Đề Xuất 3/2023 # Kiếm Tiền Khi Đi Du Học Bằng Cách Trả Lời Khảo Sát Trực Tuyến # Top 6 Like | Techcombanktower.com

Đề Xuất 3/2023 # Kiếm Tiền Khi Đi Du Học Bằng Cách Trả Lời Khảo Sát Trực Tuyến # Top 6 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Kiếm Tiền Khi Đi Du Học Bằng Cách Trả Lời Khảo Sát Trực Tuyến mới nhất trên website Techcombanktower.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Tại sao trả lời khảo sát trực tuyến lại nhận được tiền?

Khảo sát là việc một tổ chức (công ty, doanh nghiệp) hay một cá nhân mong muốn tìm hiểu về thực trạng, xu hướng hay thị hiếu của một lĩnh vực hay sản phẩm nào đó cụ thể. Chính vì thế, để sở hữu nguồn thông tin sơ cấp, họ sẽ tạo ra một danh sách câu hỏi và tìm kiếm tệp đối tượng người dùng tiềm năng để trả lời bản khảo sát đó. Tuy nhiên, trên thực tế, không phải tổ chức nào cũng có đủ nguồn lực để tự mình thực hiện những nghiên cứu đó. Việc thực hiện khảo sát ngoài thị trường sẽ cần một nguồn nhân lực lớn để tiếp cận và chọn lọc đối tượng người dùng, không những thế khả năng bị người dùng từ chối trả lời khảo sát cũng rất cao.

Từ thực tế đó, các công ty cung cấp dịch vụ khảo sát trực tuyến ra đời. Điểm mạnh lớn nhất của các công ty này là hệ thống của họ sở hữu một số lượng lớn các thành viên phân theo tiêu chí tuổi tác, nghề nghiệp, giới tính, sở thích,…Chính vì thế, khi nhận được yêu cầu khảo sát từ khách hàng, họ có thể phân loại khảo sát nào phù hợp với đối tượng nào, định ra một mức thù lao phù hợp và gửi yêu cầu đến cho những thành viên trong hệ thống.

Việc trả tiền cho khảo sát trực tuyến hoàn toàn hợp pháp và được khuyến khích vì nó tiết kiệm rất nhiều chi phí, thời gian và nhân lực cho các doanh nghiệp muốn điều tra thị trường.

Các hình thức thanh toán chủ yếu khi làm khảo sát trực tuyến

Thông thường, có 2 loại thanh toán mà đa số các trang khảo sát thường áp dụng:

Tiền mặt: kết nối với tài khoản của thành viênĐiểm tích luỹ: bạn dùng chúng để quy đổi ra thẻ cào hoặc giải thưởng

Một số trang web khảo sát trực tuyến nước ngoài uy tín

Toluna

MySurvey

YouGov

The OpinionPanel Community

The OpinionPanel Community là trang web khảo sát uy tín nhất Vương Quốc Anh dành cho bất cứ ai trong độ tuổi từ 16 – 30 tuổi. Trang web này thường xuyên tổ chức những cuộc khảo sát trực tuyến cho các thương hiệu lớn và các trường đại học. Bạn sẽ nhận được khoảng £4 cho mỗi cuộc khảo sát. Đặc biệt, khi bạn đồng ý tham gia những cuộc phỏng vấn nhóm trực tuyến (focus group), mức thưởng bạn nhận được có thể lên đến £30 – £50 tiền mặt cho mỗi khảo sát. Khi mức thưởng bạn tích luỹ được đạt mức £25, bạn có thể nhận được voucher từ Amazon và các thương hiệu lớn (Topshop, Topman, River Island).

PopulusLive

Hotcourses Vietnam

Bí Kíp Kiếm Tiền Và Dùng Tiền Khi Đi Du Học

Ngoài thời gian học tập trên lớp, phần lớn du học sinh đều mong muốn có việc làm thêm để san sẻ bớt gánh nặng kinh tế cho gia đình và có thể thoải mái hơn trong chi tiêu. Ngoài lợi ích về mặt tiền bạc, đi làm thêm còn là cơ hội giúp các bạn du học sinh trau dồi khả năng ngôn ngữ, hoàn thiện kĩ năng giao tiếp và trưởng thành hơn khi biết quý trọng đồng tiền.

Phục vụ bàn, phụ bếp, giữ trẻ … là một số những công việc làm thêm phổ biến với du học sinh Việt Nam nói riêng và cộng đồng sinh viên khác nói chung ở nước ngoài. Tuy nhiên, thị trường việc làm thêm không chỉ có các công việc tay chân như thế. Các bạn du học sinh hoàn toàn có thể kiếm được công việc ở vị trí thực tập sinh tại các công ty uy tín. Một số mẹo tìm việc sau đây sẽ giúp các bạn có thể tìm được việc làm thêm phù hợp dễ dàng hơn.

1. Khảo sát nhiều nguồn tuyển dụng để chọn công việc ưng ý

Quan trọng nhất là bạn cần phải kiên trì vì tìm việc không khó nhưng tìm được việc phù hợp với mình thì rất khó.

2. Đầu tư và chăm chút cho CV

Sau khi tìm được công việc ưng ý, bạn sẽ làm bước tiếp theo là nộp hồ sơ. Lúc này, CV là tài liệu quan trọng quyết định bạn có được nhận hay không. Nếu bạn chưa từng viết CV lần nào trong đời thì có thể tham khảo một số gợi ý viết CV của HCVN hoặc cách viết CV của WikiHow. Trước khi nghĩ cách làm CV của mình nổi bật, CV của bạn phải đạt được những yêu cầu cơ bản sau đây:

– Có đầy đủ thông tin cần thiết như thông tin cá nhân, trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc,…

– Không được sai chính tả. Hãy chắc chắn bạn đọc CV của mình ít nhất 10 lần.

– Các thông tin phải được trình bày rõ ràng và dễ đọc.

Sau khi đã có được một bản CV cơ bản, bạn có thể làm hồ sơ của mình nổi bật hơn bằng cách chọn font chữ, màu chữ trong CV. Hãy cố gắng làm sao để dấu ấn cá nhân của bạn được thể hiện rõ nét qua CV. Thư xin việc hoặc thư giới thiệu cũng giúp hồ sơ của bạn nổi bật hơn.

3. Chuẩn bị cho buổi phỏng vấn

Trước khi đến phỏng vấn, bạn cần phải dành thời gian tìm hiểu kĩ về công ty và công việc bạn sẽ làm. Người phỏng vấn có thể sẽ hỏi những vấn đề trên để kiểm tra xem bạn có thật sự thích công việc này không. Bạn có thể lên mạng tìm những câu hỏi phỏng vấn xin việc phổ biến, sau đó tự soạn trước câu trả lời và tập nói trước gương nhiều lần. Bạn càng chuẩn bị tốt bao nhiêu thì bạn sẽ trở nên tự tin bấy nhiêu.

Bạn phải đến đúng giờ trong buổi phỏng vấn để tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng. Sau khi phỏng vấn xong bạn có thể gửi email cảm ơn để lấy cảm tình.

Cứ tạm thời cho rằng bạn đã có được công việc làm thêm như ý và hàng tháng đều có thu nhập chảy vào tài khoản. Bây giờ, việc tiếp theo bạn cần làm là quản lý nguồn thu nhập của mình sao cho hiệu quả để cuối tháng không phải ca điệp khúc “mì gói” do hết tiền. Các mẹo sau đây sẽ giúp bạn chi tiêu hợp lý hơn.

1. Lập kế hoạch chi tiêu theo tuần

Bạn nên lên danh sách những khoản chi cần thiết và phân bổ thu nhập cho từng khoản mỗi tuần. Với du học sinh, các khoản chính phải kể đến thường là:

– Khoản bắt buộc phải chi: tiền thuê nhà, điện nước, học phí, ăn uống, đi lại, bảo hiểm..

– Khoản lựa chọn chi: mua sắm, giải trí, tiệc tùng, thể thao…

– Quỹ dự phòng: đề phòng cho những khoản phải chi bất ngờ, ốm đau, trợ cấp của bố mẹ đến muộn…

Hãy chia số tiền bạn có cho từng khoản để biết giới hạn bạn có thể chi là bao nhiêu. Bạn nên cộng thêm 10% giá trị số tiền để làm phí phát sinh.

2. Cam kết thực hiện đúng kế hoạch

Để khỏi vướng vào tình cảnh “cháy túi” vào cuối tháng, các bạn nên ghi chú lại các khoản đã chi trong ngày và thường xuyên kiểm tra số tiền còn lại. Hiện nay có rất nhiều ứng dụng trên điện thoại di động giúp người dùng quản lý chi tiêu như: mint, money lover, learnvest…. Sử dụng các ứng dụng này sẽ giúp bạn thường xuyên cập nhật tình hình “hầu bao” của mình và phân loại các khoản chi tiêu rõ ràng.

3. Một số cách tiết kiệm chi tiêu

Sự kiện “2 Giờ Du Học: Chuyện làm thêm – Quản lý tài chính”: Bạn được mời!

Chương trình “2 Giờ Du học: Chuyện làm thêm – Quản lý tài chính” là cơ hội giúp bạn được giải đáp mọi băn khoăn, thắc mắc về vấn đề tìm việc làm thêm và quản lý tài chính. 2 Giờ Du học lần này có sự tham gia của diễn giả Hà Ngọc Anh – với kinh nghiệm 7 năm học tập và sinh sống tại Úc. Đến với chương trình, anh sẽ chia sẻ với các bạn câu chuyện sang Úc chỉ với 500 USD trong túi và hành trình từ vị trí của một nhân viên bán thời gian trở thành Trợ lý Giám đốc của công ty Vodafone danh tiếng. Tham gia chương trình các bạn còn có cơ hội nhận được nhiều phần quà hấp dẫn từ BTC và các nhà tài trợ.

ĐĂNG KÍ VÉ ngay tạị: https://goo.gl/2rUQMQ

Thời gian: 8h30 – 12:00, Chủ nhật, 05/06/2016

Địa điểm: Trung tâm Anh ngữ GLN, Tầng 8, Tòa nhà Coalimex, 33 Tràng Thi, Hà Nội

Kiếm Tiền Nuôi Thân Khi Đi Du Học Như Thế Nào?

Đối với nhiều du học sinh, nỗi lo về tiền len lỏi vào từng khoảnh khắc của trải nghiệm du học.

Có thể bạn có học bổng, nhưng vẫn phải chi trả một phần chi phí du học. Có thể bạn đi du học bằng tiền cha mẹ tích cóp ở Việt Nam, một nền kinh tế với GDP bình quân đầu người kém 20-30 lần quốc gia bạn đang sống.

Đi chợ, bạn cầm lên đặt xuống mớ rau giá 70.000 đồng, đắn đo giữa sức khỏe của mình và học phí kỳ sau. Đi chơi, bạn lên mạng so sánh menu và giá cả của cả chục nhà hàng. Giáng sinh là mùa ăn chơi của người bản xứ và mùa “cày” của bạn.

Là du học sinh Việt ở Canada, mình rất hiểu cảm giác bất an về tài chính. Để trả lời câu hỏi “Đầu tiên là tiền đâu?”, mình đã trò chuyện với một loạt du học sinh có từ 3-10 năm kinh nghiệm.

1. Biết được mình cần bao nhiêu tiền để sống

Các bạn du học sinh cần đảm bảo là mình có cách chi trả mọi thứ từ học phí đến sinh hoạt phí.

Vì thế, chuyện nên làm là dự trù kế hoạch chi tiêu cho ba thời điểm:

1. Trước khi đi du học

Nếu được bố mẹ hậu thuẫn về tài chính thì bạn thật may mắn. Tuy nhiên, bạn cần quan tâm xem họ có thể hỗ trợ bao nhiêu và trong bao lâu.

Du học sinh chúng mình đồng ý với nhau rằng trước khi du học, có 4 điều bạn cần làm rõ:

Học phí: Tổng số tiền mình cần để chi trả học phí, sách vở, tài liệu là bao nhiêu? Một số quốc gia (Úc, Canada, Singapore) áp dụng mức học phí cho sinh viên quốc tế cao hơn sinh viên bản xứ. Một số quốc gia có các trường đại học công lập miễn phí học phí nhờ phúc lợi xã hội tốt (Đức, Na Uy).

Mức sống trung bình: Mỗi tháng mình cần bao nhiêu tiền để sống? Bạn có thể khảo giá trên mạng qua Numbeo, trang web của trường, hoặc những anh chị sinh viên đi trước.

Chính sách làm thêm cho du học sinh: Du học sinh được làm thêm bao nhiêu giờ/tuần? Lương cơ bản là bao nhiêu? Thử tính xem với sức lực và độ khó của chương trình học, bạn có thể đi làm mấy buổi/tuần, và số tiền kiếm ra đáp ứng được bao nhiêu % sinh hoạt phí/tháng?

Học bổng: Nếu được học bổng toàn phần thì quá tốt. Nếu không, hãy tìm hiểu xem sau mỗi học kỳ, trường có cấp học bổng cho sinh viên xuất sắc hay không.

2. Mới sang và chưa có việc làm

Khi thiết lập bản kế hoạch tài chính cho thời gian này, có một số điều bạn cần cân nhắc:

Bạn có thể sống nhờ tiền học bổng, tiền tiết kiệm hoặc tiền hậu thuẫn hay không? Nếu có, thì trong bao lâu?

Cần bao lâu để kiếm việc làm? Cần bao nhiêu tiền để sống tới khi kiếm được việc?

Ở nước ngoài, bạn có người thân nào có thể hỗ trợ trong khoản thời gian mới sang hay không?

Minh Trí (Paris, Pháp) gợi ý là trong thời điểm này, bạn nên:

Nghiên cứu nhiều chợ và mua những món giảm giá của tuần.

Đừng mua sắm những đồ không có giá trị thiết thực.

Đừng chạy theo những buổi tụ tập trong thời gian này nếu chưa thực sự thoải mái về tài chính.

3. Sau khi tìm được việc làm

Ở Canada và Mỹ, chính phủ giới hạn du học sinh chỉ được làm tối đa 20 tiếng một tuần. Vì thế bạn nên tìm công việc với số tiền lương vừa đủ cho những nhu cầu thiết yếu. Tiết kiệm vẫn nên là chính sách hàng đầu.

Bạn không nên làm hơn vì bạn sẽ mệt, căng thẳng và khả năng tập trung cho việc học sẽ giảm xuống. Du học sinh cần thành tích tốt để được cân nhắc cho một công việc thực tập hay một công việc ổn định sau khi tốt nghiệp.

2. Tìm việc làm qua các mối quan hệ

Du học sinh nào cũng nên xây dựng các mối quan hệ trong và ngoài trường. Người quen có thể giúp đỡ và giới thiệu cho bạn những cơ hội việc làm.

Một người bạn của cậu mình đã gọi cho mình ngay khi công ty cô làm cần thêm kế toán viên. Còn Thiên Nhật (Sydney, Úc), nhờ thường xuyên trò chuyện với giảng viên và có thành tích học xuất sắc, bạn đã được chọn làm trợ giảng và người hỗ trợ trong phòng thí nghiệm.

Đồng thời để tạo thêm kết nối, bạn có thể tham gia các hoạt động từ thiện, cộng đồng vào những kì nghỉ hè hay các ngày lễ. Nhờ làm tình nguyện tại tổ chức giáo dục kỹ năng mềm cho trẻ em (LILALU), Mỹ Linh (Munich, Đức) kết thân được với nhiều người bản xứ sẵn sàng giới thiệu việc làm cho bạn.

Một cách khác để tạo mối quan hệ là tham gia những ngày hội việc làm do trường hoặc các doanh nghiệp tổ chức.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tham gia những kì thi thách thức kĩ năng chuyên ngành. Đây là dịp để bạn kết nối với các thầy cô hoặc ban giám khảo, vốn là những người có hàng chục năm kinh nghiệm và mạng lưới quan hệ rộng.

3. Tìm việc qua các nhóm trên Facebook dành cho du học sinh Việt

Các bạn muốn đi du học nên tham gia vào những group trên Facebook dành cho du học sinh hay dành cho cộng đồng người Việt tại chỗ.

Trên những diễn đàn đó, bạn sẽ tìm thấy rất nhiều chia sẻ về kinh nghiệm sống và kinh nghiệm xin việc. Những chia sẻ này sẽ giúp bạn quen dần với môi trường mới. Đồng thời đó cũng là nơi đăng tin tuyển dụng tại các nhà hàng, tiệm làm móng hay những công ty có người Việt. Nếu bạn chưa tự tin về khả năng ngoại ngữ, bạn có thể bắt đầu từ đây.

4. Xin trợ cấp tài chính từ trường

Một cách khác để có tiền nuôi thân là xin trợ cấp tài chính (Financial Aid) từ trường. Ở Mỹ, Quế Anh (Texas) và Anh Đào (Minnesota) có đề cập rằng khi đăng ký xin Financial Aid, bạn sẽ được quyền chọn tham gia Work-Study Program (Chương Trình Làm và Học).

Anh Đào lấy ví dụ về Work-Study Program tại trường chúng tôi ở Minnesota.

“Học phí là $50,000/năm, nhưng bạn sẽ được thưởng khoảng $2000/năm nếu tổng số giờ làm việc tại trường đủ theo yêu cầu. Làm càng nhiều thì bạn được thưởng càng nhiều. Bạn có thể chuyển thẳng số tiền đó cho trường để giảm học phí. Hoặc bạn đóng cho trường học phí cao hơn để được cấp phép đi làm, và được đăng ký chuyển số tiền được thưởng kia vào tài khoản riêng cho các chi tiêu cá nhân,” Anh Đào chia sẻ.

Lợi ích của Work-Study Program là bạn có thể chọn lựa công việc phù hợp với thời khóa biểu. Bạn cũng dễ được linh hoạt về giờ làm hơn khi đến mùa thi, khi bạn đi làm trễ vì giảng viên giữ lại lớp.

Hồ sơ xin việc của bạn sẽ dễ gây chú ý với người tuyển dụng hơn so với những bạn không có kinh nghiệm đi làm nào.

5. Tìm việc qua hệ thống hỗ trợ sinh viên của trường

Xin việc trong trường

Trên trang web của các trường thường có hướng dẫn du học sinh tạo hồ sơ. Qua đó bạn dễ dàng nộp đơn xin việc tại trường. Như Quế Anh, bạn ấy tìm được công việc hỗ trợ IT tại thư viên trường trong thời gian còn đi học. Hoặc bạn có thể gửi đơn đến các công ty có liên kết với trường.

Xin việc ngoài trường, thông qua trường

Các trường Đại học thường có một văn phòng hỗ trợ việc làm (Career Support) cho sinh viên, nhất là du học sinh. Văn phòng này là cổng tuyển dụng của nhiều công ty trong thành phố có nhu cầu tuyển nhân viên làm thêm, hoặc sinh viên mới ra trường.

Bạn có thể đến gặp những người tư vấn trong Career Support để nhờ họ giúp lên CV sao cho phù hợp với văn hóa tuyển dụng địa phương. Bạn cũng có thể được hướng dẫn và tập phỏng vấn. Văn phòng này của trường còn giúp bạn gửi CV đến những công ty đang đăng tuyển dụng.

6. Có mặt trên LinkedIn

Ở thời điểm công nghệ số hiện nay, các du học sinh nên tạo cho mình một bản sơ yếu lý lịch online trên LinkedIn và Indeed. Bạn nên tìm và giữ liên lạc với những bạn học cùng trường hay các giảng viên. Khi nhà tuyển dụng yêu cầu thư giới thiệu hoặc những lời đề cử, bạn sẽ dễ được hỗ trợ hơn.

Những trang web này còn giúp bạn dễ liên lạc trực tiếp với bộ phận nhân sự của các công ty hay các đại lý tìm việc. Cũng nhờ LinkedIn và Indeed, nhà tuyển dụng có thể tìm đến bạn sau khi họ đọc qua hồ sơ.

7. Theo dõi mục tuyển dụng của những công ty bạn thích

Bạn có thể theo dõi mục Careers trên website của công ty và nộp đơn trực tiếp khi thấy một công việc phù hợp.

Hãy ưu tiên làm những công việc đúng ngành học, vì nó sẽ tô đẹp hồ sơ xin việc của bạn sau tốt nghiệp.

Ngoài nộp đơn xin việc qua mạng ra thì bạn cũng có thể làm theo cách truyền thống đó là nộp đơn tại chỗ. Bạn có thể mang hồ sơ của mình đến tận các công ty hay cửa hàng có treo sẵn bảng tuyển nhân viên trên cửa. Hoặc nếu may mắn được người quen giới thiệu và giúp sắp xếp một buổi phỏng vấn trực tiếp thì hãy chụp lấy ngay cơ hội.

Kết

Tất cả chúng mình, những người đã đi du học từ 3 đến 10 năm đều đồng ý là ngoài tiền ra, đi làm sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm thực tế, cải thiện ngôn ngữ, và giúp bạn dạn dĩ hơn.

Chỉ tiêu tiền khi cần thiết. “Tiết kiệm là quốc sách,” vì nếu không bạn rất dễ vướng vào vòng luẩn quẩn: đi làm quần quật, kiếm nhiều, tiêu nhiều, rồi lại đi làm, mà không tập trung học được.

Mỹ Linh cũng gửi lời nhắn cuối đến các bạn đang hoặc sẽ du học, “Đừng bao giờ quên rằng mình đang cần làm gì, với mục đích gì, mình muốn hướng đến đâu. Và đừng quên mình đến từ đâu.”

4 Cách Kiếm Tiền Thông Minh Khi Bạn Còn Đi Học

Nếu bạn đang học, có thể khó tìm được công việc phù hợp với lịch trình của mình. Nhưng rất nhiều sinh viên đã tìm ra những cách khác để chi trả cho cuộc sống của họ mà không ảnh hưởng đến việc học tập.

1. Trở thành một Airtasker

Nếu hoàn thành một loạt các công việc kỳ lạ nghe có vẻ là một cách thú vị để làm việc, hãy tham gia Airtasker. Các công việc bao gồm treo tranh, rửa xe, thiết kế trang web hoặc giúp ai đó chuyển nhà. Đơn giản chỉ cần đăng ký và duyệt các nhiệm vụ được liệt kê. Bạn có thể chọn một nhiệm vụ một lần để hoàn thành một cách thuận tiện hoặc nhiều công việc dựa trên vị trí và kỹ năng của bạn. Ưu điểm là bạn có thể chọn các công việc phù hợp với việc học và các cam kết khác, vì vậy bạn có thể làm việc bao nhiêu tùy thích.

2. Một chiếc xe và tiền mặt

Với một chiếc xe ô tô phù hợp và giấy phép đầy đủ, bạn có thể kiếm thêm tiền khi làm tài xế như Grab. Thật dễ dàng để đăng ký và bạn có thể lái xe bất cứ lúc nào. Và bạn cũng có thể quyết định bạn sẽ đón ai và nên di chuyển như thế nào cho tiết kiệm. Để tối đa hóa thu nhập của bạn, hãy lái xe khi giá cước tăng trong các khoảng thời gian có nhu cầu cao, như tối thứ bảy chẳng hạn.

3. Giao đồ ăn

Nếu bạn còn quá trẻ để lái xe cho Grab, nhưng vẫn thích kiểm soát lịch trình làm việc của riêng mình, việc giao đồ ăn mang đi cho một công ty như Grab Food hoặc Deliveroo có thể là sự thay thế hoàn hảo. Bạn có thể bắt đầu từ 18 tuổi và không cần phải có ô tô – xe đạp hoặc xe máy sẽ làm được (ngay cả khi bạn vẫn còn bằng lái xe máy tập sự). Nếu bạn đi xe đạp, bạn sẽ nhận được thêm một phần thưởng là tập thể dục.

4. Quản lý phương tiện truyền thông xã hội cho một doanh nghiệp nhỏ

Bạn đang đọc nội dung bài viết Kiếm Tiền Khi Đi Du Học Bằng Cách Trả Lời Khảo Sát Trực Tuyến trên website Techcombanktower.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!