Cập nhật nội dung chi tiết về Giáo Án Sinh Học 12 Bài 1: Gen, Mã Di Truyền Và Quá Trình Nhân Đôi Của Adn mới nhất trên website Techcombanktower.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Tiết:…. Chương I: CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ Bài 1: GEN, MÃ DI TRUYỀN VÀ QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI CỦA ADN I. MỤC TIÊU: Qua bài học, học sinh phải: 1. Kiến thức. – Học sinh trình bày được khái niệm cấu trúc chung của gen và nêu được hai loại gen chính. – Học sinh nêu và giải thích được mã di truyền. – HS mô tả quá trình nhân đôi ADN ở Ecoli và phân biệt được sự khác nhau giữa nhân sơ và nhân chuẩn. 2. Kỹ năng. – Phát triển năng lực quan sát, phân tích, so sánh, khái quát hoá. – Rèn kỹ năng làm việc độc lập với sách giáo khoa. 3. Thái độ. – Nâng cao nhận thức đúng đắn và khoa học về gen và mã di truyền. – Hình thành thái độ yêu thích khoa học tìm tòi nghiên cứu. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC – PHƯƠNG PHÁP : Hình 1.1 , bảng 1 mã di truyền SGK Sơ đồ cơ chế tự nhân đôi của ADN . Sơ đồ liên kết của các nuclêôtit trong chuỗi pôlinuclêôtit . Mô hình cấu trúc không gian của ADN . Máy chiếu qua đầu nếu dùng bảng trong . III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI HỌC : Ổn định lớp : Kiểm tra sỉ số. Kiểm tra bài cũ : Không kiểm tra , giới thiệu chương trình Sinh học 12 . Bài mới : sinh sản là một đặc tính cơ bản của cơ thể sống.Trong quá trình sinh sản chúng ta nhận thấy con sinh ra nhất định giống cha mẹ ở 1 mức độ nào đó hay nói cách khác nay chính là sự sao chép lại các tính trạng và tính chất của cơ thể từ thế hệ này sang thế hệ khác gọi là hiện tượng di truyền Thường thì các tính trạng là tính chất của cơ thể được sao chép lại qua sinh sản rất bền vững nhưng không tuyệt đối. Con của cùng cha mẹ vẫn có sự sai khác nào đó và hiện tượng trên gọi là biến dị Vậy sự di truyền và biến dị được thực hiện theo cơ chế nào chúng ta cùng tìm hiểu Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung kiến thức GV nêu ví dụ trong SGK ? Gen là gì ? Giáo viên yêu cầu HS nhắc lại thành phần cấu trúc hoá học của phân tử ADN . Giới thiệu cho học sinh biết gen có nhiều loại như gen cấu trúc , gen điều hoà … Thế nào là gen cấu trúc? Là gen mang thông tin mã hóa cho các sản phẩm tạo nên thành phần cấu trúc hay chức năng của tế bào GV: cho học sinh quan sát hình 1.1 . GV : Dựa vào hình 1.1 hãy mô tả cấu trúc của một gen cấu trúc gồm mấy vùng? Xác định chiều của gen cấu trúc Dựa vào nội dung trong SGK cho biết Phân biệt gen không phân mảnh và gen phân mảnh Thế nào là gen không phân mảnh? Thế nào là gen phân mảnh? GV yêu cầu HS ? Mã di truyền là gì ? ? Tại sao mã di truyền lại là mã bộ ba ? GV gợi ý cho hs trả lời – Trong ADN chỉ có 4 loại nuclêôtit Trong prôtêin lại có khoảng 20 loại axit amin . – Nếu 1 nuclêôtit xác định 1 axit amin thì có 41 = 4 tổ hợp , chưa đủ để mã hoá cho 20 loại axit amin . – Nếu 3 nuclêôtit xác định 1 axit amin thì có 43 = 64 tổ hợp , thừa đủ để mã hoá cho 20 loại xít amin . ? Mã di truyền có những đặc điểm gì ? GV nêu VD – MMG: 3’ XGA GAA TTT XGA 5’ – Tất cả các loài đều có trung bộ mã di truyền thể hiện trong bảng 1 trang 8 SGK Chú ý tính phổ biến chỉ mang tính chất tương đối vì có một số trường hợp đặc biệt: TXT ở ADN nhân mã hóa cho Arg đối với ADN ti thể là tín hiệu kết thúc – GV yêu cầu HS quan sát bảng 1 trang 8 và tìm xem co bộ ba nào mã hóa cho 2 loại axit amin khác nhau tính đặc hiệu – GV yêu cầu HS tìm các bộ ba khác nhau mã hóa cho Glutamin GV cho học sinh nghiên cứu mục III , kết hợp quan sát hình 1.2 ? Quá trình nhân đôi ADN xảy ra chủ yếu ở thành phần nào trong tế bào ? Trong điều kiện nào ? ?. ADN được nhân đôi theo nguyên tắc nào ? ? Như thế nào là nguyên tắc bổ sung và bán bảo toàn? ? Có những thành phần nào tham gia vào quá trình tổng hợp ADN? ? Cho biết vai trò của enzim ADN- polinucleotit? ? Các giai đoạn chính tự sao ADN là gì? ? Các nuclêôtit (Nu) tự do của môi trường liên kết với các mạch gốc phải theo nguyên tắc nào? ? Mạch nào được tổng hợp liên tục , mạch nào tổng hợp từng đoạn ?vì sao? ?. Kết quả tự nhân đôi của ADN như thế nào ? ?. Quá trình nhân đôi của ADN có ý nghĩa như thế nào? Dựa vào nd trong SGK trả lời HS dựa vào kiến thức lớp 10 trả lời – Gen cấu trúc có 3 vùng : Vùng điều hoà đầu gen mang tín hiệu khởi động , vùng mã hoá mang thông tin mã hoá axit amin , vùng kết thúc nằm ở cuối gen . – Chiều của gen cấu trúc từ 3’ – 5’ HS trả lời HS dựa vào nội dung trong SGK trả lời HS trả lời Mã di truyền có 4 đặc điểm: – Đọc liên tục theo từng bộ ba không gối lên nhau – Tính phổ biến – Tính thoái hóa – Tính đặc hiệu HS quan sát bảng 1 trả lời không có bộ ba nào mã hóa cho hai loại a.a khác nhau Bộ ba: GAA, GAG – Học sinh nghiên cứu mục III , và quan sát hình 1.2 – Xảy ra trong nhân tế bào , tại các NST , ở kì trung gian giữa hai lần phân bào . – ADN được nhân đôi theo nguyên tắc bổ sung và bán bảo toàn . – Nguyên tắc bổ sung nghĩa là A = T và GX – Bán bảo toàn là ADN mới tổng hợp có 1 mạch của ADN mẹ và 1 mạch mới tổng hợp – Enzim ADN – polinucleotit và một số enzim khác, các nu tự do trong môi trường nội bào – Tổng hợp mạch polinucleotit Gồm 3 giai đoạn: Tháo xoắn phân tử ADN, tổng hợp các mạch ADN mới, Hai phân tử ADN được tạo thành 3’ – 5’ liên tục, 5’ – 3’ ngắt quãng.Vì ADN polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’- 3’ Hai phân tử ADN được tạo thành Là cơ sở cho NST , tự nhân đôi , giúp bộ NST của loài giữ tính đặc trưng và ổn định . I. GEN : 1. Khái niệm : Gen là một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá một chuỗi pôlipeptit hay một phân tử ARN . 2. Cấu trúc của gen cấu trúc . – Là gen mang thông tin mã hóa cho các sản phẩm tạo nên thành phần cấu trúc hay chức năng của tế bào – Chiều của gen cấu trúc: 3’ – 5’ a. Cấu trúc chung của gen Gen cấu trúc có ba vùng – Vùng điều hòa: Ở đầu 3’ mạch mã gốc gen mang tín hiệu khởi động và điều hòa quá trình phiên mã. – Vùng mã hoá mang thông tin mã hoá axit amin . – Vùng kết thúc nằm ở cuối gen mang tín hiệu kết thúc phiên mã . b. Cấu trúc riêng: Sinh vật nhân sơ:Các gen có vùng mã hóa liên tục gọi là gen không phân mảnh Phần lớn sinh vật nhân thực:Các gen có vùng mã hóa không liên tục, xen kẽ các đoạn mã hóa axit amin (exon) là các đoạn không mã hóa axit amin ( intron) II. MÃ DI TRUYỀN : a. Khái niệm: – Mã di truyền là trình tự các nuclêôtit trong gen quy định trình tự các axit amin trong phân tử protein . – Mã di truyền là mã bộ ba( gồm 3 nu kế tiếp nhau mã hoa cho một aa) – số bộ ba: 43 = 64 trong đó có + 61 bộ ba: → 20 a.a ( 1 bộ ba AUG là mã mở đầu: khởi đầu dịch mã và mã hóa a.a metionin ( ở sinh vật nhân sơ là foocmin metionin) + 3 bộ ba kết thúc: UAA, UGA, UAG không mã hóa a.a b. Đặc điểm mã di truyền – Đọc liên tục từ một điểm xác định theo từng bộ ba nu, không gối lên nhau. – Có tính phổ biến: Tất cả các loài đều có chung một bộ mã di truyền. – Có tính đặc hiệu: Một bộ ba chỉ mã hóa cho một loại axit amin. – Có tính thoái hóa: Nhiều bộ ba khác nhau cùng xác định một loại axit amin (trừ AUG, UGG). III. QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI CỦA AND ( sao chép, tái bản) 1. Thời điểm : Xảy ra trong nhân tế bào , tại các NST , ở kì trung gian giữa hai lần phân bào . 2. Nguyên tắc: Theo nguyên tắc bổ sung và bán bảo toàn 3. Diễn biến : – Tháo xoắn phân tử ADN: dưới tác dụng của enzim 2 mạch ADN tách nhau dần – Tổng hợp các mạch ADN mới: + Enzim ADN polimeraza lắp ráp các nucleotit tự do theo nguyên tắc bổ sung với mỗi mạch khuôn ADN Agốc = T môi trường Tgốc = A môi trường Ggốc X môi trường Xgốc Gmôi trường + Enzim ADN polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’- 3’ nên . * Trên mạch khuôn 3’-5’mạch bổ sung được tổng hợp liên tục. * Trên mạch khuôn 5’ – 3’ mạch bổ sung được tổng hợp ngắt quãng tạo nên các đoạn ngắn okazaki. Sau đó các đoạn này nối lại với nhau nhờ enzim nối ligaza. – Hai phân tử ADN được tạo thành: + Một phân tử ADN qua một lần tự sao cho 2 phân tử ADN + Mỗi phân tử ADN có một mạch mới tổng hợp còn mạch kia của ADN ban đầu – Ý nghĩa : Là cơ sở cho NST , tự nhân đôi , giúp bộ NST của loài giữ tính đặc trưng và ổn định . IV . CỦNG CỐ : Nêu những điểm giống và khác nhau giữa sự tự nhân đôi của ADN ở sinh vật nhân sơ và sự tự nhân đôi của ADN ở sinh vật nhân thực . Nhân đôi ở SV nhân thực có cơ chế giống với sự nhân đôi ở SV nhân sơ nhưng khác nhau ở điểm: SV nhân thực có nghiều phân tử ADN kích thước lớn nên sự nhân đôi xảy nhiều điểm trong mỗi phân tử tạo nhiều đơn vị nhân đôi và do nhiều loại enzim tham gia Công thức giải bài tập: – Tính chiều dài: L = x 3,4 (A0) – Tính số lượng nuclêôtit của gen: N = A + T + G + X = 2A + 2G = 2T + 2X – Tính khối lượng: M = N x 300 (đvC) – Tính số nuclêôtit mỗi loại: theo NTBS: A = T; G = X A + G = T + X = – Tính số nuclêôtit mỗi loại: A1 + T1 + G1 + X1 = A2 + T2 + G2 + X2 = A1 = T2; A2 = T1; G1 = X2; G2 = X1 A = T = A1 + A2 = T1 + T2 = ; G = X = G1 + G2 = X1 + X2 = . A + G = hay 2A + 2G = N – Tỷ lệ % từng loại nuclêôtit: %A + %G = 50% N %A = %T = = ; %G = %X = = – Số chu kì xoắn: = = V. BÀI TẬP VỀ NHÀ : * Một phân tử ADN chứa 650.000 nuclêôtit loại X, số nuclêôtit loại T bằng 2 lần số nuclêôtit loại X. a. Tính chiều dài của phân tử ADN đó? b. Khi phân tử ADN này nhân đôi, thì nó cần bao nhiêu nuclêôtit tự do trong môi trường nội bào? * Nếu 1 phân tử ADN có tổng số nuclêôtit là 3000 thì sau 3 lần nhân đôi liên tiếp cần cung cấp bao nhiêu nuclêôtit tự do? * Chuẩn bị các câu hỏi và bài tập trang 10 SGK Phần bổ sung kiến thức : * Tìm hiểu cấu trúc không gian và cấu trúc hoá học của phân tử ADN , chức năng của phân tử ADN ? Ngày :…/…./…… TTCM Nguyễn Thị Kim Chuyên
Giáo Án Sinh Học 9 Bài 16: Adn Và Bản Chất Của Gen
HS: Tìm hiểu trước bài
9A 9C
9B 9D
? Làm bài tập 4,5,6 SGK
Hoạt động của GV và HS Nội dungHoạt động 1
I. ADN tự nhân đôi theo những nguyên tắc nào ?
– ADN tự nhân đôi tại NST ở kì trung gian
– ADN tự nhân đôi theo đúng mẫu ban đầu.
– Quá trình tự nhân đôi:
+ Hai mạch ADN tách nhau theo chiều dọc
+ Các nuclêôtit của mạch khuôn liên kết với nuclêôtit tự do theo NTBS, 2 mạch mới của ADN con dần được hình thành dựa trên mạch khuôn của ADN mẹ theo chiều ngược nhau
→ Kết quả: Hai phân tử ADN con được hình thành giống nhau và giống ADN mẹ.
Nguyên tắc: SGK (T 49)
– GV Y/C hs tìm hiểu thông tin đoạn 1-2
→ thông tin trên cho em biết điều gì ?
– HS: nêu được không gian, thời gian, của quá trình tự nhân đôi AND
? Hoạt động đầu tiên của ADN khi bắt đầu tự nhân đôi.
– HS: Ptử AND tháo xoắn, 2 mạch tách dần
? Quá trình tự nhân đôi diễn ra trên mấy mạch của ADN.
– HS: Diễn ra trên 2 mạch
? Các Nu nào liên kết với nhau thành từng cặp.
– HS: các Nu trên mạch khuôn và môi trường nội bào liên kết theo NTBS
? Sự hình thành mạch mới ở 2 ADN con diễn ra như thế nào.
– HS: Mạch mới hình thành theo mạch khuôn của mẹ
? Nhận xét về cấu tạọ của ADN mẹ và 2 ADN con.
– HS: cấu tạo 2 ADN con giống nhau và giống mẹ.
– HS đại diện các nhóm nhận xét, bổ sung
– GV hoàn chỉnh kiến thức
– GV cho HS làm bài tập vận dụng: Một đoạn mạch có cấu trúc:
→ Viết cấu trúc của 2 đoạn ADN được tạo thành từ đoạn ADN trên
– GV hỏi tiếp:
? Qúa trình tự nhân đôi của ADN diễn ra theo nguyên tắc nào.
– HS: Có 3 nguyên tắc: Khuôn mẫu, bổ sung và giữ lại một nửa.
Hoạt động 2
II. Bản chất của gen.
– Gen là 1 đoạn của ADN, có chức năng di truyền xác định.
– Bản chất hoá học của gen là ADN
– Chức năng: Gen cấu trúc mang thông tin quy định cấu trúc phân tử protein
– GV Y/C hs tìm hiểu thông tin SGK cho biết:
? Bản chất hoá học của gen
? Gen có chức năng gì
→ Gen nằm trên NST
→ Bản chất hoá học là ADN
→ Một phân tử ADN gồm nhiều gen
Hoạt động 3
III. Chức năng của ADN.
Gồm 2 chức năng:
– Lưu giữ thông tin di truyền
– Truyền đạt thông tin di truyền qua các thế hệ tế bào và cơ thể.
→ Qúa trình tự nhân đôi của ADN là cơ sở phân tử của sự sinh sản đảm bảo sự sinh sôi của sinh vật.
– HS nghiên cứu thông tin SGK
? ADN có chức năng gì?
– GV phân tích và chốt lại hai chức năng của ADN
* GV nhấn mạnh: Sự nhân đôi của ADN → nhân đôi NST → đặc tính di truyền ổn định qua các thế hệ.
? Vì sao nói sự tự nhân đôi của ADN là cơ sở phân tử của sự sinh sản đảm bảo sự sinh sôi của sinh vật.
– Vì: Sinh sản vô tính được thực hiện nhờ quá trình phân bào nguyên phân
– Sinh sản hữu tính nhờ phân bào giảm phân và thụ tinh. Mà hai quá trình này thực hiện được nhờ sự tự nhân đôi của NST.
( Đ/a: a)
( Đ/a: e)
– Nghiên cứu trước bài 17.
300 BÀI GIẢNG GIÚP CON LUYỆN THI LỚP 10 CHỈ 399K
Phụ huynh đăng ký mua khóa học lớp 9 cho con, được tặng miễn phí khóa ôn thi học kì. Cha mẹ hãy đăng ký học thử cho con và được tư vấn miễn phí. Đăng ký ngay!
Tổng đài hỗ trợ đăng ký khóa học: 084 283 45 85
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Loạt bài Giáo án Sinh học lớp 9 mới, chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Sinh học 9 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.
Bài 12. Di Truyền Liên Kết Với Giới Tính Và Di Truyền Ngoài Nhân
Bài 12. Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân
Bài 12. Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân thuộc PHẦN NĂM. DI TRUYỀN HỌC và nằm trong CHƯƠNG II. TÍNH QUY LUẬT CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN
Đề bài
Phép lai thuận
Phép lai nghịch
Pt/c: ♀ Mắt đỏ × ♂ Mắt trắng
F1: 100% ♀ , ♂ mắt đỏ
F2: 100% ♀ mắt đỏ : 50% ♂ mắt đỏ : 50% ♂ mắt trắng
Pt/c: ♀ Mắt trắng × ♂ Mắt đỏ
F1: 100% ♀ mắt đỏ : 100% ♂ mắt trắng
F2: 50% ♀ mắt đỏ : 50% ♀ mắt trắng : 50% ♂ mắt đỏ : 50% ♂ mắt trắng
Kết quả thí nghiệm trên khác gì so với kết quả thí nghiệm lai thuận nghịch của Menđen?
Phép lai thuận và phép nghịch của Menđen có kết quả giống nhau.
Còn phép lai thuận và nghịch của Morgan khác nhau về phân li kiểu hình ở giới đực và giới cái.
Đề bài
Từ thí nghiệm trên ta có thể rút ra nhận xét gì?
Các tính trạng do gen nằm ngoài nhân quy định sẽ di truyền theo dòng mẹ, có nghĩa là đời con có kiểu hình giống mẹ.
Giải bài tập Bài 1 trang 53 SGK Sinh học 12
Đề bài: Nêu các đặc điểm di truyền của tính trạng do gen nằm trên NST X quy định.
1. Đối với các gen nằm trên đoạn tương đồng của NST giới tính thì di truyền tuân theo các quy luật của gen trên NST thường (sự di truyền giả NST thường).
2. Đối với các gen nằm trên vùng không tương đồng.
* Gen nằm trên đoạn không tương đồng của NST X
– Di truyền theo quy luật chéo. Ví dụ: gen lặn trên NST giới tính X của bố được di truyền cho con gái, sau đó được biểu hiện ở cháu trai.
– Kết quả lai thuận nghịch là khác nhau, có lúc tỉ lệ đều ở 2 giới, có lúc khác nhau ở 2 giới.
VD: XAXa (mẹ) × XAY (bố) →XaY : con trai bị bệnh (nhận alen gây bệnh từ mẹ)
Giải bài tập Bài 2 trang 53 SGK Sinh 12
Đề bài: Bệnh mù màu đỏ – xanh lục ở người là do 1 gen lặn nằm trên NST X quy định. Một phụ nữ bình thường có em trai bị bệnh mù màu lấy 1 người chồng bình thường. Nếu cặp vợ chồng này sinh ra được 1 người con trai thì xác suất để người con trai đó bị mù màu là bao nhiêu. Biết rằng bố mẹ của cặp vợ chồng này không bị bệnh.
Cách 1:
Quy ước gen : A- Bình thường; a – bị mù màu
Cặp vợ chồng này bình thường để sinh ra con trai bị bệnh mù màu (nhận alen gây bệnh từ mẹ) phải có kiểu gen: XAXa × XAY → XAXA: XAXa:XAY: XaY
Xác suất họ sinh con trai bị mù màu là 1/4
Cách 2:
Quy ước gen : A- Bình thường; a – bị mù màu. Gen nằm trên NST X không có alen tương đồng trên Y
Người vợ bình thường có em trai bị mù màu mà bố mẹ bình thường thì mẹ mang alen gây bệnh.
Kiểu gen của người vợ là: XAXA : XAXa
Ta có: tỷ lệ alen người vợ là: XA : Xa
Người chồng cho alen Y để sinh con trai, do đó xác suất người con trai đó bị mù màu là .
Giải bài tập 3 trang 53 SGK Sinh 12
Đề bài: Làm thế nào để biết được một bệnh nào đó ở người là do gen lặn trên NST giới tính X hay do gen trên NST thường quy định
Có thể theo dõi phả hệ để biết được bệnh di truyền do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường hay trên nhiễm sắc thể X quy định nhờ đặc điểm của sự di truyền liên kết với giới tính. Đó là: Gen trên NST X có sự di truyền chéo, mẹ truyền gen bệnh cho con trai, bố truyền gen bệnh cho con gái.
Giải bài tập Bài 4 trang 54 SGK Sinh 12
Đề bài: Nêu đặc điểm di truyền của gen ngoài nhân. Làm thế nào để biết được tính trạng nào đó là do gen trong nhân hay gen nằm ngoài nhân quy định?
Đặc điểm của di truyền ngoài nhân
– Lai thuận và lai nghịch cho kết quả khác nhau, biểu hiện kiểu hình ở đời con theo dòng mẹ.
– Trong di truyền qua tế bào chất, vai trò chủ yếu thuộc về tế bào chất của tế bào sinh dục cái.
– Các tính trạng di truyền qua tế bào chất không tuân theo các định luật của thuyết di truyền NST vì tế bào chất không được phân đều cho các tế bào con theo quy luật di truyền chặt chẽ như gen nhân.
– Tế bào là một đơn vị di truyền trong đó nhân đóng vai trò chính, nhưng tế bào chất cũng đóng vai trò nhất định. Hai hệ thống di truyền qua NST và di truyền ngoài NST tác động qua lại lẫn nhau, đảm bảo cho sự tồn tại. sinh trưởng và phát triển của cơ thể.
* Phân biệt căn cứ vào đặc điểm khác nhau:
A. Gen quy định tính trạng nằm ở NST giới tính X.
B. Gen quy định tính trạng nằm trong ti thể.
D. Gen quy định tính trạng nằm trên NST Y.
D. Không có kết luận nào nêu trên là đúng.
Chưa thể xác định được gen nằm trên NST X hay Y
Ý C sai vì nếu là di truyền theo tế bào chất thì kiểu hình đời con là giống nhau và giống cơ thể mẹ.
Chọn D
Xem Video bài học trên YouTubeLà một giáo viên Dạy cấp 2 và 3 thích viết lạch và chia sẻ những cách giải bài tập hay và ngắn gọn nhất giúp các học sinh có thể tiếp thu kiến thức một cách nhanh nhất
Soạn Sinh Học 12 Bài 22: Bảo Vệ Vốn Gen Của Loài Người Và Một Số Vấn Đề Xã Hội Của Di Truyền Học
A. Lý thuyết
I. Bảo vệ vốn gen của loài người
Các quần thể người đang phải gánh chịu 1 số bệnh di truyền, để giảm bớt cần thực hiện các biện pháp:
1. Tạo môi trường sạch nhằm hạn chế các tác nhân đột biến
Sự phát triển của khoa học công nghệ gây nên những biến đổi của môi trường như ô nhiễm nguồn nước, đất, không khí và trở thành tác nhân đột biến đối với con người.
2. Tư vấn di truyền và việc sàng lọc trước sinh
Việc sàng lọc trước sinh nhằm phát hiện nguy cơ sinh con mắc các bệnh di truyền, khuyết tật bẩm sinh được thực hiện bởi các chuyên gia tư vấn di truyền.
Tư vấn di truyền và sàng lọc trước sinh dựa vào:
Phả hệ
Xét nghiệm NST, ADN trước sinh với thai nhi
3. Liệu pháp gen – kĩ thuật của tương lai
Liệu pháp gen là kĩ thuật chữa trị bệnh bằng thay thế gen
Kĩ thuật sử dụng virut mang gen lành làm thể truyền.
Khó khăn:
Truyền gen lành vào hệ gen người
virut có thể gây hư hỏng các gen khác
II. Một số vấn đề xã hội của Di truyền học
1. Tác động xã hội của việc giải mã bộ gen người
Giải mã bộ gen người làm nảy sinh vấn đề tâm lí:
Hồ sơ di truyền có giúp tránh bệnh tật di truyền
Hồ sơ di truyền có bị sử dụng với mục đích không tốt
2. Vấn đề phát sinh do công nghệ gen và công nghệ tế bào
Vi sinh vật biến đổi gen có gây bệnh cho người
Thực phẩm biến đổi gen có an toàn cho sức khỏe
Nhân bản vô tính cho tiến hành trên con người không?
…
3. Vấn đề di truyền khả năng trí tuệ
a. Hệ số thông minh (IQ)
Hệ số IQ để đánh giá khả năng trí tuệ của con người dựa trên bộ câu hỏi.
b. Khả năng trí tuệ và sự di truyền
Tính di truyền có ảnh hưởng ở mức độ nhất định tới khả năng trí tuệ
4. Di truyền học với bệnh AIDS (Hội chứng suy giảm miễn dịch tập nhiễm)
Bệnh AIDS được gây nên bởi virut HIV
Bạn đang đọc nội dung bài viết Giáo Án Sinh Học 12 Bài 1: Gen, Mã Di Truyền Và Quá Trình Nhân Đôi Của Adn trên website Techcombanktower.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!