Cập nhật nội dung chi tiết về Hoàng Phượng Vỹ Và Cuộc Hành Trình Đi Tìm Chính Mình mới nhất trên website Techcombanktower.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Anh nói, với anh vẽ là sống, rằng khi vẽ anh được một cuộc đời khác. Tôi mỉm cười hình dung cảnh anh ngồi bên giá vẽ, quên hết mọi thứ xung quanh để với bảng màu, cây cọ, trên bức toan trắng, bắt đầu cuộc đời của mình.Với vẻ ngoài điển trai, phong trần, họa sĩ Hoàng Phượng Vỹ được biết đến như một cá tính độc đáo của nền hội họa Việt Nam đương đại. Ngoài tài vẽ, người ta còn kể về anh như một kẻ đam mê làm bạn với… Lưu Linh. Anh cũng thừa nhận mình “hay rượu”. Thậm chí nhiều lần anh đã mượn cái chếnh choáng của rượu để lên men cho những bức vẽ của mình. “Có một chút rượu vào, vẽ thích lắm. Tuy nhiên, tôi thường chờ đến hôm sau tỉnh táo để xử lý lại một số vấn đề kỹ thuật. Hội họa cần cả hai: say và tỉnh” – Hoàng Phượng Vỹ tâm sự.
Họa sỹ Hoàng Phượng Vỹ
Sinh năm 1962 tại Hà Nội, nhưng quê gốc của Hoàng Phượng Vỹ là ở xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An. Anh chính là con trai của cố nhà thơ Hoàng Trung Thông, một đại diện tiêu biểu của thơ ca cách mạng Việt Nam giai đoạn trước. Mẹ anh là người họ Hồ, cùng làng với bố. Thuở nhỏ Phượng Vỹ thường được theo bố về quê. Với anh, quê hương là chốn bình yên để tâm hồn con người nương náu. Không được sống ở quê nhưng anh còn nhớ rõ xã Quỳnh Đôi năm nào với những ngôi nhà mái lá núp sau bóng cây, với những người nông dân quê mùa thật thà, chất phác. Nhà anh ngày đó ở Ngô Quyền, ngay gần ga Hà Nội nên những người họ hàng ở quê thường xuyên ra chơi. Bởi vậy mà Phượng Vỹ lúc nào cũng cảm nhận được sự gắn kết với quê hương xứ Nghệ, lúc nào anh cũng cảm giác như đang được ở quê.
Nhờ các mối quan hệ bạn bè của bố, từ nhỏ Hoàng Phượng Vỹ đã được tiếp xúc nhiều với giới văn nghệ sĩ, đặc biệt là các danh họa như Nguyễn Sáng, Nguyễn Tư Nghiêm, Mai Văn Hiến… Không chỉ tiếp xúc, anh thực sự là một người bạn của họ. Dù mới chỉ là một đứa trẻ, anh có thể tự mình đến chơi nhà các họa sĩ, trò chuyện thân tình với họ, thậm chí được họ xưng hô bằng tên thay vì xưng chú, xưng bác. Những lúc ngắm tranh, xem các họa sĩ vẽ là những khoảnh khắc vô cùng quý giá với Hoàng Phượng Vỹ. Một thế giới khác như được bày ra trên mặt giấy, mặt toan, và cậu bé Vỹ say sưa phiêu lãng trong bầu trời đầy biến ảo của các sắc màu.
Quà tặng từ những chuyến đi nước ngoài của bố bao giờ cũng mang lại niềm vui cho Hoàng Phượng Vỹ, đó là những cuốn sách hội họa. Sau khi tốt nghiệp phổ thông, Phượng Vỹ có vài tháng ôn thi tại nhà họa sĩ Phạm Viết Song để chuẩn bị cho môn vẽ thi vào trường Đại học Kiến trúc. Đây cũng là những ngày không thể quên của anh, khi bắt đầu được học một cách bài bản các kỹ thuật hội họa. Khi đã trở thành sinh viên trường Kiến trúc, môn vẽ chỉ là một môn học phụ nhưng với Phượng Vỹ, ý thức về việc vẽ, về niềm đam mê hội họa trong anh đã thực sự khởi phát. Nó giống như một ngọn lửa, khi bùng lên khi có vẻ như không tỏa sáng nhưng lúc nào cũng âm ỉ, nhen nhóm. Anh biết vậy, và anh chờ đợi. Bởi đó cũng là một thứ tình yêu, cần phải trân trọng và công bằng với nó.
Tuy nhiên công việc sáng tác hội họa chỉ thực sự được anh dấn thân từ thời gian làm công nhân xây dựng tại Hà Nội, sau khi ra trường. Anh vẽ và làm thơ, dùng màu sắc và ngôn từ để bày tỏ chính mình. Trước nỗi háo hức đến với hội họa của con trai, nhà thơ Hoàng Trung Thông vừa mừng vừa lo. Ông vẫn muốn con theo ngành kiến trúc “để cân bằng cuộc sống”, bởi là một nghệ sĩ, ông hiểu rõ những gian nan trên con đường của mình. Người nghệ sĩ, hơn bất cứ ai khác, lúc nào cũng khổ đau, day dứt trong tâm hồn, và càng tài năng thì càng cô độc. Biết vậy, nhà thơ đã lo lắng cho con từ những ngày xa xưa, khi họa sĩ Nguyễn Sáng từng có lần nói rằng Vỹ có tài vẽ, hãy để Vỹ đi theo con đường hội họa.
Nhưng có lẽ trong thẳm sâu lòng mình, người cha ấy cũng biết rằng không thể khước từ nó, nghệ thuật, nếu như ai đó thực sự có tài cùng lòng đam mê. Nghệ thuật là một thứ men say, nhưng cái say của nó khiến cho tâm hồn con người được hạnh phúc và tốt đẹp hơn. Phượng Vỹ đã không chối bỏ nó, anh thậm chí đã quyết liệt dấn thân mặc dù biết rằng cái giá phải trả nhiều khi hơn cả những nỗi lo cơm áo gạo tiền.
Người họa sĩ ấy đã bỏ nghề kiến trúc sư để chuyên tâm vào vẽ. Ban đầu là những bức sơn dầu, bột màu vẽ tĩnh vật, phong cảnh, chân dung thiếu nữ, vẽ minh họa cho các báo văn nghệ, rồi gần đây anh chuyển sang đề tài trẻ thơ. Những cô bé, cậu bé ôm con gà, con cá, cầm quạt, thổi sáo, những ngôi nhà, những cánh lá, con mèo, con chim…, tất cả đều sống động trong tranh Hoàng Phượng Vỹ. Song đó không đơn giản là một thế giới của trẻ thơ. Người họa sĩ không “ghi hình” thế giới đó, mà anh bày tỏ cảm xúc, suy tư, trải nghiệm của mình về nó. Trên gương mặt ngây thơ của cô bé đang ôm con gà, còn có gì đó thẳm sâu hơn, thứ đánh thức tình yêu của người xem, đánh thức kí ức và những xúc cảm khó giải thích trong họ. Bởi trên khuôn mặt được vẽ với lối sơ giản của đường nét ấy, những màu sắc vẫn âm thầm cất lên tiếng nói của chúng, không rõ ràng như một câu chuyện kể, nhưng gợi tả, gợi cảm. Nó khiến chúng ta không thị giác sự vật như cách thông thường, mà nó đánh thức cái nhìn từ bên trong và gợi mở những bí ẩn của màu sắc.
Cứ như vậy, Hoàng Phượng Vỹ đưa chúng ta vào thế giới của riêng anh. Ở đó ta có thể thấy gần gũi như bắt gặp những ảnh hình thân thuộc đâu đó giữa nhân gian, nhưng đồng thời cũng thấy mới mẻ, hấp dẫn. Tranh của Phượng Vỹ là sự kết hợp tuyệt vời giữa yếu tố dân gian và yếu tố hiện đại, giữa tính hiện thực và tính phi lý. Anh đặt cạnh nhau, trong cùng một không gian nhỏ hẹp, hai vật tách biệt, hoặc đôi khi là đặt hai không gian khác biệt cạnh nhau. Đỏ cạnh xanh, đỏ cạnh hồng, vàng cạnh nâu…, có khi là hai màu không dễ hòa sắc, nhưng nhìn tổng thể, mỗi bức tranh của anh lại rất đẹp mắt, ấm áp, sang trọng và tràn cảm xúc.
Một trong những bức như vậy được anh treo trang trọng trong căn hộ của mình, bức mang tên “Trò chơi”, từng đoạt giải thưởng mỹ thuật ASEAN năm 1998. Bức tranh vẽ những đứa trẻ đang chơi trò bịt mắt bắt dê, trên một cái nền đỏ rất ấn tượng. Một cô bé bị bịt mắt đang khua tay dò tìm đường đi và tìm những đứa trẻ khác. Phía sau lưng cô, những người bạn đang ẩn nấp. Điều đặc biệt của bức tranh là sự phối màu. Trên cái nền đỏ rực, Hoàng Phượng Vỹ không cố tìm một màu sắc nào đó cần được nổi bật lên như một tâm điểm. Màu đỏ, cam, trắng, xanh trên trang phục của cô bé cũng không quá rõ mà chìm lấp vào màu đỏ của nền, nhưng tất cả đã hòa vào nhau để tạo ra một không gian của tuổi thơ vừa thực vừa hư ảo. Thêm vào đó, đường nét vẽ trong bức tranh tưởng như đơn giản mà vô cùng tài hoa. Chúng thể hiện được sự ngây thơ, chúng mang chất thơ, gợi nhiều hơn tả…
Ngay từ những năm 90 của thế kỷ trước, Hoàng Phượng Vỹ đã đoạt được nhiều giải thưởng về mỹ thuật. Ngoài giải thưởng ASEAN với bức “Trò chơi”, anh còn đoạt giải thưởng trong Triển lãm Mỹ thuật Thủ đô năm 1992 với bức “Người đàn ông bên chai rượu”, và cùng năm 1996 đoạt hai giải thưởng cho bức tranh “Hai người”: Giải thưởng của Triển lãm Mỹ thuật Thủ đô và Giải thưởng của Hội Mỹ thuật Việt Nam v.v… Tuy nhiên với Hoàng Phượng Vỹ, việc tham gia vào các tổ chức hay hội nọ hội kia, việc đoạt giải này giải khác chỉ là một cách để anh có cảm giác rằng mình không hoàn toàn là người ngoài lề. Bởi trong anh, luôn luôn vang lên một tiếng nói khác. Thứ âm thanh lặng lẽ đó chỉ mình anh biết, và anh vừa hoan hỉ với nó lại vừa e ngại nó. Không gọi được tên, nhưng anh biết nó là gì. Thứ gì đó giống như cô độc, như đau khổ, như hạnh phúc, như tự do.
Phượng Vỹ thường uống rượu một mình. Nhiều lần đang ở quán rượu, ý tưởng ập đến, anh chạy vội về nhà ngồi xuống bên giá vẽ. Trước tấm toan trắng, anh hân hoan đối diện với nỗi đam mê và sự quyết liệt. “Nó giống như một người bạn”, họa sĩ nói. Tôi hiểu, đó là người bạn giúp anh được trút bỏ lòng mình. Và khi ý tưởng, xúc cảm chất chứa trong lòng cần được giải phóng, thì sắc màu chính là sự tự do của người họa sĩ. Khi vẽ, Phượng Vỹ quên tất thảy mọi thứ xung quanh. Chỉ còn đó, bên giá vẽ, anh với cuộc đời đang được bắt đầu của mình.
“Khó nhất là lúc bắt đầu và kết thúc một bức tranh. Còn phút giây hạnh phúc nhất là phút giây đang vẽ, như ma mị, như có một ảo giác lôi mình đi”, Hoàng Phượng Vỹ tâm sự. Tôi hiểu vì sao anh đã bỏ nhiều thứ khác để đến với hội họa. Giữa muôn hình vạn trạng điều mà cuộc sống ban tặng, anh đã chọn vẽ, chọn rượu, chọn cô đơn như chọn sự sống. Xin được mượn hai câu thơ Phượng Vỹ viết tặng một người bạn để nói về chính anh: “Không chỉ nỗi đau/ Chìm sâu đáy cốc…”. Vâng, còn nhiều điều khác phía sau nỗi đau, phía sau ly rượu, phía sau bức tranh, còn nhiều điều khác ẩn chìm trong mỗi cuộc đời cần được con người khám phá, bằng cách của riêng mình, giống như Phượng Vỹ đã chọn cách vẽ. Anh từng nói đấy thôi: “Vẽ là cuộc hành trình đi tìm chính mình”.
Quỳnh Lâm
Họa Sĩ Hoàng Phượng Vỹ: “Rơi Trên Chính Bóng Mình”
Là con trai của nhà thơ tài danh xứ Nghệ Hoàng Trung Thông, Hoàng Phượng Vỹ được thừa hưởng tài ngôn ngữ từ cha. Hiếm có người nào đọc nhiều, nhớ nhiều như anh. Những nhà văn nọ, nhà thơ kia, danh họa, danh nhân, rồi những câu văn, bài thơ, những vấn đề văn nghệ…, có vẻ như anh đọc và nhớ hết.
Trò chuyện với anh, sẽ không có những chuyện cơm áo đời thường, bởi dường như tâm trí anh hoàn toàn dành quan tâm cho một “vùng” khác. Ngược lại, anh có thể nói vanh vách về tiểu sử, tác phẩm của một nhà thơ hay nhạc sĩ nổi tiếng nào đó. Bởi như anh nói, hàng ngày anh đều “trò chuyện” với họ.
Anh đọc, nghe, thưởng thức và sống cùng trong thế giới nghệ thuật của họ. Họ là những người thầy, người bạn, và những cuộc “giao tiếp” với họ mang đến cho anh niềm thích thú đặc biệt, bởi ngoài nghệ thuật ra, anh thực sự không mấy quan tâm đến những thứ khác.
Tôi tự hỏi, có phải vì vậy chăng, mà Hoàng Phượng Vỹ trở nên ngơ ngác giữa đời thường.
Tranh của anh cũng trong trẻo và ngây thơ như vậy. Màu sắc rực rỡ, thậm chí nhiều khi anh phối màu đụng nhau chan chát, nhưng nhịp điệu mà chúng tạo ra lại mạnh mẽ, sắc nét, dặt dìu và giàu chất cảm. Như thể ở đó phát ra một âm thanh, và đó là thứ âm thanh dịu ngọt tinh tế mà vẫn hiện đại khiến người ta phải ngỡ ngàng.
Nhân vật trong tranh Hoàng Phượng Vỹ thường là phụ nữ và trẻ em. Đôi khi, không có ranh giới tuổi tác để xác định được họ. Bởi anh vẽ phụ nữ cũng ngây ngô như trẻ thơ. Cách đây 20 năm, khi anh trưng bày triển lãm tại Seoul, nhà phê bình mỹ thuật nổi tiếng Hàn Quốc Sunny Sung đã viết về anh: “Hoàng Phượng Vỹ là họa sĩ hàng đầu của Việt Nam. Trong tác phẩm của mình, anh khắc họa hình ảnh ấm áp của phụ nữ, cá và mèo trong những gam màu nguyên bản nhưng vẫn hòa quyện. Hoàng Phượng Vỹ tài tình trong việc xử lý đề tài khiến những bức tranh của anh tựa như một câu chuyện cổ tích”.
Hoàng Phượng Vỹ cũng hay vẽ cha mình, thường là bên ly rượu. Cách vẽ chân dung của anh cũng rất riêng biệt: anh không vẽ những gì mình nhìn thấy, mà vẽ những gì mình cảm thấy. Những bức chân dung vẽ Hoàng Trung Thông không chỉ lột tả được nét thô, khỏe trên gương mặt ông, mà còn làm lộ ra những trầm tư, khắc khoải, sự mạnh mẽ lẫn lãng mạn, nét phóng khoáng trong con người ông.
Tôi thích những bức vẽ chân dung của Hoàng Phượng Vỹ. Nếu trong các tác phẩm khác, dù màu có sặc sỡ, nét vẽ có ngô nghê, trên tất cả vẫn là sự cân nhắc vừa nghiêm khắc vừa tinh tế của ý thức, thì ở mảng vẽ chân dung và minh họa, anh thả lỏng để vô thức chiếm lĩnh.
Lúc này, Hoàng Phượng Vỹ hoang sơ hơn bao giờ hết. Và hội họa của anh trở thành một giấc mơ đủ lớn để chứa những quay cuồng, những khát khao ẩn ức, những nuối tiếc hoang hoải và cả những lạc lõng dạt trôi của anh. Hội họa, có vẻ như bao trùm lên cuộc sống, và nó trở nên thênh thang hơn trong khi mỗi lúc cuộc sống lại có vẻ chật hẹp đi.
Đôi lần tôi được tận mắt chứng kiến Hoàng Phượng Vỹ tự họa. Có khi chỉ là một bức ký họa nguệch ngoạc. Nhưng tôi thích nhìn ngắm anh trong những bức tranh ấy. Giống như Hoàng Phượng Vỹ đang làm thơ về chính mình. Một bài thơ ngắn nhưng gợi, những câu chữ ngổn ngang lộn xộn nhưng lột tả đúng tâm trạng anh. Đôi khi, bức vẽ giống như một bài thơ dở dang. Và tôi chợt nhận ra, Hoàng Phượng Vỹ cũng ngổn ngang, cũng hư hao, cũng dở dang như thế.
Một bài thơ chưa được gieo vần cuối cùng. Một bức tranh chưa đặt nét cuối. Một bản nhạc không có vạch nhịp kết thúc… Cứ như thể Hoàng Phượng Vỹ đang mơ một giấc mơ quá dài, nhưng chính anh đã chọn con đường riêng đó cho mình, bởi thực tại kia không đủ chỗ. Hay nói cách khác, thực tại quá dư thừa những thứ không thuộc về anh, nhưng lại thiếu hao những điều mà anh mải miết kiếm tìm.
Và Hoàng Phượng Vỹ đã lấy mộng mị làm thực tại của cuộc đời anh. Những bức tranh chính là những cơn mơ chập chờn, chúng không tuyên ngôn về điều gì to tát cả, nhưng sự gợi mở, chất thơ và những điều bị bỏ lửng như những dấu lặng đầy quyền uy của chúng, chính là cách hội họa của anh chạm đến trái tim người thưởng lãm.
Trên bề mặt tranh của Hoàng Phượng Vỹ, những em bé, người phụ nữ, người đàn ông, những con mèo, con cá, lọ hoa…, tất cả hiện lên như thể chúng chợt đến trong một giấc mơ, nhưng sự rời rạc của nó, sự huyễn ảo và phi lý của nó, chính là lát cắt sắc lẹm của hiện thực. Nó, hơn bất cứ một câu chuyện dài và đầy đủ chi tiết nào, bất giác lột tả được thực tại một cách sắc sảo và ám ảnh nhất. Với thứ ngôn ngữ kiệm lời, sang trọng, tranh Hoàng Phượng Vỹ lại nói được quá nhiều điều.
Một lần Hoàng Phượng Vỹ đọc cho tôi nghe bài thơ anh sáng tác. Tôi thích câu kết của bài thơ: “Con người rơi trên chính bóng mình”. Tôi nghĩ, Hoàng Phượng Vỹ chọn mộng mị không phải để tự lừa phỉnh, mà, giữa xôn xao đời, chỉ những giấc mơ mới đủ tĩnh để anh được an yên, đủ xáo trộn để anh được quẫy đạp, đủ phi lý để anh được sáng tạo, đủ tự do để sự lạc lõng của anh được nuôi dưỡng và/hoặc nguôi quên.
Vỹ chọn mộng mị, để “rơi trên chính bóng mình”.
Thể Lệ Và Câu Hỏi Cuộc Thi Sưu Tập Và Tìm Hiểu Tem Bưu Chính Năm 2022
Bà Nguyễn Phạm Duy Trang, Uỷ viên Ban Thường vụ Trung ương Đoàn, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Đội Trung ương – Trưởng Ban tổ chức Cuộc thi sưu tập và tìm hiểu tem Bưu chính phát động Cuộc thi năm 2020
Thể lệ Cuộc thi sưu tập và tìm hiểu tem Bưu chính năm 2020
1. Đối tượng tham gia: Thiếu nhi Việt Nam có độ tuổi từ 8 đến 15 (lớp 3 đến lớp 9) đang sinh hoạt, học tập trong các trường Tiểu học, Trung học cơ sở, các Cung, Nhà Thiếu nhi, Trung tâm hoạt động Thanh Thiếu, thiếu nhi là người nước ngoài đang sinh sống, học tập tại Việt Nam đều được tham gia cuộc thi.
2. Thời hạn và nơi nhận bài dự thi
+ Phát động cuộc thi: Ngày 18/12/2019.
+ Hạn cuối nhận bài dự thi: Ngày 18/4/2020 (tính theo dấu bưu điện).
+ Công bố kết quả cuộc thi: Tháng 5/2020.
+ Lễ tổng kết và trao giải cuộc thi: Tháng 5/2020
3. Nơi nhận bài dự thi: TRUNG TÂM HỖ TRỢ VÀ PHÁT TRIỂN THIẾU NHI VIỆT NAM Tầng 7, số 64 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Điện thoại : 024.22412031 – 024.22412032 4. Về giải thưởng
Giải tập thể: Gồm 15 giải, trong đó có 5 giải A và 10 giải B dành tặng cho tập thể có số lượng bài dự thi nhiều và có nhiều bài dự thi đạt giải cá nhân.
Giải cá nhân: Gồm 37 giải, trong đó có 01 giải Đặc biệt, 02 giải Nhất, 4 giải Nhì, 10 giải Ba và 20 giải Khuyến khích.
6. Hình thức thể hiện và một số quy định
– Bài dự thi được viết tay hoặc đánh máy vi tính, trình bày trên khổ giấy A4 hoặc giấy ô ly sạch sẽ, không nhàu nát, tẩy xoá; trả lời đầy đủ các câu hỏi, ngôn từ văn phong dễ hiểu, trong sáng, mạch lạc, bố cục sắp xếp hợp lý theo đúng trình tự câu hỏi, không sử dụng bài photo copy và bài làm giống nhau.
– Bài tham dự cuộc thi phải là bài chưa được đăng tải trên các sách báo, tạp chí hoặc trên bất kỳ phương tiện thông tin đại chúng nào. Người dự thi phải chịu hoàn toàn về bản quyền và trách nhiệm nếu có tranh chấp về bản quyền của Bài dự thi.
– Khuyến khích các bài dự thi viết tay, sưu tập nhiều tem làm minh chứng cho bài dự thi (các hình ảnh, tư liệu phải chính thống và có chú thích rõ ràng).
– Bài dự thi phải ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh, trường, lớp, địa chỉ trường, địa chỉ nhà riêng và số điện thoại (nếu có), các bài dự thi không đầy đủ thông tin cá nhân đều là những bài dự thi không hợp lệ.
– Ban Tổ chức cuộc thi có toàn quyền sở hữu, sử dụng các tác phẩm phục vụ cho công tác tuyên truyền sau cuộc thi; không chịu trách nhiệm với những bài dự thi bị thất lạc, hư hỏng trong quá trình vận chuyển; không trả lại bài đã gửi tham gia cuộc thi và bài đạt giải.
Bộ câu hỏi Cuộc thi Sưu tập và tìm hiểu tem Bưu chính năm 2020
Sắp xếp bộ tem sau theo trình tự thời gian diễn ra các sự kiện lịch sử được thể hiện trên đó.
Em hãy cho biết tới nay, Bưu điện Việt Nam đã có bao nhiêu lần phát hành tem để kỷ niệm ngày sinh của Bác Hồ, đó là những bộ tem nào?
Em hãy cho biết tới nay, Bưu điện Việt Nam đã có bao nhiêu lần phát hành tem để kỷ niệm ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam, đó là những bộ tem nào?
Em hãy kể một câu chuyện của em hoặc bạn bè về việc làm theo 5 điều Bác Hồ dạy. Bài viết không quá 1000 từ.
Mắt Phượng Mày Ngài Là Như Thế Nào? Cách Có Đôi Mắt Phượng Hoàng Đẹp
I – Hình ảnh những đôi mắt phượng đẹp nhất thế giới
Cùng xem qua một số hình ảnh mắt phượng nam của các ca sĩ, diễn viên nổi tiếng chúng ta thường bắt gặp trên màn ảnh nhỏ:
Ở nam, đôi mắt này tạo nên sự cuốn hút, đầy tinh tế và có chiều sâu. Còn ở nữ thì sao, nếu bạn cảm thấy tò mò thì hãy xem qua những hình ảnh sau để cảm nhận vẻ đẹp trọn vẹn của đôi mắt này.
MẮT PHƯỢNG KHÁC MẮT 2 MÍ NHƯ THẾ NÀO?
II – Mắt phượng là như thế nào? Ý nghĩa của đôi mắt phượng?
Mắt phượng hoàng hay còn được gọi là phụng nhãn, chỉ những đôi mắt có:
Chiều ngang hẹp tạo cảm giác mắt dài ra.
Đuôi mắt hơi xếch lên trên một chút
Tròng đen trong, rất sáng và nhiều hơn tròng trắng, có sự phân chia rạch ròi với nhau.
Đôi mắt có 2 mí rõ ràng
Tầm nhìn xa rất chuẩn (rất ít trường hơp mắt phượng bị cận).
Có thể nói, đây là một trong những đôi mắt hiếm hoi có cả chiều dài và chiều sâu tạo nên nét thu hút ấn tượng cho người đối diện đặc biệt ở những người khác phái với nhau.
✅✅✅ CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: Mắt bồ câu là mắt như thế nào?
Luận tướng mắt phượng, cổ nhân thấy rằng: “Đây đa số là những con người có trị tuệ hơn người, thông minh xuất chúng. Những người này phù hợp với cuộc sống mang tư tưởng học thuật hơn là làm kinh doanh, thương mại.” Tuy nhiên, nhìn chung, đôi mắt này sẽ phản ánh:
Khá để đoán biết được một cô gái mắt phượng đang suy nghĩ những gì? Họ có phần nội tâm khép kín, ít khi bộc lộ ra cho ai biết.
Tuy nhiên, trong giao tiếp ứng xử, họ khá thông minh, tinh tế, luôn biết cách cư xử như thế nào để hợp tình hợp lý nhất. Đây cũng là những cô gái biết quan tâm đến người khác.
Là những người có tài chỉ huy, lãnh đạo. Sự thành công là điều họ dễ dàng nắm giữ được. Họ sống khá cứng rắn, sẵn sàng buông bỏ những người chống đối lại mình.
Chính vì vậy, đôi khi họ lại bị thù ghét bởi vẻ lạnh lùng, tàn nhẫn của chính mình. Do đó, đàn ông mắt phượng dù có vận thế khá tốt nhưng lại lại hay chịu cảnh cô đơn, ít có ai bên cạnh.
BẠN MUỐN CÓ ĐÔI MẮT PHƯỢNG “QUÝ TƯỚNG”?
Inbox để nhận ngay giải pháp khắc phục hữu hiệu!
Bên cạnh ý nghĩa chung về người mắt phượng, để đánh giá chính xác hơn nữa về họ, chúng ta còn cần phải dựa vào đặc điểm đôi mắt của họ thuộc loại nào.
Từ đó đưa ra được những nhận định đúng đắn nhất. Theo đó, cổ nhân ta chia phụng nhãn thành các loại:
Đôi mắt với cặp lông mi cong dài, 2 mí rõ ràng tươi đẹp, thần thái đôi mắt như đang cười mặc dù ánh mắt có phần trơn ướt, tĩnh lặng.
Người sở hữu đan phụng thường có tài văn chương xuất chúng. Nói năng rõ ràng, câu từ thâm thúy khiến đối phương phải nể sợ.
Đôi mắt này có hình dáng khá giống với đan phụng nhãn. Tuy nhiên, để ý kỹ thì Dạ phụng nhãn sẽ hẹp và trông dài hơn đan phụng.
Tương tự như vậy, người sở hữu dạ phụng nhãn cũng có tài văn chương hơn người và sở hữu một tấm lòng bao dung hơn cả. Cuộc sống của họ khá êm đẹp và phú quý.
Chỉ những đôi mắt dài, trông khá buồn, phần đuôi mắt chếch lên trên nhìn khá rõ. Sở hữu Minh phụng bạn cũng có được cuộc sống khá bình yên. Đặc biệt vào trung vận sẽ phất lên đến đỉnh cao của sự quyền quý, tiền tài.
Mày ngài hay mày tằm chỉ dáng lông mày có hình dấu huyền, rất sắc và được bẻ cong về phần đuôi. Người sở hữu mày ngài có lông mày mọc gọn ghẻ, phần thịt dưới lông mày đùn lên trông như con tằm.
Bên cạnh đôi lông mày ngài, người sở hữu cặp mắt này nổi bật lên bởi tròng đen lớn và rất sáng. Ngoài ra, đồng tử của mắt còn luôn có thần khí, hình dạng mắt dài và thon.
Những người sỡ hữu cặp mắt “xuất sắc” này là người thẳng thắn, sống hòa đồng với mọi người, khép léo trong giao tiếp, ứng xử.
Nếu là nam giới thì sẽ rất cuốn hút mạnh mẽ đối với phái nữ. Khi là nữ giới lại được nhiều người theo đuổi vì sự thông minh, xinh đẹp mà bản thân mang lại. Sự nghiệp của họ nhìn chung là khá phát triển và thịnh vượng.
Dù đều được xếp vào hàng phụng nhãn nhưng rõ ràng, những đôi mắt phượng mày ngài hay mắt phượng mày tằm vẫn được ưu ái hơn cả về mặt thẩm mỹ lẫn tướng số. Chính vì vậy, không lấy gì làm lạ khi nhiều người mong muốn có thể sở hữu đôi mắt này.
V – Làm sao để sở hữu đôi mắt phượng mày ngài đẹp đúng chuẩn??
Từ xa xưa, để tạo phong thái quý tộc cho các vua chúa, quan lại, dân gian ta đã áp dụng phương thức trang điểm, tô vẽ mắt, cặp lông mày để có thể tạo nên đôi mắt phượng mày ngài.
Tuy nhiên, cho đến nay, phong cách trang điểm này đã không còn phù hợp bởi sự “lộ liễu” thiếu tự nhiên mà nó mang lại.
Chưa kể, sự phát triển của xã hội đòi hỏi con người hướng tới những điều lâu dài chứ không phải sự tạm thời như trang điểm.
Với sự phát triển của nền y học thẩm mỹ, bạn hoàn toàn có thể biến đôi mắt của mình thành mắt phượng mày ngài dù trước đó nó có hình dạng thế nào đi chăng nữa. Cụ thể như sau:
1. Tạo hình thẩm mỹ mắt phượng
Hiện có rất nhiều phương pháp để tạo mắt phượng, tùy thuộc vào nhu cầu và tình trạng mắt mà các bạn có thể lựa chọn kỹ thuật thích hợp nhất. Cụ thể:
Bản chất của mắt phượng phải là trước đã, vậy nên nếu đang sở hữu đôi mắt 1 mí, bạn cần tạo hình để có được mắt 2 mí rõ ràng.
Hiện nay, 2 phương pháp được áp dụng phổ biến trong tạo hình mắt 2 mí là Cắt mí mắt và Bấm mí mắt.
Với những đối tượng còn trẻ, mắt chưa xuất hiện da chùng, mỡ bọng mắt,…sẽ thích hợp với phương pháp bấm mí.
Còn những trường hợp ngoài 30 tuổi, mắt có dấu hiệu lão hóa sẽ thích hợp với phương pháp cắt mí.
Một đôi mắt ngắn về chiều dài, phần đuôi mắt cụp sẽ không tạo nên thần thái hình đuôi phượng. Do vậy, nếu mắt bạn có ngắn, các bác sĩ có thể phải mở rộng khóe mắt kết hợp chỉnh hỉnh cho phần đuôi mắt cao lên.
Một số trường hợp, mí mắt bị che khuất bởi mỡ thừa và da chùng, bác sĩ sẽ loại bỏ chúng bằng một trong 2 kỹ thuật là: Lấy mỡ mí mắt hoặc cắt da thừa mí mắt.
Trong một số trường hợp bạn phải áp dụng nhiều kỹ thuật, cũng có trường hợp chỉ cần 1 kỹ thuật là đủ. Muốn biết trường hợp của mình cần đến những kỹ thuật nào? Bạn cần tham khảo ý kiến từ bác sĩ.
Một số hình ảnh khách hàng tạo mắt phượng bằng các phương pháp bấm mí, cắt mí và mở khóe mắt bạn đọc có thể tham khảo như:
Trường hợp khách hàng mắt mí lót được khắc phục và tạo hình mắt phượng 2 mí cân đối
Khách hàng mắt sụp mí do lão hóa, sau cắt mí mắt cân đối, đều đẹp
Khách hàng có mắt nhỏ hẹp, thiếu cân đối được khắc phục sau mở góc mắt
Có khá nhiều cách để sở hữu mày ngài, bạn có thể đến các Spa, thẩm mỹ viện hoặc tốt hơn là đến các bệnh viện thẩm mỹ để thực hiện một trong các dịch vụ như:
Gần giống xăm nhưng được thực hiện tỷ mẩn hơn, tạo cảm giác tự nhiên cho khuôn mày
Điêu khắc tạo đôi lông mày trông giống thật hơn so với các phương pháp thêu hay xăm
Tùy vào sở tính, túi tiền mà bạn có thể chọn cho mình phương pháp tạo hình lông mày phù hợp với trường hợp của mình.
30 PHÚT CÓ NGAY MẮT PHƯỢNG MÀY NGÀI NHƯ Ý!
Bạn đang đọc nội dung bài viết Hoàng Phượng Vỹ Và Cuộc Hành Trình Đi Tìm Chính Mình trên website Techcombanktower.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!