Đề Xuất 3/2023 # Kể Chuyện Được Chứng Kiến Hoặc Tham Gia Trang 28, 29 Sgk Tiếng Việt 5 Tập 1 # Top 8 Like | Techcombanktower.com

Đề Xuất 3/2023 # Kể Chuyện Được Chứng Kiến Hoặc Tham Gia Trang 28, 29 Sgk Tiếng Việt 5 Tập 1 # Top 8 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Kể Chuyện Được Chứng Kiến Hoặc Tham Gia Trang 28, 29 Sgk Tiếng Việt 5 Tập 1 mới nhất trên website Techcombanktower.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Giải bài tập Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia trang 28, 29 SGK Tiếng Việt 5 tập 1. Đề bài: Em hãy kể lại một buổi lao động dọn vệ sinh đường phố nơi em sinh sống.

Lời giải chi tiết

Kể một việc làm tốt góp phần xây dựng quê hương, đất nước.

Đề bài: Em hãy kể lại một buổi lao động dọn vệ sinh đường phố nơi em sinh sống.

Hướng dẫn viết: 

     Nhà em nằm sâu trong một con hẻm dài chừng năm chục mét. Sáng chủ nhật nào bà con trong hẻm cũng tập trung làm vệ sinh chung.

    Như thường lệ, cứ bảy giờ sáng chủ nhật, bác tổ trưởng đánh lên một hồi kẻng dài. Nghe tiếng kẻng mỗi gia đình cử ra một người cùng tham gia làm vệ sinh chung. Hai chục người đại diện cho các gia đình đã có mặt đông đủ trước nhà bác. Người già có, thanh niên có, phụ nữ có, bạn nhỏ có, mỗi người đều cầm trong tay một dụng cụ lao động như: cuốc, xẻng, dao, liềm, chổi… Sau khi nghe bác tổ trưởng phân công, bà con tản ra thành các nhóm nhỏ và bắt đầu dọn vệ sinh. Nhóm này thì cắt cỏ, phát quang bụi rậm, chặt gọn cành cây chắn lối đi. Nhóm kia thì quét dọn đường hẻm, thu gom rác. Nhóm khác thì khơi thông cống rãnh để nước mưa tiêu rút nhanh, không gây ra cảnh ngập đường. Mọi người vừa làm vừa râm ran trò chuyện. Chừng một giờ sau, mọi việc đã xong. Bác tổ trưởng đi kiểm tra các việc rồi tuyên bố giải tán. Ai nấy vui vẻ ra về. Chỉ cần bỏ ra một giờ lao động chung, bà con đã làm cho đường phố trong khu sạch đẹp và sáng sủa hơn nhiều.

     Việc làm vệ sinh chung là một rất có ích. Nó làm cho môi trường sống tốt lành hơn và cũng tạo cho mọi người một nếp sống sạch sẽ, văn minh. Em rất thích công việc này nên tuần nào cũng vác chổi ra tích cực tham gia quét dọn cùng cô bác.

chúng tôi

Kể Chuyện Lớp 5 Tuần 6: Kể Chuyện Được Chứng Kiến Hoặc Tham Gia

Kể chuyện lớp 5 tuần 6: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia

Giải bài tập SGK Tiếng Việt 5 trang 57

Soạn bài: Kể chuyện: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia

là lời giải phần Kể chuyện Tiếng Việt SGK trang 57 được VnDoc biên soạn bám sát nội dung SGK giúp các em học sinh biết cách hoàn thiện bài tập làm văn kể chuyện lớp 5. Mời các em cùng tham khảo.

Câu 1 (trang 57 sgk Tiếng Việt 5): Chọn một trong hai đề bài sau đây:

1. Kể lại một câu chuyện em đã chứng kiến hoặc một việc em đã làm để thể hiện tình hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước.

2. Nói về một nước mà em được biết qua truyền hình, phim ảnh, …

Trả lời:

Học sinh tự chọn lấy câu chuyện để kể sao cho đúng với yêu cầu của tiết học.

Ví dụ: Kể chuyện mình đã giúp đỡ một ông khách nước ngoài không biết Tiếng Việt tìm đường về khách sạn.

Bài tham khảo

Năm ông em 72 tuổi, mắt bị mờ dần. Tháng 9 năm ấy, Phòng Thương binh xã hội và Bệnh viện huyện gửi giấy về cho biết ông em được đi mổ mắt thay thủy tinh thể. Cả nhà ai cũng mừng vì có đoàn Bác sĩ Thụy Điển về tỉnh nhà, huyện nhà giải phẫu nhân đạo.

Sáng hôm ấy, bố mẹ em và chú thím Hạnh đưa ông đi. Anh Thi và em phải đi học nên không theo ông đi bệnh viện. Ông bảo: “Các cháu không nên bỏ học; có bố mẹ các cháu đưa ông đi là được. Chiều nay, ông đã về rồi cơ mà”.

Buổi học hôm ấy, anh Thi và em xin nghỉ 2 tiết cuối. Anh Thi đạp xe đạp chở em gái từ trường đi thẳng lên bệnh viện, cả hai anh em đều hồi hộp và lo. Hơn 10 giờ, hai anh em mới đến bệnh viện huyện. Bố mẹ em ngạc nhiên lắm. Bố mẹ nói nhỏ gì đó với anh Thi.

Bệnh viện rất sạch. Một khẩu hiệu “Hoan nghênh Đoàn Y tế Thụy Điển đến Việt Nam giải phẫu nhân đạo” bằng chữ đỏ dán trên băng vải trắng căng trước cổng bệnh viện. Nhiều bác sĩ, nhân viên y tế của ta trong bộ áo quần trắng chuyên dụng đi lai, thái độ vừa nghiêm trang vừa niềm nở. Nhiều người nhà bệnh nhân đứng ngồi lố nhố nơi phòng đợi.

Mỗi lần mổ mắt cho một bệnh nhân xong, hai nữ bác sĩ Thụy Điển lại đẩy xe đưa bệnh nhân ra ngoài. Bác sĩ ta phát thuốc, kê đơn và căn dặn người nhà. Lần đầu tiên em mới nhìn thấy hai nữ bác sĩ người da trắng trong bộ bờ- lu trắng toát, với gương mặt xinh tươi, đôi môi đỏ chót, tiếng nói ríu rít như chim hót. Đặc biệt thái độ hết sức ân cần, niềm nở.

Ông em là người mổ mắt thay thủy tinh thể cuối cùng. Khi ông nằm lên xe đẩy chuyên dụng của bệnh viện đưa vào phòng mổ, con cháu của ông, ai cũng hồi hộp. Nhưng chỉ 10 phút sau, ông đã được mổ xong. Đôi mắt ông được dính băng trắng. Bác sĩ dặn ông và bố em là về nhà mới được cởi băng. Hai ông bác sĩ Thụy Điển từ phòng mổ đi ra trước ngực đeo băng hồng thập tự, mắt đeo kính, bắt tay ông và chúc ông mọi sự tốt lành. Có phải họ biết ông là bác sĩ quân y về hưu hay không mà họ đặc biệt quan tâm thế ? Bố em nói gì đó với chú bệnh viện trưởng và cô phiên dịch. Tiếp theo, bố đưa ông một chiếc làn mới xếp đầy 20 quả hồng xiêm, và anh Thi ôm bó hoa rõ to rõ đẹp tặng các bác sĩ Thụy Điển. Ông nói: “Món quà nhỏ, chỉ là cây nhà lá vườn với tấm lòng biết ơn”. Nghe ông nói và cô phiên dịch nhắc lại, 6 bác sĩ Thụy Điển khẽ reo lên, nắm lấy tay ông và ôm lấy em, ôm lấy anh Thi.

Năm nay, ông đã 75 tuổi, đôi mắt ông vẫn sáng. Ông đọc báo không còn phải đeo kính nữa. Mỗi lần thấy ông xem sách, đọc báo, em lại nhớ đến ánh mắt, nụ cười của các bác sĩ Thụy Điển năm xưa.

Kể Chuyện: Lý Tự Trọng Trang 9 Sgk Tiếng Việt 5 Tập 1

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Lời giải chi tiết:

Tranh 1: Lý Tự Trọng là một thiếu niên rất sáng dạ. Anh được tổ chức cách mạng giác ngộ và gửi ra nước ngoài học tập.

Tranh 2: Về nước, anh được cấp trên giao nhiệm vụ chuyển nhận thư từ, tài liệu, trao đổi với các tổ chức Đảng bạn bè qua đường tàu biển.

Tranh 3: Lý Tự Trọng rất nhanh trí, gan dạ và bình tĩnh trong công việc. Nhiều lần, anh thoát khỏi sự vây bủa của lũ mật thám Pháp.

Tranh 4: Trong một buổi mít-tinh, anh đã bắn chết tên mật thám để cứu đồng đội nên bị giặc bắt.

Tranh 5: Trước toà án thực dân, anh vẫn hiên ngang khẳng định lí tưởng cách mạng của mình.

Tranh 6: Ra pháp trường, Lý Tự Trọng vẫn hát vang bài Quốc tế ca.

2. Mùa thu năm 1929, Lý Tự Trọng về nước. Các đồng chí lãnh đạo giao cho anh nhiệm vụ liên lạc, chuyển nhận thư từ, tài liệu tới các tổ chức Đảng ở nước bạn qua đường tàu biển. Để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác, anh đã đóng vai người nhặt than ở bến cảng Sài Gòn.

Có lần, anh buộc chặt gói tài liệu giấu trong một chiếc màn đằng sau xe đạp rồi thong thả đạp xe trên đường. Bất ngờ, tên đội sếp Tây gọi lại đòi khám. Lý Tự Trọng xuống xe, vờ lúi húi cởi dây nhưng thực ra là buộc chặt hơn. Chờ lâu sốt ruột, tên đội Tây quăng xe bên vệ đường, tự tay mở bọc. Lý Tự Trọng liền nhảy lên xe đạp của hắn, phóng rất nhanh, mất hút. Lần khác, anh chuyển tài liệu từ tàu biển lên, bị bọn lính giữ lại định khám. Anh nhảy ùm xuống nước, lặn qua gầm tàu, trốn thoát.

Đầu năm 1931, một cán bộ ta đang tuyên truyền trước đông đảo công nhân và dân chúng trong một cuộc mít-tinh thì tên thanh tra mật thám Pháp tên là Lơ-grăng ập tới, định bắt. Lý Tự Trọng nhanh tay rút súng bắn chết hắn, cứu thoát đồng chí của mình. Riêng anh, vì chạy không kịp nên đã bị giặc bắt.

3. Trong tù, anh bị chúng tra tấn dã man, chết đi sống lại nhưng chúng không moi được từ anh bất cứ bí mật nào của phong trào cách mạng. Đám cai ngục người Việt khâm phục gọi anh là “ông Nhỏ”.

Chính quyền thực dân Pháp đưa Lý Tự Trọng ra xử trước toà. Anh không hề run sợ mà lớn tiếng vạch trần bản chất xâm lược của chúng và biến vành móng ngựa thành nơi tuyên truyền cách mạng. Luật sư bào chữa nói rằng vì anh còn nhỏ nên hành động thiếu suy nghĩ. Anh khẳng định là mọi việc của mình đều xuất phát từ suy nghĩ, cân nhắc chín chắn: ”Tôi chưa đến tuổi thành niên thật nhưng tôi đủ trí khôn để hiểu rằng thanh niên Việt Nam chỉ có một con đường duy nhất là làm cách mạng giải phóng dân tộc ra khỏi ách áp bức, nô lệ của thực dân, phong kiến. Không thể có con đường nào khác”.

Bất chấp sự phản đối của dư luận và báo chí, thực dân Pháp đã xử bắn Lý Tự Trọng vào một ngày cuối năm 1931. Trước khi chết, người anh hùng thiếu niên ấy vẫn hát vang bài Quốc tế ca. Lý Tự Trọng ngã xuống vì quê hương, đất nước lúc anh mới 17 tuổi.

Câu 3 Trao đổi với các bạn về ý nghĩa của câu chuyện. Phương pháp giải: Gợi ý trao đổi:

+ Vì sao những người coi ngục gọi anh Trọng là “Ông Nhỏ”?

(Vì họ khâm phục anh Trọng tuy tuổi nhỏ nhưng chí lớn, có khí phách bất khuất của một người anh hùng.)

+ Anh Trọng đã gạt phắt lời luật sư bào chữa nói rằng anh chưa đến tuổi thành niên. Bạn hãy nhắc tại lời nói của anh.

(”Tôi hành động có suy nghĩ. Mọi việc tôi làm đều có mục đích cách mạng. Tôi chưa đến tuổi thành niên thật, nhưng tôi đủ trí khôn để hiểu rằng thanh niên Việt Nam chỉ có một con đường duy nhất là làm cách mạng, không thể có con đường nào khác…”)

+ Vì sao thực dân Pháp bất chấp dư luận và luật pháp đã xử bắn Lý Tự Trọng dù anh chưa đến tuổi thành niên?

(Vì chúng sợ khí phách anh hùng của anh và muốn khủng bố tinh thần dân chúng.)

+ Câu chuyện giúp bạn hiểu điều gì?

(Người anh hùng nhỏ tuổi Lý Tự Trọng dám quên mình vì đồng đội.

Người thiếu niên anh hùng hiên ngang, bất khuất trước kẻ thù.

Là thanh niên, phải sống có lí tưởng vì dân, vì nước.

Làm người, phải biết yêu đất nước, dám hi sinh vì Tổ quốc.)

Lời giải chi tiết: Ý nghĩa của câu chuyện:

Ca ngợi anh Lý Tự Trọng tuổi nhỏ mà chí lớn, yêu nước, có lí tưởng cách mạng cao đẹp, dũng cảm bảo vệ đồng đội, hiên ngang bất khuất trước kẻ thù.

chúng tôi

Soạn Bài Một Chuyên Gia Máy Xúc Trang 44 Sgk Tiếng Việt 5 Tập 1

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1 Anh Thủy gặp anh A-lếch-xây ở đâu? Phương pháp giải:

Em hãy đọc đoạn sau và chỉ ra địa điểm gặp gỡ giữa hai anh: Từ đầu… đến nét giản dị, thân mật.

Lời giải chi tiết:

Anh Thủy gặp A-lếch-xây ở một công trường xây dựng.

Câu 2 Dáng vẻ của A-lếch-xây có gì đặc biệt khiến anh Thủy chú ý? Phương pháp giải:

Em hãy đọc đoạn sau và chỉ ra đặc điểm đáng chú ý của A-lếch-xây: Từ đầu… đến nét giản dị, thân mật.

Lời giải chi tiết:

Dáng vẻ của anh A-lếch-xây có những điểm đặc biệt khiến anh Thủy chú ý là:

– Một người ngoại quốc cao lớn, mái tóc vàng óng ửng lên như một mảng nắng.

– Bộ quần áo xanh màu công nhân, thân hình chắc và khỏe , khuôn mặt to chất phác.

Câu 3 Cuộc gặp gỡ giữa hai người bạn đồng nghiệp diễn ra như thế nào? Phương pháp giải:

Em hãy đọc đoạn sau và nhận xét về cuộc gặp gỡ của hai anh: Đoàn xe tải lần lượt… đến hết.

Lời giải chi tiết:

Sau khi được người phiên dịch giới thiệu là một chuyên gia máy xúc, anh A – lếch – xây mỉm cười, chủ động hỏi chuyện anh Thủy. Anh A – lếch – xây cũng không hề hà bụi bẩn, đưa tay nắm lấy bàn tay dầu mỡ của anh Thủy, lắc mạnh và nói “Chúng mình là đồng nghiệp đấy, đồng chí Thủy ạ!”

Câu 4 Chi tiết nào trong bài khiến em nhớ nhất? Vì sao? Phương pháp giải:

Lựa chọn một chi tiết trong bài mà em cảm thấy đáng nhớ nhất, có thể lựa chọn chi tiết miêu tả ngoại hình của anh A-lếch-xây vì đã tả một cách rất chi tiết, cụ thể vẻ ngoài của một người nước ngoài.

Lời giải chi tiết:

Ví dụ: Em nhớ nhất các chi tiết tả dáng vẻ của A-lếch-xây. Thật đúng là ảnh của một người nước ngoài thân thiện, nhiệt tình, giản dị mà thân mật.

Nội dung

Tình cảm chân thành của một chuyên gia nước bạn đối với một công nhân Việt Nam. Qua đó thể hiện vẻ đẹp của tình hữu nghị giữa các dân tộc.

Bài đọc Một chuyên gia máy xúc

Đó là một buổi sáng đầu xuân. Trời đẹp. Gió nhẹ và hơi lạnh. Ánh nắng ban mai nhạt loãng rải trên một vùng đất đỏ công trường tạo nên một hòa sắc êm dịu.

Chiếc máy xúc của tôi hối hả “điểm tâm” những gầu chắc và đầy. Chợt lúc quay ra, qua khung cửa kính buồng máy, tôi nhìn thấy một người ngoại quốc cao lớn, mái tóc vàng óng ửng lên một mảng nắng. Tôi đã từng gặp nhiều người ngoại quốc đến tham quan công trường. Nhưng người ngoại quốc này có một vẻ gì nổi bật lên khác hẳn các khách quan khác. Bộ quần áo xanh màu công nhân, thân hình chắc và khỏe, khuôn mặt to chất phác…, tất cả gợi lên ngay từ phút đầu những nét giản dị, thân mật.

Đoàn xe tải lần lượt ra khỏi công trường. Tôi cho máy xúc vun đất xong đâu vào đấy, hạ tay gầu rồi nhảy ra khỏi buồng lái. Anh phiên dịch giới thiệu: “Đồng chí A-lếch-xây, chuyên gia máy xúc!”

A-lếch-xây nhìn tôi bằng đôi mắt sâu và xanh, mỉm cười, hỏi:

– Đồng chí lái máy xúc bao nhiêu năm rồi?

– Tính đến nay là năm thứ mười một. – Tôi đáp.

Thế là A-lếch-xây đưa bàn tay vừa to vừa chắc ra nắm lấy bàn tay dầu mỡ của tôi lắc mạnh và nói:

– Chúng mình là bạn đồng nghiệp đấy, đồng chí Thủy ạ!

Cuộc tiếp xúc thân mật ấy đã mở đầu cho tình bạn thắm thiết giữa tôi và A-lếch-xây.

(theo Hồng Thủy)

Công trường: nơi tập trung người, dụng cụ, máy móc,… để thực hiện việc xây dựng hoặc khai thác.

Hoà sắc: sự phối hợp màu sắc.

Điểm tâm: ăn lót dạ.

Chất phác: thật thà, mộc mạc.

Phiên dịch: dịch từ ngôn ngữ dân tộc này sang ngôn ngữ dân tộc khác.

Chuyên gia: ở đây chỉ cán bộ kĩ thuật nước ngoài sang giúp nước ta.

Đồng nghiệp: những người cùng làm một nghề.

chúng tôi

Bạn đang đọc nội dung bài viết Kể Chuyện Được Chứng Kiến Hoặc Tham Gia Trang 28, 29 Sgk Tiếng Việt 5 Tập 1 trên website Techcombanktower.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!