Cập nhật nội dung chi tiết về Hướng Dẫn Cách Làm Tủ Quần Áo Đơn Giản Ai Cũng Làm Được mới nhất trên website Techcombanktower.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Tìm hiểu về cách làm tủ quần áo
Tủ quần áo là đồ nội thất quen thuộc trong mỗi gia đình. Nó không chỉ giúp cất gọn quần áo, bảo đảm quần áo luôn sạch sẽ, thơm tho mà còn là vật trang trí cho không gian vô cùng hiện đại và sang trọng.
Hiện nay, trên thị trường có khá nhiều mẫu tủ quần áo được làm từ nhiều loại vật liệu khác nhau. Tuy nhiên, có khá nhiều người lại muốn tự mình làm tủ quần áo theo phong cách cũng như kiểu dáng mà mình muốn.
Có khá nhiều cách làm tủ quần áo vừa đơn giản vừa tiết kiệm. Nếu gia đình bạn có khá nhiều thùng carton không sử dụng đến, cách làm tủ quần áo bằng thùng giấy sẽ là ý tưởng không tồi dành cho bạn. Những chiếc tủ đựng quần áo bằng giấy vừa đơn giản trong cách làm, vừa giúp bảo vệ môi trường hiệu quả.
Nguyên liệu làm tủ quần áo
Nguyên liệu làm tủ quần áo rất đa dạng và dễ dàng tìm kiếm được. Bạn có thể tự làm tủ quần áo bằng các loại vật liệu mà mình muốn như: gỗ, nhựa, thùng giấy, nhôm kính,… Với mỗi nguyên liệu sẽ mang đến cho bạn những chiếc tủ với ưu nhược điểm khác nhau. Tuy nhiên cách làm tủ quần áo từ những nguyên vật liệu đều khá giống nhau.
Khi lựa chọn nguyên liệu làm tủ quần áo, bạn nên cân nhắc về chất lượng của nó. Bởi đó là vấn đề ảnh hưởng trực tiếp tới thời hạn sử dụng của tủ. Bên cạnh đó, bạn cũng cần xem xét không gian cũng như các đồ nội thất khác để có thể lựa chọn vật liệu làm tủ phù hợp, tạo sự liên kết giữa đồ nội thất trong nhà.
Ngoài ra, bạn còn cần chuẩn bị một số vật dụng cần thiết như: kéo, băng dính đối với cách làm tủ quần áo bằng thùng giấy, bản lề, búa, khoan, tua vít, thước đo,…
Các bước làm tủ đựng quần áo hoàn chỉnh
Để có thể tự làm tủ quần áo tại nhà, bên cạnh sự khéo léo và sáng tạo thì bạn cũng cần tham khảo một số hướng dẫn làm tủ quần áo để có thêm kinh nghiệm và hạn chế những sai sót có thể gặp phải. Các bước làm tủ đựng quần áo sau đây sẽ là gợi ý dành cho bạn.
Xác định kích thước và kiểu dáng của tủ
Đây là bước đầu tiên trong cách làm tủ quần áo. Bạn nên lựa chọn tủ có kích thước và kiểu dáng phù hợp với không gian phòng ốc. Tránh làm tủ quá to hoặc quá nhỏ so với không gian sẽ làm ảnh hưởng tới giá trị thẩm mỹ của căn phòng.
Phác thảo bản vẽ của tủ ra giấy hoặc trên máy tính sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong quá trình làm tủ. Qua bản vẽ bạn sẽ có được cái nhìn tổng quan và thuận lợi hơn khi tiến hành cắt các bộ phận của tủ đựng.
Tiến hành lắp ráp các bộ phận tủ
Sau khi xác định được kích thước của tủ, bạn cần tiến hành tạo các tấm cạnh tủ, cửa tủ và hộc tủ theo bản vẽ đã đề ra. Nếu lựa chọn vật liệu gỗ, bạn cần dùng giấy nhám chà trơn các cạnh tủ. Tránh để cạnh tủ bị nham nhở, ảnh hưởng tới vẻ đẹp của tủ sau khi hoàn thành.
Tiến hành lắp ráp tủ là công đoạn vô cùng quan trọng. Đánh dấu các điểm gắn kết của tủ lại để tăng độ chính xác khi lắp ráp tủ. Bạn có thể sử dụng ốc vít và máy khoan để đảm bảo độ chắc chắn của tủ. Đối với tủ mở cánh thì bạn cần lắp ráp bản lề đầy đủ.
Trang trí tủ đựng quần áo
Khi đã lắp ráp tủ đựng xong, bạn có thể tiến hành trang trí tủ theo sở thích của mình. Một lưu ý nhỏ dành cho bạn chính là cần trang trí tủ phù hợp với thiết kế nội thất trong phòng. Điều này sẽ giúp không gian trở nên tinh tế, hiện đại và sang trọng hơn.
Một số lưu ý khi tự làm tủ đựng quần áo
Những lưu ý trong cách làm tủ quần áo là điều bạn cần quan tâm khi làm tủ tại nhà.
Thiết kế tủ phù hợp với nhu cầu: Trước khi làm tủ đựng, bạn nên tính toán kích thước cũng như xác định rõ ràng nhu cầu sử dụng. Điều này vừa giúp bạn có thể tạo ra một chiếc tủ phù hợp với quá trình sử dụng cũng như diện tích phòng.
Ưu tiên sự thoải mái: Bạn nên thiết kế các ngăn tủ một cách cụ thể và dễ dàng trong sử dụng. Các ngăn tủ cần có kích thước phù hợp, không quá cao cũng không nên quá thấp. Chắc hẳn sẽ không ai muốn vị trí treo quần áo cao quá tầm tay hoặc thấp quá mức cần thiết đúng không nào?
Không nên bỏ qua các hộc tủ. Hộc tủ sẽ giúp bạn có thêm không gian riêng để cất đồ. Chúng sẽ giúp bạn phân biệt các loại đồ, dễ dàng tìm được đồ mình cần, tránh sự lộn xộn.
Hi vọng rằng, qua bài viết này bạn đã có thể tự mình thực hiện cách làm tủ quần áo tại nhà. Nếu có gì thắc mắc, bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua website: chúng tôi dể được tư vấn nhanh nhất!
Tủ quần áo làm từ nhựa mica là mẫu tủ quần áo giá rẻ được nhiều người lựa chọn bởi có khối lượng nhẹ, dễ di chuyển và được trang trí nhiều màu sắc bắt mắt. Tủ mica được thiết kế nhỏ gọn nhưng nhiều ngăn, giúp tiết kiệm diện tích tối đa cho căn phòng.
Tủ thông minh hay tủ đa năng là một trong những mẫu tủ được ưa chuộng nhất vì độ tiện dụng mà nó mang lại. Tủ thông minh có thể kết hợp bàn trang điểm, kệ ti vi hoặc thậm chí là giường ngủ. Loại tủ này giúp tối ưu diện tích phòng, rất tiện nghi cho người sử dụng.
Ưu điểm của tủ quần áo nhôm là độ bắt mắt bởi tủ được phủ một lớp sơn bóng bên ngoài rất đẹp. Tủ nhôm cũng là một loại tủ giá rẻ được nhiều người ưa thích. Bạn có thể lựa chọn nhiều mẫu tủ quần áo nhôm với thiết kế hoa văn độc đáo hiện có trên thị trường.
Bạn đã lựa chọn được mẫu tủ quần áo giá rẻ, chất lượng cho mình chưa? Hãy đến siêu thị nội thất Đăng Khoa để được tham khảo ngay những mẫu tủ bền, đẹp, giá cả hợp lý.
Bàn Ghế Văn Phòng, Ghế Sofa, Bàn Ăn Nội Thất Đăng Khoa
Hướng Dẫn Cách Kẻ Mắt Nước Siêu Đơn Giản Ai Cũng Làm Được
Bước đầu tiên để vẽ mắt nước đó là chọn được loại kẻ mắt nước phù hợp. Có nhiều dạng kẻ mắt nước khác nhau như dạng đầu cọ, dạng đầu bút lông.. Thử dùng và lựa chọn loại mà bạn cảm thấy dễ thực hiện nhất. Điều này sẽ giúp cho các đường vẽ đẹp và tự nhiên hơn. Tốt nhất là nên thử cả hai để thấy mình phù hợp và với loại nào hơn.
Đây là bước rất quan trọng trong cách kẻ mắt nước cho người mới tập. Các bạn cần xác định được vị trí vẽ bằng các dấu chấm hoặc gạch nối. Không nên vội vàng mà hãy làm thật tỉ mỉ, chậm rãi để không bị hỏng. Sau đó thì nối các điểm chấm lại với nhau thành một đường liền mạch. Nếu thực hiện trong những lần đầu thì sẽ khó đồng đều vì chưa quen. Tuy nhiên thực hiện một vài lần sẽ thuần thục hơn và thành quả cũng tiến bộ rõ rệt.
Với những người mới học kẻ mắt thì nên bắt đầu kẻ từ giữa mí mắt bằng các đường kẻ nhỏ cho tới đuôi mắt và sau cùng là hốc mắt. Hơn nữa để tạo sự liền mạch cho đường kẻ, bạn nên kẻ lại một đường liền mạch từ đầu cho tới đuôi một cách cẩn thận. Cách này sẽ giúp bạn kẻ mắt dễ hơn là thực hiện ngay từ đầu đến đuôi sẽ rất dễ bị lem màu và không ôm sát vào mí trên.
Ở phần đuôi mắt để tạo điểm nhấn và kiểm soát được độ dài của đường kẻ bạn co thể áp dụng theo cách vẽ từ ngoài vào trong. Tức là từ ngoài đuôi mắt ngược vào phần đuôi của mắt. Điều này sẽ giúp những người mới học tạo được đường kẻ đẹp và không bị quá tay.
Một bước rất quan trọng nhưng lại dễ mắc sai lầm của các bạn khi học kẻ mắt nước đo là cố gắng sửa những đường kẻ chưa chuẩn bằng các đường kẻ khác đè lên. Việc này không hề hiệu quả, thậm chí còn khiến cho đường kẻ ở mắt dày lên, thô và xấu hơn. Chính vì vậy mà ở những đường kẻ đầu tiên bạn nên thực hiện bằng những nét mảnh, nhỏ, sau đó điều chỉnh dần độ dày của nét vẽ đến khi ứng ý.
Khi thao tác kẻ mắt nước nên mắt nên nhìn xuống phía dưới để thao tác dễ dàng và có thể theo dõi được đường kẻ rõ hơn. Đặc biệt là không nên kéo mắt khi thực hiện vì sẽ tạo nếp nhăn cho da và việc thực hiện sẽ khó hơn. Đường kẻ mắt cũng không đều và đẹp. Thay vào đó chỉ cần hơi ngẩng cằm nhẹ và nhìn mắt xuống phía dưới một cách tự nhiên là sẽ dễ dàng thực hiện việc kẻ eyeliner.
Một điều cần lưu ý khi học cách kẻ mắt nước cho người mới tập đó là cần phải cố định được tay khi thực hiện. Vì khi chưa quen thì tay sẽ rất dễ bị run khi vẽ và thậm chí là đụng cả vào bên trong mắt. Vì vậy để khắc phục điều này bạn cần tìm cho mình một điểm tựa cố định khi kẻ. Chống khuỷu tay xuống bàn trang điểm hoặc giữ ngón út trên mắt để tay không run. Như vậy các đường kẻ vừa được thực hiện dễ dàng lại tránh được các sai sót và phải kẻ lại nhiều lần.
Khi mới bắt đầu, việc bị sai hay lỗi là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên bạn không cần phải tẩy đi để làm lại nếu lỗi không quá lớn và có thể sửa được. Chỉ cần dùng tăm bông xóa đi chỗ bị lem, bị lỗi hoặc dùng kem che khuyết điểm phủ lên là xong. Cách này được nhiều người áp dụng và rất hiệu quả đặc biệt là khi không có nhiều thời gian để điều chỉnh lại đường kẻ mắt.
Hướng Dẫn Cách Làm Nail Tại Nhà Đơn Giản Nàng Nào Cũng Làm Được
1. Hướng dẫn cách làm nail đơn giản tại nhà
1.1. Dụng cụ làm nail tại nhà
Trước khi thực hiện bạn cần chuẩn bị đủ và đúng các dụng cụ để làm móng. Dụng cụ làm nail có vai trò quan trọng, đóng góp phần lớn vào sự thành công của bộ móng khi bạn tự sơn ở nhà.
Dũa móng tay, bấm cắt tỉa da tay, móng.
Sơn móng
Sơn phủ, sơn lót
Cọ
Tăm bông
Băng dán
Đá (nếu cần)
1.2. Các bước làm nail tại nhà cơ bản
Nếu lần đầu làm móng tại nhà, bạn chỉ nên làm các mẫu nail đơn giản nhất (mẫu nail trơn) sau đó mới học cách làm móng vẽ hoa, đính đá. Với tất cả các mẫu nail đều trải qua các bước cơ bản, cần thiết sau:
Bước 1: Cắt tỉa móng
Bạn rửa sạch tay với nước ấm. Sau đó dùng dụng cụ cắt tỉa móng, cắt sao cho thật đều, không cắt móng dài móng ngắn.
Lưu ý: Móng càng dài, sơn và tạo hình, tạo kiểu móng sẽ càng đẹp và càng dễ.
Bước 2: Dũa móng tay
Bạn dùng dũa nhẹ nhàng dũa từng móng tay đều, đẹp.
Bước 3: Ngâm móng với nước ấm
Sau khi dũa xong, bạn nên làm sạch lớp biểu bì bằng cách ngâm bàn tay vào nước ấm. Thời gian ngâm từ 1 – 2 phút để làm sạch lớp biểu bì, loại bỏ bụi bẩn.
Bước 4: Sơn lót
Bạn dùng sơn lót nhẹ nhàng quét một lớp mỏng lên từng ngón, sau đó để khô.
Bước 5: Sơn phủ
Ban chọn loại sơn phù hợp với màu da hoặc loại sơn yêu thích sau đó nhẹ nhàng quét lên móng. Quét từ 2 – 3 lần để móng lên chuẩn màu, đều màu nhất. Sau đó để khô.
Bước 6: Sơn bóng
Sau khi móng đã khô, bạn dùng sơn bóng nhẹ nhàng phủ lên trên móng đã sơn màu. Bước này giúp móng đẹp, bóng và giữ được màu lâu hơn.
1.3. Hướng dẫn các cách vẽ móng đơn giản
1.3.1. Cách vẽ móng hình caro
Đây là kiểu vẽ móng tay mang lại sự nữ tính và lãng mạn cho các bạn gái có ý định đi dự tiệc hoặc hẹn hò.
Để thực hiện được mẫu nail này bạn cần có: Sơn phủ, sơn dưỡng, sơn màu hồng nhạt, sơn màu vàng, sơn màu xanh, băng dính.
Cách thực hiện:
Bước 1: Sơn lớp sơn dưỡng lên móng rồi để khô.
Bước 2: Lấy băng dính, cắt từng miếng nhỏ có chiều rộng khoảng 3mm và chiều dọc theo bề mặt móng tay.
Bước 3: Dùng sơn màu hồng nhạt sơn vào bên trái của miếng băng dính, để khô rồi bóc băng dính ra. Tiếp tục dùng sơn màu xanh dương, sơn một đường ở ngang đầu móng tay.
Bước 4: Lấy cây cọ lướt nhẹ một đường thật mảnh màu trắng phía gốc móng tay. Tiếp sau dùng sơn bóng sơn lên bề mặt móng.
1.3.2. Cách vẽ móng tay kiểu chấm bi
Với cách này, bạn thực hiện khá giống kiểu vẽ móng trơn. Kiểu móng này sẽ tạo điểm nhấn, móng xinh hơn và phù hợp với cô nàng nữ tính, nhẹ nhàng.
Cách thực hiện:
Bước 1: Sơn lớp sơn dưỡng và để khô. Tiếp tục dùng sơn nền bằng loại màu bạn ưa thích.
Bước 2: Khi lớp sơn nền khô, bạn dùng màu sơn khác nổi bật hơn so với màu nền. Dùng tăm tre nhúng vào lọ sơn rồi chấm lên móng tạo thành vòng tròn chấm bi.
Bước 3: Bôi lớp sơn bóng lên móng để giữ màu, móng đẹp, bền hơn.
1.3.3. Cách vẽ móng cỏ 4 lá
Chuẩn bị: Màu sơn xanh thẫm, màu sơn trắng ngọc thạch, cọ.
Cách thực hiện:
Bước 1: Sơn dưỡng lên móng, để khô rồi sơn màu sơn trắng ngọc thạch lên móng.
Bước 2: Dùng cọ nhúng vào lọ sơn màu xanh thẫm. Sau đó dùng đầu cọ vẽ 4 hình trái tim nhỏ lên móng. Vẽ theo vòng để tạo thành hình cỏ 4 lá và để lại chấm nhỏ ở giữa không sơn.
Bước 3: Vẽ một đường cong nhỏ giữa 2 trái tim làm cuống hoa. Thêm những gạch nhỏ màu trắng lên phần đuôi trái tim để sinh động, bắt mắt hơn.
Bước 4: Để khô sau đó sơn lớp sơn bóng lên.
Vậy là bạn đã có thể tự tin làm nail tại nhà với cách hướng dẫn trên. Với kiểu móng trơn thì khá đơn giản. Nhưng với những móng vẽ hoa, thêm họa tiết bạn cần chú ý cách vẽ, phối màu sao cho đẹp mắt phù hợp nhất.
2. Những lưu ý khi tự làm nail tại nhà
Tự làm nail ở nhà thì bạn cần phải lưu ý những điều cần thiết sau để có bộ móng đẹp:
Thực hiện đúng quy trình làm nail tại nhà với các bước: Cắt tỉa móng, dũa, ngâm tay với nước ấm, sơn dưỡng, sơn màu và sơn phủ.
Chọn và phối màu phù hợp khi làm kiểu nail vẽ hoa, đính đá.
Nên dùng sơn dưỡng và sơn bóng trước và sau khi sơn sơn màu để móng được bền màu, đẹp.
Không sơn khi móng còn ướt và phải để khô móng tay rồi mới cầm nắm đồ vật.
Không sử dụng các loại sơn đã khô, đặc quánh, vón cục hoặc sơn quá loãng.
Làm nail tại nhà không quá khó, tuy nhiên móng lại không được đẹp, giữ màu lâu, bền chắc như ngoài tiệm được. Nguyên nhân do chất liệu sơn không đủ độ bám dính, chuẩn màu và không được sấy khô bằng đèn LED hoặc đèn UV.
Do đó, bạn nên ra ngoài tiệm làm nail để có thể có những mẫu nail xinh, đa dạng và bền màu hơn.
3. Tại sao nên làm nail ngoài tiệm?
Làm nail ngoài tiệm luôn cho bạn những mẫu nail ưng ý, đẹp mắt nhất với quy trình sơn đạt chuẩn, đảm bảo nhất. Vậy khi làm móng ngoài tiệm có ưu thế gì hơn so với làm nail tại nhà?
3.1. Ưu thế của làm nail ở tiệm
Làm móng ở tiệm sẽ mang lại những ưu thế vượt trội sau:
Sử dụng loại sơn có chất lượng kết dính cao.
Sơn lên chuẩn màu, không bị lem, vón cục hay không đều màu.
Phủ sơn lót và sơn bóng đầy đủ, giúp móng được dưỡng tốt nhất, không hại đến móng, da tay.
Bạn có thể làm nhiều mẫu nail khác nhau, đáp ứng được yêu cầu độ khó về móng đính đá, vẽ hoa…
Không sợ bong tróc lớp sơn, hoa, đá trên móng dù bạn có rửa bát, giặt quần áo.
3.2. Quy trình làm nail tại tiệm
Quy trình làm nail tại tiệm sẽ cầu kỳ hơn nếu so với bạn làm nail tại nhà như sau:
Bước 1: Tư vấn kiểu dáng và thiết kế mẫu móng phù hợp.
Bước 2: Vệ sinh móng (Cắt tỉa móng, dũa, ngâm móng với nước ấm).
Bước 3: Khử dầu (Dùng sơn dưỡng để dưỡng móng).
Bước 4: Sơn nền (Sơn loại sơn chính, màu sơn phù hợp với tay, mẫu móng bạn yêu cầu)
Bước 5: Vẽ hoa hoặc đính đá với những mẫu cầu kỳ, thêm họa tiết.
Bước 6: Phủ sơn bóng
Với bước 3,4,5,6 thì sau khi làm xong, bạn sẽ được sấy khô móng với đèn LED trong 60 giây, hoặc đèn UV trong 120 giây.
4.5
/
5
(
17
bình chọn
)
Hướng Dẫn Cách Thiết Kế Rập May Áo Thun Nam/Nữ Cơ Bản Ai Cũng Làm Được
Trong bài viết hôm nay, xưởng may Chipi Việt Nam sẽ mách bạn cách thiết kế rập may áo thun nam/nữ cơ bản nhất. Ngay từ khi ra đời, áo thun đã trở thành item được cả nam lẫn nữ ưa chuộng. Bởi nó đem đến cho người mặc sự dễ chịu, thoải mái.
Các loại rập trong ngành may
Trước hết chúng ta cần phải biết được trong ngành may có những loại rập may áo thun nam/nữ nào? Trong sản xuất may công nghiệp có 2 loại rập là rập mỏng và cứng. Cụ thể:
Rập mỏng
Loại rập may áo thun nam/nữ này được tạo ra từ quá trình thiết kế. Cụ thể, dựa vào những mẫu phác họa sơ bộ ở trên giấy hoặc mẫu thành phẩm đã có sẵn. Từ đó bạn hãy chia tách mẫu ra thành các bộ phận trên mặt giấy phẳng sao cho khi ráp vào có thể tạo ra thành phẩm đúng như yêu cầu về kích thước, hình dáng.
Quá trình này còn được tiến hành trên tờ giấy mỏng để tiện cho việc chỉnh sửa. Vậy nên nó được gọi là rập may áo thun nam/nữ mỏng. Bộ mẫu mỏng thường được thiết kế là mẫu size trung bình, bán thành phẩm.
Rập cứng
Loại rập may áo thun nam/nữ này được tạo ra bằng cách sử dụng mẫu mỏng đã thiết kế. Sau đó bạn tiến hành sao lại trên giấy cứng. Tiếp đến là cắt đúng theo mẫu rập may áo thun nam/nữ mỏng để cung cấp cho những bộ phận giác sơ đồ, cắt, may và KCS.
Mẫu rập cứng sẽ được lưu lại ở phòng kỹ thuật với mục đích phục vụ quá trình sản xuất. Các thông tin được ghi trên rập cứng bao gồm: Tên chi tiết, ký hiệu mã hàng, canh sợi, cỡ vóc,…
Rập may áo thun nam/nữ cứng được dùng trong rất nhiều công đoạn khác nhau. Tùy nhu cầu từng công đoạn, chúng ta có thể chia nó thành 3 loại cơ bản:
Mẫu rập thành phẩm: Trên rập có những thông số về kích thước chúng ta có thể thấy được sau khi may áo thun xong.
Mẫu rập may áo thun nam/nữ bán thành phẩm: Ngoài thông số về kích thước, trên rập còn có thêm độ gia cần thiết như độ dong, co giãn, cắt gọt, độ rộng đường may,…
Mẫu rập hỗ trợ: Bao gồm mẫu dấu bấm, dấu đục, mẫu ủi, mẫu vẽ lại,…
Tại sao cần tạo rập may áo thun?
Thiết kế rập may áo thun nam/nữ là một công đoạn đóng vai trò rất quan trọng. Có thể nói đây là yếu tố cơ bản để quyết định tới chất lượng sản phẩm.
Nó không chỉ giúp sản phẩm vừa vặn với cơ thể của người mặc còn đảm bảo được tính đối xứng cho chi tiết đối xứng. Hơn thế khi có rập may áo thun nam/nữ, sản phẩm sau khi hoàn tất cũng sẽ mang tính thẩm mỹ cao.
Đặc biệt hơn rập may áo thun nam/nữ còn giúp bạn tiết kiệm hiệu quả thời gian sản xuất. Tức là bạn sẽ không cần tốn nhiều thời gian để tạo ra chiếc áo thun tương tự nữa. Bạn chỉ cần tìm đúng chất vải rồi cắt và may thôi.
Chính vì thế trước khi tiến hành may bất kỳ loại quần áo nào như áo thun hay áo sơ mi, đồ lót… tạo rập là bước không thể thiếu.
Yếu tố nào tạo nên rập?
Tạo rập may áo thun nam/nữ dựa vào thông số vóc dáng của những nhóm mẫu người chuẩn(bạn có thể gọi là nhóm size).
Sau đó áp dụng công thức toán học kết hợp hình học phẳng. Từ đó vẽ thành các chi tiết của sản phẩm, những đường lắp ráp của chi tiết cần phải trùng nhau để tạo thành thể thống nhất đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật.
Tùy yêu cầu sản xuất, rập thường được chia thành 2 khác nhau. Đó chính là rập bán thành phẩm và rập thành phẩm. Cụ thể:
Rập thành phẩm: Được dùng để lấy dấu những vị trí như: pen, túi, khuy nút, những đường may ráp, rập thành phẩm dùng để cắt keo, rập ủi các chi tiết thành phẩm,….
Rập bán thành phẩm: Loại rập này được sử dụng cho việc giác sơ đồ cũng như cắt mẫu để may.
Cách thiết kế rập may áo thun nam/nữ
Cách lấy số đo để thiết kế rập may áo thun nam/nữ?
Để tạo rập may áo thun nam/nữ, trước hết bạn cần xác định được số đo. Muốn lấy số đo cỡ áo thun, bạn cần có thước dây hoặc thước vải. Sau đó thực hiện theo các bước đo sau:
Đo vòng cổ: Bạn hãy quấn thước dây quanh cổ để đo quanh thân cổ. Tiếp đến bạn chèn vào phía trong giữa cổ và thước thêm ngón tay rồi ghi số đo ra giấy.
Đo vòng ngực: Lúc này bạn hãy quấn thước dây qua ngực và chỉ đo ở nơi có kích thước lớn nhất.
Đo vòng eo: Hãy quấn thước qua eo để đo quanh vòng eo. Tuy nhiên bạn hãy chèn thêm vào phía trong giữa eo và thước 2 ngón tay khi đo. Cách này sẽ giúp bạn có được số đo chính xác nhất.
Vòng mông: Bạn hãy quấn thước vòng ngang mông và chỉ đo ở nơi có kích thước lớn nhất.
Đo dài tay: Đo từ giữa lưng trên cho tới đường viền vai áo. Sau đó đo từ viền tay áo tới cổ tay.
Lưu ý:
Đo vòng eo: Không nên đo khi lúc bạn đang đói bụng hay vừa ăn no. Thời điểm đo tốt nhất là khi sắp đi ngủ.
Cách tạo rập may áo thun ba lỗ cho nam
Để tạp rập may áo thun ba lỗ cho nam bạn cần thực hiện theo các bước sau:
Vẽ thân trước
Dài áo = OO4= số đo của dài áo.
Hạ xuôi vai = OO1= 4cm.
Hạ ngực = OO2= 1/4 ngực.
Ngang vai OA1 = 1/2 vai.
Từ A1 bạn hãy dóng thẳng xuống. Sau đó hãy kẻ đường thẳng ngang qua O1 cắt A1 tại A2. Trên đường kẻ ngang qua O2 bạn hãy lấy điểm A3 và A4 sao cho:
O2A3= 1/2 vai – 1,5cm.
Nối A2 với A3 và chia đoạn đó thành 3 phần. Sau khi chia xong bạn hãy tiến hành vẽ đường cong nách từ A2 đến A4. Để có được cầu vai thân trước, bạn hãy nối A với A2.
Kẻ đường ngang qua điểm O lấy A5 sao cho: O3A5 = 1/4 eo + 1cm(nếu như bạn muốn mặc ôm sát thì hãy trừ đi 0,5cm. Còn muốn rộng ra hãy cộng thêm nhiều hơn tùy bạn).
Từ O4 bạn đo xuống 2cm và lấy điểm O5 để tiến hành lượn sa vạt. Sau đó, từ B2 bạn hãy lượn cong vòng cổ về B.
Vẽ thân sau
Đối với phần thân sau bạn có thể thiết kế rập giống với thân trước. Nhưng khác nhau ở phần sâu cổ. Điều này tùy vào việc bạn muốn nó sâu hơn hay cao hơn cổ trước.
Thiết kế rập may áo thun cổ lọ cho nữ
Để tạo rập may áo thun cổ lọ cho nữ, bạn hãy thực hiện 3 bước sau:
Vẽ thân trước
Xác định số đo của dài áo = OO1.
Ngang vai = OA1 = 1/2 vai.
Ngang cổ = OA = 6cm tới 7cm.
Sâu cổ = OB = OA + 1 cm.
Hạ ngực = OB1 = 1/4 ngực – 2cm đến 3cm nếu bạn muốn mặc ôm sát.
Trên đường kẻ ngang qua B1 bạn hãy lấy điểm B2: B1B2 = 1/4 ngực(nếu như bạn muốn ôm sát thì trừ 1cm).
Trên B1B2 bạn lấy điểm B3: B1B3 = OA1 – 1,5cm.
Trên đường kẻ ngang qua điểm C bạn hãy lấy C1: CC1 = 1/4 eo.
Dóng thẳng B2 xuống, cắt đường kẻ ngang qua O1 tại điểm O2. Từ O2, bạn ra khoảng 1,5cm lấy điểm O3.
Nối A2 với B3, sau đó chia thành 3 đoạn.
Vẽ thân sau
Cổ thân sau = Ob = 2,5 cm. So với thân trước thì cổ thân sau dông lên 1,5cm. Đường lượn nách của thân sau dông ra khoảng 1cm so với thân trước. Lúc này bạn hãy tiến hành sang dấu sát với phần sườn của thân áo.
Bỏ dưỡng thân trước ra và tiến hành thiết kế thân sau. Bạn hãy sang dấu đường ngang eo, ngang ngực.
Tại những vị trí ngang ngực, bạn hãy lùi khoảng 1cm. Còn ngang eo bạn cũng lùi 1cm. Tất nhiên ngang gấu cũng sẽ lùi vào khoảng 1cm. Bạn cần chú ý phần thân sau sẽ không sa vạt.
Dưỡng thân trước được tạo ra sau khi bạn lùi vào khoảng 1cm tại đường sườn thân áo(bởi thân sau không có ngực).
Cắt rời dưỡng của 2 rồi đo nách thân trước, đo vòng cổ thân trước và thân sau, đo vòng nách thân sau để chuẩn bị vẽ bo cổ lọ và vẽ tay.
Vẽ tay áo
Dài tay áo = Ad.
Cửa tay = Cd = Số đo.
AB = (Vòng nách của thân sau + vòng nách thân trước)/2.
Bạn hãy chia AB thành 3 đoạn. Mang tay trước bạn hãy xác định như hình, còn mang tay sau dông lên 0.5cm so với mang tay trước.
Sâu đầu tay từ 11cm tới 13cm.
Vậy là bạn đã hoàn thành xong các bước thiết kế rập may áo thun cổ lọ rồi đấy. Tiếp theo bạn chỉ cần cắt vải theo rập và may mà thôi.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Hướng Dẫn Cách Làm Tủ Quần Áo Đơn Giản Ai Cũng Làm Được trên website Techcombanktower.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!