Đề Xuất 3/2023 # Hướng Dẫn Vẽ Biểu Đồ Tròn Và Biểu Đồ Thanh Cột Trên Google Sheets # Top 10 Like | Techcombanktower.com

Đề Xuất 3/2023 # Hướng Dẫn Vẽ Biểu Đồ Tròn Và Biểu Đồ Thanh Cột Trên Google Sheets # Top 10 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Hướng Dẫn Vẽ Biểu Đồ Tròn Và Biểu Đồ Thanh Cột Trên Google Sheets mới nhất trên website Techcombanktower.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

1. Biểu đồ Tròn

1.1 Sử dụng khi nào

Khi cần thể hiện:

Phần trăm cơ cấu

Tỷ trọng

Tỉ lệ phần trăm

Phần trăm quy mô

Phần trăm quy mô và cơ cấu

Thay đổi cơ cấu (%)

Chuyển dịch cơ cấu (%)

Thông thường thể hiện sự thay đổi cơ cấu gắn liền với bảng số liệu dạng tổng. Và các thành phần không quá phức tác, tỷ trọng không quá nhỏ.

Được sử dụng với số mốc (số lượng mốc thời gian/địa điểm) nhỏ hơn hoặc bằng 3. Lớn hơn 3 sẽ sử dụng biểu đồ miền.

Tuy nhiên cũng giống biểu đồ Miền, biểu đồ này thường rất khó tiếp cận. Ví dụ như hình 1 thể hiện thị phần của 4 nhà cung cấp: A, B, C, D. Bạn có thể thấy ai là người giữ thị phần lớn nhất trên biểu đồ này không.

Phần lớn mọi người sẽ trả lời là nhà cung cấp B, thể hiện bởi màu xanh trung tính. Khả năng cao là bạn sẽ trả lời 35% – 40% cho thị phần mà người đó nắm giữ.

Bạn đã thấy được điều gì đó không ổn qua 2 câu hỏi trên chưa. Đúng vậy, nếu chúng ta thêm các con số tương ứng với các đối tượng vào biểu đồ trên, ta được biểu đồ 2 như sau:

Vốn cho rằng nhà cung cấp B chiếm thị phần lớn lại chỉ chiếm 31%. Trong khi đó nhà cung cấp A lại chiếm đến 34% dù chúng ta thấy phần trên biểu đồ bé hơn.

Kể cả nếu bỏ đi hiệu ứng 3D và thể hiện chúng ở không gian 2 chiều, việc phân tích vẫn rất khó khăn. Thị giác chúng ta vốn không quen nhận thức giá trị số lượng trong không gian 2 chiều, nói đơn giản hơn là biểu đồ tròn rất khó thể hiện thông tin. Khi các phần trong biểu đồ tròn không quá khác biệt, chúng ta gần như không thể phân biệt được phần nào lớn hơn. Dù cho có sự khác biệt của từng phần thì cũng rất khó biết chính xác là bao nhiêu.

Để giải quyết vấn đề này, bạn nhất thiết nên dùng nhãn dán như biểu đồ trên, tuy nhiên trông nó cũng thật rối mắt phải không nào.

Thay vào việc đắn đo cho những rắc rối trên, chúng ta chỉ cần thay biểu đồ tròn đó bằng biểu đồ thanh ngang như hình 3, theo thứ tự tăng/giảm tùy chọn. Chú ý, thị giác của chúng ta sẽ tập trung vào các điểm kết thúc trên biểu đồ thanh. Nó giúp việc nhận biết yếu tố nào lớn nhất hay nhỏ nhất dễ dàng hơn, đồng thời còn biết được sự khác nhau trong giá trị của từng yếu tố.

Một số bạn cho rằng sẽ mất một số thông tin trong quá trình chuyển từ biểu đồ tròn thành biểu đồ thanh. Đây là một lầm tường mà người ta thường nhìn nhận rằng biểu đồ tròn cho góc nhìn tổng thể cùng các thành phần của nó. Tuy nhiên nếu việc này gây hiểu lầm trong phân tích vậy có đáng hay không.

Trong hình 3, chúng ta đã giải quyết vấn đề này bằng cách thể hiện tổng giá trị thị phần của các nhà cung cấp bằng 100%. Tuy không triệt để nhưng lại là một cách thay thế cần cân nhắc.

Hãy nhớ, cân nhắc đến các loại biểu đồ đơn giản, dễ sử dụng, dễ phân tích trước khi suy nghĩ biểu đồ tròn bởi các lý do kể trên.

1.3. Biểu đồ Doughnut

Tương tự như vậy, người anh em của nó – biểu đồ Doughnut.

Thay bằng việc so sánh diện tích các mục nhỏ của từng hạng mục trong biểu đồ tròn, thì biểu đồ bánh doughnut này chúng ta phải so sánh một cung của hạng mục này với cung của hạng mục khác. Hẳn phải có một sự tự tin cực kỳ mạnh mẽ về thị giác bản thân mới có thể rút ra kết luận về giá trị của các cung đó.

Đó cũng là lý do chúng ta không nên sử dụng biểu đồ Doughnut.

1.4. Hướng dẫn vẽ biểu đồ tròn trong Google Sheets

Bước 1: Chuẩn bị bảng số liệu cần vẽ biểu đồ Tròn, bôi đen khu vực bảng cần vẽ.

Bước 2: Chọn Chèn, Chọn Biểu đồ

Bước 3: Trong hộp thoại Trình chỉnh sửa biểu đồ, chọn tab Thiết lập, Chọn Loại Biểu Đồ. Ở đây bạn chọn Biểu đồ tròn.

Bạn có thể thay đổi các tùy chọn trình bày cho biểu đồ tròn bằng tab Tùy chỉnh ngay bên cạnh tab Thiết Lập để được biểu đồ theo mong muốn.

Bước 4: Hoàn thiện biểu đồ, thêm nhãn, thêm ghi chú nếu cần thiết hoặc loại bỏ các yếu tố phức tạp gây rối mắt người xem.

2. Hướng dẫn sử dụng Biểu đồ Thanh/Cột

2.1. Chức năng

Do biểu đồ này xuất hiện quá thường xuyên nên nhiều người khuyên đừng dùng chúng. Đây là một lỗi vô cùng lớn. Ngược lại bạn nên dùng chúng nhiều hơn, vì đồng nghĩa đây là dạng biểu đồ người xem nắm bắt được thông tin nhanh hơn. Thay vì phải dành thời gian để nắm được quy luật của các dạng biểu đồ khác, họ có thể biết ngay được biểu đồ này muốn nói gì.

Đây là một dạng biểu đồ rất thuận mắt, thấy ngay được điểm kết thúc của từng thanh và đâu là đối tượng có giá trị cao nhất, thấp nhất hay sự chênh lệch của từng đối tượng.

Lưu ý rằng chúng ta cần đặt điểm bắt đầu là con số không, vì nếu không thì việc so sánh các điểm kết thúc của biểu đồ sẽ không có ý nghĩa.

Trong ví dụ này, hãy giả sử chúng ta quay lại mùa thu năm 2012. Chúng ta đang không rõ ảnh hưởng của việc cắt giảm thuế của tổng thống Bush. Ở thanh bên trái, chúng ta có thể thấy tỷ lệ thuế cao nhất hiện nay là 35% và ở thanh bên phải tỷ lệ thuế trong tháng 1 sẽ là 39.6%.

Hãy để ý ở bên dưới trong trục hoành của biểu đồ, đường cơ sở không bắt đầu từ không mà là 34. Điều này nghĩa là sự tăng trong tỷ lệ thuế sẽ là 460%. Do 35-34=1 và 39.6-34=5.6 và khi lấy (5.6-1)/1 = 460%, một tỷ lệ tăng đáng sợ. Còn nếu chúng ta đặt đường cơ sở là 0 thì tỷ lệ tăng trưởng của thuế chỉ là 13% với phép tính (39.6-35)/35. Và hãy xem sự so sánh của 2 biểu đồ như hình 2.

Như bạn thấy trên hình 2.13 một sự tăng trưởng tưởng chừng như vô cùng lớn ở biểu đồ bên trái được giảm đáng kể khi mà thiết kế đúng tỉ lệ ở biểu đồ bên phải. Và như vậy, sự tăng trong tỷ lệ thuế không thật sự nghiêm trọng đến vậy, ít nhất cũng không đáng sợ như được dự đoán. Bởi vì thị giác của chúng ta so sánh các điểm kết thúc của 2 thanh, chúng ta thật sự cần phải nghĩ đến ngữ cảnh của toàn biểu đồ để có thể đưa ra lập luận chính xác.

Bạn cũng có thể nhận ra một vài sai sót trong khâu thiết kế của biểu đồ. Các chú thích về trục tung (trục Y) cần được đặt ở bên trái thay vì ở bên phải trong biểu đồ của hình 1. Việc để các chú thích ở bên trái có thể giúp chúng ta hiểu được bản thân của các chú thích đó trước khi bắt đầu tìm hiểu các dữ liệu. Các nhãn dữ liệu (data labels) được đặt ở bên ngoài các thanh trong biểu đồ gốc được đưa vào bên trong từng thanh tương ứng để làm giảm độ chi tiết của biểu đồ. Và biểu đồ này nên được loại bỏ trục tung và đưa các tỷ lệ thuế vào trong các thanh để loại bỏ các thông tin không cần thiết. Tuy nhiên tôi vẫn sẽ giữ trục hoành để người xem có thể hiểu được đường cơ sở là 0.

Khi thiết kế biểu đồ nên cân nhắc giữ lại các nhãn của các trục hay bỏ đi, thay vào đó đặt nhãn trực tiếp lên dữ liệu biểu đồ. Để ra quyết định hãy cân nhắc các chi tiết cần có. Nếu bạn muốn người xem của bạn chú ý vào xu hướng chung của biểu đồ, bạn nên giữ các trục tuy nhiên hãy sử dụng các màu nhạt hơn để tránh sự chú ý vào chúng. Và nếu bạn muốn trọng tâm là các con số hay dữ liệu, bạn nên sử dụng nhãn dán trực tiếp lên nó. Luôn đặt bản thân bạn vào trong góc nhìn của người xem để có thể hình dung cảm nhận của họ và thiết kế cho hợp lý.

Quy tắc mà chúng ta học được ở đây là các biểu đồ thanh luôn phải có đường cơ sở là 0.

Hãy lưu ý rằng điều này không đúng với các biểu đồ đường do trọng tâm của các biểu đồ đường là khoảng cách giữa các điểm, vì vậy đường cơ sở của bạn không nhất thiết phải bằng 0.

Tuy nhiên bạn cần phải thận trọng với việc sử dụng đường cơ sở khác 0, hãy thể hiện rõ cho người xem là bạn sử dụng đường cơ sở như thế nào và luôn đặt biểu đồ vào trong ngữ cảnh để tỉ lệ của các yếu tố trên biểu đồ phù hợp.

Có thể chỉnh sửa tỷ lệ biểu trên biểu đồ thanh để thể hiện rõ quan điểm bản thân hơn. Việc đánh lừa thị giác của người xem bằng cách thể hiện dữ liệu không chính xác là một việc cực kỳ nguy hiểm, chưa kể nói đến đạo đức nghề nghiệp. Chỉ cần người xem tinh ý nhận ra điểm khác biệt này (ví dụ như trên trường hợp đường cơ sở trong biểu đồ của Fox News là số 34) thì toàn bộ quan điểm của bạn cũng như sự tín nhiệm mà bạn đang có sẽ biến mất.

Ngoài việc cân nhắc về độ dài của các thanh trong biểu đồ, hãy chú ý vào chiều rộng của chúng nữa. Không có quy tắc cụ thể nào cho chúng nhưng thông thường chiều rộng các thanh sẽ rộng hơn khoảng trắng giữa chúng. Nếu khoảng cách quá và chiều rộng của thanh không hợp lý sẽ làm người xem hiểu nhầm và chú tâm vào đó.

Biểu đồ thanh thường gặp nhất là biểu bồ thanh hàng dọc (còn gọi là biểu đồ cột). Giống như biểu đồ đường, biểu đồ cột có thể trình bày một, hai, thậm chí nhiều đối tượng. Chú ý rằng bạn càng thể hiện nhiều đối tượng trong biểu đồ thì sẽ càng khó để tập trung vào một đối tượng, việc rút ra kết luận cũng khó theo.

Người xem cũng sẽ tự phân loại các hạng mục dựa vào khoảng cách giữa các cột, nên bạn hãy chú ý sắp xếp khoảng cách giữa chúng. Luôn đặt bản thân vào vị trí người xem để biết được họ nhìn nhận, so sánh các hạng mục như nào, từ đó sắp xếp các dữ liệu theo độ quan trọng. Nhờ đó mà việc rút ra kết luận cũng sẽ dễ dàng hơn.

Cách Tạo Đồ Thị, Biểu Đồ Trong Google Sheets

Ngoài công cụ văn phòng Microsoft Office, hiện nay người dùng cũng có xu hướng sử dụng 1 số công cụ văn phòng trực tuyến, đáp ứng nhanh nhu cầu sử dụng và có thể truy cập ở bất cứ đâu. Trong số đó phải kể đến bộ công cụ văn phòng trực tuyến của Google. Các công cụ này mang tới những tính năng soạn thảo nội dung cơ bản nhất, từ việc nhập nội dung văn bản, trình diễn bảng biểu, slide thuyết trình, hay tạo biểu đồ trên Google Sheets.

Bước 1:

Trước hết, bạn cần bôi đen toàn bộ nội dung bảng dữ liệu muốn thể hiện bằng biểu đồ. Sau đó, nhấp vào tab Insert trên thanh công cụ, sau đó chọn Chart.

Bước 2:

Sau đó, chúng ta sẽ nhìn thấy biểu đồ hiển thị trước mà Google Sheets biểu diễn cho bạn.

Đồng thời ở cạnh phải giao diện màn hình sẽ xuất hiện khung thiết lập với các tùy chọn để thay đổi cho đồ thị. Trước hết trong mục Data, phần Chart type có thể thay đổi kiểu biểu diễn đồ thị.

Bước 3:

Chuyển sang mục Customize. Cột này sẽ thay đổi kiểu chữ trong bảng, màu chữ, tiêu đề của biều đồ,…

Bước 4:

Để thay đổi màu cho biểu đồ, bạn có thể lựa chọn màu nền cho biểu đồ tại phần Background color.

Hoặc người dùng có thể thay đổi font chữ cho toàn bộ nội dung tiêu đề trong biểu đồ tại mục Font.

Bước 5:

Tiếp đến, người dùng có thể lựa chọn thay đổi định dạng cho các tiêu đề trong đồ thị. Google Sheets cung cấp các thiết lập định dạng cho tiêu đề để bạn chọn lựa và thay đổi.

Chúng ta có thể thay đổi font chữ, cỡ chữ, định dạng hay màu sắc cho từng nội dung tiêu đề trong biểu đồ tại mục Customize. Bạn kéo xuống phần Chart & axis titles để thực hiện.

Bạn có thể thay đổi nội dung cho từng tiêu đề, định dạng font chữ, có thể thay đổi cỡ chữ, màu sắc cho từng tiêu đề xuất hiện trong biểu đồ trên Google Sheets nếu muốn.

Các thay đổi sẽ được áp dụng ngay lập tức khi chúng ta tiến hành thay đổi bất cứ chi tiết nào. Biểu đồ sẽ tự động được lưu vào nội dung và tạo thành file, như khi bạn tạo bảng dữ liệu trên Google Sheets.

Như vậy, với các bước trên bạn có thể tạo biểu đồ, đồ thị trong nội dung trên Google Sheets. Việc biểu diễn đồ thị là thao tác cơ bản không chỉ trên Google Sheets, mà có trên Excel hay trên Word. Biểu đồ sẽ giúp nội dung tài liệu thêm sinh động hơn, tóm tắt lại bảng thống kê nào đó. Người dùng có thể sử dụng các thiết lập để tạo được 1 biểu đồ hoàn chỉnh trên Google Sheets.

Hướng Dẫn Vẽ Biểu Đồ Cột (Địa Lý)

a. Dấu hiệu nhận biết biểu đồ Cột (địa lý)

b. Cách vẽ biểu đồ Cột (địa lý)

c. Cách nhận xét biểu đồ Cột (địa lý)

d. Những lỗi thường gặp khi vẽ biểu đồ Cột (địa lý)

e. Ví dụ minh họa cụ thể biểu đồ Cột (địa lý)

 Ví dụ khác

Bài 1. Cho bảng số liệu sau:

SỐ LƯỢNG THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TỈNH

VÀ THỊ XÃ Ở CÁC VÙNG CỦA VIỆT NAM, NĂM 2014

                                                                        (Đơn vị: đô thị)

Đô thị

Vùng

Thành phố

thuộc tỉnh

Thị xã

ở các vùng

Trung du miền núi Bắc Bộ

13

5

Đồng bằng Sông Hồng

12

6

Bắc Trung Bộ

6

10

Duyên hải Nam Trung Bộ

9

4

Tây Nguyên

5

4

Đông Nam Bộ

5

8

Đồng bằng Sông Cửu Long

14

10

            Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện số lượng thành phố trực thuộc tỉnh và thị xã ở các vùng của Việt Nam, năm 2014.

Cách vẽ:

Bài 2. Cho bảng số liệu sau:

TỔNG MỨC LƯU CHUYỂN HÀNG HOÁ XUẤT, NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM, GIAI ĐOẠN 1995 – 2014

                                                                                                            (Đơn vị: triệu USD)

Năm

Tổng mức

1995

2005

2010

2014

Xuất khẩu

5 448,9

32 447,1

72 236,7

150 217,1

Nhập khẩu

8 155,4

36 761,1

84 838,6

147 849,1

            Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tổng mức lưu chuyển hàng hoá xuất, nhập khẩu và cán ân xuất, nhập khẩu của Việt Nam, giai đoạn 1995 – 2014.

Cách vẽ:

Bài 3. Cho bảng số liệu sau:

DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG LÚA CẢ NĂM CỦA ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG GIAI ĐOẠN 1995-2014

Lúa

Vùng

Diện tích

(nghìn ha)

Sản lượng

(nghìn tấn)

1995

2005

2014

1995

2005

2014

Đồng bằng sông Hồng

1238,1

1186,1

1122,8

5207,1

6398,4

6756,8

Đồng bằng sông Cửu Long

3190,6

3826,3

4246,6

12831,7

19298,5

25244,2

Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện diện tích và sản lượng lúa cả năm của vùng Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long, giai đoạn 1995-2014.

Cách vẽ:

Cách Dùng Biểu Đồ Thanh/Cột Chồng

Biểu đồ cột chồng (Stacked vertical bar chart)

Với dạng biểu đồ này, chúng ta cần phải chú tâm hơn vào cách sử dụng. Ngoài việc so sánh tổng giá trị của các hạng mục, người xem cũng có thể xem từng hạng mục con của chúng. Việc phân loại dữ liệu ra nhiều dạng như vậy có thể làm người xem bị ngộp, đặc biệt là khi sử dụng màu mặc định của các ứng dụng vẽ đồ thị. Việc so sánh các hạng mục phía trên hạng mục dưới cùng trở nên vô cùng khó do không có đường cơ sở nào để làm mức chuẩn để so sánh. Việc này dễ làm rối biểu đồ của bạn như ví dụ trong hình 1

Hình 1 So sánh 2 dạng mục trong biểu đồ cột chồng

Như bạn có thể thấy, so sánh các hạng mục trong biểu đồ bên trái dễ hơn nhiều đối với biểu đồ bên phải. Với dạng biểu đồ cột chồng, bạn có thể trình bày các giá trị trên trục tung như 2 biểu đồ của hình 1. Hoặc bạn cũng có thể thể hiện giá trị qua phần trăm của các hạng mục con đối với các hạng mục mẹ với tổng là 100%. Lựa chọn tùy theo ngữ cảnh. Khi bạn sử dụng cách 100%, hãy cân nhắc thêm các giá trị thực của các hạng mục trên trục tung hay không. Bạn cũng có thể thể hiện trực tiếp trên các cột hoặc trong chú thích. Việc cân nhắc này đơn giản hóa quá trình phân tích biểu đồ cho người xem của bạn.

Biểu đồ thanh ngang chồng (Stacked horizontal bar chart)

Cách thể hiện theo phần trăm vô cùng hữu dụng trong việc thể hiện cả 2 mặt tích cực lẫn tiêu cực của toàn bộ ngữ cảnh, bởi vì bạn đã có một đường cơ sở nhất quán từ đầu đến cuối (từ bên trái sang phải). Điều này giúp việc so sánh dữ kiện của cả 2 phía biểu đồ trở nên đơn giản hơn rất nhiều.

Hình 2 Cách thể hiện dữ liệu qua phần trăm

Hướng dẫn vẽ Biểu đồ thanh/cột chồng trên Excel

Bước 1: Chuẩn bị bảng dữ liệu. Chọn vùng dữ liệu cần tạo Biểu đồ Thanh/Cột chồng.

Bước 2: Chọn Insert. Chọn Other Charts.

Bước 3: Chọn All Chart Types

Bước 4: Chọn định dạng biểu đồ thanh chồng hoặc cột chồng.

Bước 5: Sử dụng các Tùy chọn trong Chart Tool hoặc kích chuột phải vào từng khu dữ liệu ngay trong biểu đồ vừa tạo được để chỉnh sửa hình thức của biểu đồ.

Bước 6: Căn chỉnh/chỉnh sửa/loại bỏ các yếu tố phức tạp không cần thiết để hoàn thiện biểu đồ.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Hướng Dẫn Vẽ Biểu Đồ Tròn Và Biểu Đồ Thanh Cột Trên Google Sheets trên website Techcombanktower.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!