Đề Xuất 3/2023 # Giáo Án Sinh Học 11 Cb Tiết 9: Quang Hợp Ở Các Nhóm Thực Vật C3, C4, Và Cam # Top 3 Like | Techcombanktower.com

Đề Xuất 3/2023 # Giáo Án Sinh Học 11 Cb Tiết 9: Quang Hợp Ở Các Nhóm Thực Vật C3, C4, Và Cam # Top 3 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Giáo Án Sinh Học 11 Cb Tiết 9: Quang Hợp Ở Các Nhóm Thực Vật C3, C4, Và Cam mới nhất trên website Techcombanktower.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Ngày Soạn: 6/10/2010 Tiết.lớp Bài 9: QUANG HỢP Ở CÁC NHÓM THỰC VẬT C3, C4, VÀ CAM I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Trình bày được quá trình quang hợp ở thực vật C3 bao gồm pha sáng và pha tối. Trình bày dược đặc điểm của thực vật C4 : sống ở khí hậu nhiệt đới, cấu trúc lá có tế bào bao bó mạch, có hiệu suất cao. Nêu được thực vật CAM mang đặc điểm của cây ở vùng sa mạc, có năng suất thấp. 2. Kĩ năng: – Rèn một số kĩ năng: phân tích so sánh, quan sát hình ảnh. – Thí nghiệm phân tích các sắc tố chính. 3. Thái độ: – Giải thích được sự thay đổi của các loài thực vật ở các vùng khác nhau. II. NỘI DUNG TRỌNG TÂM Quang hợp ở thực vât C3: Pha sáng và pha tối quang hợp. Phân biệt được thực vật C3 C4, CAM III. THIẾT BỊ DẠY HỌC: – Tranh hình SGK phóng to – Sơ đồ chu trình C3. Sơ đồ con đường quang hợp của thực vật C4. Sơ đồ quang hợp thực vật CAM. Phiếu học tập Điểm so sánh (thực vật C3) Pha sáng Pha tối Khái niệm Nơi diễn ra Diễn biến Nguyên liệu Sản phẩm IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: – Quang hợp là gì? Viết sơ đồ quang hợp? Vì sao quang hợp có vai trò quyết định đối với sự sống trên trái đất? – Nêu đặc điểm của lá cây thích nghi với chức năng quang hợp? 3. Đặt vấn đề : Có rất nhiều loại thực vật phân bố ở khắp trên Trái đất, từ rong rêu đến các cây cao lớn,lại có những cây sống ở vùng cận nhiệt, có những cây sống ở vùng khô hạn lại mọng nước.Vậy quá trình quang hợp để duy trì sự sống diễn ra như thế nào? Để tìm hiểu vấn đề này chúng ta vào bài 9 4. Tiến trình dạy học: Hoạt Động 1: TÌM HIỂU QUANG HỢP Ở THỰC VẬT C3 Hoạt Động Của Giáo Viên Hoạt Động Của Hoc Sinh – Để hiểu tổng quát về quang hợp, GV cho HS biết được quang hợp diễn ra trong luc lạp, bao gồm hai pha: pha sáng và pha tối. – GV yêu cầu HS quan sát sơ đồ hình 9.1 SGK và hoàn thành các nội dung trong phiếu học tập. – GV nêu câu hỏi: + Vậy pha sáng của quang hợp là gì? + Quá trình quang phân ly nước diễn ra ở đâu? + Vai trò của quá trình quang phân ly nước trong quang hợp là gì? + Sản phẩm của pha sáng là gì? Những sản phẩm nào được sử dụng trong pha tối của quang hợp? – GV nhận xét đánh giá và khái quát kiến thức cho HS – GV đặt câu hỏi: + Pha tối gồm mấy giai đoạn? Đặc điểm của mỗi giai đoạn là gì? + Hãy cho biết các sản phẩm của pha sáng chuyển cho pha tối của quang hợp? – GV bổ sung kiến thức + Tại sao gọi là chu trình C3, thực vật C3? + Ý nghĩa của chu trình C3 ? GV bổ sung ý nghĩa của chu trình C3: – Chu trình C3 là chu trình quang hợp cơ bản nhất của thế giới thực vật xảy ra trong tất cả thực vật – Là chu trình khử CO2 duy nhất để tạo nên các sản phẩm quang hợp trong thế giới thực vật – Chu trình C3 tạo nên nhiều sản phẩm sơ cấp đó là hợp chất C3, C5, C6… là nguyên liệu để tổng hợp nên các sản phẩm quan trọng như đường tinh bột, protein, lipit… – GV nhận xét – HS nghiên cứu thông tin SGK trang 40 để trả lời, yêu cầu nêu được : + Là quá trình biến đổi quang năng thành hóa năng – Quan sát hình 9.1 để trả lời + Ở mành tilakoid. + Lấy H+ và thải oxi, biến đổi quang năng thành hóa năng trong ATP, NADPH cung cấp cho Pha tối. + Sản phẩm : ATP, NADPH, oxi. – Dựa vào SGK trang 41 + Pha tối gồm ba giai đoạn + Đặc điểm mỗi giai đoạn: giai đoạn cố đinh CO2, Giai đoạn khử. Giai đoạn tái sinh chất nhận ban đầu. + Sản phẩm của pha sáng chỉ có ATP và NADP đi vào pha tối – HS sử dụng kiến thức vừa học để trả lời, yêu cầu nêu được + Gọi tên chu trình C3 là vì sản phẩm ổn định là hợp chất 3C + Thực vật C3 là thực vật mà trong pha tối của quang hợp tạo sản phẩm đầu tiên là hợp chất có 3C + Chu trình C3 đã tạo ra các hợp chất để từ đó tổng hợp nên tinh bột, prôtêin. Nội dung: a, Pha sáng: Khái niệm là pha chuyển hóa năng lượng ánh sáng đã được diệp lục hấp thu thành năng lượng của các liên kết hóa học trong ATP và NADPH. Nơi diễn ra Diễn ra ở tilakoid. Diễn biến + Hấp thụ năng lượng ánh sáng : Chdl + hɣ à Chdl* + Quang phân li nước : Chdl* 2 H20 à 4 H+ + 4 e- + O2 + Photpholipid hóa tạo ATP: 3ADP + 3Pi à 3 ATP + Tổng hợp NADP: 2NADP + 4H+4e- à 2 NADP – Phương trình tổng quát: 12H2O + 18ADP + 18P vô cơ + 12ADP+ à 18 ATP + 12NADPH + 6O2 Nguyên liệu Nước, ánh sáng Sản phẩm ATP, NADP, Oxi b, Pha tối: Khái niệm Là pha cố định CO2 Nơi diễn ra Ở chất nền của lục lạp Diễn biến Pha tối gồm 3 giai đoạn chính: ( Chu trình Calvin) + Giai đoạn cố định CO2 : 3RiDP + 3CO2 à 6APG + Giai đoạn khử với sự tham gia của 6ATP và 6NADPH: 6APGà6AIPG + Giai đoạn tái sinh chất nhận RiDP và tạo đương với sự tham gia của 3 ATP: 5AlPGà3RiDP 1 AlPG à tham gia tạo C6H12O6 Phương trình tổng quát : 12 H2O + 6 C02 + Q(năng lượng ánh sáng) à C6H12O6 + 6 O2 + 6H2O Nguyên liệu CO2, ATP, NADPH Sản phẩm Tinh bột, axit amin, lipit, Saccarozo Hoạt động 2: TÌM HIỂU QUANG HỢP Ở THỰC VẬT C4 Hoạt Động Của Giáo Viên Hoạt Động Của Học Sinh + GV dẫn dắt: ngoài con đường C3 các nhà sinh lý học thực vật đã phát hiện thêm 2 con đường cố định CO2 khác đó là C4, CAM – GV đặt vấn đề: Tại sao gọi là thực vật C4? – GV hỏi: thực vật C4 có đặc điểm hình thái nào khác với thực vật C3? – GV đưa ra sơ đồ phóng to cơ chế quang hợp ở thực vật C4. GV yêu cầu HS quan sát sơ đồ để chỉ ra điểm khác nhau về quang hợp của thực vật C3 ,C4. GV cho HS ghi nội dung – GV khái quát kiến thức cho HS + Pha tối ở thực vật C3 chỉ có chu trình Canvil ở thực vật C4 có thêm chu trình C4 trước khi chu trình Calvin xảy ra. -HS vận dụng kiến thức ở hoạt động 1 để trả lời: vì sản phẩm ổn định là hợp chất 4C, sản phẩm đầu tiên của quang hợp là hợp chất có 4C – HS nghiên cứu SGK trang 42 để trả lời: + Nhu cầu ánh sáng. Nhu cầu nước, khả năng thoát hơi nước. Cấu tạo lá. Vùng khí hậu – Yêu cầu trả lời được : + Đặc điểm giống nhau:đều có chu trình calvin, sản phẩm cuối cùng là C6H12O6 + Đặc điểm khác nhau: Chất nhận CO2: PEP Sản phẩm ổn định đầu tiên: AOA Nơi thực hiện chu trình: Lục lạp tế bào mô giậu và tế bào bao quanh bó mạch. Nội dung: a, Đặc điểm của thực vật C4: – Sống ở khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới, khí hậu nóng ẩm kéo dài – Cấu trúc lá có tế bào bao bó mạch – Có cường độ quang hợp cao hơn, điểm bù CO2 thấp, thoát hơi nước thấp hơn nên có năng suất cao hơn b, Chu trình quang hợp ở thực vật C4: – Chu trình C4: + Chất nhận CO2 đầu tiên là photpho enol piruvic(PEP) + Sản phẩm ổn định đầu tiên là chất có 4C + Enzim PEP – lacboxylaza có hoạt tính cực mạnh + AOA di chuyển vào tế bào bao quanh bó mạch và bị phân hủy để giải phóng CO2 cung cấp cho quá trình C3 và hình thành nên axit piruvic + Axit piruvic quay lại tế bào thịt lá và biến đổi thành PEP để khép kín chu trình – Chu trình C3: + CO2 do chu trình C4 cố định được chuyển cho chu trình C3 để khử thành các chất hữu cơ khác nhau cho cây. Hoạt động 3: TÌM HIỂU QUANG HỢP Ở THỰC VẬT CAM Hoạt Động Của Giáo Viên Hoạt Động Của Học Sinh – GV yêu cầu chỉ ra những đặc điểm cấu tạo, sinh lý của thức vật CAM – GV đặt vấn đề: + Ở sa mạc thực vật cần giảm sự thoát hơi nươc nên phải đóng khi khổng, vậy khí CO2 sẽ được lấy vào như thế nào? Và quang hợp được thực hiện như thế nào? GV cho HS quan sát sơ đồ phóng to. + Để thoát khỏi tình trạng này Thực vật mọng nước đã chọn con đường cố định CO2 theo cách riêng là con đường CAM . Điểm khác biệt của con đường CAM với thực vật C4 là gì? -GV nhận xét đánh giá và bổ sung kiến thức. – HS nghiên cứu SGK trang 43 để trả lời + Sống ở vùng sa mạc , điều kiện khô hạn kéo dài. Để tránh mất nước do thoát hơi nước khí khổng của các loài này đóng vào ban ngày và mở vào ban đêm. + Nghiên cứu sơ đồ, SGK trang 43 Con đường CAM – Yêu cầu nêu được ; + Sự khác nhau về thời gian : giai đoạn cố định CO2 diễn ra vào ban đêm và khử CO2 diễn ra vào ban ngày + Không có 2 loại lục lạp như thực vật C4 Nội dung; a, Đặc điểm của thực vật CAM: – Sống ở vùng sa mạc , điều kiện khô hạn kéo dài. – Để tránh mất nước do thoát hơi nước cây đóng khí khổng vào ban ngày và mở khí khổng vào ban đêm để nhận CO2 nên có năng suất thấp b, Quanh hợp ở thực vật CAM: – Qua trình cố đinh CO2: Diễn ra vào ban đêm + CO2 khuếch tán vào lá qua khí khổng + Chất nhận CO2 đầu tiên là PEP và sản phẩm ổn định đầu tiên là AOA + AOA chuyển hóa thành malat vận chuyển và dự trữ ở tế bào chất – Quá trình khử C02 : Diễn ra vào ban ngày. + Malat bị phân hủy giải phóng CO2 cung cấp cho chu trình C3 ,axit piruvic biến đổi thành chất nhận CO2 là PEP + Thực hiện chu trình C3 như thực vật khác để tổng hợp chất hữu cơ 5. Củng cố: + Lập bảng so sánh pha tối của thực vật C3, C4, CAM: Pha sáng của các loại thực vật này giống nhau: Pha tối có sự khác biệt sau: Điểm so sánh C3 C4 CAM Chất nhận CO2 đầu tiên RiDP PEP PEP Sản phẩm cố định CO2 đầu tiên APG AOA AOA à AM Nơi diễn ra Lục lạp tế bào mô giậu Lục lạp tế bào mô giậu và tế bào bao bó mạch Lục lạp tế bào mô giậu Thời gian Ban ngày Ban ngày Cố định CO2 ban đêm, khử CO2 ban ngày. V. DẶN DÒ: – Học bài, trả lời câu hỏi SGK trang 43: Trả lời + Câu 2: Nước + Câu 3: ATP, NADPH, Oxi + Câu 4: ATP và NADPH + Câu 6: D + Câu 7: B – Chuẩn bị bài mới: Những yếu tố nào ảnh hưởng đến đến quang hợp. yếu tố nào là quan trọng nhất. Vai trò của nước đối với quá trình quanh hợp.

Sinh Học 11 Bài 9: Quang Hợp Ở Các Nhóm Thực Vật C3, C4 Và Cam

Tóm tắt lý thuyết

Thực vật C 3 gồm từ các loài rêu đến các cây gỗ lớn phân bố hàu khắp mọi nơi trên Trái đất

1.1.1. Pha sáng

Là pha chuyển hóa năng lượng ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng của các liên kết hóa học trong ATP và NADPH.

Pha sáng diễn ra ở tilacoit khi có chiếu sáng.

Nguyên liệu: Trong pha sáng, năng lượng ánh sáng được sử dụng để thực hiện quá trình quang phân li nước, O2 được giải phóng là oxi của nước.

Sản phẩm: ATP, NADPH và O2. ATP và NADPH của pha sáng được sử dụng trong pha tối để tổng hợp các hợp chất hữu cơ.

1.1.2. Pha tối :

Diễn ra ở chất nền của lục lạp.

Cần CO 2 và sản phẩm của pha sáng ATP và NADPH.

Sản phẩm: Cacbohidrat

Pha tối được thực hiện qua chu trình Calvin. Gồm 3 giai đoạn :

Gồm một số loài thực vật sống ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới như: mía, rau dền, ngô, cao lương, kê…

Gồm chu trình cố định CO2 tạm thời (chu trình C 4) và tái cố định CO 2 theo chu trình Calvin. Cả 2 chu trình này đều diễn ra vào ban ngày và ở 2 nơi khác nhau trên lá.

Gồm những loài mọng nước sống ở các sa mạc, hoang mạc và các loài cây trồng như dứa, thanh long…

Để tránh mất nước, khí khổng các loài này đóng vào ban ngày và mở vào ban đêm → cố định CO 2 theo con đường CAM.

Chu trình C 4 (cố định CO 2) diễn ra vào ban đêm lúc khí khổng mở và giai đoạn tái cố định CO 2 theo chu trình Calvin diễn ra vào ban ngày.

Vào ban đêm, nhiệt độ môi trường xuống thấp, tế bào khí khổng mở ra, CO 2 khuếch tán qua lá vào

Ban ngày, khi tế bào khí khổng đóng lại:

Chu trình CAM gần giống với chu trình C4, điểm khác biệt là về thời gian: cả 2 giai đoạn của chu trình C4 đều diễn ra ban ngày ; còn chu trình CAM thì giai đoạn đầu cố định CO2 được thực hiện vào ban đêm khi khí khổng mở và còn giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình Canvin thực hiện vào ban ngày khi khí khổng đóng.

Lý Thuyết Sinh Học 11 Bài 9: Quang Hợp Ở Các Nhóm Thực Vật C 3 , C 4 Và Cam

Lý thuyết Sinh học 11 Bài 9: Quang hợp ở các nhóm thực vật C3, C4 và CAM

Quá trình quang hợp chia thành 2 pha : pha sáng và pha tối.

Quá trình quang hợp ở các nhóm thực vật C 3, C 4 và CAM chỉ khác nhau chủ yếu trong pha tối

I. THỰC VẬT C3

1. Pha sáng

– Pha sáng của quang hợp là pha chuyển hóa năng lượng ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng của các liên kết hóa học trong ATP và NADPH.

– Pha sáng diễn ra ở tilacoit

– Nguyên liệu : năng lượng ánh sáng mặt trời và ôxi được giải phóng qua quang phân li nước

– Sản phẩm của pha sáng: ATP, NADPH và O 2.

2. Pha tối

– Pha tối (pha cố định CO 2 diễn ra ở chất nền (strôma) của lục lạp.

– Nguyên liệu : CO 2 và sản phẩm của pha sáng là ATP và NADPH

– Sản phẩm : cacbohidrat

– Pha tối diễn ra theo chu trình Canvin, có 3 giai đoạn:

+ Giai đoạn cố định CO 2 : CO 2 bị khử để tạo nên sản phẩm đầu tiên của quang hợp là hợp chất 3C axit photphoglixeric (APG)

+ Giai đoạn khử axit photphoglixeric (APG) thành aldehit photphoglixeric (AlPG)

+ Giai đoạn tái sinh chất nhận ban đầu là ribulozo – 1,5 – điphotphat (Rib – 1,5 – điP)

Kết thúc giai đoạn khử có phân tử AlPG, là chất khởi đầu để tổng hợp nên C 6H 12O 6 , rồi từ đó tổng hợp nên tinh bột, saccarozo, axit amin, lipit trong quang hợp.

II. THỰC VẬT C4

1. Đại diện

Gồm một số loài thực vật sống ở vùng nhiệt đới như : mía, rau dền, ngô, cao lương, kê…

2. Chu trình quang hợp ở thực vật C4

Pha tối gồm chu trình quang hợp ở thực vật C 4 bao gồm: cố định CO 2 tạm thời (chu trình C 4) và tái cố định CO 2 theo chu trình Canvin. Cả hai chu trình đều diễn ra vào ban ngày, nhưng ở 2 loại tế bào khác nhau trên lá.

– Giai đoạn cố định CO 2 tạm thời diễn ra ở tế bào mô giậu

+ Chất nhận CO 2 đầu tiên là 1 hợp chất 3C (photphoenol pyruvic – PEP)

+ Sản phẩm ổn định đầu tiên là hợp chất 4C (axit oxaloaxetic – AOA), sau đó chuyển hóa thành một hợp chất 4C khác là axit malic (AM) trước khi chuyển vào tế bào bao bó mạch

– Giai đoạn tái cố định CO 2 diễn ra ở tế bào bao bó mạch

+ AM bị phân hủy để giải phóng CO 2 cung cấp cho chu trình Canvin và hình thành nên hợp chất 3C là axit pyruvic

+ Axit pyruvic quay lại tế bào mô giậu để tái tạo chất nhận CO 2 đầu tiên là PEP

+ Chu trình C 3 diễn ra như ở thực vật C 3

– Thực vật C 4 ưu việt hơn thực vật C 3 : cường độ quang hợp cao hơn, điểm bù CO 2 thấp hơn, điểm bão hòa ánh sáng cao hơn, thoát hơi nước thấp hơn. Nhờ vậy, thực vật C 4 có năng suất cao hơn thực vật C 3 .

III. THỰC VẬT CAM

– Thực vật CAM gồm những loài mọng nước, sống ở vùng hoang mạc khô hạn (xương rồng) và các loài cây trồng như dứa, thanh long. Để tránh mất nước do thoát hơi nước, khí khổng của các loài này đóng vào ban ngày và mở vào ban đêm. Do đó thực vật CAM cố định CO 2 theo con đường CAM.

– Con đường CAM giống với con đường C 4 chỉ khác là về thời gian: cả hai giai đoạn của con đường C 4 đều diễn ra vào ban ngày, còn đối với con đường CAM thì : giai đoạn cố định CO 2 tạm thời được thực hiện vào ban đêm, lúc khí khổng mở; còn giai đoạn tái cố định CO 2 theo chu trình Canvin được thực hiện vào ban ngày, lúc khí khổng đóng.

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k4: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

quang-hop-o-cac-nhom-thuc-vat-c3-c4-va-cam.jsp

Sinh Học 11 Bài 8 Quang Hợp Ở Thực Vật Hay Nhất

Sinh học 11 bài 8 Quang hợp ở thực vật là tâm huyết biên soạn của nhiều thầy cô giáo bộ môn sinh học giúp các em nắm chắc kiến thức quang hợp ở thực vật vận dụng giải bài tập sinh học 11 bài 8 SGK. Top bài giải sinh học lớp 11 hay nhất được cập nhật chi tiết tại Soanbaitap.com.

Sinh học 11 bài 8 Quang hợp ở thực vật thuộc: CHƯƠNG I. CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG và nằm trong A – Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật

Quan sát hình 8.1 và cho biết quang hợp là gì.

– Phương trình quang hợp tổng quát:

Quang hợp diễn ra chủ yếu ở cơ quan nào của cây, tại sao?

Quang hợp chủ yếu diễn ra ở lá xanh. Vì lá xanh là cơ quan chuyên trách quang hợp, có cấu tạo phù hợp chức năng.

Ví dụ:

+ Lá có dạng bản, diện tích bề mặt lá lớn → giúp hấp thụ được nhiều tia sáng.

+ Trong lớp biểu bì lá có khí khổng giúp CO2 khuếch tán vào bên trong lá.

+ Lớp mô giậu dày chứa nhiều lục lạp nằm sát ngay mặt trên lá dưới lớp biểu bì trên, giúp hấp thụ năng lượng ánh sáng

+ Lớp mô xốp có các khoảng trống gian bào lớn (nơi chứa CO2 cung cấp cho quang hợp).

+ Lá có mạng lưới mạch dẫn dày đặc giúp dẫn nước và muối khoảng đến từng tế bào để thực hiện quang hợp và vận chuyển các sản phẩm quang hợp ra khỏi lá.

Quan sát hình 8.2, nêu đặc điểm phân bố và sắp xếp của các tế bào chứa diệp lục trong lá và cho biết điều đó có tác dụng gì đối với quang hợp?

Các tế bào chứa diệp lục phân bố trong mô giậu và mô xốp của phiến lá.

Mô giậu có nhiều tế bào chứa diệp lục hơn, các tế bào xếp sít nhau và song song với nhau. Mô giậu nằm ngay bên dưới lớp tế bào biểu bì mặt trên của lá. Điều đó giúp các phân tử sắc tố hấp thụ trực tiếp được ánh sáng chiếu lên mặt trên của lá.

Mô xốp phân bố mặt dưới của lá. Các tế bào mô xốp phân bố cách xa nhau tạo nên các khoảng trống là điều kiện cho sự trao đổi khí cho quang hợp. Các khí CO2 khuếch tán vào lá đến các tế bào chứa sắc tố quang hợp chủ yếu qua mặt dưới của lá, nơi phân bố nhiều khí khổng hơn so với mặt trên.

Đề bài

Quan sát hình 8.3 và dựa vào kiến thức về lục lạp trong Sinh học 10. Hãy nêu những đặc điểm cấu tạo của lục lạp thích nghi với chức năng quang hợp.

– Kích thước chiều ngang 2-4μm, chiều dài 4-7μm.

– Cấu tạo: Lục lạp có cấu tạo màng kép, bên trong là khối cơ chất không màu gọi là chất nền stroma, có hệ thống các túi dẹt (có bản chất là màng tilacôit) xếp chồng lên nhau tạo thành các grana nằm rải rác

Hệ thống màng tilacôit là nơi phân bố hệ sắc tố quang hợp, nơi xảy ra các phản ứng sáng. Xoang tilacôit là nơi xảy ra các phản ứng quang phân li nước và quá trình tổng hợp ATP trong quang hợp

Chất nền (strôma) của lục diệp là nơi diễn ra các phản ứng của pha tối quang hợp.

Hướng dẫn giải bài tập Sinh học 11 bài 8 SGK

Giải bài 1 trang 39 SGK Sinh học 11. Quang hợp ở thực vật là gì? Viết phương trình quang hợp tổng quát?

Đề bài

Quang hợp ở thực vật là gì? Viết phương trình quang hợp tổng quát.

Quang hợp ở thực vật là quá trình sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời được diệp lục hấp thụ để tạo ra cacbonhiđrat và ôxi từ khí cacbonic và nước.

Phương trình tổng quát về quang hợp:

– Sản phẩm của quang hợp là nguồn chất hữu cơ làm thức ăn cho sinh vật dị dưỡng, làm nguyên liệu cho công nghiệp, làm dược liệu,… phục vụ đời sống con người.

– Quang hợp lấy khí CO2 và giải phóng khí O2 giúp điều hòa không khí, cung cấp O2 cho sự sống.

– Chuyển hóa quang năng (năng lượng ánh sáng) thành hóa năng (năng lượng trong các liên kết hóa học) trong các sản phẩm quang hợp, duy trì hoạt động của sinh giới.

Giải bài 3 trang 39 SGK Sinh học 11. Nêu đặc điểm của lá cây xanh thích nghi với chức năng quang hợp.

Lá cây xanh đã có cấu tạo bên ngoài và bên trong thích nghi với chức năng quang hợp như sau:

– Bên ngoài:

+ Diện tích bề mặt lớn để hấp thụ các tia sáng.

+ Phiến lá mỏng thuận lợi cho khí khuếch tán vào và ra được dễ dàng.

+ Trong lớp biểu bì cùa mặt lá có khí khổng để cho khí CO2 khuếch tán vào bên trong lá đến lục lạp.

– Bên trong:

+ Tế bào mô giậu chứa nhiều diệp lục phân bố ngay bên dưới lớp biểu bì mặt trên của lá dể trực tiếp hấp thụ được các tia sáng chiếu lên mặt trên của lá.

+ Tế bào mô xốp chứa ít diệp lục hơn so với mô giậu, nằm phía mặt dưới của phiến lá. Trong mô xốp có nhiều khoảng rỗng tạo điều kiện cho khí CO2 dễ dàng khuếch tán đến các tế bào chứa sắc tố quang hợp.

+ Hệ gân lá phát triển đến tận từng tế bào nhu mô của lá, chứa các mạch gỗ (con đường cung cấp nước cùng các ion khoáng cho quang hợp) và mạch rây (con đường dẫn sản phẩm quang hợp ra khỏi lá).

+ Trong lá có nhiều tế bào chứa lục lạp (với hệ sắc tố quang hợp bên trong) là bào quan quang hợp.

Giải bài 4 trang 39 SGK Sinh học 11. Nêu thành phần của hệ sắc tố quang hợp trong lá xanh và chức năng của chúng.

Thành phần của hệ sắc tố quang hợp: Diệp lục và carôtenôit. Diệp lục là sắc tố chủ yếu của quang hợp, carôtenôit là sắc tố phụ quang hợp.

Chức năng của hệ sắc tố quang hợp:

+ Diệp lục gồm diệp lục a và diệp lục b. Trong đó diệp lục a (P700và P680) tham gia trực tiếp vào sự chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng ở các liên kết hóa học trong ATP và NADPH. Các phân tử diệp lục b và diệp lục a khác hấp thụ năng lượng ánh sáng và truyền năng lượng đã hấp thụ được cho diệp lục a (P700 và P680) ở trung tâm phản ứng quang hợp.

+ Các carôtenôit gồm carôten và xantôphin (ngoài ra ở tảo còn có phicôbilin). Chức năng của chúng là hấp thụ năng lượng ánh sáng và truyền năng lượng đã hấp thụ được cho diệp lục b để diệp lục b truyền tiếp cho diệp lục a. Ngoài ra, carôtenôit còn có chức năng bảo vệ bộ máy quang hợp và tế bào khỏi bị nắng cháy khi cường độ ánh sáng quá cao.

Giải bài 5 trang 39 SGK Sinh học 11. Sắc tố tham gia trực tiếp vào chuyển hóa quang năng thành hóa năng trong sản phẩm quang hợp ở cây xanh là:

Đề bài

Sắc tố tham gia trực tiếp vào chuyển hóa quang năng thành hóa năng trong sản phẩm quang hợp ở cây xanh là:

a. Diệp lục a. b. Diệp lục b.

c. Diệp lục a, b. d. Diệp lục a, b và carôtenôit.

Đáp án a.

Sắc tố tham gia trực tiếp vào chuyển hóa quang năng thành hóa năng trong sản phẩm quang hợp ở cây xanh là diệp lục a. Diệp lục b và các sắc tố phụ còn lại chỉ có nhiệm vụ hấp thụ và truyền năng lượng ánh sáng cho diệp lục a ở trung tâm phản ứng

Giải bài 6 trang 39 SGK Sinh học 11. Cấu tạo ngoài của lá có những đặc điểm nào thích nghi với chức năng hấp thụ được nhiều ánh sáng:

A. Có cuống lá.

B. Có diện tích bề mặt lớn.

C. Phiến lá mỏng.

D. Các khí khổng lập trung chủ yếu ở mặt dưới của lá nên không chiếm mất diện tích hấp thụ ánh sáng.

Đáp án B: Cấu tạo ngoài của lá có những đặc điểm nào thích nghi với chức năng hấp thụ được nhiều ánh sáng là có diện tích bề mặt rộng

Xem Video bài học trên YouTube

Là một giáo viên Dạy cấp 2 và 3 thích viết lạch và chia sẻ những cách giải bài tập hay và ngắn gọn nhất giúp các học sinh có thể tiếp thu kiến thức một cách nhanh nhất

Bạn đang đọc nội dung bài viết Giáo Án Sinh Học 11 Cb Tiết 9: Quang Hợp Ở Các Nhóm Thực Vật C3, C4, Và Cam trên website Techcombanktower.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!