Cập nhật nội dung chi tiết về Giáo Án Văn 8 Bài Nói Quá mới nhất trên website Techcombanktower.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
2. Kĩ năng 3. Thái độ 1. Giáo viên 2. Học sinh 2. Kiểm tra 3. Bài mớiGV: dẫn câu ca dao
– Nói quá sự thật.
Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạtH:So sánh với thực tế em thấynói quá có đặc điểm gì? Rút ra khái niệm nói quá?
– Chưa nằm đã sáng; chưa cười đã tối
→ phóng đại tính chất của hiện tượng.
– mồ hôi.. ruộng cày → phóng đại mức độ sự vật.
2. Kết luận:
+ Nói quá:Là phóng đại quy mô, tính chất, mức độ của sự vật, hiện tượng.
GV: So sánh từng cặp câu sau:
– Đêm… chưa nằm đã sáng / đêm… rất ngắn.
– Ngày… chưa cười đã tối / ngày… rất ngắn.
– Mồ hôi thánh thót… cày / mồ hôi nhiều, ướt đẫm.
→ Báo cáo. Nhận xét. Gv kết luận.
– Nói quá: làm câu văn tăng sức biểu cảm, nhấn mạnh hơn, tạo ấn tượng hơn.
H: Tìm vd về nói quá, chỉ rõ tác dụng của nó?
– Đen như cột nhà cháy → rất đen.
– Ăn như rồng cuốn, nói như rồng leo, làm như mèo mửa.
→ nói quá thường được sử dụng trong khẩu ngữ, kết hợp với phép so sánh.
H:Nói quá thường được sử dụng trong các loại văn nào?
– Châm biếm, trữ tình, anh hùng ca.
H:Nói quá là gì? Tác dụng của nó như thế nào?
– GV cho hs đọc ghi nhớ (SGK).
⇒ GV chốt.
+ Tác dụng: nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
*Ghi nhớ (SGK/ 102).
H: VHDG hay dùng biện pháp nói quá, em hãy tìm một vài văn bản có biện pháp này ?
– Sơn Tinh Thuỷ Tinh, Thánh Gióng…
– VHTĐ cũng thường sử dụng biện pháp nói quá.
VD: ND m/t Thuý Kiều ” Một hai nghêng nước nghiêng thành”
“Sắc đành đòi một tài đành hoạ hai…”
* GV: trong VHDG nói quá tạo ra yếu tố hoang đường, kì lạ, tô đậm vẻ đẹp, tính cách của nhân vật.
– GV kể sơ lược truyện ngắn “Con rắn vuông”.
*Chú ý: cần phân biệt nói quá với nói khoác không mang giá trị tích cực.
H: Nói quá có phải là nói khoác không chúng khác nhau ntn?
Đọc bài tập 2 (102), nêu yêu cầu, làm bài?
Gọi hai HS lên bảng giải.
HS nhận xét.
GV nhận xét, bổ sung.
2. Bài 2/ (102). Điền thành ngữ:
a. Chó ăn đá gà ăn sỏi.
b. Bầm gan tím ruột.
c. Ruột để ngoài da.
d. Nở từng khúc ruột.
e. Vắt chân lên cổ.
H: Đọc bài 3, nêu yêu cầu bài?
– HS làm bài, nhận xét.
– GV hướng dẫn, bổ sung.
3. Bài 3/102: Đặt câu.
– Thuý Kiều là cô gái có sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành.
– Kẻ trượng phu xưa kia thường mơ chuyện rời non lấp biển.
– Người anh hùng hào kiệt thường có ý chí lấp biển vá trời .
– Tôi nghĩ nát óc mà vẫn chưa tìm được cách giải bài toán ấy.
– Chiến công ấy là của người anh hùng mình đồng da sắt
H: HS đọc bài 4, xác định yêu câu, làm bài.
– GV hướng dẫn bổ sung.
4.Bài 4 /(103) Tìm 5 thành ngữ có dùng biện pháp nói quá.
– Ngáy như sấm
– Nói như vẹt
– Nhanh như chớp.
– Lớn nhanh như thổi.
– Đen như cột nhà cháy.
– Xấu ma chê quỷ hờn.
– Gv hướng dẫn hs làm bài tập 5
– HS đọc đoạn văn – Hs nhận xét → GV bổ sung.
5.Bài 5 /(103)
– Viết đoạn văn hoặc làm một bài thơ có dùng biện pháp nói quá:
Buổi tối tôi đến nhà linh học nhóm .Đường đến nhà linh phải đi qua một quãng vắng. tôi đang đi bỗng một con mèo ở đâu chạy ngang đường thoắt một cái khiến tôi giật mình, sợ hết vía. Đã đến nhà linh rồi mà tôi vẫn chưa hoàn hồn.
4. Củng cố, luyện tập
300 BÀI GIẢNG GIÚP CON HỌC TỐT LỚP 8 CHỈ 399K
Tổng hợp các video dạy học từ các giáo viên giỏi nhất – CHỈ TỪ 199K tại chúng tôi
Tổng đài hỗ trợ đăng ký khóa học: 084 283 45 85
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k7: chúng tôi
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:
Loạt bài Giáo án Ngữ văn lớp 8 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 8 Tập 1 và Tập 2 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.
Soạn Bài Nói Quá Lớp 8, Ngữ Văn 8
Hướng dẫn soạn bài Nói quá trang 101 SGK Ngữ văn 8 tập 1 để em làm quen với một biện pháp tu từ nghệ thuật bên cạnh biện pháp so sánh, ẩn dụ,… đã học nhằm làm tăng sức biểu đạt cho câu thơ, câu văn, giúp cách diễn thêm hay và giàu ý nghĩa.
Soạn bài Nói quá
Soạn bài Nói quá, Ngắn 1
I. Nói quá và tác dụng của nói quá
Câu 1.Cách nói“Đêm tháng năm chưa nằm đã sángNgày tháng mười chưa cười đã tối”🡪 Đây là cách nói phóng đại🡪 Câu này thực chất muốn nói thời gian tháng năm và tháng mười là rất ngắn
Câu 2: Nhấn mạnh quy mô, tính chất của sự việc, hiện tượng, khuyên chúng ta cần biết trân quý thời gian, sắp xếp thời gian sao cho phù hợp.
Câu 1.
Câu 2.a. Điền vào chỗ chấm ” chó ăn đá gà ăn sỏi“b. Điền vào chỗ chấm ” bầm gan tím ruột“c. Điền vào chỗ chấm ” ruột để ngoài da“d. Điền vào chỗ chấm ” nở từng khúc ruột“e. Điền vào chỗ chấm ” vắt chân lên cổ mà chạy “
Câu 3.
Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh có vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành
Dù dời non lấp biển nhân dân ta vẫn quyết chí đồng lòng
Chỉ cần có ý chí, chúng ta có thể lấp biển vá trời
Dù có mình đồng da sắt tôi cũng không chịu được cái thời tiết mùa hè nóng nực
Tôi nghĩ nát óc mà vẫn chưa giải quyết được vấn đề
Câu 4.
Đẹp như tiên sa cá lặn
Ăn như thuồng luồng
Khỏe như trâu
Đen như cột nhà
Dữ như cọp
Câu 5: Chủ nhật tuần trước, Minh được Hùng mời đến dự sinh nhật. Minh vốn là một cô gái xinh đẹp. Vẻ đẹp của Minh có thể ví như tiên sa cá lặn, cô bé ngoan ngoãn, học giỏi, luôn giúp đỡ mọi người nên được bạn bè yêu mến. Hùng cũng quý mến Minh vì tất cả những nét tính cách tốt đấy. Hùng tỏ ra rất vui mừng khi Minh đến và vui mừng nở từng khúc ruột khi được Minh khen ngợi về sự chỉnh chu của bản thân trong buổi sinh nhật đó.
I. NÓI QUÁ VÀ TÁC DỤNG CỦA NÓI QUÁCâu 1:Thực chất là sự phóng đại mức độ, tính chất nội dung của các câu này.
II. LUYỆN TẬPCâu 1:a. Ý nghĩa: Lao động đã mang lại cho con người cuộc sống no ấm.b. không ngại khó khăn, gian khổ.c. Ý muốn nói quá về lời nói của con người có quyền hành.Câu 2:a. Ở nơi chó ăn đá gà ăn sỏi thế này, đến cỏ không mọc nổi nữa là trồng rau, trồng cà.b. Nhìn thấy tội ác của giặc ai ai cũng bầm gan tím ruột.c. Cô Nam tính tình xởi lợi ruột để ngoài da.d. nở từng khúc ruột.e. vắt chân lên cổ.
Câu 3:– Kiều có vẻ đẹp nghiên nước nghiêng thành.– Việc xây dựng các nhà máy thủy điện, có khác gì chúng ta dời non lấp biển.– Đoàn kết là sức mạnh lấp biển vá trời để kiến tạo một cuộc sống tự do.– Bộ đội ta mình đồng da sắt.– Bài toán này tớ nghĩ đã nát óc mà chưa giải được.
Câu 4:– Kêu như trời đánh.– Dữ như cọp.– Nhìn như muốn nuốt chửng người ta.– Khỏe như voi.– Ăn như lợn.
Câu 5:Gươm mài đá, đá núi cũng mònVoi uống nước, nước sông phải cạnĐánh một trận sạch không kình ngạcĐánh hai trận, tan tác chim muông.
Câu 6:Nói quá và nói khoác cùng là nói phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật hiện tượng được nói đến.Nói quá mục đích nhấn mạnh, khẳng định, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm. Còn mục đích của nói khoác là làm cho người nghe tin vào những điều không có thực, hoặc để phô trương, khoe khoang.
Xem tiếp các bài soạn để học tốt môn Ngữ Văn lớp 8
– Soạn bài Lão Hạc – Soạn bài Từ tượng hình, từ tượng thanh
I. Nói quá và tác dụng của nói quáCâu 1: (trang 101 sgk Ngữ văn 8 tập 1):Nói đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, Ngày tháng mười chưa cười đã tối và Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày là quá sự thật, là sự phóng đại mức độ, tính chất nội dung của các câu này:+ Thực chất câu tục ngữ này muốn nhấn mạnh tới sự đối lập về thời gian trong ngày giữa hai mùa trong năm (mùa hè- mùa đông)+ Nỗi vất vả, nhọc nhằn của người nông dân.
Câu 2: (trang 101 sgk Ngữ văn 8 tập 1):Cách nói như trên có tác dụng nhấn mạnh điều mình muốn nói và tăng sức biểu cảm.
Câu 1 (trang 102 sgk Ngữ văn 8 tập 1):– Nói quá nhấn mạnh vai trò sự cố gắng, kiên trì, sức khỏe trong lao động.b, “em có thể đi lên tới tận trời được”– Nói quá nhằm khẳng định không ngại khó, không ngại khổc, “cụ bà thét ra lửa”– Nói quá thể hiện nhân vật bà cụ có thế lực, có quyền lực.
Câu 2 (trang 102 sgk Ngữ văn 8 tập 1):a, Chó ăn đá gà ăn sỏib, Bầm gan tím ruộtc, Ruột để ngoài dad, Nở từng khúc ruột
Câu 3: (trang 102 sgk Ngữ văn 8 tập 1):– Thúy kiều có vẻ đẹp ngiêng nước nghiêng thành.– Sơn Tinh dời non lấp biển đánh bại Thủy Tinh– Nữ Oa có sức mạnh lấp biển vá trời cứu chúng sinh khỏi lầm than.– Thánh Gióng cường tráng, mình đồng da sắt, hùng dũng ra trận.– Bài toán này khó, nghĩ nát óc vẫn không giải được.
Câu 4: (trang 102 sgk Ngữ văn 8 tập 1):– Ăn như rồng cuốn– Làm như mèo mửa– Đẹp như tiên– Đen như than– Nói hay như hát.
Câu 5: (trang 102 sgk Ngữ văn 8 tập 1):Hôm nay, Hà Nội nóng như đổ lửa. Thủ đô đang trong mùa nắng nóng và đây là đợt nắng nóng cao điểm nhất từ đầu mùa. Nhiệt độ cao nhất có thể lên tới 43 độ C. Trong thời điểm này, chúng ta cần hạn chế ra đường từ 9h sáng đến 5h chiều. Các bạn nên uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh để giải nhiệt, không nước nước đá vì có thể gây bệnh về họng. Ở trong nhà có điều hòa, tránh bật dưới 25 độ C, dễ gây sốc nhiệt khi bạn ra ngoài. Thời tiết này cần đưa trẻ em và người già vào nới thoáng mát. Để sống chung với cái nóng như Hỏa Diệm Sơn của Hà Nội chúng ta hãy cố gắng thực hiện những điều trên.– Biện pháp nói quá: nóng như đổ lửa, cái nóng như Hỏa Diệm Sơn
Bài đang học soạn bài Lão Hạc trang 38 SGK Ngữ Văn 8 tập 1
Trong chương trình học Ngữ Văn 8 phần Thuyết minh cái phích nước là một nội dung quan trọng các em cần chú ý chuẩn bị trước.
Ngoài ra, Thuyết minh về chiếc áo dài Việt Nam là một bài học quan trọng trong chương trình Ngữ Văn 8 mà các em cần phải đặc biệt lưu tâm.
https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-noi-qua-lop-8-37880n.aspx
Soạn Bài Nói Quá Sbt Ngữ Văn 8 Tập 1
1. Bài tập 1, trang 102, SGK.
Tìm biện pháp nói quá và giải thích ý nghĩa của chúng trong các ví dụ sau:
a)
Bàn tay ta làm nên tất cả Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.
(Hoàng Trung Thông, Bài ca vỡ đất)
b) Anh cứ yên tâm, vết thương mới chỉ sướt da thôi. Từ giờ đến sáng em có thể đi lên đến tận trời được.
(Nguyễn Minh Châu, Mảnh trăng cuối rừng)
Trả lời:
c) […] Cái cụ bá thét ra lửa ấy lại xử nhũn mời hắn vào nhà xơi nước.
(Nam Cao, Chí Phèo)
Muốn tìm biện pháp nói quá và thấy được ý nghĩa của nó, cần phải nắm vững hai đặc điểm của biện pháp nói quá là tính chất phóng đại trong diễn đạt và mục đích nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm. Ví dụ, ở câu (c), thét ra lửa là biện pháp nói quá. Trong thực tế chẳng ai thét được ra lửa. Nghĩa của thét ra lửa là “rất hống hách, nói năng quát tháo ai cũng phải nể sợ”.
Trả lời:
2. Bài tập 2, trang 102, SGK.
Điền các thành ngữ sau đây vào chỗ trống /…/ để tạo biện pháp tu từ nói quá: bầm gan tím ruột, chó ăn đá gà ăn sỏi, nở từng khúc ruột, ruột để ngoài da, vắt chân lên cổ. a) Ở nơi l…l thế này, cỏ không mọc nổi nữa là trồng rau, trồng cà.
Để làm tốt bài tập này, trước hết cần phải tìm hiểu ý nghĩa của mỗi thành ngữ đã cho, sau đó lần lượt tìm hiểu ý khái quát của mỗi câu đã được cho để chọn thành ngừ thích hợp điền vào chỗ trống. Ví dụ, thành ngữ Chó ăn đá gà ăn sỏi có ý nghĩa là “thuộc nơi đất đai cằn cỗi, trơ trọi, khó bề làm ăn và luôn luôn đói kém, nghèo khổ”. Thành ngữ này điền vào chỗ trống ở câu (a) là thích hợp.
Trả lời:
3. Bài tập 3, trang 102, SGK.
Đặt câu với các thành ngữ dùng biện pháp nói quá sau đây: nghiêng nước nghiêng thành, dời non lấp biển, lấp biển vá trời, mình đồng da sắt, nghĩ nát óc.
Tương tự như ở bài tập 2, trước hết phải tìm hiểu nghĩa hàm ẩn (nghĩa bóng) của thành ngữ rồi mới đặt câu. Ví dụ : Nghiêng nước nghiêng thành có nghĩa bóng chỉ sắc đẹp tuyệt vời, có sức lôi cuốn kì diệu của người phụ nữ.
Đặt câu : Đến năm mười sáu tuổi, nàng đã nổi tiếng đàn thơ cung kiếm và có một sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành.
(Trịnh Cao Tường, Non nước Đồ Sơn)
Trả lời:
4. Bài tập 4, trang 103, SGK.
Tìm năm thành ngữ so sánh có dùng biện pháp nói quá.
Làm theo mẫu trong SGK.
5. Bài tập 5, trang 103, SGK.
Viết một đoạn văn hoặc làm một bài thơ có dùng biện pháp nói quá.
Trả lời:
6. Bài tâp 6*, trang 103, SGK.
Phân biệt biện pháp tu từ nói quá với nói khoác.
Nói quá, với tư cách là một biện pháp tu từ, và nói khoác giống nhau ỏ chỗ cả hai đều dùng cách nói phóng đại. Vậy nói quá và nói khoác khác nhau ở chỗ nào ? Để giải đáp câu hỏi này, cần xét xem mục đích của mỗi hành động là gì. Nên tìm một số ví dụ về trường hợp nói khoác mà em biết.
7. Thay những từ ngữ nói quá trong các câu sau bằng từ ngừ thông thường mà tương ứng về nghĩa cơ bản để thây rõ tác dụng biểu cảm của câu văn giảm sút do không dùng biện pháp nói quá.
a) Khi gặt xong, sẵn thóc rơi vãi ngoài ruộng, đàn vịt chóng lớn như thổi.
b) Thằng ấy vào loại rán sành ra mỡ đấy.
Trả lời:
c) Năm ấy mất mùa, gạo châu củi quế, đời sống nông dân vô cùng khốn khổ.
d) Trại giặc im lìm chúng đang ngủ say như chết.
chúng tôi
Từ ngữ thông thường ở đây là những từ ngữ dùng để thay thế cho từ ngữ nói quá mà câu văn vẫn giữ được ý nghĩa tương tự, chỉ có điều là tác dụng nhấn mạnh, gây ấn tượng biểu cảm như câu có dùng từ ngữ nói quá đã giảm đi nhiều.
Soạn Bài Nói Quá Môn Văn Lớp 8 Chi Tiết Nhất
Soạn Ngữ Văn lớp 8:
1. Bài Nói quá
1.1. Kiến thức cơ bản
Nói quá là gì?
Nói quá là phép tu từ phóng đại quá mức, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
Nói quá còn được gọi là ngoa dụ, phóng đại, thậm xưng, khoa trương.
Ước gì sông rộng một gang Bắc cầu dải yếm đón chàng sang chơi
(Ca dao)
Ngẩng đầu mái tóc mẹ rung Gió lay như sóng biển tung trắng bờ
(Tố Hữu)
Tác dụng của nói quá
Nói quá là một biện pháp tu từ, nó có chức năng nhận thức, khắc sâu hơn bản chất đối tượng. Nói quá không phải là nói sai sự thật, nói dối.
Chọc trời khuấy nước mặc dầu Dọc ngang nào biết trên đầu có ai
(Nguyễn Du)
Trong câu thơ trên, biện pháp tu từ nói quá góp phần làm tăng tính chất anh hùng ca trong hành động của nhân vật Từ Hải.
Nói quá còn có tác dụng tăng sức biểu cảm, nhấn mạnh, gây ấn tượng mạnh.
Ngực lép bốn nghìn năm Trưa nay cơn gió mạnh Thổi phồng lên. Tim bỗng hoà mặt trời
(Tố Hữu)
Ở ví dụ trên, biện pháp tu từ nói quá được sử dụng rất táo bạo, hồn nhiên mà vẫn bảo đảm tính chân thực. Tác giả đã sử dụng trí tưởng tượng độc đáo, sáng tạo để diễn tả niềm vui sướng, hân hoan của nhân dân ta trong ngày Huế giải phóng.
Nói quá thường được sử dụng trong khẩu ngữ. Ví dụ: buồn nẫu ruột, giận sôi gan, bầm gan tím ruột, mệt đứt hơi, đói rã họng, vỡ mặt, lo sốt vó, người đen như cột nhà cháy, nói như rồng leo…
Trong văn chương, nói quá thường thích hợp với những loại văn bản: châm biếm, trữ tình, anh hùng ca, … những văn bản có chức năng kêu gọi, lời hiệu triệu.
Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng.
(Trần Quốc Tuấn)
Một số biện pháp nói quá
a. Nói quá kết hợp với so sánh tu từ
Hai biện pháp tu từ này đều nhằm mục đích làm rõ hơn, cụ thể hơn, sinh động hơn bản chất của đối tượng. Nếu kết hợp cả hai phép tu từ sẽ đem lại hiệu quả cao hơn. Ví dụ:
Trên trời mây trắng như bông Ở dưới cánh đồng bông trắng như mây Mấy cô má đỏ hây hây Đội bông như thể đội mây về làng
(Ca dao)
Mẹ già như chuối ba hương Như xôi nép một, như đường mía lau
(Ca dao)
b. Dùng những từ ngữ phóng đại khác
Các từ phóng đại có thể là những từ ngữ mang sẵn ý nghĩa phóng đại: cực kỳ, vô kể, vô hạn độ, tuyệt diệu, mất hồn, …
Các từ ngữ phóng đại có thể là: nhớ đến cháy lòng, cưỡi vỡ bụng,…
Từ ngữ phóng đại có thể thể hiện thông qua những thành ngữ, tục ngữ: ăn như rồng cuốn, nói như rồng leo, khoẻ như voi, đẹp như tiên, …
1.2. Rèn luyện kĩ năng
Xác định biện pháp nói quá trong các trường hợp sau:
a.
Đồn rằng bác mẹ anh hiền Cắn hạt cơm không vỡ, cắn đồng tiền vỡ đôi
(Ca dao)
b.
Xin nguyện cùng người vươn tới mãi Vững như muôn ngọn dải Trường Sơn
(Tố Hữu)
c.
Trên quê hương quan họ Một làn nắng cũng mang điệu dân ca
(Phó Đức Phương)
d.
Đau lòng kẻ ở người đi Lệ rơi thấm đá, tơ chia rũ tằm
(Nguyễn Du)
Các trường hợp trong bài tập này có sử dụng hai biện pháp phóng đại sau:
Ví dụ:
Xin nguyện cùng người vươn tới mãi Vững như muôn ngọn dải Trường Sơn
(Tố Hữu)
Dùng cách kết hợp nhuần nhuyễn hai biện pháp tu từ: nói quá và so sánh.
Phân tích hiệu quả của các trường hợp sau đây do sử dụng biện pháp tu từ nói quá
a. Đi xe máy mà suy rượu thì tính mạng ngàn cân treo sợi tóc.
b. Bài toán này khó quá, nghĩ nát óc mấy tiếng đồng hồ rồi mà vẫn chưa tìm ra cách giải.
c. Do dậy muộn, nên dù đã vắt chân lên cổ chạy mà vẫn muộn học.
a. Sử dụng “ngàn cân treo sợi tóc” giúp người đọc nhận thức được mức độ nguy hiểm một cách cụ thể sinh động.
b. “Nghĩ nát óc” là cách nói hình ảnh để diễn đạt khả năng tập trung, suy nghĩ cao độ.
c. “Vắt chân lên cổ ” là cách nói quá diễn đạt sự cố gắng hết mức trong khi chạy, nhằm đạt tốc độ nhanh nhất.
Tìm một số trường hợp nói quá trong sinh hoạt hàng ngày
Bài tập này giúp các em vận dụng cách nói quá vào lời nói sinh hoạt hàng ngày để tăng tính biểu cảm.
Mẫu: Da cậu ấy đen như của tam thất.
Tìm một số ví dụ về nói quá trong các bài thơ em đã học hoặc đã thuộc.
Mẫu:
Gươm mài đá, đá núi cũng mòn Voi uống nước, nước sông phải cạn Đánh một trận sạch không kình ngạc Đánh hai trận, tan tác chim muông
(Nguyễn Trãi)
Tìm 10 thành ngữ so sánh bằng biện pháp nói quá
Mẫu:
Kêu như trời đánh Dữ như cọp.
……………………………………………………………………………
Bạn đang đọc nội dung bài viết Giáo Án Văn 8 Bài Nói Quá trên website Techcombanktower.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!