Cập nhật nội dung chi tiết về Giáo Án Ngữ Văn 10 Tiết 26, 27: Ca Dao Than Thân, Yêu Thương, Tình Nghĩa mới nhất trên website Techcombanktower.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Tiết 26, 27 : Ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩa A. Mục đích –yêu cầu: 1. Nội dung: … 2.Kĩ năng: . 3.Tư tưởng:. B. Chuẩn bị và phương pháp: – Chuẩn bị: .. -Phương pháp: C. Tiến trình lên lớp. 1. ổn định lớp, kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ: Hãy nêu đặc trưng của thể loại , phân tích truyện cười vừa học? 3.Bài mới. – Vào bài: các em đã học qua các thể loại VHDG, hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu sang một thể loại rất có giá trị nữa-được mệnh danh là viên ngọc quý trong kho tàng VHDG là ca dao. Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt -Em hãy nêu những điểm chính về thể loại ca dao? -GV cho hs đọc các bài.Chia các loại nhỏ? -HS dựa vào bài khái quát, suy nghĩ trả lời. -Điểm chung của các bài ca dao này là gì? -Sự mở đầu bằng hai từ thân em cho ta hiểu đây là lời của ai?Đọc lên có cảm giác gì không? -Em biết những bài ca dao nào cũng bắt đầu như thế? -Hình thức lặp lại nhiều lần như thế với tần số khá lớn đã nói lên điều gì? -Hãy phân tích nét riêng của mỗi bài ca dao?Hình ảnh tấm lụa đào nói lên điều gì? -Hs phân tích, dựa vào các hình ảnh. -Theo em bài 2 than về điều gì?So với bài trên ntn?Người con gái có ý thức về vẻ đẹp của mình hay không? vẻ đẹp ấy có khác gì với bài trên? – Lời mời mọc của cô gái tạo cho em suy nghĩ gì? cho ta hiểu một sự thật gì? -HS suy nghĩ trả lời. -Em liên tưởng bài thơ nào trong VHV Có nội dung khá gần gũi ? -HS dựa vào kiến thức đã học so sánh với bài Bánh trôi nước. Tiết 2( hỏi bài cũ tiết 1) -Đọc diễn cảm bài số 3 và nhận xét về cách kết cấu, diễn đạt, nghệ thuật? -Hs trả lời. -Từ ai trong bài này có khác gì với hai bài trên? -Hs xác định, trả lời. -ở đây có biện pháp tu từ gì ?ý nghĩa như thế nào? -Em có nhận xét gì về các hình ảnh ở câu thơ tiếp?Giọng điệu của chàng trai như thế nào? -HS trả lời. -HS đọc, xác định cảm hứng trong bài ca dao này? -Bài ca dao đã dùng những biểu tượng nào để diễn tả nỗi nhớ ấy? -Hs suy nghĩ và liệt kê các hình ảnh. -Hình ảnh chiếc khăn xuất hiện như thế nào và gợi lên điều gì? -Học sinh phân tích. – Biểu tượng ngọn đèn xuất hiện như thế nào? ý nghĩa? -HS phân tích ý nghĩa của hình ảnh ngọn đèn. -Phép hoán dụ đôi mắt để chỉ tâm trạng cô gái ra sao?Có tăng tiến ntn so với trước? -HS suy nghĩ trả lời. -Hai câu cuối có thay đổi gì so với các câu trên, nó nói lên điều gì? -HS suy nghĩ trả lời. -Học sinh nhận xét về bài ca dao. -Học sinh xác định cảm hứng của bài ca dao này. -Em có nhận xét gì về hình ảnh cây cầu nói chung trong ca dao? -HS so sánh, liên hệ, liệt kê. – Hình ảnh chiếc cầu dải yếm có ý nghĩa như thế nào? -Học sinh phân tích hình ảnh. -Em có nhận xét gì về bài ca dao này? -HS nhận xét chung về bài ca dao. -Bài ca dao này sử dụng mô típ gì? ý nghĩa của những hình ảnh này? -Hs suy nghĩ trả lời. -Em hãy nêu nhận xét về bài ca dao? -Em có nhận xét gì về nội dung, nghệ thuật của các bài ca dao này? -Học sinh dựa vào bài học, ghi nhớ để rút ra tổng kết. I.Tiểu dẫn: – Ca dao: là lời thơ của bài hát dân gian. Ca dao là lời, dân ca là nhạc, là giai điệu.Ca dao thuộc loại trữ tình dân gian. – Nội dung: ca dao diễn tả đời sống tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của nhân dân trong các quan hệ gia đình, xã hội, đất nước (thiên về trữ tình, khác với truyện dân gian là thể loại tự sự) – Nghệ thuật:Thường viết theo thể 6/8; giàu hình ảnh so sánh-ẩn dụ, diến đạt bằng một số công thức II.Đọc hiểu: 1.Tiếng hát than thân:(bài 1, 2) – Điểm chung: + Mô típ mở đầu: Thân em đã xác định rõ đây là lời than của người phụ nữ. Cách mở đầu như thế khiến cho lời than thêm ngậm ngùi, có tác dụng nhấn mạnh, gây sự chú ý đôí với người nghe, người đọc – Hình thức lặp lại nhiều lần như thế với tần số khá lớn đã nói lên họ là loại người khổ nhất trong xã hội cũ. + Âm hưởng chung của hai bài ca dao đều là than thở về nỗi khổ, số phận. + Tự ý thức được sắc đẹp, phẩm hạnh của mình + Biện pháp so sánh, tượng trưng. – Nét riêng: *Bài 1: – Qua hình ảnh so sánh – tượng trưng: tấm lụa đào phất phơ giữa chợ, ta hiểu được: + Tấm lụa đào mềm mại, duyên dáng, óng ả chính là sự tự ý thức về sắc đẹp, tuổi xuân và giá trị của mình. + Nhưng sắc đẹp đó thật chông chênh, không có gì đảm bảo, không biết ai sẽ mua tấm lụa đó? Thân người con gái xưa nào có khác chi một món hàng để mua bán. + Nỗi đau xót nhất của nhân vật trữ tình trong lời than thở chính là khi bước vào cái tuổi đẹp nhất, hạnh phúc nhất của cuộc đời thì nối lo về thân phận lại ập đến ngay với họ. Cô gái không làm chủ được tương lai số phận của mình. Sư đối lập giữa hai dòng thơ càng giúp ta thấm thía nỗi đau của họ: một nỗi lo mơ hồ, ám ảnh chưa biết cuộc đời mình sẽ dạt về đâu. *Bài 2: – So với bài trên, bài này có số dòng gấp đôi. Sự tự ý thức được nhấn mạnh, lời bộc bạch rõ hơn và lời mời mọc càng da diết. – Nếu bài trên nghiêng về vẻ đẹp phơi phới của tuổi xuân thì bài này nhấn mạnh giá trị thực của người con gái: Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen. Giá trị bản chất bên trong không dễ gì nhận ra, hoặc có khi bởi lãng quên vì vẻ bên ngoài gai góc, đen đủi không được hấp dẫn. – Thái độ của cô gái cùng mạnh dạn hơn, thể hiện trong lời mời gọi da diết, đáng thương.Lời mời mọc của cô gái mong muón được khẳng định giá trị thực đó: Ai ơi, nếm thử mà xem Sự bộc bạch kĩ với lời mời da diết như thế chứng tổ một sự thật đắng cay: giá trị của họ không một ai biết đến. Vì thế trong sự khẳng định giá trị của mình còn có bao nối ngậm ngùi chua xót cho thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ. 2.Tiếng hát yêu thương tình nghĩa: a.Bài 3: – Bài ca dao này thuộc vào những bai ca yêu thương tình nghĩa. Cụ thể là tình yêu đối lứa bị lỡ dở nên đâu đớn, chua xót, nên càngthương nhó đợi chờ.Là lời chàng trai – Mô típ mở đầu của các bài ca này là: Trèo lên cây khế, trèo lên câu bưởi hái hoa, trèo lên cây gạo cao cao với lối hứng thường để gây cảm xúc, dẫn dắt tâm trạng. Trò truyện than thở với cây khế như một đối tương trữ tình nhưng cũng chính là đang trò chuyện với lòng mình. – Từ ai phiếm chỉ không hoàn toàn giống với từ ai ở bài trên – chủ yếu chỉ các chàng trai, những người đàn ông mà cô gái đang mong chờ.Từ ai ở đây hướng dến đối tượng làm tình yêu tan vỡ: Có thể là lễ giáo phong kiến, sự bất công, bất bình đẳng – Thủ pháp chơi chữ: khế chua, lòng ta cùng bao chua xót – Hình ảnh so sánh vói mặt trăng, mặt trời, sao Hôm, sao Mai ,sao Vượt mang tầm vóc vũ trụ phi thường, mãi mãi sánh đôi với nhau. – Cách nói dứt khoát triệt để, điệp ngữ so sánh với tính từ bổ sung: chằng chằng như càng khẳng định thêm sự bền chặt, khăng khít, không thể tách rời.Nó cho thấy sự chung thuỷ, sẵn sàng chờ đợi của chàng trai với người yêu. b.Bài 4:. Nỗi thương nhớ người yêu của cô gái: – Tâm trạng của nhân vật trữ tình: Nỗi niềm thương nhớ của cô gái đối với người yêu. + Thương nhớ vốn là một tình cảm khó hình dung nhất, nhất là sự thương nhớ ngươi yêu. Dân gian ta đã từng nói: -Nhớ ai bổi hồi bồi hồi Như đứng đống lửa như ngồi đống than – Nhớ ai ra nhẩn vào ngơ Nhớ ai, ai nhớ bây giờ nhớ ai +Các hình ảnh biểu tượng: Khăn-đèn -mắt, đặc biệt chiếc khăn là một mô típ nghệ thuật trong ca dao trữ tình + Khăn, đèn- hay chính là cô gái đã được nhân hóa, con mắt là phép hoán dụ (dùng một bộ phận để chỉ toàn thể) để nói lên tâm trạng nhân vật trữ tình. Cô gái hỏi khăn, đèn, mắt chính là cô tự hỏi lòng mình. – Cái khăn: Được nói đến đầu tiên trong bài ca dao và được hỏi nhiểu nhất trong 6 dòng thơ- nửa bài ca.Với nhiều trạng thái theo chiều không gian: rơi xuống đất-vắt lên vai Đó là vật trao duyên, vật kỉ niệm gợi nhớ người yêu, lại luôn quấn quýt bên mình người con gái như chia xẻ với họ niềm thương nỗi nhớ. + Đằng sau chiếc khăn là hình bóng và nỗi niềm thương nhớ của cô gái. Nỗi nhớ khiến cô gái không làm chủ dược mình, như đứng đống lửa như ngồi đống rơm, ra ngẩn vào ngơ.Phải thương nhớ đến ntn thì chiếc khăn mới rơi, vắt. – Cái đèn: + ngọn đèn – tín hiệu thời gian: nỗi nhớ từ ngày chuyển sang đêm. + Ngọn đèn- nỗi nhớ: Đèn thương nhớ ai? mà đèn không tắt hay chính là hình ảnh cô gái đang trằn trọc thâu đêm trong nỗi nhớ thương đằng đẵng với thời gian. Cái khăn biết giãi bày thì ngọn đèn cũng như biết thổ lộ, nó đã nói nhiều điều không có trong lời ca. – Đôi mắt + Mắt thương nhớ, mắt ngủ không yên – Nỗi ưu tư, thương nhớ vẫn nặng trĩu, thao thức trong đêm. Đôi mắt là của sổ của tâm hồn .Cô gái xuất hiện ngày càng trực tiếp hơn để giãi bày tâm trạng -Hai câu cuối: thể lục bát-tâm sự cô gái trào ra bằng một niềm lo âu mênh mông cho hạnh phúc lứa đôi của mình. Cô gái thương nhớ người yêu nhưng vẫn lo lằng cho số phận của mình, cho duyên phận đôi lứa. Đặt trong hệ thống bài ca dao than thân ta hiểu thêm về ý nghĩa của hai câu kết. c.Bài 5: – Đây là ước muốn cô gái, cũng là lời cô gái thầm nói với người yêu mình. Cô thổ lộ ước muốn đó trong một ý tưởng táo bạo bằng một hình ảnh độc đáo: bắc cầu dải yếm để chàng sang chơi. – Vẻ đẹp độc đáo của cây cầu dải yếm: + cây cầu là một chi tiết nghệ thuật quen thuộc và đặc sắc, xuất hiện với tần số lớn trở thành biểu tượng của nơi gặp gỡ hẹn hò của những đôi lứa yêu nhau: -Gần nhà mà chẳng sang chơi Để em hái ngọn mùng tơi bắc cầu -Hỡi cô cắt cỏ bên sông Muốn sang anh ngả cành hồng cho sang + Cô gái mong ước con sông chỉ rộng một gang để bắc chiếc cầu bằng dải yếm. – mềm mại, mang hơi ấm, nhịp đập trài tim đầy yêu thương của mình. Đây đích thực là cây cầu tình yêu trong ca dao. Trong hệ thống mô típ cây cầu của ca dao, nó là cái cầu tình độc đáo nhất và đẹp nhất . d.Bài 6: -Hình ảnh: gừng, muối – vốn rất quen thuộc trong ca dao xưa: Tay nâng chén muối đĩa gừng Gừng cay muối mặn xin đừng quen nhau III.Tổng kết: 1.Nội dung: Các bài ca dao yêu thương, tình nghĩa nói lên tình yêu lòng chung thuỷ của nhân dân lao động.Làm toát lên vẻ đẹp tâm hồn họ: chung thuỷ, coi trọng tình nghĩa-đạo lý và cũng rất lãng mạn.. 2.Nghệ thuật:Tiêu biểu cho nghệ thuật ca dao với các phép so sánh, ẩn dụ, các hình ảnh quen thuộc trong đời sống được dùng sáng tạo d.kết thúc bài học: 1.Củng cố: Em hãy rút ra nhận xét về những nội dung và đặc điểm nghệ thuật chủ yếu của ca dao yêu thương tình nghĩa? 2.Dặn học sinh: Học thuộc thơ, chuẩn bị bài: Ngôn ngữ nói – viết. e.rút kinh nghiệm bài dạy:
Giáo Án Bài Ca Dao Than Thân Và Ca Dao Yêu Thương, Tình Nghĩa
Giúp học sinh:
2. Kĩ năng 3. Thái độ, phẩm chất 1. Giáo viên 2. Học sinh
Sĩ số : ……………………..
2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạtHoạt động 2. Hình thành kiến thức mới
GV hướng dẫn HS tìm hiểu chung
Gv gọi nhóm HS đã chuẩn bị bài ở nhà :
Câu hỏi: Hãy trình bày những nét chính về thể loại ca dao?
* Khái niệm
Là lời thơ trữ tình dân gian, thường kết hợp với âm nhạc khi diễn xướng, được sáng tác nhằm diễn tả đời sống nội tâm con người
– Tác giả sgk dựa trên tiêu chí gì để phân chia ca dao thành các loại ntn?
– Ca dao than thân
– Ca dao yêu thương tình nghĩa
– Ca dao hài hước
– Nêu các đặc sắc cơ bản về nghệ thuật của ca dao?
* Đặc sắc nghệ thuật
– Dung lượng: ngắn gọn (từ 2 đến trên dưới 20 câu).
– Thể thơ: phần lớn được viết bằng thể lục bát và song thất lục bát cùng các biến thể của chúng.
– Ngôn ngữ
+ Giản dị, gần gũi với lời nói hàng ngày, giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ.
+ Có lối diễn đạt bằng một số công thức mang đậm sắc thái dân gian (môtíp nghệ thuật).
– Cách cấu tứ:
+ Phú: phô bày, diễn tả một cách trực tiếp, ko thông qua so sánh về người, việc, tâm tư, tình cảm.
VD: Đường vô xứ Nghệ quanh quanh/ Non xanh nước biếc như tranh họa đồ; Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ/ Nhớ ai, ai nhớ, bây giờ nhớ ai;…
+ Tỉ: dùng các hình ảnh so sánh, ẩn dụ để bộc lộ tâm tình của người lao động.
VD: Nhớ ai bổi hổi bồi hồi/ Như đứng đống lửa như ngồi đống than; Thuyền ơi có nhớ bến chăng/ Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền;…
+ Hứng: chỉ những bài ca dao trước nói đến “cảnh” (bao gồm cả sự vật, sự việc) sau mới bộc lộ “tình” (tình cảm, ý nghĩ, tâm sự)
VD: Trên trời có đám mây xanh/ ở giữa mây trắng, chung quanh mây vàng/ ước gì anh lấy được nàng/ Để anh mua…
– Thể thơ phổ biến của ca dao là những thể thơ nào? Nêu ví dụ?
+ Các thể thơ tiêu biểu
– Lục bát:
“Anh đi anh nhớ quê nhà …”
– Lục bát biến thể:
“Nước chảy liu riu lục bình trôi líu ríu,
Anh thấy em nhỏ xíu anh thương”
– Thể vãn ba:
“Tháng giêng tháng hai tháng ba tháng bốn tháng khốn tháng nạn
– Thể vãn bốn:
“Khăn thương nhớ ai …”
– GV gọi HS các nhóm khác nhận xét, GV chốt ý.
* Gv lưu ý hs phân biệt ca dao – dân ca:
+ Ca dao là lời của dân ca.
+ Dân ca là những sáng tác kết hợp lời (ca dao) và nhạc. Nói đến dân ca phải nói đến môi trường và hình thức diễn xướng (dân ca quan họ Bắc Ninh, hát ví, hát dặm Nghệ Tĩnh,…)
– Hướng dẫn đọc:
– Các bài ca dao than thân: giọng xót xa, thông cảm.
– Các bài ca dao yêu thương tình nghĩa: giọng tha thiết, sâu lắng.
2. Văn bản
– Chủ đề: – Bài 1; 2: ca dao than thân.; Bài 3; 4;5: ca dao yêu thương tình nghĩa.
GV hướng dẫn học sinh đọc – hiểu văn bản ca dao than thân.
– GV chia nhóm cho HS:
II. Đọc hiểu văn bản:
1. Tiếng hát than thân (bài ca dao 1)
– Câu hỏi nhóm 1: Nêu nhận xét về âm điệu của bài ca dao có gì đặc biệt? Chủ thể lời than là ai? Cách mở đầu ntn?
– Âm điệu: xót xa, ai oán, than trách.
– Chủ thể lời than: người phụ nữ trong xã hội cũ.
– Công thức (môtíp) mở đầu: Thân em.
Chữ “thân” trong từ “thân phận” chỉ địa vị xã hội thấp hèn và cảnh ngộ không may của con người, do số phận định đoạt, không thể thoát khỏi được (theo quan niệm duy tâm).
→ Tạo cho lời than thân ngậm ngùi, xót xa, có tác dụng nhấn mạnh đến thân phận nhỏ nhoi, đáng thương của người phụ nữ.
– Câu hỏi nhóm 2:
– Tìm 1 số câu ca dao có cùng mô – típ mở đầu bằng “Thân em…”? Từ đó cho em hiểu gì về đối tượng được nhắc đến trong bài ca dao?
→ Môtíp “thân em” xuất hiện với tần số khá lớn trong ca dao.
→ Lời than thân đã trở thành “lời chung’của người phụ nữ trong XHPK bất công.
– Câu hỏi nhóm 3: Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài ca dao? Phân tích ý nghĩa biểu cảm của hình ảnh: tấm lụa đào.
– GV gọi các nhóm nhận xét, tiểu kết.
– Biện pháp nghệ thuật:
+ So sánh- ẩn dụ → Tạo mối quan hệ tương đồng giữa thân phận con người với sự vật, hiện tượng.
Thân em – tấm lụa đào – phất phơ giữa chợ.
– Là tiếng nói tự khẳng định giá trị, phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ: Hình ảnh tấm lụa đào: sang trọng, quý giá, đẹp đẽ biểu tượng cho:
→ Nhan sắc rực rỡ giữa độ xuân thì.
→ Tâm hồn đằm thắm, dịu dàng của người phụ nữ.
+ Cách xây dựng tương quan đối lập:
Hình ảnh tấm lụa đào và tấm lụa đào phất phơ giữa chợ:
– Chợ: không gian ồn ào, phức tạp, xô bồ với đủ người thanh, kẻ thô, hiền nhân quân tử lẫn phàm phu tục tử → Tấm lụa đào ko thể tự lựa chọn người mua.
+ Phất phơ → cái thế bấp bênh, chông chênh.
+ Biết vào tay ai → cảm giác chới với, đắng cay của thân phận ko thể tự lựa chọn, quyết định được hạnh phúc, tương lai của mình. Nỗi đau xót nhất của nhân vật trữ tình trong lời than thở chính là khi vừa bước vào độ tuổi đẹp nhất, hạnh phúc nhất của cuộc đời thì nỗi lo thân phận lại ập đến ngay.
⇒ Bài ca dao là lời than của cô gái có thân phận bị phụ thuộc, không thể làm chủ và quyết định được tương lai, hạnh phúc của mình.
GV bình: Lẽ thường cuộc sống tương xứng dành cho người con gái có nhan sắc và phẩm hạnh tốt đẹp là cuộc sống hạnh phúc, bình yên.
Nhưng ở đây thân phận của cô chỉ được coi như”tấm lụa đào phất phơ giữa chợ”, như 1 món hàng giữa chợ đời.
GV tổ chức trò chơi “Tiếp sức”
– GV chia lớp ra làm 3 nhóm và nêu vấn đề: Hãy chép lại những bài ca dao bắt đầu bằng Thân em hoặc Thân em như…
– Luật chơi: Mỗi nhóm cử 1 thành viên lên bảng, ngay sau khi thành viên thứ nhất viết hết những câu mình nhớ thì thành viên thứ 2 tiếp tục. Đội thắng sẽ là đội có số bài CD nhiều nhất và đúng nhất (Có thể sử dụng giấy A0 tại chỗ bằng kĩ thuật khăn trải bàn).
Mỗi nhóm cử 1 thành viên lên bảng, ngay sau khi thành viên thứ nhất viết hết những câu mình nhớ thì thành viên thứ 2 tiếp tục. Đội thắng sẽ là đội có số bài CD nhiều nhất và đúng nhất (Có thể sử dụng giấy A0 tại chỗ bằng kĩ thuật khăn trải bàn).
– Hãy sáng tạo ca dao theo cách của em, bắt đầu bằng “Thân em” hoặc “Thân em như”
VD: Thân em như hạt mưa rào…; Thân em như giếng giữa đàng…; Thân em như miếng cau khô…; Thân em như cái chổi đầu hè…;…
HS sáng tạo theo cách của mình, trình bày trước lớp. Hình thức đúng thể thơ lục bát. Nội dung hợp lí, thuyết phục, phù hợp chuẩn mực đạo đức.
4. Củng cố
– Đặc trưng của ca dao.
5. Dặn dò
KHÓA HỌC GIÚP TEEN 2005 ĐẠT 9-10 THI THPT QUỐC GIA
Tổng hợp các video dạy học từ các giáo viên giỏi nhất – CHỈ TỪ 199K cho teen 2k5 tại chúng tôi
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k5: chúng tôi
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:
Loạt bài Giáo án Ngữ văn lớp 10 chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 10 Tập 1 và Tập 2 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.
Soạn Văn 10 Bài: Ca Dao Than Thân, Yêu Thương Tình Nghĩa
VnDoc mời thầy cô và các bạn học sinh tham khảo Soạn văn 10 bài: Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa, với nội dung bài soạn ngắn gọn và chi tiết sẽ giúp các bạn học sinh có kết quả cao hơn trong học tập. Mời thầy cô và các bạn tham khảo.
1. Soạn văn: Ca dao than thân và ca dao yêu thương, tình nghĩa (siêu ngắn) mẫu 1
1.1. Câu 1 (trang 84 sgk ngữ văn 10 tập 1)
Hai lời ca dao than thân có hình thức mở đầu “thân em như…”
+ Âm điệu ngậm ngùi, xót xa.
+ Người than thân ở đây được hiểu là cô gái đang độ xuân thì, ngậm ngùi xót xa khi vẻ đẹp của họ không được trân trọng.
+ Họ không có quyền tự quyết cuộc đời của mình.
– Bài ca 1: người phụ nữ – tấm lụa đào.
+ Thân phận trôi nổi, không tự quyết định được tương lai (phất phơ giữa chợ biết vào tay ai)
– Bài ca 2: người phụ nữ – củ ấu gai (xấu ngoài, đẹp trong)
+ Lời bộc bạch tha thiết của cô gái ý thức được giá trị bản thân
+ Khát khao muốn khẳng định giá trị chân thực vẻ đẹp.
+ Nỗi ngậm ngùi, chua xót cho thân phận người phụ nữ xưa.
1.2. Câu 2 (trang 84 sgk ngữ văn 10 tập 1)
a) – Sử dụng từ “ai” – đại từ phiếm chỉ để mở đầu bài ca dao, chỉ chung tất cả mọi người – để mở đầu bài ca để chỉ các thế lực ngăn cản tình cảm nam nữ xuất hiện nhiều lần
+ Gợi ra sự than trách nghe xót xa, ngậm ngùi
b, Cặp ẩn dụ Sao Hôm- sao Mai và mặt Trăng- mặt Trời (để chỉ hai người xứng đôi vừa lứa)
– Biện pháp so sánh “Ta như sao Vượt chờ trăng giữa trời”: tình duyên bị ngăn cách nhưng lòng người đơn phương vẫn chờ đợi, mong mỏi ngày gặp
– Sử dụng hình ảnh thiên nhiên, vũ trụ (tính bền vững) gắn với đời sống của con người, để dễ liên tưởng, cũng là để khẳng định tính thủy chung, son sắt của lòng người.
– Hình ảnh thiên nhiên gần gũi đời sống, có vẻ đẹp riêng, ngụ ý, diễn tả tâm hồn
c, Câu cuối sử dụng biện pháp so sánh nhằm thể hiện dù mình không nhớ ta thì ta
+ Sao Vượt tên gọi cổ của sao Hôm, đặc tính, mọc sớm vào buổi chiều, sao lên tới đỉnh của bầu trời thì trăng mới mọc
+ Câu thơ khẳng định tấm lòng chung thủy, nghĩa tình son sắt và ý chí vượt qua những rào cản của tình yêu.
1.3. Câu 3 (trang 84 sgk ngữ văn 10 tập 1)
Các thủ pháp diễn tả tình thương nhớ trong bài ca dao và tác dụng:
– Ẩn dụ và hoán dụ
+ Chiếc khăn ẩn dụ cho việc gửi gắm nỗi lòng, tình cảm của cô gái tới chàng trai, chiếc khăn còn là hiện thân của cô gái
+ Đôi mắt: hoán dụ nỗi lòng thao thức vì thương nhớ.
– Phép điệp (lặp từ ngữ)
+ “Khăn thương nhớ ai”: được lặp nhiều lần, nhằm nhấn mạnh, tô đậm nỗi nhớ.
+ Nỗi nhớ có nhiều trạng thái, cung bậc khác nhau.
c, Câu hỏi tu từ “khăn thương nhớ ai- khăn rơi xuống đất? / Đèn thương nhớ ai- Mà đèn chẳng tắt?/ Mắt thương nhớ ai- Mà mắt không yên?
– Tình cảm, sự nhớ nhung, bồn chồn vì người yêu thể hiện trong mọi hoạt động, mọi khung cảnh.
d, Những câu thơ ngắn gồm 4 tiếng: thôi thúc, diễn tả tâm trạng bồn chồn.
Kết hợp với câu lục bát nhằm làm nổi bật sự mong ngóng, trông chờ tới khắc khoải của người con gái.
1.4. Câu 4 (trang 84 sgk ngữ văn 10 tập 1)
Chiếc cầu: hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho sự nối kết khoảng cách tình cảm giữa con người với con người.
+ Chiếc cầu- dải yếm là hình tượng độc đáo, kì lạ trong ca dao, thể hiện khát vọng tình cảm mặn nồng của nam nữ
+ Chiếc cầu phản ánh ước mơ chính đáng của các cặp đôi yêu nhau, đó cũng là ý tưởng táo bạo của cô gái.
Những bài ca dao xuất hiện hình ảnh chiếc cầu cũng với ý nghĩa tương tự:
Ước gì sông rộng một gang Để em ngắt ngọn mồng tới bắc cầu
1.5. Câu 5 (Trang 84 sgk ngữ văn 10 tập 1)
– Cặp hình ảnh ẩn dụ quen thuộc trong ca dao truyền thống gừng cay- muối mặn
+ Được xây dựng từ hình ảnh thực chỉ gia vị trong bữa ăn hằng ngày.
+ Hình ảnh nghệ thuật có tính sóng đôi, biểu trưng cho hương vị của tình người trong cuộc sống- tình nghĩa thủy chung gắn bó son sắt
+ Bài ca dao nói về tình nghĩa thủy chung, hướng nhiều tới tình nghĩa vợ chồng son sắt, thủy chung
– Ba năm, chín tháng: sự bền lâu, vĩnh cửu
Ba vạn, sáu ngàn ngày là 100 năm: trọn kiếp, suốt đời, vĩnh hằng
→ Bài ca dao là câu hát thủy chung, nghĩa tình hướng tới tình cảm vợ chồng mặn nồng, son sắt
Một số câu ca dao có biểu tượng muối gừng:
Tay nâng chén muối đĩa gừng Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau
1.6. Câu 6 (Trang 84 sgk ngữ văn 10 tập 1)
Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong ca dao:
+ Nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, điệp, nói quá
– Đặc điểm khác biệt: Lấy những sự vật gần gũi cụ thể với người lao động để gọi tên, trò chuyện, so sánh: khăn, con sông, chiếc cầu, vườn hồng…
– Trong khi đó thơ bác học trong văn học sử dụng trang trọng hơn, có nhiều nét phức tạp hơn
1.7. Luyện tập
Bài 1 (Trang 85 sgk ngữ văn 10 tập 1) – Thân em như hạt mưa sa Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày – Thân em như hạt mưa rào Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa – Thân em như trái bần trôi Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu – Thân em như miếng cau khô Kẻ thanh tham mỏng, người thô tham dày – Thân em như giếng giữa đàng Người khôn rửa mặt, người phàn rửa chân.
Các bài ca dao nói về thân em có sắc thái biểu cảm:
+ Than thân, hờn trách người không biết trân trọng vẻ đẹp của người con gái
+ Sự ý thức cao về giá trị của bản thân của người con gái.
Bài 2 (trang 85 sgk ngữ văn 10 tập 1) – Nhớ ai như nhớ thuốc lào Đã chôn điếu xuống lại đào điếu lên – Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ Nhớ ai ai nhớ bây giờ nhớ ai? – Đêm qua ra đứng bờ ao Trông cá cá lặn trông sao sao mờ Buồn trông con nhện giăng tơ Nhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai Buồn trông chênh chếch sao mai Sao ơi sao hỡi nhớ ai sao mờ. – Gửi khăn, gửi áo, gửi lời Gửi đôi chàng mạng cho người đàng xa – Nhớ khi khăn mở trầu trao Miệng chỉ cười nụ biết bao nhiêu tình.
Bài ca dao Khăn thương nhớ ai nằm trong hệ thống những bài ca dao nỗi nhớ người yêu.
Câu thơ: “Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm” (Nguyễn Khoa Điềm) lấy ý từ ca dao nhưng sáng tạo vượt bậc khi tình cảm nam nữ hòa quyện vào tình yêu đất nước.
2. Soạn văn: Ca dao than thân và ca dao yêu thương, tình nghĩa (siêu ngắn) mẫu 2
Hướng dẫn soạn bài
2.1. Câu 1 (trang 84 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1)
Bài 1,2
a. Hai lời than thân đều mở đầu bằng “Thân em như…” với âm điệu xót xa, ngậm ngùi, gây ấn tượng cho người nghe. Người than thân là của những cô gái, những người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Những số phận bé nhỏ, không có quyền định đoạt hạnh phúc của chính bản thân mình.
b. Thân phận có nét chung nhưng nỗi đau của từng người lại mang sắc thái riêng được diễn tả bằng hình ảnh so sánh, ẩn dụ khác nhau.
Bài 1:
Cách mở đầu bằng “Thân em như…” cho thấy người phụ nữ ý thức được sắc đẹp, tuổi xuân của mình nhưng số phận lại rẻ mạt, không có quyền quyết định hạnh phúc của mình. Họ như món hàng – “tấm lụa đào” bị bán ở chợ. Ý thức được điều ấy, người phụ nữ gửi gắm tiếng lòng của mình vào hai câu ca dao. Hai câu ca dao ấy đã nói lên nỗi xót xa, lo lắng cho thân phận mình.
Bài 2:
Cũng mở đầu bằng cụm “Thân em như…” nhưng bài này có 4 dòng – dung lượng dài gấp đôi bài trên cho thấy sự ý thức về thân phận của người phụ nữ trở nên rõ ràng, mạnh mẽ hơn. Từ đó, bà ca dao không chỉ đơn giản là khẳng định vẻ đẹp phẩm chất của người phụ nữ nữa mà nó còn là lời mời mọc, mong muốn, khát khao được khẳng định giá trị, vẻ đẹp của những người phụ nữ trong xã hội xưa.
2.2. Câu 2 (trang 84 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1)
Bài 3
a. Nếu như hai bài ca dao trên mở đầu bằng “Thân em như…” thì bài ca dao này lại được mở đầu bằng đại từ phiếm chỉ “Ai” – một từ cũng khá quen thuộc trong ca dao xưa. Trong ca dao, từ “Ai” thường dùng để chỉ các thế lực ép gả, ngăn cản tình yêu và trong bài ca dao này cũng như vậy. “Ai” ở đây có thể là cha mẹ, những hủ tục cưới xin hay cũng có thể là chính người tình…
b. Mặc dù lỡ duyên nhưng tình nghĩa vẫn bền vững, thủy chung. Điều đó được nói lên bằng một hệ thống những hình ảnh của thiên nhiên vũ trụ: mặt trăng, mặt trời, sao Hôm, sao Mai. Tác giả dân gian đã lấy cái vĩnh hằng, bất biến của thiên nhiên, vũ trụ để khẳng định tính bền vững, sự thủy chung trong tình yêu, dù không ở gần nhau nhưng mãi mãi có nhau.
c. Vẻ đẹp của câu thơ cuối: Dẫu không đến được với nhau nhưng chàng trai vẫn một lòng chờ cô gái: “Ta như sao Vượt chờ trăng giữa trời”. Dù cho có cách xa nhưng chàng trai vẫn một lòng thủy chung chờ cô gái dẫu biết tình yêu này là không thể như sao Vượt chờ mặt trăng ngưng mãi mãi không thể đến gần nhau được.
2.3. Câu 3 (trang 84 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1)
Bài 4:
– Bài ca dao diễn tả tình cảm thương nhớ của lứa đôi yêu nhau qua những biểu tượng bình dị, gần gũi: khăn, đèn, mắt. Tác giả dân gian đã sử dụng phét nhân hóa (khăn, đèn) và phép hoán dụ (mắt) để bộc lộ một cách ý nhị, kín đáo tâm tư, tình cảm của cô gái đối với người mình yêu.
+ Chiếc khăn được hỏi đến đầu tiên và nhiều nhất thể hiện nỗi nhớ triền miên, da diết cùng với đó là sự vận động lên, xuống, rơi, vắt làm hiện lên một cách rõ ràng tâm trạng bất an của người con gái.
+ Ngọn đèn: hiện thân của nỗi nhớ được đo theo thời gian, thể hiện tình yêu của người con gái luôn cháy sáng, không bao giờ lụi tắt.
+ Đôi mắt: là lời bộc bạch trực tiếp nỗi lòng của mình: nhớ thương người yêu nhưng lòng vẫn nặng trĩu ưu tư nên “Mắt ngủ không yên”.
2.4. Câu 4 (trang 84 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1)
Bài 5
– Chiếc cầu – dải yếm là một hình ảnh nghệ thuật chỉ có trong ca dao, nói lên ước muốn mãnh liệt của người dân trong tình yêu. Đây là lời tỏ tình đầy ý nhị của cô gái. Có thể thấy đây là hình ảnh quen thuộc thường xuất hiện trong ca dao:
“Cô kia cắt cỏ bên sông Muốn sang anh ngả cành hồng cho sang.”
– Đó là những cây cầu không có thực nhưng lịa mang đến cho người đọc vẻ đẹp rất dân gian, rất đồng quê và rồi từ đó ước muốn của cô gái trở nên độc đáo, táo bạo hơn:
“Ước gì sông rộng một gang, Bắc cầu dải yếm để chàng sang chơi.”
– Người con gái đã chủ động bắc cầu cho người mình yêu. Đây là một suy nghĩ rất táo bạo trong xã hội phong kiến đầy những hủ tục, những ràng buộc của lễ giáo. Cái cầu dải yếm này vừa gần gũi thân quen, táo bạo mà trữ tình, lại đằm thắm đầy nữ tính. Nó trở thành biểu tượng đẹp cho tình yêu mà chỉ có tư duy nghệ thuật dân gian mới sáng tạo ra được.
2.5. Câu 5 (trang 84 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1)
Bài 6
– Hình ảnh muối – gừng: được xây dựng từ những hình ảnh có thực trong cuộc sống ( gia vị trong bữa ăn) tượng trưng cho tình nghĩa của con người: sự gắn bó thủy chung khi trải qua hết những “vị” của cuộc sống (Gừng cay – muối mặn)
– Giá trị biểu cảm của hình ảnh muối – gừng trong bài ca dao:
+ Là nghĩa tình chung thủy dành cho những cặp vợ chồng.
+ Nghĩa tình ấy bền vững như Muối ba năm muối đang còn mặn – Gừng chin tháng gừng hãy còn cay
+ Hương vị của gừng – muối đã thành hương vị của tình người.
+ Khẳng định lòng chung thủy sắt son, không bao giờ xa cách.
2.6. Câu 6 (trang 84 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1)
– Sự lặp lại cách mở đầu bài ca: Thân em như…
– Những hình ảnh thành biểu tượng trong ca dao: cái cầu, tấm khăn, ngọn đèn, gừng cay – muối mặn,…
– Hình ảnh so sánh, ẩn dụ (lấy từ trong cuộc sống đời thường: tấm lụa đào, củ ấu gai,…; lấy từ thiên nhiên, vũ trụ: mặt trời, trăng, sao).
– Thời gian và không gian nghệ thuật (bài 4).
– Thể thơ lục bát; thể văn bốn, song thất lục bát (biến thể); thể hỗn hợp.
Soạn Bài Ca Dao Than Thân Và Ca Dao Yêu Thương, Tình Nghĩa
Soạn bài Ca dao than thân và ca dao yêu thương, tình nghĩa
Câu 1 (trang 84 sgk ngữ văn 10 tập 1)
Hai lời ca dao than thân có hình thức mở đầu “thân em như…”
+ Âm điệu ngậm ngùi, xót xa.
+ Người than thân ở đây được hiểu là cô gái đang độ xuân thì, ngậm ngùi xót xa khi vẻ đẹp của họ không được trân trọng.
+ Họ không có quyền tự quyết cuộc đời của mình.
– Bài ca 1: người phụ nữ – tấm lụa đào.
+ Thân phận trôi nổi, không tự quyết định được tương lai (phất phơ giữa chợ biết vào tay ai)
– Bài ca 2: người phụ nữ – củ ấu gai (xấu ngoài, đẹp trong)
+ Lời bộc bạch tha thiết của cô gái ý thức được giá trị bản thân
+ Khát khao muốn khẳng định giá trị chân thực vẻ đẹp.
+ Nỗi ngậm ngùi, chua xót cho thân phận người phụ nữ xưa.
Câu 2 (trang 84 sgk ngữ văn 10 tập 1)
a) – Sử dụng từ “ai” – đại từ phiếm chỉ để mở đầu bài ca dao, chỉ chung tất cả mọi người – để mở đầu bài ca để chỉ các thế lực ngăn cản tình cảm nam nữ xuất hiện nhiều lần
+ Gợi ra sự than trách nghe xót xa, ngậm ngùi
b, Cặp ẩn dụ Sao Hôm- sao Mai và mặt Trăng- mặt Trời (để chỉ hai người xứng đôi vừa lứa)
– Biện pháp so sánh “Ta như sao Vượt chờ trăng giữa trời”: tình duyên bị ngăn cách nhưng lòng người đơn phương vẫn chờ đợi, mong mỏi ngày gặp
– Sử dụng hình ảnh thiên nhiên, vũ trụ (tính bền vững) gắn với đời sống của con người, để dễ liên tưởng, cũng là để khẳng định tính thủy chung, son sắt của lòng người.
– Hình ảnh thiên nhiên gần gũi đời sống, có vẻ đẹp riêng, ngụ ý, diễn tả tâm hồn
c, Câu cuối sử dụng biện pháp so sánh nhằm thể hiện dù mình không nhớ ta thì ta
+ Sao Vượt tên gọi cổ của sao Hôm, đặc tính, mọc sớm vào buổi chiều, sao lên tới đỉnh của bầu trời thì trăng mới mọc
+ Câu thơ khẳng định tấm lòng chung thủy, nghĩa tình son sắt và ý chí vượt qua những rào cản của tình yêu.
Câu 3 (trang 84 sgk ngữ văn 10 tập 1)
Các thủ pháp diễn tả tình thương nhớ trong bài ca dao và tác dụng:
– Ẩn dụ và hoán dụ
+ Chiếc khăn ẩn dụ cho việc gửi gắm nỗi lòng, tình cảm của cô gái tới chàng trai, chiếc khăn còn là hiện thân của cô gái
+ Đôi mắt: hoán dụ nỗi lòng thao thức vì thương nhớ.
– Phép điệp (lặp từ ngữ)
+ “Khăn thương nhớ ai”: được lặp nhiều lần, nhằm nhấn mạnh, tô đậm nỗi nhớ.
+ Nỗi nhớ có nhiều trạng thái, cung bậc khác nhau.
c, Câu hỏi tu từ “khăn thương nhớ ai- khăn rơi xuống đất? / Đèn thương nhớ ai- Mà đèn chẳng tắt?/ Mắt thương nhớ ai- Mà mắt không yên?
– Tình cảm, sự nhớ nhung, bồn chồn vì người yêu thể hiện trong mọi hoạt động, mọi khung cảnh.
d, Những câu thơ ngắn gồm 4 tiếng: thôi thúc, diễn tả tâm trạng bồn chồn.
Kết hợp với câu lục bát nhằm làm nổi bật sự mong ngóng, trông chờ tới khắc khoải của người con gái.
Câu 4 (trang 84 sgk ngữ văn 10 tập 1)
Chiếc cầu: hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho sự nối kết khoảng cách tình cảm giữa con người với con người.
+ Chiếc cầu- dải yếm là hình tượng độc đáo, kì lạ trong ca dao, thể hiện khát vọng tình cảm mặn nồng của nam nữ
+ Chiếc cầu phản ánh ước mơ chính đáng của các cặp đôi yêu nhau, đó cũng là ý tưởng táo bạo của cô gái.
Những bài ca dao xuất hiện hình ảnh chiếc cầu cũng với ý nghĩa tương tự:
Ước gì sông rộng một gang
Để em ngắt ngọn mồng tới bắc cầu Câu 5 (Trang 84 sgk ngữ văn 10 tập 1)
– Cặp hình ảnh ẩn dụ quen thuộc trong ca dao truyền thống gừng cay- muối mặn
+ Được xây dựng từ hình ảnh thực chỉ gia vị trong bữa ăn hằng ngày.
+ Hình ảnh nghệ thuật có tính sóng đôi, biểu trưng cho hương vị của tình người trong cuộc sống- tình nghĩa thủy chung gắn bó son sắt
+ Bài ca dao nói về tình nghĩa thủy chung, hướng nhiều tới tình nghĩa vợ chồng son sắt, thủy chung
– Ba năm, chín tháng: sự bền lâu, vĩnh cửu
Ba vạn, sáu ngàn ngày là 100 năm: trọn kiếp, suốt đời, vĩnh hằng
→ Bài ca dao là câu hát thủy chung, nghĩa tình hướng tới tình cảm vợ chồng mặn nồng, son sắt
Một số câu ca dao có biểu tượng muối gừng:
Tay nâng chén muối đĩa gừng
Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau Câu 6 (Trang 84 sgk ngữ văn 10 tập 1)
Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong ca dao:
+ Nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, điệp, nói quá
– Đặc điểm khác biệt: Lấy những sự vật gần gũi cụ thể với người lao động để gọi tên, trò chuyện, so sánh: khăn, con sông, chiếc cầu, vườn hồng…
– Trong khi đó thơ bác học trong văn học sử dụng trang trọng hơn, có nhiều nét phức tạp hơn
Luyện tập
Bài 1 (Trang 85 sgk ngữ văn 10 tập 1)
– Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày
– Thân em như hạt mưa rào
Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa
– Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu
– Thân em như miếng cau khô
Kẻ thanh tham mỏng, người thô tham dày
– Thân em như giếng giữa đàng
Người khôn rửa mặt, người phàn rửa chân.
Các bài ca dao nói về thân em có sắc thái biểu cảm:
+ Than thân, hờn trách người không biết trân trọng vẻ đẹp của người con gái
+ Sự ý thức cao về giá trị của bản thân của người con gái.
Bài 2 (trang 85 sgk ngữ văn 10 tập 1)
– Nhớ ai như nhớ thuốc lào
Đã chôn điếu xuống lại đào điếu lên
– Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ
Nhớ ai ai nhớ bây giờ nhớ ai?
– Đêm qua ra đứng bờ ao
Trông cá cá lặn trông sao sao mờ
Buồn trông con nhện giăng tơ
Nhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai
Buồn trông chênh chếch sao mai
Sao ơi sao hỡi nhớ ai sao mờ.
– Gửi khăn, gửi áo, gửi lời
Gửi đôi chàng mạng cho người đàng xa
– Nhớ khi khăn mở trầu trao
Miệng chỉ cười nụ biết bao nhiêu tình.
Bài ca dao Khăn thương nhớ ai nằm trong hệ thống những bài ca dao nỗi nhớ người yêu.
Câu thơ: “Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm” (Nguyễn Khoa Điềm) lấy ý từ ca dao nhưng sáng tạo vượt bậc khi tình cảm nam nữ hòa quyện vào tình yêu đất nước.
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k5: chúng tôi
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:
Bạn đang đọc nội dung bài viết Giáo Án Ngữ Văn 10 Tiết 26, 27: Ca Dao Than Thân, Yêu Thương, Tình Nghĩa trên website Techcombanktower.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!