Đề Xuất 6/2023 # Hướng Dẫn Cách Vẽ Biểu Đồ Hình Tròn % Thực Hiện Kế Hoạch Trên Excel # Top 7 Like | Techcombanktower.com

Đề Xuất 6/2023 # Hướng Dẫn Cách Vẽ Biểu Đồ Hình Tròn % Thực Hiện Kế Hoạch Trên Excel # Top 7 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Hướng Dẫn Cách Vẽ Biểu Đồ Hình Tròn % Thực Hiện Kế Hoạch Trên Excel mới nhất trên website Techcombanktower.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Trong công việc quản lý KPI, theo dõi tiến độ công việc, chúng ta thường hay phải sử dụng biểu đồ để theo dõi, đánh giá. Việc này giúp theo dõi một cách dễ dàng và trực quan hơn. Nhưng cách vẽ biểu đồ cho việc này như thế nào? Để có thể đi đến đích cuối cùng là hoàn thành được biểu đồ, chúng ta cần thực hiện theo 2 bước:

Bước 1 : Lập bảng báo cáo % tiến độ thực hiện công việc bằng PivotTable

Bước 2: Vẽ biểu đồ thể hiện % tiến độ thực hiện

Trong bài viết trước chúng ta đã tìm hiểu xong bước 1. Nếu bạn chưa biết cách làm có thể xem lại bài viết này tại địa chỉ:

Mục tiêu của chúng ta là ra được 1 bảng báo cáo như sau:

A1:B7: Bảng kết quả tạo bởi PivotTable

C3:F7: Bảng kết quả tạo bởi công thức, hàm trong Excel

Kết quả biểu đồ sau khi hoàn thành sẽ có dạng sau:

Từ bảng báo cáo này chúng ta sẽ tiến hành vẽ biêu đồ như sau:

Tạo biểu đồ hình tròn từ bảng báo cáo

Chọn loại biểu đồ

Tại 1 vị trí bất kỳ bên ngoài bảng báo cáo, bấm chọn thẻ Insert/ Chart/ Pie (biểu đồ hình tròn)/

Do biểu đồ này có thể có khoảng trống bên trong để thể hiện con số % thực hiện, chúng ta sẽ chọn loại biểu đồ hình tròn là loại Doughnut

Tiếp theo chúng ta sẽ nạp dữ liệu vào biểu đồ bằng cách bấm vào mục Select Data trong thẻ Chart Tools/ Design

Bước 1: Bấm vào mục Add để thêm mới 1 đối tượng

Tiếp tục bấm Add để thêm đối tượng, trong nội dung này chúng ta lưu ý vẽ mỗi biểu đồ là 1 khu vực, do đó chọn:

Series name: là tên của khu vực tương ứng từng biểu đồ

Series Values: là kết quả % thực hiện và % chưa thực hiện của khu vực đó

Định dạng biểu đồ

Bước 1: Tô màu các thành phần trong biểu đồ

Bấm chọn phần bên trong của hình tròn (phần chia 20 phần) và bấm chuột phải chọn Format Data Series (lưu ý khi chọn đúng mục này thì sẽ xuất hiện các vòng tròn nhỏ bao quanh từng mảng màu trong biểu đồ)

Ví dụ chúng ta chọn màu xanh Blue, Accent 1

Phần đã thực hiện: chọn No Fill

Phần chưa thực hiện: chọn màu trắng, Transparency chọn khoảng 20%

Bước 2: Lồng ghép 2 đường tròn vào nhau

Bấm chuột phải vào 1 vòng tròn bất kỳ, chọn Change Series Chart Type

Trong cửa sổ Change Series Chart Type chọn 1 đối tượng bất kỳ và đánh dấu tích chọn vào mục Secondary Axis. Ví dụ chúng ta chọn Hà Nội. Sau khi chọn thì chúng ta có kết quả như sau:

Hay nói cách khác là thay đổi kích thước phần vòng tròn trắng trong tâm của biểu đồ

Trong mục này tìm tới phần Doughnut Hole Size và tăng/ giảm kích cỡ của phần này theo ý muốn.

Ví dụ chúng ta chọn 60%

Áp dụng cho cả 2 đường tròn, chúng ta có kết quả như sau:

Thiết lập kích thước biểu đồ khoảng 3″ cho cả chiều cao và chiều rộng

Như vậy là chúng ta đã hoàn thành biểu đồ rồi.

Trang trí hoàn thiện biểu đồ

Để tạo được con số biểu diễn % thực hiện bên trong biểu đồ, chúng ta sẽ chèn thêm 1 Textbox rồi vẽ vào trong lòng biểu đồ.

Tiếp đó định dạng font chữ trong Textbox này:

Font: Impact

Cỡ chữ: 24

Màu chữ: Blue, Accent 1 (cùng màu với biểu đồ)

Căn lề: Giữa

Format Textbox: No Fill, No Line

Kết quả như sau:

Vẽ thêm biểu đồ cho các khu vực khác

Làm tương tự bước 1 và 2 cho các biểu đồ của khu vực khác: Hải Phòng, Tp HCM (2 biểu đồ)

Chú ý:

Mỗi biểu đồ biểu diễn 1 màu khác nhau

Ví dụ tông màu lần lượt là

Hà Nội: Blue, Accent 1

Hải Phòng: Red

Tp HCM: Green, Accent 6

Kích thước các biểu đồ bằng nhau

Font chữ định dạng cho các nội dung: Số bên trong biểu đồ, tên khu vực được thiết lập giống nhau để tăng hiệu quả thẩm mỹ.

Sau khi hoàn thành thì chúng ta có thể gộp nhóm 3 biểu đồ này để tiện cho việc di chuyển tới vị trí thích hợp

Từ Pivot Table, chúng ta có thể tạo ra 1 Slicer để lọc theo danh sách nhân viên để lấy kết quả thực hiện của nhân viên đó. Cách làm như sau:

Bước 1: Bấm vào vị trí bảng Pivot Table, trong thẻ PivotTable Tools/ Analyze chọn Insert Slicer

Bước 2: Chọn đối tượng cho Slicer là Nhân viên

Ví dụ như chọn Slicer thể hiện theo 2 cột và có kích thước thu gọn lại như sau:

Như vậy chúng ta đã hoàn thành được cách vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện % thực hiện kế hoạch rồi. Hy vọng rằng qua bài viết này các bạn có thể ứng dụng tốt hơn Excel vào công việc, đặc biệt là báo cáo qua biểu đồ.

Bạn có gặp khó khăn trong việc sử dụng các hàm của Excel không? Muốn hiểu rõ về các hàm trong Excel, sử dụng tốt các công cụ của Excel, bạn có thể tham gia khóa học EX101 – Excel từ cơ bản tới chuyên gia dành cho người đi làm của hệ thống Học Excel Online. Trong khóa học này bạn sẽ được học các kiến thức về cách viết các hàm từ cơ bản tới nâng cao, cách sử dụng các công cụ trong Excel, sử dụng PivotTable, vẽ biểu đồ… rất nhiều kiến thức hữu ích và cần thiết trong công việc hàng này.

Hướng Dẫn Cách Vẽ Biểu Đồ Kế Hoạch Thực Tế Dạng Cột Lồng Nhau Trên Excel

Đặc điểm báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch

Để có thể vẽ được biểu đồ thì chúng ta cần có 1 bảng dữ liệu. Bảng dữ liệu này chính là bảng báo cáo về tình hình thực hiện kế hoạch. Trong dạng báo cáo này thường có cấu trúc như sau:

Chỉ tiêu, đối tượng, công việc: đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch cho đối tượng nào?

Số kế hoạch: số liệu này thường có sẵn từ khi lập kế hoạch, không cần phải tính toán lại.

Ví dụ: chúng ta có bảng dữ liệu và kế hoạch như sau:

(Các bạn có thể tải về file đính kèm tại địa chỉ: http://bit.ly/2QlLVLZ)

Yêu cầu của chúng ta là phải tính được tổng số lượng của mỗi sản phẩm vào bảng báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch. Từ đó căn cứ vào số kế hoạch, số thực hiện thì chúng ta mới vẽ được biểu đồ.

Cách tính như sau:

Yêu cầu tính toán là tính tổng, có bao gồm điều kiện là từng sản phẩm có trong cột Sản phẩm, kết quả cần tính là Số lượng.

Cách tính như sau:

Tại ô G3 (tính cho sản phẩm 1) đặt hàm SUMIF, trong đó:

Range: là vùng chứa các điều kiện, chính là cột Sản phẩm trong bảng dữ liệu phát sinh, từ A3:A102

Criteria: là điều kiện, cụ thể là sản phẩm tương ứng tại dòng 3 trong báo cáo, là ô E3

Sum_range: là vùng tính tổng, chính là cột Số lượng, từ C3:C102

G3=SUMIF($A$3:$A$102,E3,$C$3:$C$102)

Chú ý: Các vùng Range và Sum_range cần phải cố định để không bị thay đổi khi áp dụng công thức cho các sản phẩm khác trong báo cáo.

Sau đó chúng ta filldown (phím tắt Ctrl+D) công thức từ G3 tới G12 cho các sản phẩm còn lại.

Kết quả thu được như sau:

Chèn biểu đồ và gán dữ liệu vào biểu đồ

Để vẽ biểu đồ, chúng ta vào thẻ Insert và chọn biểu đồ hình cột, dạng 2D-Column/ Clustered Column (có thể không cần phải chọn trước bảng dữ liệu, mà thực hiện ngay thao tác insert/chart)

Phần kế hoạch: gồm Series name là ô F2 (tên tiêu đề cột Kế hoạch), Series values là vùng dữ liệu của báo cáo cho cột kế hoạch từ F3:F12

Phần thực hiện: gồm Series name là ô G2 (tên tiêu đề cột Thực hiện), Series values là vùng dữ liệu của báo cáo cho cột thực hiện từ G3:G12

Mục Horizontal (category) Axis Labels bấm Edit, chọn tới vùng tên của các sản phẩm, từ E3:E12

Mục đích của chúng ta là biểu diễn 2 cột Kế hoạch (màu xanh) và Thực hiện (màu cam) phải lồng vào bên trong nhau. Vì vậy tới đây chúng ta cần phải làm tiếp thao tác thay đổi cách biểu diễn các trục của biểu đồ.

Bấm chọn vào 1 cột bất kỳ, bấm chuột phải và chọn Change Series Chart Type…

Tuy nhiên độ lớn của 2 trục tung lại không bằng nhau:

Trục bên trái từ 0 đến 350

Trục bên phải từ 0 đến 250

Do đó cần phải đưa độ lớn của 2 trục về bằng nhau để đảm bảo 2 biểu đồ thể hiện giống như trên cùng 1 trục tọa độ. Khi làm đến đây chúng ta sẽ tuân theo nguyên tắc: Điều chỉnh ở trục đang có số nhỏ hơn. Cách làm như sau:

Bấm chuột trái chọn trục nhỏ hơn (trục bên phải)

Tại trục này, bấm chuột phải chọn Format Axis

Thay đổi độ lớn của trục tọa độ này tương ứng với trục còn lại (minimum = 0 và maximum = 350)

Bấm chọn cột Kế hoạch (phần cột màu xanh) chọn Format Data Series

Trong cửa sổ Format Data Series, mục Series options/ Plot Series On/ Gap Width thiết lập ở mức khoảng 40% (Số càng nhỏ thì thân biểu đồ càng rộng ra)

Những sản phẩm có phần cột Thực hiện vượt ra ngoài phạm vi cột Kế hoạch tức là Vượt kế hoạch.

Những sản phẩm có phần cột Thực hiện nằm bên trong phạm vi cột Kế hoạch tức là Chưa đạt kế hoạch.

Bài tiếp theo:

8 Cách để tút lại biểu đồ tài chính đẹp trong Excel Vẽ biểu đồ thực tế vs kế hoạch dạng cột nằm ngang (bar) Hướng dẫn cách vẽ biểu đồ cột kết hợp đường biểu diễn trên Excel chi tiết nhất

Cách Vẽ Biểu Đồ Trong Excel: Biểu Đồ Cột, Hình Tròn

BIỂU ĐỒ CỘT

NHẬN DẠNG BIỂU ĐỒ

Với yêu cầu vẽ biểu đồ vừa bao gồm dữ liệu dạng số, vừa có dữ liệu dạng % thì bạn cần hình dung tới loại biểu đồ hỗn hợp. Trong môn địa lý chúng ta thường biết tới loại biểu đồ hỗn hợp giữa độ ẩm (%) với lượng mưa (mm – là dạng số). Dạng biểu đồ đó trong Excel nằm ở mục Combo Chart

Trong thẻ Insert, chọn tới nhóm Chart (biểu đồ) và chọn Combo Chart

Trong dạng này bạn thấy có gợi ý về dạng biểu đồ vừa cột, vừa có đường biểu diễn.

CÁCH VẼ BIỂU ĐỒ

Thực tế thì bạn hoàn toàn có thể vẽ biểu đồ này theo 2 cách:

Cách 1: Vẽ trực tiếp từ Combo Chart (dạng thứ 2). Chức năng này áp dụng từ Excel 2013 trở đi.

Cách 2: Vẽ từ dạng biểu đồ hình cột thông thường, sau đó chúng ta sẽ tùy biến nó về dạng Combo Chart. Áp dụng cho mọi phiên bản Excel.

Bắt đầu bằng công việc chọn bảng dữ liệu bạn cần vẽ (vùng D1:F10, không bao gồm dòng tổng cộng), trong thẻ Insert bạn chọn 1 biểu đồ hình cột thông thường:

Kết quả bạn có được 1 biểu đồ hình cột trong đó:

Phần tỷ lệ chiếm phần rất nhỏ, nên bạn gần như khó thấy được trên biểu đồ dạng cột này.

Khi đó bạn cần phải tiến hành thay đổi phương pháp biểu diễn phần tỷ lệ thành dạng đường biểu diễn theo %

THÊM TRỤC TỌA ĐỘ % VÀO BÊN PHẢI BIỂU ĐỒ

Việc này sẽ được hiểu là vẽ biểu đồ trong đó có 2 trục tung và 1 trục hoành. Trong đó 1 trục tung biểu diễn dạng số và 1 trục tung biểu diễn dạng %. Cách thực hiện thao tác như sau:

Bạn chọn một cột bất kỳ trên cột Doanh số, sau đó bạn bấm phím Ctrl + Mũi tên lên để chuyển sang chọn phần cột tỷ lệ

Trong bảng Change Chart Type, phần Tỷ lệ bạn chọn thiết lập như sau:

Chart Type được hiểu là dạng đường kẻ (Line with Markers = Đường nối các điểm trên mỗi cột)

Secondary Axis: được hiểu là đánh dấu tích. Mục này có nghĩa là tạo thêm 1 trục tung thứ 2 bên tay phải của biểu đồ.

Khi thiết lập bạn hoàn toàn có thể thấy mẫu biểu đồ thể hiện ngay phía trên. Khi đã thực hiện xong việc thiết lập, bạn bấm OK để hoàn tất biểu đồ:

BIỂU ĐỒ HÌNH TRÒN

Biểu đồ hình tròn 2D

Đây là tiêu chuẩn và là dạng phổ biến nhất hay sử dụng của biểu đồ tròn. Vào tab

Biểu đồ hình tròn 3D

Biểu đồ hình tròn 3D tương tự 2D, nhưng nó sẽ hiển thị theo dạng khối 3 chiều.

Miếng của biểu đồ hình tròn (Pie of Pie chart) và thanh của biểu đồ hình tròn (Bar of Pie chart)

Nếu biểu đồ của bạn có quá nhiều phần nhỏ, bạn hoàn toàn có thể muốn tạo Pie of Pie chart. Phần này được gộp từ nhiều phần nhỏ hơn và sẽ giúp bạn hiển thị phần thêm bên ngoài.

Bar of Pie chart tương tự như Pie of Pie chart, ngoại trừ phần được chọn sẽ được hiển thị thành cột (thay vì thành hình tròn).

Bạn chọn loại dữ liệu cho biểu đồ phụ.

Chọn loại dữ liệu cho biểu đồ phụ

Để tự chọn các loại dữ liệu tạo thành biểu đồ phụ, thực hiện các bước sau:

Bước 2: Trên bảng Format Data Series, trong Series Options, bạn chọn một trong các tùy chọn sau trong danh sách Split Series By:

Value – cho phép bạn chỉ định giá trị tối thiểu được chuyển sang biểu đồ bổ sung.

Percentage value – nó giống Value, nhưng ở đây bạn cần chỉ định tỷ lệ phần trăm tối thiểu.

Custom – cho phép bạn tự chọn bất kỳ phần nào trên biểu đồ hình tròn, sau đó chỉ định đặt nó vào biểu đồ chính hoặc phụ.

Ngoài ra, bạn hoàn toàn có thể cấu hình các cài đặt sau:

Cài đặt thay đổi độ rộng cho mỗi phần biểu đồ. Gap Width đại diện cho độ rộng của một phần biểu đồ hình tròn tương ứng với 1% trong biểu đồ phụ. Để thay đổi độ rộng, bạn thực hiện kéo thanh trượt hoặc gõ con số chính xác vào hộp tỷ lệ phần trăm.

Cài đặt thay đổi kích thước của biểu đồ phụ. Những con số trong hộp Second Plot Size đại diện cho tỷ lệ trong biểu đồ phụ tương ứng với 1% trong biểu đồ chính. Bạn kéo thanh trượt để tăng hoặc giảm kích thước biểu đồ phụ, hoặc gõ con số chính xác vào hộp phần trăm.

Hướng Dẫn Cách Vẽ Biểu Đồ Tròn Trong Excel Dễ Làm Nhất

Biểu đồ tròn là biểu đồ phổ biến không kém so với biểu đồ cột. Biều đồ tròn dùng để miêu tả cơ cấu, tỉ lệ của các thành phần trong một tổng thể nào đó. Bạn sẽ thường xuyên nhìn thấy loại biểu đồ này trong các ứng dụng chi tiêu. Biểu đồ tròn trong các ứng dụng này thường biểu thị các khoản chi tiêu của bạn trong một tháng. Ngoài ra biểu đồ tròn dùng để khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến nhân tố cần thiết.

Biểu đồ tròn sử dụng hợp lí hơn biểu đồ cột khi bạn thấy số liệu có giá trị thuộc vào loại nhiều thành phần miêu tả một sản phẩm hoặc khảo sát nào đó. Biểu đồ tròn nếu bạn vẽ thủ công thì bạn cần chuyển đổi số liệu trước khi vẽ. Đối với Excel mọi phiên bản đều có khả năng tự động tính toán số liệu của bạn thành phần trăm. Chính vì thế mà bạn sẽ không cần vất vả ngồi tính toán số liệu chuyển đổi nữa. Cái hay của việc vẽ biểu đồ trên Excel là bạn không cần tốn nhiều thời gian. Tải Office sẽ hướng dẫn các bạn vẽ biểu đồ tròn trong Excel 2010.

Các bước vẽ biểu đồ tròn trong Excel 2010

Bước 1: Bạn cần có một bảng số liệu trước khi vẽ biểu đồ. Bạn nên lưu ý đặt đúng tiêu đề trong bảng. Tên cột trong bảng số liệu cũng là tên cột trong biểu đồ. Tên dòng trong bảng số liệu cũng sẽ được biểu thị bằng cột và có ghi chú thích bên cạnh biểu đồ.

Bước 2: Sau khi có được bảng số liệu bạn hãy nhìn lên thanh menu công cụ. Bạn bấm vào tab Insert nhìn vào bảng Charts và chọn biểu đồ mình muốn. Trong bảng Charts sẽ hiển thị cho bạn 6 loại biểu đồ, bao gồm Column, Line, Pie, Bar, Area, Scatter, Other Charts.

Phía dưới mỗi dòng chữ đều có mũi tên hướng xuống. Bạn nhấp vào loại biểu đồ bạn muốn sau đó chọn kiểu bạn cần vẽ. Ở đây chúng ta đang học vẽ biểu đồ tròn. Các bạn bấm vào Pie.

Cột Pie sẽ hiển thị các kiểu của biểu đồ đường. Biểu đồ đường khá ít kiểu vẽ so với biểu đồ cột. Dù các kiểu vẽ khá ít. Các kiểu biểu đồ tròn trong Excel tuy ít nhưng lại đủ để bạn miêu tả toàn bộ bảng số liệu của bạn.

Bạn ấn chọn biểu đồ mà bạn muốn vẽ. Excel sẽ hiển thị một khung trống. Tất nhiên là chưa có gì trong đó cả.

Bước 3: Hiện khung vẽ biểu đồ sẽ hiển thị trắng tinh tươm do chưa có số liệu để vẽ. Trên thanh menu sẽ xuất hiện thêm 3 Tab. Đó là Design, Layout và Format nằm trong thanh Chart Tools.

Mặc định là Excel sẽ ở tab Design của biểu đồ. Trong tab này bạn nhìn về góc trái, ô thứ hai trong tab có một khung tên Data.

Bạn ấn chọn Select Data để chọn số liệu cần đưa vào biểu đồ. Màn hình sẽ xuất hiện một cửa sổ tên Select Data Source. Sau đó bạn chọn bảng số liệu mà bạn cần vẽ biểu đồ.

Trong bảng Select Data Source bạn có thể chuyển đổi giữa tiêu đề cột và tiêu đề dòng bằng cách ấn vào nút Switch Row/Column.

Nếu biểu đồ đã ra đúng như ý muốn thì bạn bấm OK để hoàn thàn việc nhập nguồn vào biểu đồ.

Bước 4: Bạn ghi tên biểu đồ bằng cách nhấn chọn vào Tab Layout, chọn khung Labels, chọn Chart Title.

Chart Title có các tuỳ chọn vị trí cho tiêu đề. Có ba lựa chọn None, Centered Overlay Title (ghi đè lên biểu đồ và nằm ở giữa bảng), Above Chart(nằm phía trên biểu đồ).

Sau đó bạn nhập tiêu đề bạn muốn. Sau đó bấm vào khu vực trống của biểu đồ để thoát khỏi khung viết tiêu đề.

Bước 5: Tuỳ chỉnh bảng của bạn bằng Labels. Ngoài Chart Title thì trong Labels còn có những tuỳ chỉnh như Axis Title (tiêu đề cho đường dọc và đường ngang), Legend (tuỳ chỉnh khung chú thích), Data Labels (hiển thị số liệu của cột), Data Table (chèn bảng số liệu vào biểu đồ). Còn hàng tá tuỳ chỉnh khác cho bạn lựa chọn trong bảng Layout.

Bước 6: Trang trí cho biểu đồ. Bạn chọn tab Format để chỉnh sửa định dạng hiển thị văn bảng sao cho hợp lí nhất có thể. Bạn có thể tô màu chữ, kẻ khung cho các chữ trong biểu đồ,…

Bước 7: Nếu bạn muốn di chuyển biểu đồ thì bạn trở về tab Design. Nhìn góc phải khung cuối cùng có dòng chữ Location. Bạn bấm chọn Move Chart. Cửa sổ mới sẽ hiện ra. Có hai tuỳ chọn cho bạn. New sheet (di chuyển biểu đồ sang sheet mới) và Object in (dán biểu đồ vào một sheet có sẵn). Sau khi chọn bạn nhấn OK để hoàn thành.

Lưu ý là bảng số liệu sẽ không di chuyển theo biều đồ chúng vẫn được giữ nguyên trong sheet cũ.

Vẽ biểu đồ không khó. Giờ là lúc để bạn luyện tập rồi.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Hướng Dẫn Cách Vẽ Biểu Đồ Hình Tròn % Thực Hiện Kế Hoạch Trên Excel trên website Techcombanktower.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!