Cập nhật nội dung chi tiết về Kinh Nghiệm Đi Khám Phòng Khám Bệnh Viện Đại Học Y Dược 1 Tp.hcm mới nhất trên website Techcombanktower.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Đây là phòng khám đa khoa, thuộc hệ thống các cơ sở của Bệnh viện Đại học Y Dược chúng tôi Phòng khám được trang bị đầy đủ các thiết bị thăm khám như: xét nghiệm máu, siêu âm, Xquang, cộng hưởng từ MRI, máy đo loãng xương, Nội soi Tiêu hóa, Nội soi Tai Mũi Họng…
Địa chỉ Phòng khám Bệnh viện Đại học Y Dược 1
Số 20 – 22 Dương Quang Trung, Phường 12, Quận 10, chúng tôi (gần Bệnh viện Nhân Dân 115 và Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch).
Người bệnh nên chú ý địa chỉ phòng khám (vì có những người nhầm với địa chỉ Bệnh viện Đại học Y Dược chúng tôi cơ sở 1). Bệnh viện Đại học Y Dược chúng tôi cơ sở 1 và Phòng khám Bệnh viện Đại học Y Dược 1 là khác nhau, địa chỉ cũng tách rời nhau.
Thời gian khám
Thứ 2 – Thứ 6: từ 7h30 – 16h30
Thứ 7: Từ 7h30 – 12h00
Chủ nhật: Phòng khám nghỉ
Lưu ý: Khi đi khám, muộn nhất 15h45 (thứ 2 – thứ 6) và 11h15 (thứ 7) người bệnh phải có mặt ở phòng khám. Nếu được nên đi khám trước 2-3 tiếng thời gian kết thúc để có thể làm xét nghiệm, chụp chiếu xong.
Lịch làm việc Phòng khám Bệnh viện Đại học Y Dược 1 – Ảnh: BookingCareNên khám gì ở Phòng khám Bệnh viện Đại học Y Dược 1?
Phòng khám Bệnh viện Đại học Y Dược 1 là phòng khám đa khoa, chuyên về Nội khoa. Một số chuyên khoa thế mạnh của phòng khám có thể kể đến như:
Chẩn đoán hình ảnh: chụp Xquang, cộng hưởng từ MRI, cắt lớp vi tính CT-Scan, siêu âm tim, siêu âm.
Cơ Xương Khớp
Hô hấp & Dị ứng Miễn dịch
Nhi khoa: khám và chữa bệnh cho trẻ sơ sinh đến 16 tuổi, Tư vấn dinh dưỡng và cách chăm sóc trẻ, Tiêm vacxin.
Nội Tiêu hóa – Viêm gan
Sản – Phụ khoa: khám và quản lý thai; chẩn đoán, điều trị các bệnh lý trong thai kỳ; thăm khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý phụ khoa.
Tai Mũi Họng: khám chữa bệnh Tai Mũi Họng cho cả người lớn và trẻ em.
Tim mạch.
Bên cạnh khám chuyên khoa, Phòng khám còn có những gói khám sức khỏe định kỳ cho cá nhân và doanh nghiệp: Khám tổng quát cơ bản – nâng cao, Tầm soát bệnh Hô hấp, Tầm soát bệnh Tiêu hóa – Gan mật, Tầm soát Ung thư, Gói khám bệnh đột quỵ, tiểu đường – mỡ máu – gout….
Đánh giá, review Phòng khám Bệnh viện Đại học Y Dược 1
Nếu bạn vẫn còn băn khoăn không biết có nên đi khám ở Phòng khám này hay không, thì có thể tham khảo một số thông tin, đánh gía sau đây và đưa ra quyết định.
1. Đánh giá máy móc, trang thiết bị
Xét nghiệm: Hệ thống trang thiết bị xét nghiệm hiện đại về sinh hóa, miễn dịch, nước tiểu, huyết học, đông máu, truyền máu, tất cả các xét nghiệm miễn dịch, xét nghiệm sinh học phân tử (là một trong những cơ sở đầu tiên trong cả nước ứng dụng hệ thống chẩn đoán sinh học phân tử đạt chuẩn quốc tế)…
Chụp cộng hưởng từ MRI 1.5 Tesla: Ứng dụng trong chụp sọ não; cột sống; chụp xương khớp; chụp vú; chụp mạch máu…
Chụp cắt lớp vi tính CT-Scan 128 dãy: Ứng dụng trong chụp não, cột sống, ngực, bụng, chi trên, chi dưới.
Chụp X- Quang: thực hiện tất cả các kỹ thuật chụp X quang thông thường: ngực, xương khớp, sọ, xoang, chụp bụng không, chụp hệ niệu… (trừ chụp răng và chụp nhũ ảnh).
Siêu âm: Thực hiện hầu hết tất cả các siêu âm tổng quát vùng bụng, tuyến giáp, tuyến vú và các phần nông; Siêu âm sản phụ khoa; Siêu âm Doppler mạch máu; Siêu âm nội soi tuyến tiền liệt…
Điện tim: Phương pháp điện tim 24h để chẩn đoán bệnh lý nhịp tim.
Nội soi Tiêu hóa: 2 hệ thống nội soi, 3 ống soi dạ dày, 2 ống soi đại – trực tràng của hãng Olympus – V.190 có khả năng phát hiện sớm tổn thương tiền ung thư. Thực hiện hầu hết các kỹ thuật nội soi chẩn đoán: nội soi thực quản – dạ dày – tá tràng, nội soi đại – trực tràng.
Đo hô hấp ký: Chẩn đoán và theo dõi bệnh hen, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, xác định nguyên nhân của các triệu chứng hô hấp như ho, khó thở, khò khè
Đo đa ký giấc ngủ: Đây là phương pháp theo dõi một số hoạt động của cơ thể khi ngủ và là cách tốt nhất để chẩn đoán xác định một số rối loạn giấc ngủ như: ngưng thở lúc ngủ, rối loạn chuyển động chi có chu kỳ, mộng du…
Điểm đánh giá trang thiết bị: 10/10
Nội soi Tai Mũi Họng tại Phòng khám – Ảnh: PK Bệnh viện Đại học Y Dược 12. Bác sĩ tại Phòng khám
Một yếu tố quan trọng để đánh giá một phòng khám có tốt hay không, đó là bác sĩ trực tiếp thăm khám là ai. Nếu các bác sĩ có nhiều kinh nghiệm, bác sĩ uy tín thì sẽ góp nâng cao chất lượng khám chữa bệnh nói chung.
Các bác sĩ tại Phòng khám Bệnh viện Đại học Y Dược 1 chủ yếu là đã và đang công tác trong chính Bệnh viện Đại học Y Dược chúng tôi Bệnh viện Chợ Rẫy, bác sĩ tại Bệnh viện Nhân Dân 115 và một số bệnh viện tên tuổi khác. Một số bác sĩ tiêu biểu như:
PGS.TS.BS Lê Anh Thư – Cơ Xương Khớp
Nguyên Trưởng khoa Nội Cơ Xương Khớp – Bệnh Viện Chợ Rẫy
40 năm kinh nghiệm về khám chữa bệnh Cơ Xương Khớp
BSCK II Nguyễn Thanh Hiền – Tim mạch
Nguyên Trưởng khoa Nội Tim mạch – Bệnh viện Nhân Dân 115
35 năm kinh nghiệm khám và điều trị các bệnh lý Tim mạch
Giảng viên thỉnh giảng Học Viện Quân Y
PGS.TS.BS Lê Thị Tuyết Lan – Hô hấp
Nguyên Giám đốc TT Chăm sóc hô hấp – Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM
Phó Chủ tịch Hội Hô hấp Việt Nam
Giảng viên chính Khoa Y- Trường Đại học Y Dược TP.HCM
GS.TS.BS Phạm Kiên Hữu – Tai Mũi Họng
Trưởng khoa Tai Mũi Họng – Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM
Giảng viên Bộ môn Tai Mũi Họng – Trường Đại học Y Dược TP.HCM
Ngoài các bác sĩ thuộc 4 chuyên khoa trên, người bệnh khám chuyên khoa khác tại Phòng khám Bệnh viện Đại học Y Dược chúng tôi cũng sẽ được khám những bác sĩ giỏi và tên tuổi khác.
Tuy nhiên, lịch khám của các bác sĩ chưa cố định và chắc chắn hoàn toàn. Có thể do lịch trực hoặc công tác đột xuất, bác sĩ sẽ nghỉ khám. Và với những bác sĩ, chuyên gia đầu ngành, lượng bệnh nhân đăng ký khám rất đông nên có thể phải chờ đợi lâu.
Điểm đánh giá Bác sĩ: 9/10
Người bệnh có thể Đặt lịch khám tại: Lịch khám và Đặt khám với bác sĩ giỏi tại Phòng khám Bệnh viện Đại học Y dược 1
3. Đánh giá sự thuận tiện khi đi khám
Le Minh Nguyet: Lần đầu tiên đến thấy Phòng khám chuyên nghiệp không khác gì các phòng khám quốc tế (chất lượng dịch vụ khách hàng, đội ngũ bác sỹ, y tá…). Thật sự ngạc nhiên.
Tran Quoc Hoang: Phòng khám sạch đẹp, Bác sĩ tư vấn nhiệt tình, không phải đợi lâu.
Đại Đoàn: Bác sĩ tư vấn nhiệt tình, chu đáo. Nhân viên tiếp đón vui vẻ. Cơ sở rộng rãi, thoáng mát, sạch sẽ, tiện nghi.
Vy Phan: Mình sử dụng thẻ bảo hiểm do công ty cấp và quy trình khám thanh toán ở đây còn khá chậm và phức tạp.
Anh Nguyen: Dịch vụ khá ổn. Vote 4 sao cho Phòng khám…
Nhìn chung, đa số người bệnh hài lòng khi đi khám tại Phòng khám Bệnh viện Đại học Y Dược 1. Đa phần vì sự uy tín của các bác sĩ, cơ sở vật chất tại Phòng khám, thái độ nhân viên. Tuy nhiên, nếu làm thủ tục thanh toán Bảo hiểm thì mất khá nhiều thời gian.
Điểm đánh giá sự thuận tiện: 8.5/10
Phòng khám rộng rãi, sạch sẽ và luôn có nhân viên hướng dẫn – Ảnh: BookingCareKinh nghiệm đi khám Phòng khám Bệnh viện Đại học Y Dược 1 TP.HCM
1. Hướng dẫn đặt khám và làm thủ tục
Người bệnh có thể đặt khám với các bác sĩ hoặc gói khám sức khỏe tại phòng khám bằng cách:
Đến trực tiếp đăng kí và làm thủ tục.
Đăng kí khám trước qua tổng đài của phòng khám.
Đăng kí trước qua nền tảng BookingCare.
Đặc biệt, khi đăng kí trước qua BookingCare, người bệnh sẽ nhận được các quyền lợi sau:
Được khám đúng bác sĩ mình đã Đặt.
Có thể Đặt lịch hẹn trong ngày hoặc Đặt trước nhiều ngày.
Đã có thông tin bệnh nhân tại Phòng khám, giảm thời gian làm thủ tục khám, khi đến nơi, chỉ cần báo “đã đặt qua BookingCare” để được ưu tiên hỗ trợ.
Được thông báo sớm nhất trong trường hợp bác sĩ nghỉ khám đột xuất.
Được hỗ trợ giải quyết khiếu nại hoặc thắc mắc trong quá trình khám.
Giá khám và dịch vụ bằng với bệnh nhân đăng ký trực tiếp tại Phòng khám.
Người bệnh đến đăng kí trực tiếp hay đăng kí trước đều cần tới quầy lễ tân tại tầng 1 của phòng khám để làm thủ tục và được hướng dẫn cụ thể.
2. Bảo hiểm áp dụng
Hiện tại, phòng khám có áp dụng thanh toán bảo hiểm với cả bảo hiểm y tế nhà nước và bảo hiểm nhân thọ/phi nhân thọ.
Bảo hiểm y tế nhà nước: Áp dụng cho trường hợp khám thông thường, đối với khám chuyên gia sẽ không được thanh toán bảo hiểm y tế nhà nước.
Bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ: Một số loại bảo hiểm bảo lãnh trực tiếp tại phòng khám:
Công ty Bảo hiểm VBI (ngân hàng Viettinbank)
Công ty TNHH INSMART
Công ty Bảo hiểm nhân thọ GENERALI
Công ty Bảo hiểm Bảo Việt
Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV (Bic)
Bảo hiểm Nam Á (SAS)
Bảo hiểm FTC
Công ty Bảo hiểm Bưu điện Bến Thành
Với các loại bảo hiểm tư nhân khác chưa có bảo lãnh trực tiếp, phòng khám sẽ xuất hóa đơn tài chính (hóa đơn đỏ) và hỗ trợ người bệnh hoàn thiện hồ sơ để làm việc với đơn vị bảo hiểm.
Khi đi khám bệnh, người bệnh nên mang theo các loại bảo hiểm đang sử dụng và giấy tờ tùy thân để được nhân viên lễ tân hướng dẫn chi tiết.
3. Lưu ý khi đi khám
Phòng khám Bệnh viện Đại học Y dược 1 có vị trí gần Bệnh viện Nhân dân 115. Khi đi khám, người bệnh có thể gửi xe tại tầng hầm của phòng khám (cả xe máy và ô tô).
Nếu là đi khám sức khỏe tổng quát, bạn nên tìm hiểu và nhịn ăn, uống tùy theo dịch vụ của gói khám để quá trình khám được hiệu quả (nếu đặt khám qua BookingCare bạn sẽ nhận được hướng dẫn chi tiết về các lưu ý này. Ngoài ra, các trường hợp khác tốt nhất nên nhịn ăn ít nhất 4 tiếng (trừ trường hợp sức khỏe đặc biệt) phòng trường hợp có thể cần xét nghiệm máu.
Nếu khám vào sáng thứ 7, bạn nên đến vào sáng sớm, ít nhất trước 9h sáng để đảm bảo kết quả xong trong vòng buổi sáng, vì buổi chiều phòng khám không làm việc.
Hướng Dẫn Khám Bệnh Tại Bệnh Viện Đại Học Y Dược Tphcm
Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM được xem là một trong những nơi khám chữa bệnh uy tín và chất lượng trên cả nước, nơi tập trung nhiều đội ngũ y bác sĩ đầu ngành vừa làm công việc nghiên cứu – giảng dạy vừa ứng dụng vào thực tiễn. Hiện có 3 cơ sở khám chữa bệnh:
Cơ sở 1: Đa khoa – 215 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5, TPHCM
Cơ sở 2: Đa khoa – 201 Nguyễn Chí Thanh, Quận 5, TPHCM
Cơ sở 3: Y học Cổ truyền – 21B Hoàng Văn Thụ, Quận Phú Nhuận, TPHCM
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn cho anh/chị tất cả những điều cần biết khi đến khám bệnh tại bệnh viện Đại học Y dược TPHCM cơ sở 1 (215 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5, TPHCM).
Bệnh viện đại học y dược TPHCM cơ sở 1
I. Di chuyển
Từ bến xe Miền Đông đến bệnh viện Đại học Y dược: khoảng cách từ 11 đến 13 km. Đường đi ít kẹt xe và ngắn nhất là: bến xe Miền Đông – Đinh Bộ Lĩnh – Điện Biên Phủ – Võ Thị Sáu – Ba Tháng Hai – Nguyễn Kim – Hồng Bàng. Nếu chọn phương tiện là xe ôm thì anh/chị nên trả giá khoảng 80 đến 100 nghìn, đi trong 25 đến 30 phút là đến nơi. Nếu phương tiện là Taxi thì chi phí khoảng 200 nghìn, thời gian mất khoảng 30 phút. Đối với xe Buýt thì anh/chị chọn tuyến xe Buýt số 14, mỗi 12 phút là có 1 chuyến, thời gian đi đến bệnh viện bằng xe Buýt khoảng 1 tiếng 10 phút. Trong trường hợp anh/chị muốn đi từ bệnh viện quay lại bến xe Miền Đông thì đi theo tuyến xe Buýt số54 và số 8.
Từ bến xe Miền Tây đến bệnh viện Đại học Y dược: khoảng cách tầm từ 6 đến 7 km. Nếu chọn phương tiện là xe ôm thì anh/chị nên trả giá khoảng 30 đến 50 nghìn, đi trong 15 phút là đến nơi. Nếu phương tiện là Taxi thì chi phí khoảng 100 nghìn, thời gian mất khoảng 20 phút. Đối với xe Buýt thì anh/chị chọn tuyến xe Buýt số 10, mỗi 10 phút là có 1 chuyến, thời gian đi đến bệnh viện bằng xe Buýt khoảng 40 phút. Để đi ngược lại từ bệnh viện đến bến xe Miền Tây, anh/chị chọn tuyến xe Buýt số 14 tại phía trước cổng bệnh viện. Với anh/chị nào đi đến bến xe Miền Tây bằng xe khách Mai Linh, thì nhà xe có xe trung chuyển miễn phí đến bệnh viện luôn.
Từ những nơi khác đến bệnh viện Đại học Y dược và ngược lại: chúng tôi chỉ gợi ý đối với phương tiện di chuyển là xe Buýt, vui lòng xem hình ảnh bên dưới để biết các tuyến xe Buýt có đi qua bệnh viện (ngay trước cổng bệnh viện có trạm xe Buýt).
Sơ đồ lộ trình tuyến xe Buýt số 6 đi qua bệnh viện đại học y dược cơ sở 1 Các tuyến xe buýt đi ngang qua bệnh viện đại học y dược tphcm cơ sở 1
II. Thời gian khám bệnh tại bệnh viện Đại học Y dược
Thứ 2 đến thứ 6: từ 5h sáng đến 4h30 chiều
Thứ 7: 5h sáng đến 11h30
Chủ nhật: nghỉ
Lưu ý: Khoảng thời gian từ 5h đến 6h30 sáng, bệnh viện chỉ tiếp nhận đăng ký khám bệnh khu A, gặp bác sĩ tư vấn cận lâm sàng khu B, thu ngân tại khu B, làm các xét nghiệm tại khu B. Tất cả các dịch vụ còn lại anh/chị phải đợi đến 6h30 sáng mới bắt đầu.
III. Các bước thực hiện khám bệnh ban đầu
Trước tiên chúng tôi giải thích cho anh/chị khái niệm “Cận lâm sàng” là gì? Vì anh/chị sẽ gặp khái niệm này rất nhiều khi đi khám bệnh.
Cận lâm sàng: là việc áp dụng các phương tiện, kỹ thuật vào việc chuẩn đoán và điều trị cho người bệnh, hiểu đơn giản “Cận lâm sàng” là đi làm các xét nghiệm (máu, nước tiểu, đàm…), chuẩn đoán hình ảnh (X quang, CT, MRI, siêu âm…), nội soi, điện tim, điện não…tấc cả những dịch vụ gì mà có sự hỗ trợ của phương tiện, kỹ thuật.
Nếu anh/chị cần gửi xe vào lúc 4h sáng thì đi ra phía sau bệnh viện để gửi vào các nhà xe chung cư (bên hông trái của bệnh viện là đường Đặng Thái Thân, đi thẳng vào sẽ gặp đường Mạc Thiên Tích, phía sau này có nhiều chung cư). Các nhà xe xung quanh bệnh viện Đại học Y dược thì 4h30 mới bắt đầu cho gửi.
Cơ sở 1 có 3 khu khám bệnh: khu A, B, C. Tuy nhiện, hiện nay khu C đã đóng vì vậy chỉ con 2 khu là khu A và khu B. Trên đường Hồng Bàng có 2 cổng là cổng số 1 (luôn đóng và chỉ mở khi có sự kiện lớn) và cổng số 2 (được xem là cổng chính), anh/chị hãy đi thẳng vào cổng số 2 này.
Ngôi sao màu xanh ở khu B (từ cổng chính đi thẳng vào 15m, anh/chị thấy cái bàn hướng dẫn bên tay trái, có các anh bảo vệ ngồi trực).
Ngôi sao màu xanh ở khu A (từ cổng chính đi thẳng vào 7m rồi quẹo phải 5m, thấy bàn hướng dẫn có anh bảo vệ ngồi trực)
Bàn hướng dẫn ghi thông tin khám bệnh tại khu B và khu A có anh bảo vệ ngồi trực
Sau khi vào cổng, hãy đến 1 trong 2 nơi này (thấy nơi nào ít người hơn thì đến), anh/chị lấy phiếu màu vàng trên bàn và đền thông tin cá nhân của mình vào (trên bàn có sẵn bút).
Phiếu màu vàng ghi thông tin khám bệnh
Anh/chị điền đẩy đủ thông tin cá nhân của mình vào phiếu trên. Nếu xác định dùng Bảo hiểm y tế thì đánh dấu vào ô “Có mang theo BHYT”, trong trường hợp có giấy chuyển viện từ bệnh viện khác đến thì đánh dấu vào ô “Có mang theo giấy chuyển viện”.
Một việc rất quan trọng tiếp theo là anh/chị cần xác định mình khám ” cận lâm sàng” hay ” khám chuyên khoa “?
Khám “chuyên khoa“: anh/chị có các triệu chứng bệnh và muốn gặp bác sĩ chuyên môn tương ứng khám và chuẩn đoán cho mình. Trong một số trường hợp, anh/chị có thể yêu cầu khám nhiều chuyên khoa nếu cần thiết. Ví dụ: khám Thần kinh, khám Dạ dày, Tai-mũi-họng, Ung bướu, Xương khớp… Theo đó, anh/chị sẽ điền vào phiếu ghi thông tin bệnh nhân dòng “Đăng ký khám chuyên khoa” là liệt kê chuyên khoa mình muốn khám. Có thể từ ngữ anh/chị ghi không chính xác tên chuyên khoa, nhưng nhân viên tiếp nhận bệnh tại bệnh viện Đại học Y dược sẽ điều chỉnh lại cho chính xác sau khi trao đổi với anh/chị.
Sau khi xác định được mình muốn khám “cận lâm sàng” hay “chuyên khoa” rồi, thì anh/chị sẽ thực hiện tiếp bước sau:
Nếu khám “cận lâm sàng“: lấy số thứ tự gặp bác sĩ tư vấn chỉ định cận lâm sàng tại bàn hướng dẫn đó luôn (phải xếp hàng lấy số thứ tự nếu tại bàn hướng dẫn có đông người. Đôi khi bàn hướng dẫn khu A không phát số thứ tự chỉ định cận lâm sàng thì anh/chị chuyển sang bàn hướng dẫn ở khu B). Sau khi có số thứ tự, anh/chị đi đến vị trí tư vấn chỉ định khám cận lâm sàng như trên bản đồ để chờ gặp bác sĩ (trong trường hợp ít người khám thì các anh bảo vệ tại bàn hướng dẫn chỉ anh/chị vào thẳng phòng đó để gặp bác sĩ luôn mà không cần lấy số thứ tự). Ngồi chờ đến số thứ tự của mình (nhìn vào bảng điện tử hiển thị số thứ tự phía trước phòng, nhớ chú ý là ở bệnh viện Đại học Y dược không sử dụng loa thông báo số thứ tự), vào đưa số thứ tự và phiếu ghi thông tin bệnh nhân để được tư vấn khám cận lâm sàng. Ở phòng này, có 2 bàn tư vấn, mỗi bàn gồm 1 bác sĩ và 1 nhân viên. Bác sĩ sẽ hỏi anh/chị đang bị triệu chứng gì, muốn khám gì…từ đó tư vấn cho anh/chị các cận lâm sàng cần khám. Anh/chị có thể đồng ý hoặc yêu cầu bỏ đi một số cận lâm sàng nào đó. Cuối cùng, bác sĩ sẽ liệt kê các cận lâm sàng mà anh/chị cần khám trong phiếu “chỉ định cận lâm sàng” (có kèm theo giá tiền của mỗi cận lâm sàng và tổng chi phí). Anh/chị cầm phiếu chỉ định cận lâm sàng này đến nộp vào rổ theo quy định của quầy thu ngân trong phòng đó luôn (nếu quầy thu ngân này đông người thì ra bên ngoài tìm quầy thu ngân khác…xem bản đồ để rõ vị trí của các quầy thu ngân) và chờ gọi tên lên đóng tiền (số tiền như trong phiếu chỉ định cận lâm sàng). Sau khi đóng tiền xong, thu ngân sẽ trả lại anh/chị phiếu chỉ định cận lâm sàng này cùng với các biên lai thu tiền (màu đỏ) để anh/chị tiến hành thực hiện các cận lâm sàng sau đó.
Nếu khám “chuyên khoa“: không cần lấy số thứ tự gì cả mà đi đến vị trí đăng ký khám chuyên khoa như trên bản đồ (khu A – từ quầy 01 đến 14). Xem quầy nào ít người nhất để xếp hàng và chờ đến lượt của mình (chú ý: những quầy đầu là giành cho người ưu tiên như phụ nữ có thai, người lớn tuổi…). Đưa cho nhân viên tại quầy này phiếu ghi thông tin khám bệnh, họ sẽ trao đổi thêm với anh/chị để chỉ định đúng chuyên khoa cần khám (có thề một hoặc nhiều chuyên khoa). Tại đây, anh/chị phải nộp 100 ngàn đồng cho mỗi chuyên khoa mà anh/chị cần khám (2 chuyên khoa thì 200 ngàn…). Sau khi đóng tiền, với mỗi chuyên khoa, anh/chị sẽ nhận được một biên lai thu tiền trên đó có số thứ tự khám chuyên khoa, phòng khám số mấy. Cầm biên lai có số thứ tự này đi đến các phòng khám chuyên khoa tương ứng để chờ đến lượt mình (xem trên bảng điện tử hiển thị số thứ tự trước mỗi phòng khám) và vào gặp bác sĩ chuyên khoa. Tại đây, bác sĩ sẽ khám cho anh/chị dựa vào các triệu chứng và các kết quả cận lâm sàng mà anh/chị thực hiện trước đó (nếu có). Vì vậy, nên chú ý khi đi khám phải mang theo hết các kết quả cận lâm sàng mà mình đã thực hiện trước đó. Từ đó, bác sĩ có thể chuẩn đoán bệnh và kê toa luôn nếu đủ cơ sở hoặc thường sẽ yêu cầu anh/chị thực hiện một số cận lâm sàng nào đó cần thiết cho anh/chị. Nếu chỉ chuẩn đoán và kê toa luôn thì anh/chị đơn giản là tìm trên bản đồ vị trí của nhà thuốc để mua và xem như kết thúc việc khám bệnh ở đây (với trường hợp có BHYT, vui lòng xem chỉ dẫn cuối bài viết). Còn nếu bác sĩ chỉ định cho anh/chị thực hiện cận lâm sàng (thông qua phiếu “chỉ định cận lâm sàng”) thì anh/chị cầm phiếu chỉ định cận lâm sàng này đem đến các quầy thu ngân (xem vị trí trên bản đồ – tầng nào, khu nào cũng có) và nộp vào để được gọi tên lên đóng tiền. Sau đó, nhận lại phiếu chỉ định cận lâm sàng cùng với các biên lai thu tiền (màu đỏ) để tiến hành thực hiện các cận lâm sàng sau đó.
Mẫu phiếu chỉ định cận lâm sàng (dùng cho cả khám “cận lâm sàng” và khám “chuyên khoa”) Biên lai thu tiền khám chuyên khoa – ở hình trên là chuyên khoa Tổng quát (chú ý trên phiếu có ghi Phòng khám nào, số thứ tự, thời gian dự kiến được khám) Biên lai thu tiền thực hiện các cận lâm sàng (từ 01 phiếu chỉ định cận lâm sàng, Thu ngân sau khi thu tiền xong sẽ in ra biên lai cho từng cận lâm sàng khác nhau và đưa lại cho anh/chị)
Chú ý: Nếu anh/chị muốn khám chuyên khoa với 01 bác sĩ cụ thể nào đó mà anh/chị mong muốn, vui lòng xem ” lịch khám bệnh của y bác sĩ tại bệnh viện Đại học Y dược TpHCM ” để đi đúng thời gian mà bác sĩ đó có lịch khám. Đồng thời, khi đăng ký khám chuyên khoa (khu A – từ quầy 01 đến 14), anh/chị phải đọc tên y bác sĩ muốn khám và yêu cầu cho khám bác sĩ này, nhân viên bệnh viện sẽ chỉ định chính xác phòng khám mà y bác sĩ đó đang trực.
IV. Vị trí thực hiện cận lâm sàng và phòng khám chuyên khoa tại bệnh viện Đại học Y dược
Vị trí thực hiện cận lâm sàng
Xét nghiệm máu nước tiểu: Lầu 01 khu A hoặc Tầng trệt khu B
Siêu âm tim: Lầu 01 khu A
Đo điện tim: Lầu 01 khu A
Đo điện cơ, điện não: Lầu 01 khu A
Nội soi dạ dày: Lầu 1 khu A
Siêu âm tổng quát: Quầy tiếp nhận Siêu âm Tầng trệt khu A hoặc Lầu 1 khu A
Chụp X – Quang: Quầy tiếp nhận X – Quang Tầng trệt khu B hoặc Tầng trệt khu A
CT Scan: Quầy tiếp nhận CT Scan Tầng trệt khu A
MRI: Quầy tiếp nhận MRI Tầng trệt khu A
Nội soi đại, trực tràng: Tầng trệt khu B
Đo chức năng hô hấp: Trong phòng khám Hô hấp tầng trệt khu B
Test lẩy da: Trong phòng khám Dị ứng – Miễn dịch tầng trệt khu B
Test hơi thở: Phòng khám Phổi (phòng 30), Lầu 01 khu A
Để dễ dàng hơn cho việc tìm kiếm vị trí, chúng tôi cung cấp bản đồ vị trí như bên dưới:
Tiêu hóa: phòng khám 04, 05 và từ phòng 11 đến 16 Lầu 01 khu A
Tạo hình thẩm mỹ, chăm sóc da: phòng khám 16 đền 2o Lầu 01 khu A
Tai mũi họng: phòng khám 06 đến 10 Lầu 01 khu A
Nam khoa: phòng 01 Lầu 01 khu A
Tiết niệu: phòng 02 và 03 (buổi sáng) Lầu 01 khu A
Đau mãn tính: phòng 02 (buổi chiều) Lầu 01 khu A
Chỉnh hình Xương khớp: phòng 41 đến 43 Lầu 01 khu A
Nội Thận: Phòng 27 Lầu 01 khu A
Lồng ngực mạch máu: phòng 28 và 29 Lầu 01 khu A
Phổi: phòng 30 Lầu 01 khu A
Da liễu: phòng 31 Lầu 01 khu A
Y học gia đình: phòng 37 và 38 Lầu 01 khu A
Nội tiết: phòng 39 và 40 Lầu 01 khu A
Thần kinh: phòng 21 đến 26 Lầu 01 khu A
Tổng quát: phòng 32 đến 36 Lầu 01 khu A
Lão khoa (khám cho người già): Tẩng trệt khu B
Hô hấp: Tầng trệt khu B
Tâm lý: Tầng trệt khu B
Tim mạch: phòng 46 đến 49 Tầng trệt khu B
Ngoại Tim mạch: phòng 50 Tầng trệt khu B
Vú: phòng 74 và 75 Lầu 01 khu B
Viêm gan: phòng 66 đến 69 Lầu 01 khu B
Mắt: phòng 72 và 73 Lầu 01 khu B
Và 1 số chuyên khoa khác (vui lòng xem trên bản đồ vị trí ở trên)
Anh/chị có thể xem bản đồ vị trí ở trên để thấy cụ thể các phòng khám mà mình cần tìm nằm ở đâu.
Một lần nữa, anh/chị nên đọc lại thời gian khám bệnh của bệnh viện Đại học Y dược ở trên nếu anh/chị đến sớm. Phải đến 6h30 thì các dịch vụ cận lâm sàng và các phòng khám chuyên khoa ở khu A mới bắt đầu ( đăng ký khám chuyên khoa thì từ 5h), vì vậy khoảng thời gian từ 5h đến 6h30 chúng ta nên dùng các dịch vụ bên khu B (nếu có). Anh/chị có thể tuy chọn vị trí thực hiện cận lâm sàng nếu chúng có nhiều nơi thực hiện (vd: xét nghiêm có 2 nơi, siêu âm có 2 nơi…), tuy nhiên, theo kinh nghiệm, trừ khi bị yêu cầu thực hiện tại khu khác, anh/chị nên chọn khu A (nếu sau 6h30) vì là khu mới và có nhiều trang thiết bị hiện đại.
V. Quy trình thực hiện cận lâm sàng
Trên biên lai thu tiền của Siêu âm Tim có số thứ tự là 42 và thực hiện tại phòng Siêu âm 1 (trong phòng Siêu âm có nhiều phòng nhỏ…) Trên biên lai thu tiền của Xét nghiệm có số thứ tự là 353, tại phòng Xét nghiệm khu A
Ngồi chờ tại các phòng thực hiện cậm lâm sàng cho đến lượt mình (xem số thứ tự hiển thị trên bảng điện trước mỗi phòng thực hiện cận lâm sàng), anh/chị cầm biên lai cùng số thứ tự này vào đúng phòng mình được chỉ định và đưa cho y bác sĩ trong phòng đó, sau đó tiến hành thực hiện cận lâm sàng.
Một kinh nghiêm quý báu là nếu phải làm nhiều cận lâm sàng, thì anh/chị nên lần lượt nộp hết tất cả các biên lai vào các phòng thực hiện tương ứng và nhận lại hết các số thứ tự thực hiện cho mỗi cận lâm sàng (không nên nộp 01 nơi rồi làm xong sau đó mới đi qua nơi khác). Sau đó, xem xét cận lâm sàng nào gần đến lượt mình thực hiện nhất thì ưu tiên ngồi chờ ở phòng cận lâm sàng đó và thực hiện trước , và cứ thế tiếp tục lần lượt cho đến khi hết. Có thể trong quá trình thực hiện cận lâm sàng này thì cận lâm sàng khác đã đến lượt mình. Không sao cả, sau đó anh/chị cứ vào gặp y bác sĩ phòng cận lâm sàng đó và xuất trình biên lai và số thứ tự bị qua lượt đó, họ sẽ bố trí cho anh/chị ngay sau vài người.
Sau khi thực hiện xong cận lâm sàng, y bác sĩ tại phòng đó sẽ trả lại biên lai đồng thời ghi vào đó thời gian dự kiến lấy kết quả để anh/chị biết. Mặc định nơi lấy kết quả là tại bàn tiếp nhận của phòng thực hiện cận lâm sàng đó (nơi anh/chị nhận số thứ tự thực hiện), một số ít trường hợp lấy tại nơi khác thì sẽ được ghi trên biên lai.
Hẹn 9h trả kết quả Siêu âm (tại bàn tiếp nhận trong phòng Siêu âm) Hẹn 11h10 lấy kết quả Xét nghiệm tại Phòng khám Tổng quát
Đúng khoảng thời gian này, anh/chị đến các phòng tương ứng nghe đọc tên và xuất trình biên lai để nhận lại kết quả thực hiện cận lâm sàng đã thực hiện.
Lưu ý là đối với Xét nghiệm máu, nước tiểu, phân, đàm thì khi Thu ngân đưa biên lai thu tiền cho anh/chị đã có sẵn trên đó số thứ tự và nơi khám (như hình trên), anh/chị ko cần nhận số thứ tự từ bàn tiếp nhận nữa, mà chỉ cần ngồi chờ đến lượt mình và vào phòng xét nghiệm, nộp giấy chỉ định và biên lai thu tiền cho nhân viên kiểm tra và sau đó nhận lại từ họ. Vào khu vực các bàn lấy mẫu để lấy máu nếu xét nghiệm máu. Riêng đối với xét nghiệm nước tiểu, phân, đàm thì anh/chị nhận được lọ chứa và cầm vào nhà vệ sinh để lấy mẫu và nộp lại tại bàn lấy mẫu. Đối với biên lai có ghi “Hẹn trả kết quả tại phòng khám” thì anh/chị sẽ nhận kết quả tại phòng khám (đối với khám chuyên khoa). Một số trường hợp ghi “Hẹn giờ trả kết quả” thì nhận kết quả tại phòng xét nghiệm này.
Thời gian chờ kết quả đối với các cận lâm sàng trung bình từ 30 phút đến 1h đồng hồ, riêng đối với Xét nghiệm thì lâu hơn (máu, nước tiểu, phân, đàm) khoảng 3h đồng hồ nên anh/chị cố gắng sắp xếp làm Xét nghiệm trước.
Trong các cận lâm sàng, thời gian thực hiện Siêu âm là lâu nhất (đông người chờ nhất) vì cận lâm sàng này thường ai cũng thực hiện. Thời gian nhận được số thứ tự cho đến khi đến lượt mình vào Siêu âm tương đối lâu nên anh/chị có thể xem xét làm các cận lâm sàng khác trong lúc này.
Muốn biết chi phí của từng cận lâm sàng, anh/chị có thể tham khảo bài viết ” bảng giá dịch vụ cận lâm sàng của bệnh viện Đại học Y dược TpHCM “
VI. Các bước cuối cùng hoàn tất việc khám bệnh
VII. Trường hợp có sử dụng Bảo Hiểm Y Tế tại bệnh viện Đại học Y dược
Các bước thực hiện cũng giống như trường hợp không sử dụng BHYT, thực hiện như những gì trong bài viết hướng dẫn, chỉ cần chú ý thêm các vấn đề bên dưới:
Nếu chỉ đăng ký khám cận lâm sàng (không khám chuyên khoa), đồng nghĩa với việc anh/chị không có toa thuốc thì anh/chị không thể sử dụng BHYT.
Sau khi có toa thuốc từ bác sĩ chuyên khoa, phải xác nhận và thanh toán BHYT tại quầy BHYT (ngay khu đăng ký khám chuyên khoa Tầng trệt khu A, quầy 15 đến quầy 20). Hồ sơ thanh toán BHYT bao gồm (nộp bản photo – gần ngay đó có sẵn quầy photo): thẻ BHYT (đúng tuyến), giấy tờ tùy thân có ảnh đóng dấu giáp lai như CMND hay bằng lái xe, toa thuốc, các biên lai thực hiện cận lâm sàng (nếu có).
Lãnh thuốc tại nhà thuốc BHYT Tầng trệt khu B.
VIII. Tái khám
Theo lịch tái khám của bác sĩ chuyên khoa trước đó, anh/chị đến khu đăng ký khám chuyên khoa xuất trình sổ khám bệnh (có đơn thuốc) trước đó và yêu cầu tái khám. Nhân viên tiếp nhận bệnh tại bệnh viện Đại học Y dược vẫn sẽ thu tiền phí khám là 100 ngàn đồng cho 01 chuyên khoa và sắp xếp cho anh/chị tái khám đúng bác sĩ mà anh/chị đã khám trước đó (trương trường hợp đặc biệt, không có bác sĩ đó thì anh/chị sẽ được cho khám bác sĩ khác). Anh/chị sẽ nhận được số thứ tự và tiếp tục làm theo quy trình ở trên trong bài viết.
Trong một số trường hợp, bác sĩ chuyên khoa có chỉ định các cận lâm sàng khi tái khám (trong lần khám bệnh trước) thì anh/chị mang giấy chỉ định cận lâm sàng này đi đóng tiền tại Thu ngân (không cần qua khâu gặp bác sĩ tư vấn cận lâm sàng) và thực hiện xong các hết các cận lâm sàng sau đó mới đăng ký khám chuyên khoa và vào gặp bác sĩ tái khám.
IX. Một số lưu ý quan trọng khi khám chữa bệnh tại bệnh viện Đại học Y dược TPHCM
Nếu đã đóng tiền thực hiện cận lâm sàng rồi, nhưng vì một lý do gì đó, anh/chị ko muốn thực hiện thì có thể hoàn tiền lại được: đến quầy số 05, khu Thu Ngân, Tầng trệt khu B (ngay bàn hướng dẫn ghi thông tin bệnh nhân) và làm theo hướng dẫn của nhân viên tại quầy.
Nếu muốn lấy hóa đơn đỏ (thanh toán cho công ty, lấy lại tiền từ một số bảo hiểm dịch vụ…) thì đến quầy 06,07,08 khu Thu Ngân, Tầng trệt khu B đưa các biên lai.
Nếu thực hiện nhiều cận lâm sàng, thì cần phải chịu khó di chuyển qua lại giữa các phòng để “canh” phòng nào gần đến lượt mình mà thực hiện.
Trường Đại Học Y Dược Tp.hcm
Tên trường: Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
Địa chỉ các trụ sở:
Địa chỉ trụ sở chính: 217 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh.
Địa chỉ 7 khoa:
▪Khoa Y : 217 Hồng Bàng, Q.5, chúng tôi
▪Khoa Răng Hàm Mặt : 652 Nguyễn Trãi, Q.5, chúng tôi
▪Khoa Y học cổ truyền : 221B Hoàng Văn Thụ, Q.Phú Nhuận, chúng tôi
▪Khoa Dược : 41 Đinh Tiên Hoàng, Q.1, chúng tôi
▪Khoa Điều dưỡng – Kỹ thuật y học: 201 Nguyễn Chí Thanh, Q.5, chúng tôi
▪Khoa Y tế công cộng : 159 Hưng Phú, Q.8, chúng tôi
▪Khoa Khoa học cơ bản : 217 Hồng Bàng, Q.5, chúng tôi
Địa chỉ trang thông tin điện tử của trường: chúng tôi
– Tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT).
– Có nguyện vọng, đăng ký xét tuyển tại Sở Giáo dục và Đào tạo và các điểm thu hồ sơ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
– Riêng các thí sinh đăng ký xét tuyển ngành Y khoa, Răng – Hàm – Mặt, Dược học và Điều dưỡng theo phương thức kết hợp (có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế) phải nộp bản sao chứng thực chứng chỉ tiếng Anh trực tiếp tại Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh (Phòng Đào tạo Đại học – 217 Hồng Bàng, Q.5, TP. Hồ Chí Minh).
– Các thí sinh có tổng điểm thi của 3 bài thi/môn thi Toán, Hóa học, Sinh học hoặc Toán, Vật lí, Hóa học và các điểm ưu tiên (nếu có) phải bằng hoặc trên mức điểm tối thiểu ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định, điểm xét trúng tuyển do Hội đồng tuyển sinh Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh quy định.
Tuyển sinh trong cả nước.
Xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi Trung học phổ thông năm 2020. Riêng ngành Y khoa, Răng – Hàm – Mặt, Dược học và Điều dưỡng có thêm phương thức xét tuyển theo hình thức kết hợp với chứng chỉ tiếng Anh quốc tế (xem mục 7.3.2).
Nhà trường không sử dụng điểm thi được bảo lưu từ các kỳ thi THPT, THPT quốc gia các năm trước để tuyển sinh.
4. Chỉ tiêu tuyển sinh:
Căn cứ kết quả của kỳ thi tốt nghiệp THPT, Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào.
6.1. Thông tin về các ngành xét tuyển
– Ngành Dược học: gồm 2 tổ hợp
▪ Tổ hợp B00: Toán, Hóa học, Sinh học
▪ Tổ hợp A00: Toán, Vật lí, Hóa học
Cả hai tổ hợp được xét tuyển chung với nhau, không quy định điểm chênh lệch giữa các tổ hợp.
– Tổ hợp xét tuyển vào các ngành còn lại là B00: Toán, Hóa học, Sinh học.
6.3. Điều kiện phụ sử dụng trong xét tuyển: Trong trường hợp số lượng thí sinh đạt điểm trúng tuyển vượt quá số lượng dự kiến thí sinh nhập học theo chỉ tiêu được phê duyệt của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho từng ngành đào tạo của Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh do bằng nhau về điểm xét tuyển, nhà trường áp dụng ưu tiên thí sinh có nguyện vọng cao hơn (nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất).
Thí sinh nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển tại Sở Giáo dục và Đào tạo, điểm thu nhận hồ sơ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến theo lịch đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT khoảng từ 15/6/2020 đến 30/6/2020.
Thí sinh đăng ký xét tuyển theo phương thức kết hợp (có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế) nộp bản sao chứng thực chứng chỉ tiếng Anh trực tiếp tại Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh (Phòng Đào tạo Đại học – 217 Hồng Bàng, Q.5, TP. Hồ Chí Minh) dự kiến từ ngày 24/8 đến 17 giờ 00 ngày 26/8/2020.
Thí sinh có nhu cầu thực hiện điều chỉnh nguyện vọng ĐKXT sau khi có kết quả thi THPT: Mỗi thí sinh chỉ được điều chỉnh ĐKXT 01 lần trong thời gian quy định và chỉ được sử dụng một trong hai phương thức: trực tuyến hoặc bằng Phiếu ĐKXT.
– Thí sinh thực hiện điều chỉnh nguyện vọng ĐKXT theo phương thức trực tuyến: dự kiến từ ngày 09/9 đến 17 giờ 00 ngày 16/9/2020.
– Thí sinh thực hiện điều chỉnh nguyện vọng ĐKXT bằng Phiếu ĐKXT tại điểm thu nhận hồ sơ: dự kiến từ ngày 09/9 đến 17 giờ 00 ngày 18/9/2020.
Nhà trường tuyển sinh theo 02 phương thức xét tuyển độc lập nhau. Thí sinh có thể đăng ký cả hai phương thức khi xét tuyển. Thí sinh đã trúng tuyển sẽ không được tham gia xét tuyển bởi các phương thức tuyển sinh khác.
7.2.1. Phương thức 1: Xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 (đối với tất cả các ngành đào tạo)
a) Đối tượng tuyển sinh: Các thí sinh có tổng điểm thi của 3 bài thi/môn thi Toán, Hóa học, Sinh học hoặc Toán, Vật lí, Hóa học và các điểm ưu tiên (nếu có) phải bằng hoặc trên mức điểm tối thiểu ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định, điểm xét trúng tuyển do Hội đồng tuyển sinh Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh quy định.
Được xác định của từng ngành, sau khi trừ số thí sinh được xét theo phương thức khác (bao gồm số thí sinh được xét tuyển thẳng và số học sinh dự bị dân tộc các trường dự bị đại học được phân bổ về trường), số thí sinh đã trúng tuyển phương thức xét tuyển kết hợp (phương thức 2) (mục 4).
c) Nguyên tắc xét tuyển:
– Điểm xét tuyển: là tổng điểm các bài thi/môn thi theo thang điểm 10 đối với từng bài thi/môn thi của tổ hợp xét tuyển B00 hoặc A00 cộng với điểm ưu tiên đối tượng, khu vực theo quy định và được làm tròn đến hai chữ số thập phân.
(a) = điểm bài thi Toán + điểm môn thi Sinh học + điểm môn thi Hóa học
(a) điểm bài thi Toán + điểm môn thi Vật lí + điểm môn thi Hóa học
(b) = điểm ưu tiên đối tượng, khu vực
– Điểm trúng tuyển: là điểm xét tuyển thấp nhất mà thí sinh được xét trúng tuyển cho ngành đào tạo.
Mức chênh lệch điểm trúng tuyển giữa hai nhóm đối tượng kế tiếp là 1,0 (một điểm), giữa hai khu vực kế tiếp là 0,25 (một phần tư điểm) tương ứng với tổng điểm 3 bài thi/môn thi (trong tổ hợp môn xét tuyển) theo thang điểm 10 đối với từng bài thi/môn thi (không nhân hệ số).
Hội đồng tuyển sinh sẽ lập danh sách thí sinh nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển của từng ngành theo thứ tự giảm dần của điểm xét tuyển. Danh sách thí sinh trúng tuyển được chọn theo điểm xét tuyển, tuần tự từ cao xuống thấp cho đến khi đủ chỉ tiêu cho từng ngành đào tạo của Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Đối với các thí sinh bằng điểm xét tuyển ở cuối danh sách, nếu vượt chỉ tiêu thì ưu tiên thí sinh có nguyện vọng cao hơn (nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất).
7.2.2. Phương thức 2: Xét tuyển kết hợp chứng chỉ tiếng Anh quốc tế (đối với ngành Y khoa, Răng – Hàm – Mặt, Dược học và Điều dưỡng)
a) Đối tượng tuyển sinh:
– Các thí sinh có tổng điểm thi của 3 bài thi/môn thi Toán, Hóa học, Sinh học hoặc Toán, Vật lí, Hóa học và các điểm ưu tiên (nếu có) phải bằng hoặc trên mức điểm tối thiểu ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định, điểm xét trúng tuyển do Hội đồng tuyển sinh Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh quy định.
– Có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế trong thời hạn (tính đến ngày nộp hồ sơ xét tuyển) đạt IELTS 6,0 trở lên, hoặc TOEFL iBT 60 trở lên. Đơn vị cấp chứng chỉ:
▪ TOEFL iBT: Educational Testing Service (ETS)
▪ IELTS: British Council (BC); International Development Program (IDP)
(Nhà trường sẽ kiểm tra chứng chỉ tiếng Anh quốc tế bản gốc khi thí sinh nhập học, nếu thí sinh không đảm bảo điều kiện như quy định sẽ bị loại ra khỏi danh sách trúng tuyển).
25% chỉ tiêu của từng ngành (mục 4).
c) Nguyên tắc xét tuyển: Thí sinh đăng ký xét tuyển trên hệ thống theo quy định và bổ sung hồ sơ trực tiếp (bản sao chứng thực chứng chỉ tiếng Anh quốc tế) tại Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh (Phòng Đào tạo Đại học – số 217 Hồng Bàng, Q.5, TP. Hồ Chí Minh) (không qua bưu điện hay các hình thức khác) dự kiến từ ngày 24/8 đến 17 giờ 00 ngày 26/8/2020.
– Điểm xét tuyển: là tổng điểm các bài thi/môn thi theo thang điểm 10 đối với từng bài thi/môn thi của tổ hợp xét tuyển B00 hoặc A00 cộng với điểm ưu tiên đối tượng, khu vực theo quy định và được làm tròn đến hai chữ số thập phân.
(a) = điểm bài thi Toán + điểm môn thi Sinh học + điểm môn thi Hóa học
(a) điểm bài thi Toán + điểm môn thi Vật lí + điểm môn thi Hóa học
(b) = điểm ưu tiên đối tượng, khu vực
– Điểm trúng tuyển: là điểm xét tuyển thấp nhất mà thí sinh được xét trúng tuyển cho ngành đào tạo. Mức chênh lệch điểm trúng tuyển giữa hai nhóm đối tượng kế tiếp là 1,0 (một điểm), giữa hai khu vực kế tiếp là 0,25 (một phần tư điểm) tương ứng với tổng điểm 3 bài thi/môn thi (trong tổ hợp môn xét tuyển) theo thang điểm 10 đối với từng bài thi/môn thi (không nhân hệ số).
– Điểm trúng tuyển của các thí sinh ở phương án 2 không được thấp hơn điểm trúng tuyển ở phương án 1 trong cùng 1 ngành là 02 (hai điểm). Trường công bố kết quả trúng tuyển đợt 1 dự kiến trước 17 giờ 00 ngày 27/9/2020.
Thí sinh trúng tuyển phải xác nhận nhập học dự kiến trước 17 giờ 00 ngày 03/10/2020 (tính theo dấu bưu điện). Quá thời hạn này, thí sinh không xác nhận nhập học được xem như từ chối nhập học và trường sẽ được xét tuyển thí sinh khác trong các đợt tiếp theo (nếu có). Thí sinh xác nhận nhập học bằng cách gửi bản chính Giấy chứng nhận kết quả thi trực tiếp tại Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh (Phòng Đào tạo Đại học – số 217 Hồng Bàng, Q.5, TP. Hồ Chí Minh) hoặc bằng hình thức thư chuyển phát nhanh, thí sinh đã xác nhận nhập học thì không được tham gia xét tuyển ở các trường khác.
8.1. Xét tuyển thẳng: Thí sinh nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển thẳng về Sở Giáo dục và Đào tạo trước ngày 20/7/2020. Sở Giáo dục và Đào tạo gửi hồ sơ đăng ký xét tuyển thẳng đến trường trước ngày 01/8/2020.
a) Đối tượng xét tuyển thẳng
Đối tượng tuyển thẳng vào đại học được xét theo quy định tại khoản 2 Điều 7 của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học; tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non ban hành kèm theo Thông tư số 09/2020/TT-BGDĐT ngày 07/5/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Cụ thể như sau:
a1. Thí sinh thuộc diện điểm a đã tốt nghiệp THPT được tuyển thẳng vào học đại học một trong tất cả các ngành.
a2. Thí sinh thuộc diện điểm b đã tốt nghiệp THPT được tuyển thẳng vào học đại học theo ngành đã trúng tuyển trước đây.
a3. Thí sinh được triệu tập tham dự kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế:
▪ Môn Hóa: được tuyển thẳng vào học đại học ngành Dược học hoặc Kỹ thuật xét nghiệm y học.
▪ Môn Sinh: được tuyển thẳng vào học đại học một trong các ngành (trừ ngành Dược học).
a4. Thí sinh đoạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia:
▪ Giải nhất: được tuyển thẳng vào học đại học ngành Y khoa hoặc Răng – Hàm -Mặt.
▪ Giải nhất, nhì, ba: được tuyển thẳng vào học đại học một trong các ngành Y học cổ truyền, Y học dự phòng, Điều dưỡng, Điều dưỡng chuyên ngành Gây mê hồi sức, Điều dưỡng chuyên ngành Hộ sinh, Y tế công cộng, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Kỹ thuật phục hồi chức năng, Kỹ thuật hình ảnh y học, Kỹ thuật phục hình răng, Dinh dưỡng.
▪ Giải nhất: được tuyển thẳng vào học đại học ngành Dược học
▪ Giải nhất, nhì, ba: được tuyển thẳng vào học đại học ngành Kỹ thuật xét nghiệm y học.
▪ Giải nhất: được tuyển thẳng vào học đại học ngành Y học cổ truyền, Y học dự phòng
▪ Giải nhất, nhì, ba: được tuyển thẳng vào học đại học một trong các ngành Điều dưỡng, Điều dưỡng chuyên ngành Gây mê hồi sức, Điều dưỡng chuyên ngành Hộ sinh, Y tế công cộng, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Kỹ thuật phục hồi chức năng, Kỹ thuật hình ảnh y học, Kỹ thuật phục hình răng, Dinh dưỡng.
Lĩnh vực hóa học, dược học và nội dung đề tài phù hợp với ngành đào tạo:
▪ Giải nhất, nhì, ba: được tuyển thẳng vào học đại học ngành Kỹ thuật xét nghiệm y học.
b) Chỉ tiêu tuyển thẳng
Chỉ tiêu tuyển thẳng của từng ngành được ghi tại mục 4
c) Phương án xét tuyển thẳng
Trong trường hợp số lượng thí sinh nộp vào từng ngành vượt quá chỉ tiêu tuyển sinh tại bảng tại mục 4, nhà trường sẽ xét ưu tiên lần lượt theo thứ tự các đối tượng được từ mục a1 đến mục a5 cho đến khi đủ chỉ tiêu. Nhà trường tổ chức xét tuyển thẳng thí sinh theo quy định, cập nhật danh sách trúng tuyển vào cơ sở dữ liệu của Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo và gửi kết quả xét tuyển thẳng cho các sở Giáo dục và Đào tạo để thông báo cho thí sinh trước 17 giờ 00 ngày 20/8/2020.
Thí sinh trúng tuyển thẳng xác nhận nhập học trực tiếp tại Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh (Phòng Đào tạo Đại học – số 217 Hồng Bàng, Q.5, TP. Hồ Chí Minh) bằng cách nộp ít nhất một trong các giấy tờ sau: bản sao Chứng nhận là thành viên được triệu tập tham dự kỳ thi chọ đội tuyển quốc gia dự thi Olympic khu vực và quốc tế; bản chính Giấy chứng nhận đoạt giải Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia; bản chính Giấy chứng nhận đoạt giải Cuộc thi Khoa học kỹ thuật quốc gia và bản sao chứng thực Giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT (tạm thời) trước 17 giờ 00 ngày 04/9/2020. Quá thời hạn trên, thí sinh không nộp các giấy tờ theo đúng quy định xem như từ chối nhập học.
Nhà trường sẽ báo cáo kết quả xét tuyển thẳng cho Vụ Giáo dục Đại học trước 17 giờ 00 ngày 10/9/2020.
d) Riêng các trường hợp đăng ký xét tuyển thẳng vào đại học theo quy định tại điểm i khoản 2 Điều 7 của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học; tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non ban hành kèm theo Thông tư số 09/2020/TT-BGDĐT ngày 07/5/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo: Trường không xét tuyển thẳng mà chỉ tiếp nhận đào tạo cử tuyển theo danh sách và chỉ tiêu do Bộ Giáo dục và Đào tạo giao cho Trường hàng năm. Những thí sinh này phải học bổ sung kiến thức 1 (một) năm học trước khi vào học chính thức. Các học sinh diện cử tuyển phải đạt các yêu cầu do Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh quy định.
9. Lệ phí xét tuyển: Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Tài chính.
Học phí năm học 2020 – 2021:
Học phí các năm tiếp theo dự kiến mỗi năm tăng 10%.
Bí Kíp Ôn Thi Của Thủ Khoa Đại Học Y Dược Tp.hcm
Từng là chàng trai mất kiến thức cơ bản 3 môn khối B, mê chơi game, Huỳnh Minh Triết đã có “bước nhảy thần thánh” và trở thành thủ khoa đầu vào của Trường đại học Y dược chúng tôi năm 2015.
Khi được hỏi về việc học hiện tại, Minh Triết vui vẻ cho biết: “Là thủ khoa giúp mình gặp gỡ nhiều bạn ở các lớp khác nhau, kết bạn mới chia sẻ nhiều kinh nghiệm học tập và trao đổi bài vở. Nhưng mình vẫn khá áp lực với danh hiệu này”. Để bước vào ngôi trường đại học mơ ước, với Minh Triết là cả một quá trình vừa học vừa nỗ lực thay đổi bản thân. Cậu bạn hào hứng chia sẻ những bí kíp của mình về 3 môn khối B. Phương pháp học đạt hiệu quả tốt nhất là học đều ba môn, cố gắng tạo sự thích thú, hưng phấn khi học, và quan trọng nhất là không được sao nhãng khi học.
Về môn toán, ở giai đoạn nước rút như thế này, các bạn nên tập trung vào luyện đề. Với những câu đơn giản trong đề, các bạn nên giải quyết nhanh gọn, tập trung thời gian cho 3 câu khó nhất đề. Bản thân Triết cố gắng tập cho mình thói quen giải đề thường xuyên để nâng cao tốc độ, khả năng phán đoán, xử lý những tình huống khó, mới lạ trong đề thi. Những câu khó chưa làm được thì nên ghi chép lời giải lại vào một quyển vở để có dịp ôn lại.
Huỳnh Minh Triết là cựu học sinh lớp chuyên tin, Trường Phổ thông Năng khiếu chúng tôi Với điểm thi các môn toán: 10, hóa: 9.75, sinh: 9.5 năm thi 2015. Hiện tại, Triết là sinh viên ngành Y đa khoa, Trường ĐH Y Dược chúng tôi – Minh Triết (thứ 2 từ trái qua) – Ảnh: M.T
Với môn hóa, các bạn nên kết hợp cả luyện đề và ôn tập lý thuyết. Lý thuyết hóa rất rộng và sâu, trải dài cả ba năm học lớp 10, 11, 12 nên đề thi có thể ra ở bất cứ phần nào. Khi tập giải đề, bạn phải chú trọng những câu lý thuyết khó và lạ mà mình chưa gặp để ghi chép lại. Về bài tập hóa, mỗi dạng toán cậu bạn định hình một phương pháp giải chung cho riêng mình. Ngoài ra, bạn có thể tự sáng tạo ra những cách tính nhanh nhẩm nhanh cho riêng mình. Mỗi dạng chỉ nên biết 1 đến 2 cách và áp dụng nó thường xuyên để hình thành nên phản xạ khi làm bài.
Còn môn sinh, điều quan trọng nhất là phải học thuộc cuốn sách giáo khoa sinh 12. Các bạn không cần thuộc lòng từng chữ nhưng phải nắm được ý chính ở mỗi bài, mỗi đoạn. Phần bài tập sinh thì chủ yếu sử dụng đến xác suất, nếu chúng ta làm nhiều bài tập, làm nhiều dạng thì sẽ quen và giải quyết rất nhanh.
“Với mình, ngoài những điều cần lưu ý trên, kiến thức trong sách giáo khoa là hoàn toàn đủ để hoàn thành phần lý thuyết ba môn. Về phần bài tập phụ thuộc vào khả năng từng bạn thí sinh, vào quá trình ôn luyện của các bạn. Trước khi thi, mình vẫn ôn bài. Nhưng đến những ngày cuối cùng, mình chỉ lấy sách giáo khoa để ôn lại lý thuyết, còn chuyện làm đề và giải bài tập không còn quá nhiều ý nghĩa nữa. Riêng phần làm bài thi, Triết thường dành 10 phút đầu đọc đề và giải quyết nhanh những câu dễ luôn. Phần thời gian còn lại sẽ tập trung giải các câu từ trung bình đến khó hơn”, Minh Triết hào hứng cho biết.
Về việc mạng xã hội có ảnh hưởng đến việc ôn thi hay không, Minh Triết cho rằng nếu biết tận dụng, bạn vẫn có thể tận dụng mạng xã hội để tăng cường kiến thức. Theo Triết, nhiều thầy cô thường xuyên chia sẻ tư liệu, clip giảng bài lên các mạng xã hội. Đây chính là nguồn tài liệu quý mà thí sinh không nên bỏ qua.
Với Minh Triết, mẹ là người ảnh hưởng đến việc học tập của bạn ấy nhiều nhất. Mẹ thường xuyên ở bên cạnh động viên nhắc nhở cậu bạn trong học tập. Việc sắp xếp thời gian sinh hoạt là vô cùng quan trọng vì nó vừa giúp bạn hoàn thành đúng những mục tiêu đã đề ra theo tiến độ vừa duy trì được sức khỏe.
Tâm lý đi thi là một phần quan trọng mà bạn nên chú ý. Chàng thủ khoa thường xuyên dành thời gian tâm sự với ba mẹ. Việc chia sẻ những khó khăn trước kỳ thi là rất quan trọng. Vì nhờ những lời khuyên của gia đình đã giúp Triết vượt qua khó khăn và tiếp tục tin tưởng vào bản thân.
Triết kể: “Có 1 lần thi thử ở trường, mình làm bài không được như mong đợi. Mình rất buồn nhưng mẹ đã đưa ra những lời khuyên để Triết tiếp tục cố gắng theo đuổi ngôi trường mình mong muốn”.
Dự định sắp tới của Minh Triết là cố gắng thi đậu vào bác sĩ nội trú của trường và tiếp tục học nâng cao lên nữa. Bản thân Triết muốn mình có chuyên môn thật vững vàng để hành nghề sau này.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Kinh Nghiệm Đi Khám Phòng Khám Bệnh Viện Đại Học Y Dược 1 Tp.hcm trên website Techcombanktower.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!