Cập nhật nội dung chi tiết về Giáo Án Bài Kiều Ở Lầu Ngưng Bích (Trích Truyện Kiều) (Tiết 1) – Giáo Án Ngữ Văn Lớp 9 mới nhất trên website Techcombanktower.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Tải word giáo án: Kiều ở lầu Ngưng Bích (trích Truyện Kiều) (Tiết 1)
– Thông qua bài học giúp học sinh hiểu đuợc:
1. Kiến thức
– Cảm nhận đc nỗi bễ bàng, cô đơn, buồn tủi của TK khi bị giam lỏng ở lầu NB và tấm lòng thuỷ chung,hiếu thảo của nàng.
– Ngôn ngữ độc thoại và n/t tả cảnh ngụ tình đặc sắc của ND.
2. Kĩ năng
– Bổ sung k/t đọc hiểu truyện thơ trung đại. Nhận ra và thấy đc t/d của ngôn ngữ độc thoại, của n/t tả cảnh ngụ tình .
– Phân tích tâm trạng nv qua một đoạn trích trong t/p Truyện Kiều.
– Cảm nhận sự cảm thông sâu sắc của ND đối với nv trong truyện.
3. Thái độ
– Căm phẫn khinh bỉ bọn buôn thịt bán người, đau đớn xót xa trước cảnh con người bị chà đạp
1. Giáo viên
+ Soạn bài, tranh, đọc các tài liệu tham khảo, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng.
2. Học sinh
+ Đọc trước bài, chuẩn bị bài, (trả lời câu hỏi đọc hiểu sgk)
1. Ổn định tổ chức
Kiểm diện: Sĩ số
9A:
9C:
2. Kiểm tra
– Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh.;
H: Đọc thuộc lòng đoạn trích “Cảnh ngày xuân, nêu giá trị nội dung và NT?
3. Bài mới
– Gia đình gặp tai hoạ, Kiều phải bán mình cứu cha và em. Tưởng là bán mình làm vợ lẽ không ngờ bị MGS, Sở Khanh lừa gạt bán vào lầu xanh.Ở đó Tú Bà bắt nàng tiếp khách làng chơi Kiều nhất quyết không chịu nên đã bị TBà mắng nhiếc, đánh đập; đau đớn, phẫn uất, tủi nhục nàng định rút dao tự vẫn nhưng vì có Đạm Tiên báo mộng ngăn cản nên đành thôi. Tú Bà sợ Kiều chết thì mất cả chì lẫn chài nên tìm cách xoa dịu, lập kế đưa Kiều ra ở tạm lầu Ngưng Bích để chờ dịp tìm người đứng đắn sẽ gả cho nhưng thực chất là bày mưu nham hiểm, giam lỏng nàng để thực hiện âm mưu mới đê tiện hơn .. Đoạn trích: “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là 1 bức tranh tâm tình đầy xúc động. Đoạn trích giúp ta cảm nhận được tấm lòng chung thuỷ với người yêu và tấm lòng hiếu thảo của nàng đối với cha mẹ thật sâu sắc.
4. Củng cố – luyện tập
H: Đọc thuộc 6 câu thơ đầu? Nêu nội dung và giá trị nghệ thuật?
5. Hướng dẫn học sinh về nhà:
– Chuẩn bị tiết 2 Kiều ở lầu Ngưng Bích: đọc thuộc lòng đoạn trích
+ Phân tích nỗi nhớ của Thuý Kiều
+ Phân tích tâm trạng của TK ở 8 câu thơ cuối?
+ Nêu những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong toàn đoạn trích
Giáo Án Bài Kiều Ở Lầu Ngưng Bích
Giáo án điện tử môn Ngữ Văn lớp 9
Giáo án bài Kiều ở lầu Ngưng Bích
Giáo án điện tử môn Ngữ văn lớp 9 bài “Kiều ở lầu Ngưng Bích” giúp học sinh cảm nhận được tấm lòng thủy chung, hiếu thảo của Kiều qua tâm trạng cô đơn, buồn tủi và nỗi nhớ của Kiều. Bài giáo án môn Văn lớp 9 này cũng sẽ giúp học sinh thấy được nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du…. Giáo án được trình bày đơn giản, dễ hiểu, phù hợp với trình độ của học sinh lớp 9 bậc trung học cơ sở.
Giáo án bài Chị em Thúy Kiều Giáo án ngữ văn 9 bài Lặng lẽ Sa pa Giáo án bài Bến quê
BÀI: KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH(Trích: Truyện Kiều – Nguyễn Du)
I. Mục tiêu cần đạt
Giúp học sinh:
Qua tâm trạng cô đơn, buồn tủi và nỗi niềm thương nhớ của Kiều, cảm nhận được tấm lòng thủy chung, hiếu thảo của nàng.
Thấy được nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du: diễn biến tâm trạng được thể hiện qua ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.
Luyện kĩ năng phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình qua việc tả cảnh vật thiên nhiên, độc thoại nội tâm, nghệ thuật sử dụng điệp từ, điệp cấu trúc câu đem lại hiệu quả cao.
HĐ2: Dẫn vào bài mới.
Các em thân mến, Truyện Kiều là tên gọi phổ biến của tác phẩm Đoạn Trường Tân Thanh của đại thi hào Nguyễn Du. Tác phẩm này đã đưa Nguyễn Du lên hàng danh nhân văn hoá thế giới.
Nội dung chính của truyện xoay quanh quãng đời lưu lạc sau khi bán mình chuộc cha của Thuý Kiều, nhân vật chính trong truyện, một cô gái “sắc nước hương trời” và có tài “cầm kỳ thi họa”.
Hôm nay cô trò ta sẽ cùng nhau tìm hiểu một trong những đoạn trích hay nhất của Truyện Kiều, đó chính là đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích.
HĐ3: Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
– Dựa vào hiểu biết của mình, em hãy nêu vài nét về tác giả Nguyễn Du và đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích?
Học sinh trả lời.
I. Giới thiệu tác giả, tác phẩm. 1. Tác giả
– Nguyễn Du (1765 – 1820)
– Thời đại: có nhiều biến động, xã hội phong kiến VN bước vào thời kỳ khủng hoảng sâu sắc.
Phong trào nông dân khởi nghĩa nổ ra liên tục, đỉnh cao là khởi nghĩa Tây Sơn.
Phong trào Tây Sơn thất bại, chế độ phong kiến triều Nguyễn thiết lập…
– Gia đình:
Là gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học.
Cha đỗ tiến sĩ, từng làm tể tướng. Anh làm thượng thư và là người say mê nghệ thuật.
Mồ côi cha năm 9 tuổi, mồ côi mẹ năm 12 tuổi.
Hoàn cảnh gia đình cũng tác động lớn đến cuộc đời Nguyễn Du.
– Bản thân:
Là người hiểu biết sâu rộng.
Có vốn sống phong phú.
Nhà thơ đã sống nhiều năm lưu lạc, tiếp xúc với nhiều cảnh đời, những con người, những số phận khác nhau.
Giải Vbt Ngữ Văn 9 Kiều Ở Lầu Ngưng Bích (Trích Truyện Kiều)
Kiều ở lầu Ngưng Bích (trích Truyện Kiều)
1. Câu 1, tr. 95, SGK Trả lời:
– Đặc điểm của không gian quanh lầu Ngưng Bích:
+ rộng lớn, mênh mông, bát ngát, không gian mở ra chiều cao, chiều xa.
+ hình ảnh lầu Ngưng Bích chơi vơi, chênh vênh, đơn độc giữa không gian.
+ trống trải, hoang vắng, không có dấu hiệu của sự sống, cảnh vật ngổn ngang: cát vàng, bụi hồng, cồn nọ, dặm kia
– Thời gian qua cảm nhận của Thúy Kiều: từ sáng sớm đến đêm khuya, sự quay vòng của thời gian.
– Hoàn cảnh và tâm trạng của Kiều: bị giam hãm, tâm trạng cô đơn, buồn tủi, hổ thẹn
2. Câu 2, tr. 95, SGK Trả lời:
a. Nỗi nhớ thương của nhân vật Thúy Kiều:
– Nhớ tới Kim Trọng trước, cha mẹ sau.
– Trình tự hợp lí. Vì: Nguyễn Du để Kiều nhớ tới Kim Trọng trước là hoàn toàn phù hợp với diễn biến tâm lí của nhân vật trong cảnh ngộ cụ thể, đảm bảo tính chân thực cho hình tượng. Trong tình cảnh bị Mã Giám Sinh làm nhục, lại ép tiếp khách làng chơi nên hiện trạng tâm lí Kiều là nỗi đau đớn về “Tấm son gột rửa bao giờ cho phai”, là nỗi buồn nhớ người yêu, nuối tiếc mối tình đầu đẹp đẽ.
b. Nghệ thuật sử dụng hình ảnh và từ ngữ của tác giả: . Nghệ thuật dùng từ ngữ, hình ảnh : nhiều hình ảnh ước lệ chén đồng, tin sương, tấm son, quạt nồng ấp lạnh, sân lai, gốc tử…, từ ngữ thể hiện được tâm trạng đớn đau, day dứt với Kim Trọng, nỗi xót xa, lo lắng cho cha mẹ.
c. Cảm nhận vè tấm lòng của nhân vật Thúy Kiều: trong cảnh ngô ở lầu Ngưng Bích, Kiều là người đáng thương nhất nhưng nàng lại quên đi cảnh ngộ của bản thân để nghĩ về chàng Kim, nghĩ về cha mẹ→Kiều là người tình thủy chung, người con có hiếu, người có tấm lòng vị tha đáng trọng
3. Tìm hiểu cảnh vật và tâm trạng nhân vật trong tám câu thơ cuối đoạn trích – Cảnh được hiện lên qua cái nhìn của ai? Nét riêng và điểm chung của các cảnh vật ấy. Các cảnh vật có sự vận động như thế nào? – Tìm các điệp ngữ và từ láy trong đoạn thơ. Các từ ấy có tác dụng như thế nào trong việc miêu tả cảnh vật và tâm trạng nhân vật? – Qua tám câu thơ em có cảm nhận thế nào về tâm trạng nhân vật Thúy Kiều? Trả lời:
– Cảnh vật trong tám câu thơ cuối hiện lên qua cái nhìn của Kiều
+ mỗi cảnh có nét riêng đồng thời lại có nét chung diễn tả tâm trạng của Kiều :
+ sựu vận động của cảnh vật:
* Cánh buồm nhỏ xa xăm vô định như cuộc đời nàng giữa biển đời vô hướng.
* Cánh hoa bị vùi dập như số kiếp trôi nổi của nàng.
* Nội cỏ rầu rầu một màu đơn điệu như màu sắc cuộc đời nàng tẻ nhạt.
* Gió cuốn, sóng ầm ầm chính là dông bể cuộc đời, một nỗi bàng hoàng lo sợ.
– Các điệp từ và từ láy: điệp ngữ “Buồn trông” lặp lại bốn lần đặt ở đầu mỗi câu lục khiến tát cả mọi cảnh vật khi đi qua đôi mắt đượm buồn đều thu vào tâm tư người con gái nỗi cô đơn, sầu nhớ, đau đớn và lo sợ.
– Tâm trạng của nhân vật: nhớ thương cha mẹ, quê hương, nhớ người yêu, xót xa cho tình duyên lỡ dở và buồn tủi, đau đớn cho thân mình,
4. Qua tám câu thơ cuối ở đọa trích Kiều ở lầu Ngưng Bích, em hiểu như thế nào về nghệ thuật tả cảnh ngụ tình? Trả lời:
– Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình là nghệ thuật mượn khung cảnh để gửi gắm tâm trạng. Cảnh không chỉ đơn thuần là bức tranh thiên nhiên mà còn là bức tranh tâm trạng. Cảnh là phương tiện miêu tả còn tâm trạng là mục đích miêu tả.
5. Cũng tả cảnh quanh lầu Ngưng Bích, nhưng cảnh thiên nhiên trong sáu câu thơ đầu và trong tám câu thơ cuối của đọan trích lại khác nhau. Em hãy chỉ ra sự khác biệt ấy và nêu ý nghĩa của nó? Trả lời:
– Sự khác biệt trong cảnh thiên nhiên ở sáu câu thơ đầu và tám câu thơ cuối:
+thể hiện ở cảnh vật và mối quan hệ giữa cảnh vật với tâm trạng con người
+ nếu ở sáu câu đầu cản vật hiện lên hoang vắng trơ trọi, giữa không gian mênh mông bát ngát gợi tâm trạng buồn tủi cô đơn thì ở tám câu cuối cảnh được nhìn qua tâm trạng từ xa đến gần, từ nhạt đến đậm, âm thanh từ tĩnh đến động,…
– Ý nghĩa của sự khác biệt ấy: thể hiện tài năng đa dạng trong ngòi bút của Nguyễn Du và sự am hiểu sâu sắc tâm lí nhân vật
Các bài giải vở bài tập Ngữ Văn lớp 9 (VBT Ngữ Văn 9) khác:
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:
Soạn Bài Kiều Ở Lầu Ngưng Bích ( Trích Truyện Kiều)
Soạn bài Kiều ở lầu Ngưng Bích ( Trích Truyện Kiều)
Soan bai Kieu o lau Ngung Bich – Đề bài: Soạn bài Kiều ở lầu Ngưng Bích ( Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du). 1. Sáu câu thơ đầu miêu tả khung cảnh của lầu Ngưng Bích về cả không gian và thời gian, cùng với đó là tâm trạng u uẩn, bế tắc của nàng Kiều.
+ Không gian được gợi mở là một không gian mênh mông, rộng lớn: “Bốn bề bát ngát xa trông” gợi lên cảm giác rợn ngợp, trống vắng.
Từ lầu cao ngước ra chỉ trông thấy những dãy núi xa mờ bụi cây, cồn cát. Lầu Ngưng Bích như lạc lõng giữa không gian đất trời đầy rợn ngợp, mênh mông. Trăng non với xa gần đó không phải là một khoảng cách vật lí thông thường mà nó là khoảng cách trong tâm tưởng của nhân vật trữ tình, bởi dẫu có gần, có xa thì những khung cảnh cũng thấm đượm tâm trạng, tình cảm của con người. Mà ở đây chính là tâm trạng cô đơn, sự lạc lõng của Thúy Kiều trong không gian rộng lớn của đất trời.
Nếu cảnh vật là mênh mông thì thời gian lại được nhà thơ Nguyễn Du gợi ra vô cùng vô tận.
“Bẽ bàng mây sớm đèn khuya
Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng”
Đó là thời gian tuần hoàn khép kín, là vòng sinh hoạt luẩn quẩn đầy bế tắc của nàng Kiều. Cùng với đó là nỗi đau không có điểm dừng, Thúy Kiều đơn độc nơi lầu Ngưng Bích xa vắng, nàng làm bạn với “mây sớm”, “đèn khuya”, là những dấu hiệu của thời gian tuyến tính, nó gợi ra cái trống vắng của không gian, lại cho thấy nhịp điệu cuộc sống của nhân vật vô vị, đắng cay.
2. Tám câu thơ tiếp theo nói lên nỗi lòng cô đơn của Thúy Kiều:
– Trong cảnh ngộ đầy éo le, đau khổ của thực tại, Thúy Kiều đã nhớ đến Kim Trọng:
“Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
Tin sương luống những rày trông mai chờ”
Thúy Kiều nhớ đến lời hẹn ước dưới trăng cùng chàng Kim, cùng với nỗi nhớ là sự xót xa, tiếc nuối tình yêu đầu đời đẹp đẽ, cùng lời nguyện ước trăm năm. Thương xót cho mình bao nhiêu thì Thúy Kiều càng đau khổ bấy nhiêu khi nghĩ về chàng Kim cũng đang hướng về mình với sự mất mát, đau khổ.
– Thúy Kiều nhớ đến cha mẹ:
“Xót người tựa cửa hôm mai
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ”
Dù Thúy Kiều đã bán mình để cứu cha, cứu cả gia đình, nghĩa là phần nào thực hiện bổn phận của người con, đáp đền được chữ “hiếu”. Nhưng Thúy Kiều trong cuộc sống đọa đày đau khổ nhất thì vẫn ôm nỗi xót xa, tự trách vì không thể ở bên phụng dưỡng cha mẹ lúc tuổi về già, mà còn làm cho cha mẹ lo lắng, tựa cửa chờ con mỗi ngày.
2. a. Cảnh vật ở tám câu thơ cuối có thể là cảnh tả thực, khung cảnh lầu Ngưng Bích mà Kiều thu nhận vào tầm mắt, nhưng cũng có thể là hình ảnh biểu tượng, là những giả tưởng, những nỗi bất an của Thúy Kiều về cuộc sống đầy trắc trở trong tương lai của mình.
b. Nhà thơ Nguyễn Du đã sử dụng điệp ngữ “buồn trông” như gợi ra nỗi buồn trùng điệp, chất chồng trong tâm hồn của người con gái đang bộn bề những suy tư, đau khổ về chính cuộc sống và số phận của mình.
Những điệp ngữ được đặt ở đầu câu gợi ra cảm giác nỗi buồn như sóng cuộn, đổ dồn về phía bờ khiến cho tâm trạng của con người bế tắc, suy tư triền miên không lối thoát.
Theo chúng tôi
Bạn đang đọc nội dung bài viết Giáo Án Bài Kiều Ở Lầu Ngưng Bích (Trích Truyện Kiều) (Tiết 1) – Giáo Án Ngữ Văn Lớp 9 trên website Techcombanktower.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!