Đề Xuất 6/2023 # Giáo Án Bài Chí Khí Anh Hùng Soạn Theo Định Hướng Phát Triển Năng Lực # Top 9 Like | Techcombanktower.com

Đề Xuất 6/2023 # Giáo Án Bài Chí Khí Anh Hùng Soạn Theo Định Hướng Phát Triển Năng Lực # Top 9 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Giáo Án Bài Chí Khí Anh Hùng Soạn Theo Định Hướng Phát Triển Năng Lực mới nhất trên website Techcombanktower.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Hoat động 1: Khởi động (04 phút) Hình thức: cả lớp Kĩ thuật: Trò chơi B1: GV trình chiếu 4 bức tranh gắn với 4 sự kiện trong cuộc đời của Thuý Kiều.  (Chú ý: có thể chọn nhiều bức tranh, nhiều sự kiện khác nhau, đảm bảo bức tranh cuối cùng là sự kiện: Từ Hải gặp Kiều ở lầu xanh) B3: Nhóm có đáp án nhanh nhất trả lời. B4: GV nhận xét, chốt lại, dẫn vào bài mới. (Phần chốt chú ý có những câu hỏi gợi dẫn, tạo tình huống có vấn đề như: Gặp Từ Hải – người anh hùng chọc trời khuấy nước, liệu cuộc đời Kiều có bình yên; Người anh hùng đó có thực sự là một người chồng chăm lo xây đắp một mái ấm gia đình…) Hoạt động 2: Hình thành kiến thức. 2.1. Tìm hiểu chung (02 phút). Hình thức: cá nhân Kĩ thuật: đặt câu hỏi B1: GV nêu câu hỏi: Nêu vị trí đoạn trích và nội dung khái quát của văn bản? B2: HS suy nghĩ, trả lời. B3: HS trình bày           B4: GV nhận xét, chốt lại 2.2. Đọc văn bản (07 phút) Hình thức: cá nhân và nhóm Phương pháp, kĩ thuật: đóng vai, đặt câu hỏi. B1: GV giới thiệu, sau đó một nhóm HS trình bày một vở kịch ngắn, diễn lại cảnh chia tay giữa Thuý Kiều và Từ Hải. ? Đánh giá về diễn xuất của các bạn? Nếu là em, em sẽ làm như thế nào để chuyển tải nội dung đoạn trích và tính cách nhân vật? ?Em thích nhân vật nào nhất? ?Khái quát về tâm trạng của Từ Hải và Thuý Kiều trong cảnh chia tay? B4: GV chốt lại và giải thích một số từ khó. 2.2. Tìm hiểu thái độ, tâm trạng của Thuý Kiều trong cảnh chia tay (05 phút). Hình thức: cá nhân Kĩ thuật: đặt câu hỏi B1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu qua các câu hỏi gợi mở: ? Đọc lại những câu thơ thể hiện hình ảnh Thuý Kiều trong đoạn trích? ? Thái độ của Kiều thể hiện qua lời nói khi Từ Hải ra đi là gì? ? Những nguyên nhân nào dẫn đến thái độ, lời nói đó? ?Nhận xét về nhân vật Thuý Kiều? B3: HS phát biểu. HS khác nhận xét, bổ sung. B4: GV nhận xét, chốt ý 2.3.Tìm hiểu vẻ đẹp của hình tượng người anh hùng Từ Hải. Hình thức: theo nhóm Kĩ thuật: tổ chức nhóm B1: GV chia lớp thành 4 nhóm, 3  nhóm hoạt động và một nhóm trọng tài (gồm những học sinh khá, giỏi). Nhóm trọng tài có nhiệm vụ trợ giúp và đánh giá hoạt động của các nhóm khác. (17 phút) Phân công nhóm trưởng và phát phiếu đánh giá theo ba mức: thẻ xanh – làm việc tốt, thẻ vàng – làm việc tương đối tốt, thẻ đỏ – làm việc chưa tích cực. Nhóm trưởng có nhiệm vụ quán xuyến hoạt động nhóm và đánh giá thành viên. Thời gian hoạt động nhóm: 4 phút. Nhóm 1: -Tìm và phân tích cụm từ miêu tả cuộc sống lứa đôi của Thuý Kiều và Từ Hải. -Từ đó, cho biết Từ Hải ra đi trong hoàn cảnh nào? -Hoàn cảnh ra đi cho thấy điều gì về con người Từ Hải? Nhóm 2: -Tìm các từ ngữ miêu tả hành động, trạng thái, tư thế của Từ Hải trong cuộc chia tay. – Hãy lựa chọn và phân tích ngắn gọn một số từ ngữ. – Qua những từ ngữ ấy, em có nhận xét gì về con người Từ Hải. Nhóm 3: -Từ Hải đã nói với Thuý Kiều về những điều gì? – Giải thích cụm từ “tâm phúc tương tri”. Từ đó cho biết, đối với Từ Hải, Thuý Kiều có vai trò như thế nào? Tại sao Từ Hải vẫn ra đi? – Qua những lời nói của Từ Hải, nhận xét về nhân vật? B3: Đại diện các nhóm trình bày. Nhóm trọng tài và các nhóm khác nhận xét, bổ sung. B4: GV chốt lại một số ý. 2.4. Tiểu kết về hình tượng Từ Hải. (07phút) Hình thức: theo nhóm Kĩ thuật: tổ chức nhóm, mảnh ghép, công đoạn. B1: GV yêu cầu các bạn thuộc cùng màu thẻ tập hợp lại theo nhóm (theo vị trí sơ đồ trên máy chiếu) HS tiếp tục hoạt động trong nhóm mới. Thời gian: 03phút. Nhóm trọng tài tiếp tục làm nhiệm vụ hướng dẫn và đánh giá. Thẻ đỏ: Chọn đáp án đúng và lấy dẫn chứng chứng minh cho lựa chọn. A.Nguyễn Du miêu tả Từ Hải bằng bút pháp hiện thực với các chi tiết chân thực. B.Nguyễn Du miêu tả Từ Hải bằng bút pháp lí tưởng hoá: dùng những hình ảnh đẹp, kì vĩ nhất kết hợp với các từ ngữ có sắc thái tôn xưng Thẻ vàng: Hình tượng Từ Hải qua đoạn trích hiện lên như thế nào? Cho biết thái độ của nhà thơ đối với nhân vật? Từ đó cho biết quan niệm của Nguyễn Du về người anh hùng là gì? Thẻ xanh: Gắn với thời đại Nguyễn Du, Từ Hải là người anh hùng mang bóng dáng của ai? Phản chiếu điều gì của thời đại? Từ đó, hãy cho biết, qua nhân vật Từ Hải, Nguyễn Du gửi gắm mong ước gì? B3: Kết thúc làm việc, HS các nhóm chuyển sản phẩm cho nhau để nhóm khác đánh giá và cho điểm. B4: GV nhận xét, bổ sung và chốt ý. Hoạt động 3: Tổng kết, luyện tập. (03phút) Hình thức: cá nhân, cặp đôi Kĩ thuật: đặt câu hỏi B1: GV yêu cầu HS làm bài tập tổng kết củng cố trong phiếu học tập  (02phút) B2: HS thực hiện yêu cầu B3+B4: GV trình chiếu đáp án và yêu cầu cặp HS ngồi cạnh nhau đổi phiếu, chấm và nộp lại cho GV. GV dặn dò một số yêu cầu soạn bài “Văn bản văn học”.         Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng. GV yêu cầu HS tìm hiểu và làm bài tập thu hoạch ở nhà. Nộp sản phẩm vào buổi học sau. Đề bài: Từ hình tượng Từ Hải và hình tượng của những người anh hùng thời phong kiến, em có suy nghĩ gì về lí tưởng sống của thanh niên hiện nay. HS thực hiện được yêu cầu của GV, sắp xếp đúng và kể được nội dung của một số phần trong tác phẩm “Truyện Kiều”. HS thể hiện tinh thần làm việc nhóm để tìm ra đáp án đúng nhất.                                             I.Tìm hiểu chung –         Vị trí đoạn trích Câu 2213 – 2230. –         Nội dung khái quát: cuộc chia tay giữa Thuý Kiều và Từ Hải.         II. Đọc văn bản. HS thực hành diễn xuất HS nhận xét, đánh giá được về sản phẩm diễn xuất của bạn trên cơ sở đối chiếu với văn bản trong SGK.                             III. Đọc hiểu chi tiết. 1. Thái độ, tâm trạng của Thuý Kiều trong cảnh chia tay.       2. Hình tượng người anh hùng Từ Hải. – Hoàn cảnh chia tay: + Hương lửa đương nồng: cuộc sống lứa đôi đang nồng nàn, hạnh phúc. + Thoắt động lòng bốn phương: nhanh chóng dứt bỏ cuộc sống êm ấm để lên đường. ð Từ Hải là con người của khát vọng lớn, quyết chí lập thân không gì có thể ràng buộc, níu kéo. -Hành động, thái độ, tư thế: + Thanh gươm yên ngựa: tư thế của người anh hùng sẵn sàng xông pha chiến trường. -Lời nói: + Bao giờ …nghi gia: lời hứa chắc chắn với Kiều về thành công vang dội và sự trở về trong vinh quang, đón Kiều trang trọng nhất → niềm tin sắt đá vào bản thân, sự nghiệp của mình; sự coi trọng hết mực dành cho Kiều. * Tiểu kết: -Nghệ thuật: Tài năng xây dựng nhân vật của nhà thơ: Theo đúng chuẩn mực của văn học trung đại về người anh hùng, dùng bút pháp lí tưởng hoá với những hình ảnh kì vĩ, hoành tráng; các từ ngữ có sắc thái tôn xưng. – Nội dung:             III. Tổng kết – Củng cố. Bài tập: 1.Chọn đáp án đúng: Hình tượng người anh hùng Từ Hải được Nguyễn Du miêu tả là: (3điểm) A.Hình tượng con người thực B.Hình tượng con người vũ trụ C.Hình tượng con người ước lệ, D. Đáp án khác. Người anh hùng theo quan niệm của Nguyễn Du (3điểm) A.Có tài năng lớn B. Có gia tài lớn C. Có chí khí, khát vọng lớn. D. Có tầm nhìn xa, trông rộng. 2. Bài học rút ra cho bản thân từ hình tượng Từ Hải (02 dòng). (4 điểm)  

Giáo Án Phát Triển Năng Lực Vợ Chồng A Phủ

Thao tác 1: I/ Giới thiệu chung/SGK và ở phần đố nhanh.

GV giao cho HS về tự hoàn thiện vào vở ghi

– Xuất xứ truyện Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài.

Đóng vai:

GV cho 1 HS đóng vai Mị và kể về cuộc đời cuả mình theo đoạn trích.

Kết cấu của văn bản?

Vị trí của đoạn trích?

Cảm nhận của em về vb?

Thao tác 2: Đọc hiểu VB:

GV cho 1 HS đọc diễn cảm đoạn văn mở đầu giới thiệu về nhân vật Mị

? Cảm nhận ban đầu của em về nhân vật?

Tg đã giới thiệu nhân vật ntn?

Miêu tả ngoại hình, tư thế, công việc nhằm mục đích gì?

Tại sao tg đặt n/v trong hoàn cảnh đối lập như vậy?

Nhóm 1 và 3:

? Trước khi về làm dâu nhà quan thống lý, Mị là cô gái như thế nào?

? Nhận xét chung về cô Mị khi còn ở nhà với bố?

Nhóm 2 và 4:

? Cuộc sống của Mị khi ở nhà quan thống lí?

? Nhận xét về số phận của Mị khi ở nhà Pá Tra?

+ Vòng 2:

Đổi chéo nhóm: N1 sang N2.

N3 sang nhóm 4.

Nhiệm vụ: Kiểm tra và bổ sung thông tin của nhóm bạn

àGV chốt ý chính và yêu cầu HS về hoàn thiện vào vở.

M có đáng được hưởng hp không?

Thế nào là con dâu gạt nợ?

Cs bất hạnh ấy đến khi nào?

Khi có nguy cơ bị đem đi gạt nợ M đã nói gì với bố? suy nghĩ về lời van xin?

M có được lựa chọn CS cho mình không?

Bị bắt làm con dâu gạt nợ M đã phản ứng ntn?

M đã sống ntn ở nhà Thống lí

Pá Tra?

TG đã miêu tả nỗi khổ của M ntn?

Tg dùng hình thức nào để miêu tả?

(nét độc đáo trong nt miêu tả của TH)

Tg lí giải ntn về cái chết tinh thần của M?

Qua nỗi khổ của M tg muốn thể hiện điều gì?

Điều gì đã khơi dậy sức sống mãnh liệt trong con người M

Bức tranh mùa xuân được miêu tả ntn?

Bức tranh mùa xuân đẹp

nhưng đã đủ sức làm thay đổi M chưa?

Yếu tố thực sự làm thay đổi M là gì?

GV bình thêm về sức dẫn dụ của âm thanh tiếng sáo.

? Uống rượu nghe tiếng sáo M nghĩ đến điều gì? Điều ấy có phù hợp tâm trạng của M không?

Phản ứng mãnh liệt nhất của M?

Điều đó chứng tỏ tâm hồn M có sự thay đổi ntn?

A Sử đã trói M ntn?

Trạng thái tâm hồn M lúc này ntn?

M có thực sự quên đi hiện tại để sống với quá khứ không?

Nhận xét cách miêu tả của TH?

I. Tìm hiểu chung:1. Tác giả:

– Tô Hoài tên khai sinh là Nguyễn Sen. Ông sinh năm 1920. Quê nội ở Thanh Oai, Hà Đông (nay là Hà Tây) như­ng ông sinh ra và lớn lên ở quê ngoại: làng Nghĩa Đô, huyện Từ Liêm, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (nay là phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy Hà Nội)

– Tô Hoài viết văn từ trước cách mạng, nổi tiếng với truyện đồng thoại Dế mèn phiêu l­ưu kí. Tô Hoài là một nhà văn lớn sáng tác nhiều thể loại. Số lượng tác phẩm của Tô Hoài đạt kỉ lục trong nền văn học Việt Nam hiện đại.

– Năm 1996, Tô Hoài được nhà nư­ớc tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

– Lối trần thuật của Tô Hoài rất hóm hỉnh, sinh động. Ông rất có sở trư­ờng về loại truyện phong tục và hồi kí. Một số tác phẩm tiêu biểu của Tô Hoài như: Dế mèn phiêu lưu kí (1941), O chuột (1942), Nhà nghèo (1944), Truyện Tây Bắc (1953), Miền Tây (1967),…

2.Văn bản:* XUẤT XỨ:

– Vợ chồng A Phủ in trong tập truyện Tây Bắc (1954). Tập truyện đ­ược tặng giải nhất- giải thưởng Hội văn nghệ Việt Nam 1954- 1955.

* TÓM TẮT: Cần đảm bảo một số ý chính:

+ Mị, một cô gái xinh đẹp, yêu đời, có khát vọng tự do, hạnh phúc bị bắt về làm con dâu gạt nợ cho nhà Thống lí Pá Tra.

+ Lúc đầu Mị phản kháng nhưng dần dần trở nên tê liệt, chỉ “lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”.

+ Đêm tình mùa xuân đến, Mị muốn đi chơi nhưng bị A Sử (chồng Mị) trói đứng vào cột nhà.

+ A Phủ vì bất bình trước A Sử nên đã đánh nhau và bị bắt, bị phạt vạ và trở thành kẻ ở trừ nợ cho nhà Thống lí.

+ Không may hổ vồ mất 1 con bò, A Phủ đã bị đánh, bị trói đứng vào cọc đến gần chết.

+ Mị đã cắt dây trói cho A Phủ, 2 người chạy trốn đến Phiềng Sa.

+ Mị và A Phủ được giác ngộ, trở thành du kích.

* KẾT CẤU VB: Gồm 2 phần

P1: M & A ở nhà Thống lí Pa Tra

P2: M & A ở Phiềng Sa.

* VỊ TRÍ ĐOẠN TRÍCH: Nằm ở phần đầu vb

* CẢM NHẬN CHUNG:

Nỗi khổ của người dân miền núi dưới ách áp bức của bọn pk, td; Đồng thời thấy được sức sống mãnh liệt, cá tính độc đáo & quá trình đấu tranh tự giải phóng của họ.

II. ĐỌC -HIỂU:

a) Cách giới thiệu nhân vật:

– GT nhân vật như trong chuyện cổ tích:

+ Giọng kể : trầm buồn

b) Mị với cuộc đời cực nhục, khổ đau:

* Mị bị bắt gạt nợ:

– Trước khi làm dâu, m là một cô gái xinh đẹp chăm chỉ, tràn đầy nhựa sống,…

+ Mị xinh đẹp, tài năng và đã có người yêu.

+ Mị trẻ trung tràn đầy sức sống.

+ Yêu cuộc sống tự do, làm chủ số phận của mình.

+ Hiếu thảo

– M không được hưởng hp vì món nợ truyền kiếp của cha mẹ & trở thành con dâu gạt nợ của nhà Pá Tra

* Cuộc đời làm dâu của M:

– Phản ứng của M khi bị bắt gạt nợ :

– CS của M ở nhà Thống lí: bị đày đoạ cả thể xác lẫn tinh thần như một kẻ nô lệ, kiếp ngựa trâu.

+ Nỗi khổ thể xác:

è Liệt kê: công việc liền tay liền chân không lúc nào được ngơi nghĩ, M như một cái máy vận hành theo công việc.

+ Nỗi khổ tinh thần:

Ẩn dụ: gây ám ảnh cho người đọc, M sống trong một tg tù đày, lạnh lẻo, u ám, khoá kín tuổi thanh xuân, mơ ước, hp.

So sánh:: diễn tả sự vô cảm, lặng lẽ mất hết khả năng phản kháng, mất hết ý thức tồn tại của bản thân, tinh thần dường như tê lịm.

* Đêm tình mùa xuân:

– Tác nhân thực sự làm thay đổi M đó men rượu & tiếng sáo (đó là phương tiện đánh thức lòng ham sống lâu nay bị vùi lấp của M)

+ Tiếng sáo (….)được tg miêu tả nhiều lần. Dụng công miêu tả như vậy nhằm mục đích biểu đạt biến thái tâm hồn nhân vật

è M thổn thức, xao xuyến, gợi nhớ lại tuổi xuân, nhớ lại quảng đời tươi đẹp của mình

– Sức sống ẩn tàng trong tâm hồn M trổi dậy mãnh liệt trong đêm tình mùa xuân.

+ M nhớ lại quá khứ, nhớ hạnh phúc ngắn ngủi trong quảng đời tuổi trẻ, niềm ham sống trở lại.

+ Khao khát đi chơi:

+ Hiện thực tàn khốc, Bị trói vào cột nhà: (….) rất dã man nhưng M không hề có phản ứng với nỗi đau bị hành hạ về thể xác, bị trói lòng M vẫn hướng vế quá khứ với tuổi xuân, với sức trẻ. Tiếng sáo đưa M đến những cuộc chơi thủa trước.

Giáo Án Bài Thao Tác Lập Luận Phân Tích Soạn Theo 5 Hoạt Động

Giáo án bài thao tác lập luận phân tích soạn theo 5 hoạt động

Soạn bài thao tác lập luận phân tích, Giáo án Ngữ văn 11 theo định hướng phát triển năng lực. Xây dựng bài học theo tiến trình hoạt động của học sinh

Ngày soạn: 25/8/2017

Tuần 2:Tiết 8 Làm văn:

THAO TÁC LẬP LUẬN PHÂN TÍCH Mục tiêu bài học

– Thao tác phân tích và mục đích của phân tích

– Yêu cầu và một số cách phân tích trong văn nghị luận

– Nhận diện và chỉ ra sự hợp lí, nét đặc sắc của các cách phân tích trong các văn bản

– Viết các đoạn văn phân tích phát triển một ý cho trước

– Viết bài văn phân tích về một vấn đề xã hội hoặc văn học.

3.Thái độ: Tự tin phân tích một vấn đề

4. Năng lực:

– Năng lực chung: NLGQ vấn đề, NL hợp tác, NL tự học, NL sáng tạo

– NL đặc thù: Nl giao tiếp tiếng Việt, Nl cảm thụ văn học

B-SỰ CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:

GV: SGK, SGV, tài liệu tham khảo

HS: SGK, tài liệu tham khảo

C-TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:

Ổn định tổ chức. SS:…………….Vắng:…………………………………………………..

Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở soạn của Hs

Tiến trình bài dạy:

Hoạt động 1: Khởi động

GV:Vào bài: Trong cuộc sống cũng như trong học tập thao tác phân tích có vai trò rất quan trọng. Nó giúp ta chia nhỏ vấn đề ra để tiện tìm hiểu, đánh giá hay đưa ra nhận định nào đó.Vậy mục đích, yêu cầu cũng như cách phân tích của thao tác này được biểu hiện như thế nào? Hôm nay cô cùng các em chúng ta cung tìm hiểu bài học:THAO TÁC LẬP LUẬN PHÂN TÍCH.

HĐ của GV và HS

Yêu cầu cần đạt

Hoạt động 3: HĐ luyện tập

Phương pháp thực hiện: GV tổ chức giờ dạy theo cách phát phiếu học tập, HS viết tại lớp, TĐTL

Thực hành

GV hướng dẫn HS làm bài tập 1,2/SGK

Đầu tiên người viết nêu lối viết thể hiện cảm xúc riêng của Xuân Diệu. Sau đó người viết dẫn ra 2 VD. Trong bản dịch “Tì bà hành” của Phan Huy Vịnh và trong hai câu thơ của Thế Lữ để thấy được sự yên tĩnh của KG qua sự cảm nhận của hai nhà thơ. Trên cơ sở người viết khẳng định với XD: cả tình và cảnh đều trở nên xôn xao vô cùng…Nhưng nàng không lặng lẽ buồn, ta thấy nàng run lên vì đau khổ

Hoạt động 4: vận dụng

Phương pháp thực hiện: GV nêu vấn đề, gợi ý

– Viết đoạn văn (khoảng 10 dòng) có sử dụng thao tác lập luận phân tích để bàn về vấn đề sau: Lợi ích của việc đọc sách.

Hoạt động 5: Hoạt động tìm tòi mở rộng

Phương pháp thực hiện: – GV tổ chức giờ dạy theo cách đưa câu hỏi, HS về nhà sưu tầm qua tài liệu tham khảo, qua mạng…

Tìm hiểu một số thao tác lập luận chính (chú ý các thao tác lập luận đã học trong chương trình ngữ văn THCS)

D- Dặn dò:

– Học bài cũ

– Soạn bài mới ” Thương vợ”.

KIỂM TRA VÀ KÍ DUYỆT

Ngày tháng năm 2017 Các thao tác lập luận trong văn nghị luận: thao tác lập luận Trọn bộ giáo án Ngữ văn soạn theo hướng đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá

Giáo án ngữ văn 10

Giáo án ngữ văn 11

Giáo án ngữ văn 12

Theo chúng tôi

Giáo Án Bài Hai Đứa Trẻ Soạn Theo Tinh Thần Đổi Mới Phương Pháp Dạy Học

Soạn bài Hai đứa trẻ- Ngữ văn lớp 11. Giáo án chuẩn cấu trúc 2018, soạn theo 5 hoạt động Tuần 10- Tiết 37, 38

HAI ĐỨA TRẺ

(Thạch Lam).Mục tiêu bài học:

Bức tranh phố huyện với cảnh ngày tàn, chợ tàn, những kiếp người tàn qua cảm nhận của hai đứa trẻ

Niềm xót xa, thương cảm của nhà văn đ/v cuộc sống quẩn quanh, tù túng của những con người nghèo nơi phố huyện và sự trân trọng, nâng niu những khát vọng nhỏ bé nhưng tươi sáng của họ.

Tp đậm đà yếu tố hiện thực vừa phảng phất chất lãng mạn, chất thơ; là truyện tâm tình với lối kể thủ thỉ như một lời tâm sự.

Đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại

Phân tích tâm trạng nhân vật trong tp tự sự

Về thái độ : yêu thương, trân trọng những con người nghèo khổ

Định hướng phát triển năng lực:

– Năng lực chung: NL giải quyết vấn đề, NL hợp tác, NL tự học, NL sáng tạo. – Năng lực đặc thù: NL giao tiếp bằng ngôn ngữ, cảm thụ văn học, tạo lập văn bản. SỰ CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS : GV: SGK, SGV, tài liệu tham khảo HS: SGK, tài liệu tham khảo

Tổ chức các hoạt động dạy và học:

Ổn định tổ chức:

Kiểm tra bài cũ: kiểm tra vở soạn học sinh.

Hoạt động của giáo viên và học sinhNội dung cần đạt

: Tìm hiểu chung CH: Đã chuẩn bị bài ở nhà, em hãy nêu những nét cơ bản về tác giả Thạch Lam.GV gợi ý:– Năm sinh- mất, quê?– Con người?– Vị trí văn học?– Quan điểm sáng tác?– Phong cách nghệ thuật truyện ngắn?– Các tác phẩm tiêu biểu? HS trả lời. GV kết luậnGV giảng:- Đó là một phố huyện nghèo có chợ, ga xếp đêm đêm có một chuyến tàu chạy qua đã nhiều đêm trong tâm trí Thạch Lam ® trở thành không gian nghệ thuật trở đi trở lại trong nhiều sáng tác của ông. – Chính đặc điểm con người đã làm nên giá trị nhân đạo và ngòi bút nhạy cảm trước những biến thái tinh vi của tâm hồn con người trong văn Thạch Lam.GV giảng: Thạch Lam và 2 người anh Nhất Linh và Hoàng Đạo là thành viên của nhóm Tự Lực Văn Đoàn – thuộc xu hướng lãng mạn nhưng khuynh hướng tư tưởng của Thạch Lam có phần nghiêng về hiện thực.CH: Nêu xuất xứ, vị trí của tác phẩm? HS trả lời.

GVgiảng: Tác phẩm viết trước Cách mạng tháng T¸m năm 1945. Đất nước bị thực dân Pháp đô hộ, đời sống nhân dân cực khổ, lầm than. Trong khi các nhà văn hiện thực phản ánh hiện thực trên tinh thần tố cáo, lên án x· héi thì các nhà văn lãng mạn chủ yếu bộc lộ cảm xúc buồn chán trước hiện thực, thể hiện khát vọng thay đổi cuộc sống.

: Em hãy nêu chủ đề tác phẩm?

: Theo em, truyện ngắn này có thể chia làm mấy phần? HS trả lời. GV chia bố cục tác phẩm.

Bước 2: Đọc-hiểu văn bản.GV định hướng: ” Hai đứa trẻ” là truyện ngắn không có cốt truyện. Tuyện ngắn chỉ là bức tranh phố huyện nghèo được hiện lên qua cái nhìn của chị em Liên, chủ yếu là Liên. Vì vậy khi tìm hiểu tác phẩm, chúng ta sẽ đi tìm hiểu tâm trạng của Liên trước bức tranh phố huyện ở những thời điểm khác nhau.Ở Tiết 1, chúng ta đi tìm hiểu phần 1: Tâm trạng của nhân vật Liên trước bức tranh phố huyện lúc chiều muộn.Tiết 2: Tâm trạng của Liên khi về đêm và lúc đợi tàu đi qua phố huyện.

GV đọc diễn cảm đoạn : ” Tiếng trống thu không….một bên sáng, một bên tối”. (Giọng đọc chậm rãi, nhẹ nhàng gợi được không khí làng quê toát lên từ những câu văn của Thạch Lam).: Bức tranh thiên nhiên phố huyện lúc chiều tàn được nhà văn khắc hoạ qua những chi tiết nào?Gợi mở: – Những âm thanh nào? Nghệ thuật gì?GV bình: Câu văn mở đầu dịu dàng như một lời thơ đã gợi ra không khí buồn vắng, hắt hiu của phố huyện nhỏ ở một nơi khuất nẻo. – Màu sắc thế nào? Nghệ thuật miêu tả?

– Đường nét thế nào? Nghệ thuật gì?

CH: Nhận xét ngòi bút miêu tả cảnh thiên nhiên của Thạch Lam? Cảm nhận của em về vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên nàGV bình: Trong đoạn văn tả cảnh thiên nhiên, Thạch Lam đã viết những câu văn giàu chất thơ, chất nhạc: “ Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru”. Câu văn toàn thanh bằng, nhịp chậm, điệp từ ” chiều“, từ láy, NT so sánh tinh tế đã gợi không khí một buổi chiều quê êm đềm thơ mộng mang cốt cách Việt Nam® Thể hiện sự nâng niu trân trọng của Thạch Lam với những gì là hồn xưa của dân tộc.

:Trước giờ khắc ngày tàn ấy, tâm trạng của Liên như thế nào? Tìm những chi tiết miêu tả tâm trạng của Liên? (Gợi mở: tư thế, dáng vẻ, tâm hồn)

GV bình giảng: Liên có cảm giác buồn mơ hồ không hiểu vì Liên vẫn còn là môt đứa trẻ hồn nhiên ngây thơ. Đây cũng là nỗi buồn mơ hồ không hiểu của văn học lãng mạn: “Tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn” (Xuân Diệu). Dường như trong “Chiếc linh hồn nhỏ” của cô bé nơi phố huyện đã vương vấn chút ” Mang mang thiên cố sầu” của văn học lãng mạn. Thạch Lam đã để cho cô bé Liên dường như nghe được một cách vô thức sự hữu hạn của đời người trước cái vô hạn của thời gian.CH: Nhận xét nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật? Qua đó, nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp tâm hồn của Liên?GV: Phải là một ngòi bút tinh tế lắm, tác giả mới cảm nhận được những cảm xúc mơ hồ ấy của Liên. Đây chính là một biệt tài trong văn Thạch Lam. GV gọi 1 HS đọc diễn cảm đoạn văn tả cảnhchợ tàn: “Chợ họp giữa phố…không có tiền để mà cho chúng nó“. Hướng dẫn cách đọc: giọng đọc chậm rãi, nhẹ nhàng gợi không khí làng quê.

CH: Cảnh chợ tàn được gợi qua chi tiết nào? (Gợi mở: âm thanh, hình ảnh, mùi vị?)

GV liên hệ: Như nhà thơ Huy Cận đã từng viết “Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều” (Tràng giang)GV: Cái nhìn đôn hậu, đằm thắm với quê hương của Thạch Lam khiến cả rác rưởi cũng gợi nghĩ những điều thân thuộc, gợi tình quê đậm đà.CH: Nhận xét nghệ thuật miêu tả cảnh chợ tàn của tác giả? (Gơị mở: tả thực hay lãng mạn, cảm nhận bằng những giác quan nào?) Nêu cảm nhận của em về cảnh chợ tàn?GV bình: Đến đây chúng ta đã thấy rõ nét đặc trưng trong văn Thạch Lam ở sự kết hợp giữa yếu tố lãng mạn và hiện thực. Nếu ở cảnh chiều tàn, ngòi bút Thạch Lam thật lãng mạn trữ tình thì ở cảnh chợ tàn, nhà văn lại dùng ngòi bút tả thực.: Vậy tâm trạng của Liên trước cảnh chợ tàn như thế nào? Cảm nhận của em về vẻ đẹp tâm hồn của Liên.

GV dẫn dắt: Trên nền cảnh chiều tàn, chợ tàn, tác giả còn khắc hoạ hình ảnh những kiếp người tàn. – GV yêu cầu HS theo dõi SGK, trên cơ sở đã soạn bài ở nhà, HS trả lời câu hỏi.CH: Những kiếp người tàn là ai? Cuộc sống của họ như thế nào?? GV gợi mở:– Chị em Liên: Hoàn cảnh sống trước kia và hiện nay?GV giảng làm rõ hơn tính cách của Liên: Cứ mỗi chiều, Liên lại dọn hàng, đếm hàng, tính tiền như một người chủ gia đình thực sự. Ở nhân vật Liên, ta thấy dáng dấp người phụ nữ đảm đang, hiền thục. Liên tỏ ra hãnh diện với sợi dây xà tích bằng bạc, đeo chiếc chìa khoá, chứng tỏ Liên đã lớn, được mẹ tin cậy. Đó là tính cách của một cô bé mới lớn.

– Những đứa trẻ nhà nghèo?

GV giảng: Những đứa trẻ tâm hồn ngây thơ trong sáng đáng lẽ phải được nuôi dưỡng, được đến trường. Nhưng ở đây chúng phải tự kiếm sống, phải sớm từ giã tuổi thơ ®thật tội nghiệp, đáng thương. Ta thấy ẩn sau những hình ảnh đó là tấm lòng xót xa, đầy thương cảm của Thạch Lam.– Mẹ con chị – Cụ Thi ?

CH: Nhận xét nghệ thuật khắc hoạ hình ảnh con người? ( Gợi mở: cử chỉ, hành động, đối thoại, đồ vật vây quanh). Cảm nhận của em về cuộc sống của con người nơi phố huyGV giảng bình: Hình ảnh những con người hiện ra qua con mắt của Liên như một vòng đời của phố huyện. Nếu cuộc sống không có gì thay đối thì tương lai của Liên và An sẽ ra sao? Hay chỉ là sự tàn tạ cả về thể xác và tinh thần? Vẽ ra tương quan giữa hai đứa trẻ trên một thế giới già nua như hai mầm cây non trên một mảnh đất khô cằn bạc phếch, liệu chúng có thể trưởng thành, khoẻ mạnh hay chúng sẽ sớm tàn tạ, héo úa! Đây chính là tấm lòng trắc ẩn mênh mông, một sắc thái riêng trong tư tưởng nhân đạo của Thạch Lam.GV chuyển ý: Trong số những con người phố huyện ấy, ai là người khổ nhất, vì sao? Có lẽ Liên là người khổ nhất. Bởi vì Liên không chỉ thiếu thốn về vật chất mà Liên còn thiếu thốn về tinh thần. Liên rất nhạy cảm, biết buồn thương trước cuộc sống hiện tại của mình và những người dân nơi đây.CH: Tâm trạng của Liên trước những kiếp người tàn nơi phố huyện như thế nào? (Gợi mở: Nhìn những đứa trẻ, nhìn chị Tí, cụ Thi). Qua đó, nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp tâm hồn của Liên.

: Qua tìm hiểu tâm trạng của nhân vật Liên trước cảnh chiều tàn, chợ tàn và những kiếp người tàn, em có nhận xét gì về bút pháp nghệ thuật? Tác giả thể hiện tư tưởng gì?

HS trả lời, giáo viên chốt lại bằng máy chiếu

CH: Tìm những chi tiết tả cảnh và nhân xét? HS trả lời.

GV bình: – Bóng tối được miêu tả nhiều trạng thái khác nhau, có mặt suốt từ đầu đến cuối tác phẩm. à Gợi cho người đọc thấy một kiếp sống bế tắc, quẩn quanh của người dân phố huyện nói riêng và nhân dân trước cách mạng tháng Tám nói chung. à Đó là biểu tượng của những tâm trạng vô vọng, nỗi u hoài trong tâm thức của một kiếp người. CH: Khi đêm xuống, phố huyện xuất hiện thêm những ai? Họ ntn? GV bình: Biểu tượng ngọn đèn dầu nơi phố huyện. – Ngọn đèn dầu được nhắc hơn 10 lần trong tác phẩm. à Tất cả không đủ chiếu sáng, không đủ sức phá tan màn đêm, mà ngược lại nó càng làm cho đêm tối trở nên mênh mông hơn, càng ngợi sự tàn tạ, hắt hiu, buồn đến nao lòng. – Ngọn đèn dầu là biểu tượng về kiếp sống nhỏ nhoi, vô danh vô nghĩa, lay lắt. Một kiếp sống leo lét mỏi mòn trong đêm tối mênh mông của xã hội cũ, không hạnh phúc, không tương lai, cuộc sống như cát bụi. Cuộc sống ấy cứ ngày càng một đè nặng lên đôi vai mỗi con người nơi phố huyện. – Cả một bức tranh đen tối. Những hột sáng của ngọn đèn dầu hắt ra giống như những lỗ thủng trên một bức tranh toàn màu đen.

CH: Trước đêm tối tâm trạng L ntn?

CH: Vì sao chị em L đợi tàu?

CH: Chuyến tàu có ý nghĩa ntn?

Bước 3: Hướng dẫn tổng kết. CH: Nêu những đạc sắc NT và Ý nghĩa của truyện?Hướng dẫn về nhà. – Nắm nội dung bài học. Hiểu giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm. – Cảm nhận bản thân khi học xong tác phẩm. – Soạn bài theo phân phối chương trình.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Giáo Án Bài Chí Khí Anh Hùng Soạn Theo Định Hướng Phát Triển Năng Lực trên website Techcombanktower.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!