Đề Xuất 3/2023 # Giáo Án Ngữ Văn 11: Vội Vàng # Top 5 Like | Techcombanktower.com

Đề Xuất 3/2023 # Giáo Án Ngữ Văn 11: Vội Vàng # Top 5 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Giáo Án Ngữ Văn 11: Vội Vàng mới nhất trên website Techcombanktower.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Xuân Diệu I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC : – Cảm nhận được niềm khao khát sống mãnh liệt , sống hết mình , và quan niệm về thời gian , tuổi trẻ và hp của XD được thể hiện qua bài thơ . – Thấy được sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa mạch cảm xúc mãnh liệt dồi dào , và mạch lí luận chặt chẽ , cùng với những sáng tạo độc đáo về nt của nhà thơ . II/ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP : Gợi mở , phân tích , đàm thoại , III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP : 1/ Oån định lớp : 2/ Kiểm tra bài cũ : 3/ Bài mới : Trong bài học hôm nay , chung ta sẽ được làm quen với một nhà thơ được coi là nhà thơ “mới nhất trong các nhà mơi” , từ dùng của Hoài Thanh , một hà thơ luôn khát khao với cuộc sống cuồng nhiệt , và luôn lo sợ trước sự trôi đi nhanh chóng của thời gian . Đó chính là nhà thơ XD với một tác phẩm rất nổi tiếng có tiêu đề “Vội Vàng” . Gọi hs đọc tiểu dẫn . Em hãy tóm tắt những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp thơ văn của XD . Sau Cách Mạng tháng tám năm 1945 thơ XD có đặc điểm gì nổi bật ? Bài thơ là một dòng cảm xúc mãnh liệt , dào dạt tuôn trào , nhưng vẫn theo mạch luân lí có bố cục chặt chẽ . Theo em bài thơ nên chia làm mấy đoạn ? Giáo viên gọi một hs đọc 4 câu đầu và cho biết suy nghĩ của mình về bốn câu thơ đó . Em có cảm nhận ntn về những câu thơ tiếp theo? XD là người ntn ?điều đó có ảnh hưởng gì đến giọng thơ đoạn hai không ? Gợi ý : Là con người thiết tha về cuộc sống trần thế , cảm nhận được sự trôi đi nhanh chóng của thời gian , ý thức được sự ngắn ngủi của đời người . Cho nên giọng thơ ở đoạn hai đã thể hiện sự biến đổi , không còn mềm mại mượt mà , mà trở nên hờn giận rồi trở nên u hoài , u uất . Theo XD mỗi khoảng khắc trôi đi là một sự mất mát chia lìa , điều này được tác giả thể hiện rất rõ trong bài .Em hãy lấy những dẫn chứng tiêu biểu trong bài để minh chứng cho điều đó . Các cảm nhận về thời gian của XD xuất phát từ đâu? Đây là đoạn thơ đã bộc lộ lòng yêu đời cuồng nhiệt , khiến nhà thơ phải hối hả vội vàng đến với cuộc sống . Em hãy tìm những hình ảnh ngôn từ , nhịp điệu tiêu biểu để chứng minh điều đó . Em có nhận xét gì về đoạn thơ trên? I/Đọc hiểu tiểu dẫn : 1/ Tác giả : -Xuân Diệu ( 1916- 1985 ) -Tên khai sinh : Ngô Xuân Diệu , bút danh khác : Trảo Nha -Quê cha ở Hà Tĩnh , quê mẹ ở Bình Định , Xuâân Diệu lớn lên ở Qui Nhơn . – Trước c/mg t8 XD là nhà thơ mới , “mới nhất trong các nhà thơ mới” -Với một quan niệm sống mới mẻ cùng với một sự cách tân nghệ thuật đầy sáng tạo . Ông là một nhà thơ của mùa xuân , t/y tuổi trẻ , với một giọng thơ sôi nổi đắm say , yêu đời thắm thiết. – Sau c/mg t8 thơ XD hướng vào mạnh vào thực tế đời sống , giàu tính thời sự . – XD từng là uy viên ban chấp hành hội nhà văn VN các khoá I, II, III , là viện sĩ thông tấn viện hàn lâm nt cộng hoà dân chủ Đức . XD được nhà nước truy tặng giải thưởng HCM về vhnt năm 1996 , ông cũng là người được mệnh danh là ông hoàng thơ tình của VN . 2/ Xuất xứ tác phẩm : Bài thơ Vội Vàng được in trong tập Thơ Thơ xuất bản năm 1938 . II / Tìm hiểu văn bản : 1/ Bố cục : Bài thơ là một dòng cảm xúc mãnh liệt tuôn trào , có bố cục chặt chẽ ,có thể chia làm ba đoạn . -Đoạn 1 : 13 câu đầu :Bộc lộ tình yêu cuộc sống trần thế thiết tha . -Đoạn 2 : câu 14-29 : thể hiện sự băn khoăn trước sự ngắn ngủi của đời người , va sự trôi đi nhanh chóng của thời gian . – Đoạn 3 : câu30 – hết :thái độ cuống quýt , vội vàng để tận hưởng phút giây tuổi xuân của mình giữa mùa xuân của cuộc đời , của vũ trụ . 2 / Phân tích : a/ Lòng yêu đời , yêu c/s cuồng nhiệt : -Bốn câu thơ đầu diễn tả một ước muốn thật phi lí , trái qui luật tự nhiên , bởi nhà thơ muốn giữ mãi hương vị nồng nàn của sự sống . -Những câu tiếp khắc hoạ cuộc sống that hưũ tình lung linh hương sắc , tất cả đều non tơ tươi tắn . – Điệp từ “này đây “ diễn tả những nét đẹp của cuộc sốn đang ngồn ngộn phơi bày , quyến rũ , diễn tả một cuộc sống tươi đẹp khơi gợi những khát khao của con người . b/ Những băn khoăn về sự ngắn ngủi của đời người , trước sự trôi đi nhanh chóng của thời gian .( tâm trạng phấp phỏng thời gian “) – Với hai câu thơ : “Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già .” + Hai câu thơ trên tác gải đã sử dụng biện pháp nt đối lập : ðkhảng định sự đồng nhất giữa mùa xuân và cuộc đời con người nói chung , mùa xuân trôi đi thì cuộc đời con người cũng chấm hết . “ Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất “ -Thời gian lấy mất mùa xuân , cũng có nghĩa là lấy đi tuổi trẻ của nhà thơ Đây là nỗi lo lắng nhất của XD , bởi ông luôn lo sợ thời gian trôi đi thì tuổi trẻ cũng không còn . “lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật , Không cho daì thời trẻ của nhân gian Nói làm chi rằng xuân tuần hoàn Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại “ L àm sao cuộc đời con người lại có hai lần “tuổi trẻ” , và khi thời gian đã trôi nhanh thì liệu tuổi trẻ có còn ? Như vậy , “ xuân vẫn tuần hoàn” thì c/s con người còn ý nghĩa gì khi tuổi trẻ đã hết Nếu không còn tuổi trẻ thì c/s con người cũng chẳng còn : “Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi , Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời Mùi tháng năm đều rướm vị chia phôi Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt “ Qua c ái nhìn độc đáo của XD , mỗi khoảnh khắc trôi qua lại có một sự mất mát chia lìa : Mùi .biệt “ . Mỗi sự vật trong vũ trụ đang từng giây , từng phút ngậm ngùi chia li , tiễn biệt một phần đời của mình : Con gió xinh thì thào trong lá biếc Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi ? Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa . Cách cảm nhận về thời gian như vậy , xét đến cùng là do sự thức tỉnh sâu sắc về cái tôi cá nhân , về sự tồn tại có ý nghĩa của mỗi cá nhân trên đời , nâng nui trân trọng từng giây , từng phút của cuộc đòi , nhất là năm tháng của tuổi trẻ c/ Quan niệm sống vội vàng gấp gáp , để tận hưởng vẻ đẹp của thiên nhiên chóng tàn phai , p/h của tuổi trẻ khộng lặp lại . -Hình ảnh : tươi mới đầy sức sống : Sự sống mơn mởn ; mây đưa gió lượn ; cánh bướm với tình yêu ; cái hôn nhiều , non ước cỏ cây ; mùi thơm , ánh sáng , thanh sắc ; xuân hồng . -Ngôn từ : động từ mạnh , tăng tiến dần : + ôm , riết , say , thâu , chếnh choáng , đã đầy , no nê, cắn . -Nhịp điệu : dồn dập , sôi nổi , hối hả, cuồng nhiệt :được tạo nên bởi những câu dài ngắn xen kẽ , vối nhiều động từ có tác dụng tạo nhịp điệu và ngắt nhịp nhanh , mạnh : “ta” :lặp lại 5 lần ; và “3lần”; “cho” 3 lần . Đoạn thơ này rất tiêu biểu cho sự cách tân nghệ thuật của Xuân Diệu trong thơ mới . III/ Ghi nhớ sgk

Giáo Án Ngữ Văn 11 Tiết 79+ 80: Vội Vàng (Xuân Diệu)

A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: giúp học sinh :

1. Cảm nhận được lòng ham sống đến đam mê của nhà thơ được thể hiện qua 1 bút pháp táo bạo, tinh tế, 1 cảm xúc sôi nổi, mãnh liệt .

2. Bồi dưỡng lòng yêu cuộc sống, ham sống, cống hiến cho cuộc sống.

B.CÁC BƯỚC LÊN LỚP:

ổn định tổ chức: sĩ số

Kiểm tra bài cũ: Từ “Ngông” trong (Hầu trời) nghĩa là gì?

Ngày soạn: 08/01/2009 vội vàng A. MụC đích yêu cầu: giúp học sinh : 1. Cảm nhận được lòng ham sống đến đam mê của nhà thơ được thể hiện qua 1 bút pháp táo bạo, tinh tế, 1 cảm xúc sôi nổi, mãnh liệt . 2. Bồi dưỡng lòng yêu cuộc sống, ham sống, cống hiến cho cuộc sống. B.Các bước lên lớp: ổn định tổ chức: sĩ số Kiểm tra bài cũ: Từ "Ngông" trong (Hầu trời) nghĩa là gì? Bài mới: Hoạt động của T-H Nội Dung Học sinh đọc tiểu dẫn tìm hiểu vài nét về tác giả ? Quê cha, mẹ, con vợ lẽ, điều này tác động đến tình cảm của tác giả như thế nào ? -Học sinh kể tên các tác phẩm của XDiệu: - Qua tìm hiểu SGK, em hãy nêu xuất xứ của bài thơ? Kết cấu : Đọc nhan đề bài thơ gợi cho em suy nghĩ điều gì? Cuộc sống đẹp đẽ được diễn tả qua hình ảnh nào ? -Em nhận xét gì về những hình ảnh này? Gợi khung cảnh thiên nhiên và cuộc sống như thế nào ? -Cảm xúc của nhà thơ như thế nào trước cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp của mùa xuân như vậy? - Trước cảm xúc đó nhà thơ có ý tưởng, khát vọng táo bạo như thế nào ? - Từ ý tưởng và khát vọng đó, nhà thơ đã thể hiện quan niệm về cuộc sống như thế nào ? -Em cảm nhận và nhận xét như thế nào về những hình ảnh thơ này? - Theo XD chuẩn mực của cái đẹp là gì? Em nhận xét gì về quan niệm này? - Trước những cảm nhận về mùa xuân đang tới, nhà thơ đã có những suy nghĩ như thế nào ? - Em nhận xét gì về những triết lí này của XD? - Với hành loạt những hình ảnh như vậy, gợi cho em cảm nhận điều gì về thời gian? - Với XD thời gian có hoà đồng với con người không? -Từ những triết lí như vậy, nhà thơ đã thể hiện tâm trạng ntn?Khát vọng như thế nào ? - Em suy nghĩ và nhận xét ntn về những khát khao tận hưởng cuộc sông của XD? - Từ những khát khao đó, em thấy XD là người có quan niệm sống ntn? -Em cảm nhận và nhận xét ntn sau khi học xong bài thơ? Cách cảm nhận, cách sống của XD? I - tìm hiểu chung 1. Tác giả : . Tiểu sử: Tên đầy đủ Ngô Xuân Diệu sinh 1916 - mất 1985. -Quê cha Can Lộc - Hà Tĩnh. -Quê mẹ: Bình Định (Biển Quy Nhơn). Thủa nhỏ học chữ nho, chữ quốc ngữ ở Quy Nhơn, trường Bưởi (Hà Nội) trường Khải Định (Huế). Năm 1940 đỗ tham tá - làm ở ti thương chính ở Mỹ Tho, sau đó ra Hà Nội viết văn. - Sau cách mạng hoạt động văn nghệ phục vụ kháng chiến. - 1948 được bầu làm uỷ viên BCH hội nhà văn Việt Nam, viện hàn lâm nghệ thuật nước CHDC Đức bầu ông làm viện sỹ thông tấn năm 1983. Con người: -Cần cù kiên nhẫn trong học tập, rèn luyện tài năng. -Tâm hồn nồng nàn khao khát tình thương sự cảm thông. -Là sự kết hợp hài hoà giữa cổ điển và hiện đại : +Lòng yêu thiên nhiên. +Cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên bằng một cặp mắt xanh non, trần thế . *Trước cách mạng tháng 8 năm 1945. - Thơ Xuân Diệu thể hiện một tâm hôn yêu đời thiết tha với cuộc sống: biết hưởng thụ, thèm hưởng thụ niềm vui, cái đẹp của cuộc sống. *Sau cách mạng tháng 8. - Xuân Diệu đón nhận cuộc sống với tất cả sự chân thành với niềm vui sướng ấm áp tin yêu. Tôi cùng xương thịt với nhân dân tôi. Cùng đổ mồ hôi cùng sôi giọt máu. -Tác phẩm : SGK. 2. văn bản : * Xuất xứ: Rút từ tập thơ thơ - xuất bản năm 1938 * Vị trí: Là tiếng nói mới mẻ của một quan niệm sống đầy chất nhân sinh. -Vội vàng: Ham sống, sống hết mình để tận hưởng những gì đẹp đẽ nhất của cuộc sống. III - Đọc hiểu văn bản 1. Thiên đường trên mặt đất : * Thiên nhiên và cuộc sống : Của ong bướm, tuần tháng mật . Hoa của đồng xanh rì .. Lá của cành tơ........ - Một hệ thống những hình ảnh tươi mới hấp dẫn tràn trề nhựa sống. - Cặp mắt xanh non của tác giả khi cảm nhận cuộc sống. - Lặp "của" - thể hiện sự ý thức về quyền sở hữu vẻ đẹp của thiên nhiên. - Nhà thơ phát hiện một thiên đường trên mặt đất: đó là những cảnh sắc của trần gian vào mùa xuân thắm tươi đó là hoa thơm trái ngọt tràn trề nhựa sống như một khu vườn gợi cảm , gợi tình. Có thể nói đó chính là biểu tượng cuộc sống tươi đẹp. *Con người tuổi trẻ : "...... ánh sáng chớp hàng mi. Tháng giêng ngon như một cặp môi gần.'' - Hình ảnh đầy sức gợi cảm với những so sánh táo bạo. 2. Tâm trạng sống vội vàng. "Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua. Xuân non nghĩa là xuân già Còn trời đất chẳng còn tôi mãi Lòng tôi rộng .trời cứ chật'' - Sử dụng hình ảnh táo bạo kết hợp điệp từ và thủ pháp đối -Xuân Diệu quan niệm dòng thời gian luôn vận động, tuổi xuân sẽ mất, hạnh phúc sẽ vượt khỏi tầm tay, mà đời người thì quá ngắn ngủi thiên nhiên vì thế dường như bị triệt tiêu cái chất tự nhiên vô tư của nó. -Vì vậy nhà thơ bầy tỏ tâm trạng hốt hoảng, lo âu, hãi hùng, u uất. Mxuân là đẹp nhất, đầy sức sống HP, TY nhưng mùa xuân " Tôi muốn tắt nắng buộc gió'' - Ta muốn : +Ôm cả sự sống +Riết say thâu trong một cái hôn nhiều. III - Kết luận Vội vàng là bài thơ rất Xuân Diệu: Hình ảnh thơ táo bạo, cặp mắt xanh non hơi thở nồng nàn và một trái tim sôi nổi yêu đời mãnh liệt - góp phần xây dựng lòng yêu cuộc sống. - Củng cố. - Khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp của mùa xuân. Cách cảm nhận thiên đường trên mặt đất của XD: Mới lạ, độc đáo, hình ảnh thơ táo bạo. - Sự khát khao được giao cảm với thiên nhiên, con người. Khát vọng được dâng hiến, sống hết mình cho cuộc sống. - Một trái tim sôi nổi, yêu đời mãnh liệt, nghiêm túc, ý thức rõ về trách nhiện của tuổi trẻ, của con người trước cuộc sống của XD. - Hướng dẫn học bài. - Học thuộc lòng bài thơ, cảm nhận sự yêu đời đến mãnh liệt, thái độ cuống quýt, vội vàng của XD trước cuộc sống, trước thời gian đang trôi; Tìm những hình ảnh thơ thể hiện tấm lòng, thái độ, tâm trạng của XD, thể hiện tài năng của XD. -Rút kinh nghiệm:

Soạn Bài Vội Vàng Sbt Ngữ Văn Lớp 11 Tập 2

Giải câu 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 14 SBT Ngữ văn lớp 11 tập 2. Suy nghĩ của anh (chị) về nhận xét sau : ” Vội vàng của Xuân Diệu có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa mạch cảm xúc và mạch luận lí”.

1. Qua cách nhìn của Xuân Diệu trong bài thiên nhiên và sự sống quanh ta hiện ra như thế nào ? Những hình ảnh nào đã dệt nên bức tranh thiên nhiên và sự sống đó ? Hãy chỉ ra tính chất chung của những hình ảnh ấy.

Trả lời: Bài tập này có ba yêu cầu:

a) Thấy được thiên nhiên và sự sống quanh ta, qua cách nhìn của Xuân Diệu, hiện ra như thế nào.

b) Chỉ ra những hình ảnh nào đã dệt nên bức tranh thiên nhiên và sự sống đó.

c) Nêu tính chất chung của những hình ảnh ấy.

– Với yêu cầu a, cần đọc kĩ đoạn đầu của bài thơ để thấy được : Qua cách nhìn của Xuân Diệu, thiên nhiên và sự sống quanh ta thật tươi đẹp, rộn rã âm thanh, rực rỡ sắc màu. Nhà thơ đã phát hiện ra vẻ đẹp kì diệu của thiên nhiên và thổi vào đó một tình yêu rạo rực, đắm say, ngây ngất. Có thể nói, Xuân Diệu đã phát hiện ra có một thiện đường ngay trên mặt đất này, khống xa lạ mà rất đỗi quen thuộc, ở ngay trong tầm tay với của mỗi chúng ta.

– Với yêu cầu b, cần nhận ra : Những hình ảnh đồng nội xanh rì, cành tơ phơ phất, ánh sáng chóp hàng mi, cặp môi gần,… đã dệt nên bức tranh thiên nhiên và sự sống tươi đẹp đó.

– Với yêu cầu c, cần thấy, nét chung của những hình ảnh nói trên là đẹp, tươi, tràn trề sức trẻ và đầy quyến rũ.

Đâu là nét mới mẻ trong quan niệm về thời gian, quan niệm sống của Xuân Diệu được thể hiện trong bài thơ này ? Quan niệm sống đó có tích cực không ?

Bài tập này có ba yêu cầu :

a) Chỉ ra được nét mới mẻ trong quan niệm về thòi gian của Xuân Diệu.

b) Hiểu được nét mới trong quan niệm sống của nhà thơ.

c) Nhận xét quan niệm sống đó của Xuân Diệu có tích cực không.

– Với yêu cầu a, cần thấy : Xuân Diệu quan niệm thời gian không phải là tuần hoàn mà là tuyến tính, một đi không bao giờ trở lại. Thời gian trôi chảy rất nhanh, và theo cái đà trôi đó, cả thiên nhiên và sự sống của con người đều không thể tránh khỏi viễn cảnh héo úa, tàn phai. Thời gian thật là khắc nghiệt, đời người có hạn, tuổi xuân ngắn ngủi. Nhà thơ đã nhìn thời gian qua lăng kính của một “cái tôi” cá nhân yêu đời, ham sống Với Xuân Diệu, thòi gian đời người không đồng nhất với thời gian vũ trụ. Vũ trụ có thể tồn tại vĩnh viễn, mùa xuân có thể tuần hoàn, nhưng “tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại”.

– Với yêu cầu b, cần thấy, đối với Xuân Diệu, thế giới này đẹp nhất, mê hồn nhất là vì có con người giữa tuổi trẻ và tình yêu. Phải biết yêu cuộc sống hiện tại, cuộc đời nơi trần thế. Phải biết nâng niu, quý trọng từng giây, từng phút của tuổi trẻ và tình yêu ; phải chủ động chạy đua với thời gian để chiến thắng nó.

– Với yêu cầu c, cần hiểu rằng, quan niệm sống nói trên của Xuân Diệu một thời đã từng bị phê phán. Giờ đây, cần thấy quan niệm sống của ông là tích cực, thấm đẫm tinh thần nhân văn.

3. Suy nghĩ của anh (chị) về nhận xét sau : ” của Xuân Diệu có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa mạch cảm xúc và mạch luận lí”.

Để làm được bài tập này, cần tập trung làm rõ một số ý sau :

– Giải thích nhận xét trong đề bài :

+ Mạch cảm xúc : là sự tiếp nối những trạng thái tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình trong suốt bài thơ : ước muốn, khát khao cháy bỏng (khổ thơ đầu) ; say mê, ngây ngất (khổ thơ thứ hai) ; buồn, sợ hãi, tiếc nuối (khổ thơ thứ ba) ; hăm hở, vội vàng, cuống quýt (khổ thơ cuối).

+ Mạch luận lí : sự liên kết, móc nối về ý trong việc thể hiện, bày tỏ quan niệm của nhà thơ : sống mãnh liệt, hết mình, chói sáng.

+ Sự kết họp nhuần nhuyễn: là sự hoà quyện tự nhiên, hài hoà, lôgíc và hiệu quả giữa dòng chảy của những tình cảm, cảm xúc, trạng thái tâm hồn Xuân Diệu với những lí giải của ông về triết lí sống “vội vàng”.

– Phân tích :

+ Khát khao níu giữ thời gian, hương sắc, vẻ đẹp của cuộc sống.

+ Nhận thấy quy luật tất yếu của thời gian là sự chảy trôi không bao giờ trở lại kéo theo sự phôi pha của cảnh vật theo thời gian.

+ Giải pháp dung hoà giữa ước muốn níu giữ thời gian, hương sắc của cuộc sống với sự không trở lại của thời gian : cuộc sống đầy quyến rũ, lôi cuốn mà đời người lại ngắn ngủi, dòng thời gian vẫn chảy trôi không dừng lại, cho nên con người phải chọn cách sống nhanh, sống sôi nổi, nhiệt tình, sống có ý nghĩa.

– Vội vàng là bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ Xuân Diệu, thể hiện được quan niệm sống, quan niệm thẩm mĩ, khát khao, ý thức sống của nhà thơ, đồng thời cho thấy sự kết họp nhuần nhuỵ giữa mạch cảm xúc mãnh liệt, dồi dào và mạch luận lí chặt chẽ cùng với những sáng tạo độc đáo của nhà thơ về nghệ thuật.

(Vũ Thị Hồng Thắm soạn)

Nét đặc thù về nhịp điệu của bài thơ ? Tác giả sử dụng những thủ pháp nào để tạo ra nhịp điệu ấy ?

Bài tập này có hai yêu cầu :

a) Nhận ra nét đặc thù về nhịp điệu của bài thơ.

b) Hiểu được nhà thơ đã sử dụng những thủ pháp nghệ thuật nào để tạo ra nhịp điệu ấy.

– Với yêu cầu a, cần thấy nét riêng về nhịp điệu của bài thơ là nhanh, vội vã, gấp gáp. Đó chính là nhịp điệu của cuộc sống vội vàng.

– Với yêu cầu b, cần phải thấy, tác giả đã dùng nhiều thủ pháp để tạo nên nhịp điệu ấy : thể thơ biến đổi một cách linh hoạt; hình thức điệp từ, điệp ngữ, điệp cú pháp ; sử dụng linh hoạt, xen kẽ các kiểu câu miêu tả, cảm thán, nghi vấn ; nhịp ngắt trong từng câu thơ luôn thay đổi phù họp với cảm xúc, tâm trạng.

5. Ngoài những câu thơ trong bài này, anh (chị) còn biết những câu thơ nào của Xuân Diệu nói về quan niệm sống “vội vàng” ?

Bài tập này yêu cầu anh (chị) tìm những câu thơ trong các bài thơ khác nói về quan niệm sống “Vội vàng” của Xuân Diệu. Có thể đọc các bài thơ của Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám để tìm ra những câu thơ đó.

Đặc sắc đó thể hiện rõ nhất ở bài Vội vàng.

Mở đầu bài thơ, Xuân Diệu diễn tả các ý muốn có vẻ kì lạ và ngông cuồng :

Tôi muốn tắt nắng đi

Cho màu đừng nhạt mất,

Tôi muốn buộc gió lại

Cho hương đừng bay đi.

Đó là hương và mầm của mùa xuân. Những câu thơ tiếp theo là những câu tả mùa xuân. Trước Xuân Diệu chưa có nhà thơ nào tả mùa xuân như vậy. Ý nói, lời nói về cảnh sắc và âm thanh của mùa xuân. Chú ý vị trí và cách sử dụng các từ ngữ : của, này đây,… :

Của ong bướm này đây tuần tháng mật ;

Này đây hoa của đồng nội xanh rì ,

Này đây lá của cành tơ phơ phất ;

Của yến anh này đây khúc tình si ;

Có lẽ mới nhất là mấy câu thơ sau đây :

Và này đây ánh sáng chớp hàng mi,

Mỗi buổi sớm, thần Vui hằng gõ cửa ,

Tháng giêng ngon như một cặp môi gần ;

Tà áo mới cũng say mùi gió nước

Rặng mi dài xao động ánh dương vui.

(Xuân đầu)

Trong đoạn thơ trên, cảm hứng và tư tưởng chính của bài thơ tập trung ở câu thơ đặc biệt này :

Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.

Trước Xuân Diệu không lâu, Thế Lữ có bài thơ Khúc ca hoài xuân (Tiếc mùa xuân) mà khổ thơ đầu tả mùa hạ :

Tiếng ve ran trong bóng cây râm mát,

Giọng chim khuyên ca ánh sáng mặt trời.

Gió nắng reo trên hồ sen rào rạt.

Mùa xuân còn, hết ? Khách đa tình ơi !

Xuân Diệu nói ngược, nói khác với bài thơ của Thế Lữ và nhà thơ giải thích :

Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua,

Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,

Xuân tàn, hạ tới, thu hết, đông sang, xưa nay thơ đã nói nhiều ý đó. Thế Lữ cũng chưa nói khác, dù lời thơ mới mẻ, phong phú, sôi động hơn. Song đến Xuân Diệu mói thấy được “phép biện chứng” của mùa xuân : cùng một lúc nhà thơ thấy xuân đương tới và xuân đương qua, xuân còn non và xuân sẽ già.

Cảm hứng về thời gian của Xuân Diệu mới mẻ đã đổi khác, “hiện đại” hơn.

Cảm hứng về thời gian đó dẫn đến cảm hứng về cuộc đời. Nhiều nhà thơ trước đây đều đã thấy sự ngắn ngủi của đời người. Cái mới của Xuân Diệu là còn thấy sự ngắn ngủi của tuổi trẻ :

Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật,

Không cho dài thời trẻ của nhân gian…

Từ đó, nhà thơ tiếc mùa xuân, tuổi trẻ ngay đang giữa mùa xuân, tuổi trẻ :

Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn,

Nếu tuổi trẻ chảng hai lần thắm lại.

Tiếc mùa xuân, tiếc tuổi trẻ cũng ỉà tiếc sự sống, tiếc cuộc sống. Đó tức cũng là lòng yêu đời, lòng ham sống. Xuân Diệu diễn tả rất sâu, rất hay, rất mãnh liệt và thiết tha tình cảm đó bằng những âm thanh, màu sắc, hình thể của mùa xuân :

Cơn gió xinh thì thào trong lá biếc,

Phải chàng hờn vì nỗi phải bay đi?

Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi,

Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa?

Đó là những câu thơ rất trẻ, rất đẹp, thể hiện cao độ tình yêu đời, ham sống của nhà thơ. Nhà thơ còn dùng hình tượng : đất trời, năm tháng, núi sông để làm cho ý thơ thêm rộng lớn :

Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi,

Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời ;

Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi,

Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt…

Bước đi của thời gian tuy âm thầm mà mãnh liệt không gì ngăn được ! Trước và sau Xuân Diệu, chưa ai diễn tả được cảm hứng này như Xuân Diệu.

Cảm nhận về thòi gian, về mùa xuân, về tuổi trẻ, về cuộc đời như trên dẫn nhà thơ đến một thái độ sống đặc biệt. Đó là sự “vội vàng” :

Mau đi thôi ! Mùa chưa ngả chiều hôm,

Ta muốn ôm

Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn,

– Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi !

Lại những câu thơ vừa cực tả vẻ đẹp, sức sống của mùa xuân, vừa cực tả lòng yêu đời, ham sống đến cuồng nhiệt, say mê của nhà thơ. Để diễn tả những điều đó, nhà thơ dùng những từ ngữ, hình tượng thiên về cảm giác và hành động : ta muốn ôm, ta muốn riết, ta muốn say, ta muốn thầu trong một cái hôn nhiều, cho chếnh choáng, cho đã đầy, cho no /zể,.. Ể và cuối cùng : ta muốn cắn… Tuy vậy, cần thấy rằng nhà thơ rất biết giới hạn niềm say mê nồng nhiệt của mình, không để rơi vào sự rồ dại, thác loạn.

Đúng như lời Hoài Thanh nhận xét : “Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng, sống cuống quýt, muốn tận hưởng cuộc đời ngắn ngủi của ‘ mình. Khi vui cũng như khi buồn, người đều nồng nàn tha thiết.” ễ Thơ Xuân Diệu sọng động như chính sự sống. Qua thơ Xuân Diệu, ta cũng thấy rõ sức sống của tiếng nói Việt Nam, câu thơ Việt Nam, có thể diễn tả được mọi cung bậc của cuộc đời, mọi trạng thái tình cảm của con người, từ tĩnh lặng nhất đến sôi nổi nhất ể

(Theo Trần Thanh Đạm, Làm văn (sách chỉnh lí hợp nhất năm 2000), NXB Giáo dục)

chúng tôi

Bài tiếp theo

Soạn Văn 11 Ngắn Nhất Bài: Vội Vàng

Câu 1: Bài thơ có thể chia làm mấy đoạn? Nêu ý chính của từng đoạn.

Câu 2: Xuân Diệu Cảm nhận về thời gian như thế nào? Vì sao nhà thơ có tâm trạng vội vàng, cuống quýt trước sự thay đổi nhanh chóng của thời gian?

Câu 3: Hình ảnh thiên nhiên, sự sống quen thuộc được tác giả cảm nhận và diễn tả như thế nào? Hãy chỉ ra những nét mới trong quan niệm của Xuân Diệu về cuộc sống, tuổi trẻ và hạnh phúc.

Câu 4: Hãy nhận xét về đặc điểm của hình ảnh, ngôn từ, nhịp điệu trong đoạn thơ cuối của bài thơ. Nhà thơ đã sáng tạo được hình ảnh nào mà anh (chị) cho là mới mẻ, độc đáo nhất?

Luyện tập

Câu 1: Trong “Nhà văn hiện đại”, nhà phê bình, nghiên cứu văn học Vũ Ngọc Phan đã viết: “Với nguồn cảm hứng mới: yêu đương và tuổi xuân, dù lúc vui hay lúc buồn, Xuân Diệu cũng du thanh niên bằng giọng yêu đời thấm thía”.

Qua phân tích bài thơ Vội vàng anh (chị) hãy làm sáng tỏ nhận định trên.

Câu 2: Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật trong Vội vàng của Xuân Diệu

Câu 3: Tâm thế sống của Xuân Diệu qua bài thơ “Vội vàng”

Câu 1: Bài thơ có thể chia làm 3 đoạn:

Đoạn 1 (13 câu đầu): tình yêu tha thiết đối với cuộc sống.

Đoạn 2 (câu 14 – 29): tâm trạng băn khoăn của tác giả trước giới hạn của cuộc đời.

Đoạn 3 (đoạn còn lại): lời giục giã hối hả, cuồng nhiệt đến với cuộc sống.

Câu 2: Cảm nhận của Xuân Diệu về thời gian:

Thời gian gắn liền với mùa xuân và tuổi trẻ của một con người yêu cuộc sống thiết tha, say đắm

Nhà thơ có tâm trạng vội vàng, cuống quýt trước sự thay đổi nhanh chóng của thời gian vì:

Thời gian tuyến tính, thời gian trôi qua rất nhanh và như một dòng chảy xuyên suốt không bao giờ trở lại

Tác giả thể hiện tình yêu với mùa xuân, tuổi trẻ, cuộc đời

Tác giả yêu tha thiết cuộc sống này nên thời gian trôi qua nhanh làm tác giả vô cùng luyến tiếc.

Câu 3: Hình ảnh thiên nhiên, sự sống quen thuộc được cảm nhận:

Quan niệm hạnh phúc không ở đâu xa mà đó chính là hạnh phúc ở quanh ta.

Hạnh phúc khi được cảm nhận một bức tranh thiên nhiên đẹp của hoa lá đồng nội, của ong bướm, chim chóc.

Phải biết giữ lấy hạnh phúc, giữ lại những vẻ đẹp của cuộc sống cho mình bằng những ý tưởng thật táo bạo.

Nét mới trong quan niệm của Xuân Diệu về cuộc sống, tuổi trẻ và hạnh phúc:

Xuân Diệu yêu tuổi trẻ và biết quý tuổi trẻ, xem đó là khoảng thời gian đẹp và đáng sống nhất

Mùa xuân của đất trời còn có thể tuần hoàn, nhưng tuổi xuân của đời ng nếu đã trôi qua đi thì mất đi vĩnh viễn

Hãy nâng niu trân trọng từng giây phút của cuộc đời, nhất là những năm tháng của tuổi trẻ.

Câu 4: Trong đoạn thơ cuối này, hàng loạt hình ảnh tiếp tục làm nổi bật vẻ quyến rũ của sự sống đầy sắc hương nhưng không phải để tả mà chủ yếu để diễn đạt sự cuồng nhiệt, vội vàng tận hưởng của tác giả.

Hàng loạt động từ tăng dần mức độ sự vồ vập, đắm say: ôm, riết, say, thâu, chếnh choáng, đã đầy, no nê, cắn, Thủ pháp điệp được sử dụng đa dạng, Nét độc đáo về nghệ thuật của đoạn thơ đó là những làn sóng ngôn từ đan xen, cộng hưởng theo chiều tăng tiến đã diễn tả rất thành công khao khát mãnh liệt của tác giả.

Luyện tập

Câu 1: “Với nguồn cảm hứng mới: yêu đương và tuổi xuân, dù lúc vui hay lúc buồn, Xuân Diệu cũng du thanh niên bằng giọng yêu đời thấm thía”

Câu nói của Vũ Ngọc Phan là một nhận định chung, mang tính khái quát về Xuân Diệu và thơ Xuân Diệu. Nhận định đó có hai ý:

Thơ Xuân Diệu có hai nguồn cảm hứng mới: yêu đương và tuổi xuân.

Dù lúc vui hay lúc buồn, Xuân Diệu cũng ru thanh niên bằng giọng yêu đời thấm thía

Lời giục giã thế hệ trẻ sống vội vàng, sống cuống quít để hưởng thụ hết những gì đẹp đẽ nhất của cuộc đời

Thế hiện lòng ham sống mãnh liệt của cái tôi Xuân Diệu rất hiện đại cùng với một quan niệm sống mới mẻ về thời gian, tuổi trẻ và hạnh phúc

Khao khát sống mãnh liệt và một tâm thế chủ động, sẵn sàng hưởng thụ, sẵn sàn đến với hạnh phúc của mình

Giá trị nghệ thuật:

Cách liên tưởng, so sánh mới lạ với những hình ảnh thơ độc đáo, giàu sức gợi cảm, gợi hình

Thủ pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

Một loạt những hình ảnh nhân hóa, biện pháp điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc và các động từ mạnh đã tạo ra nhịp điệu cuống quít, hối hả, rộn rã

Câu 3: Tâm thế sống của Xuân Diệu qua bài thơ “Vội vàng”

Bài viết tham khảo

Hồn thơ Xuân Diệu là nguồn sống dào dạt chưa từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ này. Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng, sống cuống quýt. Khi vui cũng như khi buồn, người đều nồng nàn tha thiết”. Những lời bình phẩm sâu sắc ấy của Hoài Thanh dành cho Xuân Diệu có lẽ đã đủ nói về một nhà thơ “mới nhất trong các nhà thơ mới” – một hồn thơ lúc nào cũng “thiết tha, rạo rực, băn khoăn”. Xuân Diệu là một cây bút có sức sáng tạo mãnh liệt, dồi dào và bền bỉ trong nền văn học Việt Nam. Ông đã đem đến cho thơ ca đương thời một sức sống mới, một nguồn cảm xúc mới cùng với những cách tân nghệ thuật đầy sáng tạo. Trong số những bài thơ làm nên tên tuổi của ông hoàng thơ Mới này thì “Vội vàng” được xem là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất thể hiện cá tôi cá nhân và quan điểm sống đầy mới mẻ của nhà thơ.

Bài thơ là dòng cảm xúc mãnh liệt, dào dạt tuôn trào nhưng vẫn theo mạch lập luận, bố cục vô cùng chặt chẽ. Qua từng khổ thơ, tác giả đã bộc lộ một niềm khao khát sống mãnh liệt và quan niệm vô cùng độc đáo về thời gian và tuổi trẻ.

Ngay từ khổ thơ đầu tiên, Xuân Diệu đã thể hiện một tình yêu cuộc sống nồng nhiệt và thiết tha. Điệp từ “tôi muốn” kết hợp cùng các động từ mạnh bộc lộ mong muốn, khát vọng mãnh liệt của tác giả: điều khiển tự nhiên. Đây là ước muốn táo bạo và phi thực tế, bởi từ xưa đến nay, nào ai có thể chi phối sự vận hành của thiên nhiên vạn vật, nào ai có thể níu giữ dòng chảy thời gian? Tuy nhiên, Xuân Diệu vẫn can đảm nói lên khát vọng muốn “tắt nắng”, “buộc gió”, bởi ông hiểu được, sắc thắm nào rồi cũng nhạt, hương nồng nào rồi cũng phai, mùa xuân và tuổi trẻ chẳng thể dừng lại mãi. Xuân Diệu yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống thiết tha nên luôn muốn níu kéo thời gian ở lại.

Sang khổ thơ thứ hai, tác giả vẽ nên một bức tranh thiên đường nơi trần thế. Hình ảnh thiên nhiên vạn vật quen thuộc qua cái nhìn độc đáo của nhà thơ trở nên thật mới lạ và hấp dẫn. Hai chữ “Này đây” được nhắc đến nhiều lần không gợi sự thừa thãi trong câu chữ mà tô đậm không gian và thời gian thơ. Xuân Diệu khẳng định, nơi đẹp đẽ nhất không ở đâu xa xôi mà chính là cuộc đời trần thế. Nơi đây có ong bướm dập dìu, yến anh tình tự và sắc xanh đồng nội. Nơi đây còn có âm thanh của khúc tình si, có ánh sáng ban mai trong trẻo.

Hình ảnh thiên nhiên và sự sống được Xuân Diệu vẽ lên vừa gần gũi, quen thuộc, vừa quyến rũ, đầy tình tứ. Nhà thơ đã phát hiện ra vẻ đẹp kì diệu của thiên nhiên và thổi vào đó một tình yêu rạo rực, say đắm. Có thể thấy, Xuân Diệu đã nhìn thiên nhiên vạn vật dưới lăng kính của tình yêu, qua đôi mắt của tuổi trẻ. Nhờ vậy, tất cả đều như ngập trong xuân tình ngọt ngào và đẹp đẽ.

Từ giọng điệu đắm say, rạo rực của khổ thơ thứ hai, sang khổ ba, giọng điệu chuyển sang bàng hoàng, lo lắng. Xuân Diệu trở nên hoài nghi, chán nản, hoảng hốt, lo lắng trước bước đi vùn vụt của thời gian. Mùa xuân tươi đẹp, rực rỡ nhưng mùa xuân cũng chính là dự cảm về bước đi vùn vụt của thời gian. Mùa xuân qua đi kéo theo tuổi trẻ và tình yêu, cái quý giá nhất của đời người. Bởi thiên nhiên tươi đẹp là vĩnh hằng còn đời người lại hữu hạn.

Tâm trạng đau khổ tuyệt vọng của thi nhân dường như bao trùm lên cả thiên nhiên khiến cảnh vật mất đi vẻ vô tư của nó, cũng buồn, cũng sợ hãi, cũng thảng thốt. Tất cả hiện vật, sự vật trên thế gian đều đượm nỗi buồn chia li, xa cách: núi sông buông lời than tiễn biệt, gió chim mang nỗi nợ phải bay đi,… Cảm nhận rất rõ được điều ấy, thi sĩ thốt lên trong sự tiếc nuối: “Chẳng bao giờ, ôi, chẳng bao giờ nữa…”, để rồi ngay sau đó là lời giục giã: “Mau đi thôi. Mùa chưa ngả chiều hôm”.

“Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!” là hình ảnh vô cùng mạnh mẽ, táo bạo. Ở đây, sự đam mê nồng nhiệt, đắm say dường như đã được đẩy lên đến cực điểm. Phải yêu cuộc sống đến mức nào, nhà thơ mới có thể thốt lên câu thơ đầy táo bạo và thiết tha như thế?

Có thể nói, “Vội vàng” là một thông điệp sống đầy ý nghĩa của một hồn thơ yêu đời nồng nhiệt: hãy sống mãnh liệt, sống hết mình, hãy quý trọng từng giây từng phút của cuộc đời mình, nhất là những năm tháng tuổi trẻ quý giá của đời người. Nó được gửi gắm qua những hình ảnh, ngôn ngữ thơ độc đáo, đầy sáng tạo cùng giọng điệu say mê, cuồng nhiệt, sôi nổi. Chính lòng yêu cuộc sống thiết tha, khát vọng sống mãnh liệt cùng nỗi sợ hãi, lo lắng trước cái hữu hạn của đời người đã khiến thi nhân phải sống vội vàng, sống cuống quýt. Nhưng đó là sống vội vàng một cách có ý thức, là sống một cách hết mình cho từng phút từng giây của cuộc đời, sao cho mỗi thời khắc trôi qua đều mang ý nghĩa, đều không phí phạm.

Câu 1: Bài thơ gồm có 3 đoạn lần lượt như sau: tình yêu tha thiết đối với cuộc sống (13 câu đầu); tâm trạng băn khoăn của tác giả trước giới hạn của cuộc đời (câu 14 – 29) và lời giục giã hối hả, cuồng nhiệt đến với cuộc sống (đoạn còn lại).

Câu 2: Cảm nhận về thời gian cùa Xuân Diệu được nói đến trong 11 câu mang ý vị triết lí nhân sinh sâu sắc. Cảm nhận về thời gian của thi nhân ở đây gắn liền với mùa xuân và tuổi trẻ của một con người yêu cuộc sống thiết tha, say đắm

Câu 3: Xuân Diệu quan niệm hạnh phúc không ở đâu xa mà đó chính là hạnh phúc ở quanh ta, là sự sống quen thuộc của trần thế. Hạnh phúc khi được cảm nhận một bức tranh thiên nhiên đẹp của hoa lá đồng nội, của ong bướm, chim chóc

Ở đây quan niệm của tác giả về cuộc sống, tuổi trẻ và hạnh phúc có nhiều điểm mới: nhà thơ đă có một cách sống vội vàng để tận hưởng hạnh phúc của tuổi trẻ, hãy nâng niu trân trọng từng giây phút của cuộc đời, nhất là những năm tháng của tuổi trẻ.

Câu 4: Nhận xét về đặc điểm của hình ảnh, ngôn từ, nhịp điệu trong đoạn thơ cuối của bài thơ:

Hàng loạt động từ tăng dần mức độ sự vồ vập, đắm say: ôm, riết, say, thâu, chếnh choáng, đã đầy, no nê, cắn

Thủ pháp điệp được sử dụng đa dạng: điệp cú pháp; điệp từ, ngữ; điệp cảm xúc theo lối tăng tiến

Những làn sóng ngôn từ đan xen, cộng hưởng theo chiều tăng tiến đã diễn tả rất thành công khao khát mãnh liệt của tác giả.

Luyện tập

Câu 1: Câu nói của Vũ Ngọc Phan “Với nguồn cảm hứng mới: yêu đương và tuổi xuân, dù lúc vui hay lúc buồn, Xuân Diệu cũng du thanh niên bằng giọng yêu đời thấm thía”

Qua Thơ Xuân Diệu, ta thấy có hai nguồn cảm hứng mới: yêu đương và tuổi xuân. Dù lúc vui hay lúc buồn, Xuân Diệu cũng ru thanh niên bằng giọng yêu đời thấm thía.

– Lúc vui: đều ru thanh niên bằng giọng yêu đời thắm thiết

– Lúc buồn: Ngay cả khi lo sợ thời gian trôi nhanh cướp mất tuổi xuân của mình, nhà thơ băn khoăn lo lắng, nhưng trong cái băn khoăn đó vẫn bộc lộ niềm yêu đời, yêu cuộc sống của mình.

Câu 2: Giá trị nội dung của bài tời giục giã thế hệ trẻ sống vội vàng, sống cuống quít để hưởng thụ hết những gì đẹp đẽ nhất của cuộc đời và khao khát sống mãnh liệt và sống hết mình với tuổi trẻ

Giá trị nghệ thuật: cách liên tưởng, so sánh mới lạ với những hình ảnh thơ độc đáo, giàu sức gợi cảm, gợi hình, thủ pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác và một loạt những hình ảnh nhân hóa, biện pháp điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc và các động từ mạnh đã tạo ra nhịp điệu cuống quít, hối hả, rộn rã

Câu 3: Tâm thế sống của Xuân Diệu qua bài thơ “Vội vàng”

Bài viết tham khảo

“Vội vàng” được xem là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất thể hiện cá tôi cá nhân và quan điểm sống đầy mới mẻ của nhà thơ Xuân Diệu. Bài thơ là dòng cảm xúc mãnh liệt, dào dạt tuôn trào nhưng vẫn theo mạch lập luận, bố cục vô cùng chặt chẽ. Qua từng khổ thơ, tác giả đã bộc lộ một niềm khao khát sống mãnh liệt và quan niệm vô cùng độc đáo về thời gian và tuổi trẻ.

Ngay từ khổ thơ đầu tiên, Xuân Diệu đã thể hiện một tình yêu cuộc sống nồng nhiệt và thiết tha. Điệp từ “tôi muốn” kết hợp cùng các động từ mạnh bộc lộ mong muốn, khát vọng mãnh liệt của tác giả: điều khiển tự nhiên. Đây là ước muốn táo bạo và phi thực tế, bởi từ xưa đến nay, nào ai có thể chi phối sự vận hành của thiên nhiên vạn vật, nào ai có thể níu giữ dòng chảy thời gian? Tuy nhiên, Xuân Diệu vẫn can đảm nói lên khát vọng muốn “tắt nắng”, “buộc gió”, bởi ông hiểu được, sắc thắm nào rồi cũng nhạt, hương nồng nào rồi cũng phai, mùa xuân và tuổi trẻ chẳng thể dừng lại mãi. Xuân Diệu yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống thiết tha nên luôn muốn níu kéo thời gian ở lại.

Sang khổ thơ thứ hai, tác giả vẽ nên một bức tranh thiên đường nơi trần thế. Hình ảnh thiên nhiên vạn vật quen thuộc qua cái nhìn độc đáo của nhà thơ trở nên thật mới lạ và hấp dẫn. Hai chữ “Này đây” được nhắc đến nhiều lần không gợi sự thừa thãi trong câu chữ mà tô đậm không gian và thời gian thơ. Xuân Diệu khẳng định, nơi đẹp đẽ nhất không ở đâu xa xôi mà chính là cuộc đời trần thế. Nơi đây có ong bướm dập dìu, yến anh tình tự và sắc xanh đồng nội. Nơi đây còn có âm thanh của khúc tình si, có ánh sáng ban mai trong trẻo.

Hình ảnh thiên nhiên và sự sống được Xuân Diệu vẽ lên vừa gần gũi, quen thuộc, vừa quyến rũ, đầy tình tứ. Nhà thơ đã phát hiện ra vẻ đẹp kì diệu của thiên nhiên và thổi vào đó một tình yêu rạo rực, say đắm. Có thể thấy, Xuân Diệu đã nhìn thiên nhiên vạn vật dưới lăng kính của tình yêu, qua đôi mắt của tuổi trẻ. Nhờ vậy, tất cả đều như ngập trong xuân tình ngọt ngào và đẹp đẽ.

Từ giọng điệu đắm say, rạo rực của khổ thơ thứ hai, sang khổ ba, giọng điệu chuyển sang bàng hoàng, lo lắng. Xuân Diệu trở nên hoài nghi, chán nản, hoảng hốt, lo lắng trước bước đi vùn vụt của thời gian. Mùa xuân tươi đẹp, rực rỡ nhưng mùa xuân cũng chính là dự cảm về bước đi vùn vụt của thời gian. Mùa xuân qua đi kéo theo tuổi trẻ và tình yêu, cái quý giá nhất của đời người. Bởi thiên nhiên tươi đẹp là vĩnh hằng còn đời người lại hữu hạn.

Tâm trạng đau khổ tuyệt vọng của thi nhân dường như bao trùm lên cả thiên nhiên khiến cảnh vật mất đi vẻ vô tư của nó, cũng buồn, cũng sợ hãi, cũng thảng thốt. Tất cả hiện vật, sự vật trên thế gian đều đượm nỗi buồn chia li, xa cách: núi sông buông lời than tiễn biệt, gió chim mang nỗi nợ phải bay đi,… Cảm nhận rất rõ được điều ấy, thi sĩ thốt lên trong sự tiếc nuối: “Chẳng bao giờ, ôi, chẳng bao giờ nữa…”, để rồi ngay sau đó là lời giục giã: “Mau đi thôi. Mùa chưa ngả chiều hôm”.

“Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!” là hình ảnh vô cùng mạnh mẽ, táo bạo. Ở đây, sự đam mê nồng nhiệt, đắm say dường như đã được đẩy lên đến cực điểm. Phải yêu cuộc sống đến mức nào, nhà thơ mới có thể thốt lên câu thơ đầy táo bạo và thiết tha như thế?

Có thể nói, “Vội vàng” là một thông điệp sống đầy ý nghĩa của một hồn thơ yêu đời nồng nhiệt: hãy sống mãnh liệt, sống hết mình, hãy quý trọng từng giây từng phút của cuộc đời mình, nhất là những năm tháng tuổi trẻ quý giá của đời người. Nó được gửi gắm qua những hình ảnh, ngôn ngữ thơ độc đáo, đầy sáng tạo cùng giọng điệu say mê, cuồng nhiệt, sôi nổi. Chính lòng yêu cuộc sống thiết tha, khát vọng sống mãnh liệt cùng nỗi sợ hãi, lo lắng trước cái hữu hạn của đời người đã khiến thi nhân phải sống vội vàng, sống cuống quýt. Nhưng đó là sống vội vàng một cách có ý thức, là sống một cách hết mình cho từng phút từng giây của cuộc đời, sao cho mỗi thời khắc trôi qua đều mang ý nghĩa, đều không phí phạm.

Câu 1: Bài thơ gồm 3 đoạn:

Câu 2: Cảm nhận về thời gian cùa Xuân Diệu là cảm nhận về thời gian của thi nhân ở đây gắn liền với mùa xuân và tuổi trẻ. Thời gian trôi đi nhanh chóng và không bao giờ trở lại được nữa, thời gian trôi đi còn mang theo cả sự phôi pha, phai tàn của vạn vật vậy nên tác giả mới cuống quýt, vội vàng để tuổi trẻ của mình trôi qua không uổng phí.

Câu 3: Hạnh phúc khi cảm nhận bức tranh thiên nhiên đẹp của hoa lá đồng nội, của ong bướm, chim chóc, tác giả yêu tuổi trẻ và biết quý tuổi trẻ, của mình bởi đây là khoảng thời gian đẹp và đáng sống nhất, hãy nâng niu trân trọng từng giây phút của cuộc đời,

Câu 4: Đặc điểm của hình ảnh, ngôn từ, nhịp điệu trong đoạn thơ cuối của bài thơ:

Luyện tập

Câu 1: “Với nguồn cảm hứng mới: yêu đương và tuổi xuân, dù lúc vui hay lúc buồn, Xuân Diệu cũng du thanh niên bằng giọng yêu đời thấm thía”

Qua vội vàng ta thấy nhận định của Vũ Ngọc Phan về Xuân Diệu là ông có 2 nguồn cảm hứng ((yêu đương và tuổi xuân) và dù lúc vui hay lúc buồn, Xuân Diệu cũng ru thanh niên bằng giọng yêu đời thấm thía.

Câu 2: Nội dung: lời giục giả thế hệ trẻ hãy sống vội vàng, niềm khao khát hãy sống hết mình với tuổi trẻ của tác giả qua nghệ thuật liên tưởng, so sánh, thủ pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác và loạt những hình ảnh nhân hóa, biện pháp điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc và các động từ mạnh.

Câu 3: Tâm thế sống của Xuân Diệu qua bài thơ “Vội vàng”

Dàn ý tham khảo 1. Mở bài:

Giới thiệu về nhà thơ Xuân Diệu và bài thơ “Vội vàng”

2. Thân bài:

– Khổ 1: Khát vọng lưu giữ thời gian:

* Điệp từ “tôi muốn” + động từ mạnh

* Xuân Diệu yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống thiết tha nên luôn muốn níu kéo thời gian ở lại.

– Khổ 2: Bức tranh thiên đường nơi trần thế:

– Khổ 3: Nỗi lo âu, sợ hãi:

* Nỗi niềm hoài nghi, chán nản, hoảng hốt, lo lắng trước bước đi vùn vụt của thời gian.

– Khổ 4: Mong muốn sống vội vàng, sống hết mình của tác giả.

3. Kết bài:

Khẳng định giá trị của bài thơ “Vội vàng” và vị trí của nhà thơ Xuân Diệu.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Giáo Án Ngữ Văn 11: Vội Vàng trên website Techcombanktower.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!