Đề Xuất 3/2023 # Giáo Án Ngữ Văn 11 Cb Tiết 5: Đọc Văn Tự Tình # Top 11 Like | Techcombanktower.com

Đề Xuất 3/2023 # Giáo Án Ngữ Văn 11 Cb Tiết 5: Đọc Văn Tự Tình # Top 11 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Giáo Án Ngữ Văn 11 Cb Tiết 5: Đọc Văn Tự Tình mới nhất trên website Techcombanktower.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Tiết 5, Đọc văn Lớp 11D2 Tự tình – Hồ Xuân Hương - A. Phần chuẩn bị I. Mục Tiêu bài học 1. Kiến thức: Cảm nhận được tâm trạng vừa buồn tủi, vừa phẫn uất, xót xa trước cảnh ngộ éo le, ngang trái của duyên phận Hồ Xuân Hương; từ đó thấy được cả bi kịch và bản lĩnh, khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương. – Thấy được tài năng thơ Nôm với cách dùng từ ngữ, hình ảnh giản dị, giàu sức biểu cảm, độc đáo, táo bạo mà tinh tế của nữ sĩ Hồ Xuân Hương. 2, Kĩ năng: Biết cách phân tích các sắc thái từ ngữ, có biện pháp nghệ thuật tu từ để diễn tả cảm xxúc tâm trạng. 3. GDTTTC: Trân trọng tình cảm của người phụ nữ. II. Cách thức tiến hành III. Phương tiện dạy và học – Giáo viên: + Đọc SGK + SGV + TKTK; Thiết kế bài dạy. + Chuẩn bị chân dung Hồ Xuân Hương và tập thơ Lưu hương kí – Học sinh: đọc văn bản và chuẩn bị bài theo hướng dẫn. B. Tiến trình bài dạy * ổn định tổ chức (1’) D2: I. Kiểm tra bài cũ: (3’) Câu hỏi: Qua đoạn trích vào phủ chúa Trịnh có giá trị hiện thực sâu sắc? Đáp án: – Một thầy thuốc giỏi, có kiến thức sâu, rộng, già dặn kinh nghiệm. (2đ) – Một thầy thuốc có lương tâm và trách nhiệm. (2 đ) – Một nhà thơ, nhà văn giàu cảm xúc và có thái độ rõ ràng. (3 đ) – Ông khinh thường lợi danh, phú quý, yêu thích tự do và lối sống thanh đạm quê mùa. (3 đ) Đoạn trích Vào Trịnh phủ trích Thượng kinh kí sự của Lê Hữu Trác vừa mang đậm giá trị hiện thực, vừa thể hiện tính trữ tình của một thầy thuốc giàu tài năng, mang bản lĩnh vô vi, thích, sống gần gũi chan hoà với thiên nhiên, ghẻ lạnh với danh vọng, suốt đời chăm lo giữ gìn y đức của mình. II. bài mới: * Lời vào bài (1’) Thơ của bà mang phong cách riêng rất độc đáo. Nhà thơ phụ nữ viết về giới mình vừa trào phúng, vừa trữ tình, vừa mang đậm phong cách dân gian. Tiếng nói chủ yếu trong thơ nữ sĩ là nỗi niềm cảm thông, là sự khẳng định vẻ đẹp nhiều mặt và khát khao đòi quyền sống tự do, bình đẳng, khát vọng hưởng tình yêu và hạnh phúc của người phụ nữ. Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt (HS đọc SGK) (?) Em hãy giới thiệu vài nét về Hồ Xuân Hương? (?) HS đọc SGK và chú thích? (Gọi 2- 3 HS đọc, GV nhận xét cách đọc và đọc mẫu). (?) Bài thơ viết theo thể loại gì? (?) Theo cấu tạo như thế nào trong ba cách: (HS đọc 2 câu đầu) (?) Hai câu thơ đầu tả cảnh gì? Trong thời điểm nào? (?) Thời gian ấy được nhận biết bằng cách nào? (?) Tiếng văng vẳng gợi âm thanh như thế nào? (?) Giải nghĩa, phân tích động từ Trơ? (?) Em hiểu từ Hồng nhan là gì? Từ này thường đi với từ nào để trở thành thành ngữ? (?) Nhân vật trữ tình đang ở hoàn cảnh như thế nào? (?) Em có cảm nhận gì về những lời tự tình ấy của Xuân Hương? (?) Hai câu 3 và 4 biểu hiện tâm sự gì của Hồ Xuân Hương? (?) Cảnh nhà thơ ngồi một mình uống rượu dưới trăng khuya gợi tâm trạng gì? (?) Hình ảnh trăng kguyết, xế và con người uống say rồi lại tỉnh, lại say bộc lộ nỗi niềm gì? (?) Em có nhận xét gì về nghệ thuật của bốn câu thơ đầu? (HS đọc 4 câu còn lại). ? Câu thơ 5 và 6 thể hiện Thái độ của nhân vật trữ tình như thế nào? ? Tác giả diễn tả bằng cách nào? ? Em có cảm nhận gì? (?) Đáng lẽ theo mạch cảm xúc đang trào dâng mạnh lịêt ở 2 câu luận, hai câu kết không thể chuyển điệu như vậy. Nhưng điều đó lại xảy ra. Vậy, tâm trạng của tác vì sao lại rẽ ngoặt như thế? Theo em hai câu cuối diễn tả tâm trạng gì? Mạch lô gíc của tâm trạng như thế nào? (?) Tác giả diễn tả bằng cách nào? (?) Cảm nhận của em như thế nào? ? Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật bài thơ? Tham khảo phần ghi nhớ (SGK). ? So sánh sự giống nhau và khác nhau của ba bài thơ Tự tình? I. Tìm hiểu chung (12’) 1. Tác giả (3’) + Nguồn gốc: Bà sinh và mất năm nào đến nay cũng chưa có tài liệu nào xác định được. Quê ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Thân phụ là cụ đồ Hồ Phi Diễn. Cụ Đồ ra Bắc dạy học rồi lấy một bà vợ lẽ sinh ra Hồ Xuân Hương. Có một thời làm ngôi nhà ở ven hồ Tây gọi là Cổ Nguyệt Đường. + Thông minh, sắc sảo, tài năng thơ phú hơn người. + Đường chồng con lận đận, nhiều éo le, trắc trở (Hai lần lấy chồng thì cả hai lần đều làm lẽ (lấy Tổng Cóc và tri phủ Vĩnh Tường, cả 2 lần chồng chết): “Cố đấm ăn xôi, xôi lại hẩm/ Cầm bằng làm mướn, mướn không công”. + Cuối đời, bà đi giao du nhiều nơi nhất là thăm chùa chiền và danh lam thắng cảnh. 2. Sự nghiệp thơ văn (3’) – Hồ Xuân Hương để lại tập “Lưu Hương kí” phát hiện năm 1964 tập thơ 26 bài thơ chữ Nôm và 24 bài thơ chữ Hán. – Thơ của bà mang phong cách riêng rất độc đáo. Nhà thơ phụ nữ viết về giới mình vừa trào phúng, vừa trữ tình, vừa mang đậm phong cách dân gian. Tiếng nói chủ yếu trong thơ nữ sĩ là nỗi niềm cảm thông, là sự khẳng định vẻ đẹp nhiều mặt và khát khao đòi quyền sống tự do, bình đẳng, khát vọng hưởng tình yêu và hạnh phúc của người phụ nữ. Ngôn ngữ trong thơ bà nhiều khi táo bạo mà tinh tế. – Được mệnh danh là bà chúa thơ Nôm. 3. Đọc – giải nghĩa từ khó SGK (2’) – Đọc chú ý ngắt nhịp 4/3, 2/2/3; câu 2: 1/3/3; nhấn giọng đúng mức các từ: văng vẳng, trơ, lại, xiên, đâm, lại, lại, tí con con. – Giọng điệu vừa não nùng vừa cười cợt, hóm hỉnh vừa cứng cỏi, thách thức. 4. Bố cục (4’) a. Thể thơ – thể tài – Thể thơ: Mô phỏng theo thể thơ Đường. Đây là thơ Nôm Đường luật. Bài thơ làm theo thể thất ngôn, bát cú. – Thể tài tự tình: tự bày tỏ tâm trạng, cảm xúc, tình cảm của người viết trong một hoàn cảnh nào đó; gần gũi với các bài Thuật hoài, Ngôn hoài đã học ở lớp 10 THPT. b. Bố cục Bốn cặp câu (đề, thực, luận, kết) 2 – 4 – 2 4 câu trên và 4 câu dưới Chọn cách ba 4 câu trên và 4 câu dưới – Bốn câu trên thể hiện nỗi lòng trong cảnh cô đơn, lẽ mọn, bộc lộ khát vọng hạnh phúc tuổi xuân. – Bốn câu còn lại: Thái độ bức phá vùng vẫy mà vẫn rơi vào tuyệt vọng của cảnh đời lẽ mọn. II. Đọc – hiểu 1. Nỗi thương mình trong cảnh cô đơn lẽ mọn (12’) Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn Trơ cái hồng nhan với nước non” – Câu thơ mở đầu xác định, thông báo hoàn cảnh tự tình: đêm khuya. Khuya rồi mà vẫn không sao ngủ được. “Đêm khuya” là thời điểm từ nửa đêm cho đến gần sáng. Người phụ nữ ấy vẫn thao thức chờ đợi. – Văng vẳng: là từ xa vọng lại. – “Trống canh dồn” diễn tả tiếng trống thôi thúc, gấp gáp. Đó còn là tiếng trống của tâm trạng. Nó dồn dập diễn tả sự chờ đợi khắc khoải, thảng thốt của người phụ nữ trong cảnh lẽ mọn, chờ người chồng đến với mình. Nhưng càng chờ, càng vô vọng. Thực ra đay là cảm nhận của nhà thơ về dòng thời gian xô đuổi. “Trơ cái hồng nhan”. – “Trơ” không phải trơ lì, chầy sạn mà là diễn tả sự: còn lại, không sắc, bẽ bàng, trơ trọi, cô đơn. – Hồng nhan: nhan sắc người phụ nữ đẹp thường đi với đa truân hay bạc mệnh để thành thành ngữ: hồng nhan đa truân, hồng nhan bạc mệnh thường gặp trong Chinh phụ ngâm, cung oán ngâm, Truyện Kiều – Cái: cụ thể hoá khái niệm hồng nhan với ý tự mỉa mai. – Nước non: cách dùng từ trang trọng, ước lệ: ngoại cảnh. Thật đáng buồn, tủi cho thân phận của nàng. Ta càng thấy thương cho những người phụ nữ trong cảnh đời lẽ mọn. Ca dao đã từng nức nở. “Tối tối chị giữ lấy chồng Chị cho manh chiếu nằm không nhà ngoài Sáng sáng chị gọi bớ hai Mau mau trở dạy băm bèo thái khoai” Hồ Xuân Hương cũng từng văng vào cảnh đời ấy. “Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng Chém cha cái kiếp lấy chồng chung Năm thì mười hoạ hay chăng chớ Một tháng đôi lần có cũng không”. Trở lại bài thơ, ta thật thương nàng. Nàng chờ mong chồng nhưng người chồng không đến. Đây không chỉ một lần chờ mà nhiều lần như thế. Câu thơ thấm nỗi buồn tủi, phẫn uất. – Thật chua chát và đắng cay cho thân phận. Nó bộc lộ sự khao khát đến cháy bỏng về hạnh phúc và tuổi xuân. Câu thơ không chỉ là lời tự tình, kể nỗi lòng mình mà còn thương những người cùng cảnh ngộ, khiến nỗi sầu nhân thế đến rưng rưng. ý nghĩa nhân văn, tinh thần nhân đạo càng trở nên sâu sắc. Hai câu 3 và 4 Chén rượu hương đưa say lại tỉnh Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn – Ngồi một mình cô đơn, độc ẩm dưới trăng lạnh lùng, ngắm trăng, ngẫm duyên phận mình, càng them buồn chán. Nàng mượn rượu để tiêu sầu dìm hồn trong đáy cốc. Song càng uống càng tỉnh, càng sầu. – Hình ảnh “Vầng trăng bóng xế” diễn tả đêm sắp qua rồi mà niềm ân ái hạnh phúc vẫn không. Hình ảnh “Vầng trăng bóng xế” còn diễn tả tuổi xuân qua đi mà hạnh phúc chưa có. Vầng trăng đã “xế” lại “khuyết” tức là thiếu. Vầng trăng xế, khuyết hẳn là chưa tròn. Không gian nghệ thuật đã tăng thêm sức hút của bài thơ. – Sử dụng từ ngữ rất tinh tế, giàu sắc thái biểu cảm. + Từ diễn tả không gian (đêm khuya) + Từ diễn tả âm thanh (văng vẳng trống canh dồn) + Từ diễn tả hình ảnh (vầng trăng bóng xế, khuyết, chưa tròn) – Sử dụng phép đối giữa câu 3 và 4 để làm rõ bi kịch giữa khát vọng hạnh phúc của tuổi xuân và sự thực phũ phàng. Chẳng lẽ con người cứ cam chịu mãi. Thái độ của nhân vật trữ tình như thế nào, ta tìm hiểu 4 câu còn lại. 2. Thái độ của nhà thơ và sự thật phũ phàng (12’) Câu thơ 5 và 6 “Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám Đâm toạc chân mây đá mấy hòn” – Xiên ngang, đâm toạc Cách đảo ngữ Rêu từng đám xiên ngang mặt đất xiên ngang mặt đất rêu từng đám, tương tự: Đá mấy hòn đâm toạc chân mây đâm toạc chân mây đá mấy hòn. Đảo ngữ đã tạo ra cách nói mạnh mẽ của thái độ không cam chịu. Phép đối của câu 5 và 6 giữa hai hình ảnh mặt đất /chân mây khẳng định thái độ xé trời, vạch đất cho thoả nỗi uất ức tủi hờn. Một tâm trạng bị dồn nén. Từ than thở đến tức tối, muốn đập phá, muốn giải thoát khỏi sự cô đơn, cảnh đời lẽ mọn. Đấy là nét độc đáo, táo bạo trong thơ nữ sĩ họ Hồ. Hai câu thơ cuối: “Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại Mảnh tình san sẻ tí con con” – Hai câu thơ cuối như một lời than thân, trách phận của người phụ nữ phải làm lẽ trong xã hội phong kiến bạc ác. Tự nhiên nó là tiếng nói đồng cảm với tất cả những ai cùng cảnh ngộ, cũng là tiếng nói bóc trần, kết tội xã hội tàn ác đã đè nặng lên kiếp sống người ta. Trong đầm đìa nước mắt vẫn pha một nụ cười giễu cợt, càng chua chát hơn. III. Tổng kết (3’) Nội dung: Bài thơ là nỗi thương mình trong cô đơn, lẽ mọn, khao khát hạnh phúc tuổi xuân. Đồng thời thể hiện thái độ bức phá, vùng vẫy muốn thoát ra khỏi cảnh ngộ, muốn vươn lên giành hạnh phúc nhưng lại tuyệt vọng, buồn chán. Nghệ thuật: – Sử dụng từ ngữ thuần Việt giàu hình ảnh về màu sắc, đường nét (dồn, trơ, sang, tỉnh, bóng xế, khuyết, xiên ngang, đâm toạc, mảnh, tí, con con). Tất cả nhằm diễn tả tâm trạng và thái độ, nỗi chán ngán về thân phận lẽ mọn. Giọng điệu bài thơ vừa ngậm ngùi vừa ai oán. IV. Luyện tập (3’) Bài thơ: Tự tình I và Tự tình II với Tự tình III Giống nhau: – Đều là tiếng nói than thở của nhân vật trữ tình về duyên phận. – Trong than thân trách phận bộc lộ thái độ vùng vẫy, bức phá, không cam chịu. – Cả ba bài đều diễn tả bằng từ thuần Việt giàu hình ảnh về màu sắc âm thanh. – Cả ba bài thơ đều rất giàu tâm trạng. Tả cảnh để ngụ tình. Khác nhau: + Bài Chiếc bánh là Tự tình III làm sau khi đã hai lần làm lẽ mà không hạnh phúc. Nó có dư âm của sự buông xuôi, phó mặc (mặc ai, thây kệ). + Bài Tự tình I nỗi lòng Xuân Hương ở vào thời điểm đêm khuya thì Tự tình II vào lúc gần sáng. Một bên là tiếng trống cầm canh còn một bên là tiếng gà báo sáng. Hướng dẫn học và chuẩn bị bài mới (2’) Bài cũ: Học thuộc bài thơ và nắm nội dung bài học. – Phân tích tâm trạng nhà thơ qua bài thơ Tự tình II 2. Bài mới: chuẩn bị bài Thu điếu (Câu cá mùa thu) * Yêu cầu: Đọc văn bản và nắm kiến thức cơ bản về tác giả, sự nghiệp văn học, chùm thơ thu nổi tiếng của Nguyễn Khuyến.

Giáo Án Ngữ Văn 11 Cb Tiết 56: Làm Văn Bản Tin

Tiết 56, Làm văn Lớp 11D2 bản tin A. Phần chuẩn bị I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức, kĩ năng: – Nắm được những tri thứcc cơ bản về bản tin (khái niệm, mục đích, yêu cầu của bản tin, các dạng bản tin, tầm quan trọng của bản tin trong đời sống. – Rèn kĩ năng: Biết cách viết bản tin về những sự kiện xảy ra trong học tập và cuộc sống. 2. GDTTTC: có ý thức quan tâm theo dõi tin tức qua các bản tin và thông báo tin tức dưới hình thức các bản tin (bằng lời nói hoặc chữ viết). II. Cáhc thức tiến hành III. Phương tiện thực hiện 1. Giáo viên: + Đọc SGK + SGV + TLTK + Thiết kế bài dạy 2. Học sinh: chuẩn bị theo hệ thống câu hỏi sánh giáo khoa và GV. B. Tiến trình bài dạy * ổn định tổ chức (1’) D2: I. Kiểm tra bài cũ: (4’) 1. Câu hỏi: ? Cốt truyện là gì? Tìm hiểu văn bản truyện phải lần lượt thực hiện những bước nào? 2. Đáp án: – Cốt truyện là một chuỗi cáctình tiết, sự kiện, biến cố được tổ chức, sắp xếp một cách thich hợp, lô gíc, nhằm phục vụ cho ý đồ tư tưởng nghệ thuật của tác giả. (4 điểm) – Tìm hiểu truyện cần thực hiện các bước sau (6 điểm): + Tìm hiểu bối cảnh xã hội, hoàn cảnh sáng tác. + Phân tích cốt truyện. + Phân tích nhân vật. + Xác định giá trị tư tưởng, nghệ thuật của truyện. B. bài mới * Lời vào bài (1’) B áo chí có nhiều loại, nhưng người đọc tìm đến báo chí là tìm đến những tin tức nóng hổi mang tính thời sự chính vì thế, một trong những thể loại của báo chí được người đọc quan tâm nhất là bản tin. Vậy(Tr.160) HĐ của GV và HS Yêu cầu cần đạt ? Em hãy tên những bản tin hằng ngày vẫn nghe qua phát thanh. đài truyền hình, hay đọc trên báo chí? (HS đọc SGK) ? Thế nào là bản tin? ? Bản tin có mấy loại? ? Hãy nêu đặc điểm từng loại? (Học sinh đọc các bản tin SGK và trả lời câu hỏi) ? Bản tin thông báo tin gì ? Tin này có ý nghĩa như thế nào? ? Vì sao tin trên lại có tính thời sự? ? Có cần đưa thêm những chi tiết..không? ? Hãy giả thích vì sao? ? Việc đưa tin cụ thể, chính xác.t/d gì? Vì sao? ? Yêu cầu của 1 bản tin là gì? (HS đọc SGK) ? Muốn viết bản tin việc đầu tiên là gì? Hãy nói rõ? ? Từ ví dụ trên, em hãy cho biết tiêu chuẩn để lựa chọn? Học sinh đọc 2 bản tin SGK ? Cách đặt tiêu đề của bản tin? ? Cách mở đầu bản tin phải đảm bảo những yêu cầu gì? (Phân tích ví dụ SGK) ? Phần mở đầu có tác dụng gì? Phải đảm bảo yêu cầu nào? ? Em có nhận xét gì về cách triển khai bản tin trên? ? Phần triển khai có nhiệm vụ gì? ? Qua bài cần nắm vững nội dung gì? ? Lựa chọn sự kiện viết bản tin? ? Viết một bản tin trong bài học thành một tin vắn? I. Mục đích, yêu cầu cơ bản của bản tin (13’) – Những bản tin hằng ngày vẫn nghe qua phát thanh. đài truyền hình, hay đọc trên báo chí như: thời sự, tài chính, an toàn giao thông, an ninh trật tự, văn hoá, thể thao… – Bản tin là một thể loại báo chí nhằm đưa tin kịp thời chính xác những sự kiện, thời sự có ý nghĩa trong đời sống xã hội. – Bản tin có nhiều loại: tin vắn, tin thường, tin tổng hợp, tin tường thuật: + Tin vắn là loại tin không có nhan đề, dung lượng nhỏ. Các tin khác đều có nhan đề nhưng ND và cách viết khác nhau + Tin thường thông báo ngắn gọn nhưng đầy đủ về một sự kiện. Đây là loại tin chiếm tỉ lệ cao nhất trên lĩnh vực báo chí. + Tin tường thuật là loại tin phản ánh chi tiết từ đầu đến cuối một sự kiện. * Bản tin: Đội tuyển Ô – LIM – PICH. 1. Bản tin thông báo kết quả của đội tuyển Ôlimpic toán Việt Nam. – Tin này rất có ý nghĩa với ngành giáo dục. Nó mang đến tin vui cho cả nước đặc biệt là ngành giáo dục. Nó khích lệ tinh thần dạy và học của thầy trò. Đối với học sinh, đây còn là niềm tự hào riêng. 2. Bản tin có tính thời sự vì nó đưa tin kịp thời chính xác sự kiện có ý nghĩa trong đời sống của nhân dân ta. 3. Không cần đưa những chi tiết: + Đoàn đi về bằng phương tiện gì? + Độ tuổi của các thí sinh? + Các thí sinh đem về được những quà lưu niệm gì? – Bởi lẽ sẽ làm bản tin này. Người đọc, người nghe sẽ không tập chung vào đón nhận mục đích chính là thông báo kết quả của đội tuyển Ô-lim-pic Việt Nam, xếp thứ tư toàn đoàn. 4. Việc đưa tin về thời gian, địa điểm của cuộc thi và kết quả đạt được của đội tuyển Ô-lim-pic toán Việt Nam có tác dụng làm cho tin cụ thể, độ chính xác cao gây được niềm tin và tự hào của người đọc, người nghe. 5. Yêu cầu của bản tin đó là: + Bản tin phải có tính thời sự (kịp thời, nhanh, nhậy) + Bản tin phải có ý nghĩa xã hội, thúc đẩy cuộc sống, có tác dụng đối với mọi người mọi ngành. + Bản tin phải chân thực, cụ thể và chính xác mới tạo được niềm tin, mới có giá trị thuyết phục. II. Cách viết bản tin (13’) 1 . Khai thác và lựa chọn tin (5’) – Việc đầu tiên là khai thác và lựa chọn tin. + Không phải sự kiện nào cũng cho vào bản tin. Muốn trở thành tin có tính thời sự thì sự kiện đó phải tiêu biểu kích thích suy nghĩ và sự quan tâm của mọi người. – Tiêu chuẩn lựa chon tin: Việc gì đã xảy ra? (Thi toán quốc tế) Việc xảy ra ở đâu? (thủ đô A-ten (Hy lạp)) Việc xảy ra khi nào?(từ ngày14 đến ngày16 tháng 7) Ai làm việc đó? (Học sinh Việt Nam) Việc xảy ra như thế nào?(đội tuyển Ô-lim-pic Việt Nam được đứng thứ tư toàn đoàn.) . Kết quả ra sao? (Tốt,) 2. Viết bản tin: (8’) a. Tiêu đề của 2 bản tin có quan hệ với nội dung. Tiêu đề đã thể hiện ý cơ bản của nội dung: – Bán kết cúp bóng đá quốc gia Nam Mĩ: Bra-xin và U-ru-goay. + U-ru-goay dẫn trước 1 – 0 ở phút 25 + Bra-xin san bằng tỉ số ở đầu hiệp 2 + Trận đấu cân bằng không đội nào ghi thêm bàn thắng + Phải phân định thắng thua bằng đá luân lưu 11m + Bra-xin đã thắng với tỉ số 5-3 ở sút luân lưu + Bra-xin gặp Ac-hen-ti-na trong trận chung kết – Các bản tin với tiêu đề là: + Ai giết tổng thống Ken-nơ-đi? + Cầu thủ đắt giá nhất Bra-xin + Hành là chính Tên bản tin gây được sự chú ý của mọi người và để khai triển nội dung chính b. Cách mở đầu của mỗi bản tin + Bản tin thứ nhất mở đầu: “Đến ngày 17 tháng 7….. đạt hiệu quả” + Bản tin thứ hai mở đầu: “Cú đánh đầu….. dẫn trước 1- 0…. Công nhanh” – Các phần mở đầu trên thông báo nội dung: + Bản tin thứ nhất: Tổng công ti Hàng không Việt Nam bám sát thị trường bay để điều chỉnh kế hoạch khai thác hiệu quả + Bản tin thứ hai: Thông báo trận bán kết giữa Bra-xin và U-ru-goay rất căng thẳng. c. Cách triển khai hợp lí * Bản tin thứ nhất: – Tổng công ti Hàng không bám sát thị trường bay để khai thác – Tổng doanh thu đạt 7690 tỉ đồng – Toàn ngành đã thực hiện hơn 22 nghìn chuyến bay an toàn. Vận chuyển (2.332.000) hai triệu ba trăm ba mươi hai nghìn lượt hành khách tăng 29% so với cùng kỳ năm ngoái – Giảm các chuyến bay trong nước – Liên doanh với Air France – Khai thác đường bay mới * Bản tin thứ hai (đã trình bày ở trên) – Hai bản tin có cách triển khai khác nhau. Bản tin thứ nhất đưa kết quả doanh thu trước, từ đó rút ra kết luận 22 nghìn chuyến bay an toàn. Ngược lại: Bản tin thứ hai theo thứ tự thời gian của trận đấu giữa Bra-xin và Uru goay. III. Ghi nhớ (2’) Tham khảo phần ghi nhớ (SGK, tr. 163). IV. Luyện tập (9’) 1. Bài tập 1 (2’) Trừ (c còn lại đều có thể viết được bản tin 2. Bài 2 (3’) – Phóng sự điều tra giống bản tin ở người thật, việc thật xảy ra ở thời gian và địa điểm (tính chính xác) 3. Bài 3 (4’) Chuyển tin thường sang tin vắn 22 nghìn chuyến bay an toàn. Tổng công ti Hàng không Việt Nam khai thác thị trường bay thật hiệu quả. Doanh thu đạt 7690 tỉ đồng, toàn ngành thực hiện 22 nghìn chuyến bay an toàn. Ngành còn áp dụng phụ thu nhiên liệu với đường bay quốc tế, giảm giá đặc biệt với các tuyến bay trong nước. C. Hướng dẫn học và chuẩn bị bài mới (2’) 1. Bài cũ: – Học nắm vững nội dung bài học.

Giáo Án Bài Tự Tình Ngữ Văn 11

Giáo án điện tử Ngữ văn 11 bài Tự tình

Giáo án bài Tự tình

Giáo án bài Tự tình Ngữ văn 11 giúp học sinh nhanh chóng biết được tâm trạng vừa buồn tủi, vừa phẫn uất trước tình cảm éo le và khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương. Qua bài giáo án điện tử ngữ văn 11 này, các em sẽ thấy được tài năng nghệ thuật thơ Nôm của Hồ Xuân Hương, thơ Đường luật viết bằng tiếng việt, cách dùng từ

Bài giảng bài Tự tình Ngữ văn 11

https://vndoc.com/giao-an-ngu-van-lop-11 bài: TỰ TÌNH– Hồ Xuân Hương –

A. Mục tiêu bài học.

Cảm nhận được tâm trạng vừa buồn tủi, vừa phẫn uất trước tình cảnh éo le và khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương.

Thấy được tài năng thơ Nôm Hồ Xuân Hương.

Đọc hiểu thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại.

Phân tích bình giảng bài thơ.

Rèn kĩ năng đọc diễn cảm và phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình.

Trân trọng, cảm thông với thân phận và khát vọng của người phụ nữ trong xã hội xưa.

B. Chuẩn bị bài học: 1.1. Dự kiến bp tổ chức hoạt động cảm thụ tác phẩm:

Tích hợp phân môn: Làm văn. Tiếng việt. Đọc văn.

2. Học sinh:

Chủ động tìm hiểu bài học theo định hướng câu hỏi SGK và định hướng của GV.

C. Hoạt động dạy và học:

Khi xã hội phong kiến Việt Nam rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng, làm cho cuộc sống của người nông dân vô cùng khổ cực, đặc biệt là người phụ nữ. Và không ít nhà thơ, nhà văn đã phản ánh điều này trong tác phẩm như: “Truyện kiều” (Nguyễn Du), “Chinh phụ ngâm” (Đặng trần Côn), “Cung oán ngâm khúc” (Nguyễn Gia Thiều), …Đó là những lời cảm thông của người đàn ông nói về người phụ nữ, vậy người phụ nữ nói vè thân phận của chính họ như thế nào, ta cùng tìm hiểu bài “Tự tình II” của Hồ Xuân Hương.

Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu khái quát. Thao tác 1: Tìm hiểu vài nét về tác giả.

GV gọi 1 HS đọc phần tiểu dẫn SGK và đua ra câu hỏi HS trả lời gv nhận xét, chốt ý.

1) Nêu vài nét về tác giả Hồ Xuân Hương ?

Định hướng câu trả lời của HS:

– Hồ Xuân Hương (?-?)– Quê Quỳnh Đôi – Quỳnh Lưu – Nghệ An nhưng sống chủ yếu ở Hà Nội.– Là một người phụ nữ có tài nhưng cuộc đời và tình duyên gặp nhiều ngang trái.

Thao tác 2: Tìm hiểu về sự nghiệp sáng tác.

Em hãy nêu vài nét về sự nghiệp sáng tác và xuất xứ bài thơ “Tự tình II”?

– Hồ Xuân Hương là thiên tài kì nữ nhưng cuộc đời gập nhiều bất hạnh.– Thơ Hồ Xuân Hương là thơ của phụ nữ viết về phụ nữ, trào phúng mà trữ tình, đậm chất dân gian từ đề tài,cảm hứng ngôn từ và hình tượng.

– Sáng tác cả chữ Hán và chữ Nôm nhưng thành công ở chữ Nôm.→ được mệnh danh là “Bà chúa thơ Nôm”.– Bài thơ “Tự tình” nằm trong chùm thơ tự tình gồm 3 bài của Hồ Xuân Hương.

Bài tiếp theo:

Giáo Án Dạy Ngữ Văn 11 Tiết 89 Đọc Thêm: Lai Tân

Hồ Chí Minh Tố Hữu Nguyễn Bính Anh Thơ.

II.PHƯƠNG PHÁP

III. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:

IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ .

Đọc thuộc lòng bài thơ Từ ấy của Tố Hữu. Mối quan hệ giữa cái tôi cá nhân và cái ta chung của cộng đồng được thể hiện như thế nào trong bài thơ?

2.Giảng bài mới:

Tieát: 89. Ngaøy soaïn: Ngày dạy:. Hồ Chí Minh Tố Hữu Nguyễn Bính Anh Thơ. I.MỤC TIÊU. II.PHƯƠNG PHÁP III. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN: IV. HOAÏT ÑOÄNG DAÏY HOÏC 1. Kieåm tra baøi cũ . Đọc thuộc lòng bài thơ Từ ấy của Tố Hữu. Mối quan hệ giữa cái tôi cá nhân và cái ta chung của cộng đồng được thể hiện như thế nào trong bài thơ? 2.Giảng bài mới: TL Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Mục tiêu cần đạt 10 Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh đọc văn bản SGK. GV: Yêu cầu học sinh lần lượt đọc tiểu dẫn và đọc văn bản của từng tác phẩm trong sách giáo khoa. Hoạt động 1:HS Đọc tiểu dẫn để nắm được vài nét về hoàn cảnh sáng tác bài Lai Tân- Hồ Chí Minh, bài Nhớ đồng- Tố Hữu; nắm được vài nét về tác giả Nguyễn Bính và Anh Thơ. I. Đọc- hiểu chung. Nguyễn Bính và Anh Thơ là những gương mặt tiêu biểu trong phong trào Thơ mới( 1932- 1945). 30 Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà. GV: Lưu ý một số điểm để học sinh tự học ở nhà. - Bài Lai Tân, chú ý bút pháp tả thực ở ba câu thơ đầu và bút pháp châm biếm trào phúng ở câu thơ cuối. Qua bút pháp này, bức tranh hiện thực đen tối của xã hội Trung Quốc được hiện lên cụ thể, xác thực. - Bài Nhớ đồng, chú ý ở ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu, ở cách sử dụng những câu thơ làm điệp khúc mở đầu cho mỗi đoạn thơ, qua đó thể hiện sự khao khát tự do và hành động của tác giả. -Bài Tương tư, khai thác chất liệu dân gian độc đáo, thể hiện được sắc thái, diễn biến của tâm trạng tương tư sâu sắc, tài tình. - Bài Chiều xuân, thiên về tả cảnh lao động và sinh hoạt ở nông thôn Bắc bộ. Giọng điệu và cách thể hiện vui tươi, thoải mái, tự nhiên, 1. Bài Lai Tân. *Bộ máy quan lại ở Lai Tân: -Ban trưởng nhà lao :ngày ngày đánh bạc. -Cảnh sát trưởng chuyên ăn tiền đút lót của phạm nhân. -Huyện trưởng chong đèn hút thuốc phiện ]Hồ Chí Minh đã phơi bày sự thối nát, vô trách nhiệm của bọn quan lại ở nhà tù Lai Tân nói riêng và bộ máy cai trị tù ngục của chính quyền Tưởng Giới Thạch nói chung. *Lời nhận xét chung của tác giả: -Có vẻ dửng dưng vô cảm nhưng ẩn giấu một tiếng cười mỉa mai có tác dụng lật tẩy bản chất bộ máy nhà nước ở lai Tân. -"Thái bình"là nhãn tự xé toan tất cả sự thái bình dối trá nhưng thật sự là đại họa bên trong. *Nghệ thuật : -Châm biếm tự nhiên nhẹ nhàng nà hiệu quả. -Kết cấu bài thơ độc đáo -Bút pháp điểm nhãn ,ngôn ngữ hàm súc. 2. Bài Nhớ đồng. Bài thơ là những lời giải bày chân thành của tác giả về niềm say mê lí tưởng, khao khát tự do và hành động trong những ngày bị giam cầm. Qua đó, nhà thơ bộc lộ tình yêu thương da diết với quê hương và con người Việt Nam. Giọng điệu, từ ngữ và hình ảnh thơ chân thành, sâu lắng vừa thể hiện được tình cảm thiết tha của tác giả đối với cuộc sống bên ngoài vừa giục giã, thôi thúc nhà thơ vượt ngục thành công để tiếp tục hoạt động cách mạng. 3) Bài Tương tư. 4) Bài Chiều xuân. Chiều xuân là bức tranh quê trong trẻo và bình dị, rất đặc trưng cho cảnh mùa xuân nơi đồng quê Bắc bộ. Lời thơ hết sức nhẹ nhàng, đậm chất trữ tình, từ ngữ và hình ảnh thơ đậm chất dân dã, thôn quê, không khí và nhịp điệu sống trong bức tranh mùa xuân thanh bình, yên ả. - Cuûng coá, daën doø( 1 phút): Nắm được giá trị nội dung và nghệ thuật của từng bài thơ. - Baøi taäp veà nhaø: Đọc thuộc lòng các bài thơ.Soạn bài Tiểu sử tóm tắt.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Giáo Án Ngữ Văn 11 Cb Tiết 5: Đọc Văn Tự Tình trên website Techcombanktower.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!