Cập nhật nội dung chi tiết về Giáo Án Môn Ngữ Văn Khối 11 mới nhất trên website Techcombanktower.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
NHÀN (Nguyễn Bỉnh Khiêm) Tiết theo phân phối chương trình: Tiết 40 – Đọc văn I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: – Một tuyên ngôn về lối sống hòa hợp với thiên nhiên, đứng ngoài vòng danh lợi, giữ cốt cách thanh cao được thể hiện qua những rung động trữ tình, chất trí tuệ. – Ngôn ngữ mộc mạc, tự nhiên nhưng ẩn ý thâm trầm, giàu tính trí tuệ. 2. Kỹ năng: đọc hiểu một bài thơ Nôm Đường luật. 3. Tư tưởng, tình cảm: Có lòng yêu mến, kính trọng tài năng và nhân cách Nguyễn Bỉnh Khiêm. II CÁC BƯỚC LÊN LỚP: 1. ỔN ĐỊNH LỚP: P: K:. 2. KIỂM TRA BÀI CŨ: (5 phút) Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự theo nhân vật chính? Nêu các bước? 3. BÀI MỚI * Giới thiệu bài mới: Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà thơ lớn của VHTĐVN giai đoạn từ thế kỉ XV-XVII. Ông nổi tiếng với những vần thơ triết lí, phê phán chiến tranhPK và thói đời suy đạo. Nhiều vần thơ nói về thói đời đen bạc của ông còn ám ảnh trong lòng bạn đọc: – Đời nay nhân nghĩa tựa vàng mười Có của thời hơn hết mọi lời. – Còn bạc, còn tiền, còn đệ tử Hết cơm, hết rượu, hết ông tôi… * Phương tiện: SGK, SGV, bảng phụ, tài liệu chuẩn TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG PHẦN GHI BẢNG Hoạt động 1: hướng dẫn tìm hiểu chung Hs đọc tiểu dẫn. CH1: Nêu vài nét chính về tiểu sử của Nguyễn Bỉnh Khiêm? CH2: Kể tên các tác phẩm chính và nêu đặc sắc của thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm? Gv hướng dẫn cách đọc . CH3: Thể loại của bài thơ?Bố cục của nó? Hoạt động 2: tìm hiểu bài thơ * Nêu vấn đề, phân tích, liên hệ, bày tỏ quan niệm về lối sống được thể hiện qua bài thơ “Nhàn”. CH4: Đọc câu 1-2, em có nhận xét gì về cuộc sống khi cáo quan về quê ở ẩn của Nguyễn Bỉnh Khiêm? CH5: Em hiểu trạng thái “thơ thẩn” như thế nào? Nó cho thấy lối sống của tác giả ntn? Đại từ phiếm chỉ “ai” có thể chỉ đối tượng nào? CH6: Tác giả quan niệm ntn về lẽ sống và ông đã chọn lối sống nào ở câu 3- 4? Gợi mở: Từ vốn hiểu biết về con người Nguyễn Bỉnh Khiêm, em hiểu các từ “dại”, “khôn” trong bài thơ theo nghĩa nào? Nghĩa hàm ẩn của các cụm từ “nơi vắng vẻ”, “chốn lao xao”?… CH7: Nhận xét về cuộc sống sinh hoạt của tác giả ở 2 câu 5-6? Nhịp thơ và ý nghĩa của nó? Gợi mở: Cuộc sống ở đây có phải là khắc khổ, ép xác?… CH9: Nguyễn Bỉnh Khiêm dẫn điển tích về giấc mộng của Thuần Vu Phần nhằm mục đích gì? CH10: Từ quá trình tìm hiểu bài thơ trên, em hiểu bản chất chữ “nhàn” trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm là gì? CH11: Vẻ đẹp cuộc sống và nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ trên? CH12: đặc sắc nghệ thuật của bài thơ? * HS suy nghĩ, phát biểu ý kiến của cá nhân về vẻ đẹp của lối sống nhàn trong văn bản. Hoạt động 3:hướng dẫn tổng kết CH13: ý nghĩa của văn bản? CH14: nội dung và nghệ thuật của VB? *Nêu những ấn tượng đậm nét nhất của mình về những gì thu nhận được qua bài thơ. Hoạt động 4: hướng dẫn làm bài tập GV hướng dẫn cho Hs về nhà làm bài tập. I. Tìm hiểu chung: 1. Tác giả (1491 – 1585) Người thông minh, uyên bác, chính trực, coi thường danh lợi, “chí để ở nhàn dật”. 2. Tác phẩm: – Xuất xứ: tập thơ “ Bạch Vân quốc ngữ thi”. – Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật. – Chữ “Nhàn” : nhằm chỉ một quan niệm, một cách đối nhân xử thế. II. Đọc hiểu: 1. Hai câu đề: – Ba danh từ kết hợp với số từ : Mọi thứ đều đã sẵn sàng, chu đáo. – Nhịp thơ 2/2/3: sự ung dung, thanh thản của tác giả. – “Nhàn” thể hiện ở sự ung dung trong phong thái, thảnh thơi, vô sự trong lòng, vui với thú điền viên. 2. Hai câu thực: – Cách nói đối lập, ngược nghĩa: Ta îí Người – “Nhàn” là nhận dại về mình, nhường khôn cho người, xa lánh chốn danh lợi bon chen, tìm về “nơi vắng vẻ”, sống hòa nhập với thiên nhiên để “di dưỡng tinh thần”. 3. Hai câu luận: – Cuộc sống đạm bạc mà thanh cao của tác giả: thức ăn thanh đạm, cách sinh hoạt dân dã. – Nhịp thơ: 1/3/1/2 . – “Nhàn” là lối sống thuận theo lẽ tự nhiên, hưởng những thức có sẵn theo mùa ở nới chốn thôn dã mà không phải mưu cầu, tranh đoạt. 4. Hai câu kết: – Điển tích về Thuần Vu Phần: phú quý chỉ là một giấc chiêm bao. – “Nhàn” : quan niệm nhìn cuộc đời là giấc mộng, phú quý tựa chiêm bao. è Trí tuệ uyên thâm, tâm hồn thanh cao của nhà thơ thể hiện qua lối sống đạm bạc, nhàn tản, vui với thú điền viên thôn dã. 5. Nghệ thuật: – Sử dụng phép đối, điển cố. – Ngôn từ mộc mạc, tự nhiên mà ý vị, giàu chất triết lí. III. Tổng kết: 1.Ý nghĩa văn bản: Vẻ đẹp nhân cách của tác giả: thái độ coi thường danh lợi, luôn giữ cốt cách thanh cao trong mọi cảnh ngộ đời sống. 2. Nội dung: Một tuyên ngôn về lối sống hòa hợp với thiên nhiên, đứng ngoài vòng danh lợi, giữ cốt cách thanh cao được thể hiện qua những rung động trữ tình, chất trí tuệ. 3. Nghệ thuật: Ngôn ngữ mộc mạc, tự nhiên nhưng ẩn ý thâm trầm, giàu tính trí tuệ. IV. Luyện tập: Gợi ý: Quan niệm sống nhàn của NBK không phải là sống nhàn nhã mà là xa lánh nơi quyền quý, sống hòa hợp với thiên nhiên. Đặt trong xã hội lúc bấy giờ thì quan niệm của NBK mang những yếu tố tích cực. 4. CỦNG CỐ: Em đánh giá ntn về lối sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm? 5. DẶN DÒ: * Học bài cũ: Học bài, làm bài tập, học thuộc bài thơ. * Chuẩn bị bài mới: Soạn bài “Độc Tiểu Thanh kí”. – Trả lời câu hỏi ở SGK. – Tìm hiểu về tác giả. – Tìm hiểu về tấm lòng của ND được thể hiện trong bài thơ. – Đặc sắc nghệ thuật của bài thơ. 6.RÚT KINH NGHIỆM : …
Giáo Án Môn Ngữ Văn Khối 12
– Hiểu được quan điểm sáng tác
– Nắm khái quát về sự nghiệp văn học
– Nắm đặc điểm cơ bản về phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh
– Vận dụng có hiệu quả trong việc đọc hiểu thơ văn của Người.
B. chuẩn bị: – GV: Thiết kế bài dạy, Tài liệu tham khảo
– HS : Sách GK, bài soạn
c. Tiến trình dạy học
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
Ngày soạn: Tiết đọc văn Tuyên ngôn độc lập ( Phần I - Tác giả ) Hồ Chí Minh A. Mục tiêu cần đạt. Giúp HS: - Hiểu được quan điểm sáng tác - Nắm khái quát về sự nghiệp văn học - Nắm đặc điểm cơ bản về phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh - Vận dụng có hiệu quả trong việc đọc hiểu thơ văn của Người. B. chuẩn bị: - GV: Thiết kế bài dạy, Tài liệu tham khảo - HS : Sách GK, bài soạn c. Tiến trình dạy học 1. ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Hoạt động 1- Tìm hiểu tiểu sử 1. HS trình bày tiểu sử 2. GV góp ý dàn ý và định hướng: Gốc yêu nước + Nung nấu lòng yêu nước + Tìm đường cứu nước + Bắt gặp vũ khí cứu nước + Vận động CM để hoàn thành sự nghiệp cứu nước + Thành công + Đánh giá chung về con người và sự nghiệp 3. HS phát biểu khái quát về cuộc đời, sự nghiệp Hồ Chí Minh I- Tiểu sử 1. Quê hương, gia đình, hoạt động trước khi tìm đường cứu nước - Gia đình nhà nho yêu nước - Quê hương (...) là một vùng giàu truyền thống văn hóa và yêu nước. - Đã học chữ Hán, trường Pháp và dạy học cho đến năm 21 tuổi. 2. Hành trình, hoạt động, sự nghiệp cách mạng (các mốc quan trọng) - 1911 - 1919 : ra nước ngoài tìm đường cứu nước. - 1920 : gặp Chủ nghĩa Cộng sản, là thành viên sáng lập Đảng cộng sản Pháp. Từ đây trở thành người đi tiên phong trên con đường cứu nước theo lí luận Cộng sản. - Đến 1929 : hoạt động quốc tế và thành lập các tổ chức cứu nước theo con đường này. -3/2/1930 : chủ trì thành lập ĐCSVN. Từ đó hoạt động để xây dựng Đảng vững mạnh. - Từ 2/1941 về nước trực tiếp tổ chức và lãnh đạo phong trào CM trong nước, làm nên CMT8/1945 - 2/9/1945 đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước VN mới, bắt đầu một thời đại mới. Là lãnh tụ Đảng, Chủ tịch nước cho đến khi từ trần (2/9/1969). 3- Khái quát chung Là nhà yêu nước và cách mạng vĩ đại của dân tộc, đồng thời là một nhà hoạt động lỗi lạc của phong trào quốc tế cộng sản. Danh nhân văn hóa thế giới. Sự nghiệp chính là sự nghiệp cách mạng nhưng Người cũng để lại một sự nghiệp văn học to lớn Hoạt động 2 - Tổ chức tìm hiểu Sự nghiệp văn học 1. Tìm hiểu quan điểm a) HS nêu 3 quan điểm GV hướng dẫn để HS phát biểu dưới dạng mệnh đề. b) GV hướng dẫn cách nghị luận để làm sáng tỏ 3 quan điểm ( Hướng dẫn HS thực hiện nghị luận 1 trong 3 quan điểm) + Muốn nghị luận cần trình bày 3 nội dung. Thứ nhất, HCM đã phát biểu trực tiếp quan điểm như thế nào ? Thứ hai, Người đã thể hiện điều ấy trong tác phẩm của mình ra sao ? Thứ ba, văn học nói chung đã thể hiện quan điểm này thế nào ? c) GV trình bày ngắn gọn 1 quan điểm để minh họa II. Sự nghiệp văn học 1. Quan điểm sáng tác a) Văn nghệ là vũ khí chiến đấu lợi hại phụng sự sự nghiệp cách mạng + Hồ Chí Minh từng khẳng định : "Văn học nghệ thuật,...mặt trận ấy". Người phê phán thơ xưa chỉ biết trưng, hoa, tuyết, nguyệt và nhấn mạnh : "Nay ở trong thơ nên có thép,ữngung phong". + Thời ở Pháp, Nguyễn ái Quốc - Hồ Chí Minh đã viết Bản án chế độ thực dan Pháp, ngay ở trong nhà tù Tưởng Giới Thạch, tuy bảo "ngày dài ngâm ngợi cho khuây" nhưng Nhật kí trong tù rất giàu tính chiến đấu,... Những ngày tháng gian khổ vận động cách mạng tiến tới tổng khởi nghĩa, tại căn cứ địa Việt Bắc, Bác sáng tác các bài ca cách mạng,... + VHNT thế giới cũng như VHNT Việt Nam, trong chiều dài hàng ngàn năm của mình, quan điểm mà HCM đề cao đã tạo nên một dòng chảy xuyên suốt. ở VN chẳng hạn, từ Lí Thường Kiệt, Nguyễn Trãi đến nay luôn vang lên những sáng tác văn chương của những con người "Lấy cán bút làm đòn xoay chế độ/Mỗi vần thơ bom đạn phá cường quyền" (Sóng Hồng). b) Cần chú trọng tính chân thật và tính dân tộc c) Xuất phát từ đối tượng tiếp nhận, mục đích tác động để lựa chọn nội dung và hình thức thể hiện, 2. Tìm hiểu di sản văn học GV hướng dẫn HS về nhà lập Bảng tóm tắt di sản văn học HCM. (Quy định thời hạn nghiệm thu, chấm điểm) 2. Di sản Chính luận Truyện kí Thơ ca Tác phẩm Nội dung Đăc sắc NT 3. Tìm hiểu Phong cách nghệ thuật a) HS lập dàn ý trình bày (theo nhóm) b) GV Phỏng vấn : + Cái hay của Vi hành + Sự kết hợp giữa cổ điển và hiện đại là gì ? 3. Phong cách nghệ thuật + Mỗi thể loại có những đặc sắc riêng ( Văn chính luận, Truyện và kí, Thơ ca ) + Đánh giá chung : Phong phú, đa dạng nhưng nhất quán. Mục đích rõ ràng, tư tưởng sâu sắc, cách viết...nên có sức hấp dẫn, có sức tác động nhiều đối tượng, có sức sống lâu bề Hoạt động 3 - Tổ chức tổng kết 1. GV nêu các yêu cầu cần nắm về tác giả HCM 2. HS đọc Ghi nhớ III. Tổng kết - HCM là tác gia lớn, có quan điểm sáng tác đúng đắn tiến bộ. Người đã để lại sự nghiệp văn học phong phú, đa dạng, gồm nhiều thể loại. - Tác phẩm của người có giá trị nhiều mặt, đặt nền móng cho sự phát triển của văn học cách mạng Việt Nam. Hoạt động 4 - Luyện tập IV. Luyện tập Bài 1 1. Cả lớp góp ý để làm rõ 2 phương diện của bài thơ Chiều tối (Mộ). GV vừa gợi ý vừa ghi bảng các ý kiến HS 2. Dựa trên 2 nội dung xác định 1, 2 HS trình bày miệng. Bài 2 (thực hiện ở nhà) Tổ học tập tổ chức viết thành văn bản. GV chấm theo tổ. Bài tập 1 1. Màu sắc cổ điển + Thể loại thơ tứ tuyệt, âm hưởng Đường thi + Hình ảnh thiên nhiên, không gian, tâm thế nhà thơ phảng phất điệu bâng khuâng, cô đơn như chinh nhân lữ thứ với cái tôi trữ tình ẩn tàng thường gặp trong thơ xưa. 2. Màu sắc hiện đại + Hình tượng con người khách quan là trung tâm của bức tranh, Cái nhìn sống động, tuơi tắn. + Hình ảnh bếp lửa hồng mang tính ẩn dụ cho tương lai lạc quan, tin tưởng, không bị trùm lấp bởi điệu buồn của lối thơ chinh nhân xưa + Trong chiều sâu của bài thơ là hình ảnh tác giả điềm đạm, lão luyện đang dấn thân trên đường gian khó. Đó là một hình ảnh động, khác với cái xôn xao được thể hiện trong tĩnh lặng của thơ cổ diển. Con người như thế, phải là con người của thời hiện đại. D. Dặn dò: - Làm bài tập 2 trong SGK - Soạn bài: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng ViệtGiáo Án Ngữ Văn 11
– Sống vào khoảng TKXVIII, quê làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.
– Sống chủ yếu ở Thăng Long, có 1 ngôi nhà tên Cổ Nguyệt Đường.
– Con vợ lẻ, tính tình phóng túng, đi nhiều nơi, kết giao nhiều bạn bè, thân thiết với nhiều danh sĩ.
– Là 1 thiên tài kì nữ nhưng cuộc đời, tình duyên lại gặp nhiều bất hạnh, ngang trái.
– Sáng tác cả chữ Nôm và chữ Hán.
– Được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm (Xuân Diệu).
– Là 1 trong những nhà thơ tiêu biểu cho trào lưu nhân đạo chủ nghĩa của VHVN nửa cuối TK XVIII – nửa đầu TK XIX.
– Nội dung sáng tác: chủ yếu là tiếng nói cảm thương đối với người phụ nữ, đề cao vẻ đẹp và khát vọng của họ.
a. Xuất xứ: Nằm trong chùm Tự tình (3 bài).
b. Hoàn cảnh sáng tác: Nếu bài thơ “Mời trầu” được HXH sáng tác ở giai đoạn đầu khi nữ sĩ mới bước vào con đường tình duyên thì “Tự tình” có lẽ ra đời trong giai đoạn bà đã trải qua quá nhiều sóng gió trong đời sống hôn nhân.
II. Đọc – hiểu văn bản:
1. Hai câu đề: Cảnh cô đơn trong đêm khuya vắng:
– Hai câu đề mở ra thời gian, không gian và hoàn cảnh mang tính bi kịch của nhân vật.
– TG: đêm khuya thanh vắng, thời điểm thích hợp để con người đối diện với chính mình, để thương xót, để tự vấn, để nhìn ngắm lại bản thân mình.
TỰ TÌNH II --Hồ Xuân Hương- I. Tìm hiểu chung: 1. Tác giả: - Sống vào khoảng TKXVIII, quê làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. - Sống chủ yếu ở Thăng Long, có 1 ngôi nhà tên Cổ Nguyệt Đường. - Con vợ lẻ, tính tình phóng túng, đi nhiều nơi, kết giao nhiều bạn bè, thân thiết với nhiều danh sĩ. - Là 1 thiên tài kì nữ nhưng cuộc đời, tình duyên lại gặp nhiều bất hạnh, ngang trái. - Sáng tác cả chữ Nôm và chữ Hán. - Được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm (Xuân Diệu). - Là 1 trong những nhà thơ tiêu biểu cho trào lưu nhân đạo chủ nghĩa của VHVN nửa cuối TK XVIII - nửa đầu TK XIX. - Nội dung sáng tác: chủ yếu là tiếng nói cảm thương đối với người phụ nữ, đề cao vẻ đẹp và khát vọng của họ. 2. Tác phẩm: a. Xuất xứ: Nằm trong chùm Tự tình (3 bài). b. Hoàn cảnh sáng tác: Nếu bài thơ "Mời trầu" được HXH sáng tác ở giai đoạn đầu khi nữ sĩ mới bước vào con đường tình duyên thì "Tự tình" có lẽ ra đời trong giai đoạn bà đã trải qua quá nhiều sóng gió trong đời sống hôn nhân. II. Đọc - hiểu văn bản: 1. Hai câu đề: Cảnh cô đơn trong đêm khuya vắng: - Hai câu đề mở ra thời gian, không gian và hoàn cảnh mang tính bi kịch của nhân vật. - TG: đêm khuya ® thanh vắng, thời điểm thích hợp để con người đối diện với chính mình, để thương xót, để tự vấn, để nhìn ngắm lại bản thân mình. - KG: vắng lặng, mênh mông, chỉ có tiếng trống canh báo hiệu thời gian đã trôi qua. + văng vẳng: từ láy (mô típ quen thuộc) ® cảm nhận sự trôi đi của thời gian bằng thính giác. + trống canh dồn ® bước đi dồn dập của thời gian và sự rối bời của tâm trạng. ® Bút pháp lấy động tả tĩnh quen thuộc trong thơ cổ. ® Cảm nhận rất Á Đông của 1 người thiếu phụ đối điện với nước non nghìn trùng trong đêm vắng đang lắng nghe từng giọt buồn. (Liên hệ: Văng vẳng tai nghe tiếng khóc gì - "Bỡn bà lang khóc chồng" Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom - "Tự tình I") - Con người: + Trơ: đảo ngữ ® nhấn mạnh: Ÿ Trơ trọi, cô đơn ® tủi hổ, bẽ bàng (Đuốc hoa để đó, mặc nàng nằm trơ - "TK".ND) Ÿ Thách thức ® bản lĩnh (Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt - "Thăng Long thành hoài cổ".BHTQ) + cái hồng nhan ® rẻ rúng, mỉa mai ® thân phận nhỏ bé. + nước non ® KG rộng lớn, con người xuất hiện trong tư thế đối lập với KG mênh mông, cái cá thể trơ trọi trước cái vô cùng, cái rộng lớn. ® Các yếu tố nghệ thuật hô ứng nhau nhằm nhấn mạnh nỗi niềm trơ trọi, cô đơn đến tận cùng của người phụ nữ - ý thức nỗi đau thân phận. ® Nhịp 1/3/3 + đối ® Bên ngoài là bản lĩnh, bên trong là nỗi đau ® tâm trạng cô đơn, buồn tủi, bẽ bàng về duyên phận. ð Trong đêm khuya vắng, người phụ nữ cô đơn cảm thấy thương cho thân phận mình. 2. Hai câu thực: Nỗi niềm cay đáng, chán chường: - Chén rượu hương đưa ® mượn rượu giải sầu cho quên sự đời. - say lại tỉnh ® lúc tỉnh ra, người phụ nữ cô đơn, trơ trọi ấy chẳng thể vơi bớt nỗi sầu. ® Người phụ nữ cô đơn tìm men rượu che giấu nỗi buồn nhưng nỗi buồn không thể nhạt phai. ® Cái vòng lẩn quẩn, tình duyên thành trò đùa của con tạo ® càng cảm nhận nỗi đau thân phận. (Rút kiếm chém nước, nước càng chảy mạnh. Nâng chén tiêu sầu, sầu càng sầu - Lí Bạch). ® Uống rượu để giải sầu, để sẻ chia nhưng say lại tỉnh, nỗi đau khổ nhân lên vạn lần (Liên hệ: Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh, Giật mình, mình lại thương mình xót xa - chúng tôi Rượu ngon không có bạn hiền, Không mua không phải không tiền không mua - KDK.NK) - Vầng trăng: tượng trưng cho niềm vui, hạnh phúc. - bóng xế khuyết chưa tròn ® hình tượng chứa hai lần bi kịch: trăng sắp tàn vẫn chưa tròn - tình duyên chưa vẹn. ð Ngoại cảnh cũng là tâm cảnh thể hiện tâm trạng sầu muộn, xót xa khi tuổi thanh xuân đã trôi qua mà nhân duyên vẫn không trọn vẹn - nỗi đau về tuổi lỡ thời. 3. Hai câu luận: Nỗi niềm phẫn uất, muốn bức phá: - rêu, đá ® trong thơ xưa rêu, đá vốn mềm yếu, trong tư thế tĩnh nhưng ở thơ HXH rêu, đá không chịu mềm yếu, muốn rắn chắc hơn với tư thế tấn công. ® Cảnh thiên nhiên hiện lên đầy sức sống, sinh động, mạnh mẽ. Đó là hình ảnh của tâm trạng, 1 tâm trạng bị dồn nén, muốn được giải thoát khỏi sự cô đơn, chán chường, thể hiện khao khát hạnh phúc. - Xiêng ngang, Đâm toạc: ngôn ngữ dân gian bình dị mà giàu sức gợi: + Động từ mạnh mẽ kết hợp bổ ngữ độc đáo, thể hiện sự bướng bỉnh, ngang ngạnh. + Đảo ngữ làm nổi bật sự phẫn uất của tâm trạng. ® Nhịp 4/3 + NT đối, nhịp thơ vút lên ® HXH mang 1 tính cách mạnh mẽ, ý thức về cái tôi cá nhân luôn hiện hữu, bà không cam chịu, tâm trạng bị dồn nén muốn phản kháng, muốn vượt khỏi số phận hẩm hiu. ® Cảnh vật hiện lên với những nét vẻ "phá cách" ® PC thơ Nôm HXH: Cảm xúc và ý thức phản kháng đã mang đến cho cảnh sắc trong thơ HXH 1 trạng thái động, khác hẳn phong vị thơ cổ. ð Cách dùng từ độc đáo thể hiện cá tính mạnh mẽ, tài năng của tác giả: cảnh vật hiện lên sinh động, đầy sức sống dù trong tình huống bi thương vẫn không cam chịu, luôn khát khao hạnh phúc. 4. Hai câu kết: Tâm trạng chán chường, buồn tủi mà cháy bỏng khát vọng hạnh phúc: - Ngán: từ dân gian ® chán ngán nỗi đời éo le, bạc bẽo. - xuân (mùa xuân, tuổi xuân) ® điệp từ ® sự tuần hoàn của tạo hóa: mùa xuân đi rồi trở lại nhưng tuổi xuân qua rồi thì không bao giờ trở lại. - lại ® từ đồng âm: lại [1] - phụ từ (thêm lần nữa), lại [2] - động từ (trở lại) ® vòng lẩn quẩn của tạo hóa: sự trở lại của mùa xuân đồng nghĩa với sự ra đi của tuổi xuân. ® Thời gian cứ vô tình trôi lặng lẽ, biết bao mùa xuân mang theo chút hy vọng mong manh rồi cũng đi qua, tuổi xuân của 1 đời người con gái cũng lặng lẽ phôi pha cùng năm tháng. - Mảnh tình: tình cảm ít ỏi, nhỏ bé. - san sẻ ® động từ ® chia sẻ cho người khác. - tí con con ® từ đồng nghĩa ® tình cảm được hưởng thật mong manh. ® NT tăng tiến thể hiện tâm trạng ngao ngán, chán chường, xuất phát từ sự không phù hợp giữa khát vọng tình yêu nồng thắm với hiện thực lẻ mọn, hẩm hiu; nhấn mạnh sự nhỏ bé của thân phận lẻ mọn. Đó cũng là nỗi lòng của người phụ nữ trong xã hội xưa. Với hạnh phúc luôn là chiếc chăn quá hẹp (Liên hệ: Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng, Chém cha cái kiếp lấy chồng chung - "Làm lẻ" - HXH) ð Lời than thở thể hiện khát khao hạnh phúc của HXH. ® Ý nghĩa nhân văn: trong buồn tủi, người phụ nữ gắng gượng vượt lên trên số phận nhưng cuối cùng vẫn rơi vào bi kịch. III. Tổng kết: 1. Ý nghĩa VB: Bản lĩnh HXH được thể hiện qua tâm trạng đầy bi kịch: vừa buồn tủi vừa phẫn uất trước tình cảnh éo le, vừa cháy bỏng khao khát được hạnh phúc. 2. Nội dung: Bài thơ thể hiện tâm trạng, thái độ của HXH: vừa đau buồn, vừa phẫn uất trước duyên phận, gắng gượng vươn lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch. Bài thơ cho thấy khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc và phê phán gay gắt chế độ đa thê phong kiến, đồng thời cũng thể hiện thái độ chống đối lại số phận nhưng bất lực. 3. Nghệ thuật: Tài năng độc đáo của Bà chúa thơ Nôm trong nghệ thuật sử dụng từ ngữ và xây dựng hình ảnh; sử dụng những từ ngữ giản dị mà đặc sắc, hình ảnh giàu sức gợi. ---HẾT---Giáo Án Môn Ngữ Văn 10
– Nắm được những tiêu chí chủ yếu và cấu trúc của một văn bản văn học.
– Vận dụng những hiểu biết trên để tìm hiểu tác phẩm văn học.
Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:
– Kiến thức: + Các tiêu chí chủ yếu của văn bản văn học.
+ Cấu trúc của văn bản văn học với các tầng ngôn từ, hình tượng, hàm nghĩa.
– Kĩ năng: + Phân tích tác phẩm theo đặc trưng thể loại.
+ Cảm thụ tác phẩm có chiều sâu.
VĂN BẢN VĂN HỌC Mức độ cần đạt: Giúp học sinh: - Nắm được những tiêu chí chủ yếu và cấu trúc của một văn bản văn học. - Vận dụng những hiểu biết trên để tìm hiểu tác phẩm văn học. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng: - Kiến thức: + Các tiêu chí chủ yếu của văn bản văn học. + Cấu trúc của văn bản văn học với các tầng ngôn từ, hình tượng, hàm nghĩa. - Kĩ năng: + Phân tích tác phẩm theo đặc trưng thể loại. + Cảm thụ tác phẩm có chiều sâu. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT Hoạt động 1 H: Trong những văn bản sau đây, văn bản nào thuộc văn bản VH, văn bản nào thuộc loại văn bản phi văn học? HS: Làm việc cá nhân, phân loại - Văn bản: 1, 2, 3, 4, 5 là văn bản VH - Văn bản 6, 7, 8 là văn bản phi văn học (Văn bản nhật dụng) - Các văn bản: 1,2 là văn bản viết ra nhằm mục đích chính trị nhưng vẫn được gọi là VBVH vì quan niệm trung đại: Văn- Sử- Triết bất phân. GV: Nhận xét, kết luận H: Vậy, văn bản văn học là gì? HS: Làm việc cá nhân, phát biểu GV: Nhận xét, kết luận H: Nội dung được thể hiện trong các văn bản văn học? + Truyện Kiều? + Chinh phụ ngâm khúc? + Tam quốc diễn nghĩa? H: Các tác phẩm được xây dựng trên chất liệu nào? So sánh với các tác phẩm nghệ thuật khác như hội hoạ, điêu khắc? H: Phương thức thể hiện của văn bản văn học? GV: Bổ sung, giảng rõ H: Từ việc phân tích các ví dụ, hãy nêu các tiêu chí của một văn bản VH? HS: Kết luận GV: Nhấn mạnh, giảng rõ Hoạt động 2 GV: Yêu cầu HS đọc đoạn thơ. H: Nội dung đoạn thơ? H: Nhận xét nhịp điệu? H: Thế nào là tầng ngôn từ? Vai trò? GV: Nhấn mạnh, giảng rõ GV: Yêu cầu HS đọc câu ca dao H: Hình tượng được nêu lên trong câu ca dao? H: Tác giả xây dựng hình tượng bằng cách nào? H: Qua hình tượng đó tác giả muốn nói điều gì? H: Bài ca dao còn muốn đề cập đến vấn đề gì? H: Nhờ đâu ta nhận biết được điều đó? GV: Nhận xét, giảng rõ Hoạt động 3 H: Các văn bản do nhà văn viết ra có phải là tác phẩm văn học không? H: Khi nào văn bản mới trở thành tác phẩm? HS: Làm việc cá nhân, phát biểu GV: Kết luận Hoạt động 4 GV: Hướng dẫn, gợi ý HS: Chuẩn bị cá nhân, giải bài tập I. Tiêu chí chủ yếu của văn bản văn học: * Ví dụ: Chiếu dời đô(1), Hịch tướng sĩ(2), Bến quê (3), Sang thu(4), Tôi và chúng ta(5), Thông tin về Ngày Trái đất năm 2000(6), Báo cáo chính trị BCHTW Đảng Cộng sản Việt Nam(7), Động Phong Nha(8). * Khái niệm: Văn bản văn học - Theo nghĩ rộng: là văn bản sử dụng ngôn từ nghệ thuật. - Theo nghĩa hẹp: là những sáng tác nghệ thuật được xây dựng bằng hư cấu sáng tạo. (Theo quan niệm của các nhà lí luận VH VN thì VBVH được sử dụng theo nghĩa hẹp) * Các tiêu chí chủ yếu của văn bản VH: - Là văn bản đi sâu phản ánh hiện thực khách quan và khám phá thế giới tình cảm và tư tưởng, thoả mãn nhu cầu thẩm mỹ của con người. - Được xây dựng bằng ngôn từ nghệ thuật, có hình tượng, có tính thẩm mỹ cao; sử dụng nhiều biện pháp tu từ, thường hàm súc → gợi liên tưởng, tưởng tượng → có ý nghĩa. - Xây dựng theo phương thức riêng → thuộc một thể loại nhất định. → sáng tạo tinh thần của nhà văn. II. Cấu trúc của văn bản văn học: 1. Tầng ngôn từ - từ ngữ âm đến ngữ nghĩa: - Ngữ nghĩa của từ: nghĩa tường minh → hàm ẩn, nghĩa đen → nghĩa bóng. - Ngữ âm: âm thanh do ngôn từ tạo nên. → bước thứ nhất để đi vào chiều sâu văn bản. 2. Tầng hình tượng: Hình tượng được sáng tạo → những chi tiết, cốt truyện, nhân vật, hoàn cảnh, tâm trạng → khác nhau ở mỗi văn bản. → nhà văn xây dựng hình tượng để gửi gắm tình ý của mình với cuộc đời. 3. Tầng hàm nghĩa: - Tầng hàm nghĩa: ý nghĩa ẩn kín, ý nghĩa tiềm tàng của văn bản → tấc lòng nhà văn muốn ký thác cho đời. - Tầng ngôn từ → tầng hình tượng → tầng hàm nghĩa. III. Từ văn bản đến tác phẩm văn học: Nhà văn sáng tác văn bản văn học → hệ thống ký hiệu tồn tại khách quan → có người đọc → các giá trị của văn bản được tiếp nhận → tác phẩm văn học. IV. Luyện tập: Bài 1: - Bài thơ văn xuôi. Giống nhau: câu mở đầu và câu kết mỗi đoạn. - Nơi dựa ngược với thông thường →là nơi dựa tinh thần: nơi con người thấy niềm vui và ý nghĩa cuộc sống. →sống với tình yêu, với niềm hy vọng về tương lai, lòng biết ơn quá khứ →phẩm giá nhân văn của con người. Bài 2: - Bài thơ chia hai đoạn + 4 câu đầu: sức tàn phá của thời gian. + 3 câu cuối: những điều có sức sống mãnh liệt, tồn tại với thời gian. - Ý nghĩa: thời gian xóa nhoà tất cả, thời gian tàn phá cuộc đời con người. Chỉ có văn học nghệ thuật và kỷ niệm về tình yêu là có sức sống vĩnh hằng. Bài 3: - 2 câu đầu: mối quan hệ giữa người đọc và nhà văn →quan hệ tương thông và tương đồng → người viết tiêu biểu cho tâm hồn dân tộc. - 2 câu cuối: văn bản nhà văn → tác phẩm văn học trong tâm trí người đọc: tái tạo lại, tưởng tượng thêm. IV. Củng cố: - Học sinh trình bày phần ghi nhớ. - Đánh giá chung, học sinh trình bày ý kiến của mình. -Giáo viên nhận xét, bổ sung, hoàn chỉnh. V. Dặn dò: Học bài- chuẩn bị: Thực hành các phép tu từ; phép điệp và phép đối. + Tìm hiểu phép điệp, phép đối. + Luyện tập phép điệp. + Luyện tập phép đối. VI. Rút kinh nghiệm: ..Bạn đang đọc nội dung bài viết Giáo Án Môn Ngữ Văn Khối 11 trên website Techcombanktower.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!