Cập nhật nội dung chi tiết về Giáo Án Luyện Từ Và Câu 5 Tuần 25 mới nhất trên website Techcombanktower.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Ngày dạy 01/ 02/2011 tiết 49: LUYỆN TỪ VÀ CÂU: LIÊN KẾT CÁC CÂU TRONG BÀI BẰNG PHÉP LẶP. I. Mục tiêu: 1-Hiểu và nhận biết được những từ ngữ lặp dùng để liên kết câu (ND ghi nhớ); hiểu được tác dụng cả việc lặp từ ngữ. 1-Biết sử dụng cách lập từ ngữ để liên kết câu; làm được bài tập, ở mục III. 3- Giáo dục học sinh ý thức sử dụng câu chính xác. II. Chuẩn bị: + Giấy khổ to viết sẵn nội dung BT2. III. Các hoạt động: TG Giáo viên Học sinh 7’ 13’ 20’ Hoạt động 1: TC làm việc CN Tìm các vế câu, từ nối và xác định CN – VN mỗi vế câu ghép sau: Tôi cố gắng bao nhiêu, nó lại hờ hững bấy nhiêu. Nhận xét ghi điểm. ® Giới thiệu bài. Hoạt động 2: TC Hoạt động cá nhân, nhóm, lớp. GQMT 1 Bài 1 Yêu cầu học sinh đọc đề bài. gợi ý: Câu (1) và (2) của ví dụ trên đều nói về sự vật gì? YC HS trao đổi nhóm đôi Giáo viên chốt lại lời đúng. Bài 2 Nêu yêu cầu đề bài. gợi ý: Em đã viết nội dung của 2 câu ví dụ trên đều nói về đền Thờ. Vậy từ ngữ nào ở 2 câu giúp em biết điều đó? NX bổ sung: nhờ cùng nói về một đối tượng (ngôi đền) và có cách thức để biểu thị điểm chung đó (bằng cách lặp lại từ đền) nên hai câu trên liên kết chặt chẻ với nhau. Nhờ đó người đọc hiểu được nội dung của hai câu. Bài 3 Yêu cầu học sinh trao đổi theo cặp để thực hiện yêu cầu đề bài. chốt lại, bổ sung thêm: Nếu không có sự liên kết giữa các câu thì sẽ không tạo thành đoạn văn, bài văn. Yêu cầu học sinh đọc nôi dung phần ghi nhớ Hoạt động 3: TC Hoạt động cá nhân, nhóm, lớp. GQMT 2, 3 Bài 1 yêu cầu học sinh đọc đề bài và thực hiện yêu cầu đề bài. Giáo viên nhận xét, chốt lại ý đúng. Bài 2 phát giấy cho 3 – 4 học sinh làm bài trên giấy. nhận xét, chốt lại lời giải đúng (tài liệu HD). Dặn HSø: Học bài. Chuẩn bị: “Liên kết các câu trong bài bằng phép thế”. 2 – 3 em. Hoạt động lớp, nhóm. Bài 1 1 học sinh đọc đề bài, cả lớp đọc thầm. VD: Cả hai ví dụ đều nói về đền Thờ. Học sinh làm việc, suy nghĩ và trả lời câu hỏi. Bài 2 Cả lớp đọc thầm suy nghĩ trả lời câu hỏi VD: Từ “đền” giúp em nhận ra sự liên kết về nội dung giữa 2 câu trên. Bài3 1 học sinh đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm suy nghĩ. Từng cặp học sinh trao đổi để thử thay thế từ đền ở câu 2 bằng một trong các từ: nhà, chùa, trường, lớp rồi nhận xét kết quả của sự thay thế. Học sinh phát biểu ý kiến. VD: Nếu thay thế từ “đền” bằng một trong các từ trên thì không thể được vì nội dung hai câu không liên kết với nhau được 1 học sinh đọc yêu cầu, cả lớp đọc thầm. Học sinh làm bài cá nhân, 1em làm trên bảng gạch bằng bút chì mờ dưới từ ngữ được lặp lại để liên kết câu. Học sinh chỉ lại bài theo lời giải đúng. Bài 2 : 1 học sinh đọc yêu cầu đề bài 2. Học sinh làm bài cá nhân, các em đọc lại 2 đoạn văn chọn tiếng thích hợp điền vào ô trống. Học sinh làm bài trên giấy viết thời gian quy định dán bài lên bảng, đọc kết quả. Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng. – Nhận xét tiết học Ngày soạn :01/ 03/2011 Ngày dạy 04/ 03/2011 Tiết 50: LUYỆN TỪ VÀ CÂU: LIÊN KẾT CÁC CÂU TRONG BÀI BẰNG PHÉP THAY THẾ TỪ NGỮ I. Mục tiêu: 1-Hiểu thế nào là liên kết các câu bằng cách thay thế từ ngữ (ND ghi nhớ) 2-Biết sử dụng thay thế từ ngữ để liên kết câu và hiểu tác dụng của việc thay thế đĩ( làm được 2BT ở mục III). 3- Giáo dục học sinh ý thức sử dụng phép thế để liên kết câu. II. Chuẩn bị: + Giấy khổ to ghi 2 ví dụ của BT1 (phần nhận xét). + Viết sẵn nội dung của bài tập 1 (phần luyện tập), viết đoạn a – b – c (BT2). III. Các hoạt động: Giáo viên Học sinh Hoạt động 1: TC làm việc CN Thế nào là lặp từ ngữ ? lặp từ ngữ có tác dụng gì, cho ví dụ Nhận xét ghi điểm. ® Giới thiệu bài. Hoạt động 2: TC Hoạt động cá nhân, nhóm, lớp. GQMT 1 NX 1: Yêu cầu học sinh đọc đề bài. Giáo viên chốt lại lời giải đúng. NX 2 Giáo viên nêu yêu cầu đề bài. Gợi ý: Tìm từ ngữ trong các câu trên đều chỉ Trần Quốc Tuấn. Dán giấy đã viết sẵn đoạn văn 1 lên bảng, mỗi một học sinh lên bảng làm bài. Giáo viên nhận xét, chốt lại. NX 3 NX bổ sung: Việc thay thế những từ ngữ đã dùng ở câu trước bằng những từ ngữ cùng nghĩa như trên gọi là phép thế. Rút ghi nhớ. – Yêu cầu học sinh đọc nội dung ghi nhớ. Hoạt động 3: TC Hoạt động cá nhân, nhóm, lớp. GQMT 2, 3 Bài 1: Yêu cầu học sinh đọc kĩ đề bài. Phát giấy đã viết sẵn đoạn văn cho 4 học sinh làm bài. NX chốt lại lời giải đúng. + Việc thay thế TN có tác dụng gì? Bài 2: Giáo viên nêu yêu cầu đề bài. Phát giấy đã viết sẵn BT2 cho 3 học sinh lên bảng làm bài. Giáo viên nhận xét, chốt lời giải đúng. – Gọi hs đọc lại ghi nhớ Yêu cầu học sinh về nhà làm bài vào vở BT3. Chuẩn bị: “MRVT: Truyền thống” 2 – 3 HS nêu. 1 học sinh đọc yêu cầu, cả lớp đọc thầm, suy nghĩ và trả lời. VD: Cả 6 câu đều nói về Trần Quốc Toản. Cả lớp đọc thầm đoạn văn, suy nghĩ trả lời câu hỏi. 1 hs lên bảng làm bài và trình bày VD: Từ ngữ chỉ Trần Quốc Tuấn – Hưng Đạo Vương – ông Quốc Công Tiết Chế – vị chủ tướng tài ba – Hưng Đạo Vương – ông – người Cả lớp nhận xét. 1 học sinh đọc yêu cầu đề bài. Học sinh đọc thầm và so sánh đoạn văn của bài 1 và bài 2. Học sinh phát biểu ý kiến. VD: Nội dung của 2 đoạn văn giống nhau nhưng cách diễn đạt ở đoạn 1 hay hơn vì từ ngữ ở đoạn 1 được sử dụng linh hoạt hơn, tránh sự lặp lại. 2 học sinh đọc: cả lớp đọc thầm. HS đọc thầm đoạn văn làm việc cá nhân. 4 học sinh làm bài trên giấy xong rồi dán bài lên bảng lớp và trình bày kết quả. VD: anh(C2+C4) thay thế cho Hai Long(C1) – người liên lạc thay cho người đặt hộp thư -Đó thay cho những vật chữ V. Cả lớp nhận xét, bổ sung. + Có tác dụng liên kết câu 1 học sinh đọc yêu cầu, cả lớp đọc thầm, suy nghĩ, làm việc cá nhân. Các em tìm từ thay thế những từ ngữ đã lặp lại trong đoạn văn. Những học sinh làm bài trên giấy trình bày kết quả: VD: Từ ngữ được thay thế. Nàng(C1) thay thế cho vợ An Tiêm – chồng (C2) thay thế cho An Tiêm Cả lớp nhận xét. Đọc ghi nhớ. Nhận xét tiết học.
Luyện Từ Và Câu Lớp 5 Tuần 3: Luyện Tập Về Từ Đồng Nghĩa
Giải bài tập SGK Tiếng Việt 5 trang 33
Luyện từ và câu lớp 5 Luyện tập về từ đồng nghĩa
Soạn bài Luyện từ và câu lớp 5 tuần 3: Luyện tập về từ đồng nghĩa là lời giải phần Luyện từ và câu SGK Tiếng Việt 5 trang 32, 33 được VnDoc biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5. Mời các em cùng tham khảo bài luyện từ và câu lớp 5 tuần 3 này.
Lý thuyết về từ đồng nghĩa lớp 5
I. Khái niệm
Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
Ví dụ: huyền, mun, đen, mực,….
II. Phân loại
2 loại
1. Từ đồng nghĩa hoàn toàn:
Là những từ có nghĩa hoàn toàn giống nhau, có thể thay thế cho nhau trong lời nói.
Ví dụ: xe lửa với tàu hỏa, con lợn với con heo,…
2. Từ đồng nghĩa không hoàn toàn
Là những từ tuy cùng nghĩa với nhau nhưng vẫn khác nhau phần nào đó về thái độ, tình cảm hoặc cách thức hành động
Ví dụ: chết, hi sinh, toi mạng, ra đi,…
Câu 1 (trang 32 sgk Tiếng Việt 5)
Phương pháp giải
Em đọc kĩ đoạn văn, chú ý hành động của các bạn nhỏ và điền từ ngữ chỉ hoạt động thích hợp vào mỗi chỗ trống.
Chọn ý thích hợp trong ngoặc đơn để giải thích ý nghĩa chung của các câu tục ngữ sau.
a. Cáo chết ba năm quay đầu về núi
b. Lá rụng về cội
c. Trâu bảy năm còn nhớ chuồng
Phương pháp giải
Em đọc kĩ các câu tục ngữ chọn ý giải thích phù hợp.
a. Cáo chết ba năm quay đầu về núi: Làm người phải thủy chung.
b. Lá rụng về cội: Gắn bó với quê hương là tình cảm tự nhiên.
c. Trâu bảy năm còn nhớ chuồng: Loài vật thường nhớ nơi ở cũ.
Ý nghĩa chung của ba câu tục ngữ trên là: Gắn bó với quê hương là tình cảm tự nhiên.
Câu 3 (trang 33 sgk Tiếng Việt 5)
Dựa vào ý một khổ thơ trong bài Sắc màu em yêu, hãy viết một đoạn văn miêu tả màu sắc đẹp của những sự vật mà em yêu thích. Trong đoạn văn, chú ý sử dụng những từ đồng nghĩa.
Bài tham khảo 1
Trong các khổ thơ của bài Sắc màu em yêu của Phạm Đình Ân, em yêu thích nhất màu đỏ ở khổ thứ hai, vì màu đỏ như máu trong tim cho ta sự sống, lớn khỏe từng ngày. Màu đỏ cũng gợi cho em về lá quốc kì của đất nước Việt Nam thân yêu, lad sự hi sinh của đồng bào, của các chiến sĩ nhuộm đỏ lá cờ Tổ quốc. Màu đỏ cũng luôn nhắc em xứng đáng chiếc khăn quàng của người đội viên thiếu niên Tiền Phong.
Bài tham khảo 2
Trong các sắc màu, màu em thích nhất là màu đỏ vì đó là màu lộng lẫy, gây ấn tượng nhất. Màu đỏ là màu máu đỏ hồng trong tim, màu đỏ tươi của lá cờ Tổ Quốc, màu đỏ thắm của những chiếc khăn quàng đội viên. Đó còn là màu đỏ ối của mặt trời sắp lặn, màu đỏ rực của bếp lửa, màu đỏ tía của đóa hoa mào gà, màu đỏ au trên đôi má phúng phính của những em bé khỏe mạnh, xinh đẹp,…
Luyện từ và câu lớp 5 tuần 3: Luyện tập về từ đồng nghĩa bao gồm lời giải chi tiết cho từng câu hỏi giúp các em học sinh nắm được cách làm các dạng bài tập Luyện từ và câu, chuẩn bị cho các bài thi trong năm học.
Ngoài ra các bạn luyện giải bài tập SGK Tiếng Việt 5 được VnDoc sưu tầm, chọn lọc. Đồng thời các dạng đề thi học kì 1 lớp 5, đề thi học kì 2 các môn học Toán, Tiếng Việt, Khoa học, Lịch sử, Địa lý, Tin học chuẩn Bộ Giáo dục và Đào tạo mới nhất được cập nhật. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo đề thi, bài tập lớp 5 mới nhất.
Soạn Bài Tiếng Việt Lớp 5 Tuần 25: Nhớ Nguồn, Luyện Từ Và Câu: Liên Kết Các Câu Trong Bài Bằng Cách Thay Thế Từ Ngữ
Câu 1 (trang 76 sgk Tiếng Việt 5):
Các câu trong đoạn văn sau nói về ai? Những từ ngữ nào cho biết điều đó?
Đã mấy năm vào Vương phủ Vạn Kiếp, sống gần Hưng Đạo Vương, chàng thư sinh họ Trương thấy Ông luôn điềm tĩnh. Không điều gì khiến vị Quốc công Tiết chế có thể rối trí. Vị Chủ tướng tài ba không quên một trong những điều hệ trọng để làm nên chiến thắng là phải cố kết lòng người. Chuyến này, Hưng Đạo Vương lai kinh cùng nhà vua dự Hội nghị Diên Hồng. Từ đấy, Ông sẽ đi thẳng ra chiến trận. Vào chốn gian nguy, trước vận nước ngàn cân treo sợi tóc mà Người vẫn bình thản, tự tin, đĩnh đạc đến lạ lùng.
– Các câu trong đoạn văn trên nói về Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn.
– Các từ ngữ cho em biết điều đó: Hưng Đạo Vương; Quốc Công Tiết chế; chủ tướng tài ba, ông, Người…
Câu 2 (trang 76 sgk Tiếng Việt 5):
ì sao có thể nói cách diễn đạt trong đoạn văn trên hay hơn cách diễn đạt trong đoạn văn sau đây?
Đã mấy năm vào Vương phủ Vạn Kiếp, sống gần Hưng Đạo Vương, chàng thư sinh họ Trương thấy Hưng Đạo Vương luôn điềm tĩnh. Không điều gì khiến Hưng Đạo Vương có thể rối trí. Hưng Đạo Vương không quên một trong những điều hệ trọng để làm nên chiến thắng là phải cố kết lòng người. Chuyến này, Hưng Đạo Vương lai kình cùng nhà vua dự Hội nghị Diên Hồng. Từ đấy, Hưng Đạo Vương sẽ đi thẳng ra chiến trận. Vào chốn gian nguy, trước vận nước ngàn cân treo sợi tóc mà Hưng Đạo Vương vẫn bình thản, tự tin, đĩnh đạc đến lạ lùng.
* Đoạn văn trên của tác giả Lê Vân sử dụng cách diễn đạt tốt hơn. Bởi vì: Nội dung chặt chẽ nhờ sự liên kết bằng phép thế. Tên gọi nhân vật Hưng Đạo Vương được thay đổi nhiều lần, không những tránh được sự lặp từ mà còn thể hiện chức vị của ông và gửi gắm cả tình cảm kính trọng của mọi người đối với vị chủ tướng tài ba ấy.
* Còn đoạn văn thứ hai cách diễn đạt thiếu sinh động và hấp dẫn với người đọc và người nghe. Bởi vì, cả đoạn văn gồm sáu câu những từ Hưng Đạo Vương được lặp lại nhiều lần. Vì vậy, đoạn văn thứ hai này không có được cách diễn đạt có nhiều sáng tạo như đoạn văn thứ nhất.
Hướng dẫn giải phần Luyện tập Luyện từ và câu SGK Tiếng Việt 5 tập 2 trang 77
Câu 1 (trang 77 sgk Tiếng Việt 5):
Hai Long phóng xe về phía Phú Lâm tìm hộp thư mật.
Người đặt hộp thư lần nào cũng tạo cho anh sự bất ngờ. Bao giờ hộp thư cũng được đặt tại một nơi dễ tìm mà lại ít bị chú ý nhất. Nhiều lúc, người liên lạc còn gửi gắm vào đây mọt chút tình cảm của mình, thường bằng những vật gợi ra hình chữ V mà chỉ anh mới nhận thấy. Đó là tên Tổ quốc Việt Nam, là lời chào chiến thắng.
* Phép thế được sử dụng trong trường hợp trên được biểu hiện như sau:
– Hai Long được thay thế ở các câu khác là anh.
– Người đặt hộp thứ được thay thế ở các câu khác là người liên lạc.
→Cách thay thế có tác dụng: Tránh lặp lại từ ngữ, lời văn trôi chảy hơn.
Câu 2 (trang 77 sgk Tiếng Việt 5):
Hãy thay thế những từ ngữ lặp lại trong mỗi câu của đoạn văn sau bằng những từ ngữ có giá trị tương đương để đảm bảo liên kết mà không lặp từ:
Vợ An Tiêm lo sợ vô cùng. Vợ An Tiêm bảo An Tiêm:
– Thế này thì vợ chồng mình chết mất thôi.
An Tiêm lựa lời an ủi vợ:
– Còn hai bàn tay, vợ chồng chúng mình còn sống được.
* Những từ ngữ thay thế có giá trị tương đương về liên kết là:
Vợ An Tiêm lo sợ vô cùng. Nàng bảo chồng:
– Thế này thì vợ chồng mình chết mất thôi.
An Tiêm lựa lời an ủi vợ:
Còn hai bàn tay, vợ chồng chúng mình còn sống được.
Luyện Từ Và Câu Lớp 5 Tuần 21: Nối Các Vế Câu Ghép Bằng Quan Hệ Từ
Giải bài tập SGK Tiếng Việt 5 tập 2
Soạn bài: Luyện từ và câu: Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ
Luyện từ và câu lớp 5 tuần 21: Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ là lời giải phần Luyện từ và câu SGK Tiếng Việt 5 trang 32, 33, 34 tập 2 có đáp án chi tiết cho từng bài tập giúp các em học sinh luyện tập các dạng bài tập xác định các vế câu ghép bằng quan hệ từ, tìm câu ghép, tạo câu ghép,… Mời các em cùng tham khảo chi tiết.
1. Hướng dẫn giải phần Nhận xét Luyện từ và câu SGK Tiếng Việt 5 tập 2 trang 32
Câu 1 (trang 32 sgk Tiếng Việt 5)
Cách nối và cách sắp xếp các vế câu trong hai câu ghép sau đây có gì khác nhau?
a. Vì con khỉ này rất nghịch nên các anh bảo vệ thường phải cột dây.
Đoàn Giỏi
b. Thầy phải kinh ngạc vì chú học đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường.
Trinh Đường
Gợi ý:
– Con xác định các vế câu ghép trong câu.
– Xác định các từ nối trong câu.
– Nhận xét cách nối và cách sắp xếp các vế câu trong từng câu ghép.
a) Vì con khỉ này rất nghịch
b) Thầy phải kinh ngạc / vì chú học đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường.
* Cấu tạo của hai câu ghép có sự khác nhau là:
– Câu ghép (a) thể hiện quan hệ nguyên nhân – kết quả giữa hai vế câu ghép. Chúng nối với nhau bằng cặp quan hệ từ vì… nên…
Vế 1 chỉ nguyên nhân – vế 2 chỉ kết quả.
– Câu ghép (b) thể hiện quan hệ từ nhân – quả giữa hai vế câu ghép. Chúng nối với nhau bằng một quan hệ từ vì.
Vế 1 chỉ kết quả – Vế 2 chỉ nguyên nhân.
Câu 2 (trang 33 sgk Tiếng Việt 5)
Tìm thêm những quan hệ từ và cặp quan hệ từ dùng để nối các vế câu có quan hệ nguyên nhân – kết quả.
– Quan hệ từ: Bởi vì, cho nên, nên,…
– Cặp quan hệ từ: Bởi vì… cho nên…, do… mà…, nhờ… mà…
2. Hướng dẫn giải phần Luyện tập Luyện từ và câu SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 trang 33, 34
Câu 1 (trang 33 sgk Tiếng Việt 5)
Tìm các vế câu chỉ nguyên nhân, chỉ kết quả và quan hệ từ, cặp quan hệ từ nối các vế câu trong những ví dụ sau.
a) Bởi chưng bác mẹ tôi nghèo
Cho nên tôi phải băm bèo, thái khoai.
CA DAO
b) Vì nhà nghèo quá, chú phải bỏ học.
TRINH ĐƯỜNG
c) Lúa gạo quý vì ta phải đổ bao mồ hôi mới làm ra được. Vàng cũng quý vì nó rất đắt và hiếm.
TRINH MẠNH
Gợi ý:
– Con xác định các vế câu trong từng trường hợp
– Xác định vế chỉ nguyên nhân và vế chỉ kết quả
– Tìm quan hệ từ trong câu.
Trả lời:
a) – Vế 1: Bởi chưng bác mẹ tôi nghèo
– Vế 2: Cho nên tôi phải băm bào, thái khoai.
– Vế 1 chỉ nguyên nhân; vế 2 chỉ kết quả.
– Quan hệ từ: Bởi chưng… cho nên…
b) – Vế 1: Sau vì nhà nghèo quá
– Vế 2: chú phải nghỉ học.
– Vế 1 chỉ nguyên nhân; vế 2 chỉ kết quả.
– Quan hệ từ vì.
c) – Vế 1: Lúa gạo quý vì
– Vế 2: phải đổ mồ hôi mới làm ra được
– Vế 1: Vàng cũng quý vì
– Vế 2: nó đắt và hiếm.
– Vế 1 chỉ nguyên nhân; vế 2 chỉ kết quả.
– Sử dụng quan hệ từ vì để nối hai vế câu ghép.
Câu 2 (trang 33 sgk Tiếng Việt 5)
Từ một câu ghép đã dẫn ở bài tập 1, hãy tạo ra câu ghép mới bằng cách thay đổi vị trí của các vế câu (có thể thay bớt từ nếu thấy cần thiết).
a) Tôi phải băm bèo, thái khoai vì nhà tôi nghèo.
b) Chú phải bỏ học vì gia đình nghèo không đủ tiền cho chú ăn học
c) Vì người ta phải đổ bao mồ hôi mới làm ra được nên lúa gạo rất quý. Vì vàng rất đắt và hiếm nên vàng cũng rất quý.
Câu 3 (trang 33 sgk Tiếng Việt 5)
Chọn quan hệ từ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi chỗ trống. Giải thích vì sao em chọn quan hệ từ ấy.
a) … thời tiết thuận nên lúa tốt.
b) … thời tiết không thuận nên lúa xấu. (tại, nhờ)
a. /Nhờ/ thời tiết thuận/ nên/ lúa tốt.
Giải thích: Ta sử dụng từ nhờ là bởi vì từ này biểu thị điều sắp nói ra là nguyên nhân dẫn tới một kết quả khả quan được nói tới. Trong câu a thì thời tiết là một nguyên nhân dẫn tới một kết quả tốt là lúa tốt.
b. /Do/ thời tiết không thuận/ nên/ lúa xấu.
*Giải thích: Ta sử dụng từ tại là bởi vì từ này biểu thị điều sắp nói ra là nguyên nhân dẫn tới một kết quả không hay được nói tới. Trong câu b thì thời tiết lại là một nguyên nhân dẫn tới một kết quả không hay là lúa xấu.
Câu 4 (trang 34 sgk Tiếng Việt 5)
Thêm vào chỗ trống một vế câu thích hợp để tạo thành câu ghép chỉ nguyên nhân- kết quả.
a) Vì bạn Dũng không thuộc bài …
b) Do nó chủ quan …
c) … nên Bích Vân đã có nhiều tiến bộ trong học tập.
a. Vì bạn Dũng không thuộc bài nên bạn ấy bị điểm kém.
b. Do nó chủ quan nên nó luôn thất bại.
c. Nhờ bạn bè giúp đỡ thường xuyên nên Bích Vân đã có nhiều tiến bộ trong học tập.
Luyện từ và câu lớp 5 tuần 21: Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ là lời giải phần Luyện từ và câu lớp 5 SGK trang 32, 33, 34 có đáp án chi tiết cho từng bài tập cho các em học sinh tham khảo, luyện tập. Các em học sinh có thể luyện tập thêm Bài tập Tiếng việt lớp 5: Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ để ôn tập lại cách xác định quan hệ từ trong câu, ý nghĩa của các cặp quan hệ từ
Ngoài ra nhằm đáp ứng cho các thầy cô, các em học sinh luyện tập và ôn tập chuẩn bị cho bài thi giữa học kì 2 lớp 5, và các dạng đề thi học kì 2 lớp 5, các bạn cùng các thầy cô có thể theo dõi ôn tập và làm các dạng bài tập Toán, Tiếng Việt 5 cùng VnDoc.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Giáo Án Luyện Từ Và Câu 5 Tuần 25 trên website Techcombanktower.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!