Cập nhật nội dung chi tiết về Kỹ Thuật Vẽ Hoa Bằng Màu Nước (Phần 1) mới nhất trên website Techcombanktower.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Kỹ thuật vẽ hoa bằng màu nước (Phần 1)
Kỹ thuật vẽ hoa bằng màu nước (Phần 1)
Hoa được xếp thành những hình dạng cơ bản. Nội dung mô tả từng kiểu hoa, các bản vẽ xem xét phối cảnh và mẫu sáng tối tạo nên hình dáng ba chiều.
Có thể vẽ màu nước theo mấy cách. Một số kỹ thuật cực kỳ hữu dụng đối với họa sỹ thích vẽ hoa, tạo hoa văn và kết cấu không dễ gì có được qua cọ vẽ.
Luôn ghi nhớ các yếu tố cơ bản để vẽ thành công: không gian làm việc ngăn nắp, thuốc màu sạch và nước trong.
Lớp màu lót là khoảng màu đôi khi biến thiên sang sắc đậm hơn. Pha đủ thuốc màu cho cả vùng và phết bằng cọ có kích cỡ thích hợp, pha thêm chút nước cho những vùng nhạt hơn. Vẽ nhanh các lớp tiếp theo.
Lớp màu lót nhạt đầu tiên đã khô và được lớp màu lót thứ hai đậm hơn phủ lên
Lớp màu lót xanh biếc thứ hai đóng vai trò như lớp màu cho phép lớp màu lót hồng thứ nhất chiếu xuyên ra
Lớp màu lót vàng chanh bị màu xanh biếc phủ lên, chất màu đôi khi trở nên xù xì và tạo kết cấu đẹp mắt
Có thể tạo kết cấu và đánh dấu cánh hoa bằng cọ cứng. Xòe các lông cứng của cọ đầu vuông và dùng chút thuốc màu. Cọ cứng còn dùng để tạo những đường mảnh làm bắn tóe và vẽ chấm – cho nhụy hoa hoặc vết lốm đốm.
Tạo nhụy bằng cách bắn tóe thuốc màu ra khỏi cọ bằng ngón tay cái hay dao
Đặt cọ cứng giữa ngón cái và ngón trỏ, sau đó quệt vào thuốc màu hơi khô để vẽ nét mảnh
Bọt biển, khăn giấy có thể thấm lớp thuốc màu ẩm ướt, để lộ ra những phần sáng nhạt. Muốn lấy đi lớp thuốc màu khô, quết nước sạch vào lớp thuốc màu đó bằng cọ cứng. Thấm đi chất màu dư.
Quét các đường nước sạch lên lớp thuốc màu rồi thấm màu để tạo các cuống lá
Xóa những phần sáng của cánh hoa này bằng khăn giấy
Thuốc màu nhỏ lên giấy ẩm sẽ loang ra và tạo thành hoa văn ngẫu nhiên. Nhỏ càng nhiều thuốc màu sẽ đẩy lui lớp thuốc màu thứ nhất và đến lúc khô sẽ tạo thành mép lởm chởm – tựa như cánh hoa. Vẽ thêm lớp thuốc màu khô hơn vào lớp màu lót sẽ tạo sự hòa trộn màu sắc tinh tế. Cả hai phương pháp đều không thể đoán trước và đấy là một thủ thuật.
Cánh hoa phía sau: Nhỏ thuốc màu lên giấy ướt. Cánh hoa có sắc cạnh sắc nét: Nhỏ nước vào lớp thuốc màu khô.
Cánh hoa phía trước: Quét lớp màu lót vàng hơi loãng, sau đó nhỏ thuốc màu vàng đậm hơn vào khi lớp đầu tiên đã khô.
Lớp sơn thuốc màu đặt bên cạnh vùng thuốc màu ướt sẽ hòa tan vào nó. Phương pháp hòa trộn như thể vô giá cho việc thể hiện nét tinh tế của cây cỏ.
Đối với màu nước, có thể chỉnh sửa thật hoàn hảo. Một số chất màu rất khó xóa, nhưng số khác lại rất dễ và còn mang lại kết quả đáng ngạc nhiên.
Có thể xóa những chấm màu ngoài mong muốn này bằng dao sắc. Đây cũng là cách thức tạo mảng sáng.
Dung dịch chuyên dùng có thể dùng để che các vùng khỏi lớp màu lót, giữ lại màu trắng hoặc bảo vệ màu sắc khỏi lớp màu tiếp theo. Thuốc màu có khuynh hướng tụ quanh những vùng bị che tạo cường độ màu lớn hơn và cạnh sắc nét.
Dung dịch chuyên dùng có thể bảo vệ nhị hoa và được tẩy sạch khi lớp màu lót đã khô. Dung dịch này thường làm hư cọ do đó hãy rửa chúng thật nhanh
Sử dụng dung dịch chuyên dùng nhằm giữ lại vùng trắng lẫn vùng tô màu dưới nhiều lớp thuốc nước.
Cọ mềm sẽ nhẹ nhàng lấy đi lớp thuốc nước.
Có thể tẩy xóa chất màu bền hơn bằng cọ cứng thấm ướt và khăn giấy, mặc dù giấy ướt sẽ chẳng thấm tiếp lớp thuốc nước.
Mách Bạn Một Số Kỹ Thuật Vẽ Hoa Hồng Bằng Màu Nước
Học vẽ không chỉ là tập luyện chăm chỉ mà còn cần chút sáng tạo mang dấu ấn cá nhân. Học vẽ màu nước cũng không phải là ngoại lệ. Bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp những nội dung cần thiết khi học vẽ màu nước thông qua bài mẫu vẽ hoa hồng bằng màu nước.
Cùng tìm hiểu một số kỹ thuật vẽ màu nước
Kỹ thuật flat wash
Đây là kỹ thuật đầu tiên mà bạn nên học, flat wash là một lớp màu nước mịn và đều. Dùng cọ flat lớn là thích hợp nhất cho kỹ thuật này, nó giúp bạn giảm số lần tô, màu đều hơn.
Đầu tiên, bạn làm ướt cọ bằng nước và màu, sau đó quẹt cọ theo đường thẳng ngang với tờ giấy, dùng lực ấn thật nhẹ nhàng. Lặp đi lặp lại bước trên bạn sẽ được một lớp màu đều. Có thể ban đầu sẽ hơi khó nhưng luyện tập nhiều sẽ quen hơn, thuần thục hơn.
Kỹ thuật graded wash
Đây là kỹ thuật cao hơn kỹ thuật ở trên, ngoài việc tập trung vào độ chính xác, bạn cần biết cách kiểm soát, vì khi graded màu sẽ đậm dần hoặc nhạt dần theo nét cọ.
Bắt đầu giống như ở kỹ thuật trên, tới nét thứ hai thì bạn có thể thêm nước để làm nhạt màu hoặc thêm màu để tăng độ đậm. Tiếp tục làm như vậy cho tới khi đạt được màu bạn mong muốn.
Kỹ thuật wet in wet
Là một trong những kỹ thuật vẽ màu nước cơ bản nhất, có thể tạo ra hiệu ứng nhòe rất đẹp. Bạn cần một bình xịt nước và một miếng bọt biển cho kỹ thuật này.
Đầu tiên, bạn xịt nước lên mặt giấy rồi lấy miếng bọt biển thoa đều nước ra khắp mặt giấy, sau đó chỉ việc tô màu lên.
Kỹ thuật dry brush
Là kỹ thuật dùng màu gần như khô tô lên mặt giấy khô, kỹ thuật này tạo ra hiệu ứng có hoa văn sần, nên thường dùng để vẽ những vật ở gần hay có hoa văn gồ ghề. Đặc biệt trong trường hợp bạn tô toàn bộ phần còn lại của bức tranh bằng kỹ thuật vẽ màu nước ướt thì nét của phần cọ khô sẽ rất nổi bật đấy.
Nắm chắc các kỹ thuật vẽ màu nước bạn có thể hoàn toàn tự tin tạo nên những bức tranh đẹp.
Dụng cụ cần thiết
Bút chì màu nước
Một cốc nước
Một cục gôm trắng dẻo hoặc gôm trong hội họa
Giấy vẽ màu nước
Cọ với nhiều kích thước khác nhau
Để an toàn, bạn có thể tạo bảng màu trước bằng cách tô màu thành một vùng nhỏ rồi dùng cọ phết nước lên. Sẽ giúp bạn biết được màu trông như thế nào.
Tô nhiều lớp màu lên nhau và thêm nước. Sẽ tạo ra nhiều hiệu ứng màu đẹp mắt và sống động.
Bắt đầu vẽ từ trong ra ngoài, điều này sẽ giúp cho bức tranh của bạn trông tự nhiên hơn.
Đi mảng màu loãng phủ kín bề mặt giấy với nhiều màu khác nhau. Sao cho phù hợp với mục đích mà bạn muốn vẽ.
Khi màu khô, tiếp tục tăng sắc độ màu theo ý của bạn.
Hoàn thiện bài vẽ, điều chỉnh màu tổng thể sao cho phù hợp và ứng ý nhất. Vậy là bạn đã hoàn thành xong bức tranh vẽ hoa hồng bằng màu nước rồi đấy.
Một số lời khuyên khi vẽ hoa hồng bằng màu nước
Khi tô màu với nước, bạn sẽ tô từ vùng có màu nhạt sang vùng có màu đậm. Không nên tô theo chiều ngược lại vì cọ sẽ kéo màu đậm sang khu vực màu nhạt.
Đường bút chì và đường sơn bằng cọ nên tuân theo đường nét của đối tượng.
Nếu có vùng màu quá đậm trước khi thêm nước. Bạn cũng có thể dùng gôm dẻo để làm cho màu nhạt hơn. Cách này rất dễ dàng và cũng không gây ảnh hưởng như khi bạn dùng các loại gôm khác.
Nên tô màu lên phông nền trước nếu như bạn muốn có phông nền.
Không dùng bút chì tô lên khu vực còn ướt. Vì nó tạo nên lớp màu đậm hơn không thay đổi được.
Tô thật nhạt và đều, những chỗ màu đậm sẽ không bị trôi hoặc không làm ảnh hưởng đến bề mặt giấy.
Bạn có thể xóa những lỗ nhỏ bằng cách thêm nhiều nước hơn. Sau đó dùng khăn giấy thấm bớt nước. Việc này rất hiệu quả khi bạn muốn làm nhạt màu những vùng nhỏ, không có màu tô sáng.
Học vẽ cùng jolla
Rất hi vọng được đồng hành cùng bạn trên chặng đường theo đuổi đam mê của mình!
Mọi thông tin chi tiết về các khóa học và chương trình học vui lòng liên hệ với chúng tôi!
Cách Vẽ Hoa Sen Hoa Súng Và Ếch Bằng Màu Nước
CÁCH VẼ HOA SEN HOA SÚNG VÀ ẾCH BẰNG MÀU NƯỚC
Hoa súng xuất hiện trong ao hồ ở vùng khí hậu ôn đới và nhiệt đới. Chúng thường phát triển theo nhóm, chồng lên nhau. Hoa súng có thể được tìm thấy với các màu trắng, oải hương, vàng và nhiều sắc thái khác nhau của màu hồng. Những chiếc lá màu xanh lục tươi sáng có hình tròn và đường kính có thể lớn tới 12 inch. Bề mặt của chúng là nơi nghỉ ngơi lý tưởng cho ếch và chuồn chuồn. Mặt dưới đóng vai trò như một chiếc ô che nắng và bảo vệ cá.
2. Bắt đầu bằng cách vẽ các bông hoa súng vì chúng rất có thể sẽ là hình dạng lớn nhất và nổi bật nhất trong bức tranh của bạn. Mỗi miếng đệm sẽ cần được vẽ như một hình bầu dục và có một khe ở một bên dừng lại ở tâm. Nó sẽ có các đường gân mọc ra từ điểm đó đến mép lá. Nó phát triển trên một thân cây mềm dẻo và được neo trong bùn ở đáy ao.
3. Nghiên cứu bông hoa. Đây là phần phức tạp nhất – và đẹp nhất trong bức tranh của bạn, vì vậy hãy thực hành theo hai cách. Hãy thử vẽ nó từ từ và cẩn thận bằng bút chì. Sau đó làm tự do bằng cọ trong một vài nét.
4. Tập vẽ con ếch, con chuồn chuồn và con cá, những sinh vật hoạt hình sẽ giúp bức tranh của bạn thêm sinh động. Tất cả chúng đều có thể được thực hiện bằng cách sử dụng các hình dạng đơn giản, vì vậy vẽ khởi động sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái với chúng.
6. Mua một tấm thảm, khung và móc hoặc móc kim loại và trưng bày tác phẩm của bạn. Bức tranh yên bình này chắc chắn sẽ gợi lên sự so sánh với tác phẩm của nghệ sĩ Monet, người nổi tiếng với những bức tranh hoa súng của mình. Cảm thấy thật vui khi bạn có, nếu chỉ trong một thời gian ngắn, được đi trong đôi giày của Monet và nâng tầm hoa súng lên hàng mỹ nghệ.
Một Số Kỹ Thuật Tô Màu Nước Cơ Bản
Trong bài này, chúng ta sẽ lướt sơ qua một số kỹ thuật vẽ màu nước căn bản và giải thích những gì bạn cần biết để dùng các kỹ thuật này.
Kỹ thuật #1- Flat wash
Flat wash là kỹ thuật vẽ màu nước đầu tiên mà bạn nên học. Flat wash là một lớp màu nước mịn, đều. Dùng cọ flat (phẳng) lớn là thích hợp nhất cho kỹ thuật này, vì nó giúp bạn giảm số lần tô, giúp màu đều hơn.
Đầu tiên, làm ướt cọ bằng nước và màu, rồi quẹt cọ theo đường thẳng ngang tờ giấy, dùng lực ấn thật nhẹ. Bằng một lượng màu và nước tương đương, lặp lại tương tự bước trên, nét sau chồng lên mép nét trước một chút.
Nếu làm chính xác, bạn sẽ tô ra được một lớp màu đều. Ban đầu sẽ hơi khó, nhưng luyện tập nhiều bạn sẽ thuần thục kỹ thuật này hơn. Nếu bạn có thể đạt được độ chính xác và phong cách cần để thuần thục kỹ năng này thì bạn đã bước thêm được một bước trên con đường nghệ thuật của mình rồi đó.
Kỹ thuật #2-Graded Wash
Graded wash là kỹ thuật “cấp cao” hơn của flat wash. Ngoài tập trung vào độ chính xác, bạn còn cần thêm một ít kiểm soát, vì khi graded wash màu sẽ nhạt hoặc đậm dần theo mỗi nét cọ.
Bắt đầu cũng giống như flat wash, bằng cọ flat, một lượng màu và nước vừa phải và một nét cọ đều trên giấy. Tới nét thứ hai, thêm một chút nước để màu nhạt hơn hoặc thêm chút màu cho đậm hơn. Chuyện này phụ thuộc vào việc bạn muốn tô từ đậm sang nhạt hay từ nhạt sang đậm.
Tiếp tục thêm nước, hay màu, cho mỗi nét tiếp theo, các nét sau chồng lên các nét trước một chút để màu chuyển tự nhiên.
Kỹ thuật #3-Wet in wet
Đây là, một trong những kỹ thuật vẽ màu nước cơ bản nhất, và nó đặc biệt tuyệt vì có thể tạo ra hiệu ứng nhòe rất đẹp.
Với kỹ thuật này bạn sẽ cần một bình xịt nước và một miếng bọt biển. Đầu tiên xịt một ít nước lên giấy, rồi lấy bọt biển thoa đều nước ra khắp mặt giấy. Sau đó chỉ việc tô màu lên!
Nếu màu đủ ướt, chúng sẽ lan ra một chút. Tạo ra các nét cọ nhòe rất đẹp, thích hợp để vẽ nền hay một cảnh u buồn.
Kỹ thuật #4-Dry brush
Gần như đối lại với kĩ thuật wet in wet, kỹ thuật dry brush dùng màu gần như khô tô lên mặt giấy khô. Bởi vì kỹ thuật này tạo ta hiệu ứng có hoa văn rất “rough” (sần), bạn nên dùng để vẽ những vật ở gần, hay những vật có bề mặt gò ghề. Đặc biệt là trong trường hợp bạn tô toàn bộ những phần còn lại của bức tranh bằng các kỹ thuật vẽ màu nước ướt. Nét sắc của phần cọ khô sẽ rất nổi bật trước những phần mềm, ẩm còn lại của bức vẽ.
Kỹ thuật #5-Spray Techniques
Nếu bạn thích phong cách hiện đại như Jackson Pollock, bạn có thể sử dụng một cây cọ flat lớn hay một cái bàn chải đánh răng để tạo ra hiệu ứng giống sơn xịt hay bắn tung tóe (splattered & sprayed effects). Trộn màu với một lượng nước vừa phải, rồi dùng ngón tay vuốt lông cọ để màu búng ra khắp trang giấy.
Nếu bạn không muốn cọ của mình chứa quá nhiều nước khiến cho màu nhỏ thành những giọt lớn trên bức tranh, hay thậm chí có thể là giấy “ướt sũng”. Để kiểm soát hiệu ứng nghệ thuật này tốt hơn, bạn nên luyện tập kỹ thuật này trên một mảnh giấy trắng trước. Để kiểm soát tốt hơn nữa, hãy tập kỹ thuật này trên giấy khô và giấy ẩm với nhiều mức độ khác nhau. Làm như vậy bạn có thể xem thử hiệu ứng sẽ trong như thế nào với các điều kiện khác nhau.
Kỹ thuật #6-Color lifting
Bạn có thể dùng cọ hoặc một miếng khăn giấy nhúm ướt, rồi dùng nó để chùi phần màu đã tô trên bức tranh. Làm như vậy giúp bức tranh của bạn có một nét mềm mại, có thể dùng để tạo một cảnh u buồn, theo trường phái ấn tượng hay mây, nước.
Bởi vì cọ và khăn giấy sẽ thấm bớt màu ra khỏi tranh của bạn nên kỹ thuật này còn có thể dùng để tạo ra các hiệu ứng ánh sáng mềm mại như tia sáng hay sương mù. Nếu giấy khô, bạn có thể đặt một đặt một băng giấy lên bức vẽ và chậm ở giữa để tạo ra một tia sáng sắc nét và thẳng mà lại mờ ở giữa.
Kỹ thuật #7-Edge Softening
Nếu bạn đang vẽ các chi tiết nhỏ và phát hiện ra rằng bạn các cạnh không được mềm mại cho lắm, kỹ thuật này là dành cho bạn. Có vài cách giúp cho bạn có thể biến các cạnh sắc thành các nét mờ mềm mại, nhờ đó màu nước trở thành chất liệu u buồn, theo phong cách ấn tượng.
Quan trọng nhất là phải làm ngay lập tức. Ngay sau khi bạn vừa tô xong, lập tức làm ướt cọ, nhớ chỉ để cọ ẩm chứ không quá ướt. Sau đó, tô dọc theo đường bạn muốn làm mềm. Phần mới tô hơi ẩm có thể cho phép màu mới có thể hòa vào, nhưng chỉ khi giấy còn ướt thôi. Bạn có thể tiếp tục lập lại nếu muốn tăng kích thước của phần mờ.
Nguồn:
+Bài dịch: từ bài viết tại trang blog.udemy.com.
+Hình:
http://startstudioarts.si.edu/2010/06/friday-feature-more-watercolor-techniques.html
http://johnlovettwatercolorworkshop.com/mixing-colors/
http://watercolorpainting.com/http://artbylerriclasses.blogspot.com/p/basic-watercolor-brush-strokes.html
Chia sẻ:
Like this:
Số lượt thích
Đang tải…
Bạn đang đọc nội dung bài viết Kỹ Thuật Vẽ Hoa Bằng Màu Nước (Phần 1) trên website Techcombanktower.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!