Cập nhật nội dung chi tiết về Hướng Dẫn Vẽ Tranh Bố Cục Nhiều Người mới nhất trên website Techcombanktower.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
( 21-03-2018 – 09:24 PM ) – Lượt xem: 22397
Kí họa là công việc thiết yếu để ghi chép lại các thông tin mà chúng ta cần tìm hiểu và là cách gần nhất để dễ dàng thực hiện cho bài vẽ sau này. Các bạn nên kí họa kỹ dáng nhân vật mà mình sẽ đưa vào tranh, có thể kí họa dáng dáng đơn hoặc dáng nhóm càng tốt.
Không phải dáng kí họa nào cũng đưa hết vào tranh. Vì để kết hợp chúng lại thành một bức tranh, ta cần dáng phù hợp chứ không riêng vẽ chì đẹp.
+ Phác thảo bằng nét chì đơn giản, tính toán tỷ lệ và mật độ phân bổ nhân vật trong bài vẽ.
+ Phác họa nhóm chính – phụ theo nguyên tắc không để 2 nhóm bằng số lượng nhau. Nên ưu tiên nhóm chính chiếm diện tích lớn hơn và rõ hành động hơn.
Nhóm chính trong bài này có 5 nhân vật. Điểm nhấn không nhất thiết ở tuyến nhân vật phía trước mà rơi vào tuyến nhân vật phía sau, dựa vào tuyến các đường dẫn: Dây thép – kéo nối từ người đứng trước đến người đứng vị trí xa hơn trong nhóm chính. Đường dẫn còn tạo ra bởi các đồ vật được sắp xếp trong bài.
+ Tuyến nhìn được nhìn bắt đầu từ góc trái phía trước chuyển qua góc phải phía trước và được tiếp nối thông qua đoạn dây thép nối dài đến các nhân vật, hướng nhìn đọng lại ở nhân vật thứ 5 trong nhóm chính – người cần phần cuối của đoạn thép, tuy nhiên do nhân vật này có hướng nhìn trở lại 2 nhân vật bên cạnh (một đứng, một ngồi) nên 2 nhân vật này nghiễn nhiên trở thảnh điểm nhấn trung tâm cho nhóm nhân vật chính.
+ Nhóm phụ ở góc trái phía trên có nhiệm vụ tiếp nối hoạt động, cân bằng bố cục phía trước và làm tôn lên nhóm chính. Hai nhân vật phụ sẽ bị khuất dáng hơn và không nhất thiết phải có hành động quá rõ ràng.
Trong phác thảo này, phần dây thép có vai trò quan trọng, kết nối các nhân vật trước sau với nhau thành một nhóm có ý nghĩa.
Trong phần vẽ chì ta đã có một sơ lược về độ đậm nhạt sẽ có trong bài, nhưng phải đến phần phác thảo này ta mới có thể dễ dàng thể hiện hơn sắc độ chủ đạo của bài vẽ, ta cần:
+ Tính được tương quan giữa tuyến nhân vật với phông nền
+ Phân bố các độ đậm – nhạt – trung gian hợp lý (ở bài vẽ này để nền sáng là chủ yếu nên phần đậm sẽ được cho vào nhóm chính)
+ Tìm mảng sáng – tối phía xa sao cho mảng sáng vẫn có thể tiếp tục chuyển từ mặt đất phía gần ra khoảng không gian phía sau nhân vật, tương tự phần tối cũng vậy.
Bản vẽ này cần đơn giản nhưng phải đủ sắc độ.
+ Vẽ màu phải theo tông, tránh lạc màu, giữa các màu phải có sự chuyển hóa và ảnh hưởng đến nhau, đảm bảo các màu được phân bố khắp bài, không bị động.
* Màu ở trong tối trầm, ngả lạnh và ngoài sáng tươi hơn, ngả nóng.
Hướng Dẫn Vẽ Trang Trí Hình Tròn Bố Cục Đăng Đối
Ở bài viết Phương pháp trang trí hình tròn; chúng ta đã làm quen với các khái niệm cơ bản của việc thực hành trang trí hình tròn. Trong các phương pháp đã được nêu; phương pháp đối xứng trục hay còn gọi là phương pháp đăng đối là cách phổ biến nhất. Bạn đã hiểu sơ lược về cách trang trí hình tròn. Vậy cùng xem hướng dẫn vẽ trang trí hình tròn bố cục đăng đối sau đây.
Bước 1: Xác định nội dung chính của bài trang trí.
Trước khi bắt đầu thực hành làm bài; bạn nên dành ra 5 đến 10 phút để liệt kê những yếu tố quan trọng cho bài vẽ. Thói quen này sẽ tốt cho bạn khi nhận được đề thi trong kỳ thi tuyển sinh khối H.
Chọn dạng bố cục để thực hiện: Bố cục đăng đối.
Chọn dạng họa tiết và phương pháp cách điệu họa tiết trong hình tròn: chọn họa tiết con cá vàng.
Màu chủ đạo theo đề bài: màu tự do, họa tiết chính gam nóng; nền tối.
LIÊN HỆ VỚI ART LAND ĐỂ HIỂU SÂU VỀ MÔN HỌC :
NHẬN TƯ VẤN NGÀNH NGHỀ CÙNG LỚP DẠY VẼ LUYỆN THI KHỐI V,H ART LAND
Bước 2: Cách điệu họa tiết.
Bước cách điệu họa tiết rất quan trọng. Bạn nên thực hành nhiều các loại họa tiết khác nhau. Ở đây ta cách điệu họa tiết con cá vàng. Đặc điểm đẹp của con cá vàng là đuôi nhiều tầng mềm mại, thân hình tròn trịa.
Sau khi đã chọn được họa tiết được cách điệu, ta tiến hành bước tiếp theo.
Bước 3: Lên Bố cục bằng chì.
Chọn phương án đặt họa tiết chính vào trong Hình tròn. Có hai dạng là hướng tâm và ly tâm. Phương pháp làm hướng tâm vẫn đơn giãn dễ đẹp hơn. Ta chọn ở đây là phương pháp hướng tâm.
Tiếp đó là lên phác thảo các họa tiết phụ; họa tiết nền. Nên chọn chung một ngôn ngữ thiết kế. Con cá đang được cách điệu mềm mại, uyển chuyển. Vậy các họa tiết phụ cũng được sử dụng lịa hệ thống đường cong uốn lượn để thống nhất tổng thể.
Bước 4: Lên Sắc độ.
Scan bài vẽ và lên bài đen trắng để xác định sắc độ của bài. Bước này phù hợp trong quá trình luyện tập học luyện thi Khối H. Khi đi thi có thể bỏ qua khi ta đã có hệ thống màu trong người.
Bước 5: Lên màu và Hoàn thiện bài vẽ.
Lên màu dựa theo sắc độ đã chọn. Tốt nhất nên tô từ phần nền tối nhất. Nét tô cần sắc bén, màu pha đều.
FANPAGE LUYỆN THI KHỐI H,V – MỸ THUẬT ART LAND
Bài Viết Liên Quan:
Tag: trang trí hình tròn đơn giản mà đẹp, bố cục đăng đối là gì, vẽ trang trí hình tròn đẹp nhất, trang trí hình tròn hoạ tiết hoa lá, bố cục màu đăng đối, trang trí hình tròn đối xứng, trang trí hình vuông màu nóng, trang tri hinh tam giac don gian, vẽ trang trí hình tròn bố cục đăng đối
Hướng Dẫn Cách Chia Bố Cục Bài Cổng Trường Mở Ra Lớp 7
Văn bản này đã thể hiện một cách xúc động tấm lòng yêu thương, tình cảm thiết tha, sâu nặng vặ niềm tin yêu bao la của người mẹ hiền đối với đứa con, đồng thời nói lên vai trò to lớn của nhà trường đối với tuổi thơ, đối với mỗi con người. Tác giả đã chỉ rõ ngày khai trường để vào học lớp Một là ngày có dấu ấn sâu đậm nhất trong tâm hồn mỗi con người, mở ra một chân trời mới đối với tuổi thơ.
Tâm trạng người mẹ: Mẹ hồi hộp về ngày khai trường đầu tiên của con. Mẹ quan tâm và yêu quý con. Một người mẹ có tâm hồn tinh tế và nhạy cảm. Nâng niu chăm sóc con ân tình, chu đáo một tâm hồn tinh tế và nhạy cảm. Có phải người mẹ đang nói trực tiếp với con mình khường? Theo con cách viết này có tác dụng gì? Người mẹ đang tâm sự với con và cũng chính là đang nói với lường mình. Giúp tác giả đi sâu vào thế giới tâm hồn, miêu tả được một cách tinh tế tâm trạng hồi hộp, bâng khuâng cũng nh những tình cảm tha thiết mà mẹ dành cho con. Đó là những điều sâu thẳm khó nói bằng lời. Ca ngợi tấm lòng yêu thường, tình cảm sâu nặng của mẹ với con. Trong mạch tâm trạng của mẹ có đoạn suy t về ngày khai trường ở Nhật Bản. Điều đó có ý nghĩa gì? Nghĩ về ngày khai trường ở Nhật Bản. Ngày khai trường ở Nhật Bản rất quan trường. Từ đó ta có thể nhận thấy giáo dục có một vai trò quan trọng như thế nào đối với cuộc sướng mỗi người và toàn xã hội. Nếu cho rằng những suy nghĩ của người mẹ về nền giáo dục Nhật Bản ấy ẩn chứa những ước mơ, mường muốn cho con mình. Con có đường ý khường? Đó là ước mơ gì? Ước mơ mà bất kì bậc cha mẹ nào cũng mường đó là con mình được hưởng một nền giáo dục tiến bộ nhất, mọi trẻ em được chăm sóc giáo dục với tất cả sự quan tâm của xã hội. Khẳng định vai trò của nhà trường, của giáo dục đối với cuộc sống mỗi con người và toàn xã hội. Trường học là thế giới kì diệu của tuổi thơ.
Bố cục hợp lý cho văn bản gồm hai phần:
– Phần 1: Từ đầu đến “ngày đầu năm học”: Đoạn văn nói về tâm trạng của Hồng và mẹ về cảm xúc ngày khai giảng đầu tiên của cậu bé.
– Phần 2: Phần còn lại. Nói về những điều kì diệu trong buổi khai giảng đầu tiên. Ấn tượng tuổi thơ và liên tưởng về ngày xưa cũ của mẹ.
Hướng Dẫn Soạn Bài Bố Cục Trong Văn Bản Sgk Ngữ Văn 7 Tập 1
Hướng dẫn Soạn Bài 2 sách giáo khoa Ngữ văn 7 tập một. Nội dung bài Soạn bài Bố cục trong văn bản sgk Ngữ văn 7 tập 1 bao gồm đầy đủ bài soạn, tóm tắt, miêu tả, tự sự, cảm thụ, phân tích, thuyết minh… đầy đủ các bài văn mẫu lớp 7 hay nhất, giúp các em học tốt môn Ngữ văn lớp 7.
I – Bố cục và những yêu cầu về bố cục trong văn bản
– Bố cục là sự bố trí, sắp xếp các phần, các đoạn theo một trình tự, 1 hệ thống rành mạch và hợp lý.
– Vai trò của bố cục trong văn bản: Góp phần tạo nên sức thuyết phục của văn bản.
– Yêu cầu về bố cục trong văn bản:
+ Nội dung các phần, các đoạn trong văn bản phải thống nhất chặt chẽ với nhau, đồng thời giữa chúng phải có sự phân biệt rạch ròi.
+ Trình tự xếp đặt các phần, các đoạn phải giúp người viết dễ dàng đạt được mục đích giao tiếp đã đặt ra.
– Các phần của bố cục: Một văn bản rõ ràng, mạch lạc thường gồm 3 phần. Mỗi phần có nhiệm vụ rõ ràng.
+ Mở bài: Giới thiệu nội dung sẽ triển khai, dẫn dắt người đọc nhập cuộc
+ Thân bài: Triển khai nội dung đã giới thiệu ở mở bài, giải quyết nhiệm vụ đã đặt ra
+ Kết bài: Khẳng định và nâng cao vấn đề đã trình bày ở phần nội dung
Văn bản sẽ rành mạch, hợp lí nếu mỗi phần có sự rành mạch, hợp lí và đều hướng đến một ý chung của toàn văn bản.
Bố cục của 2 loại văn bản thường gặp:
– Văn bản tự sự
+ Mở bài: Giới thiệu chung về nhân vật và sự việc
+ Thân bài: Diễn biến và phát triển của sự việc ,câu chuyện
+ Kết bài: Kết thúc câu chuyện
– Văn bản miêu tả:
+ Mở bài: Tả khái quát
+ Thân bài: Tả chi tiết
+ Kết bài: Tóm tắt về đối tượng miêu tả và phát biểu cảm nghĩ.
1. Trả lời câu hỏi 1 trang 28 sgk Ngữ văn 7 tập 1
Bố cục của văn bản
a) Em muốn viết một lá đơn xin gia nhập Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Hãy cho biết những nội dung trong đơn ấy có cần sắp xếp theo trật tự không? Có thể tùy thích ghi nội dung nào trước cũng được hay không? (Ví dụ, có nên viết lí do khiến em muốn xin vào Đội trước, rồi mới khai rõ họ tên em là gì, sống và học ở đâu không? Hoặc có nên đưa ra lời hứa sẽ tiếp tục phấn đấu sau khi được kết nạp vào Đội trước, rồi mới nêu lí do xin vào Đội hay không? Vì sao?)
b) Sự sắp đặt nội dung các phần trong văn bản theo một trình tự hợp lí được gọi là bố cục. Em hãy cho biết Vì sao khi xây dựng văn bản, cần phải quan tâm tới bố cục.
Trả lời:
a) Trong đơn xin gia nhập đội Thiếu niên Tiền phong, các mục cần phải được trình bày theo đúng trật tự để văn bản được mạch lạc, lôgic. Những nội dung ấy cần được sắp xếp theo một trật tự trước sau rành mạch và hợp lí, không thể tự tiện muốn ghi nội dung nào trước cũng được.
Nội dung trong đơn cần phải viết theo một trật tự nhất định.
– Quốc hiệu
– Tên đơn
– Phần kính gửi
– Họ và tên
– Ngày, tháng, năm sinh
– Học ở lớp nào, trường nào, địa chỉ
– Lí do xin gia nhập Đội
– Lời hứa khi trở thành đội viên
– Lời cảm ơn
– Nơi, ngày, tháng năm viết đơn.
b) Sự sắp đặt nội dung các phần trong vàn bản theo một trình tự hợp lí được gọi là bố cục. Khi xây dựng văn bản, cần phải quan tâm đến bố cục, vì nó giúp các ý được trình bày thành các phần mục rõ ràng giúp người đọc dễ tiếp nhận văn bản.
2. Trả lời câu hỏi 2 trang 29 sgk Ngữ văn 7 tập 1
Những yêu cầu về bố cục trong văn bản
Đọc hai câu chuyện sau và trả lời câu hỏi:
(1) Có một con ếch quen thói coi trời bằng vung, nên cứ nghênh ngang đi lại khắp nơi, nhâng nháo nhìn trời và kêu ồm ộp. Trước kia, ếch sống ở trong giếng. Tại vì năm ấy trời mưa, nước trong giếng dâng lên tràn bờ, đưa ếch ta ra ngoài. Trước đó, ếch ta đã từ đáy giếng nhìn lên và nó thấy trời bé tị chỉ bằng cái vung thôi. Còn nó thì lại oai ghê lắm, Vì nó mà đã cất tiếng kêu thì tất cả bọn cua, ốc, nhái ở giếng đều phải hoảng sợ. Cuối cùng, nó bị một con trâu giẫm bẹp. Từ đấy, trâu trở thành bạn của nhà nông. (2) Ngày xưa, có một anh tính rất hay khoe. Một hôm, anh ta may được cái áo mới, liền đem ra mặc, rồi đứng hóng ở cửa, đợi có ai qua người ta khen. Đứng mãi từ sáng đến chiều chả thấy ai hỏi cả, anh ta tức lắm. Nhưng rồi anh ta cũng khoe được áo với một người rằng: “Từ lúc tôi mặc chiếc áo mới này, tôi chả thấy con lợn nào chạy qua cả Đấy là cho người kia tính cũng hay khoe, bỗng không biết từ đâu tất tưởi chạy đến hỏi anh ta: “Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không?” Câu hỏi:
a) Hai câu chuyện trên đã rõ bố cục chưa?
b) Cách kể chuyện trên bất hợp lí ở chỗ nào?
c) Theo em, nên sắp xếp bố cục hai câu chuyện trên thế nào?
Trả lời:
a) Hai câu chuyện trên chưa có bố cục. Các ý sắp xếp lộn xộn làm người đọc khó hình dung và theo dõi.
b) Cách kể chuyện trên bất hợp lí:
– Truyện (1): đang nói về tính cách, thói quen của ếch lại chuyển sang kể chuyện trước kia con ếch ra sao rồi sau đó lại nói về sự ra oai của nó…
– Truyện (2): Trả lời trước là không thấy con lợn cưới rồi, thế mà đằng sau mới đưa ra câu hỏi: “Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không?”.
c) Theo em, nên sắp xếp bố cục truyện như sau:
– Truyện (1):
+ Con ếch sống trong một cái giếng
+ Thấy bầu trời chỉ bé bằng cái vung
+ Nghĩ mình là chúa tể
+ Khi ếch ra khỏi giếng thì đi lại huênh hoang, hiên ngang, kêu ồm ộp.
+ Bị con trâu giẫm bẹp .
– Truyện (2):
+ Nói về tính hay khoe của hai anh
+ Một anh mặc áo mới đứng từ sáng không có người hỏi
+ Có một anh đi qua: “Anh có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không?”
+ Anh kia mới khoe áo và trả lời là: “Từ lúc tôi mặc chiếc áo mới này, tôi chả thấy con lợn nào chạy qua cả”.
3. Trả lời câu hỏi 3 trang 29 sgk Ngữ văn 7 tập 1
Các phần của bố cục
a) Hãy nêu nhiệm vụ của ba phần, Mở bài, Thân bài, Kết bài trong văn bản tự sự và miêu tả.
b) Có cần phân biệt rõ ràng nhiệm vụ từng phần không? Vì sao?
c) Có bạn nói rằng phẩn Mở bài chỉ là sự tóm tắt, rút gọn của phần Thân bài, còn phần Kết bài chẳng qua chỉ là sự lặp lại một lần nữa của Mở bài. Nói như vậy có đúng không? Vì sao?
d) Một bạn khác lại cho rằng nội dung chính của sự việc miêu tả, tự sự (của đơn từ nữa) được dồn cả vào phần Thân bài nên Mở bài và Kết bài là những phần không cần thiết lắm. Em có đồng ý với ý kiến đó không?
Trả lời:
a) Nhiệm vụ của các phần trong văn bản tự sự và miêu tả:
b) Nhiệm vụ của từng phần cần được phân biệt rõ ràng. Vì mỗi phần có một nội dung riêng biệt.
c) Nói như vậy là không đúng vì mở bài chỉ giới thiệu đối tượng, còn kết bài là cảm nghĩ về đối tượng
d) Em không đồng ý bởi phần mở bài và kết bài là những phần hết sức quan trọng để người đọc, người nhận có thể nắm rõ được sơ qua vấn đề của người viết.
II – Luyện tập
1. Trả lời câu hỏi 1 trang 30 sgk Ngữ văn 7 tập 1
Tìm những ví dụ thực tế để chứng tỏ rằng: Nếu chúng ta biết chú ý đến việc sắp xếp các ý cho rành mạch thì bài viết (lời nói) của chúng ta sẽ có hiệu quả thuyết phục cao. Ngược lại, nếu không biết sắp xếp các ý cho hợp lí thì bài viết (lời nói) của chúng ta sẽ không hiểu được, không tiếp nhận được.
Trả lời:
Ví dụ thực tế: Cuộc thi hùng biện, các cuộc tranh luận trên lớp, một bài diễn thuyết trước trường…
Ví dụ chứng minh về sự cần thiết của việc sắp đặt ý tứ rành mạch. Hai cách kể về chuyện Hai con dê (Tập đọc 1) sau:
a) Con nào cũng muốn tranh sang trước, không con nào chịu nhường con nào. Chúng húc nhau, cả hai đều rơi tõm xuống suối. Dê đen và dê trắng cùng qua một chiếc cầu hẹp. Dê đen đi đàng này lại. Dê trắng đi đàng kia sang.
b) Dê đen và dê trắng cùng qua một chiếc cầu hẹp. Dê đen đi đàng này lại. Dê trắng đi đàng kia sang. Con nào cũng muốn tranh sang trước, không con nào chịu nhường con nào. Chúng húc nhau, cả hai đều rơi tõm xuống suối.
Trong hai cách kể trên:
+ Cách a) kết quả sự việc trước nguyên nhân sự việc, làm cho người đọc khó hiểu và không có hứng thú.
+ Cách b) Nguyên nhân sự việc trước kết quả sự việc, dễ hiểu vì câu chuyện có đầu có đuôi, làm người đọc tò mò theo dõi câu chuyện.
2. Trả lời câu hỏi 2 trang 30 sgk Ngữ văn 7 tập 1
Hãy ghi lại bố cục của truyện Cuộc chia tay của những con búp bê. Bố cục ấy, theo em, đã rành mạch và hợp lí chưa? Có thể kể lại câu chuyện ấy theo một bố cục khác được không?
Trả lời:
Bố cục của câu chuyện Cuộc chia tay của những con búp bê có thể gồm các phần nội dung sau:
– Mẹ bắt hai anh em Thành và Thủy phải chia đồ chơi.
– Hai anh em Thành, Thủy rất thương nhau.
– Chuyện về hai con búp bê.
– Thành đưa em đến lớp chào cô giáo và các bạn.
– Hai anh em phải chia tay.
– Thủy để lại cả hai con búp bê lại cho Thành.
Các phần của truyện được xếp đặt theo thứ tự thời gian và được phân biệt rạch ròi, cho nên bố cục đó là rành mạch và hợp lí. Tuy nhiên, câu chuyện ấy vẫn có thể dược kể theo một bố cục khác cũng được, miễn là vẫn đảm bảo yêu cầu rành mạch, hợp lí.
3. Trả lời câu hỏi 3 trang 30 sgk Ngữ văn 7 tập 1
Có một bạn được phân công báo cáo kinh nghiệm học tập tại Hội nghị học tốt của trường. Bạn ấy dự định viết bản báo cáo theo một bố cục ba phần như sau:
(I) Mở bài: Chào mừng các đại biểu, các thầy cô và các bạn tham đi Hội nghị.
(II) Thân bài:
(1) Nêu rõ bản thân đã học thế nào trên lớp.
(2) Nêu rõ bản thân đã học thế nào ở nhà.
(3) Nêu rõ bản thân đã học thế nào trong cuộc sông.
(4) Nêu thành tích trong hoạt động Đội và thành tích văn nghệ của bản thân.
(III) Kết bài: Chúc Hội nghị thành công.
Bố cục trên đó đã rành mạch và hợp lí chưa? Vì sao? Theo em có thế bổ sung thêm điều gì?
Trả lời:
– Bố cục bài báo cáo của bạn học sinh đó chưa thật rành mạch và hợp lí. Vì các phần (1), (2), (3) ở thân bài chỉ mới kể lại việc học tốt chưa nói kinh nghiệm tốt.
– Có thể bổ sung sửa chữa như sau:
+ Sau mục 1, 2, 3 cần nói tới mục về kinh nghiệm tốt
+ Mục 4 nên thay bằng nói về thành tích của kinh nghiệm tốt
“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com”
Bạn đang đọc nội dung bài viết Hướng Dẫn Vẽ Tranh Bố Cục Nhiều Người trên website Techcombanktower.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!