Đề Xuất 3/2023 # Khi Không Thể Nhẫn Nhịn, Hãy Học Ba Cách Sau Để Kiềm Chế Cơn Nóng Giận # Top 9 Like | Techcombanktower.com

Đề Xuất 3/2023 # Khi Không Thể Nhẫn Nhịn, Hãy Học Ba Cách Sau Để Kiềm Chế Cơn Nóng Giận # Top 9 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Khi Không Thể Nhẫn Nhịn, Hãy Học Ba Cách Sau Để Kiềm Chế Cơn Nóng Giận mới nhất trên website Techcombanktower.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Giận dữ là một cảm xúc vô cùng kinh khủng, nhất là khi chúng ta lại nổi nóng với chính những người thân yêu của mình. Có những lúc chúng ta rất muốn nhẫn nhịn, kiềm chế bản thân mình nhưng dường như điều ấy tưởng dễ hóa ra lại chẳng dễ chút nào.

Nhìn nhận thấu đáo vấn đề từ góc độ khác

Khi tức giận, ai cũng nghĩ rằng những điều mình nói ra là đúng, còn lời nói của người khác đều là những lời chống đối với ý đồ xấu xa. Đến khi nguôi giận, ngẫm nghĩ lại mới thấy, người thân chỉ đang muốn tốt cho mình mà thôi, nhưng khi ấy mọi chuyện đã đi quá xa mất rồi.

Vậy nên khi chúng ta giận dữ, hãy cố gắng nghĩ rằng người khác đã lo lắng cho mình như thế nào, từ đó biết cách kiềm chế lại cơn nóng nảy và tìm hướng giải quyết tốt hơn cho vấn đề mà mình gặp phải.

Im lặng là vàng

Có những người luôn trách bản thân rằng: Không hiểu vì sao khi ấy tôi có thể nói ra những lời như thế? Tức giận chính là một con quỷ dữ, nó chi phối khiến bạn chẳng thể nào kiểm soát được lời nói của chính mình, đến khi bạn bình tâm lại thì những lời nói ấy cũng không thể nào rút lại được nữa.

Thế nên khi thấy mình đang bắt đầu nổi nóng, hãy học cách im lặng và có thể tránh mặt đi đâu đó cho đến khi cảm thấy bản thân mình hoàn toàn bình tĩnh. Để cảm xúc qua đi rồi mới bắt đầu câu chuyện, đó là cách hữu hiệu nhất để chúng ta giữ được hòa khí và tình cảm đối với người thân của mình.

Khống chế cơn tức giận

Nhẫn nhịn không bao giờ là dễ dàng. Khi tức giận, mọi người luôn có xu hướng quát tháo, la lối và chăm chăm nhìn vào những vấn đề tiêu cực từ phía đối phương. Hiểu rõ được điều này, giáo sư Ollie Ulysses, một nhà tâm lý học người Mỹ đã đề xuất ra ba biện pháp giúp chúng ta khống chế được cơn tức giận và trấn tĩnh lòng mình:

– Hạ thấp giọng xuống

– Ưỡn ngực đứng thẳng

– Nói chậm lại

Người ta thường hay nói “Giận quá mất khôn”, thế nên đừng biến mình thành kẻ khờ dại khi cứ lấy sự giận dữ ra để bao che cho cảm xúc của mình. Chúng ta sẽ chẳng bao giờ phải mất mặt hay xấu hổ khi tỏ vẻ yếu thế, nhẫn nhịn với người nhà vì tình yêu thương máu mủ ruột thịt có thể chở che cho tất cả.

Hãy học cách đối xử tử tế với người thân quanh mình, hãy giữ cho những mối quan hệ thân thích luôn được bình yên và vẹn tròn bởi gia đình chính là nơi duy nhất ta có thể đặt niềm tin và cùng chia sẻ những buồn vui trong cuộc sống.

Theo Ngọc Khánh (Khám phá)

Học Cách Kiềm Chế Tức Giận Khi Nhân Viên Mắc Sai Lầm

Việc làm Hành chính – Văn phòng

1. Học cách im lặng khi tức giận

Điềm tĩnh là một trong những tố chất nhất thiết nhà lãnh đạo nào cũng cần phải có. Nếu như không điềm tĩnh thì bạn sẽ chẳng thể làm dược việc vì dễ bị chi phối bởi những cảm xúc cá nhân. Nếu như bạn là một người sếp khó tính và luôn nóng tính, hãy dành ra một vài phút để suy ngẫm, dường như bạn không hề có bất cứ mối quan hệ tốt đẹp, chân tình nào với nhân viên. Thậm chí, sự gần gũi, hòa nhập của bạn và họ cũng không có. Đó là điều đương nhiên, vì chẳng có ai muốn đối mặt với một người sếp như vậy, sâu hơn là vì họ không có niềm tin ở bạn – ở một người sếp không thể kiểm soát và tự chủ cho những cảm xúc tích cực.

Chẳng hạn như bạn có thể từ chối gặp mọi người, ở một mình trong phòng, đi lại và hít thở thật sâu, uống một ngụm nước mát để thư giãn và tạm quên đi mọi thứ vừa diễn ra. Có thể khi ngay cơn nóng giận, bạn cho răng những hậu quả nào đó là hết sức nghiêm trọng. Nhưng nếu giữ được bình tĩnh và để cơn giận qua đi, chắc chắn bạn sẽ nhìn nhận vấn đề khác đi, rằng hậu quả cũng ảnh hưởng nhiều nhưng có thể giải quyết được. Đây cũng chính là cách để bạn có thể hỗ trợ nhân viên xử lý vấn đề một cách tốt nhất và gây dựng niềm tin vững vàng ở nhân viên về khả năng của bạn trước những khó khăn.

2. Hãy đặt mình vào vị trí của nhân viên

Đặt mình vào vị trí của nhân viên để thấu cảm cùng với họ. Khi đó bạn sẽ hiểu được suy nghĩ, tâm tư cũng như việc lý giải được rất nhiều câu hỏi “tại sao? “. Khi đứng ở vị trí của người sếp, bạn có thể rđòi hỏi rất nhiều ở nhân viên. Bạn đưa ra những kế hoạch và deadline ,yêu cầu nhân viên của mình phải thực hiện “chuẩn” theo bản kế hoạch. Đến khi nhân viên làm chưa tốt thì “ngay lập tức” bạn có thể nóng giận hoặc đánh giá sai sự cố gắng của họ.

Vậy khi đặt mình vào vị trí của nhân viên, hãy thự hỏi mình: Liệu răng mình có thể giải quyết công việc tốt hơn hay không? Vấn đề nằm ở năng lực của nhân viên chưa tới hay là ở việc bạn giao một bản kế hoạch không mang tính khả thi? Khi thực hiện công việc ,có vấn đề gì phát sinh khiến họ chậm trễ hay vì deadline của bạn dưa ra không hợp lý, không tính toán được cả những vấn đề phát sinh. Vậy đến, Khi nhân viên mắc phải bất cứ lỗi nào đó thì đừng nghĩ một chiều, đừng chỉ đổ lỗi cho nhân viên mà hãy xem xét từ những yêu cầu của bản thân mình. Song song với những vấn đề của nhân viên vẫn có thể nguyên nhân là ở phía bạn.

3. Nghĩ đến trách nhiệm bản thân

4. Tránh suy nghĩ tiêu cực

Theo luật hấp dẫn của vũ trụ quyền năng, nếu bạn suy nghĩ tiêu cực bạn sẽ thu hút tới mình những sự việc không tốt, kéo theo đó là vô vàn các cảm xúc tiêu cực mà qua thời gian sẽ ăn mòn làm ruỗng ý chí vượt khó của bản. Vì thế bạn hãy thừa nhận hiện thực, nhìn thẳng vào khó khăn và đi xuyên qua nó. Đó là cách tốt nhất để giải quyết khó khăn trong cuộc sống nhất là vượt qua cơn tức giận.

5. Tập trung vào giải quyết vấn đề hơn là tranh cãi

Con người không thể tránh khỏi việc mắc sai lầm. Cho dù bạn có tức giận, không tìm cách kiềm chế tức giận mà chỉ nhiếc móc những lỗi lầm của người khác thì chỉ làm mối quan hệ của bạn và người đó tệ đi chứ không có tính xây dựng gì ở đây cả. Tốt hơn là dừng ngay việc phàn nàn và đổ lỗi đổ tội lên đầu người khác và ưu tiên việc tìm phương án giải quyết vấn đề trước mắt để hạn chế hậu quả có thể xảy ra.

6. Hóa giải thù hận hay ác cảm

Khi bạn ghét ai đó, có định kiến với ai đó không những làm năng lượng tích cực trong bạn bị tiêu tốn mà còn gây tốn thời gian sức lực của bạn. Thậm chí đẩy bạn xuống vực thẳm của tiêu cực. Hãy để mọi thứ qua đi một cách nhẹ nhàng theo thời gian. Hãy kiềm chế cơn tức giận và học cách tha thứ, quên đi quá khứ và thoát khỏi hố sâu thù hận trong hiện tại để hướng về một tương lai hạnh phúc đang chờ bạn ở phía trước.

7. Không gửi email trong cơn giận dữ

Trong lúc tức giận, tuyệt đối không gửi email xả tức cho người khác vì nó có thể gây tổn thương nặng nề về cảm xúc cho người nhận email của bạn, thậm chí còn phá hỏng tương lai sự nghiệp đang rộng mở với bạn. Vì vậy tốt hơn hết là nên để bình tĩnh lại sau đó mới giải quyết tiếp các công việc cần giải quyết.

8. Viết ra giấy những gì tốt đẹp

Thay vì nổi khùng với người nào đó thì bạn nên học cách kiềm chế tức giận, cố bình tâm lại, cố gắng di chuyển đến một yên tĩnh để trấn tĩnh lại đầu óc và viết ra những điều tốt đẹp bạn đã được nhận từ người đó. Hãy đưa ra những nguyên nhân mà bạn phải hàm ơn người đó. Từ đó học cách chấp nhận sự thật và tha thứ cho họ càng nhanh càng có lợi cho sức khỏe của bạn.

9. Học cách đối mặt với khó khăn

Nếu bạn biết trước có rất nhiều khó khăn và thử thách đón đầu bạn trong tương lai sắp tới, thay vì trốn tránh hãy đối diện với chúng. Và hãy tập tranh luận để khi vào tình huống thực hiện diễn ra, bạn có thể kiềm chế được để khống chế cảm xúc tức giận của mình.

10. Bình tĩnh trong mọi tình huống

Mất bình tĩnh là nguyên nhân khiến bạn nổi cáu, cãi vã, thậm chí đáng chửi đâm chém nhau… Vì vậy khi gặp những sự việc thách thức sức chịu đưng của bạn, bạn hãy suy nghĩ tìm cách giải quyết vấn đề trong hòa bình. Đừng bao giờ chỉ suy nghĩ theo lối mòn, mà hãy nhìn vấn đề dưới nhiều khía cạnh để nhìn ra ưu điểm của người khác thay vì chỉ bắt lỗi họ.

11. Học cách nhìn nhận lại

Đôi lúc bạn sẽ cảm thấy tức giận muốn điên cái đầu lên, lúc này bạn cần bình tĩnh để nhìn lại xem lý do làm bạn giận là gì. Hãy thử nghĩ xem sự tức giận của bạn sẽ gây ra hậu quả gì có nghiêm trọng không. Điều này sẽ giúp bạn có thời gian giảm bớt sự tức giận và hạn chế được những hành động khiếm nhã không hay phát sinh khi đang tức.

12. Học cách giải tỏa cảm xúc – Cách kiềm chế tức giận hiệu quả

– Thường xuyên xả stress bằng cách thổ lộ tâm tư cảm xúc của bạn với người bạn tin cậy có thể giữ bí mật cho bạn, đối tượng đó có thể là bạn thân, hay là gia đình, chị gái, mẹ…

– Tập thể dục thường xuyên để hỗ trợ sự tập trung của não bộ, giúp bạn kiểm soát cơn giận điên người của mình.

– Nếu bạn là người mau nước mắt thì hãy nghĩ đến chuyện vui từng trải trong đời bạn mỗi khi giận, hay tập bình tâm lấy một cốc nước mát uống khi nóng giận… vì điều đó sẽ giúp bạn cân bằng lại cảm xúc.

– Thiền định: Stress và lo lắng là nhân tố gây nên cơn tức giận, thiền định có thể giảm thiểu tối đa các nguyên nhân làm bạn tức giận đấy.

– Và nếu bạn không có ai để tin tưởng và dựa vào, hãy tập thói quen viết nhật ký. Nhật ký là một hình thức rất tốt đẹp để xả giận mà không làm tổn thương ai. Đây là nơi tuyệt vời để viết ra những ý nghĩ thực sự của bạn, xả bớt cảm xúc tiêu cực mà không ảnh hưởng tới cảm xúc của ai.

Hãy Học Cách Yêu Thương Vợ Mình, Đừng Để Nóng Giận Mà Mất Nhau

Ai cũng từng có khoảng thời gian dài yêu thương nhau trước khi đi đến quyết định kết hôn. Chính vì thế nên mọi người đều từng là một phần yêu thương. Cho dù sau này có thế nào thì chắc chắn vẫn phải yêu thương nhau đó chính là cách giữ cho cuộc hôn nhân được hạnh phúc mãi về sau.

Trong cuộc sống hôn nhân làm sao có thể tránh khỏi những giây phút vợ chồng lục đục, làm sao có thể tránh khỏi những lúc vợ chồng bất hòa, cãi vã. Chỉ là sau những khoảng thời gian xảy ra xung đột ấy cả hai đều có thể bình tĩnh, ngồi lại với nhau để cùng nhau giải quyết bất hòa, giải quyết được vấn đề mà vợ chồng đang bất hòa

Vợ chồng trong gia đình bất cứ hoàn cảnh nào cũng phải nhớ vai của mình, làm tròn cái trách nhiệm ấy. Đàn ông đừng than vãn rằng mình đã kiếm ra tiền, mình đã lo đầy đủ cho vợ con về tiền bạc là đủ. Đàn ông, trách nhiệm của các anh nhiều hơn một chữ “tiền”. Đó chính là trách nhiệm với vợ, với con. Cái trách nhiệm ấy không đơn thuần chỉ cần là đem tiền về, chỉ cần nói với anh vài lời là đủ. Cái trách nhiệm ấy cần nhiều hơn, là biết cách kiếm tiền, biết cách lo lắng cho gia đình không thiếu thốn về vật chất và hơn hết chính là đừng để gia đình thiếu thốn thứ quan trọng nhất dành cho nhau đó chính là tình cảm.

Trong hôn nhân, vợ chồng lúc nào cũng là những người ở bên cạnh nhau. Thế người ta mới nói xưa khi chưa kết hôn thì mọi chuyện đều dễ dàng, chỉ đến khi kết hôn rồi thì mọi chuyện mới phức tạp mà thôi.

Đúng vậy, không sống chung thì làm sao có thể hiểu được lối sống của nhau. Không kết hôn, không nên duyên vợ chồng thì làm sao có thể hiểu được tính cách nhau. Yêu thì chỉ nhìn thấy nhau lúc đẹp, kết hôn rồi mới có thể n

Cuộc hôn nhân ấy muốn có được bền vững chính là biết cách quan tâm, biết cả cách chia sẻ. Vợ không chỉ làm việc của vợ là chăm lo việc nhà, lo cho con cái. Việc của vợ cũng là việc biết yêu thương quan tâm chồng, biết cách khiến chồng an tâm và biết cách chia sẻ nỗi lo đối với chồng.

Trách nhiệm của một thành viên trong gia đình không đơn thuần là việc của mình mình làm, hết bổn phận rồi thôi. Trách nhiệm trong mỗi chúng ta chính là biết cách yêu thương, biết cách gửi gắm đúng người, đúng nơi.

Trong hôn nhân muốn vợ chồng hạnh phúc hãy xem người chồng như là một mảnh đất. Nếu mảnh đất đó đủ tốt, đủ giàu dinh dưỡng thì chẳng có lý gì cây lại không xanh, hoa lại không nở.

Nhưng nếu chẳng may người vợ lấy phải một người đàn ông tệ bạc, không tốt thì cũng chẳng khác nào một cây sống trên một mảnh đất cằn cỗi. Nói thực dù có mạnh mẽ đến đâu thì cây cũng chỉ có thể sống lay lắt chứ chẳng thể nào xanh tươi nổi. Không xanh tươi thì làm sao mà có thể có hoa nở vào sớm mai.

Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh. Tuy nhiên việc trong hôn nhân ví von người chồng là đất, người vợ là hoa thì cũng chẳng có gì sai. Đất mà tốt thì hạt giống có yếu ớt vẫn sẽ sống được khỏe mạnh. Chỉ có đất cằn cỗi thì có hạt giống tốt đến đâu cũng không thể nào đảm bảo nó sống được tươi tốt về sau.

Chồng là người làm việc, đem tiền về nhà,

Vợ là người quản gia, trông coi tài phú trong nhà bất loạn.

Chồng là đất, vợ là hoa,

Hoa cần chất dinh dưỡng từ đất, đất cần sự tô điểm của hoa.

Người chồng xấu tựa như đất cát mỏng, mỗi ngày nói lời ngon ngọt mà lại không hề chăm sóc vun trồng, đóa hoa đẹp mấy cũng trở nên héo úa.

Người chồng tốt tựa như đất đen, thoạt nhìn chất phác tự nhiên, nhưng là người làm việc đến nơi đến chốn. Anh ấy dù không nói lời “anh yêu em”, nhưng nhất định sẽ cần cù chăm chỉ chăm sóc cả gia đình. Cho dù là hạt giống kém, trồng nơi đất tốt thì vẫn có thể sẽ nở ra những bông hoa xinh đẹp!

Muốn cuộc sống hôn nhân hạnh phúc, vợ chồng hãy làm tròn trách nhiệm và bổn phận của mình. Người đàn ông hãy học cách tưới nước cho cây. Đừng chỉ cho rằng đem tiền, vật chất về là đủ. Muốn cây tốt tươi, muốn người hạnh phúc thì phải học cách chăm sóc, nâng niu chúng và đối với người vợ cũng vậy. Hãy học cách yêu thương vợ mình, đừng để nóng giận mà mất nhau.

Khánh Chi (tổng hợp)

Hãy Im Lặng Khi Giận Dữ

Trong khi giận dữ bạn có thể đánh mất lý trí bởi vậy nếu có hành động quá mức sẽ khiến bạn hối hận sau này.

Một ngày nọ, vị samurai đến thu nợ của người đánh cá. Tuy nhiên khi đến thu nợ, người đánh cá nói rằng: ” Tôi xin lỗi, năm qua thật tồi tệ, tôi không có tiền để trả ngài”. Vị samurai nổi nóng định rút kiếm ra chém chết người đánh cá. Rất nhanh chóng người đánh cá nhanh trí nói: “Tôi cũng là một người học võ và sư phụ của tôi dạy không nên đánh nhau khi đang tức giận“. Vị samurai nhìn người nọ một lúc và hạ kiếm xuống. Ông nói: ” Sư phụ của ngươi rất khôn ngoan. Sư phụ của tôi cũng dạy như thế. Đôi khi ta không thể kiểm soát được sự giận dữ của mình”. Vị samurai nói tiếp ” Ta sẽ cho ngươi một năm để trả nợ và khi đó chỉ thiếu một xu thôi ta cũng sẽ giết ngươi”

Vị samurai trở về rất muộn, ông nhẹ nhàng vào nhà vì không muốn đánh thức vợ, nhưng ông ta bất ngờ khi thấy vợ mình ngủ với một kẻ lạ mặc áo samurai. Ông nổi điên lên và giận dữ muốn giết cả hai, ông nâng kiếm lên nhưng chợt nhớ tới lời của người đánh cá bên tai: đừng hành động khi đang giận dữ. Vị samurai

kiềm chế kích động, ngừng lại, thở sâu và cố tình gây ra tiếng động lớn, sau đó vợ ông thức dậy và kẻ lạ mặt cũng vậy, mà kẻ lạ mặt không ai khác chính là mẹ của ông. Vị samurai gào lên: chuyện này là sao, xém chút nữa con đã giết chết hai người. Vợ của ông lên tiếng giải thích: Vì sợ kẻ trộm lẻn vào nhà nên em để mẹ mặc quần áo của chàng để dọa chúng.

Một năm sau, người đánh cá quay lại và trả tiền cho vị samurai và có cả tiền lãi nữa. ” Hãy cầm lấy tiền của ngươi đi, vì ngươi đã trả nợ cho ta rồi” vị samurai ấy trả lời.

Đừng để sự tức giận làm mờ mắt bạn mà gây ra những lỗi lầm đáng tiếc. Cách tốt nhất trong khi giận dữ là im lặng để thật bình tĩnh và hạn chế sự tức giận.

Bài viết cùng loại

Bạn đang đọc nội dung bài viết Khi Không Thể Nhẫn Nhịn, Hãy Học Ba Cách Sau Để Kiềm Chế Cơn Nóng Giận trên website Techcombanktower.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!