Cập nhật nội dung chi tiết về Giáo Án Tạo Hình: Vẽ Bông Hoa Bằng Dấu Vân Tay mới nhất trên website Techcombanktower.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Hoạt động 1: Trò chuyện
– Cô cho trẻ hát bài ” Màu hoa”.
– Các con vừa hát bài gì?
– Để hoa được tươi, đẹp thì các con biết phải làm gì?
– Mùa xuân đến muôn hoa đua nở vậy chúng mình có muốn làm những bông hoa thật đẹp không?
Hoạt động 2: Quan sát tranh – Cho trẻ quan sát tranh hoa mai, hoa đào, hoa cúc in từ dấu vân tay của cô – Đây là những bức tranh hoa gì?
– Ai có nhận xét về ba bức tranh trên bảng?
– Cô làm những bông hoa này bằng gì?
– Để làm những bông hoa thật đẹp thì cô dung màu gì?
– Cô làm thế nào để có được ba bức tranh này?
– Nhị hoa thì cô làm như thế nao?
– Bức tranh hoa đào và hoa mai cánh hoa như thế nào? Còn bức tranh hoa cúc cánh hoa thế nào?
– Để làm cánh hoa đào cô làm thế nào?
– Để làm cánh hoa mai cô làm thế nào?
– Hoa mai cũng in như hoa đào nhưng hoa mai khác hoa đào ở điểm gì?
– Để làm cánh hoa cúc cô phải làm thế nào?
– Cô làm thế nào để có những cánh hoa to, cánh hoa bé.
+ Để làm cánh hoa to cô nhúng ngón tay cái xuống màu và in, cánh hoa bé thì cô nhúng ngón trỏ xuống màu và in
– Để làm lá hoa cô phải làm gì?
– Để bức tranh thêm sinh độngvà đẹp chúng mình cần làm gì?
– Hỏi ý định trẻ (2-3 trẻ)
– Con làm bức tranh hoa gì?
– Con làm như thế nào?
Hoạt động 4. Trưng bày và nhận xét sản phẩm:
– Cho trẻ mang tranh lên trưng bày.
– Cô gợi ý và khuyến khích trẻ nhận xét tranh. Cô hỏi 2- 3 trẻ:
+ Con thích bức tranh của bạn nào? Vì sao?
– Con làm bức tranh như thế nào?
– Trẻ hát
– Màu hoa
– Chăm sóc bảo vệ hoa
– Trẻ trả lời
– Trẻ quan sát
– Hoa mai, hoa đào, hoa cúc
– Trẻ nhận xét
– Dấu vân tay
– Màu nước
– Nhún tay vào màu và in vào giấy
– Nhúng đầu ngón tay trỏ vào màu và in
– Hoa hoa đào và hoa mai cánh tròn hoa cúc cánh dài
– Nhúng đầu ngón tay xuống màu in 5 hoặc 6 cánh hoa
– Nhúng đầu ngón tay in 5 cánh
– Hoa đào màu hồng, hoa mai màu vàng
– Đặt thẳng ngón tay nhúng xuống màu
– Trẻ trả lời
– Nhúng đầu ngón tay vào mau và in
– Vẽ thêm ông mặt trời, đám mây, cây cỏ
– Trẻ trả lời
– Trẻ lắng nghe
– Trẻ thực hiện
– Trẻ lắng nghe
– Trẻ trưng bày
– Trẻ trả lời
– Trẻ trả lời
Giáo Án Tạo Hình Vẽ Các Con Vật Bằng Bàn Tay
Lĩnh vực phát triển thẩm mĩ Hoạt động tạo hình
Đề tài: Vẽ các con vật bằng bàn tay
Người thực hiện: Nguyễn Thị Chiến
– Giáo dục trẻ biết yêu quý các con vật, biết chăm sóc và bảo vệ các con vật, biết tránh xa những con vật nguy hiểm
– Giáo dục trẻ các ý thức nề nếp trong giờ học, biết yêu quý sản phẩm mình tạo ra
– Trẻ biết vẽ các con vật được tạo hình từ bàn tay mà bé thích bằng các nét cong, nét thẳng, biết vẽ thêm các chi tiết phụ cho con vật mà bé vừa tạo ra, biết thể hiện sự sáng tạo trong bức tranh của mình
– Dạy trẻ kỷ năng vẽ các nét thẳng, nét cong nối liền nhau
– Rèn kỷ năng vẽ xiên, nét thẳng, kỷ năng tô màu, kỷ năng bố cục trong bức tranh
– Tranh vẽ mẩu của cô 3 tranh: (Tranh vẽ về đàn cá, tranh vẽ con sao biển, tranh vẽ con ốc sên)
– Băng nhạc có bài hát ” Cá vàng bơi ”
– Nhạc không lời bài hát: Gà trống mèo con cún con, đố bạn, cá vàng bơi….
– Mổi trẻ một tờ giấy a4, bút chì, bút màu
– Bàn ghế sắp xếp theo nhóm ( 4 nhóm)
– Bảng treo tranh mẩu của cô
– Giấy A4 có ngày tháng thực hiện và tên đề tài, tên trẻ ( 24 tờ)
– Bút sắp màu mổi trẻ một hộp ( 24 hộp)
– Bàn ghế đủ cho trẻ ngồi học, sắp xếp hợp lý ( Ngồi theo nhóm)
– Trò chuyện với trẻ: Vừa rồi các con vừa hát và múa để tạo dáng con gì đang bơi nhỉ? Cá sống ở đâu? Cá có lợi ích gì? ( Cá sông rất nhiều ở sông hồ ao, kênh rạch biển và chúng vùa làm cảnh là nguồn dinh dưỡng quý giá của con người ….)
+ Các con có nhận xét gì về bức tranh? Bằng cách nào để cô vẽ được con cá? ( Cô đặt bàn tay lên giấy dùng bút vẽ con cá theo hình bàn tay bằng những nét cong nối liền nhau, vẽ mắt cá bằng nét cong tròn, vẽ mang cá bằng nét cong, vẽ miệng cá bằng hai nét cong nhỏ…)
– Cô khái quát lại: Để vẽ được con cá từ bàn tay, các con đặt bàn tay của mình lên mặt tờ giấy, dùng bút vẽ từ bên trái theo hình bàn tay bằng những nét cong liền nhau, sau đó các con vẽ thêm các chi tiết như mắt, mang, miệng cho cá, vẽ thêm các hình ảnh phụ cho bức tranh thêm sinh động hơn
– Cô gợi ý thêm cho trẻ một số cách tạo hình con cá từ bàn tay ( Cá bơi ngang, bơi lên, bơi xuống… )
+ Để vẽ được con sao biển cô đã tạo hình bàn tay và vẽ như thế nào?
(Cô đặt bàn tay lên giấy , xoè rộng các ngón tay dùng bút vẽ theo hình bàn tay bằng những nét cong nối liền nhau, tạo thành hình con sao biển)
+ Các có nhận xét gì về bức tranh ? ( Bức tranh có nhiều màu sắc, tô đều màu, có nhiều cây hoa rất đẹp)
+ Gọi 1 -2 trẻ nhắc lại kỷ năng vẽ
– Cô khái quát lại: (Cô đặt bàn tay lên giấy, xoè rộng các ngón tay dùng bút vẽ theo hình bàn tay bằng những nét cong nối liền nhau, tạo thành hình con sao biển)
+ Bằng cách nào cô được con ốc sên?
( Cô đưa ngón cái ra làm đầu con ốc và nắm các ngón tay còn lại để tạo thành vỏ ốc
Sau đó cô vẽ con ốc sên bằng nét cong tròn theo hình bàn tay)
* Cô hỏi ý tưởng của trẻ: Con định vẽ con gì ? Để vẽ được con vật đó thì con tạo hình bàn tay như thế nào? Con sẽ vẽ bằng nào?
– Cô định hướng thêm cho trẻ về cách tạo hình bằng bàn tay, cách cầm bút để vẽ theo hình đó bằng những nét cong nối liền nhau, nét cong tròn, nét thẳng và được bắt đầu từ bên trái, từ trên xuống dưới.
+ Gợi ý thêm về cách tô màu và vẽ thêm các chi tiết phụ trong bức tranh, cách bố cục tranh hợp lý
* Cho trẻ đọc bài đồng dao ” vè con vật” và về bàn để thực hiện
– Trẻ về 4 nhóm thực hiện, trong quá trình trẻ vẽ cô mở nhạc nhẹ nhàng cho trẻ nghe
– Cô bao quát các nhóm và động viên, gợi ý định hướng thêm cho trẻ về cách vẽ, cách tô màu và bố cục bức tranh
* Trong quá trình trẻ thực hiện cô mở nhạc không lời các bài hát: ( Cá vàng bơi, gà trống mèo con cún con, đố bạn ) nhẹ nhàng cho trẻ nghe để tạo cho trẻ sự thoải mái trong khi thực hiện
– Cô cho trẻ quan sát sản phẩm và nhận xét một số bức tranh trẻ thích
+ Tại sao con thích? Con có nhận xét gì về bức tranh này?…
( Cô hướng cho trẻ nhận xét về cách tạo hình các con vật, cách vẽ và tô màu, bố cục và các hình ảnh trong bức tranh)
+ Cô nhận xét những sản phẩm đẹp, sản phẩm có sự sáng tạo, sản phẩm có tiến bộ hơn trước. Nhận xét một số sản phẩm chưa được hoàn thiện ( vẽ, tô màu chưa xong..)
+ Động viên khuyến khích trẻ và chuyển hoạt động
Giáo Án Tạo Hình Vẽ Trang Trí Hoa Lá Trên Băng Giấy
Soạn Giáo án trang trí hoa trên băng giấy, Giáo án vẽ trang trí hoa lá trên băng giấy, Giáo án tạo hình vẽ trang trí hoa lá trên băng giấy, Giáo an trang trí đường diềm Mầm non, Giáo án trang trí dây hoa, Giáo án dán trang trí trên băng giấy
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
– Trẻ biết cách vẽ trang trí hoa lá trên băng giấy xen kẽ họa tiết lập đi, lập lại.
– Củng cố kỹ năng vẽ hoa, lá. Kỹ năng tô màu, phối hợp màu, pha màu (đối với trẻ giỏi)
– Phát triển khả năng sáng tạo của trẻ, khi sử dụng màu, NVL để vẽ trang trí hoa, lá.
– Giáo dục trẻ khéo léo, kiên nhẫn hoàn thành sản phẩm, biết yêu thích cái đẹp.
II/ CHUẨN BỊ:
– Trẻ xem cô vẽ tranh mẫu ở hoạt động chiều.
* Đồ dùng của cô : tranh gợi ý.
– Tranh 1: Hoa lá xen kẽ.
– Tranh 2: Hoa lá và nụ, khác màu, xen kẽ lập đi, lập lại.
– Vạt áo thêu hoa lá, vải có xen kẽ 2 họa tiết khác nhau.
– Giấy bút ( để gợi ý trẻ yếu )
– Nhạc không lời – máy cassette.
– Góc dán sản phẩm.
* Đồ dùng của trẻ :
– Giấy vẽ
– Bút màu, cọ, màu nước, khăn lau, dĩa pha màu, các phụ liệu hột hạt, giấy màu…
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG :
– Các con nhìn xem áo cô mặc hôm nay có gì lạ ?
– Ao thêu, vạt áo có hoa lá
– Các con có nhận xét gì về sự sắp xếp hoa lá trên vạt áo này ? Vậy áo cô mặc có đẹp không ? Muốn biết được 2 họa tiết được trang trí như thế nào gọi là đẹp cô mời các con xem tranh nha.
– Hoa xen kẽ lá, hoa lá cách đều nhau
– Tranh 1 : Tranh hoa lá cùng màu xen kẽ
+ Hoa và lá được vẽ như thế nào ?
– Hoa lá xen kẽ nhau.
+ Con thấy gì ở cách tô màu nền và tô màu hoa, lá?
– Hoa tô cùng màu. lá tô cùng màu, màu nền nhạt.
– Bạn đã tô màu nền nhạt làm nổi bật họa tiết hoa, lá thật hay.
– Tranh 2 : Tranh hoa lá và nụ khác màu xen kẽ lập đi, lập lại.
+ Cách sắp xếp họa tiết ở tranh này có gì khác với tranh khi nãy ?
– Nhiều loại hoa lá xen kẽ nhau, tô màu khác nhau.
+ Ai biết được vẽ hoạ tiết làm sao cho thật đều, thật đẹp nè ?
– Con vẽ hoa lá xen kẽ lập đi lập lại cách đều nhau.
– Con vẽ hoạ tiết cách đều 2 cạnh băng giấy.
– Trò chuyện hỏi ý tưởng trẻ :
+ Con định trang trí bằng giấy của con như thế nào ?
– Con định vẽ…..
+ Con định tô hoa màu gì ? Còn màu nền thì tô làm sao cho hài hòa với màu hoa ?
– Con tô hoa màu ……và màu nền là …..
+ Bạn vẽ loại hoa hồng, còn bạn A con vẽ hoa gì cho khác với bạn mình.
– Con sẽ vẽ…..
– Cô gợi ý trẻ để sản phẩm theo loại, tô màu nước, tô màu sáp, một hay nhiều loại hoa, lá.
– Con thấy bài trang trí nào là đẹp? Vì sao con thấy như vậy ?
– Con thấy bài……vì ……..
– Cách bạn vẽ họa tiết có gì sáng tạo ? Sáng tạo ở chỗ nào ?
– Nhụy hoa tỏa tia ra cánh hoa
– Bạn vẽ sáng tạo như thế nào khi phối hợp màu sắc cho hài hòa ?
– Bạn kết hợp màu nóng với màu nhạt.
– Với những băng giấy này con sẽ chơi được gì ờ hoạt động góc.
– Hoá trang âm nhạc.
( Nhấn Tải Giáo Án để lấy tập tin chi tiết )
Giáo Án Tạo Hình: Vẽ Gà Con (Mẫu)
– Trẻ biết vẽ con gà con giống mẫu của cô.
Trẻ biết sử dụng các kỉ năng vẽ nét thẳng, nét cong, nét tròn, nét xiên… để vẽ con gà con theo mẫu của cô với bố cục cân đối, đẹp.
Trẻ hứng thú vẽ để tạo ra sản phẩm đẹp, học xong biết cất dọn đồ dùng vào góc gọn gàng…
– Tranh mẫu con gà con, thước chỉ, giấy vẽ, bút dạ, sáp màu cho cô.
– Vở tạo hình, bút chì, sáp màu đủ cho trẻ, giá – cặp tạo hình.
* Hoạt động 1: Vào bài.
– Cô cho trẻ đọc bài thơ “Đàn gà con”, gợi hỏi trẻ:
+ Các con vừa đọc bài thơ gì?
+ Trong bài thơ nói về con vật gì?
+ Gà mẹ, gà con được nuôi ở đâu?
+ Ngoài con gà thì còn có con gì được nuôi trong gia đình nữa?…
– Quan sát tranh vẽ mẫu: Cô treo tranh vẽ con gà con cho trẻ quan sát, nhận xét và đàm thọai:
+ Cô có bức tranh vẽ gì đây? Con gà con có những bộ phận nào?
(Đầu/mình/đuôi,…như thế nào? có màu gì?…)
– Cô vẽ mẫu và hướng dẫn cho trẻ cách vẽ:
– Trước hết cô vẽ mình của con gà bằng một hình tròn to, vẽ cái đầu là một hình tròn nhỏ hơn. Sau đó vẽ cái đuôi bằng những nét thẳng, xiên, vẽ chân là những nét thẳng, mắt gà hình gì? Mỏ gà là hình gì?
– Để có bức tranh đẹp thì phải vẽ như thế nào?
– Khi ngồi vẽ, tô màu các con phải ngồi như thế nào?
* Hoạt động 3: Trẻ thực hiện.
– Cô cho trẻ đọc bài đồng dao “Con gà” kết hợp phát đồ dùng cho trẻ.
– Trong quá trình trẻ thực hiện cô bao quát, chú ý hướng dẫn và gợi ý thêm cho trẻ, đặc biệt là các trẻ còn yếu, lúng túng.
* Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá sản phẩm.
– Khi trẻ vẽ xong cô nói: Nghỉ tay, nghỉ tay – Thể dục thế này là hết mệt mỏi.
– Cô cho trẻ đưa sản phẩm của mình lên trưng bày để tổ chức cuộc triển lãm tranh và mời 2-3 trẻ chọn bức tranh trẻ thích nhất? Vì sao con lại thích bức tranh ấy? (Bố cục cân đối, tô màu hợp lý, đẹp…).
– Cô nhận xét chung: Tuyên dương các trẻ có sản phẩm đẹp, có sáng tạo và động viên, khuyến khích các trẻ sản phẩm chưa được đẹp lần sau cố gắng hơn.
Cô cháu cùng mang sản phẩm về trưng bày ở góc tạo hình.
– TCVĐ: Trời nắng trời mưa. – Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài trời.
– Trẻ ra sân được hít thở không khí trong lành…Trẻ chú ý quan sát và nắm được một số đặc điểm của thời tiết. Giáo dục trẻ biết chăm sóc và bảo vệ thân thể.
– Sân sạch sẽ, bằng phẳng. Mủ thỏ đủ cho trẻ.
– Đ/c ngoài trời: Đu quay, xích đu, cầu trượt sạch sẽ, an toàn, thước chỉ.
– Trò chuyện cùng trẻ, khi ra sân phải tắt hết điện, ra sân không được chạy lung tung, không được dẫm đạp lên đ/c.
– Cô dẫn trẻ xuống sân cho trẻ đứng chỗ bóng mát và quan sát bầu trời. Cô và trẻ trò chuyện:
– Hôm nay con thâý bầu trời như thế nào? Quan sát trên trời các cháu thấy những gì?
– Mây, gió như thế nào? Với thời tiết này con cảm thấy trong người thế nào?
– Khi đi học con phải ăn mặc như thế nào? Vì sao con phải mặc như vậy? …
* TCVĐ: Trời nắng, trời mưa.
– Cô hỏi trẻ về cách chơi, luật chơi và tiến hành cho trẻ chơi 3 – 4 lần. Trong khi trẻ chơi cô bao quát, gợi ý, giúp đỡ trẻ để trẻ chơi đúng cách, đúng luật.
* Chơi theo ý thích: Chơi với đu quay, xích đu, cầu trượt. Cô bao quát trẻ chơi an toàn.
– Chơi xong cô cho trẻ đi rửa tay, nhắc trẻ vặn nhỏ vòi nước để tiết kiệm nước.
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Nội dung hoạt động: – Dạy trẻ đọc bài đồng dao “Con gà”.
– Chơi tự do ở các góc.
– Trẻ biết tên, thuộc lời và hiểu nội dung bài đồng dao.
– Tranh con gà mái (trống), nội dung bài đồng dao.
* Dạy trẻ đọc đồng dao “Con gà”.
– Cô cho trẻ quan sát, nhận xét về con gà trống và gà mái, chúng có gì giống – khác nhau.
– Cô đọc bài đồng dao “Con gà” cho trẻ nghe 2 lần.
– Giới thiệu tên, hỏi trẻ về nội dung bài đồng dao.
– Mời cả lớp đọc từng câu bài đồng dao theo cô 2 lần.
– Cô đọc những từ đầu của từng câu và cho trẻ đọc tiếp 2 lần.
– Khi trẻ đọc thuộc cô tổ chức cho trẻ đọc thi đua giữa các tổ, nhóm, cá nhân.
– Cô đến bên trẻ hướng dẫn và chơi cùng trẻ. Và hỏi trẻ:
+ Con đang làm gì đây? Cái gì đây?
– Dặn dò trẻ không được vứt đ/c lung tung, không dành đ/c với bạn.
– Cô bao quát trẻ chơi an toàn. Chơi xong cô hướng dẫn trẻ tự cất đồ chơi gọn gàng.
* Đánh giá các hoạt động trong ngày. (Đón trẻ, ăn, ngủ – HĐCCĐ – HĐNT – Vui chơi).
Bạn đang đọc nội dung bài viết Giáo Án Tạo Hình: Vẽ Bông Hoa Bằng Dấu Vân Tay trên website Techcombanktower.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!