Cập nhật nội dung chi tiết về Giáo Án Ngữ Văn 10 Học Kì 2 mới nhất trên website Techcombanktower.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Đọc văn: Bài phú sông bạch đằng Trương Hán Siêu Tiết: Ngày soạn: Ngày giảng: A. Mục tiêu cần đạt 1- Học sinh hiểu được Bài Phú Sông Bạch Đằng là dòng hoài niệm và suy ngẫm về chiến công lịch sử oanh liệt của người xưa trên sông Bạch Đằng. Qua đó tác giả thể hiện tình yêu quê hương đất nước, niềm tự hào dân tộc. Bài Phú sử dụng hình ảnh điển tích có chọn lọc, kết hợp trữ tình hoài cổ với tự sự tráng ca, thủ pháp liên ngâm, hình thức đối đáp tạo nên những nét đặc sắc về nghệ thuật. 2- Học sinh rèn luyện kỹ năng đọc – hiểu một tác phẩm văn học trung đại viết theo lối phú cổ thể, kỹ năng phân tích những thủ pháp nghệ thuật có giá trị cao trong việc biểu hiện nội dung tư tưởng trong tác phẩm. B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh ……. … C. Kiểm tra bài cũ ……. … … D. Hoạt động dạy và học Hoạt động của GVvà HS Yêu cầu cần đạt Hoạt động 1- Đọc và tìm hiểu tiểu dẫn. Bài tập 1- Học sinh đọc mục tiểu dẫn SGK và cho biết: Tác giả Trương Hán Siêu là ai? Sống ở thời kỳ nào? (Học sinh làm việc cá nhân và trình bày trước lớp) Bài tập 2- Anh (chị) hiểu gì về thể phú? Bài Phú sông Bạch Đằng được đánh giá thế nào? Hoạt động 2- Tìm hiểu nội dung Bài tập 1 – Đọc đoạn 1 và cho biết: a- Nhân vật “khách” trong bài phú là người thế nào? Tại sao lại muốn học Tử Trường tiêu dao đến sông Bạch Đằng? (Xem SGK) (Học sinh làm việc cá nhân và trình bày trước lớp) b- Trước cảnh sông nước Bạch Đằng, “khách” đặc biệt chú ý đến những gì? Tâm trạng của “khách” ra sao? (Học sinh làm việc cá nhân và trình bày trước lớp) Bài tập 2: Về nhân vật “bô lão” và câu chuyện các bô lão kể trong đoạn 2 (Xem SGK) a- Tác giả tạo ra nhân vật các bô lão nhằm mục đích gì? (Học sinh làm việc cá nhân và trình bày trước lớp) b- Qua lời thuật của các bô lão, những chiến công trên sông Bạch Đằng được gợi lên như thế nào? (Học sinh làm việc cá nhân và trình bày trước lớp) c. Các hình ảnh, điển tích được sử dụng có hợp với sự thật lịch sử không? Chúng đã diễn tả và khẳng định tài đức của vua tôi nhà Trần ra sao? d- Kết thúc đoạn 2, vì sao tác giả lại viết : “Đến sông đây chừ hổ mặt/Nhớ người xưa chừ lệ chan”? Bài tập 3- Trong đoạn 3, tác giả tự hào về non sông hùng vĩ, gắn liền với chiến công lịch sử, nhưng khẳng định nhân tố nào quyết định thắng lợi của công cuộc đánh giặc giữ nước? Bài tập nâng cao – Trình bày triết lí của tác giả về chiến công lịch sử. Hoạt động 3- Tìm hiểu nghệ thuật. Bài tập 1- Hãy chỉ ra chất hoành tráng của bài phú (SGK (Học sinh làm việc cá nhân và trình bày trước lớp) Hoạt động 4- Tổng kết và dặn dò Câu hỏi – Khái quát đặc điểm nội dung và nghệ thuật của Bài phú sông Bạch Đằng. Nêu ý nghĩa hiện đại của tác phẩm. (Học sinh làm việc cá nhân và trình bày trước lớp) Dặn dò: Học sinh đọc mục Tri thức đọc – hiểu. I- Đọc và tìm hiểu tiểu dẫn. 1- TG Trương Hán Siêu Trương Hán Siêu người Ninh Bình, từng tham gia kháng chiến chống Nguyên – Mông, làm quan dưới bốn triều nhà Trần, không rõ năm sinh, mất năm 1354. 2- Bài Phú sông Bạch Đằng + Phú là một thể loại trong văn học cổ, phân biệt với thơ, hịch, cáo + Bài Phú sông Bạch Đằng thuộc loại Phú cổ thể (Phú cổ), từng nổi tiếng trong thời nhà Trần, được người đời sau đánh giá là bài phú hay nhất của văn học trung đại Việt Nam. II/Tìm hiểu nội dung 1 – Nhận xét về nhân vật “khách” trong đoạn 1: a- Trong thơ chữ Hán thời trung đại, tác giả thường tự xưng mình là “khách”, là “nhân”. ở đây, “khách” vừa là từ tự xưng của tác giả , vừa là nhân vật. Theo nội dung đoạn 1, “khách là một bậc hào hoa, phóng túng, thuộc giới “tao nhân mặc khách”, ham thích du ngoạn đi nhiều, biết rộng, mang “trang chí”, làm bạn với gió trăng, qua nhiều miền sông bề – Khách tìm đến những địa danh lịch sử, học Tử Trường (Tư Mã Thiên) tìm “thú tiêu dao”, nhưng thực chất là để nghiên cứu, tìm hiểu các địa danh lịch sử. Bạch Đằng được coi là địa danh không thể không đến. b- Trước hình ảnh Bạch Đằng “bát ngát”, thướt tha” với “nước trời” “phong cảnh..”, “bờ lau”, “bến lách” nhân vật “khách” có tâm trạng buồn thương vì nghĩ đến cảnh “sông chìm giáo gãy, đò đầy xương khô”, biết bao người anh hùng đã khuất Nhưng sau cảm giác buồn thương cảm động ấy vẫn ẩn giấu niềm tự hào trước lịch sử oai hùng của dân tộc. 2/: Về nhân vật “bô lão” và câu chuyện các bô lão kể trong đoạn 2. Gợi ý: a- Nhà văn tạo ra nhân vật “các bô lão” tượng trưng cho tiếng nói của lịch sử, từ đó dựng lên hồi ức oanh liệt về những trận thủy chiến Bạch Đằng. Nhân vật có tính hư cấu và thực ra cũng là một kiểu “ nhân vật tư tưởng” (dùng để nói lên tư tưởng của tác giả). b- Những kỳ tích trên sông được tái hiện qua cách liệt kê sự kiện trùng điệp, các hình ảnh đối nhau bừng bừng không khí chiến trận với thời Ngô Quyền, nhưng trọng tâm là chiến thắng “buổi trùng hưng” với trận thuỷ chiến ác liệt, dòng sông nổi sóng (Muôn đội thuyền bè/tinh kì phất phới), khí thế “hùng hổ” “sáng chói”, “khói lửa mù trời, tiếng gươm khua, tiếng quân reo khiến “ánh nhật nguyệt phải mờ/bầu trời đất sắp đổi”. Trận đánh “kinh thiên động địa” được tái hiện bằng những nét vẽ phóng bút khoa trương rất thần tình. Âm thanh, màu sắc, cảm giác, tưởng tượng được tác giả vận dụng phối hợp góp phần tô đậm trang sử vàng chói lọi của dân tộc. c- Những hình ảnh điển tích được sử dụng một cách chọn lọc, phù hợp với sự thật lịch sử (Xích Bích, Hợp Phì, gieo roi) điều đó đã góp phần diễn tả tài đức của vua tôi nhà Trần và chiến thắng Bạch Đằng như một bài thơ tự sự đậm chất hùng ca. d – Kết thúc đoạn 2 tác giả viết: “Đến sông đây chừ hổ mặt/ Nhớ người xưa chừ lệ chan”. Đó là vì, tác giả làm bài phú này khi nhà Trần đã có dấu hiệu suy thoái (Theo Tiểu dẫn). Tác giả mới xót xa khi nhớ tới các vị anh hùng đã khuất và cảm thấy hổ thẹn vì thế hệ hiện thời tỏ ra không xứng đáng. 3- Phân tích đoạn 3. Cũng qua lời ca của nhân vật các bô lão, trong đoạn 3, tác giả khẳng định nhân tố quyết định của sự nghiệp giữ nước, đó là chính nghĩa và đạo đức: “Giặc tan muôn thủơ thăng bình Bởi đâu đất hiếm, cốt mình đức cao”. Bài tập nâng cao- Qua lời hát của bô lão và “khách”, trong đoạn 3, tác giả thể hiện triết lí: – Triết lí ở đời: “Những người bất nghĩa tiêu vong Nghìn thu chỉ có anh hùng lưu danh” (Đề cao chữ “Nghĩa”) – Triết lí đánh giặc: “Giặc tan muôn thuở thanh bình Bởi đâu đất hiếm, cốt mình đức cao”.. (Đề cao chữ “Đức”) III- Tìm hiểu nghệ thuật. 1- Tính chất hoành tráng của bài phú trước hết là ở hình tượng dòng sông, một dòng sử thi: “ bát ngát sóng kình muôn dặm”, “thướt tha đuôi trĩ một màu”, với những chién công oanh liệt: “sông chìm giáo gãy, gò đống xương khô”. Tính chất hoành tráng được thể hiện ở việc sử dụng điển cố. Những sự kiện lịch sử, những nhân vật lịch sử được dẫn ra rất phù hợp với sự thật lịch sử mà chỉ nghe nhắc tên thôi người đọc cũng hình dung tính chất tráng ca của những sự kiện, nhân vật ấy. Chân dung tác giả với tầm vóc lớn lao, tư thế ngẩng cao đầu vì niềm tự hào, kiêu hãnh về lịch sử dân tộc đã góp phần làm cho tính chất hoành tráng của bài phú thêm đậm nét. IV- Tổng kết và dặn dò Gợi ý: + Nghệ thuật bài phú nổi bật bởi sự miêu tả phong cách hoành tráng với những kí ức hào hùng trong lịch sử dân tộc. Yêu cầu: Tìm hiểu thêm về thể phú. Rút kinh nghiệm gìơ dạy:Làm văn: Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh Tiết: Ngày soạn: Ngày giảng: A. Mục tiêu cần đạt 1- Học sinh nắm được kết cấu của văn bản thuyết minh. 2- Học sinh rèn luyện kỹ năng tổ chức kết cấu văn bản thuyết minh. B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh ……. … C. Kiểm tra bài cũ ……. … … D. Hoạt động dạy và học Hoạt động của GVvà HS Yêu cầu cần đạt Hoạt động 1- Tìm hiểu lý thuyết. Bài tập 1- Đọc phần đầu của bài học (Trương mục 1- Nguyên tắc chung) và trả lời câu hỏi: a- Mục đích của văn bản thuyết minh? b- Yêu cầu của văn bản thuyết minh? c- Các loại văn bản thuyết minh? (Học sinh làm việc cá nhân và trình bày trước lớp) Bài tập 2- Đọc mục 1 (Nguyên tắc chung) và cho biết khi tạo lập văn bản thuyết minh, cần tuân theo nguyên tắc chung về mặt kết cấu như thế nào? (Học sinh làm việc cá nhân và trình bày trước lớp) Bài tập 3: – Đọc mục 2 (SGK) và cho biết: Những hình thức kết cấu chủ yếu của văn bản thuyết minh? (Học sinh làm việc cá nhân và trình bày trước lớp) Hoạt động 2- Luyện tập Bài tập 1 – Đọc và chỉ ra hình thức kết cấu văn bản thuyết minh (SGK): Bài tập 2: Phân tích kết cấu phần Tri thức đọc – hiểu về phân loại Phú ở trang 8 (SGK). Hoạt động 3- Tổng kết, dặn dò 1- Câu hỏi tổng kết: Nêu những nội dung chính cần ghi nhớ? (Giáo viên giao nhiệm vụ học sinh tự tổng kết) 2- Dặn dò: Chuẩn bị bài Thư dụ Vương Thông lần nữa. I- Đọc và tìm hiểu tiểu dẫn. 1/ Mục đích, yêu cầu& các loại VB TM a. Mục đích: Giới thiệu, trình bày một sự vật, hiện tượng, một vấn đề của tự nhiên, xã hội, con người, nhằm cung cấp tri thức khách quan, chính xác của người đọc. b. Yêu cầu: Trình bày cấu tạo, tính chất, quan hệ, công dụng của đối tượng. c. Các loại: – Thuyết minh về một tác phẩm, một di tích lịch sử, một phương pháp (Giới thiệu, trình bày). – Thuyết minh cho một sản phẩm (Kèm theo sản phẩm) (Thuyết minh thực dụng). – Thuyết minh bằng hình ảnh (Thuyết minh 2- Nguyên tắc chung -Nguyên tắc chung khi tạo lập văn bản thuyết minh là phải sắp xếp các ý theo một hình thức kết cấu nhất định, như: Mối liên hệ bên trong của sự vật, hay quá trình nhận thức của con người Chẳng hạn: Sắp xếp các ý theo thứ tự trên – dưới, trong – ngoài, phải – trái, trước – sau.., chính – phụ; chủ yếu – thứ yếu; bản chất- hiện tượng… 3/ -Những hình thức kết cấu chủ yếu của văn bản thuyết minh bao gồm: + Kết cấu theo trật tự thời gian: Trước – sau, sớm – muộn, trẻ – già, sinh thành – hưng thịnh – diệt vong, + Kết cấu theo trật tự không gian: Trên –dưới, trong – ngoài, gần – xa, bên phải – bên trái, trung tâm – ngoại biên Học sinh làm việc cá nhân và trình bày trước lớp) Bài tập 2- Thế nào là ngữ cảnh văn bản, ngữ cảnh tình huống và ngữ cảnh văn hoá? Vì sao nói: Để hiểu được ý nghĩa của hình tượng trong văn bản, cần phải đặt văn bản vào trong ngữ cảnh? Bài tập 3- Tư tưởng chính của văn bản được phát hiện sau cùng, vậy vì sao nói: đọc – hiểu văn bản phải lấy tư tưởng chính để soi vào các chi tiết? Bài tập 4- Thể nghiệm có vai trò như thế nào trong việc đọc – hiểu văn bản văn học? Hoạt động 2- Luyện tập. Bài tập 1 – Xác định ngữ cảnh của tác phẩm: a- Bài Phú sông Bạch Đằng (Trương Hán Siêu) b – Đại cáo bình Ngô (Học sinh làm việc cá nhân và trình bày trước lớp) c- Các đoạn trích Truyện Kiều (Nguyễn Du). (Học sinh làm việc cá nhân và trình bày trước lớp) Bài tập 2- Nêu mối quan hệ hệ giữa tư tưởng chính và chi tiết trong các văn bản, đoạn trích sau: a- Cảnh ngày hè (Nguyễn Trãi) (Học sinh làm việc cá nhân và trình bày trước lớp) b- Trao duyên (Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du). (Học sinh làm việc cá nhân và trình bày trước lớp) c- Thái sư Trần Thủ Độ (Ngô Sĩ Liên). (Học sinh làm việc cá nhân và trình bày trước lớp) Bài tập 3- Cho biết các nhận định sau đã thoả đáng hay chưa và giải thích lí do? (Xem SGK) (Học sinh làm việc cá nhân và trình bày trước lớp) Hoạt động 1- Ôn tập lý thuyết.. Bài tập 1- Gợi ý: Dựa theo SGK Muốn đọc – hiểu văn bản văn học, ngoài việc nắm vững kiến thức về văn bản, văn bản văn học, mục đích, yêu cầu của việc đọc – hiểu văn bản văn học , cần dựa vào ngữ cảnh để xác định ý nghĩa văn bản, lấy tư tưởng chủ đạo của tác phẩm để soi xét mọi chi tiết của văn bản, và cuối cùng, cần dựa trên kinh nghiệm, vốn sống bản thân và của những người khác để thể nghiệm văn bản. Bài tập 2- + Các phương diện của ngữ cảnh: – Ngữ cảnh văn bản: là tổ chức, kết cấu nội tại cảu văn bản, quy định ý nghĩa của chính văn bản hoặc của từng yếu tố trong văn bản. – Ngữ cảnh tình huống: tình huống cụ thể, như ai nói (viết), ai nghe (đọc – ở đâu (địa điểm), lúc nào (thời gian) – Ngữ cảnh văn hoá: bối cảnh lịch sử, kinh tế, văn hoá, xã hội. + Giải thích: để hiểu được ý nghĩa của hình tượng trong văn bản, cần đặt văn bản vào trong ngữ cảnh, vì các yếu tố trong ngữ cảnh nâng đỡ, chi phối quyết định ý nghĩa của văn bản. Bài tập 3- Tư tưởng chính của văn bản được phát hiện sau, nhưng không phải là sau cùng. Qua các chi tiết, người đọc có thể dự đoán và cảm nhận được một phần tư tưởng của văn bản. Khi đọc xong, tư tưởng ấy được định hình rõ hơn, và bạn đọc phải đối chiếu ngược trở lại để hiểu rõ hơn ý nghĩa của các từ ngữ, các chi tiết. Đây là một quá trình linh hoạt, năng động. Bài tập 4- Thể nghiệm có vai trò rất quan trọng trong quá trình đọc – hiểu văn bản văn học. Người đọc bao giờ cũng phải huy động vốn sống, kinh nghiệm và tri thức cuộc đời mà họ đã tích luỹ được, cũng như những điều đã quan sát được ở những người xung quanh để “ứng nghiệm”, “nhập vai” mà hiểu và đồng cảm hay phản ứng đối với những nhân vật hay cảm xúc trong tác phẩm – đó chính là sự thể nghiệm. Hoạt động 2- Luyện tập. Bài tập 1 -: Gợi ý: a- NGữ cảnh của Bài Phú sông Bạch Đằng (Trương Hán Siêu): Sáng tác vào đời Trần Hiến Tông, khi nhà Trần bắt đầu suy thoái. Rộng hơn, qua các điển tích, điển cố (như Nguyên Tương, Vũ Huyệt, Tam Ngô, Bách Việt, Tử Trường, Xích Bích, Hợp Phì), ta hiểu rõ hơn ngữ cảnh văn hoá và cả nền văn hoá phương Đông với bề dạy lịch sử của nó. b- Ngữ cảnh tình huống của bài Đai cáo bình Ngô (Nguyễn Trãi): sau chiến thắng giặc Minh Nguyễn Trãi thay mặt Lê Lợi báo cáo trước toàn thể nhân dân và thế giới biết về sự ra đời của triều đại mới – triều Lê. Ngữ cảnh văn hoá: văn hoá thời phong kiến thể hiện qua các từ ngữ, điển tích, điển cổ đã được chú thích. c- Các đoạn trích Truyện Kiều (Nguyễn Du) – Ngữ cảnh tình huống: Truyện Kiều được sáng tác trong thời gian “mười năm gió bụi” của Nguyễn Du, dựa vào cốt truyện của Thanh Tâm tài nhân (Trung Quốc). Các đoạn trích: “Trao duyên”, “Nỗi thương mình”, “Chí khí anh hùng” còn thêm ngữ cảnh nữa, đấy là vị trí của mỗi đoạn trong tác phẩm. – Ngữ cảnh văn hoá: Căn cứ vào thể thơ (lục bát) Chữ viết (Nôm) và cách sử dụng ngôn ngữ để xác định ngữ cảnh văn hoá, đó là nền văn hoá phương Đông và văn hoá truyền thống Việt Nam. Bài tập 2: - – a- Cảnh ngày hè (Nguyễn Trãi) – Tư tưởng chính: Tâm trạng, cảm xúc, tình yêu trước bức tranh thiên nhiên mùa hè đầy sức sống. – Tư tưởng chính thể hiện xuyên suốt và thống nhất trong từng chi tiết: hình ảnh, màu sắc, âm thanh. Của bức tranh ngày hè và ước mong của nhà thơ (2 câu cuối). b- Trao duyên (Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du). – Tư tưởng chính: Cảm thông với nỗi đau khổ của nàng Kiều khi nàng rơi vào bi kịch giữa hiếu và tình. – Các chi tiết như: Cậy, nhờ, lạy Thuý Vân, viện nhiều lý do để thuyết phục Thuý Vân, trao kì vật, dặn dò.. đều có giá trị trong việc thể hiện tư tưởng chính của đoạn trích. c- Thái sư Trần Thủ Độ (Ngô Sĩ Liên) – Tư tưởng chính: Ngợi ca nhân cách cứng cỏi, quyết liệt của quan Thái sư Trần Thủ Độ trong việc giữ vững kỉ cương phép nước. – Tư tưởng chính thể hiện ở các chi tiết: Khen thưởng người hoặc mình, người canh cửa thềm cấm; đòi chặt ngón chân kẻ xin làm câu đương, từ chối việc phong tướng cho anh trai mình. Bài tập 3-Nhận xét các ý kiến + Nhận định 1: “Bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão thể hiện lý tưởng của người muốn lập công danh” về cơ bản là đúng, tuy nhiên, cần hiểu “công danh” theo nghĩa gắn với cứu nước. + Nhận định 2: “ở bài thơ Đọc Tiểu Thanh kí, nhà thơ chỉ mượn hình ảnh Tiểu Thanh để biểu hiện chính mình”. Nhận định trên chưa đúng, vì Nguyễn Du có nói về mình nhưng không phải” chỉ mượn hình ảnh Tiểu Thanh là một đối tượng biểu cảm trước tiên, tượng trưng cho số phận con người tài hoa bạc mệnh nói chung chứ không phải chỉ đai diện cho Nguyễn Du. + Nhận định 3: “Đoạn trích Nỗi thương mình chỉ thể hiện cảnh sống không đẹp chốn lầu xanh”. Nhận định trên sai, vì đoạn trích tuy có nói đến cuộc sống dơ bẩn của nàng Kiều ở chốn lầu xanh, nhưng trọng tâm là thể hiện nôi xđau của nàng khi thấy cuộc đời và số phận mình trôi dạt đến chỗ dơ bẩn. Làm văn: Tiết: Ngày soạn: Ngày giảng: A. Mục tiêu cần đạt Giúp học sinh: B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh ……. … C. Kiểm tra bài cũ ……. … … D. Hoạt động dạy và học Hoạt động của GVvà HS Yêu cầu cần đạt (Học sinh làm việc theo nhóm) Hoạt động 1- Ôn tập lý thuyết.. Bài tập – Tình huống 1: – Tên hai đội bóng, tên trường của hai đội bóng. – Thời gian và địa điểm thi đấu. – Các thành tích của hai đội. – Tính chất hứa hẹn của trận đấu. Tình huống 2- -Tên cuộc thi: Tiếng hát oanh vàng – Đối tượng dự thi (học sinh các trường THPT) – Thời gian, địa điểm khai mạc cuộc thi. – Cơ cấu và giá trị giải thưởng Tình huống 3- – Tên gọi của câu lạc bộ tin học. – Hình thức hoạt động của câu lạc bộ. – Thời gian và địa điểm sinh hoạt câu lạc bộ Tình huống 4- – Hình thức tổ chức lớp học. – Giáo viên dạy, địa điểm và thời gian. – Tính chất ưu việt của lớp học về thời gian, chương trình, điều kiện phục vụ học tập Bài tập -: Gợi ý: – Nêu tính chân thực, chính xác trong các nội dung thông tin trên. Chú ý dùng từ ngữ gây ứn tượng mạnh, có ý nghĩa nhấn mạnh tuyệt đối để thu hút đối tượng. Trả bài viết số 8 Tiết: Ngày soạn: Ngày giảng: A. Mục tiêu cần đạt Giúp học sinh: – Hiểu được các yêu cầu của bài kiểm tra tổng hợp cuối năm. – Tự đánh giá được bài viết trên các phương diện: nội dung, kiến thức, kỹ năng cơ bản của ba phần Văn, tiếng Việt và làm văn theo chương trình và SGK Ngữ văn 10 nâng cao, chủ yếu là học kì II. B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh ……. … C. Kiểm tra bài cũ ……. … … D. quy trình trả bài. 1- Giáo viên đọc và chép lại đề kiểm tra cuối năm lên bảng. Học sinh chép lại đề này vào vở (đối với đề tự luận) 2- Giáo viên các yêu cầu: + Yêu cầu về kiểu văn bản (tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, hay nghị luận?) + Nội dung kiến thức cần làm nổi bật những vấn đề gì? + Phạm vi tư liệu (lấy ở tác phẩm, tác gia, giai đoạn nào?) + Cách thức trình bày, diễn đạt (có sạch sẽ không? có mắc nhiều lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp không?) 3- Học sinh suy nghĩ, tự nhớ lại bài viết của mình, và tự đánh giá. 4- Giáo viên trả bài. Học sinh xem lại bài viết của mình, đối chiếu với yêu cầu của đề rút kinh nghiệm và sửa chữa những chỗ sai, bổ sung những chỗ còn thiếu.
Giáo Án Ngữ Văn 10
1. Nhận thức: Giúp học sinh nắm được:
– Những nét chính về tác giả Phạm Ngũ Lão
– Hình ảnh người tráng sĩ và quân đội nhà Trần
– Quan niệm của Phạm Ngũ Lão về chí làm trai – biểu hiện của Hào khí Đông A
– Thủ pháp nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm
Giúp học sinh biết cách phân tích, khai thác bài thơ chữ Hán trong văn học trung đại
Giáo dục cho học sinh lòng tự hào dân tộc, ý thức xây dựng và bảo vệ đất nước.
– Giáo viên: đọc tài liệu, soạn giáo án
– Học sinh: đọc sgk, trả lời câu hỏi phần hướng dẫn học bài.
III/ Các bước lên lớp:
– Bước 1: Ổn định tổ chức
– Bước 2: Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi: Em hãy đọc thuộc lòng bài thơ “Tụng giá hoàn kinh sư ” – Trần Quang Khải và cho biết Hào khí Đông A trong bài thơ thể hiện ở những khía cạnh nào?
(Yêu cầu: Học sinh phải nêu được Hào khí Đông A trong bài thơ thể hiện ở:
+ Niềm tự hào trước những chiến công
+ Ý thức xây dựng và bảo vệ đất nước)
– Bước 3: Dạy bài mới: giới thiệu bài thơ “Thuật hoài”- Phạm Ngũ Lão
Giờ trước chúng ta đã đi tìm hiểu Hào khí Đồng A trong bài thơ “Tụng giá hoàn kinh sư” – Trần Quang Khải. Hào khí đó không chỉ thể hiện ở niềm tự hào trước những chiến công, ý thức xây dựng và bảo vệ đất nước. mà còn biểu hiện ở nhiều khía cạnh khác qua những thủ pháp nghệ thuật đặc sắc khác.Nếu như TQK dùng cách nêu sự kiện một cách giản dị, chân thực trong bài Tụng giá hoàn kinh sư thì PNL lại dùng thủ pháp nghệ thuật hoành tráng trong bài thơ Thuật hoài. Vậy thủ pháp nghệ thuật hoành tráng ấy là gì, cô cùng các em sẽ đi tìm hiểu trong bài hôm nay- đó là bài Thuật hoài – PNL.
êu cầu: Học sinh phải nêu được Hào khí Đông A trong bài thơ thể hiện ở: + Niềm tự hào trước những chiến công + ý thức xây dựng và bảo vệ đất nước) - Bước 3: Dạy bài mới: giới thiệu bài thơ "Thuật hoài"- Phạm Ngũ Lão Giờ trước chúng ta đã đi tìm hiểu Hào khí Đồng A trong bài thơ "Tụng giá hoàn kinh sư" - Trần Quang Khải. Hào khí đó không chỉ thể hiện ở niềm tự hào trước những chiến công, ý thức xây dựng và bảo vệ đất nước... mà còn biểu hiện ở nhiều khía cạnh khác qua những thủ pháp nghệ thuật đặc sắc khác...Nếu như TQK dùng cách nêu sự kiện một cách giản dị, chân thực trong bài Tụng giá hoàn kinh sư thì PNL lại dùng thủ pháp nghệ thuật hoành tráng trong bài thơ Thuật hoài. Vậy thủ pháp nghệ thuật hoành tráng ấy là gì, cô cùng các em sẽ đi tìm hiểu trong bài hôm nay- đó là bài Thuật hoài - PNL. Phương pháp Nội dung kiến thức Hỏi: sau khi đọc phần tiểu dẫn em hãy nêu những nét chính về tác giả PNL? Minh hoạ tranh chàng trai đan sọt làng Phù ủng và tượng thờ PNL Ví dụ: "Ngôn hoài" (Không Lộ thiền sư), "Cảm hoài" (Đặng Dung) Minh hoạ tượng Sát Thát + chữ Trần + những câu nói bất hủ của Trần Thủ Độ, Trần Quốc Tuấn, Trần Bình Trọng. - Đưa bài thơ chữ hán + giọng đọc. Hỏi: sau khi nghe đọc, em có cảm nhận chung gì về nội dung và nghệ thuật của bài thơ? Theo em, bố cục bài thơ có thể chia làm mấy phần? Đối tượng miêu tả của hai câu đầu là ai? được thể hiện qua giọng điệu và nhịp thơ như thế nào? Hỏi: Hình ảnh người tráng sỹ- nhân vật trữ tình được miêu tả như thế nào trong câu thơ đầu? So sánh hai câu thơ của Đoàn Thị Điểm " Múa gươm rượu tiễn chưa tàn Chỉ ngang ngọn giáo vào ngàn hang đeo" Hỏi: Em có nhận xét gì về mối tương quan giữa hình tượng " Hoành sóc" và "Giang sơn"? Hỏi: Theo em hình tượng "Hoành sóc" và "giang sơn" có mối tương quan như thế nào với " Cáp kỷ thu"? Hỏi: Quân đội nhà Trần được miêu tả như thế nào trong câu 2. So sánh: "Sỹ tốt kén tay tỳ hổ Bề tôi chọn kẻ vuốt nanh" (Nguyễn Trãi) Hỏi: Em có nhận xét gì về mối quan hệ của hai hình ảnh trong hai câu thơ đầu? So sánh: "Từ dáng đứng của anh trên đường băng Tân Sơn Nhất Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân" (Lê Anh Xuân) So sánh: Nhận thức của Trần Nhân Tông về thế đứng vững vàng của Tổ quốc: "Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã Sơn hà thiên cổ điện kim âu" Hỏi: Theo em hai câu cuối nói về cái gì? giọng điệu, cảm xúc của hai câu này như thế nào so với hai câu đầu? Hỏi: Em thấy hai câu thơ nói lên quan niệm gì của Phạm ngũ Lão về công danh? So sánh vơi quan niệm của của các nhà thơ khác về công danh mà em đã học ở lớp dưới. So sánh quan niệm về chí làm trai trong ca dao, trong thơ của Đoàn Thị Điểm và Nguyễn Công Trứ. Hỏi: Em có nhận xét gì về nhân cách Phạm ngũ lão qua nỗi thẹn? Xem lại ảnh thờ Phạm gũ Lão Hỏi: Đạt được công danh lẫy lừng như vậy mà vẫn còn thẹn. Vậy qua đó em thấy nhà thơ còn có tâm sự gì? So sánh với nỗi thẹn của Nguyễn Khuyến và Phan Bội Châu Hỏi: Qua bài thơ, em thấy hào khí Đông A còn thể hiện ở những khía cạnh nào? Bước 4 Ca ngợi người tráng sỹ? Ca ngợi quân đội nhà Trần? Chí làm trai? Hỏi: Theo em, thủ pháp nghệ thuật chính của bài thơ này là gì? Xem lại bài thơ chữ hán và nghe lại giọng đọc. Bước 5 A- Vài nét về tác giả: - Phạm Ngũ Lão (1255-1320) Quê quán: Làng Phù ủng, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên - Là một nhân vật lịch sử có công lớn trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông, ở đời vua Trần Anh Tông được phong chức Điện soái thượng tướng quân - Là người văn võ toàn tài, thơ văn để lại ít nhưng nổi tiếng, thể hiện Hào khí Đông A (Thuật hoài, Vãn thượng tướng quốc công Hưng Đạo đại vương) B- Bài thơ Thuật hoài (Tỏ lòng) Là loại thơ trữ tình "ngôn chí" phổ biến trong thơ ca thời trung đại. Nội dung: nói ra, bày tỏ ra những ý nghĩ, tình cảm trong chính lòng mình. I- Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ ra đời trong không khí quyết chiến quyết thắng của quân dân đời Trần khi lực lượng của nước Đại Việt đã lớn mạnh nhưng trong chiến đâú chống giặc Nguyên- Mông chưa đi đến thắng lợi cuối cùng. III- Phân tích: 1. Hai câu đầu: Hình ảnh người tráng sĩ (Phạm Ngũ Lão) và quân đội nhà Trần Với nhịp thơ 4/3 chắc khoẻ, giọng điệu sảng khoái, hào hùng, hai câu đầu khắc hoạ hình ảnh người tráng sĩ (chính là nhân vật trữ tình PNL) và quân đội nhà Trần. a. Câu1: Hình ảnh người tráng sĩ - Hoành sóc - cắp ngang ngọn giáo - tư thế hiên ngang, hùng dũng, đĩnh đạc, kiên cường, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Nó còn có vẻ hùng dũng thách thức với quân thù. (dịch: múa giáo có vẻ phô diễn động tác làm mất đi sự chắc chắn của hình ảnh) - Giang sơn - non sông - không gian rộng lớn kì vĩ, bao la =) ngọn giáo được đo bằng chiều ngang của non sông =) người cầm giáo phải được đo bằng kích thước của đất trời=) không gian làm nổi bật hình dáng oai phong lẫm liệt, sánh ngang với vũ trụ của tráng sĩ =) tư thế hiên ngang, tầm vóc hoành tráng ấy có cơ sở từ tinh thần làm chủ đất nước rất sâu sắc, ý chí bảo vệ đất nước rất kiên cường. - "Cáp kỷ thu"- mấy thu =) thời gian kì vĩ không phải trong khoảnh khắc mà đã trải qua bao cuộc thử thách =) tư thế vững vàng, bền bỉ không thể lay chuyển được. Như vậy, với nhịp 4/3 chắc khoẻ , giọng điệu hào hùng + thanh trắc + hình ảnh con người kì vĩ, không gian kì vĩ, thời gian kì vĩ =) câu thơ khắc họa thế đứng sức mạnh của người tráng sĩ. b. Câu2: Hình ảnh quân đội nhà Trần: Từ thế đứng, sức mạnh của người tráng sỹ, tác giả đã khái quát nên sức mạnh thế đứng của cả dân tộc, cả quân đội. * Tiểu kết: Chỉ bằng hai câu thơ Phạm Ngũ Lão đã khắc hoạ thành công tư thế của nhân vật trữ tình- người trai đời Trần và tư thế sức mạnh của dân tộc ta trong một thời điểm lịch sử với một tầm vóc và quyết tâm lớn. Nhân vật trữ tình ở đây mang tầm vóc sử thi, vẻ đẹp sử thi. 2- Hai câu cuối: tâm sự của nhà thơ. Từ giọng sảng khoái đầy hào khí mạch thơ đột ngột chuyển sang một hướng khác: Tưởng như theo mạch ý phát triển từ hai câu trên thì hai câu cuối là niềm tự hào, hài lòng của con người đã làm tròn trách nhiệm với Tổ quốc, non sông. Song ở đây, hai câu cuối bỗng đượm vẻ ngậm ngùi. "Công danh nam tử còn vương nợ Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu". - Công danh: là lập công- ghi danh. + Lập công: làm nên sự nghiệp lớn trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. + Có công thì mới được ghi danh, lưu danh tên tuổi. - "Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu": Thẹn khi nghe người đời kể chuyện Vũ hầu- Gia Cát Lượng- Người đã có công lớn giúp Lưu Bị khôi phục cơ nghiệp nhà Hán. Phạm Ngũ Lão là người có công danh lừng lẫy, đánh đông dẹp bắc, tham gia cả hai cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông, tuổi cao vẫn còn hăng hái cầm quân đánh tan bọn xâm lược quấy rối biên giới phía tây tổ quốc, được phong chức "Điện soái thượng tướng quân", khi mất dù không thuộc dòng họ vua vẫn được vua cho nghỉ chầu 5 ngày để tưởng nhớ. Đạt đến vinh quang lẫy lừng như vậy mà vẫn day dứt vì cảm thấy mình chưa trả xong nợ công danh, chưa hoàn thành nghĩa vụ với đời, vẫn thẹn khi nghe kể chuyện Vũ hầu. Như vậy hào khí Đông A đây chỉ thể hiện ở lòng yêu nước căm thù giặc, tinh thần quật khởi, lòng tự hào dân tộc. Nó còn nằm trong những tâm tư sâu kín của con người, là tâm sự đáng kính của chàng trai đất Việt cũng là tâm trạng của cả thế hệ thanh niên thời bấy giờ (bài thơ không có đại từ nhân xưng nào) Những con người đó lúc nào cũng canh cánh thù nhà nợ nước, cũng đặt trách nhiệm gánh vác sự an nguy của đất nước lên đôi vai mình. Hào khí ấy đã làm nên những chiến thắng lẫy lừng lưu danh sử sách. IV- Tổng kết: 1. Chủ đề Từ tư thế, khí phách của tráng sỹ, của ba quân và những trăn trở, day dứt trong lòng Phạm Ngũ Lão, bài thơ nói về trí làm trai của người anh hùng thời Lý Trần. 2. Nghệ thuật: bài thơ sử dụng thủ pháp nghệ thuật hoành tráng được thể hiện ở tư thế hiên ngang, tầm vóc lớn lao mang tính chất vũ trụ, khí thế hùng dũng, tình cảm tha thiết, mãnh liệt muốn vươn tới tầm cao của những con người khổng lồ cGiáo Án Ngữ Văn 10 Bài: Văn Bản
Giáo án điện tử Ngữ văn lớp 10
Giáo án Ngữ văn lớp 10
VĂN BẢN
I. MỤC TIÊU: 1) Kiến thức:
Khái niệm và đặc điểm của văn bản.
Các loại văn bản theo phương thức biểu đạt, theo lĩnh vực và mục đích giao tiếp.
2) Kĩ năng:
Biết so sánh để nhận ra một số nét cơ bản của mỗi loại văn bản.
Vận dụng vào việc đọc – hiểu các văn bản được giới thiệu trong phần Văn học.
3) Thái độ:
Hiểu rõ khái niệm, đặc điểm văn bản, ý thức tạo lập văn bản trong học tập và cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
SGV, giáo án, chiếu phần văn bản trong SGK
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ:
3. Giới thiệu bài mới: Phong cách ngôn ngữ bao quátụư sử dụng tất cả các phương tiện ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp của ngôn ngữ toàn dân. Cho nên nói và viết đúng phong cách là đích cuối cùng của việc học tập Tiếng việt, là một yêu cầu văn hoá đặt ra đối với con người văn minh hiện đại… Ta tìm hiểu bài văn bản.
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm và đặc điểm của VB
* Cho 4 nhóm HS lên trình bày:
Mỗi VB trên được người nói / viết tạo ra trong loại hoạt động nào? Để đáp ứng nhu cầu gì? Dung lượng ở mỗi VB như thế nào?
Mỗi VB đề cập vấn đề gì? Vấn đề đó có được triển khai nhất quán trong từng VB không? (nói rõ hơn trong Sách giáo án, Tr 30)
– Ở những VB có nhiều câu ( VB2,3 ), ND của VB được triển khai mạch lạc qua từng câu, từng đoạn ntn?
– VB 3 có bố cục ntn?
– Về hình thức, VB 3 có dấu hiệu mở đầu và kết thúc ntn?
– Mỗi VB trên được tạo ra nhằm mục đích gì?
* GV khái quát các vấn đề cần ghi nhớ
I. Khái niệm và đặc điểm:
VB1: Trong hoạt động giao tiếp chung. Để đáp ứng nhu cầu truyền thụ kinh nghiệm sống. Và dung lượng là 1 câu.
VB 2: Trong hoạt động giao tiếp giữa cô gái và mọi người. Nhu cầu than thân. Gồm 04 câu.
VB 3: Trong hoạt động giao tiếp giữa chủ tịch nước với toàn thể đồng bào. Kêu gọi nhân dân kháng chiến chống Pháp. Có 15 câu.
– Tất cả đều được triển khai nhất quán trong từng VB.
– Kết cấu ba phần rất rõ ràng:
Phần mở đầu: “Hỡi đồng bào toàn quốc”.
Phần thân bài: “Chúng ta muốn… dân tộc ta”.
Phần kết: đoạn còn lại.
– Rất riêng:
Mở đầu: Là lời kêu gọi khẩn thiết, thân tình.
Kết thúc: là quyết tâm chiến thắng kẻ ngoại xâm
VB 1: Mang đến cho người đọc một kinh nghiệm sống.
VB 2: Nói cho mọi người biết thân phận không làm chủ được mình của phụ nữ thời PK.
VB 3: Kêu gọi toàn dân chống giặc ngoại xâm.
* GHI NHỚ:
4. Củng cố: – Nắm vững đặc điểm của văn bản, các loại văn bản.
5. Dặn dò:
Nêu khái niệm văn bản? Có mấy loại văn bản?
Chuẩn bị làm bài viết số 1.
Giáo Án Ngữ Văn 10 Bài: Ra
– GV: Giới thiệu hiểu biết của em về Van -mi-ki ? Quá trình hình thành sử thi Ra-ma-ya-na?
– HS: trả lời
– GV mở rộng
Vanmiki: Sống ở thế kỉ III TCN, được nhân dân Ấn Độ xem là nhà thơ đầu tiên của dân tộc mình. Thuộc đẳng cấp Bàlamôn, bị cha mẹ ruồng bỏ phải trốn vào rừng sâu làm thảo khấu. Sau được Na -ra-đa dạy bảo mà trở thành đạo sĩ.
– GV: Sử thi này có ảnh hưởng như thế nào đối với Ấn Độ và thế giới?
Có ảnh hưởng rộng lớn:
+ Ấn Độ: Được soạn ra từ nhiều thứ tiếng dân tộc khác nhau, được cải biên thành ca kịch và nhiều hình thức nghệ thuật khác. Người Ấn Độ coi đây là một thánh kinh. Người Ấn Độ khẳng định: “Chừng nào sông chưa cạn, đá chưa mòn thì Rama còn làm say mê lòng người và cứu rỗi họ ra khỏi vòng tội lỗi”
+ Tác phẩm còn đựoc phổ biến sâu rộng ở các nước đặc biệt là khu vực Đông Nam Á: Rama Kiên (Thái Lan), Kiêm Kê (Campuchia), Xỉn xay (Lào), Ramayana (Chăm- VN), Dạ thoa vương (Lĩnh Nam chích quái- VN)
– GV: Hãy tóm tắt sử thi Ra-ma-ya-na ?
– HS tóm tắt.
– GV chốt lại ý.
Hoạt động 2: Đọc, tóm tắt tác phẩm
– GV: Vị trí của đoạn trích ?
– HS trả lời.
– GV hướng dẫn học sinh đọc đoạn trích
Hoạt động 3: Phân tích, cắt nghĩa văn bản
– GV: Ngoài việc khẳng định sức mạnh chiến đấu, Ra-ma còn bộc lộ thái độ, tâm trạng gì?
– HS: trả lời
– GV: Vì sao Ra-ma ra sức cứu Xita rồi lại kết tội và ruồng bỏ nàng? Tại sao Ra-ma nói những lời đay nghiến Xita trước mặt những người khác?
– HS: trả lời:
Rama nói với Gianaki tội nghiệp khiêm nhường đứng ở trước mặt chàng, đang khao khát những lời nói yêu thương của chồng sau bao ngày xa cách. Rama đã gọi Xita là”phu nhân cao quý”, đây ko phải là cách gọi hạ thấp nhưng lại bộc lộ xa lạ, lạnh lùng, quan cách và đầy trịnh trọng, dường như không một chút thân mật. Hoàn toàn khác với cách gọi vợ đầy âu yếm của Uylixơ khi gặp vợ: “Nàng ơi” với Pênêlôp (đoạn trích” Uylixơ trở về”).
Nhìn Gianaki, “lòng Rama đau như dao cắt”. nhưng vì sợ tai tiếng nên chàng “bèn nói với nàng, trước mặt những người khác”. Một lần nữa chàng khẳng định”chẳng phải vì nàng mà ta đã đánh thắng kẻ thù…Ta làm điều đó vì nhân phẩm của ta..”. Sau chiến thắng, được gặp lại vợ nhưng lòng Rama không hề thanh thản. Có một sự đấu tranh giữa lí trí và tình cảm, giữa danh dự – bổn phận với tình yêu trong Rama và cuối cùng, lí trí- danh dự- bổn phận đã chiến thắng. Do vậy chàng vẫn tiếp tục nói những lời không phải với Xita.
– GV: Trước thái độ của Ra-ma, Xita như thế nào? Nàng đã làm gì để thanh minh cho mình?
– HS: trả lời.
– GV: Thái độ của Ra-ma khi Xita bước lên giàn hoả thiêu
– GV: Tâm trạng của như thế nào khi được chồng cứu?
– HS: trả lời.
– GV: Thái độ Xi ta khi nghe những lời buộc tội của Ra ma?
– HS: trả lời.
– GV: Xi ta thanh minh cho mình như thế nào?
– HS: trả lời.
– GV: nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 4: Tổng hợp, đánh giá chung
– GV: Đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích.
– HS trả lời
– GV: Nghệ thuật thể hiện tâm lý, tính cách nhân vật trong đoạn trích?
– GV: Ý nghĩa của văn bản?
– HS trả lời.
Hoạt động 5: Củng cố, kiểm tra, đánh giá
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1. Sử thi Ra-ma-ya-na.
– Hình thành: Khoảng thế kỷ IV-III trước CN: văn vần, tiếng Phạn được đạo sị Van-mi-ki hoàn thiện.
– Một trong hai bộ sử thi nổi tiếng của Ấn Độ
– Gồm 24.000 câu thơ đôi, chia thành 24 khúc ca lớn kể về những kì tích của hoàng tử Ra ma.
– Tóm tắt (SGK/55)
3/ Đoạn trích.
a. Vị trí: Chương 79, khúc 6 của sử thi Ra- ma-ya-na.
b. Bố cục: 2 phần
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN. 1. Nội dung: a. Diễn biến tâm trạng của Ra-ma.
– Khẳng định tài năng và sứ mạng của mình
– Thái độ ghen tuông, nghi ngờ Xita (ngôn từ lạnh lùng, xa cách; giọng điệu đay nghiến, ghen tuông, xua đuổi Xita, buông những lời xúc phạm tầm thường. Thái độ và hành động vô cảm…)
→ Vì danh dự dòng họ và tình yêu mãnh liệt
– Không nói lời nào, mắt dán xuống đất và đau khổ vô biên khi Xita ta bước lên giàn hỏa thiêu, nhưng kiên quyết hi sinh tình yêu để bảo vệ danh dự của một anh hùng, một đức vua gương mẫu
→ Đứng trên tư cách kép (con người xã hội và con người cá nhân), đứng giữa tình yêu và danh dự, Ra-ma đã lựa chọn danh dự để làm tròn nghĩa vụ, bổn phận, trách nhiệm của 1 đức vua anh hùng
→ Ca ngợi phẩm chất người anh hùng lý tưởng Ra-ma.
2. Diễn biến tâm trạng của Xi ta.
– Vui và hạnh phúc sau khi được chồng cứu
– Kinh ngạc, đau khổ, tủi nhục trước thái độ và những lời sỉ nhục của chồng.
– Dùng lời lẽ dịu dàng, đoan trang thanh minh cho mình, đem tình yêu, danh dự làm bằng chứng thuyết phục.
– Hành động: bước lên giàn hoả thiêu để chứng minh phẩm hạnh của mình.
→ Ca ngợi phẩm chất người phụ nữ lý tưởng trong sáng, chân thực, thủy chung, giàu lòng tự trọng, có nhân cách cao quý của người phụ nữ Ấn Độ cổ đại.
2. Nghệ thuật:
– Xây dựng nhân vật lý tưởng với tâm lý, tính cách, triết lý, hành động.
– Sử dụng hình ảnh, điển tích,ngôn ngữ miêu tả và đối thoại, giọng điệu, xung đột kịch tính,… giàu yếu tố sử thi.
3. Ý nghĩa văn bản:
– Quan niệm về đấng minh quân và người phụ nữ lý tưởng của người Ấn Độ cổ đại, bài học vôgiá và sức sống tinh thần bền vững cho đến ngày nay.
– Người Ấn Độ tin rằng: “Chừng nào sông chưa cạn, núi chưa mòn thì Ra-ma-ya-na còn làm say đắm lòng người và cứu vớt họ thoát khỏi tội lỗi”.
III. Luyện tập
Bạn đang đọc nội dung bài viết Giáo Án Ngữ Văn 10 Học Kì 2 trên website Techcombanktower.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!