Cập nhật nội dung chi tiết về Hướng Dẫn Cách Đọc Bản Vẽ Đồ Gỗ mới nhất trên website Techcombanktower.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Cách đọc bản vẽ đồ gỗ, cũng như cách đọc và hiểu những ký hiệu trong bản vẽ là điều không thể thiếu khi thiết kế nội thất gỗ. Chính vì vậy trong bài viết ngày hôm nay chuyên mục kiến thức nội thất xin chia sẻ tới bạn đọc một số thông tin chi tiết về tầm quan trọng của việc đọc bản vẽ đồ gỗ.
Tầm quan trọng của việc đọc bản vẽ đồ gỗ nội thất
Khi bạn biết cách đọc bản vẽ thiết kế nội thất gỗ căn nhà của mình sẽ giúp chủ nhà và nhà thiết kế làm việc được ăn ý với nhau hơn. Từ đó có thể đưa ra được những tiếng nói chung cho ý tưởng thiết kế của ngôi nhà mình.
Các ngôn ngữ kỹ thuật của cách đọc bản vẽ đồ gỗ được cả thế giới dùng và theo nguyên tắc nhất định. Cho dù có khác nhau về ngôn ngữ, thế nhưng chỉ cần xem bản vẽ thiết kế đồ nội thất là các nhà thiết kế có thể làm việc được với nhau. Chính vì thế trong thiết kế nội thất đồ gỗ hay bất kỳ thiết kế nào thì việc đọc được bản vẽ là vô cùng quan trọng.
Bản vẽ đồ gỗ chính là cầu nối giữa nhà thiết kế nội thất gỗ và gia chủ thăng hoa ý tưởng.
Trong giai đoạn thiết kế, nhà thiết kế sẽ làm việc và trình bày với gia chủ các phần bản vẽ sau để đi đến thống nhất ý tưởng thiết kế nội thất cho căn nhà.
Sau khi tưởng tượng cắt bỏ đi phần trên của ngôi nhà, mặt bằng là hình chiếu phần còn lại của 1 tầng của ngôi nhà lên mặt phẳng.
Phần mặt bằng sẽ bố trí các vật dụng và phân vùng phòng, lối đi lại được bố trí trong phạm vi 1 tầng của ngôi nhà.
Tóm lại: Cách đọc bản vẽ mộc không phức tạp như chúng ta nghĩ. Mọi thứ sẽ được thể hiện ngay trong bản vẽ. Từ đó bạn có thể biết không gian nhà bạn tương lai sẽ như thế nào.
Cách đọc bản vẽ kết cấu đồ gỗ
Chú thích cho các mục 1 và 2:
n: -số lượng thanh gỗ (ở đây n =2)
D: -trị số đường kính thanh gỗ l -trị số chiều dài thanh gỗ
Chú thích cho các mục 3, 4 và 5
n: -số lượng gỗ hộp hay gỗ hộp vát cạnh
h: -trị số kích thước lớn của mặt cắt – kí hiệu chung cho các loại gỗ tấm
b: -trị số kích thước nhỏ của mặt cắt
l: -trị số chiều dài gỗ hộp
Đối với các bản vẽ có tỉ lệ 1: 50 hoặc nhỏ hơn, trên mặt cắt vẽ các đường gạch gạch nghiêng 450 so với đường bao và cách nhau khoảng 0, 5-1, 5mm.
Tính diện tích trong cad
Tính tổng diện tích bản vẽ trong cad là điều mà các nhà thiết kế thường thực hiện sau khi đã có bản vẽ thiết kế đồ gỗ nội thất.
Bước 1: Download lisp tính tổng diện tích các hình trong Auto CAD.
Bước 2: Load lisp vào CAD
Bước 3: Nhập lệnh S2A/Enter, lúc này Lisp sẽ hỏi bạn Are you ok?
Có 2 gợi ý trả lời:
– Yes: Lisp sẽ chuyển bạn qua bước chọn đối tượng cần tính diện tích.
– No: Lúc này sẽ xuất hiện một hộp thoại yêu cầu bạn cài đặt các thông số hiển thị kết quả như sau:
Bước 4: Sau khi kết thúc tùy chọn ở bước 3 bạn tiến hành chọn các hình kín cần tính tổng diện tích và sau đó nhấn Enter hoặc phím cách
Bước 5: Chọn 1 điểm bất kỳ để đặt Text hiển thị kết quả.
Hãy liên hệ tới Nội thất My House. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp mọi băn khoăn thắc mắc của bạn.
Đồ Họa 2 Hướng Dẫn Đọc Bản Vẽ Lắp Số 3
Vẽ tách chi tiết số 1 với nội dung sau:1, Hình cắt đứng2, Hình chiếu cạnh3, Hình chiếu bằng4, Hình chiếu trục đo
Các bước tiến hành:
Bước 1: Đọc tên bản vẽ lắp
Đọc tên bản vẽ lắp Bơm bánh răng.
Bước 2: Xem bản vẽ lắp sử dụng những hình biểu diễn gì?
Hình cắt đứng toàn phần.
Hình chiếu bằng (thể hiện phần thấy) .
Hình chiếu cạnh (thể hiện phần thấy).
Hình cắt xoay A.
Hình cắt trích.
Bước 3: Đọc bảng kê, xác định tên và sơ đồ vị trí của chi tiết cần tách.
Đọc bảng kê, xác định tên và sơ đồ vị trí của chi tiết cần tách.
Bước 4: Đọc phần thuyết minh.
Đọc phần thuyết minh (có rất nhiều bài cần phải đọc phần thuyết minh mới hiểu được nguyên lý làm việc và đặc tính của chi tiết cần tách nếu không đọc chúng ta không thể tách đúng được) ở bài này khi đọc phần thuyết minh các bạn sẽ thấy 3 chi tiết chúng ta cần tách là chi tiết 1,2,4 đều hiểu sơ qua được nguyên lý và đặc tính.
Bước 5: Vẽ tách chi tiết.
Vẽ tách chi tiết: (1) Xác định giới hạn chi tiết số 1:Ta sẽ làm việc với hình chiếu đứng trước các bạn nhìn qua cũng có thể biết được, có 1 lưu ý đáng chú ý là khi các bạn tách chi tiết phải trả lại phần miệng lỗ cho chi tiết ban đầu ( ở hình cắt đứng) và phục hồi lại phần chi tiết bị che khuất đi ở hình chiếu cạnh nếu không các bạn sẽ bị thiếu mất hình cần vẽ.
Đối với chi tiết số 1 liên kết với chi tiết số 11 bằng 6 lỗ vít M6x50 khi tách ta phải để lại 6 lỗ vít và để lại 2 miệng lỗ của chi tiết 12, các bạn xem hình mình trình bày ở giấy sẽ rõ hơn.
Ảnh trục đo do mình dùng phần mềm catia dựng hình:
Vẽ tách chi tiết số 2 với nội dung sau:1, Hình cắt đứng2, Hình chiếu cạnh3, Hình chiếu bằng4, Hình chiếu trục đo
Các bước 1,2,3,4 như chi tiết 1 bên trên.
Bước 5: Vẽ tách chi tiết.
(1) Xác định giới hạn chi tiết số 2: Ta sẽ làm việc với hình chiếu đứng trước.
(3) Tháo các mối ghép, vẽ chi tiết cần tách ở trạng thái khi chưa lắp, sau đây là bài mình trình bày trên giấy.
Ảnh trục đo mình dùng phần mềm catia để vẽ:
Vẽ tách chi tiết số 4 với nội dung sau:1, Hình cắt đứng2, Hình chiếu cạnh3, Hình chiếu bằng4, Hình chiếu trục đo
Bước 5: Vẽ tách chi tiết.
(1) Xác định giới hạn chi tiết số 4: Ta sẽ làm việc với hình chiếu đứng trước.
Liên kết giữa chi tiết 4 với chi tiết 11 khi tách ta cần để lại 1 lỗ ren trong ở hình cắt đứng và 6 lỗ ren trong ở hình chiếu cạnh , liên kết giữa chi tiết 4 với chi tiết 16 khi tách ta sẽ nhận lại lỗ ren ngoài , tuy nhiên cũng cần lưu í biểu diễn 2 lỗ chốt trụ của chi tiết 12 để lại như trên và biểu diễn cắt trích, phần khuất cần thiết để cho người đọc có thể hiểu được bản vẽ 1 cách đầy đủ nhất.
Và sau cùng là gạch vật liệu cho các mặt cắt, theo kinh nghiệm làm bài của mình thì chúng ta vẽ xong hình chiếu nào thì nên hoàn thiện đầy đủ nhất để chắc chắn điểm số từ những phần mình làm được như là kiểm tra xem đã đủ các phần miệng lỗ cho chi tiết chưa hoặc đã gạch vật liệu hay chưa, thể hiện ren đúng chưa?
Đồ họa 2 – Bơm bánh răng
Hướng dẫn đọc bản vẽ lắp số 2 – Van Điều Áp Hướng dẫn đọc bản vẽ lắp số 1 – Thiết bị lọc.
Hướng Dẫn Đọc Bản Vẽ Sơ Đồ Nguyên Lý Hệ Thống Báo Cháy
Hệ thống báo cháy có thể giúp mọi người tránh được những mối nguy hiểm do hỏa hoạn gây ra. Bên cạnh đó, cách đọc bản vẽ sơ đồ nguyên lý hệ thống báo cháy lại vô cùng quan trọng để người dùng có thể dễ dàng xử lý sự cố. Cùng tìm hiểu kỹ hơn thông qua bài viết này.
Nguyên lý hệ thống báo cháy và cách lắp đặt
Nguyên lý hệ thống báo cháy
Quá trình hoạt động của hệ thống báo cháy là một quy trình khép kín. Khi tòa nhà xảy ra những trường hợp như: nhiệt độ gia tăng đột ngột, có sự xuất hiện của khói hoặc các tia lửa,…. thì các thiết bị đầu vào như đầu báo, công tắc khẩn,… sẽ nhận được tín hiệu và truyền thông tin của sự cố đến với trung tâm báo cháy.
Sau khi nhận được tin, trung tâm báo cháy sẽ xử lý toàn bộ thông tin nhận được, xác định vị trí xảy ra sự cố về cháy nổ thông qua các zone và truyền tin đến cho các thiết bị đầu ra như: bảng hiển thị phụ, chuông, còi hoặc đèn. Các thiết bị này sẽ đồng thời phát ra những tín hiệu âm thanh, ánh sáng để chủ nhà có thể nhận biết được khu vực đang gặp sự cố cháy nổ. Bên cạnh đó, trung tâm điều khiển hệ thống vòi phun sẽ xử lý sự cố kịp thời.
Cách lắp đặt hệ thống báo cháy theo sơ đồ nguyên lý báo cháy
Bước 1: Đấu dây đế đầu báo
Theo các vị trí đấu nối trên đế đầu báo trên hình vẽ, mọi người cần đấu dây đúng cực tính của đế đầu báo và điện trở, trên đế đầu báo có chân 1, 2 và 5, 6, trong đó chân số 1 và số 6 là chân đến còn chân số 2 và số 5 là chân đi đến các thiết bị.
Bước 2: Kết nối đế đầu báo và nút báo cháy bằng tay với trung tâm báo cháy Hochiki HCV-8
Kết nối đầu báo với tủ báo cháy trung tâm, sau đó là đấu nối nút ấn báo cháy và đấu điện trở cuối đầu dây và xoắn điện trở vào hai đầu dây. Nút ấn báo cháy bằng tay có thể đấu cùng với zone đầu báo hoặc được đấu độc lập trên một kênh riêng biệt.Các zone tiếp theo làm tương tự đối với zone 1
Bước 3: Lắp đầu báo vào đế đầu báo
Trên thân đầu báo và đế đều có 1 gạch nhỏ, khi lắp đặt các mọi người cần lưu ý để 2 gạch này nối với nhau và tạo nên 1 đường thẳng.
Bước 4: Kết nối chuông và đèn vào trung tâm báo cháy Hochiki HCV-8
Khi nối vào trung tâm báo cháy Hochiki HCV-8, mọi người cần phải phân cực cho chuông vì chuông này không phân cực bằng cách lắp thêm một điot phân cực và lắp điện trở cuối đường dây cho đường chuông (phải dùng đúng điện trở có trị số 10K). Dây chuông đấu vào đường dây S1 có phân cực + và -.
Đèn báo vị trí là đèn báo không phân cực nên khi đấu đèn báo vị trí Hochiki TL-14D, đèn được kết nối với dây điện theo kiểu chân cắm, dây đèn báo vị trí được nối vào các chân AUX + và ROV.
Bước 5: Kết nối nguồn điện lưới 220VAC và nguồn dự phòng 24VDC vào trung tâm báo cháy
Sau khi hoàn thiện các bước từ 1 đến 4, phải kiểm tra lại một lần để đảm bảo các dây được đấu đúng yêu cầu kỹ thuật trước khi cấp nguồn cho hệ thống.
Kết nối nguồn điện lưới 220VAC vào phiến đấu dây
Kết nối nguồn điện ắc quy dự phòng
Hướng dẫn đọc bản vẽ sơ đồ nguyên lý hệ thống báo cháy
Trung tâm báo cháy có nhiệm vụ là nhận tín hiệu từ các đầu báo cháy và xử lý tín hiệu, điều khiển thiết bị đầu ra như: chuông đèn, van xả khí,…
Các vùng báo cháy được hiển thị thông qua kênh đã được cài đặt từ trước và các vùng đã hiển thị trên màn hình LCD của trung tâm điều khiển.
Bầu báo được mọi người sử dụng là loại đầu báo khói, nhiệt,… Các loại đầu báo này sẽ có tác dụng khi có cháy xuất hiện nhiều đầu báo đã chuyển thông tin về trung tâm xử lý.
Thiết bị báo động trong hệ thống là các loại còi, đèn chớp, chuông,… Các loại thiết bị này sẽ phát ra âm thanh, ánh sáng chớp khi có lệnh từ trung tâm xử lý thông tin.
Công tắc khẩn: gồm 2 loại: 1 loại tác dụng kích hoạt hệ thống báo cháy bằng tay.
Các thiết bị xuất hiện trong sơ đồ nguyên lý hệ thống báo cháy được kết nối với nhau bằng cáp đi trong ống tráng kẽm.
Nguồn điện cho trung tâm 220VAC khi mất điện trung tâm sẽ tự động chuyển hóa sang chế độ lấy nguồn điện dự phòng từ ắc quy.
Trung tâm điều khiển (4,8,16… kênh, 2,4,8 Loop…) được đặt tại nhà bảo vệ
Đầu báo nhiệt cố định chống nổ được nhà thiết kế đáp ứng phạm vi bảo vệ tòa nhà.
Còi đèn chớp và nút nhấn được sắp xếp tại khu vực dễ quan sát giúp người dùng có thể dễ dàng thao tác.
Hệ thống báo cháy bằng khí thường được thiết kế theo tiêu chuẩn VN TCVN 5738 – 2001 & TCVN 3890 – 200
Nếu bạn đang tìm kiếm giải pháp quản lý hệ thống báo cháy thông minh, hãy để LUCI iBMS 4.0 giúp bạn.
Tự động phát tín hiệu cảnh báo khi có sự cố xảy ra trong tòa nhà như: cháy, nổ…
Can thiệp và tự động điều khiển các hệ thống cơ – điện của tòa nhà
Quản lý và kiểm soát hệ thống an ninh trong và ngoài tòa nhà
Can thiệp và tự động hóa điều khiển các hệ thống tiêu thụ năng lượng đến mọi vị trí, khu vực
Đưa ra các báo cáo định kỳ theo yêu cầu hoạt động của khách hàng
Luci iBMS 4.0 sở hữu những tính năng đặc biệt như:
Hãy liên hệ ngay đến Luci để được tư vấn trực tiếp về phần mềm quản lý tòa nhà thông minh từ chuyên gia.
Hướng Dẫn Cách Đọc Bản Vẽ Xây Dựng Chuẩn Nhất
CityA Homes sẽ hướng dẫn bạn cách đọc bản vẽ xây dựng chuẩn nhất! Bắt đầu bài viết nào!
Bản vẽ xây dựng là tổ hợp các mặt bằng, mặt bên, mặt đứng và mặt cắt của các vật thể trong công trình xây dựng nhà ở của bạn. Mục đích của bản vẽ là cung cấp hình ảnh để thợ xây bắt tay vào thực hiện thi công, nhằm tránh sai sót hoặc nhầm lẫn không đáng có.
Có 3 loại bản vẽ nhà phổ biến:
II. TẠI SAO PHẢI CÓ BẢN VẼ THIẾT KẾ NHÀ?
Trước khi xây nhà, bạn phải có ý tưởng cho công trình, bạn không thể phát thảo ý tưởng bằng giấy bởi nó sẽ thiếu logic và rời rạc. Chính vì điều này, trước khi bắt tay vào việc sở hữu một công trình nhà ở, bạn phải có bản vẽ thiết kế bởi:
III. CÁC QUY ĐỊNH VÀ KÝ HIỆU THƯỜNG GẶP TRONG BẢN VẼ KIẾN TRÚC
Khung bảng vẽ là hình chữ nhật dùng để giới hạn phần giấy và thông tin trên đó. Khung bên ngoài là phần nét liền đậm, cách mép khoảng 10mm đối với khổ A0 và A1, hoặc 5mm đối với khổ giấy A2, A3 và A4. Trong khi đó, khung tên bản vẽ có thể được đặt theo chiều dọc hoặc chiều ngang. Đa số khung tên sẽ được đặt cạnh dưới và góc phải của bản vẽ.
Tỷ lệ của bản vẽ là tỷ số giữa kích thước đo trên hình biểu diễn của bản vẽ và kích thước tương ứng đo trên vật thể ở ngoài thực tế. Tùy theo khổ bản vẽ mà kích thước và mức độ phức tạp của đối tượng cần biểu diễn mà có thể lựa chọn một trong các tỷ lệ: 1:5, 1:10, 1:50, 1:100, 1:200, 1:500, 1:1000 hay 1:2000.
Bạn cần lưu ý khi hai hay nhiều nét vẽ trùng nhau trên bản vẽ thì sẽ theo thứ tự ưu tiên sau:
Nét liền đậm: Đường bao thấy, cạnh thấy
Nét đứt: Đường bao khuất, cạnh khuất
Nét chấm gạch mảnh: Giới hạn mặt phẳng cắt có hai nét đậm ở hai đầu
Nét chấm gạch mảnh: Đường tâm, trục đối xứng
Nét liền mảnh: Đường kích thước
b. Quy định ghi kích thước bản vẽ nhà
Trong bản vẽ xây dựng, kích thước sẽ gồm 3 phần: đường dóng, đường kích thước và con số.
Bạn cần chú ý: Kích thước được ghi trên bản vẽ là kích thước thật của vật thể
c. Các ký hiệu thường gặp trong bản vẽ xây dựng
III. HƯỚNG DẪN CÁCH ĐỌC BẢN VẼ XÂY DỰNG CHUẨN NHẤT
Bản vẽ mặt bằng thể hiện mặt bằng bố trí công năng, cách bố trí phòng, đồ đạc nội thất hay là cửa chính, cửa phụ,…đều được ghi rõ trong bản vẽ mặt bằng.
Cách đọc chính xác đơn giản:
Kích thước chiều dài, chiều rộng của mỗi phòng
Các kích thước để xác định được vị trí và chiều rộng các lỗ cửa nằm trên tường hoặc là vách ngăn trong nhà
Kích thước và chiều dày các tường, vách ngăn và các kích thước mặt cắt các cột
Ngoài ra, trong bản vẽ sẽ đề cập đến nội thất như bàn ghế, sofa,…và cũng sẽ có cầu thang nếu như đó là nhà cao tầng.
Bản vẽ mặt đứng thể hiện hình dáng bên ngoài của ngôi nhà, thể hiện hình dáng, tỉ lệ cân đối giữa các kích thước cũng như từng không gian của ngôi nhà. Bạn có thể cảm nhận được vẻ đẹp nghệ thuật thông qua bản vẽ mặt đứng.
Mặt đứng của ngôi nhà là hình dáng bên ngoài của ngôi nhà, có thể nhìn từ phía trước, sau hay là bên trái, bên phải. Bạn cần lưu ý mặt đứng hướng ra phía nhiều người qua lại để có thể đọc bản vẽ một cách chính xác.
Bản vẽ mặt cắt là các hình cắt ngôi nhà thu được khi dùng một hoặc là nhiều mặt cắt thẳng đứng, song song với các mặt phẳng hình chiếu cơ bản và được cắt ngang qua không gian trống của ngôi nhà.
Nếu mặt cắt bố trí dọc theo chiều dài thì gọi đó là hình cắt dọc, còn nếu bố trí theo chiều ngang ngôi nhà thì gọi là hình cắt ngang.
Trong bản vẽ kết cấu sẽ thường sử dụng các nét vẽ chủ đạo:
Khi đọc bản vẽ, bạn cần chú ý:
Xem bố trí cốt thép trên hình chiếu chính để từ đó căn cứ số liệu thanh thép, tìm vị trí chúng
Các mặt cắt thường bố trí gần hình chiếu chính, cần ghi rõ tỉ lệ của hình chiếu và mặt cắt.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Hướng Dẫn Cách Đọc Bản Vẽ Đồ Gỗ trên website Techcombanktower.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!