Cập nhật nội dung chi tiết về Giáo Án Sinh Học 11 Nâng Cao Bài 12: Ảnh Hưởng Của Các Nhân Tố Môi Trường Đến Hô Hấp mới nhất trên website Techcombanktower.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Trường THPT Lớp: 11/10. Môn: Sinh vật 11 Tiết thứ: 12, ngày: 11/08/2009 Tên SVTG: Danh Quốc Cường, 3041808 Nguyễn Thanh Tâm, 3060507 Lớp: Sư phạm Sinh vật K30, K32 Bài 12: ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ MÔI TRƯỜNG ĐẾN HÔ HẤP Đồ dùng dạy học: Máy tính, projector, bút angten. Giáo viên hướng dẫn: Cô Huỳnh Thị Thúy Diễm – Bộ môn Sinh – Khoa Sư phạm. MỤC ĐÍCH BÀI DẠY Kiến thức cơ bản Học sinh trình bày được mối quan hệ chặt chẽ giữa hô hấp và nhiệt độ, hàm lượng nước, nồng độ CO2 và O2. Xây dựng ý thức vận dụng kiến thức học được vào việc giải quyết các vấn đề thực tiễn. Kĩ năng Phát triển năng lực phân tích, so sánh, khái quát hóa, vận dụng vào thực tiễn sản xuất. Giáo dục tư tưởng HS nhận thức rõ vai trò quan trọng của quá trình hô hấp. Giáo dục ý thức tìm hiểu và ứng dụng trong bảo quản nông sản. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC Phương pháp Nêu vấn đề. Đặt câu hỏi. Diễn giảng. Phương tiện Máy tính, máy projector, bút angten (bút Laser). NỘI DUNG VÀ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP Chuẩn bị Giáo viên Học sinh Lần lượt từng HS trả lời các câu hỏi kiểm tra bài cũ. Xem trước bài mới, tìm hiểu về sự ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến hô hấp ở thực vật. Vào bài Mô tả thí nghiệm (xem hình ảnh trực quan) trên hạt đậu, hạt lúa nảy mầm trong điều kiện ẩm độ, nhiệt độ, hàm lượng oxi để cho HS thấy mối quan hệ giữa môi trường với sự hô hấp ở thực vật. GV: Qua những hình ảnh trên, hãy cho biết : Các nhân tố nào ảnh hưởng đến sự nảy mầm của hạt giống ? HS: Các nhân tố môi trường ảnh hưởng đến sự nảy mầm của hạt là nước (độ ẩm), nhiệt độ, hàm lượng oxi. HS: Trong giai đoạn nảy mầm hoạt động hô hấp ở thực vật là rất lớn để tăng cường phân giải chất hữu cơ phục vụ cho sự sống và sinh sản. Trình bày tài liệu mới NỘI DUNG LƯU BẢNG THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ I. Nhiệt độ Hô hấp phụ thuộc chặt chẽ vào nhiệt độ, vì hô hấp bao gồm các phản ứng hóa học do các enzim xúc tác. II. Hàm lượng nước Cường độ hô hấp tỷ lệ thuận với hàm lượng nước. III. Nồng độ O2 và CO2 1. Nồng độ O2 O2 tham gia trực tiếp vào oxy hóa các chất hữu cơ và trong hô hấp hiếu khí. 2. Nồng độ CO2 Nếu tăng nồng độ CO2 thì hô hấp giảm ,vì hô hấp hấp thụ O2 và thải CO2. IV. Hô hấp và vấn đề bảo quản nông sản 1. Mục tiêu của bảo quản Giữ được mức tối đa số lượng và chất lượng sản phẩm bảo quản. 2. Hậu quả của hô hấp đối với quá trình bảo quản nông sản Gây tiêu hao chất hữu cơ, giảm chất lượng và số lượng nông sản. 3. Các biện pháp bảo quản – Bảo quản khô: Hạt được phơi khô với độ ẩm khoảng 13% – 16% tùy theo từng loại hạt. Bảo quản hạt trong các kho lớn. – Bảo quản lạnh: + Đa số các loại thực phẩm rau quả. + Nông sản được giữ trong các kho lạnh, tủ lạnh ở các ngăn có nhiệt độ khác nhau. – Bảo quản trong điều kiện nồng độ CO2 cao gây ức chế hô hấp: + Xác định nồng độ CO2 thích hợp đối với các đối tượng bảo quản và mục đích bảo quản. + Sử dụng các kho kín có nồng độ CO2 cao. + Sử dụng túi polyetylen. 20 phút 10 phút Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến hô hấp. Chiếu hình 12.1 SGK Mối quan hệ giữa hô hấp và nhiệt độ. Nêu vai trò của nước với hô hấp? Chiếu hình cấu tạo phân tử nước và hình ảnh tưới nước cho cây. (Phần này HS dựa vào kiến thức đã học để trả lời.) Mối quan hệ giữa hàm lượng nước và cường độ hô hấp? Hình ảnh công thức tổng quát quá trình hô hấp, hình ảnh hô hấp ở thực vật. Vai trò O2 trong hô hấp? Hai quá trình quang hợp và hô hấp diễn ra trái ngược nhau. Quang hợp lấy nguồn Cacbon từ CO2, hô hấp lấy O2 đế phân giải chất hữu cơ. Vậy [CO2] có ảnh hưởng gì tới quá trình hô hấp? Hoạt động 2: Hô hấp và vấn đề bảo quản nông sản. Trong sản xuất nông nghiệp việc thu hoạch, tiêu thụ nông sản luôn đi cùng với việc bảo quản nông sản trong quá trình tiêu thụ. Vậy mục tiêu bảo quản nông sản là gì? Ngoài vấn đề nông sản bị hư hại do sâu bệnh, còn có thể hư hại do đâu nữa? Hô hấp gây hậu quả gì cho việc bảo quản nông sản? Chiếu hình các phương pháp bảo quản nông sản. Tại sao không được giảm đến 0? Chiếu các hình về dụng cụ và biện pháp bảo quản nông sản. Nêu các biện pháp bảo quản? Hô hấp phụ thuộc chặt chẽ vào nhiệt độ, vì hô hấp bao gồm các phản ứng hóa học do các enzim xúc tác. – Nhiệt độ tối thiểu cây bắt đầu hô hấp: 00C – 100C – Nhiệt độ tối ưu cho hô hấp: 30 – 350C – Nhiệt độ tối đa cho hô hấp: 40 – 450C Nước là dung môi và là môi trường cho phản ứng hóa học xảy ra. – Tham gia vào quá trình hô hấp. – Lượng nước tăng thì cường độ hô hấp tăng. – Cường độ hô hấp tỷ lệ thuận với hàm lượng nước. Lượng nước tăng thì cường độ hô hấp tăng. Cường độ hô hấp tỷ lệ thuận với hàm lượng nước. Đọc SGK và nêu: – O2 tham gia trực tiếp vào oxy hóa các chất hữu cơ và trong hô hấp hiếu khí. – Nồng độ O2 tăng thì hô hấp tăng. – Nồng độ O2 trong không khí giảm dưới 10%, hô hấp hiếu khí giảm. – Nồng độ CO2 cao trong môi trường sẽ ức chế thải CO2, gây ức chế hô hấp. – Nếu tăng nồng độ CO2 thì hô hấp giảm, vì hô hấp hấp thụ O2 và thải CO2. Giữ được mức tối đa số lượng và chất lượng sản phẩm bảo quản. + Tiêu hao chất hữu cơ, giảm chất lượng và số lượng nông sản. + Hô hấp tăng nhiệt độ, tăng độ ẩm, làm tăng cường độ hô hấp. + Thay đổi thành phần khí trong môi trường (O2 giảm, CO2 tăng) hô hấp kị khí xảy ra, nông sản bị phân hủy nhanh chóng. Giảm cường độ hô hấp đến mức tối thiểu (không giảm đến 0). Vì hô hấp giảm đến 0, lúc đó nông sản bảo quản sẽ hư hỏng hoặc bị chết . Đọc SGK kết hợp với kiến thức về hô hấp để đưa ra các biện pháp. + Bảo quản khô + Bảo quản lạnh + Bảo quản trong điều kiện nồng độ CO2 cao. Củng cố Cho HS đọc phần kết luận trong SGK để củng cố kiến thức. Tại sao không để rau quả trên ngăn đá của tủ lạnh? Þ Vì nhiệt độ dưới 0oC sẽ làm nước trong quả đông lại thành đá, phá vỡ hết các tế bào của rau, quả. Hướng dẫn học ở nhà Học bài, trả lời các câu hỏi SGK trang 53. Xem trước bài mới, chuẩn bị để tuần sau thực hành tách chiết sắc tố ở thực vật.
Sinh Học 11 Bài 10: Ảnh Hưởng Của Các Nhân Tố Ngoại Cảnh Đến Quang Hợp
Tóm tắt lý thuyết
1.1.1. Cường độ ánh sáng
Ảnh hưởng của cường độ ánh sáng đến cường độ quang hợp khi nồng độ CO2 tăng
Điểm bù ánh sáng: cường độ ánh sáng mà tại đó cường độ quang hợp cân bằng với cường độ hô hấp.
Điểm bão hòa ánh sáng: là trị số ánh sáng mà từ đó cường độ quang hợp không tăng thêm dù cường độ ánh sáng tiếp tục tăng.
Trong khoảng giữa điểm bù ánh sáng và điểm bão hòa ánh sáng, cường độ quang hợp tăng hầu như tỉ lệ thuận với cường độ ánh sáng.
1.1.2. Quang phổ của ánh sáng
Các tia sáng có độ dài bước sóng khác nhau ảnh hưởng không giống nhau đến cường độ quang hợp.
Quang hợp chỉ xảy ra tại miền ánh sáng xanh tím và miền ánh sáng đỏ.
Các tia sáng xanh tím kích thích sự tổng hợp axit amin, prôtêin.
Các tia sáng đỏ xúc tiến quá trình hình thành cacbohidrat.
Cường độ hấp phụ ánh sáng của các loại sắc tố quang hợp
Thành phần ánh sáng biến động phụ thuộc :
Trong môi trường nước, thành phần ánh sáng biến động nhiều theo độ sâu
Thời gian của ngày: sáng sớm và chiều ánh sáng có nhiều tia đỏ hơn; buổi trưa các tia sáng có sóng ngắn (tia xanh, tia tím) tăng lên.
Cây mọc dưới tán rừng thường chứa hàm lượng diệp lục b cao giúp hấp thụ các tia sáng có bước sóng ngắn trong điều kiện thiếu tia sáng đỏ của ánh sáng khuếch tán.
Điểm bão hòa CO2: Khi nồng độ CO2 tối đa để cường độ quang hợp đạt cực đại.
Nồng độ CO2 trong không khí chiếm 0,03%.
Nồng độ CO2 thấp nhất mà cây bắt đầu quang hợp là khoảng 0,008% – 0,01%, điểm bão hoà CO2 tối đa của cây thường là 0,4%.
Nếu tăng dần nồng độ CO2 lên đến trị số bão hòa CO2 thì cường độ quang hợp tăng dần. Vượt quá trị số đó, cường độ quang hợp giảm.
Nhiệt độ ảnh hưởng đến các phản ứng enzim trong pha tối và pha sáng của quang hợp.
Mỗi loài thực vật có 1 nhiệt độ tối ưu, tại nhiệt độ đó cường độ quang hợp là lớn nhất.
Cường độ quang hợp tăng theo nhiệt độ đến giá trị tối ưu, trên ngưỡng đó cường độ quang hợp giảm.
1.5. Nguyên tố khoáng
Nguyên tố khoáng ảnh hưởng nhiều mặt đến quang hợp:
N, P, S: tham gia tạo thành enzim quang hợp.
N, Mg: tham gia hình thành diệp lục.
K: điều tiết độ đóng mở khí khổng giúp CO 2 khuếch tán vào lá.
Sự ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp tùy thuộc vào đặc điểm của giống và loài cây. Trong tự nhiên, các yếu tố môi trường không tác dụng riêng lẻ lên quang hợp mà là tác động phối hợp.
1.6. Trồng cây dưới ánh sáng nhân tạo
Trồng cây dưới ánh sáng nhân tạo là sử dụng các loại đèn (đèn nêon, đèn sợi đốt) thay cho ánh sáng mặt trời trồng cây trong nhà.
Ưu điểm: khắc phục giá rét, sâu bệnh trong sản xuất nông phẩm.
Ứng dụng: đảm bảo cung cấp rau tươi trong các tháng mùa đông ở nước ôn đới. Tại Việt Nam: sản xuất rau sạch, nuôi cấy mô thực vật, tạo cành giâm…
Sh 11: Bài 10: Ảnh Hưởng Của Các Nhân Tố Ngoại Cảnh Đến Quang Hợp
ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ
Học xong bài này, HS cần phải:
-Nêu được ảnh hưởng của cường độ ánh sáng và quang phổ ánh sáng đến cường độ quang hợp
-Mô tả được sự phụ thuộc của cường độ quang hợp vào nồng độ CO 2
-Nêu được vai trò của nước đối với quang hợp
-Trình bày được ảnh hưởng của nhiệt độ đến cường độ quang hợp
-Lấy được ví dụ về vai trò của các ion khoáng đối với quang hợp
– Rèn kĩ năng tư duy hệ thống
– Kĩ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp
– Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ, ý tưởng
– Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về sự ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh (ánh sáng, nồng độ CO 2, nước, nhiệt độ, nguyên tố khoáng) đến quang hợp
– Kĩ năng quản lí thời gian, đảm nhận trách nhiệm, hợp tác trong hoạt động nhóm
– Biết chăm sóc cây trồng
-SGK Sinh học 11
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC.
– Nêu khái niệm và điều kiện cần có của pha sáng trong quang hợp
– Phân biệt pha sáng và pha tối quang hợp
GV yêu cầu HS lên bảng viết lại phương trình quang hợp và chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng dến quang hợp à GV vào bài mới
GV: Nhìn vào phương trình quang hợp và cho biết điều kiện để xảy ra quang hợp là gì?
GV: ánh sáng ảnh hưởng kép đến quang hợp (cường độ và quang phổ)
GV: giải thích các đơn vị trong hình 10.1 SGK- 44 và yêu cầu HS trả lời lệnh SGK- 44 bằng các gợi ý:
·Khi nồng độ CO 2 tăng, cường độ ánh sáng tăng thì cường độ quang hợp thay đổi như thế nào?
·Khi nồng độ CO 2 = 0,01 và 0,32, nếu cường độ ánh sáng tăng từ 667 lux à 18000 lux thì cường độ quang hợp thay đổi như thê nào?
GV: chỉ trên hình vẽ cho HS
·Tại điểm nồng độ CO 2 = 0,01 được gọi là điểm bù ánh sáng và tại điểm này cường độ quang hợp cân bằng với cường độ hô hấp
·Tại điểm nồng độ CO 2 = 0,32 được gọi là điểm bão hoà ánh sáng
GV: Điểm bù ánh sáng là gì? Điểm bão hoà ánh sáng là gì?
HS: nghiên cứu SGK trả lời
GV: Cây ưa bóng có điểm bù ánh sáng thấp hơn cây ưa sáng
HS dựa vào những gợi ý GV vừa đưa ra trả lời
GV: Trong trồng trọt, cường độ ánh sáng được ứng dụng như thế nào?
HS vận dụng kiến thức vừa học trả lời: trồng cây trong nhà kính dưới ánh sáng nhân tạo
GV: Cây quang hợp được ở miền ánh sáng nào?
GV: Các tia sáng khác nhau có ảnh hưởng như nhau đến quang hợp không?
HS: nghiên cứu SGK trả lời
GV giảng giải sự biến động của ánh sáng trong môi trường nước, theo thời gian, trong rừng rậm
GV bổ sung: ánh sáng không tác động đơn lẻ đến quang hợp mà nó còn chịu sự tương tác của các nhân tố khác
GV: Quang hợp chỉ xảy ra ở 1 giới hạn nồng độ CO 2 nhất định, dưới ngưỡng đó quang hợp rất yếu hoặc không xảy ra
GV: Nồng độ CO 2 thấp nhất cây có thể quang hợp được là bao nhiêu?
HS: nghiên cứu SGK trả lời
GV: Quan sát hình 10.2 SGK- 45 và cho biết nồng độ CO 2 ảnh hưởng như thế nào đến quang hợp?
HS: Quan sát hình 10.2 SGK- 45 và trả lời
GV: Nếu cứ tăng mãi nồng độ CO 2 thì cường độ quang hợp có tăng theo không?
GV: Điểm bão hoà CO 2 là gì? Phụ thuộc vào những yếu tố nào?
HS: nghiên cứu SGK trả lời
GV: Thông thường ở điều kiện ánh sáng cao nếu tăng nồng độ CO 2 sẽ thuận lợi cho quang hợp và điểm bão hoà CO2 ở thực vật là 0,06 – 0,1%
GV: Đất là nguồn cung cấp CO 2 cho không khí. Vậy nguồn CO 2 đó do đâu mà có?
HS quan sát hình 10.2 trả lời các câu hỏi trên
Liên hệ: Làm thế nào để tăng nồng độ CO 2 để đảm bảo cho quá trình quang hợp?
HS vận dụng kiến thức vừa học trả lời:
·Xới đất à tăng hô hấp rễ và hoạt đông VSV
·Bón phân hữu cơ thúc đẩy hoạt động của VSV
GV yêu cầu HS trả lời lệnh SGK- 45
HS vận dụng các kiến thức đã học ở bài trước trả lời
GV: Khi thiếu nước quang hợp bị ảnh hưởng như thế nào?
HS vận dụng kiến thức đã học trả lời
Liên hệ: khi thiếu nước, quang hợp ở thực vật nào bị giảm ít nhất?
GV: HS quan sát hình 10.3 SGK- 46 và cho biết
·Ở các loài cây khác nhau thì nhiệt độ ảnh hưởng như thế nào đến quá trình quang hợp?
·Khi nhiệt độ tăng thì cường độ quang hợp biến đổi như thế nào?
GV: lấy ví dụ về ngưỡng nhiệt độ cực tiểu và cực đại
GV: Các nguyên tố khoáng ảnh hưởng thế nào đến quá trình quang hợp?
HS: vận dụng kiến thức đã học trả lời
GV bổ sung: N có vai trò đặc biệt quan trọng đối với quang hợp (75% N trong tế bào)
Liên hệ: Khi bón phân đạm (N) diệp lục nhanh chóng được hình thành à lá xanh đậm, diện tích lá tăng nhanh à quang hợp tăng
GV: Thế nào là trồng cây dưới ánh sáng nhân tạo?
GV: Trồng cây dưới ánh sáng nhân tạo có những tác dụng gì?
HS vân dụng kiến thức thực tiễn trả lời
GV: Ở Việt Nam, cây trồng trong nhà kính dưới ánh sáng nhân tạo được nhân giống bằng cách nào?
HS vận dụng kiến thức thực tiễn trả lời:
Nuôi cấy mô thực vật, tạo cành giâm
– Ánh sáng là nhân tố cần để diễn ra quang hợp
– Điểm bù ánh sáng là cường độ ánh sáng mà tại đó cường độ quang hợp cân bằng với cường độ hô hấp
– Điểm bão hoà ánh sáng là cường độ ánh sáng mà tại đó cường độ quang hợp đạt cực đại cho dù cường độ ánh sáng tiếp tục tăng thêm
– Ứng dụng: Trồng cây trong nhà kính bằng ánh sáng nhân tạo
– Các tia sáng khác nhau ảnh hưởng không giống nhau đến cường độ quang hợp
– Quang hợp chỉ xảy ra tại miền ánh sáng xanh tím và đỏ
·Tia sáng xanh tím kích thích tổng hợp axit amin, prôtêin
·Tia sáng đỏ xúc tiến quá trình hình thành cacbohidrat
– Cây quang hợp được ở nồng độ CO 2 thấp nhất là 0,008 – 0,01%
– Cường độ quang hợp tỉ lệ thuận với nồng độ CO 2 nhưng khi nồng độ CO 2 vượt quá điểm bão hoà thì cường độ quang hợp giảm
– Điểm bão hoà CO 2 là nồng độ CO 2 mà tại đó cường độ quang hợp đạt cực đại
– Trong quang hợp, nước có 1 số vai trò sau:
· Quang phân li nước trong pha sáng quang hợp tạo ATP, NADPH cung cấp cho pha tối quang hợp
– Nhiệt độ ảnh hưởng đến các phản ứng enzim trong quang hợp
– Thực vật chỉ quang hợp trong 1 giới hạn nhiệt độ nhất định
– Nhiệt độ dưới ngưỡng cực tiểu hoặc trên ngưỡng cực đại cây đều không quang hợp được
Nguyên tố khoáng ảnh hưởng đến nhiều mặt của quang hợp
– điều tiết độ mở của khí khổng giúp khuếch tán CO 2
– Sử dụng ánh sáng của các loại đèn trồng cây trong nhà kính
· Khắc phục những điều kiện bất lợi của môi trưòng (giá rét, sâu bệnh)
· Đảm bảo cung cấp rau, quả tươi sạch trong mùa đông gió rét
3. Thực hành luyện tập 2′
GV hệ thống lại kiến thức bài học
– Quang hợp ở cây xanh có quan hệ chặt chẽ với môi trường
– Môi trường ô nhiễm làm hàm lượng CO2 tăng lên quá mức à Gây ức chế quang hợp
– Chủ động tạo ra các điều kiện thuận lợi cho quang hợp (sử dụng ánh sáng nhân tạo cho cây quang hợp
– Học bài và trả lời các câu hỏi SGK
– Đọc trước bài 11 – Quang hợp và năng suất cây trồng
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Giáo Án Sinh 9 Bài 45+46: Thực Hành Tìm Hiểu Môi Trường Và Ảnh Hưởng Của Một Số Nhân Tố Sinh Thái Lên Đời Sống Sinh Vật
-Học sinh quan sát môi trường sống của sinh vật ngoài thiên nhiên gv cho HS kẻ bảng 45.1 tr 135 vào vở thay tên bảng là: các loại sinh vật sống trong môi trường.
-GV bật băng 2,3 lần
-GV lưu ý nếu HS không biết tên sinh vật trong băng thì GV thông báo (có thể theo họ, bộ)
+Em đã quan sát được những sinh vật nào? Số lượng như thế nào?
+Theo em thì có những môi trường sống nào đoạn băng trên? Môi trường nào có số lượng nhiều nhất? Môi trường nào có số lượng ít nhất? Vì sao?
Tuần: 24 Ngày soạn: 29/01/2015 Tiết: 47 Ngày dạy: 02/02/2015 Bài 45 - 46: THỰC HÀNH: TÌM HIỂU MÔI TRƯỜNG VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ NHÂN TỐ SINH THÁI LÊN ĐỜI SỐNG SINH VẬT I/ MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Học sinh tìm được dẫn chứng về ảnh hưởng của nhân tố sinh thái ánh sáng và độ ẩm lên đời sống sinh vật ở môi trường đã quan sát - Củng cố kiến thức đã học 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng nhận biết một số nhân tố sinh thái trong môi trường - Rèn kĩ năng hoạt động nhóm 3. Thái độ: - Có lòng yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ thiên nhiên II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC: 1/ Chuẩn bị của giáo viên: Dụng cụ: Kẹp ép cây, giấy báo, kéo cắt cây, giấy kẻ li, bút chì, vợt bắt côn trùng, lọ, túi nilông đựng động vật, dụng cụ đào đất nhỏ, tranh mẫu lá cây. 2/ Chuẩn bị của học sinh: Chuẩn bị bài và học bài cũ III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1/ Ổn định lớp: 9A1 9A2 2/ Kiểm tra bài cũ: Trình bày mối quan hệ cùng loài của sinh vật, ý nghĩa. Nêu mối quan hệ khác loài của sinh vật. 3/ Các hoạt động dạy và học: a/ Mở đầu: b/ Phát triển bài HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU MÔI TRƯỜNG SỐNG CỦA SINH VẬT HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS -Học sinh quan sát môi trường sống của sinh vật ngoài thiên nhiên gv cho HS kẻ bảng 45.1 tr 135 vào vở thay tên bảng là: các loại sinh vật sống trong môi trường. -GV bật băng 2,3 lần -GV lưu ý nếu HS không biết tên sinh vật trong băng thì GV thông báo (có thể theo họ, bộ) +Em đã quan sát được những sinh vật nào? Số lượng như thế nào? +Theo em thì có những môi trường sống nào đoạn băng trên? Môi trường nào có số lượng nhiều nhất? Môi trường nào có số lượng ít nhất? Vì sao? -Cá nhân kẻ bảng 45.1 quan sát băng hình. -Chú ý các nội dung trong bảng và hoàn thành nội dung +Môi trường có điều kiện sống nhiệt độ, ánh sáng Thì số lượng sinh vật nhiều, số loài phong phú. +Môi trường sống có điều kiện sống không thuận lợi sinh vật có số lượng ít hơn. IV/ CỦNG CỐ - DẶN DÒ: 1/ Củng cố: - Học sinh báo cáo kết quả thực hành -GV thu vở của mọt số HS để kiểm tra. -GV nhận xét về thái độ của HS sau 2 tiết thực hành. 2/ Dặn Dò: -Cá nhân làm bản thu hoặc theo nội dung sgk. -Sưu tầm tranh ảnh về động vật và thực vật. V/ RÚT KINH NGHIỆM: Tuần: 24 Ngày soạn: 29/01/2015 Tiết: 48 Ngày dạy: 05/02/2015 Bài 45 - 46: THỰC HÀNH: TÌM HIỂU MÔI TRƯỜNG VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ NHÂN TỐ SINH THÁI LÊN ĐỜI SỐNG SINH VẬT I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Học sinh tìm được dẫn chứng về ảnh hưởng của nhân tố sinh thái ánh sáng và độ ẩm lên đời sống sinh vật ở môi trường đã quan sát - Củng cố kiến thức đã học 2. Kĩ năng: - Biết cách thu thập mẫu vật - Rèn kĩ năng hoạt động nhóm 3. Thái độ: - Xây dựng lòng yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ thiên nhiên II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC: 1/ Chuẩn bị của giáo viên: Dụng cụ: Kẹp ép cây, giấy báo, kéo cắt cây, giấy kẻ li, bút chì, vợt bắt côn trùng, lọ, túi nilông đựng động vật, dụng cụ đào đất nhỏ, tranh mẫu lá cây 2/ Chuẩn bị của học sinh: Chuẩn bị bài và học bài cũ III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1/ Ổn định lớp: 9A1 9A2 2/ Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài thu hoạch của tiết 47 3/ Các hoạt động dạy và học: a/ Mở đầu : b/ Phát triển bài Hoạt động 1: TÌM HIỂU ẢNH HƯỞNG CỦA ÁNH SÁNG TỚI HÌNH THÁI LÁ CÂY HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS -GV yêu cầu HS kẻ bảng 45.2 vào vở. -GV cho HS quan sát mẫu vật mang tới -GV lưu ý ở những loại lá có những đặc điểm theo yêu cầu để HS quan sát kĩ hơn. -GV nêu câu hỏi: +Từ nhữngđặc điểm của phiến lá em hãy cho biết lá cây quan sát được là loại lá cây nào? (ưu sáng, ưu bóng ) -GV nhận xét đánh giá hoạt động của cá nhân và cả nhóm sau khi hoàn thành nội dung 1 và 2. -Cá nhân kẻ bảng 45.2 quan sát băng hình. -Hoàn thành các nội dung trong bảng 45.2 (lưu ý các cột 2,3,4) Hoạt động 2: TÌM HIỂU MÔI TRƯỜNG SỐNG CỦA ĐỘNG VẬT HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS -GV cho HS tìm hiểu về thế giới động vật (lưu ý GV lựa chọn đúng nội dung) -Yêu cầu hoàn thành bảng 45.3 +Em đã quan sát được những loại động vật nào? +Loài động vật trong băng hình có những đặc điểm nào thích nghi với môi trường? -GV lưu ý: yêu cầu HS điền thêm vào bảng 45.3 một số sinh vật gần gũi với đời sống như: sâu, ruồi, gián, muỗi -GV đáng giá hoạt động của HS. -GV cho HS xem đoạn băng về tác động tiêu cực, tích cực của con người tới thiên nhiên và nêu câu hỏi: +Em có suy nghĩ gì sau khi học bài thực hành? +Bản thân em đã làm gì để bảo vệ thiên nhiên? (cụ thể là đối với động vật, thực vật) - HS kẻ bảng 45.3 vào vở. - Lưu ý đặc điểm của động vật đó thích nghi với môi trường như thế nào? -HS suy nghĩ về những suy nghĩ của bản thân mình. - Liên hệ thực tế đó là môi trường nơi đang sống, trường học. IV/ CỦNG CỐ - DẶN DÒ: 1/ Củng cố: - Học sinh báo cáo kết quả thực hành -GV thu vở của môït số HS để kiểm tra. -GV nhận xét về thái độ của HS sau 2 tiết thực hành. 2/ Dặn dò -Cá nhân làm bản thu hoặc theo nội dung sgk. -Sưu tầm tranh ảnh về động vật và thực vật. V/ RÚT KINH NGHIỆM:Bạn đang đọc nội dung bài viết Giáo Án Sinh Học 11 Nâng Cao Bài 12: Ảnh Hưởng Của Các Nhân Tố Môi Trường Đến Hô Hấp trên website Techcombanktower.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!