Cập nhật nội dung chi tiết về Giáo Án Dạy Học Ngữ Văn 8 Tiết 13: Lão Hạc (Nam Cao) mới nhất trên website Techcombanktower.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Giảng :…………. Tiết 13 : Lão Hạc (Nam Cao) A/ Mục tiêu cần đạt : Giúp HS : -Thấy được tình cảnh khốn cùng và nhân cách cao quý của nhân vật Lão Hạcđ Hiểu thêm về số phận đáng thương và vẻ đẹp tâm hồn đáng trọng của người nông dân VN trước CM . T8/1945 . -Thấy được lòng nhân đạo sâu sắc của nhà văn Nam Cao: Thương xót, trân trọng đối với người nông dân nghèo khổ . -Bước đầu hiểu được đặc sắc NT truyện ngắn Nam Cao: Khắc hoạ nhân vật tài tình, cách dẫn chuyện tự nhiên, hấp dẫn, kết hợp tự sự_ triết lý với trữ tình . B/ Chuẩn bị : -Giáo viên : Đọc TP “Lão Hạc” của Nam Cao Soạn bài, tranh ảnh tư liệu. -Học sinh : Đọc kỹ TP, đoạn trích trong sgk Soạn bài theo c/h đọc _ hiểu . C/ Tiến trình hoạt động dạy và học : Hoạt động 1: Khởi động 1-Tổ chức : 2-Kiểm tra bài cũ : Thế nào là đoạn văn ? Nêu các cách trình bày nội dung trong đoạn văn ? Trả lời: Ghi nhớ sgk (36) 3-Bài mới : GT TP của Nam Cao và nhân vật chính lão Hạc. Hoạt động2: Đọc hiểu văn bản . -GV nêu yêu cầu đọcđ Đọc mẫu 1 đoạn . -Gọi 2_3 HS đọcđ Nhận xét và sửa chữa cách đọc . -HS đọc chú thích sgk T.46 . (43 từ khó) -GV nhấn mạnh 1 số ý cơ bản về tác giả , tác phẩm ? CT:5,6,9,10,11,15,21,24,28, 30,31,40,43. -Đoạn trích học KC gì và chia làm mấy đoạn nhỏ ? -Nhân vật trung tâm ? Lão Hạc -ông giáo (người KC) – nhân vật tôi . -Theo dõi VB, em thấy LH có những việc làm như thế nào trước khi chết ? -Vì sao LH rất yêu thương cậu Vàng mà vẫn phải đành lòng bán đi ? ị Hết lòng yêu quý, chăm sóc, coi chó như con, là chỗ dựa tinh thần lúc tuổi già cô đơn. -Tìm các từ ngữ, hình ảnh mt thái độ, tâm trạng của LH sau khi bán cậu Vàng ? -Em thử nhận xét NT đặc tả của nhân vật ? -Từ trong sâu thẳm của những lời lẽ này, ta thấy lão đang KC bình thường hay là lời sám hối, day dứt ? Hoạt động 3 Hoạt động 4 : 4.Củng cố 5. Hướng dẫn học tập I/ Tiếp xúc văn bản . 1/ Đọc_ Tóm tắt : -Đọc rõ ràng, mạch lạc. Chú ý phân biệt giọng đọc của các nhân vật . -Gọi 1 HS tóm tắt VB . 2/ Tìm hiểu chú thích : +Tác giả : Nam Cao là nhà văn hiện thực xuất sắc, nhiều truyện ngắn viết về người nông dân bị vùi dập, người trí thức nghèo sống mòn mỏi, bế tắc trong XH cũ đ có nhiều tác phẩm . + TP : “Lão Hạc” là truyện ngắn xuất sắc viết về người nông dân _ Đăng báo 1943. 3/ Bố cục : 3 (2 đoạn) -Lão Hạc sang nhờ ông giáo . -Cuộc sống của Lão Hạc . -Cái chết của Lão Hạc . II/ Phân tích văn bản : 1/ Nhân vật Lão Hạc : a, Tâm trạng của Lão Hạc sau khi bán cậu Vàng : -Cậu Vàng : + Là người bạn thân thiết . + Là kỉ vật của con trai mà lão rất thương yêu -Tình thế buộc lão phải bán cậu Vàng: quá nghèo, yếu mệt, không việc làm, không ai giúp đỡ, không nỡ để nó đói, gầy . ị Sau nhiều lần đắn đo, phân vân nhưng lão không có sự lựa chọn nào khác . -Tâm trạng sau khi bán cậu Vàng : +Lão day dứt, ăn năn vì: “Già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa con chó”đ Cả đời, ông già nhân hậu này nào đã lừa ai . +Cố làm ra vui vẻ, cười như mếu, ầng ậng nước . +Mặt co rúm lại , viết nhăn xô lại, ép nước mắt chảy ra, đầu ngoẹo, miệng mếu máo, khóc hu hu . ị Tác giả đặc tả ngoại hình nhân vật : sự đau đớn, hối hận, xót xa, thương tiếc.tất cả đang dâng trào . -Xung quanh việc bán cậu Vàng ta thấy : +Lão Hạc là người sống rất tình nghĩa, thuỷ chung, trung thực . +Lòng thương con sâu sắc của người cha nghèo khổ (Lão cảm thấy mình mắc tội với con, không lo liệu nổi cho con ) +Lão cố tích cóp, dành dụm cho con. ị Lời sám hối, tự than, tự trách mình, sự ân hận, day dứt của tấm lòng nhân hậu, đầy tự trọng . Luyện tập: -Qua những chi tiết xúc động ấy em nhận ra những phẩm chất tốt đẹp gì của Lão Hạc ? Củng cố, dặn dò: GV khái quát ND tác phẩm . -Học bài theo nd đã phân tích. -Tìm hiểu nguyên nhân cái chết của lão Hạc và nhân vật ông Giáo_Người xưng tôi.
Giáo Án Văn 8 Bài Lão Hạc (Tiết 2)
2. Kĩ năng 3. Thái độ 1. Giáo viên 2. Học sinh 2. Kiểm tra 3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạtHĐ1.HDHS đọc, hiểu văn bản(tiếp)
H: Em hiểu như thế nào về nguyên nhân cái chết của lão Hạc ?
b. Nguyên nhân cái chết của lão Hạc:
– Do tình cảnh túng quẫn, đói khổ, lão Hạc đã tìm đến cái chết như một hành động tự giải thoát.
H: Xét về mọi mặt lão Hạc có thể tiếp tục sống nữa không ? Trước khi chết lão đã gửi lại ông giáo những gì?
– Nếu là ng tham sống,lão còn có thể sống thậm chí sống lâu nữa là đằng khác.
( lão còn ba mươi đồng bạc, ba sào vườn có thể bán dần)
H: Tại sao lão Hạc không tiếp tục sống khi vẫn còn khả năng sống mà lại tìm đến cái chết ?phẩm chất nào trong con ng lão Hạc đc bộc lộ ?
( lão không muốn ăn vào những đồng tiền cuối cùng dành dụm cho con, không thể bán đi căn nhà và mảnh vườn, không để cái chết của mình phiền đến làng xóm láng giềng)
– Cái chết xuất phát từ lòng thương con âm thầm mà lớn lao, từ lòng tự trọng đáng kính.
H:Trước khi chết lão hạc đã nhờ ông giáo trông giữ mảnh vườn, dặn dò việc ma chúng tôi nhận xét ntn về hành động ấy của lão Hạc?
( Gv liên hệ h/c xã hội lúc bấy giờ)
H:Theo em lão Hạc có sự chuẩn bị cho cái chết k ? Nếu có thì từ khi nào ?
– Lão Hạc tỉnh táo nhận ra tình cảnh của mình, cẩn thận chu đáo và giàu lòng tự trọng khi chuẩn bị cho cái chết.
H:Theo em lão Hạc có sự chuẩn bị cho cái chết k ? Nếu có thì từ khi
– Lão Hạc đã âm thầm chuẩn bị chu đáo cho cái chết của mình từ khi bán “cậu Vàng”.
H: Lão Hạc đã chết ntn ?
(Lão Hạc vật vã trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc, lão tru tréo, bọt mép sùi ra, chốc chốc lại giật một cái, nảy lên.)
– Cái chết của lão Hạc thật dữ dội và đau đớn.
H: Qua cái chết của lão Hạc em hiểu gì về số phận người nông dân trong xã hội cũ?
H: Nhận xét gì về từ ngữ t/g sử dụng trong m/t cái chết của lão Hạc? Tác dụng?
– Từ láy → t/d gợi hình → học ở giờ sau
H: Theo em tại sao lão Hạc lại chọn cái chết bằng cách ăn bả chó mà không chọn cách khác ?
( Lần đầu tiên lão đã lừa cậu vàng để cậu phải chết thì lão cũng phải chọn cái chết như một con chó bị lừa → đó là một ý muốn tự trừng phạt ghê gớm).
H: Điều này càng chứng tỏ phẩm chất gì ở lão ?
– Chứng tỏ lòng tự trọng, đức tính trung thực ở lão Hạc → Không nỡ nói dối với cả một con chó
– GV chuyển ý:
⇒ Từ bi kịch cuộc đời lão Hạc, ta thấy số phận cơ cực, đáng thương không có lối thoát của những người nông dân nghèo trước cách mạng tháng Tám.
H: Qua cách nói truyện và xưng hô của lão Hạc nhân vật tôi là ng như thế nào?
H: Thái độ, cách xưng hô của ông giáo với lão Hạc? khi nghe lão Hạc kể chuyện ntn ?
H: Tìm những chi tiết thể hiện hành động, cách cư xử chứng tỏ lòng đồng cảm, xót xa yêu thương của “tôi” đối với lão Hạc?
(Tôi muốn ôm choàng lấy lão mà oà lên khóc, tôi an ủi lão, tôi bùi ngùi nhìn lão, tôi nắm lấy cái vai gầy của lão ôn tồn nói… những người nghèo dễ tủi thân nên hay chạnh lòng).
– Xung hô: cụ -tôi.
H: ý nghĩ của nhân vật ” tôi”về tình cảnh và nhân cách của lão Hạc?
H: Khi nghe Binh Tư nói lão Hạc xin bả chó để bắt con chó nào sang vườn nhà lão, ý nghĩ của nhân vật “tôi” như thế nào?
( Thấy cuộc đời đáng buồn và xót xa cho tình cảnh của lão Hạc) → Đây là chi tiết nghệ thuật tạo tính chất bất ngờ, đẩy tình huống chuyện lên đỉnh điểm.
c. Thái độ, tình cảm của nhân vật “tôi” đối với lão Hạc:
– Nhân vật tôi là ng trí thức trong xã hội cũ “ông giáo”.
(an ủi lão Hạc, bùi ngùi nghe lão Hạc kể chuyện, nhất là lời hữa trước vong linh lão Hạc)
(lão Hạc ơi! bây giờ thì tôi hiểu…ai mà chả phải buồn…Lão Hạc ơi lão hãy yên lòng nhắm mắt…)
– Cảm thông với tình cảnh của lão Hạc,cảm phục nhân cách cao đẹp của lão( con ng đáng kính → lão Hạc)
H: Trước cái chết của lão Hạc ông giáo có thái độ t/c ntn?
H: Tại sao khi chứng kiến cái chết của lão Hạc nv tôi lại thấy cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác?
⇒ Yêu thương xót xa, đau đớn, trước số phận người nông dân nghèo khổ nhưng giàu lòng tự trọng, sống nhân hậu thuỷ chung.
– “Tôi” kính phục phẩm chất trong sáng của ng nông dân “chết trong còn hơn sống đục” → một ng đáng kính như thế sao lại phải chịu cái chết vật vã đau đớn đến như vậy.
H: Theo em cái hay của truyện đc thể hiện rõ nhất chi tiết nào ?
( Nv “tôi” nghe Binh Tư kể về việc lão Hạc xin bả chó) → tình huống nghệ thuật tạo sự bất ngờ mở ra một kết thúc mới)
d. Nghệ thuật:
– Tình huống truyện bất ngờ, hấp dẫn.
H: Cách xây dựng nhân vật có gì đặc sắc?
– Khắc hoạ nhân vật tài tình, ngôn ngữ sinh động, ấn tượng, giàu tính gợi hình, gợi cảm.
H: Cách kể chuyện ở ngôi thứ nhát tạo hiệu quả nghệ thuật gì?
– Kể chuyện ngôi thứ nhất → chân thực, cốt truyện linh hoạt.
– Giọng điệu tự sự, trữ tình kết hợp với triết lí sâu sắc.
H: Em hiểu ý nghĩ nv ntn qua câu đoạn văn “chao ôi…ích kỉ che lấp mất”
– T/g thể hiện một triết lí sống mang tinh thần nhân đạo: Cần đặt mình vào những cảnh ngộ cụ thể của những ng xung quanh thì mới có thể hiểu đúng, cảm thông đúng với họ .
H: Qua đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” và “Lão Hạc” em hiểu gì về cuộc đời và tính cách của người nông dân trong XHPK?
– Từ các t/p này ng đọc hiểu đc tình cảnh nghèo khổ bế tắc của những ng nông dân nghèo trong xh thực dân nửa phong kiến.
– Họ nghèo khổ, bế tắc nhưng có vẻ đẹp tâm hồn cao quý, lòng tận tuỵ, hy sinh quên mình vì người thân.
HĐ2.HDHS tổng kết:
H: Em cảm nhận đc gì về nội dung và nghệ thuật truyện ngắn: “Lão Hạc”?
– HS đọc ghi nhớ SGKT 48
III. Tổng kết:
– Truyện thể hiện một cách chân thực, cảm động số phận đau thương của người nông dân trong xã ội cũ và phẩm chất cao quý tiềm tàng của họ. Đồng thời, truyện còn cho thấy tấm lòng yêu thương, trân trọng đối với người nông dân và tài năng nghệ thuật xuất sắc của nhà văn nam cao, đặc biệt trong việc miêu tả tâm lí nhân vật và cách kể chuyện.
* Ghi nhớ: SGKT48
4. Củng cố, luyện tập
300 BÀI GIẢNG GIÚP CON HỌC TỐT LỚP 8 CHỈ 399K
Tổng hợp các video dạy học từ các giáo viên giỏi nhất – CHỈ TỪ 199K tại chúng tôi
Tổng đài hỗ trợ đăng ký khóa học: 084 283 45 85
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k7: chúng tôi
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:
Loạt bài Giáo án Ngữ văn lớp 8 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 8 Tập 1 và Tập 2 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.
Soạn Bài Lão Hạc Tác Giả Nam Cao Chương Trình Ngữ Văn 8
Truyện ngắn Lão Hạc kể về người nông dân trong thời kỳ khó khăn nhất với bế tắc, cùng cực nhưng vẫn ánh lên một tâm hồn cao đẹp, trong sáng. chúng tôi sẽ giúp các em soạn bài Lão Hạc – Văn 8 chuẩn bị trước khi đến lớp.
Hướng dẫn soạn bài lão Hạc
Bố cục: gồm có 2 phần:
– Phần 1: diễn biến câu chuyện lão Hạc bán chó.
– Phần 2: Cái chết của lão Hạc.
Gợi ý soạn bài Lão Hạc
Câu 1: Phân tích diễn biến tâm trạng lão Hạc xung quanh việc bán chó.Em thấy lão Hạc là người như thế nào?
– Tình cảm của lão Hạc với “cậu Vàng” của lão được tác giả thể hiện thật cảm động:
+ “Lão gọi nó là cậu Vàng như một bà hiếm hoi gọi đứa con cầu tự”.
+ “Thỉnh thoảng không có việc gì làm, lão lại bắt rận cho nó hay đem nó ra ao tắm”. + “Cho nó
ăn cơm trong một cái bát như một nhà giàu (…)”.
+ “Lão cứ nhắm vài miếng lại gắp cho nó một miếng như người ta gắp thức ăn cho con trẻ”.
+ “Rồi lão chửi yêu nó, lão nói với nó như nói với đứa cháu bé về bố nó”.
– Tình thế cùng đường khiến lão phải tính đến việc bán “cậu Vàng” thì trong lão diễn ra một sự dằn
vặt đau khổ.
+ Lão kể lại cho ông giáo việc bán “cậu Vàng” với tâm trạng vô cùng đau đớn: “Lão cười như mếu và đôi mắt ầng ậng nước”. Đến nỗi ông giáo thương lão quá “muốn ôm chầm lấy lão mà òa lên khóc”.
+ Khi nhắc đến việc cậu Vàng bị lừa rồi bị bắt, lão Hạc không còn nén nỗi đau đớn cứ dội lên:
“Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão nghẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc”. Lão Hạc đau đớn đến không phải chỉ vì quá thương con chó, mà còn vì lão không thể tha thứ cho mình vì đã nỡ lừa con chó trung thành của lão. Ông lão “quá lương thiện ấy cảm thấy lương tâm đau nhói khi thấy trong đôi mắt con chó bất ngờ bị trói có cái nhìn trách móc…”. “Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó”. Phải có trái tim vô cùng nhân hậu và trong sạch thì mới bị dày vò lương tâm đau đớn đến thế, mới cảm thấy có lỗi.
Câu 2:
– Cái chết đau đớn của lão Hạc:
+ Cái đói cái khổ đã cướp đi tính mạng của ông, một xã hội bị bần cùng hóa con người không có một chút lương tựa.
+ Ông đã đau đớn và bệnh tật nặng nên cái chết của ông cũng được coi là một cuộc giải thoát.
+ Ông chết đi là đang thoát khỏi cái nghèo khổ, cái túng thiếu.
+ Cái chết của ông đã có một giá trị tố cáo sâu sắc, những bọn quan lại sống không nhân tính để nhân dân lầm than đói khổ.
– Lão Hạc không muốn hàng xóm nghèo phải phiền lụy về cái xác già của mình, đã gửi lại ông giáo toàn bộ số tiền dành nhìn ăn nhịn tiêu của lão để nhờ ông giáo đem ra, nói với hàng xóm lo giúp cho lão khi lão chết. Con người hết sức hiền hậu ấy cũng là con người hết sức tự trọng, chỉ biết sống bằng bàn tay lao động của mình. Lão là con người coi trọng nhân phẩm hơn cả cuộc sống.
Câu 3: Em thấy thái độ, tình cảm của nhân vật “tôi” đối với lão Hạc như thế nào?
– Người kể chuyện đã phát biểu suy nghĩ về cách nhìn người: “Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm và hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi, toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn, không bao giờ ta thương”.
– Trong Lão Hạc, nhà văn cho rằng, đối với người nông dân lao động, phải “cố tìm mà hiểu họ” thì mới thấy rằng chính những con người bề ngoài lắm khi “gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi” ấy chính là “những người đáng thương” và có “bản tính tốt”, có điều “cái bản tính tốt” ấy của họ.
Đối với nhân vật Lão Hạc ông đã cho thấy bản tính ngay thẳng ngay cả khi cận kề cái chết. Cả ông Giáo và lão Hạc đều là những người đáng thương, đáng quý.
Giáo Án Ngữ Văn 8 Tuần 13
Văn bản: KHOẢNG TRỜI LÁ THÔNG
– Phạm Đức Long –
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Giới thiệu đến HS một tác phẩm hay của một trong các nhà thơ địa phương tỉnh Gia Lai.
II. TRỌNG TẤM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ:
Với tình cảm chân thành tha thiết, tác giả đã miêu tả Plaay Ku trong thời gian khoảng vài thập kỉ trước với vẻ đẹp vừa mạnh mẽ, rắn rỏi, hung vĩ, khoáng đạt vừa hoang sơ, thơ mộng; con người ở đây tuy còn nghèo nhưng gắn bó tha thiết với nhau, với đất, với nghiệp thơ.
Thấy được nghệ thuật độc đáo của bài thơ cách dung điệp câu, điệp ngữ và lối thơ có tính tự sự. .
Biết trân trọng giữ gìn những tình cảm chân thành, tha thiết với mảnh đất và con người ở quê hương nơi mình sinh sống.
III.CHUẨN BỊ:
1. GV: Soạn bài ,bảng phụ ,và một số tài liệu khác phục vụ cho tiết dạy .
2. HS : Đọc bài thơ và trả lời các câu hỏi sgk vào vở bài tập .
IV. PHƯƠNG PHÁP:
Vấn đáp, đàm thoại, phân tích
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp :
2. Kiểm tra bài cũ:
GV kiểm tra sự chuẩn bị của hs (Yêu cầu lớp phó học tập báo cáo kết quả chuẩn bị bài của cả lớp )
Giới thiệu bài: Vào giữa thập kỉ 80 (thế kỉ XX), PlayKu là một thị xã mang nhiều nét hoang sơ, thơ mộng của một thị xã cao nguyên: đường phố nhỏ uốn lượn, nhiều con dốc nhỏ, hai bên đường có những cây thông già nua, cổ kính. Đi giữa Plây Ku lúc ấy như lạc vào thế giới cổ tích, của Sử thi Tây Nguyên. Tất cả như lung linh, mờ ảo, lãng mạn Đời sống của người dân lúc bấy giờ còn rất chật vật, khó khăn nhưng họ sống yêu thương, gắn bó, chia sẻ với nhau một cách vô tư, trong sáng.
Bài thơ “Khoảng trời lá thông” mà chúng ta sẽ tìm hiểu hôm nay được tác giả Phạm Đức Long gợi từ tứ hình ảnh cây thong – khoảng trời lá thông – một khoảng trời đẹp với vẻ đẹp tinh khiết, mơ mộng nhưng cũng đầy khí phách và phóng khoáng như chính cuộc đời của những con người “phố núi” mà tác giả muốn dành tặng cho bạn mình – nhà thơ Văn Công Hùng.
Ngày soạn: 10/11/2011 Ngày dạy: 12/11/2011 Tuần 13 - Tiết 52 Văn bản: KHOẢNG TRỜI LÁ THÔNG - Phạm Đức Long - I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT Giới thiệu đến HS một tác phẩm hay của một trong các nhà thơ địa phương tỉnh Gia Lai. II. TRỌNG TẤM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ: 1. Kiến thức: Với tình cảm chân thành tha thiết, tác giả đã miêu tả Plaay Ku trong thời gian khoảng vài thập kỉ trước với vẻ đẹp vừa mạnh mẽ, rắn rỏi, hung vĩ, khoáng đạt vừa hoang sơ, thơ mộng; con người ở đây tuy còn nghèo nhưng gắn bó tha thiết với nhau, với đất, với nghiệp thơ. 2. Kĩ năng: Thấy được nghệ thuật độc đáo của bài thơ cách dung điệp câu, điệp ngữ và lối thơ có tính tự sự. . 3. Thái độ: Biết trân trọng giữ gìn những tình cảm chân thành, tha thiết với mảnh đất và con người ở quê hương nơi mình sinh sống. III.CHUẨN BỊ: 1. GV: Soạn bài ,bảng phụ ,và một số tài liệu khác phục vụ cho tiết dạy . 2. HS : Đọc bài thơ và trả lời các câu hỏi sgk vào vở bài tập . IV. PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, đàm thoại, phân tích IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp : 2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị của hs (Yêu cầu lớp phó học tập báo cáo kết quả chuẩn bị bài của cả lớp ) 3. Bài mới : Giới thiệu bài: Vào giữa thập kỉ 80 (thế kỉ XX), PlayKu là một thị xã mang nhiều nét hoang sơ, thơ mộng của một thị xã cao nguyên: đường phố nhỏ uốn lượn, nhiều con dốc nhỏ, hai bên đường có những cây thông già nua, cổ kính. Đi giữa Plây Ku lúc ấy như lạc vào thế giới cổ tích, của Sử thi Tây Nguyên. Tất cả như lung linh, mờ ảo, lãng mạnĐời sống của người dân lúc bấy giờ còn rất chật vật, khó khăn nhưng họ sống yêu thương, gắn bó, chia sẻ với nhau một cách vô tư, trong sáng. Bài thơ "Khoảng trời lá thông" mà chúng ta sẽ tìm hiểu hôm nay được tác giả Phạm Đức Long gợi từ tứ hình ảnh cây thong - khoảng trời lá thông - một khoảng trời đẹp với vẻ đẹp tinh khiết, mơ mộng nhưng cũng đầy khí phách và phóng khoáng như chính cuộc đời của những con người "phố núi" mà tác giả muốn dành tặng cho bạn mình - nhà thơ Văn Công Hùng. HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG KIẾN THỨC. * Hoạt động 1: - GV yêu cầu HS đọc thông tin phần chú thích (*) trong SGK/tr 43 và tóm tắt sơ lược vài nét về tác giả, tác phẩm. - GV hướng dẫn HS cách đọc bài thơ: + Đây là bài thơ tự do, số chữ trong một dòng thơ không cố định, số dòng trong các khổ thơ cũng không đều nhau nên khi đọc phải ngắt nhịp cho đúng. + Giọng đọc cần thể hiện được âm điệu của bài thơ: như là lời thủ thỉ, tâm tình - Gv giới thiệu về các chú thích. * Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs đọc - hiểu và phân tích văn bản. ? Hình ảnh cây thông gợi cho em những suy nghĩ gì? - HS trả lời. -GV nhận xét, bổ sung. Mở rộng: Nguyễn Công Trứ xưa có câu: Giữa trời vách đã cheo leo Ai mà chịu rét thì trèo với thông. ? Hình ảnh Play Ku xưa hiện ra trong bài thơ như thế nào? - GV h/d HS tìm những hình ảnh thơ, tập trung miêu tả về Play Ku. ? Xác định BPNT được t/g sử dụng trong những câu thơ sau? - HS: Điệp câu, điệp từ ngữ. ? Em có nhận xét gì về những câu thơ: nắng ràn rụa cháy/ gió thì thầm hát/ hương chín rụng như mơ/ dầu nắng dầu mưa - vẫn tinh khiết một sắc xanh óng ả? - HS trả lời. - Gọi HS đọc đoạn thơ từ: Tôi có tuổi hai mươi ở đóđến hết. ? Tác giả đã nói gì với bạn qua đoạn thơ vừa đọc? ? Phân tích đặc điểm nghệ thuật nổi bật trong bài thơ? - GV định hướng cho HS trả lời. * Hoạt động 3. Hd HS tổng kết. Trên cơ sở phân tích trên, cùng với phần Ghi nhớ trong sách HS, GV hướng dẫn HS khái quát lại giá trị của cả bài thơ. * Hoạt động 4: Hướng dẫn tự học. - Gọi 1 vài HS đọc lại diễn cảm bài thơ - Hướng dẫn HS tìm tại lớp những bài thơ có hình ảnh cây thông trong văn học Việt nam: + Bài Tùng - Nguyễn Trãi + Bài Không đề - Nguyễn Công Trứ - HS về nhà tự sưu tầm và chép vào sổ tích lũy văn học những tác phẩm ca ngợi vẻ đẹp PlayKu. I. Tìm hiểu chung: 1. Tác giả, tác phẩm: - Phạm Đức Long sinh năm 1960, quê ở Nghệ An, đang công tác tại Sở Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Gia Lai, hội viên Hội Văn học Nghệ thuật Gia Lai. - Là một trong những cây bút của Gia Lai viết khá thành công về đề tài thiếu nhi. - Bài thơ "Khoảng trời lá thông" tác giả viết vào mùa xuân năm 1987 tặng riêng cho bạn mình là nhà thơ Văn Công Hùng. 2. Đọc văn bản: 3. Chú thích: (sgk) II. Tìm hiểu chi tiết: Cây thông và vẻ đẹp Plây Ku xưa: - Play Ku xưa hiện ra với: + Khoảng trời có ô + Khoảng trời có tán Thị xã Play Ku xưa với ngàn thông, một trời thông bao phủ gắn với con người Play Ku. + Nắng ràn rụa cháy + Gió thì thầm hát + Hương chín rụng như mơ + Dầu nắng dầu mưa - vẫn tinh khiết một sắc xanh óng ả. nổi bật vẻ đẹp của núi rừng Tây Nguyên: vừa rắn rỏi, hùng vĩ, khoáng đạt vừa thơ mộng, trong trẻo, thuần khiết. 2. Tâm sự của tác giả với bạn: + Tôi có tuổi hai mươi ở đó + Tôi có nắng đời + Bạn và tôi: Dẫu nghèo thăng trầm Vẫn làm thơ, vẫn yêu thơ.. Gắn bó, chia sẻ buồn vui với mảnh đất Play Ku, dù khó khăn, vất vả vẫn giữ tròn lẽ sống, yêu và gắn bó tha thiết với nghiệp thơ. 3. Đặc điểm nghệ thuật nổi bật: - Điệp từ, câu tạo âm hưởng như một khúc ca về PlayKu, ngân vang mãi trong lòng độc giả. III. Tổng kết: Ghi nhớ: Bài thơ là khúc ca ca ngợi vẻ đẹp của mảnh đất PlayKu: vừa rắn rỏi, hung vĩ, khoáng đạt vừa thơ mộng, trong trẻo, thuần khiết; đồng thời cũng là lời tâm sự tha thiết, chân thành của tác giả đối với đất và người nơi đây. Tác giả sử dụng điệp câu, điệp ngữ vừa có tác dụng khẳng định mạnh mẽ vừa tạo nên âm hưởng ngân nga như một khúc ca cùng với lời thơ có tính chất tự sự, giải bàylàm cho bài thơ dễ gây xúc động cho người đọc. IV. Luyện tập: 4. Dặn dò: - Học thuộc lòng bài thơ và nắm nội dung bài học. - Soạn bài: Dấu ngoặc kép. 5. Rút kinh nghiệm: .Bạn đang đọc nội dung bài viết Giáo Án Dạy Học Ngữ Văn 8 Tiết 13: Lão Hạc (Nam Cao) trên website Techcombanktower.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!