Đề Xuất 3/2023 # Giáo Án Âm Nhạc Dự Thi Gcdg Cấp Huyện Năm Học 2022 # Top 12 Like | Techcombanktower.com

Đề Xuất 3/2023 # Giáo Án Âm Nhạc Dự Thi Gcdg Cấp Huyện Năm Học 2022 # Top 12 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Giáo Án Âm Nhạc Dự Thi Gcdg Cấp Huyện Năm Học 2022 mới nhất trên website Techcombanktower.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

1. Mở đầu – Gây hứng thú: 2 phút

-  Nhiệt liệt chào đón các quý vị đại biểu, các cô giáo và 3 đội chơi đã có mặt trong chương trình “Bé yêu âm nhạc” ngày hôm nay.

– Trong chương trình “ Bé yêu âm nhạc ngày hôm nay, cô Hương xin được đồng hành cùng tất cả các bạn trong vai trò là người dẫn chương trình.

– Giới thiệu khách mời.

– 3 đội vận động theo nhạc bài “ Chicken Dance”.

– Giới thiệu 3 đội chơi:

+ Đội Gà con

+ Đội Mèo con

+ Đội Cún con

– Chương trình ngày hôm nay sẽ trải qua các phần chơi như sau:

Phần 1: Tài năng tỏa sáng

Phần 2: Trò chơi âm nhạc

Phần 3: Giai điệu vui nhộn

2. Nội dung: 27 phút

* Hoạt động 1: Hát và vận động

Phần 1: Tài năng tỏa sáng

Trong phần đầu tiên “ Tài năng tỏa sáng” các đội sẽ được nghe giai điệu của một bài hát và nhiệm vụ của cả 3 đội là đoán xem đó là bài hát nào.

 Cô đàn cho trẻ nghe giai điệu bài hát “Hai chú cún con”.

Đó là giai điệu của bài hát nào?

Bài hát Hai chú cún con do ai sáng tác? (nhạc sĩ Cù Minh Nhật)

Cô và trẻ cùng thể hiện bài hát (1 lần).

Giảng nội dung bài hát: Bài hát “Hai chú cún con” nói về hai chú cún con cùng nhau chơi với bóng rất vui ở trên sân đấy các con ạ. Và không nên ham chơi quá vì trời sắp mưa to, hai chú cún con dễ bị ốm sẽ làm mẹ buồn đấy!

Qua bài hát tác giả muốn nhắn nhủ tới chúng mình điều gì? ( khi chơi với nhau phải chơi ngoan và đoàn kết)

Giáo dục trẻ: Tác giả muốn nhắn nhủ tới chúng mình khi chơi phải chơi đoàn kết với nhau, không ham chơi dễ bị ốm mẹ chúng mình sẽ buồn đấy.

Cho trẻ đứng thể hiện bài hát (1 lần).

Bài hát sẽ hay hơn khi các đội thể hiện bài hát kết hợp vỗ đệm với nhạc cụ âm nhạc. Với bài hát này các con có thể vỗ đệm theo cách nào? (vỗ đệm theo tiết tấu chậm

Cho trẻ hát và vỗ đệm theo tiết tấu chậm.

Bạn nào cho cô biết cách vỗ đệm theo tiết tấu chậm? ( vỗ ba phách nghỉ một phách).

Ở những giờ học trước cô đã dậy chúng mình vỗ tay theo tiết tấu chậm rồi, đó là vỗ ba phách nghỉ một phách, ở bài này các con chú ý vỗ vào phách mạnh là vỗ vào chữ “chú”.

Cho trẻ đứng hát và vỗ đệm theo tiết tấu chậm với các nhạc cụ âm nhạc.

Vừa rồi các đội đã vỗ đệm theo tiết tấu chậm bài hát rất hay, vậy bạn nào có ý tưởng nào khác cho bài hát thêm sinh động không? ( vừa hát vừa múa)

Bạn có ý tưởng là vừa hát vừa kết hợp múa minh họa, chúng mình thấy ý tưởng của bạn thế nào? (rất hay).

Cô và trẻ cùng múa minh họa bài hát.

Cô thấy các đội đều hát rất hay, múa rất đẹp, cô Hương cũng có một ý tưởng cho bài hát này, đó là vừa hát kết hợp múa minh họa theo các đội hình khác nhau đấy. Mời các đội cùng thể hiện.

Trẻ đứng vòng tròn múa (1 lần).

Trẻ trai bước lên thành vòng tròn nhỏ múa (1 lần)

Trẻ múa theo cặp hai trẻ quay mặt vào nhau múa.

Trẻ hát và về chỗ ngồi.

Xin cảm ơn cả 3 đội chơi, cô thấy 3 đội chơi đã thể hiện giao lưu với nhau rất vui rồi, và bây giờ chính là lúc 3 đội chơi thể hiện thể hiện tài năng của mình và tỏa sáng tài năng của mình đấy.

Cho từng đội thể hiện múa minh họa bài hát theo các hình thức khác nhau.

Mời nhóm trẻ lên múa minh họa.

Mời cá nhân trẻ biểu diễn.

* Hoạt động 2: Trò chơi âm nhạc

Phần 2: Trò chơi âm nhạc

Trong phần 2 của chương trình, các đội sẽ được tham gia trò chơi mang tên: Xúc xắc diệu kì

Cô nói cách chơi: trên mỗi mặt của quân xúc xắc đều có hình các con vật, nhiệm vụ của từng đội là lắc quân xúc xắc và đổ ra, khi xúc xắc rơi xuống mặt của con vật nào ở phía trên thì đội đó sẽ phải thể hiện bài hát nói về con vật đó

 Luật chơi: các đội có 10 giây suy nghĩ để tìm ra câu trả lời.

Cho lần lượt từng đội chơi.

*Hoạt động 3: Nghe hát

Phần 3: Giai điệu vui nhộn

Vừa rồi cả 3 đội đã cùng trải qua hai phần thi của chương trình rất xuất sắc. Cô Hương cũng muốn thể hiện tài năng của mình gửi tới chương trình, đó là bài hát: “ Con mèo trèo cây cau” sáng tác: Lê Thương

Lần 1: Cô hát cho trẻ nghe kết hợp cử chỉ điệu bộ

Cô vừa hát bài hát gì?

Giảng nội dung: Bài hát này nói về một chú mèo đến hỏi thăm chú chuột nhưng chú chuột có nhà không? À chú chuột đã đi chợ mua mắm, mua muối giỗ cha chú mèo đấy!

Lần 2: Cô cùng trẻ thể hiện

3. Kết thúc: 1 phút

Bài hát “ Con mèo trèo cây cau” đã khép lại chương trình “Bé yêu âm nhạc” ngày hôm nay.

Kính chúc các cô luôn mạnh khỏe, chúc các con luôn chăm ngoan học giỏi.

Xin chào và hẹn gặp lại.

Kết thúc tiết học

 Trẻ vỗ tay hưởng ứng

Trẻ vỗ tay

Trẻ vỗ tay

Trẻ vận động

Trẻ tự giới thiệu về đội mình

Trẻ chú ý lắng nghe

Trẻ chú ý lắng nghe

Trẻ chú ý lắng nghe

Trẻ trả lời

Trẻ trả lời

Trẻ hát

Trẻ chú ý lắng nghe

Trẻ trả lời

Trẻ chú ý lắng nghe

Trẻ hát

Trẻ trả lời

Trẻ hát và vỗ đệm

Trẻ trả lời

Trẻ chú ý lắng nghe

Trẻ hát và vỗ đệm theo tiết tấu chậm

Trẻ trả lời

Trẻ trả lời

Trẻ hát và múa minh họa

Trẻ múa

Trẻ thực hiện

Trẻ múa

Trẻ về chỗ ngồi

Trẻ chú ý lắng nghe

Từng đội thể hiện

Trẻ lên biểu diễn

Trẻ thể hiện

Trẻ nói tên trò chơi: “Xúc xắc diệu kì”

Trẻ chú ý lắng nghe

Trẻ chú ý lắng nghe

Trẻ chơi trò chơi

Trẻ chú ý lắng nghe

Trẻ chú ý lắng nghe

Trẻ trả lời

Trẻ chú ý lắng nghe

Trẻ thể hiện cùng cô

Trẻ vỗ tay hưởng ứng

Xin chào

Giáo Án Âm Nhạc Lớp 6

HS biết được các ký hiệu âm nhạc và những thuộc tính của âm thanh.

2. Kỷ năng: HS biết vận dụng các thuộc tính vào bài hát, bài tập đọc nhạc

1. Giáo viên: Nhạc cụ ( dan organ)

+ Đệm đàn bài ” tiếng chuông và ngọn cờ”

+ Bảng phụ kẻ khuông nhạc, khóa son, và vị trí các nốt nhạc trên khuông

+ Các bài hát để minh họa cho các thuộc tính của âm thanh

2. Học sinh : Sgk lớp 6 ,vở ,bút

3. Phương pháp : Trực quan, thực hành, diễn giảng, vấn đáp

TUẦN 3 TIẾT 3 Ôn hát : Bài " TIẾNG CHUÔNG VÀ NGỌN CỜ" Nhạc lí : NHỮNG THUỘC TÍNH CỦA ÂM THANH CÁC KÍ HIỆU ÂM NHẠC Ngày soạn : 01/ 09/ 2014 Ngày dạy : 04/ 09/ 2014 I. MỤC TIÊU : Kiến thức: HS hát thuần thục bài " Tiếng chuông và ngọn cờ" . HS biết được các ký hiệu âm nhạc và những thuộc tính của âm thanh. Kỷ năng: HS biết vận dụng các thuộc tính vào bài hát, bài tập đọc nhạc Thái độ : II.CHUẨN BỊ : Giáo viên: Nhạc cụ ( dan organ) + Đệm đàn bài " tiếng chuông và ngọn cờ" + Bảng phụ kẻ khuông nhạc, khóa son, và vị trí các nốt nhạc trên khuông + Các bài hát để minh họa cho các thuộc tính của âm thanh Học sinh : Sgk lớp 6 ,vở ,bút Phương pháp : Trực quan, thực hành, diễn giảng, vấn đáp III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP : Ổn định - kiểm tra sĩ số Lớp : 6A1........................................ Lớp : 6A4.................................... Lớp : 6A2........................................ Lớp : 6A5.................................... Lớp : 6A3........................................ Kiểm tra bài cũ ( trong lúc ôn ) Bài mới: Nhạc lí HĐ của GV NỘI DUNG HĐ của HS GV ghi bảng GV hướng dẫn và đàn GV chú ý nghe GV hướng dẫn GV kiểm tra GV ghi bảng GV giới thiệu và ghi bảng GV giải thích và hát minh họa GV ghi bảng và giải thích GV hướng dẫn GV giới thiệu và ghi bảng GV hướng dẫn GV hướng dẫn Nội dung 1 : Ôn hát "Tiếng chuông và ngọn cờ" + Luyện thanh + Cả lớp cùng trình bày bài hát + Chọn 2 HS lĩnh xướng đoạn a( lời 1 và 2 ) cả lớp cùng hát đoạn b + Gọi HS xung phong trình bày bài hát ( kiểm tra nhóm 2 em - 2 nhóm ) Nội dung 2: Nhạc lý: Nhữngthuộc tính của âm thanh Các ký hiệu của âm nhạc Những thuộc tính của âm thanh âm thanh trong âm nhạc có 4 thuộc tính đó là : cao độ, trường độ, cường độ, âm sắc - Nêu khái niệm của các thuộc tính ( dùng bài hát để minh họa ) Các ký hiệu âm nhạc + Khuông nhạc : Gồm có 5 dòng kẻ song song và 4 khe, ngoài ra còn có các dòng kẻ phụ. + Khóa nhạc : Là kí hiệu đặt ở đầu khuông nhạc . Có 3 loại khóa ( son, pha, đô ) nhưng thông dụng nhất là khóa son Khóa son + Ký hiệu ghi cao độ : Gồm có 7 nốt nhạc ( đồ, rê, mi, pha, son, la, si ) + Vị trí các nốt nhạc trên khuông Đồ rê mi pha son la si đô + Đọc cao độ các nốt nhạc từ thấp lên cao và ngược lại HS ghi bài Khởi động giọng HS hát HS thực hiện HS trình bày HS ghi bài HS theo dõi và ghi bài HS lắng nghe và ghi nhớ HS theo dõi và ghi bài HS quan sát HS nghe và ghi bài HS vẽ khuông nhạc và điền tên nốt HS luyện đọc cao độ Củng cố: + Hướng dẫn học sinh cách xác định vị trí các nốt nhạc trên khuông và cách nhớ các nốt nhạc bằng bàn tay trái Nhận xét, dặn dò : + Động viên tinh thần học tập của các em + Tập kẻ khuông nhạc, viết khóa son + Ghi thứ tự các nốt nhạc từ thấp lên cao Rút kinh nghiệm và bổ sung. ..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Đề Kiểm Tra Học Sinh Giỏi Cấp Huyện Năm Học 2012

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH LỤC ĐỀ KIỂM TRA HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2012 - 2013 Môn: Ngữ văn lớp 6 Thời gian làm bài 120 phút Câu 1: (4 điểm) Chỉ ra và phân tích nghệ thuật của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn sau: "Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kỳ hết. Tròn trĩnh, phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào, thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc, đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong buổi bình minh để mừng cho sự trường thọ của biển Đông". (Trích "Cô Tô" - Nguyễn Tuân- Ngữ văn 6, tập II) Câu 2: (6 điểm) Trong bài thơ "Lượm" (Ngữ văn 6, tập II) Tố Hữu đã viết: Cháu nằm trên lúa Tay nắm chặt bông Lúa thơm mùi sữa Hồn bay giữa đồng Lượm ơi, còn không? Nêu cảm nhận của em về đoạn thơ trên. Câu 3: (10 điểm) Một buổi sáng tới trường sớm để làm trực nhật. Em bỗng thấy một cây non trong sân trường bị bẻ gãy cành, rụng lá. Điều gì đã xảy ra? Em hãy kể lại chuyện ấy. ...................Hết..................... KIỂM TRA HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2012 - 2013 Hướng dẫn chấm môn: Ngữ văn lớp 6 Câu 1: (4 điểm) - Học sinh phải chỉ ra được các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn: (2 điểm) (Đúng mỗi ý sau đây cho 1 điểm) + Biện pháp so sánh qua các hình ảnh: "Tròn trĩnh, phúc hậu như lòng đỏđầy đặn"; "Y như một mâm lễ phẩmbiển Đông" (1 điểm) + Sử dụng các từ láy gợi tả: Tròn trĩnh, đầy đặn, hồng hào, thăm thẳm và đặc biệt hình ảnh ẩn dụ "quả trứnghửng hồng" (1 điểm) - Học sinh nêu giá trị nghệ thuật của các phép tu từ (2 điểm) (Đúng mỗi ý sau cho 1 điểm) + Lời văn đậm chất trữ tình, sử dụng nghệ thuật so sánh, ẩn dụ sinh động, tác giả đã vẽ ra trước mắt người đọc cảnh mặt trời mọc trên đảo Cô Tô thật rực rỡ, huy hoàng, tráng lệ không giống như bất cứ cảnh bình minh nào trên đồng bằng hay rừng núi. (1 điểm) + Một bức tranh thiên nhiên đầy màu sắc kì ảo nhưng lại rất chân thực và sống động. (1 điểm) Câu 2: 6 điểm Học sinh nêu được các ý sau: - Tác giả sử dụng các động từ, tính từ gợi tả để khắc họa đậm nét tư thế hi sinh của Lượm vừa hiện thực, vừa lãng mạn (1 điểm) - Lượm ngã xuống trên đồng lúa quê hương, tay nắm chặt bông lúa như muốn níu lấy quê hương, níu lấy tuổi trẻ và sự sống của mình. (1 điểm) - Đất quê hương, "lúa thơm mùi sữa" của quê hương như ôm ấp, ru giấc ngủ dài cho Lượm. Linh hồn bé nhỏ và anh hùng ấy đã hóa thân vào quê hương, đất nước. (1 điểm) - Câu thơ "Lượm ơi, còn không?" được tách thành một khổ thơ riêng, ngang hàng với các khổ thơ 4 câu trước và sau đó, cách dùng hô ngữ và câu hỏi tu từ. (1 điểm) + Diễn tả cảm xúc ngạc nhiên, bất ngờ, bàng hoàng, đau đớn trước cái chết của Lượm, như không tin đó là sự thật. (2 điểm) + Sự hi sinh của chú bé liên lạc đã trở thành bất tử trong lòng tác giả và mỗi chúng ta. (1 điểm) Câu 3: 10 điểm Yêu cầu về hình thức: 2 điểm - Xác định đúng bài văn kể chuyện tưởng tượng dùng ngôi kể thứ nhất (cây bàng kể chuyện) - Bài viết đủ bố cục 3 phần: Mở đầu, diễn biến, kết thúc. - Diễn đạt rõ ràng, lưu loát - Không mắc lỗi diễn đạt, lỗi dùng từ - Không mắc lỗi chính tả (Nếu sai một trong các lỗi trên trừ 0,5 điểm) Yêu cầu về nội dung: 8 điểm Bài viết phải rèn được bố cục sau: 1) Mở truyện (1 điểm): Giới thiệu nhân vật, tình huống truyện 2) Diễn biến truyện (6 điểm): - Cây bàng kể lí do bị bẻ cành; ai bẻ? tình huống thế nào? (1 điểm) - Lời kể của cây về ích lợi của mình đối với con người và đau đớn, xót xa khi mình bị thương và oán trách những hành vi phá hoại môi trường, hủy hoại cây xanh của những đối tượng trên. (3 điểm) - Lời nhắc nhở và mong muốn của cây với những học sinh (nói riêng) và con người (nói chung). (1 điểm) 3) Kết thúc truyện (1 điểm): Qua nghe cây non tâm sự em rút ra bài học cho bản thân và mọi người phải biết trồng, chăm sóc cây xanh, bảo vệ và giữ gìn môi trường Xanh - Sạch - Đẹp. * Lưu ý: Cộng điểm toàn bài làm tròn đến 0,5 điểm. - Hết - TRƯỜNG THCS ĐẠI NÀI ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI TRƯỜNG Năm học 2012- 2013 ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 6 Đề chẵn Thời gian: 60 phút( không kể thời gian giao đề) Câu 1: (3 điểm) Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật được xác định trong đoạn văn sau: "Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ" (Võ Quảng) Câu 2: (7 điểm ) Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau: "Bác đã đi rồi sao, Bác ơi! Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời Miền Nam đang thắng, mơ ngày hội Rước Bác vào thǎm, thấy Bác cười!" (Bác ơi - Tố Hữu) __________________________________ Ghi chú: Người coi thi không giải thích gì thêm TRƯỜNG THCS ĐẠI NÀI ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI TRƯỜNG Năm học 2012- 2013 ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 6 Đề lẻ Thời gian: 60 phút( không kể thời gian giao đề) Câu 1: (3 điểm) Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật được xác định trong đoạn văn sau: " Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh, phúc hậu như một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Qủa trứng hồng hào, thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng" (Nguyễn Tuân) Câu 2: (7 điểm ) Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau: "Ôi lòng Bác vậy, cứ thương ta Thương cuộc đời chung, thương cỏ hoa Chỉ biết quên mình, cho hết thảy Như dòng sông chảy, nặng phù sa." ( Theo chân Bác - Tố Hữu) __________________________________ Ghi chú: Người coi thi không giải thích gì thêm ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN NGỮ VĂN 6 NĂM HỌC 2012 - 2013 Thời gian : 120 phút (không kể thời gian chép đề) Câu 1: ( 6.0 điểm): Viết một đoạn văn ngắn nói lên suy nghĩ của em về nhân vật Kiều Phương trong " Bức tranh của em gái tôi" - Tạ Duy Anh. Câu2 (14,0 điểm): Trong kì thi học sinh giỏi cấp trường năm nay, em đã đạt giải cao. Phần thưởng bố mẹ tặng em là một chuyến đi tham vùng sông nước Cà Mau. Dựa vào văn bản " Sông nước Cà Mau" của nhà văn Đoàn Giỏi, bằng trí tưởng tượng và sự kết hợp hài hoà giữa phương thức tự sự và miêu tả, em hãy kể lại chuyến du lịch kì thú của mình khi đến với vùng sông nước có vẻ đẹp rộng lớn, hùng vĩ, đầy sức sống hoang dã ấy và cuộc sống tấp nập, trù phú, độc đáo ở vùng tận cùng phía nam Tổ quốc. HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỎI MÔN NGỮ VĂN 6 Câu 1 ( 6 điểm): a. Đáp án: Thí sinh cần bảo đảm các yêu cầu sau: + Về kiến thức: - Thí sinh có thể có nhiều cách trình bày và có những suy nghĩ khác nhau nhưng cần chỉ ra được: * Vẻ đẹp ở nhân vật Kiều Phương ( có tài năng hội họa, tình cảm trong sáng, hồn nhiên, tấm lòng nhân hậu, độ lượng ). * Vẻ đẹp ấy đã tác động mạnh mẽ đến người anh * Bộc lộ được tình cảm đối với nhân vật ( trân trọng, cảm phục...). + Về kỹ năng: - Viết được đoạn văn trọn vẹn về ý nghĩa và hoàn chỉnh về hình thức. - Không mắc lỗi về dùng từ, đặt câu, chính tả b. Biểu điểm: Các mức điểm cụ thể khác giám khảo căn cứ vào thực tế bài làm để xác định. Lưu ý: - Trân trọng và khuyến khích những bài viết giàu cảm xúc, có tố chất. - Nếu thí sinh viết chung chung về truyện ngắn Bức tranh em gái tôi nhưng trong đó vẫn đề cập đến suy nghĩ của bản thân về nhân vật Kiều Phương thì cho không quá 1/ 2 số điểm của câu. Câu 2(14,0 điểm): I. Yêu cầu: 1. Về kiến thức: Dựa vào hiểu biết về văn bản "Sông nước Cà Mau" của Đoàn Giỏi kết hợp với trí tưởng tượng của học sinh giỏi văn, bài viết cần tập trung kể lại diễn biến chuyến tham quan, miêu tả được vẻ đẹp của vùng sông nước cà Mau. Tập trung kể và tả các cảnh: - Vẻ đẹp chung của thiên nhiên vùng sông nước Cà Mau - Vẻ đẹp hùng vĩ của dòng sông Năm Căn. - Vẻ đẹp độc đáo, trù phú và cuộc sống tấp nập của chợ Năm Căn - Tưởng tượng miêu tả thêm: vẻ đẹp của sông ngòi kênh rạch, dòng nước sông Năm Căn. * Mở bài: Giới thiệu lí do có chuyến du lịch, cảm xúc chung khi được đi tham quan vùng sông nước cà Mau * Thân bài: - Kể và tả khái quát trên đường đến Cà Mau(phương tiện đi, quang cảnh thiên nhiên, con người, cảm xúc cá nhân). - Kể và tả những ngày ở Cà Mau. Chú ý làm nổi bật vẻ đẹp của thiên nhiên và con người Cà mau ( ý chính). * Kết bài: Cảm xúc, ấn tượng khi tạm biệt Cà Mau 2. Về kĩ năng: Biết tạo lập một văn bản tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm. Bố cục rõ ràng, trình bày mạch lạc, diễn đạt giàu hình ảnh, chữ viết đẹp ít mắc lỗi chính tả. II. Cách cho điểm: - Điểm 12-13-14: Hiểu đề sâu sắc. Đáp ứng các yêu cầu về nội dung và phương pháp. Trình bày cân đối, bố cục rõ, chữ viết đẹp, diễn đạt có chất văn. - Điểm 9-10-11: Hiểu đề. Cơ bản đáp ứng yêu cầu của đề. Có thể mắc một số lỗi về chính tả và ngữ pháp. - Điểm 7-8 : Tỏ ra hiểu đề. Đáp ứng một nửa yêu cầu về nội dung. - Điểm 4-5-6: Hiểu đề lơ mơ. Chủ yếu đi vào kể lể. Chưa làm nổi bật vẻ đẹp của thiên nhiên và con người Cô Tô. - Điểm 1-2-3: Chưa hiểu đề. Nội dung sơ sài, kĩ năng kém, chữ xấu, mắc nhiều lỗi chính tả và trình bày. - Điểm 0: Bài để giấy trắng.

Giáo Án Âm Nhạc Mầm Non Lớp 5 Tuổi Chủ Đề Quê Hương Đất Nước

Hoạt động 1: Gây hứng thú:

Xin chào các bạn từ mọi miền tổ quốc đã về đây tham dự lễ hội “Tiếng hát quê hương”. Cô giới thiệu 3 đội:

+ Đại diện cho miền Bắc đó là các bạn đến từ quê hương Ninh Bình.

+ Đại diện cho các bạn miền Nam đó là các bạn đến từ Nam Bộ.

+ Đại diện cho các bạn miền Trung đó là các bạn đến từ miền đất đỏ Tây Nguyên.

Hoạt động 2:

– Trong những ngày hội vui các bạn nhỏ gần xa cùng nhau về vui múa hát. Bây giờ các con hãy lắng nghe các bạn đã cùng ca múa với nhau ở đâu qua bài hát “Múa với bạn Tây Nguyên” của nhạc sĩ Mộng Lân.

– Cô đàn một đoạn của bài hát và cho trẻ đoán tên giai điệu của bài hát là gì?

– Cô hát lần 1kết hợp đàn trẻ hưởng ứng cùng cô

– Cô hát lần 2 kết hợp cử chỉ điệu bộ + đàn

+ Cô vừa hát cho các con nghe bài gì? Của nhạc sĩ nào? + Các con thấy bài hát này như thế nào? (về nhịp điệu, về nội dung). + Còn cô cô thấy nhịp điệu của bài hát này nhanh, vui tươi. Về nội dung thì nói về ngày hội của người Tây Nguyên. Các bạn nhỏ khắp nơi về cầm hoa, cầm cờ, múa hát bên cây đàn truyền thống đó là đàn Tơ rưng. + Vậy các bé lớp mình có muốn cùng với cô hát bài hát ” Múa với bạn Tây Nguyên” không?

– Lần 3: Cô đánh nhịp cho trẻ hát. Lưu ý: Cô phải sửa sai cho trẻ về cao độ, trường độ và lời bài nhạc.

* Nam: Hai tay chống hông, bước 4 bước liền nhau sang trái kết hợp với nhún chân bắt đầu từ chân trái. * Nữ: Hai tay dang sang hai bên, bước 4 bước liền nhau sang trái bắt đầu từ chân trái kết hợp nhún chân theo nhịp bài hát. – ĐT2: Múa hát… vang vang * Nam: chân trái chống gót trái lên phía trước, kết hợp vỗ tay theo nhịp rồi đổi bên, mỗi bên 2 lần. * Nữ: Tay trái cao, tay phải thấp cuộn cổ tay kết hợp nhún trên hai chân theo nhịp bài hát rồi đổi bên, mỗi bên 2 lần. – ĐT3: Vui bên … lưu luyến * Nam + Nữ: Nắm tay nhau cùng đôi một, đổi chổ cho nhau. Đi kết hợp với nhún chân 2 vòng liền. – ĐT4: Hôm nay… ngoan → Giống ĐT2. → Sau mỗi lần hát múa cô đều sửa sai cho trẻ về cao độ, trường độ cũng như các thế vận động của bài hát.

– Lần 1: Cả lớp (2 – 3 lần) + Đàn. – Lần 2: Nhóm bạn gái + VĐTN + Đàn. – Lần 3: Nhóm bạn trai + VĐTN + Đàn. – Lần 4: Từng đôi một hát múa + Đàn. Nghe hát: – Cho trẻ kể một số loại hoa ở trong trường và giới thiệu: Cô cũng có một bài hát nói về một số loại hoa đó là bài “Lý cây bông” một trong những làn điệu dân ca Nam Bộ. – Lần 1: Cô hát + đàn. – Đàm thoại: * Các con thấy lời bài hát này thế nào (về nhịp điệu, về nội dung) * Bài hát vui tươi nhanh, bài hát như là lời đoán đố có bao nhiêu bông của các bạn ở Nam Bộ. – Lần 2: Cô hát kết hợp múa minh họa.Trẻ hưởng úng cùng cô.

Hoạt động 5: Trò chơi Sol mi “Tiếng kêu của hai chú mèo”.

+ Tiếng chú mèo trắng kêu “meo” giống với nốt (Son) trong đàn với cô đấy (cô gõ vào nốt son).

+ Còn tiếng chú mèo vàng kêu “mèo” giống với nốt mì trong đàn của cô này (Cô gõ).

– Bây giời chúng mình cùng nghe tiếng đàn cuỉa cô và làm theo tiếng kêu của các chú mèo sao cho giống với nốt nhạc của cô nháe.

+ Lần 2: Chia trẻ thành 2 đội.

Đội mèo trắng mkêu “meo” và làm động tác vẫy tai.

Đội mèo vàng kêu “mèo” và làm động tác vuốt râu.

+ Lần 3: Cô đàn trẻ xướng âm nốt (son, mi).

– Cho trẻ chơi 4- 5 lần, sau mỗi lần chơi đều nhận xét, tuyên dương cháu nào làm đúng.

– Trẻ vỗ tay.

– trẻ tự giới thiệu về quê hương của mình.

– Trẻ chú ý nghe cô giáo hát, hưởng ứng cùng cô.

– Trẻ trả lời

– “Múa với bạn Tây Nguyên” của nhạc sĩ Mộng Lân.

– Trẻ hát theo yêu cầu của cô (cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân).

– Con sẽ vỗ tay theo tiết tấu chậm, theo nhịp, theo phách, theo tiết tấu phối hợp, múa… – Từng tổ lên múa theo điệu múa của từng tổ.

– Trẻ hát múa

– Trẻ chú ý múa

– Trẻ chú ý nghe cô hát.

– Trẻ thực hiện cùng cô.

– Trẻ thích chơi trò chơi.

– Trẻ thích chơi trò chơi.

– Trẻ hát một bài ra ngoài.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Giáo Án Âm Nhạc Dự Thi Gcdg Cấp Huyện Năm Học 2022 trên website Techcombanktower.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!