Đề Xuất 3/2023 # Giáo Án Ngữ Văn 12 Nâng Cao Tiết 9, 10: Nguyễn Đình Chiểu, Ngôi Sao Sáng Trong Văn Nghệ Của Dân Tộc # Top 3 Like | Techcombanktower.com

Đề Xuất 3/2023 # Giáo Án Ngữ Văn 12 Nâng Cao Tiết 9, 10: Nguyễn Đình Chiểu, Ngôi Sao Sáng Trong Văn Nghệ Của Dân Tộc # Top 3 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Giáo Án Ngữ Văn 12 Nâng Cao Tiết 9, 10: Nguyễn Đình Chiểu, Ngôi Sao Sáng Trong Văn Nghệ Của Dân Tộc mới nhất trên website Techcombanktower.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Tuần 03: Từ tiết 9à12 Tiết: 9,10 Giảng văn: NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU, NGÔI SAO SÁNG TRONG VĂN NGHỆ CỦA DÂN TỘC I. MỤC TIÊU BÀI HỌC .Giúp HS + 1.Kiến thức: Nắm được nội dung sâu sắc và mới mẻ mà tác giả đặt ra trong bài viết: Nguyễn Đình Chiểu, một nhân cách trong sáng, một nhà thơ lớn của dân tộc cần được đánh giá đúng hơn đầy đủ hơn. + 2. Kĩ năng: Đọc hiểu, thấy được vẻ đẹp về mặt hình thức của một bài văn nghị luận: nêu cách vấn đề độc đáo, giọng văn hùng hồn, lối diễn đạt giàu màu sắc biểu cảm, rèn luyện kĩ năng phân tích bài văn nghị luận + 3. Thái độ: Lòng tự hào sự cảm thông và thái độ đúng đắn khi đánh giá về nhà thơ NĐC II.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC – SGK, SGV, Sách tham khảo III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: Hãy trình bày những nét đặc sắc nhất trong quan điểm sáng tác của HCM ? Những đặc điểm cơ bản của PCNT Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh ? 2. Bài mới: GV dẫn lời vào bài: Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ lớn, thơ văn ông ghi lại được “ Lịch sử của một thời khổ nhục nhưng vĩ đại” đó là một sự thật. Nhưng để cảm nhận được cái hay, cái đẹp thơ văn của ông không phải ai cũng dễ dàng cảm nhận được. Vậy mà, Phạm Văn Đồng không phải người chuyên làm lí luận hay phê bình nhưng khi viết về Nguyễn Đình Chiểu cùng thơ văn của ông nó trỡ thành áng văn hay xếp vào hàng tiêu biểu trong văn xuôi nghị luận nửa cuối thế kỉ XX. Từ góc nhìn mang tính thời đại, tác giả đã đánh giá với một tấm lòng cảm thông và trân trọng. HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT HĐ1. Hướng dẫn HS tìm hiểu chung. ( Tiết 1 ) Gọi hs đọc tiểu dẫn và trả lời câu hỏi: + Anh ( chị ) đã có những hiểu biết gì về tg bài văn ? ( Là người học trò xuất sắc của chủ tịch HCM, vị thủ tướng lâu năm nhất của nước ta (1955-1987); Văn NL của ông đầy nhiệt tình, lôi cuốn người đọc bằng những luận điểm mới mẻ, sâu sắc trong lời văn trong sáng nhiều hình ảnh ) – Gợi ý để hs rút ra mục đích sáng tác của tác phẩm (PVĐ viết tác phẩm này có phải chỉ để kỉ niệm ngày mất của NĐC) ( bài viết sau được đưa vào tập tiểu luận Tổ quốc ta, nhân dân ta, sự nghiệp ta và người nghệ sĩ ) + Xác định thể loại của văn bản? + Xđ các phần của văn bản theo thể loại, nêu nội dung từng phần * Ngoài những câu mở đầu và kết luận, bài văn chia 3 phần + Xđ các luận điểm chính trong mỗi phần và đặt tên cho từng luận điểm đó? + So với trật tự thông thường, cách sắp xếp các luận điểm đó có gì khác? nhận xét về bố cục và lí giải? ( NĐC viết LVTiên trước nhưng trong bài tiểu luận lại nói đến sau; và nó được xác định là “1 tác phẩm lớn” nhưng khi viết về cuốn truyện thơ đó tác giả không viết kĩ bằng thơ văn yêu nước ) HĐ2. Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản * Nêu yêu cầu đọc và gọi hs đọc văn bản, nhận xét, chỉnh sửa (đọc mẫu một đoạn) + Em có nhận xét gì về cách mở bài của tác giả ? – Y/c HS giải thích nội dung ý nghĩa câu văn “trên trời có những vì sao có ánh sáng khác thường.. cũng vậy”? + Hãy cho biết, theo tác giả thì những lí do nào làm cho “ngôi sao NĐC ”chưa sáng tỏ hơn ? ( Tiết 2 ) ( Phần thân bài ) + Tác giả bài viết có viết lại tiểu sử của NĐC không? T/g đã nhấn mạnh những phương diện đặc biệt nào của cuộc đời và thơ văn NĐC ? ( đặc điểm riêng) Tác giả không viết lại tiểu sử NĐC chỉ nhấn mạnh vào khí tiết“ một người chí sĩ yêu nước” +Theo em, nội dung quan niệm văn chương của NĐC là gì ? + Con người và quan điểm thơ văn của NĐC có gì đáng trân trọng kính phục ? Tác giả bài viết đã làm sáng tỏđiều ấy như thế nào ? ( để làm sáng tỏ điều đó tác giả đã khái quát trong ba luận điểm đã nêu nhằm giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp thơ văn cao đẹp của NĐC ) + Vì sao tác giả lại bắt đầu P2 bằng cách tái hiện lại hoàn cảnh lịch sử VN từ 1860-1880? + Tại sao tác giả lại nhấn mạnh đến VTNSCG? Tìm đoạn văn thể hiện sự đánh giá cao của tác giả ? Tác giả đánh giá rất cao ý nghĩa của bài văn tế trong hoàn cảnh đương thời ,từ góc nhìn của thời hiện đại, những năm 60 của thế kỉ XX – chứ không phải của một người hoài cổ – Thơ văn yêu nước của NĐC vẫn có giá trị thời sự sâu sắc. + Về tác phẩm Lục vân Tiên, tác giả đã bác bỏ một số ý kiến hiểu chưa đúng về tác phẩm như thế nào ? * Tác giả nhận định trực tiếp: “Bản trường ca ca ngợi chính nghĩa, ca ngợi những người trung nghĩa”. Cách nhận xét bình giá của tác giả đã chỉnh đốn lại những sai lầm và phiến diện về Lục Vân Tiên “trả cho Xê-da những gì vốn của Xê-da” + Trong phần kết bài: Tác giả đã đưa ra những bài học nào từ cuộc đời và thơ văn của NĐC? nhận xét về cách kết bài ? HĐ 3: Hướng dẫn HS tổng kết và luyện tập. + Hãy khái quát những giá trị cơ bản của bài văn nghị luận? + Thế nào là phong cách chính luận? Những đặc điểm cơ bản của PCCL? Vận dụng để tìm hiểu phong cách chính luận của PVĐ thể hiện qua tác phẩm? ( Văn chính luận thiên về lí trí nhưng cũng có tính biểu cảm cao ) I. Đọc – hiểu khái quát. 1/ Tác giả PVĐ ( 1906-2000) – Nhà CM, chính trị, ngoại giao lỗi lạc của cách mạng VN thế kỉ XX, một nhà giáo dục lớn – Không phải là người chuyên làm lí luận hay phê bình văn học, sự nghiệp chính mà ông đeo đuổi suốt cuộc đời: là sự nghiệp CM – Tuy nhiên ở lĩnh vực văn học nghệ thuật, ông có một số tác phẩm quan trọng là vì: cũng là cách thức để phục vụ CM, là lĩnh vực mà ông quan tâm yêu thích. 2/ Văn bản a) Hoàn cảnh, mục đích sáng tác – 7/1963- Kỉ niệm 75 năm ngày mất NĐC ( đăng trên Tạp chí văn học tháng 7-1963) – Để tưởng nhớ NĐC; định hướng, điều chỉnh cách nhìn nhận, đánh giá về NĐC và thơ văn của ông; khơi dậy tinh thần yêu nước trong thời đại chống Mĩ cứu nước 3/ Thể loại – Nghị luận văn học: nhận định, đánh giá, làm sáng tỏ giá trị thơ văn của một tác giả trong quá khứ dân tộc. 4/ Bố cục * Luận đề: NĐC , ngôi sao sáng trong bầu trời văn nghệ dân tộc * Ba phần: – Mở bài: NĐC, nhà thơ lớn của dân tộc cần phải được nghiên cứu, tìm hiểu và đề cao hơn nữa . Câu khái quát: “Ngôi sao NĐC, một nhà thơ lớn của nước ta.lúc này” – Thân Bài: + Luận điểm1: Đánh gía con người và quan niệm sáng tác văn chương của NĐC . Tên luận điểm: Nguyễn Đình Chiểu – nhà thơ yêu nước. + Luận điểm2: Đánh giá nét đặc sắc thơ văn yêu nước của NĐC ( “ Thơ văn yêu nước NĐC làm sống lại trong tâm trí của chúng ta phong trào kháng phápsuốt hai mươi năm trời” + Luận điểm3: Giới thiệu về giá trị lâu bền của truyện thơ Lục Vân Tiên ( “ Lục Vân Tiên, tác phẩm lớn nhấtmiền Nam” ) – Kết bài: Khái quát một lần nữa về cuộc đời và sự nghiệp thơ văn NĐC- tấm gương sáng của mọi thời đại. Bài học thời sự từ thơ văn của NĐC. ­ Không kết cấu theo trình tự thời gian + Lí giải (do mục đích sáng tác) ( mục đích nghị luận quyết định cách sắp xếp luận điểm và mức độ của từng luận điểm ) + Bố cục chặt chẽ, linh hoạt và sáng tạo. II. Đọc – hiểu văn bản 1. Phần mở bài – Cách nêu vấn đề mới mẻ, độc đáo, đầy hấp dẫn. Tất cả có 4 câu văn ngắn, vừa và dài với 4 nhiệm vụ khác nhau.( C1:Khái quát tầm vóc của NĐC; C2:Làm rõ biểu tượng ngôi sao NĐC; C3: Khẳng định nhấn mạnh; C4: Nêu ra việc đánh giá chưa đầy đủ và sâu sắc về con người và thơ văn) – Văn chương của NĐC có ánh sáng lạ thường ( phải có một cách nhìn “ đôi mắt” sáng suốt mới nhìn đúng ) – Vẫn còn những cách nhìn nhận chưa thoả đáng về thơ văn NĐC . Ví sao ? + Chỉ biết NĐC là tác giả Lục Vân Tiên, và hiểu biết LVT còn khá chênh lệch. + Người đọc chưa biết nhiều về thơ văn yêu nước của NĐC 2. Phần thân bài: a. Đánh giá về con người và quan niệm sáng tác thơ văn của Nguyên Đình Chiểu * Con người. – Một nhà nho, sống trong cảnh nước mất nhà tan, đau thương. * Quan niệm sáng tác văn chương của Nguyễn Đình Chiểu – Viết văn, làm thơ là một thiên chức, văn thơ là vũ khí chiến đấu, văn là người. NĐC là nhà thơ chiến sĩ: “Chở bao nhiêuchẳng tà” b. Đánh giá giá trị thơ văn yêu nước của NĐC – Tái hiện một thời đau thương, khổ nhục mà vĩ đại của đất nước, nhân dânà Khẳng định NĐC xứng đáng là “ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc” vì trước hết thơ văn ông đã “làm sống lại phong trào kháng pháp bền bỉ” từ năm 1860 về sau. Khẳng định giá trị phản ánh hiện thực của thơ văn NĐC. – VTNSCG là một đóng góp lớn – đề cao nhiều nhất với giọng văn hào hứng nhất: + Khúc ca của người anh hùng thất thế nhưng vẫn hiên ngang + Lần đầu tiên, người nông dân đi vào văn học viết, là hình tượng nghệ thuật trung tâm. ð Phạm Văn Đồng khẳng định với người đọc: Tác phẩm NĐC lớn lao bới tính chiến đấu của văn học ( cổ vũ cuộc chiến chống thực dân ), làm người đọc rung động trước những hình tượng “sinh động và não nùng”của những người suốt đời huy sinh vì nước vì dân, giữ vẹn khí phách cho dù chiến bại. c. Đánh giá giá trị của tác phẩm Lục Vân Tiên – Tác giả đánh giá toàn diện giá trị, hạn chế tác phẩm Lục Vân Tiên về cả nội dung và hình thức nghệ thuật ( ca ngợi chính nghĩa, đạo đức, ca ngợi người trung nghĩa; Hình thức dễ đi vào lòng người đọc, dễ hiểu, dễ nhớ bằng hình thức kể nôm na, dân gian..) – Tác giả không ngần ngại chỉ ra: “ Những giá trị luân lí mà NĐC ca ngợi, ở thời đại chúng ta, theo quan điểm chúng ta đã lỗi thời”, có những chỗ “lời văn không hay lắm”à thái độ khách quan,thấu tình dạt lí, không phủ nhận hạn chế. – Bác bỏ một số ý kiến hiểu chưa đúng về tác phẩm LVT 3. Phần kết luận: – Khẳng định, ngợi ca một lần nữa vị trí, vai trò của NĐC và thơ văn, sự tưởng nhớ NĐC – Bài học về mqhệ giữa văn học- nghệ thuật và đời sống, về sứ mạng của người chiến sĩ trên mặt trận văn hoá, tư tưởng III. Tổng kết. 1/ Giá trị nội dung: một cách nhìn mới mẻ, sâu sắc, xúc động về một nhân cách trong sáng, một nhà thơ lớn của dân tộc 2/ Giá trị nghệ thuật – Bố cục cân đối, hệ thống luận điểm, luận cứ chặt chẽ – Cách nêu vấn đề độc đáo, giọng văn hùng hồn – Lối diễn đạt đậm màu sắc biểu cảm: ngôn từ trong sáng, giàu hình ảnh, nhiều đoạn trực tiếp thể hiện cảm hứng ngợi ca. IV. Bài tập nâng cao. 1. Đặc điểm về phong cách chính luận của Phạm Văn Đồng thể hiện qua tác phẩm: – Về nội dung: bàn về vấn đề chính trị, tư tưởng, xã hôi, mang tính thời sự cao. Qua bài viết, Tác giả đánh giá thơ văn yêu nước của NĐC vẫn có giá trị thời sự sâu sắc,có ý nghĩa trong hoàn cảnh đương thời , Tác giả đứng từ góc nhìn của thời hiện đại, những năm 60 của thế kỉ XX – chứ không phải của một người hoài cổ. – Về hình thức: Cách nêu vấn đề độc đáo, mới mẻ, sâu sắc; giọng văn hùng hồn. Lối diễn đạt đậm màu sắc biểu cảm: ngôn từ trong sáng, giàu hình ảnh, nhiều đoạn trực tiếp thể hiện cảm hứng ngợi ca. Thấu lí đạt tình 3. Củng cố và dặn dò – 1/ Giá trị nội dung; giá trị nghệ thuật của thơ văn NĐC qua bài viết của PVĐ. Đọc tri thức đọc-hiểu. – 2/ chuẩn bị bài: Mấy ý nghĩ về thơ- Nguyễn Đình Thi; Đô-Xtôi-Ép-Xki- X. Xvai-gơ; Thương tiếc nhà văn Nguyên Hồng-Nguyễn Đăng Mạnh.

Soạn Văn 12 Bài Nguyễn Đình Chiểu Ngôi Sao Sáng Trong Văn Nghệ Dân Tộc

Soạn văn 12 bài Nguyễn Đình Chiểu ngôi sao sáng trong văn nghệ dân tộc hay nhất được biên soạn bởi đội ngũ giáo viên dạy giỏi môn văn trên toàn quốc. Đảm bảo ngắn gọn mà chi tiết, giúp các em soạn bài Nguyễn Đình Chiểu ngôi sao sáng trong văn nghệ dân tộc nhanh chóng, dễ dàng.

Soạn văn 12 bài Nguyễn Đình Chiểu ngôi sao sáng trong văn nghệ dân tộc hay nhất thuộc: Tuần 4 SGK Ngữ Văn 12

I. Hướng dẫn soạn bài Nguyễn Đình Chiểu ngôi sao sáng trong văn nghệ dân tộc

Câu 1 (trang 53 SGK Ngữ văn 12 tập 1)

a. Các luận điểm chính của bài:

– Mở bài

– Thân bài gồm 3 luận điểm

+ Luận điểm 1: Nguyễn Đình Chiểu một nhà thơ yêu nước.

+ Luận điểm 2: Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu phản ánh phong trào kháng chiến chống Pháp.

+ Luận điểm 3: Lục Vân Tiên, một tác giả lớn.

– Kết bài

b. Cách sắp xếp các luận điểm như vậy là phù hợp với nội dung của bài viết. Cách sắp xếp luận điểm ở trong tác phẩm khác với trật tự thông thường ở chỗ tác giả nói về con người cũng như tấm lòng của Nguyễn Đình Chiểu sau đó mới trình bày những nét đặc sắc trong thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu.

Câu 2 (trang 53 SGK Ngữ văn 12 tập 1)

Tác giả cho rằng văn thơ của Nguyễn Đình Chiểu cũng giống như “những vì sao có ánh sáng khác thường”, “con mắt chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy” vì:

– Câu văn không trau chuốt, gọt dũa mà chân thực. Ánh sáng mà tác giả nói đến là vẻ đẹp mộc mạc, giản dị,…

-“Con mắt của chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy” tức là phải kiên trì, nghiên cứu thì mới khám phá được vẻ đẹp ấy.

– Nguyễn Đình Chiểu mới được biết đến qua tác phẩm Lục Vân Tiên, ngay cả với tác phẩm này cũng bị hiểu thiên lệch về nội dung và về văn.

– Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu còn rất ít được biết đến.

Câu 3 (trang 54 SGK Ngữ văn 12 tập 1)

Tác giả giúp chúng ta nhận ra nhiều ánh sáng khác thường của ngôi sao Nguyễn Đình Chiểu:

– Cuộc sống và quan niệm sáng tác:

+ Đồ Chiểu là tấm gương sáng về tinh thần yêu nước và lòng căm thù giặc.

+ Ông sử dụng thơ văn như vũ khí chống lại bọn xâm lược, ca ngợi chính nghĩa và đạo đức.

– Thơ văn yêu nước của Đồ Chiểu làm sống lại phong trào kháng Pháp oanh liệt và bền bỉ của nhân dân Nam Bộ, ông cũng là lá cờ đầu trong dòng chảy thơ văn yêu nước cuối thế kỉ XIX, đặc biệt có giá trị là các bài như Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Xúc cảnh.

– Truyện Lục Vân Tiên:

+ Nội dung tuy không mới khi đề cao chính nghĩa, đức hạnh nhưng tạo được những tấm gương gần gũi, sống động, cảm xúc.

+ Hình thức văn chương không trau chuốt, hoa mĩ mà nôm na, dễ hiểu, dễ nhớ, hấp dẫn từ đầu đến cuối.

Câu 4 (trang 54 SGK Ngữ văn 12 tập 1)

Tác giả lại cho rằng ngôi sao Nguyễn Đình Chiểu đáng phải sáng tỏ hơn nữa không chỉ thời ấy, mà còn cả trong thời đại hiện nay.

– Có rất ít người biết đến thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu.

– Nguyễn Đình Chiểu là lá cờ đầu kháng chiến chống Pháp.

– Khôi phục lại giá trị đích thực.

Câu 5 (trang 54 SGK Ngữ văn 12 tập 1)

Bài nghị luận này không hề khô khan mà đầy sức hấp dẫn, lôi cuốn là nhờ những yếu tố sau đây:

– Cách nghị luận không chỉ xác đáng, chặt chẽ, mà còn xúc động, thiết tha, với nhiều hình ảnh, ngôn ngữ đặc sắc, khiến người dọc còn nhớ mãi.

– Cách nhìn mới mẻ, có giá trị phát hiện của tác giả đã lôi cuốn người đọc vào bài viết của mình.

II. Luyện tập

Câu hỏi (trang 54 SGK Ngữ văn 12 tập 1)

Việc học những tác phẩm như “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” trong nhà trường là rất bổ ích. Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc vẫn là một tác phẩm vô giá.

* Giá trị nội dung:

– Là trang sử vẻ vang của nhân dân Nam Bộ trong buổi đầu kháng chiến chống giặc Pháp xâm lược.

– Là bài ca về những người anh hùng nông dân thất thế nhưng họ vẫn luôn sống mãi trong lòng người dân Việt Nam.

– Ghi lại cuộc kháng chiến chống Pháp oanh liệt của nhân dân ta, tự hào về truyền thống anh hùng dân tộc.

* Giá trị nghệ thuật

– Bố cục rõ ràng, mạch lạc, lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén

– Kết hợp chặt chẽ nghị luận với biểu cảm

– Hình ảnh, ngôn ngữ đặc sắc

III. Bố cục, Nội dung bài Nguyễn Đình Chiểu ngôi sao sáng trong văn nghệ dân tộc

– Phần 1 (từ đầu đến “cách đây một trăm năm”): Đặt vấn đề: Nguyễn Đình Chiểu – nhà thơ lớn của dân tộc

– Phần 2 (tiếp đó đến “hay của Lục Vân Tiên”): Giải quyết vấn đề: Vài nét về con người Nguyễn Đình Chiểu, thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu, Lục Vân Tiên là một tác phẩm có giá trị

– Phần 3 (còn lại): Kết thúc vấn về: Cuộc sống và sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu là môt tấm gương sáng cho toàn dân tộc.

Nội dung: Phạm Văn Đồng đã làm sáng tỏ mối liên hệ khăng khít giữa thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu với hoàn cảnh của tổ quốc lúc bấy giờ và thời đại hiện nay. Đồng thời, tác giả hết lòng ca ngợi Nguyễn Đình Chiểu, một người trọn đời dùng cây bút làm vũ khí chiến đấu cho dân, cho nước, một ngôi sao sáng trong nền văn nghệ của dân tộc Việt Nam.

Xem Video bài học trên YouTube

Giáo viên dạy thêm cấp 2 và 3, với kinh nghiệm dạy trực tuyến trên 5 năm ôn thi cho các bạn học sinh mất gốc, sở thích viết lách, dạy học

Soạn Văn Bài: Nguyễn Đình Chiểu, Ngôi Sao Sáng Trong Văn Nghệ Của Dân Tộc

Soạn văn bài: Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc

I. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1:

a. Các luận điểm chính của bài

– Mở bài: Ngôi sao Nguyễn Đình Chiểu một nhà thơ lớn của nước ta đáng lẽ phải sáng tỏ hơn nữa trong bầu trời văn nghệ dân tộc nhất là trong lúc này.

– Thân bài: bao gồm 3 luận điểm

+ Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ yêu nước.

+ Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu – tấm gương phản chiếu phong trào kháng Pháp oanh liệt và bền bỉ của nhân dân Nam Bộ.

+ Lục Vân Tiên – tác phẩm lớn nhất của Nguyễn Đình Chiểu rất phổ biến trong dân gian nhất là ở miền Nam.

– Kết bài: Đời sống, sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu là một tấm gương sáng nêu cao địa vị và tác dụng của văn học nghệ thuật nêu cao sứ mạng của người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa tư tưởng.

b. Cách sắp xếp các luận điểm trên khác với trật tự thông thường.

– Thông thường khi nghị luận về một tác phẩm văn học, người viết phải nêu lên các tác phẩm chính có giá trị, sau đó mới tổng kết về con người của tác giả.

– Ngược lại: Phạm Văn Đồng lại trình bày rất kĩ lượng, tường tận về tấm lòng con người của tác giả, sau đó mới đi qua các tác phẩm chính của Nguyễn Đình Chiểu.

Với trật tự này, Phạm Văn Đồng muốn nhấn mạnh Nguyễn Đình Chiểu là con người đặc biệt. Để hiểu về thơ ông thì trước tiên phải biết được con người của ông. Vì thực tế nhiều người còn có cái nhìn thiên kiến, thiên lệch về Nguyễn Đình Chiểu, chưa nhìn đúng và thấy hết những giá trị cơ bản trong cuộc đời và thơ văn của ông.

Câu 2:

Tác giả cho rằng văn thơ của Nguyễn Đình Chiểu cũng giống như “những vì sao có ánh sáng khác thường”, “con mắt chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy”.

Có nghĩa là vẻ đẹp của thơ văn Nguyễn Đỉnh Chiểu không rực rỡ bóng bẩy

Câu 3:

Tác giả đã giúp chúng ta nhận ra những “ánh sáng khác thường” của ngôi sao sáng Nguyễn Đình Chiểu trên bầu trời văn nghệ Việt Nam

– Trước hết là về cuộc sống và quan niệm sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu. Đó là mọt cuộc đời đẹp, đầy nghị lực, dù gặp nhiều khó khăn và bất hạnh, nhưng vẫn đứng thẳng, vẫn ngẩng cao đầu mà sống, không phải vì mình mà vì dân, vì nước, theo lí tưởng “Kiến nghĩa bất vi vô dõng dãi”, tỏ thái độ bất khuất, bất hợp tác quyết liệt trước sự mua chuộc của thực dân Pháp. Cùng với cuộc sống đẹp là quan niệm sáng tác đúng đắn và tiến bộ: Chở bao nhiêu thuyền không khẳm – Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà! Đó là thơ văn chiến đấu, đánh thẳng vào giặc ngoại xâm và tôi tớ của chúng. Đối với Nguyễn Đình Chiểu, cầm bút, viết văn là một thiên chức, và ông đã làm đúng thiên chức đó.

– Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu phục vụ đăc lực cuộc chiến đấu chống xâm lược, bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta, làm sống lại tâm trí của chúng ta phong trào kháng Pháp oanh liệt và bền bỉ của nhân dân Nam Bộ từ năm 1960 về sau, suốt hai mươi năm trời, với những bài văn tế mà tiêu biểu là Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, những bài điếu như Ngư Tiều y vấn đáp… Đó là những tác phẩm sôi sục lòng căm thù và dạt dào lòng yêu nước với những hình tượng cao đẹp của người nông dân nghĩa sĩ đánh giặc, những lãnh tụ của nghĩa quân, những tấm gương bất khuất cao độ trước kẻ thù.

– Truyện Lục Vân Tiên là một bài thơ hào hùng mà thiết tha lí tưởng đạo đức của nhân dân, ca ngợi những con người trọng nghĩa, khinh tài, trước sau một tấm lòng, mặc dầu khổ cực, gian nguy quyết phấn đấu vì nghĩa lớn như Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga, Tiểu Đồng, Vương Tử Trực, Hán Minh… Bằng cách nhìn mới mẻ mà đúng đắn, tác giả đã có sự nhìn nhận và đánh giá lại “giá trị văn nghệ của bản trường ca thật là hấp dẫn từ đầu đến cuối” này. Đây là một sự “điều chỉnh” cần thiết để khôi phục lại giá trị nghệ thuật như vốn có của tác phẩm.

Câu 4:

Vì sao tác giả lại cho rằng ngôi sao Nguyễn Đình Chiểu đáng phải sáng tỏ hơn nữa không chỉ thời ấy, mà còn cả trong thời đại hiện nay? Chính là vì:

– Cho đến nay, vẫn còn nhiều người chưa hiểu hết giá trị văn chương của Nguyễn Đình Chiểu, trong đó không ít người còn nhìn nhận phiến diện về thơ văn ông, thậm chí còn “chê” văn thơ ông là thô ráp, nôm na…

– “Phải sáng tỏ hơn nữa trong thời đại hiện nay” để khôi phục lại giá trị đích thực của nhà thơ yêu nước miền Nam từng có tác dụng to lớn và sâu rộng trong nhân dân ta, không chỉ trong thời bấy giờ mà ngay cả trong cuộc sống hiện nay.

Câu 5:

Bài nghị luận này không hề khô khan mà đầy sức hấp dẫn, lôi cuốn là nhờ những yếu tố sau đây:

– Cách nghị luận không chỉ xác đáng, chặt chẽ, mà còn xúc động, thiết tha, với nhiều hình ảnh, ngôn ngữ đặc sắc, khiến người dọc còn nhớ mãi.

– Cách nhìn mới mẻ, có giá trị phát hiện của tác giả đã lôi cuốn người đọc vào bài viết của mình.

– Nhưng quan trọng nhất là tấm lòng của người viết đối với cuộc đời cao đẹp và thơ văn có giá trị đích thực của Nguyễn Đình Chiểu. Đó cũng là tấm lòng gắn bó sâu sắc của tác giả, đối với vận mệnh đất nước và cuộc sống của nhân dân ta lúc bấy giờ. Chính tấm lòng này đã làm nên chất văn cho bài viết, và qua bài viết, ta thấy được hơi thở của cuộc sống thấm trong từng câu chữ, để người viết có thể làm sống lại một thời kì lịch sử đau thương mà anh hùng của dân tộc, trên cái nền đó mà biểu dương, ca ngợi Nguyễn Đình Chiểu – một người trọn đời dùng cây bút làm vũ khí chiến đấu cho dân, cho nước, nêu cao tấm gương của người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa tư tưởng.

II. Luyện tập

Gợi ý làm bài:

– Phân tích rõ vì sao văn thơ Nguyễn Đình Chiểu không xa lạ với giới trẻ ngày nay (về nội dung, về nghệ thuật).

– Trên cơ sở bác bỏ quan niệm không đúng về thơ văn Nguyễn Đình Chiểu, xây dựng một lập luận về việc cần thiết phải học tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc trong nhà trường để làm gì? Có lợi như thế nào? (về mặt tư tưởng và văn học).

Tuần 4. Nguyễn Đình Chiểu, Ngôi Sao Sáng Trong Văn Nghệ Của Dân Tộc

Tác giả: Phạm Văn ĐồngNGUYỄN ĐÌNH CHIỂU, NGÔI SAO SÁNG TRONG VĂN NGHỆ CỦA DÂN TỘCI. TIỂU DẪN:1.Tác giả: (1906 – 2000) -Là một nhà cách mạng lớn của nước ta trong thế kỉ XX. -Còn là một nhà giáo dục tâm- huyết và một nhà lí luận văn hóa văn nghệ. – Ông có nhiều tác phẩm quan trọng về văn học nghệ thuật.2. Tác phẩm: Hoàn cảnh ra đời: -Nhân kỉ niệm 75 năm ngày mất của Nguyễn Đình Chiểu (1888 – 1963), đăng trên Tạp chí Việt Nam số tháng 7-1963 -Bài văn được viết giữa lúc cuộc chiến đấu chống Mỹ cứu nước đương diễn ra sôi nổi ở quê hương Nguyễn Đình Chiểu.Nhằm cổ vũ phong trào yêu nước đang dấy lên mạnh mẽI. TIỂU DẪN: Thể loại: Văn nghị luận -Nhằm phát biểu tư tưởng, tình cảm, quan điểm về một số vấn đề nào đó (chính trị, văn học, đạo đức, lối sống …) -Bố cục, lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc sảo, dẫn chứng xác đáng, lời văn hùng hồn, gợi cảm.I. TIỂU DẪN:c. Bố cục:– Bố cục logic chặc chẽ gồm 3 phần: + Phần 1: từ “Ngôi sao NĐC … cách đây 100 năm”. ( luận điểm xuất phát) : cách nhìn mới mẻ về thơ văn NĐC. + Phần 2: từ “NĐC là 1 nhà thơ yêu nước … Lục Vân tiên”. (luận điểm chứng minh): phân tích và bàn bạc về thơ văn yêu nước chống Pháp và tác phẩm Lục Vân Tiên. + Phần 3: phần còn lại ( luận điểm kết thúc): kết luận, đánh giá đúng vị trí của NĐC trong văn học dân tộc theo cách nhìn mới mẻ của tác giả. I. TIỂU DẪN:Nguyễn Đình Chiểu là vì sao có ánh sáng khác thườngÁnh sáng khác thường Trong cuộc đời và Quan niệm thơ văn. Ánh sáng khác thường trong thơ văn Yêu nướcÁnh sáng khác thườngTrong “Lục Vân Tiên”Vẻ đẹp nhân cách và vị trí Nguyễn Đình Chiểu trong văn học dân tộc Bố cục tác phẩm rõ ràng, lập luận chặt chẽ,các luận điểm triển khai đều bám sát vào vấn đề trung tâm của bài viết đã nêu từ phần đặt vấn đề Nguyễn Đình Chiểu, nhà thơ lớn của dân tộc, cần phải được nghiên cứu tìm hiểu, đề cao hơn nữa. 2 lí do làm “ngôi sao Nguyễn Đình Chiểu” chưa sáng tỏ 1963 – phong trào đấu tranh chống Mỹ đang diễn ra sôi nổi, rộng khắp Đề cao nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu có ý nghĩa cổ vũ, động viên tinh thần yêu nước. Cách mở bài độc đáo, cách so sánh giàu hình ảnh, thể hiện được thái độ của tác giả. II. Đọc – hiểu văn bản: 1.Nêu vấn đề: -Lý giải nguyên nhân:*”Lúc này”: 2.Luận điểm chứng minha/ “Ánh sáng khác thường” trong cuộc đời và quan niệm sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu.+ Làm người phải có khí tiết (tức là phải có tâm hồn trong sáng, không vì lợi lộc hay quyền thế mà đánh mất mình, làm điều phi nghĩa). Làm người, phải phấn đấu vì nghĩa lớn, vì đất nước, dân tộc. Cuộc đời của NĐC là cuộc đời của một chiến sĩ hi sinh phấn đấu vì một nghĩa lớn : “đánh thẳng vào giặc ngoại xâm và tôi tớ của chúng”.

+ Văn thơ phải là vũ khí chiến đấu cho nền độc lập của dân tộc, cho chính nghĩa. Nhà thơ phải là chiến sĩ, dùng ngòi bút của mình phục vụ sự nghiệp lớn của toàn dân tộc:”Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”.b/”Ánh sáng khác thường” trong thơ văn yêu nước chống ngoại xâm của Nguyễn Đình Chiểu.Trước hết, tác giả đã tái hiện lại hoàn cảnh lịch sử “suốt 20 năm trời” sau thời điểm 1860.Thơ văn NĐC đã làm sống lại phong trào kháng Pháp của nhân dân Nam Bộ (mối quan hệ: VH& XH). + Các bài văn tế là “khúc ca những người anh hùng thất thế nhưng vẫn hiên ngang”, “ca ngợi những người anh hùng suốt đời tận trung với nước và than khóc những người liệt sĩ trọn nghĩa với dân”. Nhận xét chính xác nội dung thơ văn yêu nước NĐC. Đánh giá cao tài xây dựng tượng đài người nghĩa sĩ nông dân của NĐC. -So sánh: “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” với “Bình Ngô đại cáo”. tác giả khẳng định : Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là “khúc ca của những người anh hùng thất thế nhưng vẫn hiên ngang”. Lần đầu tiên trong văn học hình tượng người nghĩa sĩ xuất thân từ nông dân bỗng chốc trở thành anh hùng.– Điểm xuyết thêm: “những đóa hoa,những hòn ngọc đẹp” như “Xúc cảnh”. Tính chất phong phú và giá trị nhiều mặt của thơ văn yêu nước NĐC mà còn cho thấy “nhà thơ mù xứ Đồng Nai” đã bằng nhiều cách, nhiều con đường khác nhau biến văn chương thành “vũ khí tinh thần” phục vụ cuộc đấu tranh của dân tộc.

– Mở rộng vấn đề: đặt các tác phẩm của Đồ Chiểu vào khu vườn thơ văn kháng chiến chống Pháp lúc bấy giờ với tên tuổi các nhà thơ, nhà văn tiêu biểu. Khẳng định văn chương gắn chặt lịch sử- xã hội. Tôn vinh, ngợi ca lòng yêu nước và tài năng của con người Nam Bộ mà Nguyễn Đình Chiểu là lá cờ đầu.Cách lập luận chặt chẽ (từ chung đến riêng, từ cụ thể đến khái quát, kết hợp cả hai phép lập luận diễn dịch và quy nạp) , lý lẽ và dẫn chứng thuyết phục làm: nổi bật vẻ đẹp đáng trân trọng, kính phục về con người và thơ văn NĐC; và một trái tim xúc động, một trí tuệ sâu sắc của người viết.Phạm Văn Đồng đã viết đoạn nghị luận về thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu bằng cả con tim và khối óc của mình.c/”Ánh sáng khác thường” trong truyện thơ Lục Vân Tiên.– Khẳng định giá trị: LVT là “bản trường ca ca ngợi chính nghĩa, những đạo đức đáng quý…ca ngợi những con người trung nghĩa”. Có như vậy mới thật sự hiểu đúng, thấy hết giá trị của “tác phẩm lớn nhất” này.– Nêu lên sự thật :+ Về tư tưởng : “Những giá trị luân lý…có phần đã lỗi thời”.+ Về nghệ thuật : “Văn chương LVT” có chỗ “lời văn nôm na, không hay lắm”.Cần phải có một cái nhìn đồng bộ, từ nhiều góc độ khác nhau, cả trong và ngoài tác phẩm. Phải xem xét tác phẩm trong những hoàn cảnh sáng tác và tiếp nhận cụ thể. Sự thừa nhận, yêu mến của công chúng đặc biệt là đông đảo quần chúng nhân dân chính là một thước đo quan trọng để đánh giá giá trị của tác phẩm.

– Nêu lên 3 luận cứ:+ Tác phẩm mang những nội dung tư tưởng, đạo đức gần gũi với quần chúng nhân dân.+ Tác phẩm được nhân dân cảm xúc và thích thú.+ Tác phẩm có một lối kể chuyện “nôm na”, “dễ hiểu, dễ nhớ, có thể truyền bá trong dân gian”. Khẳng định giá trị lớn của tác phẩm LVT.Tác giả xem xét giá trị của LVT trong mối quan hệ mật thiết với nhân dân.Tác giả lập luận theo hình thức “đòn bẩy” tức là bắt đầu bằng sự hạ xuống (thừa nhận những hạn chế của Lục Vân Tiên) nhưng hạ xuống để nâng lên, để khẳng định rõ hơn, nổi bật hơn giá trị của tác phẩm. 3. Luận điểm kết thúc:– Khẳng định:”đời sống và sự nghiệp của NĐC là một tấm gương sáng, nêu cao địa vị và tác dụng của văn học, sứ mạng của người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa và tư tưởng”.

– Ý nghĩa sâu sắc:+Tưởng nhớ, tôn vinh người con vinh quang của dân tộc.+Thấy được mối quan hệ giữa văn học và đời sống.+ Đề cao vai trò của người chiến sĩ trên mặt trận VHNT. Cách lập luận quen thuộc trong một bài văn nghị luận: khẳng định vấn đề, rút ra bài học và phương hướng hành động thiết thực.4.Giá trị nghệ thuậta.Lập luận chặt chẽ, logic -Bố cục rõ ràng, mạch lạc -Ở mỗi phần có phân tích , đánh giáb.Hình ảnh, ngôn từ trong sángc.Kết hợp biểu cảm trong văn nghị luận *Tác dụng: -Đánh giá, tổng kết được các giá trị cơ bản trong cuộc đời và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu một cách đầy đủ, toàn diện. -Trực tiếp thể hiện thái độ trân trọng, cảm hứng ngợi ca. -Bài viết hấp dẫn, giàu sức thuyết phục.-Nội dung: Bài viết đã khẳng định được vẻ đẹp đáng trân trọng về con người và thơ văn NĐC; thể hiện cảm xúc, nhiệt huyết của tác giả, một con người gắn bó với Tổ quốc, nhân dân, biết trân trọng những giá trị truyền thống của dân tộc. -Nghệ thuật: Bài viết là 1 áng văn nghị luận tiêu biểu với bố cục chặt chẽ, văn phong trong sáng, giàu cảm xúc.II. Tổng kết

Bạn đang đọc nội dung bài viết Giáo Án Ngữ Văn 12 Nâng Cao Tiết 9, 10: Nguyễn Đình Chiểu, Ngôi Sao Sáng Trong Văn Nghệ Của Dân Tộc trên website Techcombanktower.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!