Đề Xuất 3/2023 # Giáo Án Văn 12 Tiết 23 Và 30: Luật Thơ # Top 8 Like | Techcombanktower.com

Đề Xuất 3/2023 # Giáo Án Văn 12 Tiết 23 Và 30: Luật Thơ # Top 8 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Giáo Án Văn 12 Tiết 23 Và 30: Luật Thơ mới nhất trên website Techcombanktower.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Tiết: 23, 30 Ngày soạn:20 /9/09 Ngày dạy: 26 /9 /09 Tiếng Việt LUẬT THƠ A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS: 1. Kiến thức: Nắm được quy luật của các thể thơ; đặc điểm của các thể thơ phổ biến hiện nay trong thơ Việt Nam. Biết vận dụng sự hiểu biết về các đặc điểm đó vào việc cảm nhận và tìm hiểu các tác phẩm cụ thể. 2. Kĩ năng: Cách gieo vần, hài hoà âm thanh, ngắt nhịp trong một số thể thơ. 3. Thái độ: Biết nhận ra giá trị nhạc tính và phân tích, biết làm thơ theo đề tài. B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ: + Thầy: SGK; sách GV; Đọc lại “Từ điển văn học” ; Thiết kế bài dạy. + Trò: Đọc kĩ & soạn bài theo 2 phần I-II (Trang 101-127.) C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH: D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: TIẾT 1: Hoạt động 1: Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ: Nội dung Lớp 12A1 Lớp 12A2 Lớp 12A3 Kiểm diện Kiểm tra *Hỏi: – Trình bày khái niệm VB khoa học và ngôn ngữ KH? – Giải bài tập 3 ở SGK-tr. 76 *Trả lời: – Văn bản khoa học gồm 3 loại chính: các văn bản khoa học chuyên sâu, các văn bản khoa học giáo khoa, các văn bản khoa học phổ cập (dựa vào ngành: văn bản KHTN, văn bản KHXH&NV và văn bản KH- công nghệ). – Ngôn ngữ khoa học là ngôn ngữ được dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực KH, tiêu biểu là trong văn bản KH. Hoạt động 2: Vào bài mới: Các tác phẩm thơ từ cổ chí kim ra đời và tồn tại mãi với thời gian, ngoài nội dung sâu sắc, cón có yếu tố thi luật. Vậy thế nào là luật thơ của một thể thơ và VN có những thể thơ chính nào? Một số thể thơ phổ biến hiện nay có luật thơ ra sao? 2 tiết học này sẽ tập trung đi vào việc tìm hiểu các nội dung trên. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung kiến thức Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu kiến thức khái quát về luật thơ: Hoạt động 4: Hướng dẫn HS tìm hiểu một số thể thơ truyền thống. – Yêu cầu HS quan sát ngữ liệu SGK, đối chiếu phần nhận xét, hình thành kiến thức về thơ song thất lục bát, sau đó đưa một ngữ liệu khác cho HS phân tích khắc sâu kiến thức (Một đoạn trong Cung oán ngâm khúc của NGT) – Yêu cầu quan sát ngữ liệu, nêu nhận xét hình thành kiến thức. – Hướng dẫn Hs quan sát ngữ liệu SGK và ngữ liệu khác ( một bài thơ tứ tuyệt của Lí Bạch hoặc HCM ), nhận ra các nguyên tắc của luật thơ – Hướng dẫn HS tìm hiểu luật thơ của thể thơ TNBCĐL ( Như trên) – Đưa ngữ liệu : Bài thơ Thương vợ của Tú Xương. VD:*Luật trắc, vần bằng: Tiếng suối trong như tiếng hát xa *Luật bằng, vần bằng: Trong tù không rượu cũng không hoa Hoạt đông 5: Hướng dẫn HS tìm hiểu thi luật các thể thơ hiện đai – GV giới thiệu đôi nét về Phong trào Thơ mới và những cách tân của thơ hiện đại – Chọn 1 ngữ liệu trong các bài thơ hiện đại ở phần đọc hiểu trong chương trình Ngữ văn 11. TIẾT 2: Hoạt động 6: Hướng dẫn HS luyện tập khắc sâu kiến thức cũng như kĩ năng vận dụng kiến thức Hoạt động 7: Hướng dẫn HS tổng kết kiến thức qua phần ghi nhớ SGK -HS đọc SGK -Nêu ngắn gọn lí thuyết dựa theo SGK -Hs quan sát đoạn thơ của Thâm Tâm, nhận xét : Thanh điệu, vần, ngắt nhịp… HS quan sát ngữ liệu “ Cậy em, em có chịu lời, …Xót tình máu mủ thay lời nước non…” (Truyện Kiều- ND) – Vận dụng hiểu biết từ ví dụ trong SGK, phân tích ngữ liệu do GV nêu: “Trong cung quế âm thầm chiếc bóng, Đêm năm canh trông ngóng lần lần. Khoảnh làm chi bấy chúa xuân! Chơi hoa cho rữa nhuỵ dần lại thôi…” HS quan sát ví dụ SGK, nhận xét các phương diện – HS đọc ngữ liệu, đối chiếu phần nhận xét của SGK, vận dụng vào việc nhận biết các quy tắc đó thể hiện trong các ngữ liệu khác 1/ B B B T T B B 2/ B T B B T T B 3/ T T B B B T T 4/ B B T T T B b 5/ T B B T b B T 6/ B T B b T t b 7/ B T T B B T T 8/ T B B T T B B – HS theo dõi, chú ý các đ. điểm của thơ hiện đại. – Phân tích đặc điểm thơ hiện đại qua ngữ liệu (Tiếngthu-Lưu Trọng Lư): “Em không nghe mùa thu. Dưới trăng mờ thổn thức. Em không nghe rạo rực . Hình ảnh kẻ chinh phu Trong lòng người cô phụ…” – Lớp theo dõi, nhận xét bổ sung – Hs theo dõi hướng dẫn của Gv tiến hành lập mô hình bằng kí hiệu bài thơ của HXH HS theo dõi, ghi kiến thức ở phần Ghi nhớ vào vở I/ Khái quát về luật thơ: 1. Khái niệm: Luật thơ là toàn bộ những quy tắc về số câu, số tiếng, cách hiệp vần, phép hài thanh, ngắt nhịp…trong các thể thơ được khái quát theo những kiểu mẫu nhất định. Ví dụ: Luật thơ lục bát, thơ song thất lục bát… Phân nhóm các thể thơ Việt Nam: – Nhóm 1: Các thể thơ dân tộc gồm: lục bát, song thất lục bát, hát nói. – Nhóm 2 : Các thể thơ Đường luật: Ngũ ngôn, thất ngôn tứ tuyệt, thất ngôn bát cú – Nhóm 3: Các thể thơ hiện đại: Thơ 5 tiếng, bảy tiếng, tám tiếng, thơ tự do, hỗn hợp, thơ văn xuôi… 3. Vai trò của Tiếng trong việc hình thành luật thơ: + Tiếng trong Tiếng Viêt: – Xét về ngữ âm: Mỗi tiếng là một âm tiết. – Xét về ngữ nghĩa: Nhìn chung tiếng là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa. – Xét về ngữ pháp: Tiếng thường là một từ. + Tiếng trong hình thành luật thơ: – Tiếng là căn cứ để xác định các thể thơ. (Thơ lục bát, thất ngôn, ngũ ngôn…) – Tiếng là căn cứ đẻ xác định cách hiệp vần của bài thơ (Vần chân, vần lưng, vần ôm, gián cách…vần bằng vần trắc…) – Thanh của tiếng tạo nên nhạc điệu thơ, nhịp thơ ( Phối thanh, ngắt nhịp) II/ Một số thể thơ truyền thống: 1. Thơ lục bát: – Số tiếng: Mỗi cặp lục bát có 2 dòng : Dòng lục(6 tiếng) và dòng bát(8 tiếng) – Hiệp vần: Vần chân và vần lưng. – Ngắt nhịp: Nhịp chẵn 2/2/2 – Hài thanh: Có sự đối xứng luân phiên các thanh B-T-B ở các tiếng thứ 2, 4, 6 trong dòng thơ; đối lập âm vực trầm – bỗng ở tiếng thứ 6 và thứ 8 dòng bát 2. Thơ song thất lục bát – Số tiếng: Cặp song thất ( 7 tiếng) và cặp lục bát (6,8 Tiếng) luân phiên kế tiếp trong bài – Hiệp vần: ( lọc- mọc, buồn- khôn) . Cặp song thất có vần trắc . Cặp lục bát có vần bằng. . Giữa cặp sông thất và cặp lục bát có vần liền ( non- buồn ) – Hài thanh: Cặp song thất có thể lấy tiếng thứ 3 làm chuẩn, nhưng không bắt buộc. Cặp lục bát có sự đối xứng B-T chặt chẽ như ở thể lục bát – Ngắt nhịp: Nhịp ¾ ở câu thất và nhịp 2/2/2 ở câu lục bát. 3. Các thể thơ ngũ ngôn Đường luật: Có 2 thể chính: Ngũ ngôn tứ tuyệt và ngũ ngôn bát cú – Số tiếng: 5 hoặc 8, có 4 hoặc 8 dòng – Gieo vần: Vần chân, độc vận. – Ngắt nhịp : Lẻ 2/3 – Hài thanh: Có sự luân phiên B-T hoặc B-B, T-T ở tiếng thứ 2 và 4 4. Các thể thơ thất ngôn Đường luật: Có 2 thể chính: a/ Thất ngôn tứ tuyệt: Số tiếng: 7 tiếng/ 4 dòng -Vần: Vần chân, độc vận, vần cách – Nhịp 4/3 – Hài thanh: Mô hình SGK b/ Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật: – Số tiếng: 7 tiếng/ 8 dòng ( 4 phần: Đề, thực, luận, kết) – Vần: Vần chân, độc vận – Nhịp 4/3 – Hài thanh: Mô hình SGK – Niêm luật chặt chẽ: + Luật: .Luật B vần B .Luật T vần B (Căn cú tiếng thư 2 câu phá đề) + Niêm (dính): Ở các dòng thơ: 1-8, 2-3, 4-5, 6-7 ( Nhất tam ngũ bất luận. Nhị tứ lục phân minh) III/ Các thể thơ hiện đại (Thơ mới): 2. Đặc điểm: – Thể thơ : Không nhất định. Thường là 5 – 8 tiếng – Vần: Vần B vần T (Vần chính, vần thông) . Cách hiệp theo nhiều kiểu: vần liên tiếp, vần gián cách, vần ôm. – Nhịp điệu : Các âm và thanh được lựa chọn tự do, ngắt nhịp tuỳ tình ý trong câu, trong bài. IV/ Luyên tập: * Bài tập 1: ( Trang 107) +Câu a: – Gieo vần: – Nguyệt- mịt ( Vần T) – Tay- ngày ( Vần B) – Mây – Tay – Ngắt nhịp: . Hai câu thất: Nhip ¾ . Hai câu lục bát : Nhịp chẵn 2/2/2 – Hài thanh: Tiếng thứ 3 ở cặp thất: thanh B; Cặp lục bát các tiếng 2,4,6 : B-T-B … + Câu b: Bài thơ thất ngôn tứ tuyệt : Các yếu tố số tiếng, vần, ngắt nhịp theo đúng luật thơ. + Bài tập 1: ( Trang 127) – Bài thơ : Sóng của Xuân Quỳnh viết theo luật thơ hiện đại. . Số tiếng: 5 tiếng . Gieo vần: Vần T, vần B, gián cách . Hài thanh: Hài hoà theo nhịp những con sóng + Bài tập 2: (tr. 107) . Số tiếng : & tiếng . Ngắt nhịp : Linh hoạt . Hài thanh : Câu 2: Hầu hết thanh T Câu 4: Hầu hết thanh B . Gieo vần : B, liên tiếp , gián cách + Bài tập 3: Bài Mời trầu ( HXH) T B B T T B Bv B T B B T T Bv T T B B B T T B B B T T B Bv + Bài tập 4: Khổ thơ trong bài thơ Tràng Giang của Huy Cận . Số tiếng : 7 tiếng ( Thất ngôn) . Ngắt nhịp 4/3 . Vần : Chân gieo ở câu 2, 4, hiệp vần cách . Hài thanh: Các tiếng 2,4 6, có thanh đối xứng luân phiên V/ Ghi nhớ : (SGK-tr. 107) Hoạt động 8: Củng cố-Dặn dò: + Nắm và phân tích được các ý chính trong phần Ghi nhớ(tr.107) + Hoàn thành bài luyện tập còn lại. PHẦN RÚT KINH NGHIỆM:

Giáo Án Bài Luật Thơ

* GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu một số nét khái quát về luật thơ– Thao tác 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu khái niệm luật thơ

+ GV: Cho học sinh dựa vào SGK nêu khái niệm luật thơ.

+ HS: Cá nhân trả lời

– Thao tác 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu các thể thơ

+ GV: Nêu các thể thơ được sử dụng trong văn chương Việt Nam?

+ HS: Cá nhân trả lời

– Thao tác 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu sự hình thành luật thơ

+ GV: Luật thơ hình thành trên cơ sở nào?

+ HS: Dựa vào SGK trả lời

+ GV: Yếu tố nào đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành luật thơ?

+ HS: Dựa vào SGK trả lời

+ GV: Vì sao ″ tiếng ″ có vai trò quan trọng trong sự hình thành luật thơ?

+ HS: Dựa vào sgk trả lời

+ GV: chốt lại những cơ sở hình thành luật thơ của ″ tiếng ″

* GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu luật thơ của một số thể thơ truyền thống.– Thao tác 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu Thể lục bát

+ GV: Cho học sinh xem một bài thơ lục bát:

″ Trăm năm/ trong cõi/ người taChữ tài/ chữ mệnh/ khéo là /ghét nhauTrải qua/ một cuộc /bể dâuNhững điều/ trông thấy/ mà đau/ đớn lòng″

+ GV: Gọi hs đọc, nhận xét cách đọc, cho hs nhận xét về số tiếng trong câu, hiệp vần, nhịp, hài thanh

+ HS: Dựa vào đoạn thơ trả lời

– Thao tác 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu Thể song thất lục bát

+ GV: Sử dụng phương pháp tương tự cho các thể thơ còn lại. Cho hs rút ra luật thơ của thể song thất lục bát qua 4 dòng thơ sau:

Ngòi đầu cầu/ nước trong như lọc,Đường bên cầu/ cỏ mọc còn non.Đưa chàng/ lòng dặc/ dặc buồn,Bộ khôn/ bằng ngựa, thủy khôn/ bằng thuyền– Thao tác 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu Các thể ngũ ngôn Đường luật

+ GV: Cho học sinh tự rút ra luật thơ của thể thơ ngũ ngôn bát cú qua bài thơ sau:

MẶT TRĂNGVằng vặc/ bóng thuyền quyênMây quang/ gió bốn bênNề cho/ trời đất trắngQuét sạch/ núi sông đenCó khuyết/ nhưng tròn mãiTuy già/ vẫn trẻ lênMảnh gương/ chung thế giớiSoi rõ:/ mặt hay, hèn– Thao tác 4: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu Các thể thất ngôn Đường luật

+ GV: Cho hs tự rút ra luật thơ của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt qua bài thơ sau:

ÔNG PHỖNG ĐÁÔng đứng làm chi/ đó hỡi ông?Trơ trơ như đá/, vững như đồngĐêm ngày gìn giữ/ cho ai đó?Non nước đầy vơi/ có biết không?

+ GV: Cho hs tự rút ra luật thơ của thể thất ngôn bát cú qua bài thơ sau:

QUA ĐÈO NGANGBước tới Đèo Ngang/ bóng xế tàCỏ cây chen đá/, lá chen hoaLom khom dưới núi/, tiều vài chú,Lác đác bên sông/, chợ mấy nhà.Nhớ nước đau lòng/, con quốc quốc,Thương nhà mỏi miệng/ cái gia gia.Dừng chân đứng lại/, trời, non, nước,Môt mảnh tình riêng/, ta với ta– Thao tác 4: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu Các thể thơ hiện đại

+ GV: Cho hs quan sát một ví dụ về thơ hiện đại:

TIẾNG THUEm không nghe mùa thuDưới trăng mờ thổn thức?Em không nghe rạo rựcHình ảnh kẻ chinh phuTrong lòng người cô phụ?Em không nghe rừng thuLá thu rơi xào xạc,Con nai vàng ngơ ngác,Đạp trên lá vàng khô?

+ GV: Yêu cầu hs cho biết nguồn gốc của thơ mới

+ GV: Cho hs xác định thể thơ, số dòng, gieo vần từ đó rút ra mối quan hệ giữa thơ truyền thống và thơ hiện đại

Hoạt động 3. Hoạt động thực hành * GV hướng dẫn HS luyện tập

– GV: Yêu cầu hs chia thành 4 nhóm

+ Nhóm 1, 2: Làm câu a.

+ Nhóm 3, 4: Làm câu b.

– GV: Nhận xét, bổ sung, cho hs rút ra sự khác nhau về gieo vần, ngắt nhịp, hài thanh của 2 câu thơ 7 tiếng trong thể song thất lục bát với thể thất ngôn Đường luật

I. KHÁI QUÁT VỀ LUẬT THƠ:

1. Khái niệm:

Luật thơ là toàn bộ những qui tắc về số câu, số tiếng, cách hiệp vần, phép hài thanh, ngắt nhịp…trong các thể thơ được khái quát theo những kiểu mẫu nhất định

2. Các thể thơ:

a. Thơ dân tộc: Lục bát, song thất lục bát, hát nói

b. Đường luật: Ngũ ngôn, thất ngôn

c. Hiện đại: Năm tiếng, bảy tiếng, tám tiếng, hỗn hợp, tự do, thơ – văn xuôi,…

3. Sự hình thành luật thơ:

Dựa trên các đặc trưng ngữ âm của tiếng Việt:

* Tiếng là đơn vị có vai trò quan trọng:

– Số tiếng trong câu tạo nên thể thơ

– Vần của tiếng → hiệp vần (mỗi thể thơ có vị trí hiệp vần khác nhau).

– Thanh của tiếng → hài thanh

– Tiếng là cơ sở để ngắt nhịp (mỗi thể thơ có cách ngắt nhịp khác nhau).

→ Số tiếng, vần, thanh của tiếng và ngắt nhịp là cơ sở để hình thành luật thơ

* Số dòng trong bài thơ, quan hệ của các dòng thơ về kết cấu, về ý nghĩa cũng là yếu tố hình thành luật thơ

II. LUẬT THƠ CỦA MỘT SỐ THỂ THƠ TRUYỀN THỐNG:

1. Thể lục bát:

– Số tiếng: Câu 6 – câu 8 liên tục

– Vần:

+ Tiếng thứ 6 hai dòng

+ Tiếng thứ 8 dòng bát với tiếng thứ 6 dòng lục

– Nhịp: Chẵn, dựa vào tiếng có thanh không đổi (2, 4, 6 → 2/2/2)

– Hài thanh:

+ Tiếng 2 (B), tiếng 4 (T), tiếng 6 (B).

+ Đối lập âm vực trầm bổng ở tiếng 6, 8 dòng bát

2. Thể song thất lục bát:

– Số tiếng: 2 dòng 7, dòng 6 – dòng 8 liên tục

– Vần:

+ Cặp song thất: tiếng 7 – tiếng 5 hiệp vần vần T

+ Cặp lục bát hiệp vần B, liền

– Nhịp: 2 câu thất 3/4 ; lục bát 2/2/2

– Hài thanh: song thất: tiếng 3 linh hoạt B/T

3. Các thể ngũ ngôn Đường luật

a. Ngũ ngôn tứ tuyệt:

b. Ngũ ngôn bát cú:

– Số tiếng: 5, số dòng: 8

– Vần: độc vận, vần cách

– Nhịp: 2/3

– Hài thanh: Có sự luân phiên B-T hoặc niêm B – B, T – T ở tiếng thứ 2,4

4. Các thể thất ngôn Đường luật:

a. Thất ngôn tứ tuyệt:

– Số tiếng: 7, số dòng: 4

– Vần: vần chân, độc vận, vần cách

– Nhịp: 4/3

– Hài thanh: theo mô hình trong sgk.

b. Thất ngôn bát cú:

– Số tiếng: 7, số dòng: 8 (4 phần: đề, thực, luận, kết).

– Vần: vần chân, độc vận ở các câu 1, 2, 4, 6, 8

– Nhịp: 4/3

– Hài thanh: theo mô hình trong sgk.

5. Các thể thơ hiện đại:

– Ảnh hưởng của thơ Pháp

– Vừa tiếp nối luật thơ trong thơ truyền thống vừa có sự cách tân

III. LUYỆN TẬP:

Phân biệt cách gieo vần, ngắt nhịp, hài thanh:

a. Hai câu song thất:

– Gieo vần: ″ Nguyệt, mịt ″: Tiếng thứ 7 và tiếng thứ 5

→ vần lưng

– Ngắt nhịp: 3/4

– Hài thanh: Tiếng thứ 3: ″ thành, Tuyền ″: đều là tiếng B

b. Thể thất ngôn Đường luật:

– Gieo vần: ″xa, hoa, nhà″: Tiếng cuối câu 1, 2, 4 → vần chân, vần cách ( hoa – nhà).

– Ngắt nhịp: 4/3

– Hài thanh: Tiếng thứ 2, 4, 6 tuân thủ đúng luật hài thanh của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt:

+ Tiếng thứ 2 các dòng:

suối, lồng, khuya, ngủ

T B B T

+ Tiếng thứ 4 các dòng:

như, thụ, vẽ, lo

B T T B

+ Tiếng thứ 6 các dòng:

hát, lồng, chưa, nước

T B B T

Soạn Bài Ngữ Văn Lớp 12: Luật Thơ

Soạn bài Ngữ văn lớp 12: Luật thơ

I. KHÁI QUÁT VỀ LUẬT THƠ1. Luật thơ của một thể thơ là toàn bộ những quy tắc về số câu, số tiếng, cách gieo vần, phép hài thanh, ngắt nhịp,… được khái quát theo một kiểu mẫu nhất định. Ví dụ: Luật của các thể lục bát, song thất lục bát, ngũ ngôn và thất ngôn,…

Nói chung, ta có thể phân chia các thể thơ Việt Nam thành 3 nhóm chính:

a) Các thể thơ dân tộc gồm: thể lục bát, song thất lục bát và hát nói. b) Các thể thơ luật Đường gồm: ngũ ngôn, thất ngôn (tứ tuyệt và bát cú). c) Các thể thơ hiện đại gồm: thể năm tiếng, bảy tiếng, tám tiếng, thể hỗn hợp, thể tự do, thơ – văn xuôi,…2. Sự hình thành các luật thơ cũng như sự vay mượn, mô phỏng và cách tân các thể thơ đều phải dựa trên các đặc trưng ngữ âm của tiếng Việt, trong đó tiếng là đơn vị có vai trò quan trọng, số tiếng và các đặc điểm của tiếng và cách gieo vần, phép hài thanh, ngắt nhịp,… là các nhân tố cấu thành luật thơ (xem trong SGK).

– Số tiếng: Mỗi cặp lục bát gồm hai dòng: dòng lục (6 tiếng), dòng bát (8 tiếng). Bài thơ lục bát là sự kế tiếp của các cặp như thế.

– Vần: Vần lưng hiệp vần ở tiếng thứ 6 của hai dòng và giữa tiếng thứ 8 của dòng bát với tiếng thứ 6 của dòng lục.

– Nhịp: Nhịp chẵn dựa vào tiếng có thanh không đối (tức các tiếng 2, 4, 6): 2/2/2.

– Hài thanh: Có sự đối xứng luân phiên B – T – B ở các tiếng 2, 4, 6 trong dòng thơ và đối lập âm vực trầm bổng ở tiếng thứ 6 và thứ 8 dòng bát.

2. Thể song thất lục bát (còn gọi là thể gián thất hay song thất) Ví dụ:Ngòi đầu cầu nước trong như lọc,Đường bèn cầu cỏ mọc còn non.Đưa chàng lòng dặc dặc buồn,Bộ khôn bằng ngựa, thủy khôn bằng thuyền. (Đoàn Thị Điểm (?), Chinh phụ ngâm)

– Số tiếng: Cặp song thất (7 tiếng) và cặp lục bát (6-8 tiếng) luân phiên kế tiếp nhau trong toàn bài.

– Vần: Gieo vần lưng ở mỗi cặp (lọc – mọc, buồn – khôn); cặp song thất có vần trắc, cặp lục bát có vần bằng. Giữa cặp song thất và cặp lục bát có vần liền (non – buồn).

– Nhịp: 3/4 ở hai câu thất và 2/2/2 ở cặp lục bát.

– Hài thanh: Cặp song thất lấy tiếng thứ 3 làm chuẩn, có thể có thanh bằng (câu thất – bằng) hoặc trắc (câu thất – trắc) nhưng không bắt buộc.

Ví dụ:Cùng trông lại mà cùng chẳng thấyThấy xanh xanh những mấy ngàn dâu. (Đoàn Thị Điểm (?), Chinh phụ ngâm)

Còn cặp lục bát thì sự đối xứng bằng – trắc chặt chẽ hơn (giống như ở thể lục bát).

3. Các thể ngũ ngôn luật Đường Gồm 2 thể chính: ngũ ngôn tứ tuyệt (5 tiếng 4 dòng) và ngũ ngôn bát cú (5 tiếng 8 dòng). Thể ngũ ngôn bát cú có kết cấu 4 phần: đề, thực, luận, kết.

Ví dụ một bài thơ ngũ ngôn bát cú:

– Số tiếng: 5 tiếng; số dòng: 8 dòng (thơ tứ tuyệt chỉ có 4 dòng). – Vần: 1 vần (độc vận), gieo cần cách (bên, đen, lên, hèn). – Nhịp lẻ: 2/3. – Hài thanh: có sự luân phiên B -T hoặc niêm B – B, T – T ở tiếng thứ 2 và thứ 4.

Gồm 2 thể chính: thất ngôn tứ tuyệt và thất ngôn bát cú. Mỗi thể lại chia ra thất ngôn luật bằng (thể bằng) và thất ngôn luật trắc (thể trắc). Đây là hai thể thơ có kết cấu, niêm luật chặt chẽ, được nhiều người ưa thích và đến nay vẫn được nhiều người sử dụng để sáng tác.

a) Thất ngôn tứ tuyệt (còn gọi là thể tứ tuyệt hay tuyệt cú) Ví dụ một bài thơ tứ tuyệt thể trắc:

ÔNG PHỖNG ĐÁÔng đứng làm chi đó hỡi ông? Trơ trơ như đá, vững như đồng. Đêm ngày gìn giữ cho ai đó? Non nước đầy vơi có biết không? (Nguyễn Khuyến)

– Số tiếng: 7 tiếng; số dòng: 4 dòng. – Vần: 1 vần. Cách hiệp vần: vần chân, gieo vần cách (đồng – không). – Nhịp: 4/3. – Hài thanh theo mô hình sau:

b) Thất ngôn bát cú Ví dụ một bài thất ngôn bát cú thể trắc:

– Số tiếng: 7 tiếng; số dòng: 8 dòng (chia thành 4 phần: Đề, thực, luận, kết).

– Vần: Gieo vần chân, độc vận (hoa, nhà, gia, ta và tà ở dòng thơ thứ nhất).

– Nhịp: 4/3.

– Hài thanh theo mô hình sau:

Luật thơ thất ngôn bát cú rất chặt chẽ: một mặt là luật hài thanh, đối xứng giữa các tiếng 2, 4, 6 (có thể theo thể trắc hoặc theo thể bằng); mặt khác, đòi hỏi phải niêm (dính) giữa các dòng 2 – 3, 4 – 5, 6 – 7 và 1 – 8. Về kết cấu, bài thơ chia thành 4 cặp: 2 dòng đầu là đề (phá đề và thừa đề) để vào bài; 2 dòng tiếp theo là thực để giải thích rõ đề, 2 dòng luận để bàn luận và hai dòng kết để kết bài.

Như vậy, thơ luật Đường hết sức chặt chẽ, nhưng rất gò bó và khó diễn đạt được những cảm xúc phóng khoáng, nhịp điệu rộng mở.

III. CÁC THỂ THƠ HIỆN ĐẠI Thành tựu lớn của phong trào Thơ mới (1932 – 1945) là đã đổi mới và sáng tạo nhiều thể thơ mới.

Thơ Việt Nam hiện đại có đủ các thể: từ thơ hai, ba, bốn đến năm, sáu, bảy, tám tiếng; thơ tự do và cả thơ văn xuôi.

Các nhà thơ trong phong trào Thơ mới đã tiếp nhận ảnh hưởng của thơ Pháp và đổi mới luật thơ cũ, “phong trào Thơ mới đã vứt đi nhiều khuôn phép xưa, song cũng nhiều khuôn phép nhân đó sẽ thêm bền vững”. (Hoài Thanh – Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam, NXB Văn học, Hà Nội, 2003).

Cuối cùng, đọc kĩ phần Ghi nhớ trong SGK để nắm được bài học.

LUYỆN TẬP Phân biệt cách gieo vần, ngắt nhịp và hài thanh của hai câu thơ bảy tiếng trong thể song thất lục bát với thể thất ngôn luật Đường qua các ví dụ sau:

Gợi ý: a) Trống Tràng Thành lung lay bóng nguyệt,Khói Cam Tuyển mờ mịt thức mây,

– Cách gieo vần: gieo vần lưng: nguyệt, mịt. – Ngắt nhịp: nhịp 3/4:

Trống Tràng Thành / lung lay bóng nguyệt Khói Cam Tuyền / mờ mịt thức mây

– Hài thanh: cặp song thất lấy tiếng thứ 3 làm chuẩn, có thể có thanh bằng hoặc trắc. Ở đây là thanh bằng:

Trống Tràng Thành (B) Khói Cam Tuyền (B)

b) Tiếng suối trong như tiếng hát xa,Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ,Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

– Cách gieo vần: 1 vần, vần chân ở cuối câu thơ thứ 1, 2, 4: xa, hoa, nhà.

– Ngắt nhịp: nhịp 4/3.

– Hài thanh: theo mô hình sau:

Giáo Án Ngữ Văn 12 Chuẩn Tiết 76+ 77: Thuốc

THUỐC Lỗ Tấn Ngày soạn: 22.02.09 Ngày giảng: Lớp giảng: 12A1 12A2 12A3 Sĩ số: A. Mục tiêu bài học Qua bài giảng, nhằm giúp học sinh: 1. Hiểu được Thuốc là hồi chuông cảnh báo căn bệnh mê muội của người dân Trung Hoa đầu thế kỉ XX; nhà văn bày tỏ niềm tin vào tương lai: nhân dân sẽ thức tỉnh, hiểu cách mạng và dấn bước theo cách mạng. 2. Hiểu được cách viết cô đọng, súc tích, giàu hình ảnh mang tính biểu tượng của Lỗ Tấn. B. Phương tiện thực hiện – SGK, SGV – Giao án – Thiết kế bài giảng – Các tài liệu tham khảo khác C. Cách thức tiến hành – Trao đổi, thuyết trình – Đọc hiểu – Đàm thoại – phát vấn D. Tiến trình giờ giảng 1. Ổn định 2. KTBC 3. GTBM 4. Hoạt động dạy học Hoạt động của Thày và Trò Yêu cầu cần đạt GV: Hãy trình bày những nét cơ bản về nhà văn Lỗ Tấn? HS trả lời GV chốt lại GV: thuyết giảng về động cơ đổi nghề của Lõ Tấn, đặc biệt là nghề y sang văn nghệ (Câu hỏi gợi ý: Mục đích Lỗ Tấn chuyển sang nghề văn là gì?) HS trả lời GV chốt lại GV: hãy trình bày hoàn cảnh sáng tác tác phẩm? HS trả lời GV ghi bảng GV: đây là thời kì đất nước Trung Hoa bị đế quốc Anh, Nga, Pháp, Đức, Nhật xâu xé. Xã hội Trung Hoa biến thành nửa thuộc địa, nửa phong kiến nhưng nhân dân lại an phận chịu đựng. Đó là căn bệnh đớn hèn, tự thoả mãn, cản trở nghiệm trọng con đường giải phóng dân tộc. Chính Tôn Trung Sơn cũng nói: Người Trung Quốc là một con bệnh trầm trọng. Thuốc ra đời đặt yêu cầu cần suy nghĩ nghiêm khắc về một phương thuốc để cứu dân tộc. Ông Hoa có con bị bệnh lao, 2 ông bà đã dồn tiền bạc đưa cho tên đao phủ để mua thuốc truyền thống – bánh bao tẩm máu người – chữa bệnh cho con. ăn rồi, thằng Thuyên vân không khỏi bệnh mà chết. Đến tiết thanh minh, hai người mẹ đều đi thăm mộ con, gặp nhau ở nghĩa trang. Trước nỗi đau mất con, họ bắt đầu có sự cảm thông, bước qua con đường mòn cố hữu ngăn cách giữa nghĩa địa người chết chém và người chết bệnh để an ủi nhau. GV: suy nghĩ của em về nhan đề Thuốc? (nghĩa đen, nghĩa bóng) GV người Trung Hoa cho rằng bệnh lao sẽ chưa khỏi khi ăn bánh bao tẩm máu người GV: suy nghĩ của em về hình ảnh chiếc bánh bao? HS trả lời GV chốt lại GV: Hình tượng cái bánh bao tẩm máu người bao trùm cả truyện. Phê phán lối chữa bệnh cổ hủ, phản khoa học; bài thuốc đó được ông Hoa cũng như người dân nâng niu, trân trọng, coi là thuốc tiên nhưng không hề chữa được bệnh. Hình ảnh đó là kết tinh của sự ngu muội GV: tóm tắt lại về cuộc cách mạng DCTS 1911: lật đổ triều đình pk Mãn Thanh, thành lập nước Trung Hoa cộng hoà, nhưng nhược điểm của nó là xa rời quần chúng, quần chúng không được tuyen truyền, giác ngộ nên thờ ơ với cách mạng; đời sống nông thôn không hề thay đổi. Hạ Du như là hình ảnh tượng trưng cho cuộc cách mạng ấy. Hạ Du được tác giả giới thiệu như thế nào? GV: qua việc bàn tán ở quán trà Hạ Du hiên lên như thế nào? HS trả lời GV chốt lại GV: trong truyện có 2 điểm thời gian đáng chú ý, đó là thời gian nào và ý nghĩa của nó? Hs trả lời gv chốt lại GV: tại sao lại có con đường mòn này? HS trả lời GV chốt lại GV: đó là bối cảnh điển hình thê thảm tối tăm của xã hội Trung Quốc đương thời: Nghĩa địa người chết chém để chung (không phân biệt người chết chém vì tổ quốc với kẻ chết chém vì trộm cướp) GV: vòng hoa trên mộ Hạ Du là của ai? Ý nghĩa? HS trả lời GV chốt lại GV yêu cầu HS khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Đọc ghi nhớ SGK GV yêu cầu HS làm và lấy kết quả I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả – (1881 – 1936), Chu Thụ Nhân, là nhà văn cách mạng Trung Quốc. – “Trước Lỗ Tấn chưa hề có Lỗ Tấn; sau Lỗ Tấn có vô vàn Lỗ Tấn” – Lỗ Tấn đã nhiều lần đổi nghề với những động cơ khác nhau (hàng hải, khai thác mỏ, y, văn nghệ) – Mục đích sáng tác: dùng ngòi bút để phanh phui các “căn bệnh tinh thần” của quốc dân và lưu ý mọi người tìm phương thuốc chữa chạy – Quan điểm sáng tác: phê phán những căn bệnh tinh thần khiến quốc dân mê muội, tự thoả mãn, “ngủ say trong cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ”. – Tác phẩm chính: AQ chính truyện, Gào thét, Bàng hoàng, Truyện cũ viết theo lối mới 2. Văn bản – Hoàn cảnh sáng tác: được viết vào 1919, đúng lúc cuộc vận động Ngũ Tứ bùng nổ – Bố cục: 4 phần + Phần I: Cảnh lão Hoa đi mua thuốc + Phần II: cảnh ông bà Hoa cho con ăn bánh + Phần III: cảnh trong quán trà ông bà Hoa + Phần IV: cảnh buổi sáng mùa xuân ở nghĩa trang II. Đọc hiểu văn bản 1. Ý nghĩa nhan đề và hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu người. a. Nhan đề Thuốc – Nghĩa đen: Thuốc – Dược (Dược phẩm) dùng để chữa bệnh + Trong tác phẩm, đó là phương thuốc truyền thống để chữa bệnh lao – bánh bao tẩm máu người – đó là một phương thuốc u mê ngu muội, phản khoa học của người dân. – Hàm ý: + Phương thuốc này là phương thuốc độc, mói người phải giác ngộ ra rằng cái gọi là thuốc chữa bệnh truyền thống được sùng bái vốn là thuốc độc. Yêu cầu người dân phải tỉnh giấc, không được ngủ mê, tin vào phương thuốc thiếu khoa học. b. Hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu người – Được miêu tả rất cụ thể: “chiếc bánh bao bằng bột mì…cảm giác thế nào cũng không rõ” 2. Hình tượng Hạ Du – Hạ Du không được giới thiệu trực tiếp mà chỉ gián tiếp hiện lên trong câu chuyện ở quán ông Hoa, hiện lên qua nấm mồ: + Qua cuộc bàn tán ở quán trà: ● khi quần chúng chưa được giác ngộ thì việc làm của Hạ Du coi như vô nghĩa và coi việc lấy máu của người làm cách mạng để phục vụ cho việc chữa bệnh 3. Ý nghĩa thời gian trong truyện – Câu chuyện xảy ra trong 2 buổi sớm của mùa thu và mùa xuân 4. Hình ảnh con đường mòn và ý nghĩa vòng hoa a. Hình ảnh con đường mòn – Chi tiết: “nghĩa địa người chết chém bên trái, người chết nghèo bên phải, chia cắt bởi một con đường mòn” – Hình ảnh con đường mòn là do chính con người tạo ra, tự người dân phân tách mình. Biểu tượng của tập quán xấu đã trở thành thói quen, trở thành suy nghĩ b. Ý nghĩa của vòng hoa – Vòng hoa trên mộ Hạ Du như là sự đối cực với phương thuốc, phủ định việc chưa bệnh bằng phương thuốc bánh bao tẩm máu người. Qua đó tác giả mơ ước tìm kiếm vị thuốc mới – Vòng hoa trên mộ Hạ Du cũng đã thể hiện được tư tưởng của tác phẩm: người dân đã hiểu được người làm cách mạng IV. Luyện tập Bài tập 2 Câu hỏi của bà mẹ người cách mạng Hạ Du: thế này là thế nào? thể hiện sự ngơ ngác trước vòng hoa trên mộ con, nhưng cũng nói lên một niềm tin đang le lói trong tâm hồn người mẹ đau khổ: đã có người hiểu và tiếp bước sự nghiệp của con mình. 5. Củng cố và dặn dò – Nhắc lại kiến thức cơ bản – Soạn bài: Rèn luyện kĩ năng mở bài, kết bài trong bài văn nghị luận

Bạn đang đọc nội dung bài viết Giáo Án Văn 12 Tiết 23 Và 30: Luật Thơ trên website Techcombanktower.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!