Đề Xuất 3/2023 # Làm Đẹp Cho Nón Lá # Top 12 Like | Techcombanktower.com

Đề Xuất 3/2023 # Làm Đẹp Cho Nón Lá # Top 12 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Làm Đẹp Cho Nón Lá mới nhất trên website Techcombanktower.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Video clip: Làm đẹp cho nón lá

Chiếc nón lá bao đời nay đã rất gần gũi, thân thuộc đối với người dân Việt Nam. Chúng ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh những người bà, người mẹ đội nón lá ra chợ, đi thăm vườn, làm đồng, các em học sinh chao nghiêng chiếc nón lá bên tà áo dài trắng ngày cắp sách đến trường…

Để góp phần làm đẹp thêm cho nón lá, bạn Lê Thanh Sơn (ngụ phường 8- TP Vĩnh Long) đã vẽ tranh lên những chiếc nón lá. Dù mới bắt đầu vẽ trên nón được hơn tháng nay những Sơn đã nhận được rất nhiều đơn hàng từ các công ty du lịch, khách sạn lớn,…

NGỌC LIỄU ( thực hiện)

Phong cảnh quê hương, hoa, lá được vẽ trên nón lá đang rất được yêu thích.

Phong cảnh quê hương, hoa, lá được vẽ trên nón lá đang rất được yêu thích.

Phong cảnh quê hương, hoa, lá được vẽ trên nón lá đang rất được yêu thích.

Hơn 1 tháng nay Sơn nhận được rất nhiều đơn hàng vẽ nón lá với tiền công vẽ 100.000 đ/nón.

Để vẽ nón lá trãi qua 3 công đoạn chính: vẽ nền, lên chi tiết và vẽ nhấn.

Để vẽ nón lá trãi qua 3 công đoạn chính: vẽ nền, lên chi tiết và vẽ nhấn.

Mỗi chiếc nón được vẽ trong vòng 30 phút là hoàn thành.

Loại sơn được dùng để vẽ nón lá là sơn Acrylic có độ bền cao, có thể lau bằng khăn ẩm.

Thuyết Minh Về Chiếc Nón Lá Việt Nam

Đề bài: Em hãy thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam.

***

Hướng dẫn làm bài thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam lớp 8

1. Phân tích đề

– Yêu cầu đề bài: thuyết minh về nguồn gốc, cấu tạo, hình dáng, tác dụng, ý nghĩa,… của chiếc nón lá Việt Nam

– Đối tượng làm bài: chiếc nón lá Việt Nam

– Phương pháp làm bài: thuyết minh

2. Các luận điểm chính cần triển khai

Luận điểm 1: Cấu tạo của chiếc nón lá

Luận điểm 2: Giá trị vật chất và giá trị tinh thần của chiếc nón lá

I/ Mở bài: Giới thiệu khái quát về chiếc nón lá Việt Nam.

II/ Thân bài:

– Hình dáng? Màu sắc? Kích thước? Vật liệu làm nón?…

– Cách làm nón:

+ Sườn nón là các nan tre. Một chiếc nón cần khoảng 14 – 15 nan. Các nan được uốn thành vòng tròn. Đường kính vòng tròn lớn nhất khoảng 40cm. Các vòng tròn có đường kính nhỏ dần, khoảng cách nhỏ dần đều là 2cm.

+ Xử lý lá: Lá cắt về phơi khô, sau đó xén tỉa theo kích thước phù hợp.

+ Chằm nón: Người thợ đặt lá lên sườn nón rồi dùng dây cước và kim khâu để chằm nón thành hình chóp.

+ Trang trí: Nón sau khi thành hình được quét một lớp dầu bóng để tăng độ bền và tính thẩm mỹ (có thể kể thêm trang trí mỹ thuật cho nón nghệ thuật).

– Một số địa điểm làm nón lá nổi tiếng: Nón lá có ở khắp các nơi, khắp các vùng quê Việt Nam. Tuy nhiên một số địa điểm làm nón lá nổi tiếng như: Huế, Quảng Bình, Hà Tây (làng Chuông)…

2. Công dụng: Giá trị vật chất và giá trị tinh thần.

a) Trong cuộc sống nông thôn ngày xưa:

– Người ta dùng nón khi nào? Để làm gì?

– Những hình ảnh đẹp gắn liền với chiếc nón lá. (nêu VD)

– Sự gắn bó giữa chiếc nón lá và người bình dân ngày xưa:

+ Ca dao (nêu VD)

+ Câu hát giao duyên (nêu VD)

b) Trong cuộc sống công nghiệp hoá – hiện đại hoá ngày nay:

Kể từ tháng 12/2007 người dân đã chấp hành qui định nội nón bảo hiểm của Chính phủ. Các loại nón thời trang như nón kết, nón rộng vành… và nón cổ điển như nón lá… đều không còn thứ tự ưu tiên khi sử dụng nữa. Tuy nhiên nón lá vẫn còn giá trị của nó:

– Trong sinh hoạt hàng ngày (nêu VD)

– Trong các lĩnh vực khác:

+ Nghệ thuật: Chiếc nón lá đã đi vào thơ ca nhạc hoạ (nêu VD).

+ Người VN có một điệu múa lá “Múa nón” rất duyên dáng.

+ Du lịch

III/ Kết bài: Khẳng định giá trị tinh thần của chiếc nón lá.

4. Sơ đồ tư duy

5. Kiến thức bổ sung

Ở Việt Nam hiện nay có một số làng nghề làm nón truyền thống như làng Đồng Di (Phú Vang), Dạ Lê (Hương Thủy) , Trường Giang (Nông Cống) , đặc biệt là làng nón Phủ Cam (Huế)… Những làng nghề này đã tạo ra các sản phẩm công phu cũng là một trong những điểm thu hút khách du lịch. Từ 2500-3000 năm trước công nguyên đã xuất hiện hình ảnh của chiếc nón lá được chạm khắc trên trống đồng Ngọc Lũ, trống đồng Đông Sơn, trên Thạp đồng Đào Thịnh,…

Văn mẫu tham khảo thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam

Đại diện cho hình ảnh người phụ nữ Việt Nam là tà áo dài duyên dáng và chiếc nón lá nghiêng nghiêng. Hình ảnh chiếc nón lá quen thuộc và gần gũi với đời sống người phụ nữ, không chỉ giúp che mưa, che nắng mà đó còn là một nét đẹp giản dị.

Hình ảnh chiếc nón lá đơn sơ, bình dị đã có từ rất lâu đời, và cho đến tận ngày nay nó vẫn là một món đồ không thể thiếu đối với người dân lao động, đặc biệt là những người phụ nữ chất phác, cần cù, quanh năm với công việc ruộng đồng.

Nhìn bên ngoài, chiếc nón chỉ là một hình chóp, có cấu tạo hết sức đơn giản, chỉ vài tấm lá cọ, vài mảnh tre, cộng thêm những sợi chỉ màu là đã có ngay một chiếc nón lá mát rượi, duyên dáng. Nhưng để có được một chiếc nón hoàn chỉnh, đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo tay của những người đan nón, phải trải qua rất nhiều công đoạn, từ khâu chuẩn bị nguyên liệu, đan nón, cho đến trang trí,… Đó là cả một lòng tâm huyết, sự yêu nghề và những kinh nghiệm quý báu được truyền từ đời này sang đời khác.

Để làm ra một chiếc nón đẹp và tinh xảo, đòi hỏi người làm phải chọn tỉ mỉ nguyên liệu từ ban đầu. Lá làm nón phải là những tàu lá cọ đã già, dày và có màu đậm, đặc biệt chiếc lá phải lành lặn, tròn đều. Công đoạn tiếp theo là phơi lá cho khô, thường thì phơi từ 2-3 nắng, nếu lá không được phơi kĩ thường sẽ có những đốm đen, những vệt xám và không có màu trắng đẹp. Tre dùng để đan nón thường được chẻ nhỏ, sau đó gọt sạch cho thật mềm mịn không bị xước, rồi được uốn thành những vòng tròn theo thứ tự từ nhỏ đến to dần. Những chiếc sợi tre tuy nhỏ, nhưng được coi như là khung xương của chiếc nón lá, là yếu tố tạo nên hình hài cho chiếc nón và giữ cho chiếc nón luôn được thật chắc chắn. Cuối cùng là sự kết hợp chặt chẽ giữa lá cọ và nan tre, lá được đan vào nón một cách khéo léo thông qua những đôi tay cần mẫn của những người nghệ nhân làm nón. Và hơn hết để tạo nên vẻ đẹp cho chiếc nón, làm cho chiếc nón lá có hồn hơn, khâu trang trí là không thể thiếu. Những chiếc nón sau khi được đan xong, thường được trang trí những họa tiết bắt mắt như những mảnh hình xinh xắn về non nước Việt Nam, hay những loài hoa sặc sỡ sắc màu, thêm vài sợi chỉ màu buộc quanh để tô thêm vẻ đẹp quyến rũ cho chiếc nón lá. Và người ta không quên buộc thêm những chiếc quai bằng vải hoặc lụa. Cuối cùng những chiếc nón được đem ra phơi ngoài nắng một lần nữa để được chắc chắn hơn.

Chiếc nón lá là một vật dụng hết sức quen thuộc với người dân lao động Việt Nam, nó có thể che nắng che mưa rất hiệu quả, với tính năng gọn nhẹ, không thấm nước nó càng trỏ nên hữu dụng với mọi người. Ngoài ra, sau những giờ làm việc mệt nhọc, những trưa hè nóng bức chiếc nón lá cũng như một chiếc quạt, nhẹ nhàng mang từng cơn gió mát rượi về, những bác nông dân làm ruộng đồng, những người phụ nữ vất vả như cũng bớt đi nắng mưa, vơi đi chút mệt nhọc nào đó. Chiếc nón lá như một một người bạn giúp san sẻ bớt những gánh nặng của cuộc đời lam lũ.

Không chỉ có thế, ngày nay, chiếc nón lá còn là một phần của thời trang hiện đại. Chiếc nón lá luôn gắn liền với hình ảnh người phụ nữ Việt Nam bên tà áo dài thướt tha, chiếc nón lá như tô điểm thêm nét đẹp của người phụ nữ duyên dáng, hiền lành, chăm chỉ.

Chiếc nón lá gần gũi và hữu dụng luôn gắn liền với cuộc sống sinh hoạt của chúng ta. Hình ảnh chiếc nón lá đã đi vào từng câu thơ, khúc hát, nó không chỉ là nét văn hóa mà là dáng hình thân thương đầy duyên dáng của người phụ nữ Việt Nam.

Nón lá là hình ảnh quen thuộc, gần gũi đối với người phụ nữ Việt Nam từ xưa tới nay. Chiếc nón lá gắn với tà áo dài truyền thống, với lời ăn tiếng nói, phong tục tập quán của Việt Nam. Và nón là chính là biểu tượng của Việt Nam đối với bạn bè các nước năm châu, là linh hồn, là tinh hoa của nét đẹp nghìn năm văn hiến.

Thật vậy, đi đâu trên đất nước Việt Nam, chúng ta đều bắt gặp hình ảnh chiếc nón là mộc mạc, chân chất nhưng lại ẩn chứa nhiều tầng ý nghĩa. Nón lá không chỉ là vật dụng của người phụ nữ chân quê, mà nó còn là món quà tinh thần mà Việt Nam dành tặng các nước trên thế giới. Không phải đi đâu, người ta cũng biết đến nón lá Việt Nam có tầng sâu ý nghĩa. Tất cả đều có nguyên do của nó.

Nón lá xuất hiện từ rất lâu, khoảng 2500-3000 trước Công nguyên và được lưu truyền cho đến ngày nay. Đối với người phụ nữ Việt thì nón là lá biểu tượng quan trọng trong cuộc sống của họ. Từ trong những làn điệu dân ca, đến những lời thơ, câu văn đều thấp thoáng hình ảnh chiếc nón lá Việt Nam đi liền với tà áo dài truyền thống.

Để tạo ra chiếc nón lá như hiện nay, cần sự tỉ mỉ và kì công của người làm nón. Phải có cái tâm, cái tình thì mới tạo nên được những chiếc nón có thiết kế tài tình và họa tiết tỉ mỉ như vậy. Ngay từ khâu lựa chọn nguyên liệu đã thấy được sự kì công của người đan nón. Làm nón cần cả tấm lòng chứ không phải chỉ cần có đôi tay. Những người thổi hồn vào những chiếc nón là những người thực sự có tâm.

Nón lá có thể được làm từ lá cọ hoặc lá dứa tùy mỗi vùng miền. Sự khác nhau của nón lá ở mỗi loại được thể hiện rõ nét trên từng sản phẩm. Rất dễ dàng để người dùng có thể nhận ra sự khác biệt này.

Ở khu vực Nam Bộ với đặc trưng trồng nhiều dừa nên nghề làm nón phát triển mạnh mẽ và được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Khi lựa chon lá cọ hoặc lá dừa cũng cần phải cẩn thận chọn lá dày, màu xanh đậm, không bị rách, có nổi gân để làm nón đẹp và chắc chắn nhất. Khi chọn lá xong cần phải phơi lá cho thật mềm tùy thời gian để tạo độ đàn hồi cho chiếc lá trong quá trình làm ra sản phẩm.

Một khâu quan trọng không kém chính là làm vành nón, nó sẽ tạo nên chiếc khung chắc chắn có thể giữ được lớp lá ở bên ngoài. Tre cần được gọt giũa thật mềm và dẻo dai, trau chuốt tỉ mỉ. Khi uốn cong cần cẩn thận để không bị gãy hoặc bị bẻ cong. Bởi vậy khâu chọn tre làm vành nón cũng cần cẩn thận và thật tỉ mỉ.

Sau khi đã làm được khung nón thì người làm nón bắt đầu chằm nón, tức là gắn kết vành nón với lá nón làm sao cho hai cái này kết dính, không tách rời khởi nhau. Làm giai đoạn này càng tỉ mỉ thì chiếc nón sẽ được hoàn thành một cách chắc chắn và đẹp mắt nhất.

Công đoạn cuối cùng chính là phơi nón và bôi lên nón lớp dầu thông bóng loáng. Việc làm này để tạo độ bền, tránh hư hỏng khi có mưa hoặc nắng.

Chiếc nón lá là biểu tượng của người phụ nữ Việt, gắn với đời sống tinh thần của họ. Đi đâu trên đất nước này, chúng ta cũng sẽ bắt gặp được hình ảnh chiếc nón lá. Đó là nét đẹp, nét duyên của người phụ nữ Việt nam mà không phải đất nước nào cũng có được. Nó là biểu tượng cho vẻ đẹp bình dị, mộc mạc, duyên dáng của người phụ nữ. Nón lá đi liền với tà áo dài, tạo nên một vẻ đẹp rất Việt Nam. Nón lá là sản phẩm của Việt Nam, biểu tượng cho phụ nữ Việt và cho truyền thống Việt.

Một hình ảnh đẹp về con người Việt Nam đó là phong tục, là ẩm thực, là lý tưởng hòa bình. Không ai có thể quên được chiếc bánh chưng xanh, cánh đồng lúa chín, tà áo dài Việt và cả chiếc nón lá.

Nón lá từ lâu đã trở thành nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Chắc hẳn ai đó vẫn còn nhớ, hình ảnh người con gái Việt mặc áo dài, tay cầm nón lá đã trở thành biểu tượng du lịch. Quả thực hình ảnh ấy có sức gợi cảm rất tốt. Đó là điểm ấn tượng của chúng ta đối với du khách và bạn bè quốc tế. Tại sao lại như vây? Tà áo dài là trang phục truyền thống của chúng ta, vậy còn nón lá thì sao? Nón lá là vật dụng không thể thiếu của người Việt. Bởi lẽ, chúng ta là một nước nông nghiệp, việc làm ngoài trời rất nhiều lại cộng thêm thời tiết nhiệt đới nắng nóng nên cần có một vật dụng tiện lợi để che nắng khi làm việc và nón lá ra đời. Hình ảnh những chiếc nón trắng mấp mô giữa đồng luôn là hình tượng khó có thể phai nhòa. Không chỉ thế, nón lá còn ra đời ở Huế – địa điểm hội tụ những tinh hoa văn hóa của người Việt, từ lịch sử, cho đến ẩm thực, các loại hình nghệ thuật giải trí. Do đó, chiếc nón lá ngày càng trở nên quen thuộc với khách thập phương.

Nón lá cũng giống như các loại mũ khác có công dụng che nắng, che mưa. Nón lá có dạng hình chóp (hình nón). Đáy nón lá tròn trịa thường có đường kính khoảng 60 cm. Tuy nhiên ngày nay, nón lá không chỉ được sản xuất để đội đầu mà còn dùng làm vật trang trí nên đường kính có thể nhỏ hơn hoặc lớn hơn rất đa dạng. Nón lá thường được làm bằng lá cọ hoặc lá dừa. Bởi tính chất dai, không thấm nước và héo lụi khi gặp nắng của hai loại lá này nên người ta chọn để làm nón. Cái tên nón lá cũng xuất phát từ hình dáng cũng như nguyên liệu chính để làm nón. Ngoài ra, nguyên liêu làm nón còn có nan tre, kim chỉ, hình ảnh trang trí. Trước tiên là về lá làm nón. Lá dừa hoặc lá cọ sẽ được chọn lựa kĩ càng. Thường nón sẽ được làm bằng lá cọ nhiều hơn. Vì lá cọ mềm mại và dai hơn lá dừa. Lá làm nón phải đủ tiêu chuẩn xanh, nổi gân, bóng bẩy. Lá được chọn sẽ man về đem phơi héo từ 2 đến 4 tiếng để lá mềm hơn. Khi lá mềm, lá sẽ phẳng sẵn sàng để làm thành nón. Nguyên liệu tiếp theo là nan tre. Nan tre được chế biến từ thân cây tre, có độ mềm dẻo dễ uốn nắn. Nan tre thường được vót tròn đường kính khoảng 1 đến 2 cm. Nan tre là vật dụng dễ kiếm ở Việt Nam. Bởi nó được là từ cây tre, một loài cây mọc thành bụi, có tốc độ tăng trưởng và phát triển rất nhanh. Nguyên liệu cuối cùng là kim chỉ màu và hình ảnh trang trí, sơn dầu.

Sau khi đã chuẩn bị được đầy đủ các loại nguyên liệu, người làm nón sẽ bắt đầu vào các giai đoạn các bước làm thành sản phẩm – nón lá. Trước tiên là khâu làm vành nón. Đây là khâu vô cùng quan trọng để tạo ra sự chắc chắn cũng như bền đẹp của chiếc nón. Vành nón được làm bằng nan tre, người làm nón sẽ dùng sự khéo léo của mình để uốn nan tre đó thành những vòng tròn có đường ính từ nhỏ đến lớn sao cho tạo thành một hình chóp vừa vặn. Khung nón đã xong. Tiếp theo là giai đoạn chằm nón. Giai đoạn này, người làm nón sẽ dùng một loại dây có chất liệu đặc biệt, có độ dai và màu trong suốt được làm từ nilon hoặc polieste. Nhờ loại dây chỉ đặc biệt này mà khung nón và lá nón được gắn kết với nhau. Người làm nón sẽ lấy từng lớp lá từng lớp để khâu tỉ mỉ chúng chắc chắn vào khung nón. Làm xong giai đoạn chằm nón này có thể được coi như đã thành sả phẩm hoàn chỉnh. Bước cuối cùng là trang trí và hoàn tất sản phẩm. Trang trí nón lá có rất nhiều cách. Thường họ sẽ thểu hình ảnh hoặc chữ nên trên bề mặt nón hoặc bên trong nón có khâu kèm các hình ảnh thần tượng hoặc diễn viên. Ngày nay, trang trí nón rất đa dạng và không giới hạn, đảm bảo yêu cầu thẩm mĩ của người tiêu dùng. Cuối cùng sau khi trang trí xong, họ sẽ phết một lớp sơn dầu để tạo độ bóng cho bề mặt ngoài nón và để bảo quản độ bền màu cũng như độ mềm của lá nón khi sử dụng. Bây giờ, người dùng chỉ cần chọn quai nón theo sở thích là có thể dùng được. Dây quai nón thường là một dải lụa hoặc vải tổng hợp, chiều dài từ 70 đến 80 cm. Dây quai nón có tác dụng giữ chắc nón trên đầu khi sử dụng hoặc để treo nón lên cao khi không sử dụng đến. Giúp việc sử dụng và bảo quản nón dễ dàng hơn.

Ngày nay, nón lá được biết đến không chỉ là vật dụng không thể thiếu của các chị em, các bà các mẹ mà còn trở thành món quà lưu niệm của du khách, một đạo cụ trên sân khấu nghệ thuật. Nón lá đã trở thành một điểm đẹp nền văn hóa của nước ta. Là người Việt, không ai là không biết đến hình ảnh nón Huế nghiêng nghiêng của người con gái. Một biểu tượng dịu dàng, duyên dáng của người phụ nữ Việt Nam – nón lá.

Cùng với tà áo dài thướt tha, duyên dáng thì chiếc nón lá cũng đã trở thành trang phục truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Chiếc nón lá đơn sơ, mộc mạc đã góp phần làm tôn thêm vẻ đẹp hiền dịu, thang khiết của những người phụ nữ Việt Nam đậm chất Á Đông. Chiếc nón lá gắn liền với lịch sử dân tộc, cùng với hình ảnh tươi đẹp đôn hậu của dân tộc vươn ra đến tận năm châu.

Chiếc nón lá đầu tiên được in trên họa tiết của trống đồng, hay những mái đình mái chùa cổ kính. Chiếc nón lá trên những tượng hay chạm khắc đấy từ ngàn đời nay đã đi cùng năm tháng và gắn bó với những nét đẹp của văn hóa dân tộc, để cùng với tà áo dài làm nên bản sắc văn hóa Việt Nam.

Chiếc nón lá có hình chóp, phần dưới to và tròn còn phần trên nhọn dần lên. Chiếc nón lá được làm bằng lá cọ, người dân phải đi lấy rồi sau đó quét lên một lớp dầu cho bóng và bền lớp vỏ nón. Xung quanh chiếc nón được quấn bởi các vòng tre nhỏ, được tuốt kĩ càng, trau chuốt để cố định hình dạng cho chiếc nón. Bên trong nón ở hai bên có quai nón được thêu bằng những đường chỉ đỏ để buộc dây nón. Ngoài ra để làm cho chiếc nón thêm đẹp, sáng tạo và màu sắc thì người thợ làm nón có thể in lên đó hình ảnh những bông hoa hồng, hoa sen, hay những cô gái Việt Nam thướt tha trong ta áo dài truyền thống. Chiếc nón lá đơn sơ bình dị như vẻ đẹp tâm hồn mộc mạc của người phụ nữ Việt Nam. Chiếc nón lá có rất nhiều kiểu dáng và mẫu mã khác nhau, có nón bài thơ, nón quai thao, nón lá…Trải qua quá trình phát triển của dân tộc thì những mẫu mã, thiết kế tinh sảo, sáng tạo của chiếc nón càng được tăng thêm. Tuy nhiên vẫn phải tuân theo những quy định làm nón truyền thống. Có lẽ với mỗi người dân Việt Nam thì hình ảnh chiếc nón lá truyền thống đã in đậm vào tâm trí chúng ta, chưa bao giờ mất đi, hơn nữa chiếc nón lá cũng sống dậy cái hồn thiêng một thuở để rồi bất tử cùng thơ ca, nhạc họa.

Nón có rất nhiều loại, nón quai thao, nón bài thơ, nón lá…mỗi loại mang những hình dáng nhất định, cấu tạo khác nhau nhưng đều rất công phu và kĩ lượng. Chiếc nón lá từ xưa đã gắn với hình ảnh những người nông dân dãi nắng dầm sương nhờ nó để che nắng, che mưa. Ngoài ra chiếc nón lá cũng được dùng để trang trí gợi nên một không gian cổ xưa, những nét cổ truyền trong nhịp sống dân tộc. Chiếc nón lá cùng với tà áo dài đã trở thành biểu tượng của người dân đất Việt. Có lẽ với du khách nước ngoài thì hình ảnh chiếc nón lá đã rất quen thuộc, nó là món đồ lưu niệm ý nghĩa, thiêng liêng để họ giành tặng cho người thân của mình. Như vậy chiếc nón lá đơn sơ, mộc mạc rất đúng với nét đẹp mộc mạc, bình dị của người dân Việt Nam sau lũy tre làng. Mang trên mình những nét đẹp truyền thống, cổ điển rất Việt Nam, rất Á Đông chiếc nón lá chưa bao giờ và không bao giờ mất đi trong lịch sử phát triển văn hóa dân tộc.

Để giữ cho chiếc nón bền và đẹp thì khi sử dụng chúng ta cần lưu ý một số điều sau. Không được dùng nón để quạt, để ngồi như vậy sẽ làm mép nón bị méo, bị gãy. Hơn nữa chiếc nón là một vật dụng thân thiết và gần gũi như vẻ đẹp mộc mạc của người dân Việt Nam nên chúng ta không nên dùng nó để kê hay ngồi như vậy chẳng phải đã làm mất đi vẻ đẹp quý báu của truyền thống dân tộc hay sao.

Cùng với sự phát triển đất nước, có rất nhiều những loại vật dụng hiện đại, tiện ích khác như ô, mũ..để giúp con người che nắng che mưa nhưng chiếc nón lá vẫn là một đồ vật không thể thiếu trong đời sống tâm hồn người Việt. Nó chưa đựng những gì thiêng liêng, cao quý của tâm hồn người Việt, lỗi sống người Việt chứ không chỉ là những giá trị sử dụng khác.

Chiếc nón lá bình dị, đơn sơ đã trở thành nét đẹp duyên dáng, âu yếm trong lòng người Việt Nam ta xưa và nay vẫn vậy. Không bao giờ, để cho những sự xâm lăng về văn hóa xâm chiếm đi những gì bất di bất dịch của hồn người một thưở. Chiếc nón lá như người bạn luôn gắn bó với người nông dân Việt không quản nắng mưa, những màu phai của nón cũng giống như những tần tảo sớm hôm của cuộc đời con người Việt Nam.

Đừng quên tham khảo nhiều bài văn mẫu lớp 8 do Đọc Tài Liệu sưu tầm và chọn lọc. Chúc các em luôn học tốt !

Làm Cho “Lá Phổi” Thủ Đô Thêm Xanh

Chúng tôi về xã Tòng Bạt vào một ngày giữa tháng 10, nơi đây ngoài sự gắn kết tình làng nghĩa xóm của người dân thì còn có cảnh quan xóm làng ngày một khang trang, những rặng hoa xanh ngút tầm mắt. Theo tìm hiểu, xã Tòng Bạt có 5 thôn với 10.165 nhân khẩu. Hiện nay, thôn nào trong xã cũng có tuyến đường hoa. Tùy vào khoảng đất trống của thôn mà người dân tự chủ động nhân rộng trồng hoa, trồng cây xanh.

Đến Ba Vì thời điểm này có thể dễ dàng thấy những cung đường trải nhựa cùng rặng hoa xanh mướt mát. Ảnh: Mộc Thanh

Năm 2019, Tòng Bạt là một trong 4 xã của huyện Ba Vì đăng ký phấn đấu về đích đạt chuẩn nông thôn mới. Xác định cảnh quan môi trường là nền tảng tinh thần đóng góp quan trọng vào quá trình thực hiện mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, cho đến nay Tòng Bạt vẫn đang tiếp tục hoàn thiện và nâng cao các tiêu chí, gắn với việc nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân.

Giống như Tòng Bạt, đến thăm xã Thụy An vào những ngày này hẳn không ít người không giấu khỏi ngạc nhiên về sự thay đổi cảnh sắc của toàn xã. Những bông hoa ngũ sắc, hoa chiều tím, hoa mười giờ, cúc vạn thọ… được trồng hai bên đường vào thôn, xóm, tại các nhà văn hóa, khu vui chơi, trường học, trụ sở Ủy ban nhân dân xã… đã và đang góp phần hạn chế cỏ dại, làm đẹp cảnh quan và cải thiện môi trường sống. Những hàng hoa kéo dài phủ khắp các tuyến đường cũng trở thành điểm nhấn thu hút mọi người khi tới đây.

Theo ghi nhận từ phía người dân địa phương, hơn một năm nay, cứ vào thứ bảy, chủ nhật hằng tuần, nhân dân 11 thôn của xã Thụy An lại cùng nhau dọn vệ sinh đường làng, ngõ xóm và chăm sóc cây, hoa ven đường. Đến thời điểm này, 11/11 thôn của xã Thụy An đã trồng được 25 đoạn đường hoa với tổng chiều dài trên 5,5km. Được biết, xuất phát từ ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường và cảnh quan nơi đang sống của người dân còn hạn chế, các ban, ngành trong Ủy ban nhân dân xã như: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã Thụy An, Hội Liên hiệp phụ nữ xã… đã xin chủ trương của Đảng ủy về việc tổ chức hội nghị và phối hợp với Đài Truyền thanh để tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của phong trào dọn vệ sinh môi trường vào các ngày cuối tuần và trồng hoa ven đường.

Không chỉ Thụy An, phong trào xây dựng “Những đoạn đường nở hoa” gắn với “Điểm sinh hoạt cộng đồng xanh – sạch – đẹp và thân thiện môi trường” hiện cũng đang được Hội liên hiệp phụ nữ 31 xã, thị trấn của huyện Ba Vì hưởng ứng mạnh mẽ. Từ các xã miền núi của huyện Ba Vì như Minh Quang, Khánh Thượng đến những xã ven sông như Phú Châu, Cổ Đô, Tản Hồng… nơi đâu cũng sôi nổi phong trào phụ nữ trồng cây, trồng hoa ven các tuyến đường.

Góp phần nâng cao ý thức

Đáng chú ý, ở huyện Ba Vì Hội Liên hiệp phụ nữ huyện cũng đang là một trong những đơn vị đi đầu, triển khai tích cực các phong trào xây dựng nông thôn mới thiết thực tại địa phương. Cụ thể, Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Ba Vì đã phát động, triển khai thực hiện nhiều phong trào, hoạt động thi đua, nhằm phát huy vai trò của phụ nữ. Trong đó, nổi bật là những “mô hình xanh” góp phần làm sạch và bảo vệ môi trường trên địa bàn.

Đặc biệt, hội còn nhân rộng nhiều mô hình góp phần bảo vệ môi trường như: Chỉ đạo Hội phụ nữ cơ sở tham gia trồng cây phủ xanh đất trồng đồi trọc; Xây dựng mô hình “Đoạn đường phụ nữ nở hoa” Duy trì việc làm vệ sinh tại 304 đoạn đường phụ nữ tự quản trong toàn huyện. Trong đó, có 111 đoạn đường xây dựng mới, 06 đoạn đường nở hoa với chiều dài 950m. Tiêu biểu phải kể đến là mô hình trồng cây xanh của Hội phụ nữ xã Tản Lĩnh. 3000 cây Keo đã được trồng tại khu vực nghĩa trang thôn Hoàng Long thay thế cho diện tích cây tạp, cây bụi trước đây vừa không có giá trị về kinh tế và ít lợi ích đối với môi trường.

Không chỉ vậy, Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Ba Vì còn tích cực chỉ đạo các cơ sở Hội huy động hơn 73.000 lượt hội viên thực hiện duy trì nề nếp tổng vệ sinh đường làng ngõ xóm vào thứ bảy hoặc chủ nhật hàng tuần. Trong mỗi gia đình đều thực hiện phân loại rác thải tại nguồn; cải tạo vườn, trồng cây có giá trị kinh tế, tạo màu xanh giữ gìn môi trường; vận động các chị em sử dụng nguồn nước sạch trong sinh hoạt, chế biến thực phẩm; quy hoạch chuồng trại chăn nuôi hợp lý, xử lý nước thải sinh hoạt gia đình hợp vệ sinh…

Để hoạt động bảo vệ môi trường ngày càng lan tỏa, tiếp tục đi vào đời sống của hội viên và cộng đồng một cách hiệu quả hơn, theo Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Ba Vì, thời gian tới hội sẽ đưa nội dung công tác bảo vệ môi trường vào các chỉ tiêu thi đua để đánh giá, xếp loại phong trào của các cơ sở hội. Hội cũng tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở hội đẩy mạnh công tác tuyên truyền, duy trì và nhân rộng các mô hình về bảo vệ môi trường xanh – sạch – đẹp, tham gia thực hiện tốt các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, gắn với phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” và cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”.

Quanh câu chuyện giữ gìn ngõ phố xanh, sạch, đẹp, theo tìm hiểu để phong trào đi vào thực chất và hiệu quả, Ủy ban nhân dân huyện đã ban hành Kế hoạch số 214 ngày 13/8/2019 về việc triển khai thực hiện giữ gìn đường làng, ngõ xóm, đường phố xanh, sạch đẹp. Theo kế hoạch này, huyện Ba Vì đã chỉ đạo, tổ chức học tập, quán triệt tới cán bộ công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân; chỉ đạo tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh cơ sở, xây dựng chuyên trang, chuyên mục, tăng thời lượng phát thanh về công tác giữ gìn vệ sinh môi trường, trang hoàng đường làng, ngõ xóm.

Điểm nổi bật khác trong việc thực hiện kế hoạch số 214 của huyện Ba Vì là tại các thôn đều đã duy trì được 413 đoạn đường phụ nữ tự quản, 378 đoạn đường thanh niên tự quản, 245 đoạn đường phụ nữ nở hoa; đồng thời duy trì tốt phong trào tổng vệ sinh môi trường vào ngày thứ bảy và chủ nhật hàng tuần… Các hoạt động này đã góp phần nâng cao ý thức của mỗi người dân trong giữ gìn vệ sinh môi trường, xây dựng nếp sống thanh lịch, văn minh của người Hà Nội.

Việc hình thành những con đường nở hoa và cảnh quan xanh – sạch – đẹp, thân thiện môi trường ở huyện Ba Vì đã và đang có tác động to lớn đến đời sống, góp phần thúc đẩy ngành kinh tế du lịch của huyện ngày càng phát triển. Phong trào xây dựng những đoạn đường nở hoa làm đẹp môi trường của các xã thuộc huyện Ba Vì đã và đang mang lại những tín hiệu đáng mừng, là tín hiệu vui của sự đoàn kết, cùng chung tay của chính quyền địa phương và đông đảo người dân.

Mộc Thanh

Nguồn :

Cách Làm Bánh Ít Lá Gai

Cách làm bánh ít lá gai

Làm bánh ít lá gai kiểu Bình Định tuyệt ngon

Món bánh ít được làm từ lá gai là một đặc sản của Bình Định. Dù có rất nhiều nơi làm ra món bánh này, nhưng riêng tại mảnh đất Tuy Phước, Bình Định, nó vẫn mang một nét rất riêng.

Nguyên liệu:

500gr bột nếp

700gr đường cát

300gr lá gai (loại không già, không non)

200gr dừa tươi

200gr đậu xanh

Lá chuối

Gừng tươi, muối, dầu ăn

Cách làm: Vỏ bánh:

– Lá gai bỏ cuống, xé làm hai, tước bỏ gân lá, rửa sạch, đem luộc chín nhừ, để thật ráo nước, xắt nhỏ rồi đem vào cối giã, lấy phần bột nhão có màu xanh đen rất đậm. Lá gai cần giã nhuyễn như bột nên phải giã lâu, nếu giã chưa nhuyễn thì bánh ăn sẽ không mịn màng.

– Nếp dùng làm bánh ít phải là nếp mới, thơm, đem vo kỹ, ngâm với nước vài giờ, xay nhuyễn ép bỏ nước để có được một khối bột dẻo.

– Tiếp theo, bột nếp trộn với bột lá gai và đường, ngào nhiều lần cho thật dẻo và cho vào cối giã nhuyễn, khi giã, cho một chút dầu ăn cho khỏi dính cối đồng thời giúp bánh mịn màng. Chia thành từng cục bột nhỏ.

Nhân bánh:

– Dừa chọn trái vừa già tới, bào ra thành sợi. Đậu xanh làm nhân bánh cũng chọn loại một, đều hạt.

– Dừa nấu chín với đường, cho thêm ít gừng cho đến khi khô lại là được. Đậu xanh nấu chín đem giã, sau đó đem xào với đường và gừng.

Gói bánh:

– Lá chuối được cắt từng miếng lớn hơn bàn tay, hơ qua lửa cho mềm và khoanh tròn hình phễu, bôi một lớp dầu lên mặt để cho lá khỏi dính vào bánh sau khi hấp chín.

– Nặn bánh với nhân đậu và dùng tay xoay đến khi cái bánh tròn, gói kín trong lá chuối.

Trổ tài cách làm bánh ít lá gai dịp Tết

Bánh ít lá gai là loại bánh thường thấy ở vùng đất võ Bình Định vốn nổi tiếng với nhiều đặc sản thơm ngon, hút hồn du khách. Nếu ai đã một lần đến thăm nơi đây hẳn không thể nào quên được hương vị của một món bánh dân gian dân giã mà đậm đà như món bánh ít.

Nguyên liệu cần có cho món ăn này

500g lá gai tươi.

500g bột nếp.

100g bột sắn.

300g đậu xanh cà.

150g dừa khô nạo sợi nhỏ.

30g mè trắng.

100g mỡ gáy heo.

Dầu ăn.

Nước hoa bưởi.

Lá chuối tươi được phơi qua nắng.

Lạt tre mềm hoặc dây nhựa. Xửng hấp.

Cách làm vỏ bánh ít từ lá gai

Việc lựa chọn lá gai rất quan trọng trong cách làm bánh ít lá gai ngon này. Loại lá được chọn phải không quá non vì sẽ không đủ bột, không quá già vì nó sẽ nhiều xơ và rất khó giã bánh làm sao cho mịn.

Lá gai bạn xé thành hai phần và loại bỏ xơ lá, sống lá, đem rửa sạch là luộc cho đến khi là mềm như ra thì có thể vớt được. Bạn để cho lá nguội và ráo nước.

Cách làm nhân đậu xanh

Đậu xanh làm nhân cần được ngâm trong nước nóng khoảng 2 tiếng, sau đó đem hấp chín và giã thật nhuyễn mịn.

Đem trộn hỗn hợp đậu xanh, mỡ hạt, đường, dừa nạo. Thêm vào tinh dầu hoa bưởi sẽ khiến bánh được thơm hơn.

Lưu ý với bạn là đối với món bánh dân gian này thì chỉ nên dùng đậu xanh đã được tán thật nhuyễn để làm nhân bánh. Ngoài ra cũng có nhiều người dùng dừa nạo và không có mỡ gáy heo để làm nhân.

Bạn muốn bánh to hay nhỏ thì lấy một lượng bột tùy ý mình. Cách nấu bánh ít lá gai tốt nhất là bạn nên nặn bánh có kích thước như bánh trôi hay bánh rán rồi đem lăn qua mè bạn đã rang ban nãy.

Có thể gói bánh thành hình dẹt hay tròn tùy bạn miễn làm sao bạn phải bọc bánh thật kín trong lá chuối.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Làm Đẹp Cho Nón Lá trên website Techcombanktower.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!