Cập nhật nội dung chi tiết về Giáo Án Ngữ Văn Lớp 10 Tiết 40 Đọc Văn: Nhàn mới nhất trên website Techcombanktower.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Ngày soạn: 17/11/2009 Tiết 40: Đọc văn: nhàn Nguyễn Bỉnh Khiêm. A. Mục tiêu bài học: Giúp Hs: – Cảm nhận được vẻ đẹp cuộc sống thanh cao, đạm bạc, nhân cách đẹp và trí tuệ sáng suốt, uyên thâm của Nguyễn Bỉnh Khiêm. – Hiểu được quan niệm sống “nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm. – Thấy được vẻ đẹp của ngôn ngữ tiếng Việt: mộc mạc, tự nhiên, ý vị; cách nói ẩn ý, ngược nghĩa thâm trầm. – Có lòng yêu mến, kính trọng tài năng và nhân cách Nguyễn Bỉnh Khiêm. B. Sự chuẩn bị của thầy và trò: – Sgk, sgv. – Hs soạn bài theo các câu hỏi trong sgk. – Gv soạn thiết kế dạy- học. C. Cách thức tiến hành: D. Tiến trình dạy- học: 1. ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự theo nhân vật chính? Nêu các bước? 3. Bài mới: * Giới thiệu bài mới: Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà thơ lớn của VHTĐVN giai đoạn từ thế kỉ XV-XVII. Ông nổi tiếng với những vần thơ triết lí, phê phán chiến tranhPK và thói đời suy đạo. Nhiều vần thơ nói về thói đời đen bạc của ông còn ám ảnh trong lòng bạn đọc: – Đời nay nhân nghĩa tựa vàng mười Có của thời hơn hết mọi lời. – Còn bạc, còn tiền, còn đệ tử Hết cơm, hết rượu, hết ông tôi… Hoạt động của Gv và Hs Nội dung cần đạt Gv yêu cầu Hs đọc tiểu dẫn Hs đọc. ? Nêu vài nét chính về tiểu sửvà sự nghiệp của Nguyễn Bỉnh Khiêm? Hs trả lời. ? Kể tên các tác phẩm chính và nêu đặc sắc của thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm? Hs trả lời. ? Nhan đề bài thơ có phải do tác giả đặt? Nó thuộc tập thơ nào? Hs trả lời. Gv hướng dẫn cách đọc với giọng thong thả, nhẹ nhàng; hóm hỉnh (câu 3-4); thanh thản, thoải mái (4 câu cuối). ? Hãy xác định thể loại của bài thơ? Bố cục của nó? Gv nhận xét, định hướng tìm hiểu bài thơ theo các ý. ? Đọc câu 1-2, em có nhận xét gì về cuộc sống khi cáo quan về quê ở ẩn của Nguyễn Bỉnh Khiêm? Gợi mở: Cuộc sống đó giống với cuộc sống, cách sinh hoạt của ai? Nhận xét về nhịp thơ, giọng thơ? Chúng cho thấy thái độ của tác giả ntn? Số từ “một” lặp lại nhiều lần có ý nghĩa gì? Hs trả lời. ? Em hiểu trạng thái “thơ thẩn” như thế nào? Nó cho thấy lối sống của tác giả ntn? Đại từ phiếm chỉ “ai” có thể chỉ đối tượng nào? Hs trả lời. ? Nhận xét về cuộc sống sinh hoạt của tác giả ở 2 câu 5-6? Nhịp thơ và ý nghĩa của nó? Gợi mở: Cuộc sống ở đây có phải là khắc khổ, ép xác?… Hs trả lời. Gv so sánh bổ sung: Cũng gói gọn bốn mùa trong 2 câu, Nguyễn Du viết: “Sen tàn cúc lại nở hoa/ Sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân” ” sử dụng hình ảnh ước lệ trang trọng, đài các.hai câu thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm sử dụng các hình ảnh dung dị, mộc mạc, thấy gì kể vậy, đầm ấm, chân thành… ? Tác giả quan niệm ntn về lẽ sống và ông đã chọn lối sống nào ở câu 3- 4? Gợi mở: Từ vốn hiểu biết về con người Nguyễn Bỉnh Khiêm, em hiểu các từ “dại”, “khôn” trong bài thơ theo nghĩa nào? Nghĩa hàm ẩn của các cụm từ “nơi vắng vẻ”, “chốn lao xao”?… Hs trả lời. ? Nguyễn Bỉnh Khiêm dẫn điển tích về giấc mộng của Thuần Vu Phần nhằm mục đích gì? Hs trả lời. ? Từ quá trình tìm hiểu bài thơ trên, em hiểu bản chất chữ “nhàn” trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm là gì? Hs trả lời. ? Vẻ đẹp cuộc sống và nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ trên? Hs trả lời. I. Tìm hiểu chung: 1. Vài nét về tiểu sử và sự nghiệp Nguyễn Bỉnh Khiêm: a. Tiểu sử: – Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585), tên huý là Văn Đạt, hiệu là Bạch Vân Cư Sĩ. – Quê quán: làng Trung Am, nay thuộc xã Lí Học, Vĩnh Bảo, ngoại thành Hải Phòng. – Gia đình: cha Nguyễn Bỉnh Khiêm là người tài cao, học rộng. Mẹ là con gái quan thượng thư, là người thông tuệ, giỏi văn chương, biết lí số. – Cuộc đời: + Đỗ trạng nguyên năm 1535, làm quan dưới triều Mạc. + Khi làm quan, ông đã dâng sớ vạch tội và xin chém đầu 18 lộng thần. Vua ko nghe, ông bèn cáo quan về quê, lập quán Trung Tân, dựng am Bạch Vân, lánh đời, dạy học. + Vua Mạc và các chúa Trịnh, Nguyễn có việc hệ trọng đều đến hỏi ý kiến ông và ông đều có cách mách bảo kín đáo, nhằm hạn chế chiến tranh, chết chóc. + Vẫn đóng vai trò tham vấn cho triều đình nhà Mạc khi đã ở ẩn nên được phong tước Trình Tuyền hầu, Trình Quốc công nên dân gian gọi là trạng Trình. – Con người: + Thẳng thắn, cương trực. + Là người thầy có học vấn uyên thâm, hiểu lí số, được học trò suy tôn là Tuyết Giang Phu Tử (người thầy sông Tuyết). + Có tấm lòng ưu thời mẫn thế, yêu nước, thương dân. b. Sự nghiệp: – Các tác phẩm: Bạch Vân am thi tập- gồm 700 bài thơ chữ Hán; Bạch Vân quốc ngữ thi- khoảng trên 170 bài thơ chữ Nôm. – Đặc sắc thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm: + Mang đậm chất triết lí, giáo huấn. + Ca ngợi chí của kẻ sĩ, thú thanh nhàn. + Phê phán chiến tranh PK, sự mục nát của giai cấp thống trị và thói đời suy đạo. 2. Bài thơ Nhàn: – Nhan đề trên do người đời sau đặt. – Thuộc tập Bạch Vân quốc ngữ thi. II. Đọc- hiểu văn bản: 1. Đọc. 2. Thể loại và bố cục: – Thể loại: thất ngôn bát cú Đường luật. – Bố cục:2 phần. + Câu 1-2 và câu 5-6: Vẻ đẹp cuộc sống ở Bạch Vân am của Nguyễn Bỉnh Khiêm. + Câu 3-4 và câu 7-8: Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Bỉnh Khiêm. 3. Tìm hiểu văn bản: a. Vẻ đẹp cuộc sống ở am Bạch Vân của Nguyễn Bỉnh Khiêm: * Câu 1-2: – Cuộc sống thuần hậu, giản dị giữa thôn quê như của một “lão nông tri điền”: + Mai, cuốc” dụng cụ của nhà nông để đào, xới đất. + Cần câu để câu cá ” nếp sống thanh bần của nhà nho khi ở ẩn. + Số từ “một” điệp lại ba lần: ” Mọi thứ đều đã sẵn sàng, chu đáo. ” Cực tả cái riêng, lối sống riêng của tác giả, đối lập với lối sống của những kẻ xô bồ, chen chúc tìm lạc thú, vinh hoa ở chốn lợi danh. ” Câu 1: Cuộc sống chất phác, nguyên sơ của thời tự cung tự cấp, có chút ngông ngạo so với thói đời nhưng ko ngang tàng. – “Thơ thẩn”- trạng thái mơ màng, mông lung, nghĩ ngợi ko tập trung vào một cái gì rõ rệt, cứ thoáng gần- xa, mơ- tỉnh. ” lối sống riêng của tác giả: thư thái, thanh nhàn. – Đại từ phiếm chỉ “ai” ” người đời. ” những kẻ bon chen trong vòng danh lợi. ” Sự đối lập: Lối sống thư thái, ợớ Lối sống bon chen, xô bồ thanh nhàn, ko của những kẻ bon chen màng danh lợi của trong vòng danh lợi. tác giả. – Nhịp thơ: 2/2/3″ sự ung dung, thanh thản của tác giả. * Câu 5-6: – Cuộc sống đạm bạc mà thanh cao của tác giả: + Măng trúc, giá đỗ” thức ăn đạm bạc, thanh sạch, là sản phẩm cây nhà lá vườn, kết quả công sức lao động gieo trồng, chăm bón của bậc ẩn sĩ. + Xuân- tắm hồ sen, hạ – tắm ao” cách sinh hoạt dân dã. Hồ sen” nước trong “gợi sự thanh ” hương thơm thanh quý cao. “Cuộc sống hoà hợp với tự nhiên, mùa nào thức nấy, xa lánh lợi danh, vinh hoa phú quý. – Nhịp thơ: 1/3/1/2″ nhấn mạnh vào 4 mùa” gợi bức tranh tứ bình về cảnh sinh hoạt với 4 mùa xuân- hạ- thu- đông, có hương sắc, mùi vị giản dị mà thanh cao. b. Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Bỉnh Khiêm: * Câu 3-4: – Cách nói đối lập, ngược nghĩa: Ta ợớ Người “dại”- tìm đến “khôn”- tìm đến “nơi vắng vẻ” “chốn lao xao” – Từ sự thực về con người Nguyễn Bỉnh Khiêm- một người vừa thông tuệvừa tỉnh táo trong thái độ xuất-xử và trong cách chọn lẽ sống, việc dùng từ “dại”, “khôn” ko mang nghĩa gốc từ điển (dại- trí tuệ thấp kém ợớ khôn- trí tuệ mẫn tiệp) ” là cách nói ngược nghĩa, hàm ý mỉa mai, thâm trầm, sâu sắc. – “Nơi vắng vẻ”: + Là nơi ít người, ko có ai cầu cạnh ta và ta cũng ko cần cầu cạnh ai. + Là nơi tĩnh lặng, hoà hợp với thiên nhiên trong sạch, tâm hồn con người thư thái. ” Là hình ảnh ẩn dụ chỉ lối sống thanh bạch, ko màng danh lợi, hòa hợp với tự nhiên. – “Chốn lao xao”: + Là nơi ồn ào. + Là nơi có cuộc sống sang trọng, quyền thế, con người sống bon chen, đua danh đoạt lợi, thủ đoạn hiểm độc. * Câu 7- 8: – Điển tích về Thuần Vu Phần” phú quý chỉ là một giấc chiêm bao. – Nguyễn Bỉnh Khiêm dùng điển tích để thể hiện thái độ coi thường phú quý, danh lợi: phú quý, danh lợi chỉ như một giấc mơ dưới gốc hòe, thoảng qua, chẳng có ý nghĩa gì. ” Ông tìm đến rượu, uống say để chiêm bao nhưng tìm đến “say” như vậy lại là để “tỉnh”, để bừng thức trí tuệ, khẳng định lẽ sống đẹp của mình. Quan niệm sống: phủ nhận phú quý, danh lợi, khẳng định cái tồn tại vĩnh hằng là thiên nhiên và nhân cách con người. III. Tổng kết bài học: 1.Nội dung: a. Bản chất lẽ sống “nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm: – Sống hòa hợp với tự nhiên. – Phủ nhận danh lợi, giữ cốt cách thanh cao. b. Vẻ đẹp cuộc sống và nhân cách Nguyễn Bỉnh Khiêm: – Vẻ đẹp cuộc sống: đạm bạc, giản dị mà thanh cao. – Vẻ đẹp nhân cách: vượt lên trên danh lợi, coi trọng lối sống thanh bạch, hòa hợp với tự nhiên. 2. Nghệ thuật: – Ngôn ngữ: giản dị, hàm súc, giàu chất triết lí. – Cách nói đối lập, ngược nghĩa thâm trầm, giàu chất triết lí. 4. Củng cố – Nhận xét: – Hệ thống nội dung: Theo yêu câu bài học. – Nhận xét chung. 5. Dặn dò: Yêu cầu Hs: – Soạn bài: Độc Tiểu Thanh kí (Nguyễn Du).
Giáo Án Ngữ Văn Lớp 10 Tiết 37 Đọc Văn: Tỏ Lòng
Ngày soạn: 10/11/2009 Tiết 37: Đọc văn: tỏ lòng – Phạm Ngũ Lão - A. Mục tiêu bài học: Giúp Hs: – Cảm nhận được vẻ đẹp của con người và thời đại nhà Trần, thế kỉ XIII qua hình tượng trang nam nhi với lí tưởng và nhân cách lớn lao, sức mạnh và khí thế hào hùng- hào khí Đông A. – Sự nghiệp công danh của cá nhân thống nhất với sự nghiệp chung, sự nghiệp cứu nước, cứu dân. – Nghệ thuật thơ: hàm súc, xây dựng hình tượng nhân vật trữ tình lớn lao, mang tầm vóc sử thi. – Có ý thức về bản thân, rèn ý chí, biết ước mơ và nỗ lực hết mình để thực hiện ước mơ đó để hoàn thiện bản thân. B. Sự chuẩn bị của thầy và trò: – Sgk, sgv. – Một số tài liệu tham khảo. – Hs soạn bài theo các câu hỏi trong sgk. – Gv soạn thiết kế dạy- học. C. Cách thức tiến hành: D. Tiến trình dạy- học: 1. ổn định tổ chức lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: Nêu khái niệm và các dạng biểu hiện của ngôn ngữ sinh hoạt? 3. Bài mới: * Giới thiệu bài mới: Nội dung chủ đạo của VHTĐVN giai đoạn từ thế kỉ X-XIV là nội dung yêu nước với âm hưởng hào hùng. Âm hưởng đó được thể hiện rõ trong những tác phẩm VH đời Trần. Hào khí Đông A cuộn trào trong lời Hịch tướng sĩ vang dậy núi sông của Trần Hưng Đạo, khúc khải hoàn ca đại thắng Phò giá về kinh của Trần Quang Khải, áng văn vô tiền khoáng hậu Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu,… và cả trong lời Tỏ lòng của kẻ làm trai thời loạn- Phạm Ngũ Lão. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nỗi lòng của bậc võ tướng toàn tài, người con của làng Phù ủng ấy. Hoạt động của gv và hs Yêu cầu cần đạt Yêu cầu Hs đọc phần tiểu dẫn. Hs đọc. ? Phần tiểu dẫn trình bày nội dung gì? Nêu các ý chính của nó? Hs trả lời. Gv kể cho hs câu chuyện Phạm Ngũ Lão đan sọt giữa đường, mải nghĩ cách đánh giặc mà ko hề biết Trần Quốc Tuấn đi qua, cho quân lính đâm vào đùi mà ko hề nhúc nhích… Yêu cầu hs đọc VB. Hướng dẫn giọng đọc: chậm rãi, tự tin, tâm huyết, mạnh mẽ, hào sảng. – Nêu nhận xét về thể thơ và bố cục của tác phẩm? Hs có thể đưa ra 2 cách phân chia bố cục: + 4 phần: khai- thừa- chuyển- hợp. + 2 phần: 2 câu đầu (tiền giải) và hai câu sau (hậu giải). Gv hướng hs đến cách 2- cách phân tích thơ tứ tuyệt của Kim Thánh Thán: phần tiền giải- thường nêu sự việc, câu chuyện, cảnh vật; phần hậu giải- thường là cảm nghĩ xủa tác giả. ? So với nguyên tác (qua bản phiên âm và dịch nghĩa), em hãy so sánh nghĩa của từ “hoành sóc” với “múa giáo”, “khí thôn ngưu” với “nuốt trôi trâu”? Các cách dịch đó đạt và chưa đạt ở điểm nào? Hs trả lời. ? Vẻ đẹp của con người thời Trần cũng chính là chân dung tự họa của tác giả được thể hiện ntn ở câu1? Hs trả lời. ? “Ba quân” là gì? Vẻ đẹp của quân đội nhà Trần được biểu hiện qua biện pháp nghệ thuật, cách nhìn ntn của tác giả? Hs trả lời. Gv giải thích k/n: “công danh trái”- nợ công danh ” Công danh được coi là món nợ với cuộc đời mà những trang nam nhi thời PK phải trả. Trả xong nợ công danh có nghĩa là đã hoàn thành nghĩa vụ với đời, với dân, với nước, để lại tiếng thơm được mọi người ngợi ca… – Nêu một số câu ca dao, câu thơ của các nhà thơ trung đại nói về chí làm trai: “Làm trai…đoài yên”(ca dao), “ Chí…hồng mao”(Chinh phụ ngâm), “Đã…núi sông”(Đi thi tự vịnh),… Gv nêu vấn đề: Canh cánh bên lòng quyết tâm trả món nợ công danh, thực hiện lí tưởng chí làm trai cao đẹp như vậy, tại sao vị tướng văn võ toàn tài, con rể của bậc đại thần (Trần Quốc Tuấn) lại thẹn khi nghe kể chuyện về Vũ Hầu? Vũ Hầu là người ntn? ý nghĩa của nỗi thẹn đó? + Sự hổ thẹn của Phạm Ngũ Lão là quá đáng kiêu kì? (Hổ thẹn vì mình ko được như Khổng Minh là ko biết tự biết mình). + Đó là biểu hiện của một hoài bão lớn lao? Hs trả lời. ? Cảm nhận của em về ý nghĩa tích cực của bài thơ đối với thế hệ thanh niên ngày nay? Hs trả lời. ? Nêu nhận xét khái quát về nội dung và nghệ thuật của bài thơ? Hs trả lời. Gọi Hs đọc ghi nhớ. Hs đọc. I. Tìm hiểu chung: 1. Vài nét về tác giả Phạm Ngũ Lão: – Phạm Ngũ Lão (1255-1320), người làng Phù ủng, huyện Đường Hào (Ân Thi- Hưng Yên). – Là gia khách, sau là con rể của Trần Quốc Tuấn. – Có nhiều công lao trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên- Mông, giữ chức Điện Suý, được phong tước Quan Nội Hầu. – Được ca ngợi là người văn võ toàn tài. – Lúc ông qua đời, vua Trần Minh Tông ra lệnh nghỉ triều 5 ngày tỏ lòng thương nhớ (nghi lễ quốc gia). 2. Sự nghiệp thơ văn: Tác phẩm còn lại: 2 bài thơ + Thuật hoài. + Vãn Thượng tướng quốc công Hưng Đạo Đại Vương. II. Đọc- hiểu văn bản: 1. Đọc. 2. Thể thơ và bố cục: – Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. – Bố cục: 2 phần. + Hai câu đầu: Hình tượng con người và quân đội thời Trần. + Hai câu sau: Chí làm trai- tâm tình của tác giả. 3. Tìm hiểu văn bản: a. Hai câu đầu: Hình tượng con người và quân đội thời Trần. “Hoành sóc giang sơn cáp kỉ thu Tam quân tì hổ khí thôn ngưu” – Hoành sóc: cắp ngang ngọn giáo” thế tĩnh” tư thế chủ động, tự tin, điềm tĩnh của con người có sức mạnh, nội lực. – Múa giáo” thế động” gợi trình độ thuần thục của nghề cung kiếm trong thao tác thực hành, có chút phô trương, biểu diễn. ” Dịch chưa thật đạt” Thơ Đường luật chữ Hán rất hàm súc, uyên bác, khó dịch cho thấu đáo. ” Dịch giả muốn giữ đúng luật thơ (nhị tứ lục phân minh: chữ 2, 4, 6 đối thanh, bài thơ có luật trắc” thanh 2, 4, 6: T-B-T) – Khí thôn ngưu – “nuốt trôi trâu” ” phù hợp với hình ảnh so sánh phóng đại: “ba quân như hổ báo” – Vẻ đẹp của con người thời Trần – chân dung tự họa của tác giả: + Tư thế: “cầm ngang ngọn giáo” ” chủ động, hiên ngang, oai hùng. + Tầm vóc: con người đối diện với non sông đất nước” lớn lao, kì vĩ, mang tầm vóc vũ trụ, sánh ngang, thậm chí như át cả ko gian bát ngát mở ra theo chiều rộng của núi sông trong thời gian dằng dặc (“mấy thu”- con số tượng trưng chỉ thời gian dài). – Ba quân: 3 đạo quân (tiền- trung- hậu quân) ” chỉ quân đội nhà Trần. – Biện pháp nghệ thuật: so sánh phóng đại. Sức mạnh của quân đội – Sức mạnh của hổ báo nhà Trần (có thể nuốt trôi trâu) ” Sức mạnh vật chất và tinh thần quyết chiến quyết thắng, khí thế hào hùngcủa quan đội nhà Trần- đội quân mang hào khí Đông A. – Cách nhìn của tác giả: vừa mang nhãn quan hiện thực khách quan vừa là cảm nhận chủ quan, kết hợp yếu tố hiện thực và lãng mạn. b. Hai câu sau: Chí làm trai- tâm tình của tác giả. “Nam nhi vị liễu công danh trái Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu” – Công danh trái: món nợ công danh. – Công danh nam tử: sự nghiệp công danh của kẻ làm trai. – Công danh: + lập công (để lại sự nghiệp) + lập danh (để lại tiếng thơm) ” Công danh biểu hiện chí làm trai của trang nam nhi thời PK: phải làm nên sự nghiệp lớn, vì dân, vì nước, để lại tiếng thơm cho đời, được mọi người ngợi ca, tôn vinh. Đó là lí tưởng sống tích cực, tiến bộ” Sự nghiệp công danh của cá nhân thống nhất với sự nghiệp chung của đất nước- sự nghiệp chống giặc ngoại xâm cứu dân, cứu nước, lợi ích cá nhân thống nhất với lợi ích của cộng đồng. ” Chí làm trai của Phạm Ngũ Lão có tác dụng cổ vũ con người từ bỏ lối sống tầm thường, ích kỉ, sẵn sàng chiến đấu hi sinh cho sự nghiệp cứu nước, cứu dân để “cùng trời đất muôn đời bất hủ”. – Vũ Hầu- Khổng Minh Gia Cát Lượng- bậc kì tài, vị đại quân sư nổi tiếng tài đức, bậc trung thần của Lưu Bị thời Tam Quốc. – Thẹn” hổ thẹn” Phạm Ngũ Lão thẹn chưa có được tài mưu lược lớn như Gia Cát Lượng đời Hán để trừ giặc, cứu nước. Các nhà thơ trung đại mang tâm lí sùng cổ (lấy giá trị xưa làm chuẩn mực), thêm nữa từ sự thật về Khổng Minh” Nỗi tự thẹn của Phạm Ngũ Lão là hiển nhiên. Song xưa nay, những người có nhân cách lớn thường mang trong mình nỗi thẹn với người tài hoa, có cốt cách thanh cao” cho thấy sự đòi hỏi rất cao với bản thân. ” Hoài bão lớn: ước muốn trở thành người có tài cao, chí lớn, đắc lực trong việc giúp vua, giúp nước. ” Đó là nỗi thẹn tôn lên vẻ đẹp tâm hồn tác giả, thể hiện cái tâm vì nước, vì dân cao đẹp. * Bài học đối với thế hệ thanh niên ngày nay: – Sống phải có hoài bão, ước mơ và biết mơ ước những điều lớn lao. – Nỗ lực hết mình và ko ngừng để thực hiện hoài bão và hoàn thiện bản thân. – Gắn khát vọng, lợi ích của bản thân với lợi ích của tổ quốc, nhân dân. III. Tổng kết bài học: 1. Nội dung: Bài thơ là bức chân dung tinh thần của tác giả đồng thời cũng là vẻ đẹp của con người thời Trần- có sức mạnh, lí tưởng, nhân cách cao đẹp, mang hào khí Đông A. 2. Nghệ thuật: – Thủ pháp gợi, thiên về ấn tượng bao quát, hàm súc. – Bút pháp nghệ thuật hoành tráng có tính sử thi với hình tượng thơ lớn lao, kì vĩ. * Ghi nhớ: Sgk – 116. 4. Củng cố – Nhận xét: – Hệ thống nội dung: Theo yêu cầu bài học. – Nhận xét chung. 5. Củng cố, dặn dò: Yêu cầu Hs: – Học thuộc bài thơ (phiên âm và dịch thơ). – Soạn bài: Bảo kính cảnh giới số 43 (Nguyễn Trãi).
Giáo Án Ngữ Văn Lớp 11 Tiết 10
– Cảm nhận được hình ảnh bà Tú: vất vả, đảm đang, thương yêu và lặng lẽ hi sinh vì chồng con.
– Thấy được tình cảm thương yêu, quý trọng của Trần Tế Xương dành cho người vợ. Qua những lời tự trào, thấy được vẻ đẹp nhân cách và tâm sự của nhà thơ.
– Nắm được những thành công về nghệ thuật của bài thơ: từ ngữ giản dị, giàu sức biểu cảm, vận dụng ngôn ngữ, hình ảnh văn học dân gian, sự kết hợp giữa giọng điệu trữ tình và tự trào.
1. Giáo viên: Sách tham khảo, sách giáo viên, soạn giảng.
2. Học sinh: soạn bài trước ở nhà
C. Tiến trình bài dạy.
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ
Phân tích bức tranh mùa thu trong bài ” Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến.
Tiết: 10 Ngày soạn: 23 / 09 / 07 THƯƠNG VỢ (Trần Tế Xương ) Mục tiêu bài học. Giúp Hs: Cảm nhận được hình ảnh bà Tú: vất vả, đảm đang, thương yêu và lặng lẽ hi sinh vì chồng con. Thấy được tình cảm thương yêu, quý trọng của Trần Tế Xương dành cho người vợ. Qua những lời tự trào, thấy được vẻ đẹp nhân cách và tâm sự của nhà thơ. Nắm được những thành công về nghệ thuật của bài thơ: từ ngữ giản dị, giàu sức biểu cảm, vận dụng ngôn ngữ, hình ảnh văn học dân gian, sự kết hợp giữa giọng điệu trữ tình và tự trào. Chuẩn bị. Giáo viên: Sách tham khảo, sách giáo viên, soạn giảng. Học sinh: soạn bài trước ở nhà Tiến trình bài dạy. Ổn định lớp. Kiểm tra bài cũ Phân tích bức tranh mùa thu trong bài ” Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến. Bài mới. Hoạt động của Gv – Hs Nội dung cần đạt Gv yêu cầu hs đọc phần tiểu dẫn. Giới thiệu ngắn gọn về tác giả và đề tài bà Tú trong thơ Trần Tế Xương. Gv gọi hs đọc bài thơ, nhận xét cách đọc của Hs, lưu ý cách đọc phù hợp với nội dung cảm xúc. Lưu ý Hs: Tình thương vợ sâu nặng của ông Tú thể hiện qua sự thấu hiểu nỗi vất vả, gian truân và những đức tính cao đẹp của bà Tú. Pv. Cảnh làm ăn của bà Tú hiện lên như thế nào qua cách giới thiệu về không gian và địa điểm? Pv. Địa điểm và thời gian trong câu thơ gợi em có suy nghĩ gì? Pv. Nghệ thuật gì được sử dụng trong hai câu thực? Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó. Gv giảng: + ” Lặn lội thân cò”: bao gồm trong đó cái thân hèn, sức mọn, cả nỗi lẻ loi, đơn độc. + ” Quãng vắng”: Gợi không gian trống trãi, diệu vợi xa ngái, đầy bất trắc như canh vắng dặm trường, hoàn toàn thiếu vắng sự chia sẻ, chở che… + ” Eo sèo”: Bao tiếng bấc, tiếng chì, lời chao giọng chát mà bà Tú phải gánh chịu. + ” Buổi đò đông”: Sự chen lấn xô đẩy, đầy bất trắc… Pv. Ngoài xã hội, trong công việc, bà Tú là người vất vả, gian truân,…thì trong gia đình, bà Tú có những đức tính cao đẹp nào? Giảng: ” một duyên hai nợ”, “năm nắng mười mưa”. Pv. Vậy tình cảm của ông Tú dành cho người vợ của mình như thế nào? Pv. Tìm trong bài thơ những cách nói, những chi tiết nói lên lòng thương yêu quý trọng, tri ân vợ của ông Tú. Giảng: + Cách nói “Nuôi đủ năm con… chồng” Em có suy nghĩ gì về tiếng chửi của Tú Xương trong hai câu kết? Giảng. Ông chửi thói đời bạc bẽo vì thói đời là một nguyên nhân sâu sa khiến bà Tú phải khổ, Từ hoàn cảnh riêng. Tác giả lên án thói đời bạc bẽo nói chung. Tìm hiểu chung. Trần Tế Xương ( 1870 – 1907 ), quê ở làng Vị Xuyên, huyện Mĩ Lộc, tỉnh Nam Định. Ông để lại khoảng 100 bài, chủ yếu là thơ Nôm, gồm nhiều thể thơ và một số bài văn tế, phú, câu đối,… Sáng tác của ông gồm hai mảng: trào phúng và trữ tình. Đề tài người vợ. Ông có một đề tài về bà Tú. Bà Tú thường chịu nhiều vất vả gian truân trong cuộc đời. Bà đã đi vào thơ ông với tất cả niềm yêu thương, trân trọng của chồng. Phân tích. Hình ảnh bà Tú qua nỗi lòng thương vợ của ông Tú. Nỗi vất vả gian truân của bà Tú. – Câu mở đầu nói lên hoàn cảnh làm ăn, buôn bán của bà Tú: tần tảo, tất bật ngược xuôi. + Quanh năm: vòng thời gian vô kì hạn + Mom sông: phần đất ở bờ sông nhô ra phía lòng sông. C Cả thời gian lẫn không gian như hùa nhau làm nặng thêm cái gánh nặng đang đè trên vai bà Tú. Cuộc sống tảo tần, buôn bán ngược xuôi của bà Tú được thể hiện rõ hơn qua 2 câu thực. + Cách nói đảo ngữ, thay con cò bằng thân cò nhấn mạnh nỗi vất vả, gian truân của bà Tú, gợi nỗi đau thân phận. + Khi quãng vắng: thể hiện được cả thời gian, không gian heo hút, rợn ngợp, chứa đầy lo âu nguy hiểm. Bà Tú đã vất vả, gian truân, đơn chiếc lại thêm sự bươn bả trong cảnh chen chúc làm ăn. + Bà Tú phải chịu bao tiếng bấc, tiếng chì, lời chao giọng chát : “eo sèo mặt nước”; phải mưu sinh giữa chốn chợ đời phức tạp, nguy hiểm ” buổi đò đông”. Đức tính cao đẹp của bà Tú. – Bà tú là người đảm đang, tháo vát, chu đáo với chồng con. ” Nuôi đủ năm con với một chồng” Bà Tú là người giàu đức hi sinh ” Một duyên…quản công” + Duyên một mà nợ hai nhưng bà Tú không một lời phàn nàn, lặng lẽ chấp nhận sự vất vả vì chồng con. + Thành ngữ “Năm nắng mười mưa” vừa nói lên sự vất vả gian truân, vừa thể hiện được đức tính chịu thương, chịu khó, hết lòng vì chồng con. Hình ảnh ông Tú qua nỗi lòng thương vợ. Yêu thương, quý trọng, tri ân vợ. + Trong bài thơ, ông Tú không xuất hiện trực tiếp nhưng vẫn hiển hiện trong từng câu thơ. Đằng sau cốt cách khôi hài, trào phúng là cả một tấm lòng không chỉ thương mà còn tri ân vợ. Con người có nhân cách + Ông không dựa vào duyên số để trút bỏ trách nhiệm. Ông coi mình là cái nợ đời mà bà Tú phải gánh chịu. Duyên một mà nợ hai. Sự “hờ hững” cảu ông cũng là một biểu hiện của “thói đời” bạc bẽo. + Xã hội xưa trọng nam khinh nữ, coi người phụ nữ là thân phận phụ thuộc, Tú Xương dám sòng phẳng với bản thân, với cuộc đời, dám tự nhận khiếm khuyết. + Lời chửi rủa trong hai câu kết là lời Tú Xương Tự rủa mát mình nhưng lại mang ý nghĩa xã hội sâu sắc. III. Tổng kết. Nội dung. Tình thương yêu, quý trọng vợ của Tú Xương thể hiện qua sự thấu hiểu nỗi vất vả gian truân, và những đức tính cao đẹp của bà Tú, qua đó thấy được tâm sự và nhân cách cao đẹp của Tú Xương. Nghệ thuật. Từ ngữ giản dị, giàu sức biểu cảm, vận dụng sáng tạo ngôn ngữ, hình ảnh văn học dân gian. 4.Củng cố. Hình ảnh bà Tú trong bài qua nỗi lòng thương vợ của Tú Xương. Vẻ đẹp của nhân cách Tú Xương. Nghệ thuật trong bài. 5.Dặn dò. Học bài. Làm bài tập phần luyện tập. Soạn bài “Khóc Dương khuê” Rút kinh nghiệm:
Giáo Án Ngữ Văn 10 Tiết 26
A. Mục tiêu bài học.
Giúp học sinh:
– Cảm nhận được tiếng hát than thân và lời ca yêu thương tình nghĩa của người bình dân trong xã hội phong kiến qua nghệ thuật đậm màu sắc dân gian của ca dao.
– Trân trọng vẻ đẹp tâm hồn của người lao động và yêu quý những sáng tác của họ.
B. Phương tiện dạy học.
– Sách giáo khoa, sách giáo viên, thiết kế bài giảng.
C. Phương pháp giảng dạy.
Tiết 26- 27 (Đọc văn) CA DAO THAN THÂN, YÊU THƯƠNG, TÌNH NGHĨA. A. Mục tiêu bài học. Giúp học sinh: - Cảm nhận được tiếng hát than thân và lời ca yêu thương tình nghĩa của người bình dân trong xã hội phong kiến qua nghệ thuật đậm màu sắc dân gian của ca dao. - Trân trọng vẻ đẹp tâm hồn của người lao động và yêu quý những sáng tác của họ. B. Phương tiện dạy học. - Sách giáo khoa, sách giáo viên, thiết kế bài giảng. C. Phương pháp giảng dạy. D. Tiến trình lên lớp. 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ. 3. Giới thiệu bài mới. 4. Bài mới. Hoạt động của GV (1) Hoạt động của HS (3) Nội dung cần đạt (3) Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu chung. HS tìm hiểu chung. Học sinh đọc tiểu dẫn và rút ra nội dung chính. I. Giới thiệu chung. 1. Khái niệm. - Ca dao là lời thơ trữ tình dân gian. 2. Nội dung của ca dao. - Diễn tả tâm hồn, tư tưởng , tình cảm của nhân dân. 3. Nghệ thuật của ca dao. - Lời ca dao ngắn gọn, phần lớn được sáng tác theo thể lục bát, ngôn ngữ gần gũi với lời nói hằng ngày. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản. Gọi HS đọc chùm bài ca dao. Gọi HS xác định nét chung của chùm bài và nét riêng của từng bài. Hướng dẫn đọc hiểu bài ca dao số 1 và số 2. + Nhân vật trữ tình. + Giá trị nội dung. + Hình thức nghệ thuật. GV củng cố và hoàn thiện nội dung bài học. HS đọc hiểu văn bản. HS đọc chùm bài ca dao. HS xác định nét chung của chùm bài và nét riêng của từng bài. HS đọc hiểu bài ca dao số 1 và bài ca dao số 2. II. Đọc hiểu văn bản. 1. Đọc. Chùm ca dao gồm có 6 bài. Trong đó: Bài số 1, số 2 là lời than thân của người con gái. Bài số 3 là lời than thở khi tình duyên tan vỡ. Bài số 4 diễn tả nỗi nhớ thương. Bài số 5 diễn tả niềm mong ước được kết duyên. Bài số 6 nói về tình cảm thủy chung trong đời sống vợ chồng. 2. Phân tích. a. Bài ca dao số 1 và số 2: - Lời than thân của người con gái ngày xưa. - Nhân vật trữ tình: Người con gái. - Nghệ thuật: + Lối diễn đạt bằng công thức: Mở đầu bằng cụm từ "Thân em " + Nghệ thuật so sánh: Bài 1: "Tấm lụa đào" Ê Vừa cho thấy vẻ đẹp, vừa thể hiện thân phận bị phụ thuộc (Như món hàng) của người con gái trong xã hội cũ. Bài 2 "Củ ấu gai" Ê Khẳng định vẻ đẹp tiềm ẩn bên trong (Đối lập giữa hình thức với tính cách) của cô gái. Hướng dẫn HS đọc hiểu bài ca dao số 3. HS đọc hiểu bài ca dao số 3. b. Bài ca dao số 3: - Lời than thở của người lỡ duyên: - Nhân vật trữ tình : người bị lỡ duyên (Có thể là chàng trai hoặc cô gái). - Tâm trạng của chủ thể trữ tình: + Bối rối. + Đau đớn, chua xót. + Oán trách. - Nghệ thuật bộc lộ cảm xúc. + Hai câu đầu: Sử dụng kết hợp việc dùng đại từ phiếm chỉ "Ai" với câu hỏi tu từ và nghệ thuật chơi chữ vừa bày tỏ được nỗi chua xót khi lỡ duyên và thái độ trách móc, oán giận của chủ thể trữ tình. + Bốn câu cuối: Sử dụng nhiều cặp hình ảnh đối lập: Ê Thể hiện sự xa cách khi lỡ duyên đồng thời khẳng định tấm lòng chung thủy của nhân vật trữ tình. Duyên phận không trọn vẹn nhưng tình cảm vẫn bền vững, sắt son. Hướng dẫn HS đọc hiểu bài ca dao số 4. HS đọc hiểu bài ca dao số 4. c. Bài ca dao số 4: Nỗi thương nhớ, tương tư của người đang yêu. - Nhân vật trữ tình: Cô gái đang yêu. - Tâm trạng chủ thể trữ tình. Được bộc lộ bằng các câu hỏi tu từ: + Hỏi khăn. + Hỏi đèn. + Hỏi mắt. Ê Nỗi nhớ nhung tăng dần. - Nghệ thuật: Nhân hóa và hoán dụ bằng các hình ảnh "Khăn", "Đèn", "Mắt", kết hợp với hình thức lặp cú pháp. Ê Có tác dụng tô đậm nỗi nhớ thương dằng dặc không nguôi của cô gái. - Hai câu cuối: Chi tiết "Không yên một bề" thể hiện sự chuyển hóa trong tâm trạng của cô gái. Tâm trạng cô gái chuyển hóa từ nỗi nhớ sang nỗi lo sợ. Ê Cô gái nhớ thương người yêu như vẫn lo lắng cho số phận của mình. Trong cuộc sống lúc bấy giờ, tình yêu khó có thể dẫn tới hôn nhân. Hướng dẫn HS đọc hiểu bài ca dao số 5. HS đọc hiểu bài ca dao số 5. d. Bài ca dao số 5: - Ước muốn mãnh liệt của người bình dân về tình yêu. - Tâm trạng chủ thể trữ tình: + Mong ước thu hẹp khoảng cách để hai bờ sông được gần nhau. - Nghệ thuật: Ẩn dụ "Cầu dải yếm" một hình ảnh phi lý nhưng đẹp đẽ, thi vị, ngộ nghĩnh diễn tả ước muốn mạnh mẽ, táo bạo của cô gái. Cầu dải yếm chính là nhịp cầu tình cảm. Cô gái mong ước được kết đôi. Hướng dẫn HS đọc hiểu bài ca dao số 6. HS đọc hiểu bài ca dao số 6. e. Bài ca dao số 6: - Tiếng hát tình nghĩa, thủy chung: - Nội dung: Lời nguyện ước thủy chung. - Nghệ thuật: Vận dụng linh hoạt sáng tạo các thành ngữ. Ê Thể hiện nghĩa tình sâu nặng, bền chặt của tình cảm vợ chồng. 5. Củng cố. 6. Dặn dò. - Soạn bài "Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết". 7. Rút kinh nghiệm.Bạn đang đọc nội dung bài viết Giáo Án Ngữ Văn Lớp 10 Tiết 40 Đọc Văn: Nhàn trên website Techcombanktower.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!