma Trận Bcg Nhanh Chóng
Ma trận BCG là gì?
Được tạo bởi Boston Consulting Group , ma trận Boston – còn được gọi là ma trận BCG hoặc ma trận tăng trưởng – cung cấp cho doanh nghiệp một khuôn khổ để phân tích sản phẩm theo tăng trưởng và thị phần. Ma trận đã được sử dụng từ năm 1968 để giúp các công ty hiểu rõ hơn về những sản phẩm nào tốt nhất giúp họ tận dụng cơ hội tăng trưởng thị phần.
1. Con chó: Đây là những sản phẩm có mức tăng trưởng thấp hoặc thị phần.
2. Dấu hỏi: Các sản phẩm ở các thị trường tăng trưởng cao với thị phần thấp.
3. Ngôi sao: Sản phẩm ở các thị trường tăng trưởng cao với thị phần cao.
4. Bò sữa: Sản phẩm ở các thị trường tăng trưởng thấp với thị phần cao.
Cách thiết lập ma trận BCG
Ghép các thành tố trong ma trận, chúng ta có những kết luận như sau:
1. Ngôi sao: Đại diện cho những sản phẩm có thể cạnh tranh tốt trên thị trường, vốn có những đối thủ cạnh tranh mạnh khác. Thường các sản phẩm thuộc góc phần tư này cần nguồn đầu tư khủng để duy trì tốc độ tăng trưởng của nó.
Khi tốc độ tăng trưởng của sản phẩm suy giảm, sản phẩm sẽ trở thành bò sữa nếu nó vẫn duy trì lượng thị phần lớn trên thị trường.
2. Bò sữa: Đại diện cho những sản phẩm có tốc độ tăng trưởng thấp, nhưng vẫn chiếm thị phần lớn trên thị trường. Ở góc phần tư này, sản phẩm đã có chỗ đứng vững chắc trong lòng khách hàng, nên nó chỉ cần khoản đầu tư vừa đủ để duy trì lợi thế cạnh tranh.
Tất nhiên, doanh nghiệp cần phải duy trì chỗ đứng của sản phẩm thuộc khu vực này, để có nguồn lợi nhuận tốt để có tiền đầu tư cho các ngôi sao.
3. Dấu hỏi: Đại diện cho những sản phẩm nằm ở thị trường có tốc độ tăng trưởng cao, nhưng lại chỉ chiếm thị phần hạn hẹp. Vấn đề ở đây là sản phẩm này có thể có tiềm năng trong tương lai, nhưng lại cần khoản đầu tư tương đối để cạnh tranh với những đối thủ mạnh ngoài kia.
4. Chó (hay còn gọi là chó mực trong một số tài liệu): Đại diện cho những sản phẩm rơi vào thị trường kém hấp dẫn, có thị phần thấp trong các thị trường đó. Thường với những sản phẩm này, doanh nghiệp hiếm khi đầu tư tiền bạc vào chúng. Nếu có chăng, họ chỉ cố gắng thu hồi đủ vốn để kịp thời rút lui.
Ưu điểm và nhược điểm
Lợi ích của ma trận BCG:
Dễ thực hiện;
Nó là điểm khởi đầu tốt để phân tích kỹ lưỡng hơn.
Kinh doanh chỉ có thể được phân loại thành bốn góc phần tư. Có thể khó hiểu khi phân loại một đơn vị kinh doanh rơi ngay giữa.
Nó không định nghĩa ‘thị trường’ là gì. Các doanh nghiệp có thể được phân loại là những bò sữa, trong khi chúng thực sự là những con chó, hoặc ngược lại.
Không bao gồm các yếu tố bên ngoài khác có thể thay đổi hoàn toàn tình hình.
Thị phần và tăng trưởng ngành không phải là yếu tố duy nhất của lợi nhuận. Bên cạnh đó, thị phần cao không có nghĩa nhất thiết là lợi nhuận cao.
Nó phủ nhận sự cộng hưởng giữa các đơn vị khác nhau cùng tồn tại. Chó có thể quan trọng như bò sữa đối với các doanh nghiệp nếu nó giúp đạt được lợi thế cạnh tranh cho phần còn lại của công ty.
Cách tính ma trận BCG nhanh chóng
Ví dụ ma trận BCG
Ma trận BCG của Vinamilk
SBU Thị phần SBU(%) Thị phần đối thủ cạnh tranh (%) Mức thị phần tương đối trong ngành (%) Mức tăng trưởng của doanh số bán hàng trong ngành (%) Doanh thu (Nghìn tỷ VNĐ)
Sữa nước 50 33 1.52 21 9296.55
Sữa bột 30 24 1.25 23 7702.86
Sữa đặc 75 25 3.00 10 4515.47
SBU sữa bột
Sữa bột của Vinamilk chiếm 30% thị phần nhưng thị trường tiêu thụ sản phẩm sữa bột của Vinamilk chủ yếu ở khu vực nông thôn. Ở các thành phố lớn, thị phần của sữa bột Vinamilk gặp phải sự cạnh tranh lớn từ các hãng sữa nước ngoài do tâm lý tiêu dùng của người dân thành thị ưa chuộng hàng ngoại.
Tuy nhiên, nhóm sản phẩm sữa bột của Vinamilk ngày càng đa dạng để đáp ứng với nhu cầu thực tế về phân khúc khách hàng và đối tượng khách hàng mục tiêu, không chỉ giới hạn ở đối tượng trẻ em mà còn đã được mở rộng sang nhiều đối tượng như phụ nữ mang thai, người lớn tuổi, người bị bệnh tiểu đường, người thừa cân, béo phì. Chính vì vậy, đây vẫn sẽ là lợi thế không nhỏ giúp Vinamilk tiếp tục nắm giữ thị phần.
SBU sữa nước
SBU sữa nước tiếp tục là mặt hàng chủ lực, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh thu của Vinamilk. Năm 2012, thị trường sữa nước (sữa pha sẵn) vẫn do Vinamilk và Friesland Campina nắm giữ. Với lợi thế hơn về dòng sản phẩm sữa tươi tiệt trùng 100%, được sản xuất theo chu trình khép kín từ khâu chăn nuôi, thu mua, chế biến và đóng gói; sữa nước vẫn là phân khúc mang lại nhiều cơ hội và lợi nhuận cho Vinamilk.
SBU sữa đặc
SBU sữa đặc của Vinamilk xuất hiện khá sớm và cho đến giờ vẫn có chỗ đứng nhất định trên thị trường. SBU sữa đặc là dòng sản phẩm có thị phần cao nhưng mức tăng trưởng thấp nên cần có chính sách đầu tư thích hợp
Giải pháp: Vinamilk nên tiếp tục duy trì đầu tư, đẩy mạnh các sản phẩm hướng tới đối tượng khách hàng bình dân và cách kênh phân phối sản phẩm.
Ví dụ ma trận BCG của Apple
Bò tiền mặt
Trong những năm qua iTunes, MacBook và iMac đã đạt được vị trí trở thành một Cash Cow cho công ty.
Công ty đã tự tạo ra một phân khúc thích hợp và có cơ sở của những người trung thành chỉ thích các sản phẩm của Apple.
Sao
Các đơn vị kinh doanh đại diện cho ngôi sao của một tổ chức cũng chia sẻ tính năng có thị phần cao, nhưng điều khiến họ khác biệt so với bò tiền là ngành công nghiệp tương ứng của họ vẫn có thể mở rộng hơn nữa.
Đối với Apple, iPhone của họ chắc chắn là Ngôi sao cho họ. Với mỗi lần ra mắt mới của Apple iPhone, công ty quản lý để thiết lập các kỷ lục bán hàng mới.
Biết về sức mạnh thiết kế và công nghệ của mình, iPhone của Apple có tập hợp những người trung thành của riêng mình nhờ đó nó dễ dàng xoay sở để thoát khỏi sự cạnh tranh có sẵn trên thị trường.
Apple iPad và Apple Smartwatch cũng được coi là Ngôi sao cho công ty và hiện đang trong quá trình chuyển đổi để trở thành Cows Cash cho công ty.
Dấu chấm hỏi
Apple TV kiếm được một ít tiền, nhưng nó không đạt được tiềm năng thực sự của nó.
Nếu Apple có thể giải quyết một vài vấn đề về hệ sinh thái, họ thực sự có thể sở hữu không gian TV. Có rất nhiều tin đồn về một sản phẩm Apple TV có thể có thể chiếm ưu thế như iPod / iPhone / i Pad
Loài chó
Chó là những sản phẩm được cho là có tiềm năng phát triển nhưng không thể tạo ra phép màu do sự tăng trưởng thị trường chậm.
Apple iPod được coi là thứ lớn tiếp theo khi chúng được giới thiệu trên thị trường nhưng cuối cùng không tạo được tác động đáng kể do cạnh tranh cao và nhu cầu khách hàng thấp.
Ý nghĩa của ma trận BCG
Ma trận BCG
là một công cụ
hữu ích
giúp
phân bổ
nguồn đầu tư cho
công ty
một
bí quyết
hợp lý
.
Ma trận BCG là một lát cắt nhỏ của bức tranh tổng quan về
vấn đề
hiện tại
của công ty
.
Ma trận BCG ít có
thành quả
dự báo
cho tương lai.
Ma trận BCG sẽ
có những
sai sót dựa trên những giả định được
xác định
từ ma trận.
Chú ý
khi
dùng
ma trận BCG
Thị trường phát triển cũng
có thể là
thước đo không
đầy đủ
về tính hấp dẫn của thị trường.
Thị trường
chia sẻ
là thước đo về
năng lực
sản sinh ra
tiền bạc
mặt hàng
.
Nếu như
chỉ
tập trung vào
Thị trường phát triển và Thị trường chia sẻ sẽ
làm cho
công ty
quên
đi
những yếu tố
khác giúp
ảnh hưởng
tới sự
phát triển
bền vững
của
sản phẩm
.
Hữu Đệ – Tổng hợp và edit
Bạn đang đọc nội dung bài viết Ma Trận Bcg Phân Tích Danh Mục Kinh Doanh Của Doanh Nghiệp trên website Techcombanktower.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!