Đề Xuất 5/2023 # Giải Vbt Sinh Học 8 Bài 7: Bộ Xương # Top 13 Like | Techcombanktower.com

Đề Xuất 5/2023 # Giải Vbt Sinh Học 8 Bài 7: Bộ Xương # Top 13 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Giải Vbt Sinh Học 8 Bài 7: Bộ Xương mới nhất trên website Techcombanktower.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Bài 7: Bộ xương

I – Bài tập nhận thức kiến thức mới

Bài tập 1 (trang 18 VBT Sinh học 8):

1. Bộ xương có chức năng gì?

2. Điểm giống và khác nhau giữa xương tay và xương chân?

Trả lời:

1. Bộ xương có chức năng là bộ phận nâng đỡ, bảo vệ cơ thể, là nơi bám của các cơ.

2. So sánh:

Bài tập 2 (trang 18-19 VBT Sinh học 8): Quan sát hình 7 – 4 SGK, trả lời câu hỏi sau:

1. Dựa vào cấu tạo khớp đầu gối hãy mô tả khớp động.

2. Khả năng cử động của khớp động và khớp bán động khác nhau như thế nào? Vì sao có sự khác nhau đó?

3. Đặc điểm của khớp bất động?

Trả lời:

1. Khớp động: là phần tiếp giáp giữa 2 xương là sụn và bao hoạt dịch (chứa dịch khớp), khớp động có thể cử động dễ dàng.

2. * Khớp động: Là khớp cử động dễ dàng nhờ hai đầu xương có sụn, đầu khớp nằm trong một bao chứa dịch khớp.

* Khớp bán động: Khớp bán động cử động ở mức hạn chế do diện tích khớp phẳng và hẹp.

3. Khớp bất động: là phần tiếp giáp giữa 2 xương đã hoá xương, có hình răng cưa khít với nhau nên không cử động được. Khớp bất động giúp xương tạo thành hộp, khối để bảo vệ nội quan (hộp sọ não bảo vệ não) hoặc nâng đỡ (xương chậu).

II – Bài tập tóm tắt và ghi nhớ kiến thức cơ bản

1. Chức năng của bộ xương là gì?

Bộ xương có chức năng là bộ phận nâng đỡ, bảo vệ cơ thể, là nơi bám của các cơ.

2. Bộ xương cấu tạo như thế nào?

Bộ xương người gồm 3 phần:

– Phần đầu: khối xương sọ có 8 xương ghép lại tạo thành hộp sọ lớn chứa não. Xương mặt nhỏ, có xương hàm.

– Phần thân: cột sống khớp với nhau, cong ở 4 chỗ. Các xương sườn gắn với cột sống và xương ức tạo thành lồng ngực.

– Phần chi: xương tay và xương chân.

3. Có 3 loại khớp:

– Khớp động: giúp cơ thể có những cử động linh hoạt đáp ứng được những yêu cầu lao động và hoạt động phức tạp. VD: khớp ở tay, chân.

– Khớp bán động: giúp cơ thể mềm dẻo trong dáng đi thẳng và lao động phức tạp, cử động của khớp hạn chế. VD: khớp các đốt sống.

– Khớp bất động là loại khớp không cử động được. VD: khớp ở hộp sọ.

III – Bài tập củng cố, hoàn thiện kiến thức

Bài tập 1 (trang 19 VBT Sinh học 8): Bộ xương người gồm mấy phần? Mỗi phần gồm những xương nào?

Trả lời:

Bộ xương người gồm 3 phần:

– Phần đầu: khối xương sọ có 8 xương ghép lại tạo thành hộp sọ lớn chứa não. Xương mặt nhỏ, có xương hàm.

– Phần thân: cột sống khớp với nhau, cong ở 4 chỗ. Các xương sườn gắn với cột sống và xương ức tạo thành lồng ngực.

– Phần chi: xương tay và xương chân.

Bài tập 2 (trang 20 VBT Sinh học 8): Sự khác nhau giữa xương tay và xương chân có ý nghĩa gì đối với hoạt động của con người?

Trả lời:

Sự khác nhau giữa xương tay và xương chân có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động của con người :

– Các khớp cổ tay và bàn tay linh hoạt đảm nhiệm chức năng cầm nắm phức tạp trong lao động của con người.

– Xương cổ chân và xương gót phát triển nở về phía sau làm cho diện tích bàn chân lớn, đảm bảo sự cân bằng vững chắc cho tư thế đứng thẳng.

Bài tập 3 (trang 20 VBT Sinh học 8): Vai trò của từng loại khớp là gì?

Trả lời:

– Khớp động : giúp cơ thể có những cử động linh hoạt đáp ứng được những yêu cầu lao động và hoạt động phức tạp. VD: khớp ở tay, chân.

– Khớp bán động : giúp cơ thể mềm dẻo trong dáng đi thẳng và lao động phức tạp, cử động của khớp hạn chế. VD: khớp các đốt sống.

– Khớp bất động là loại khớp không cử động được. VD: khớp ở hộp sọ.

Bài tập 4 (trang 20 VBT Sinh học 8): Hãy chọn phương án đúng để điền vào chỗ trống trong các câu sau:

Trả lời:

1. Khớp bất động là loại khớp không cử động được.

2. Khớp bán động là những khớp mà cử động của khớp hạn chế.

3. Khớp động là khớp cử động dễ dàng.

Các bài giải vở bài tập Sinh học lớp 8 (VBT Sinh học 8) khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k7: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Giáo Án Sinh Học 8 Bài 7: Bộ Xương

Giáo án Sinh học 8 Bài 7: Bộ xương

Download Giáo án Sinh Học 8 Bài 7: Bộ xương

I. Mục tiêu

Sau khi học xong bài học, học sinh có khả năng:

1. Kiến thức:

– Trình bày được các thành phần chính của bộ xương

– Xác định được vị trí các xương trên cơ thể

– Phân biệt được các loại xương: xương dài, xương dẹt, xương ngắn về hình thái, cấu tạo

– Phân biệt được các loại khớp xương, nhất là khớp động

2. Kĩ năng:

– Biết cách vận dụng hiểu biết thực tiễn vào bài học

3. Thái độ:

– Ý thức bảo vệ bản thân, vận động và vui chơi lành mạnh

* Trọng tâm:

Xác định được các thành phần chính của bộ xương, phân biệt được các loại xương và khớp xương.

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên: tranh vẽ các hình 7.1 – 7.4, mô hình tháo, lắp bộ xương

2. Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi

III. Phương pháp

Trực quan + thuyết trình

IV. Tiến trình dạy học

1. Ổn định lớp: Giáo viên kiểm tra sĩ số và sự chuẩn bị của học sinh

2. Kiểm tra bài cũ: Hãy cho biết chức năng và cấu tạo của hệ vận động? các xương thuộc loại mô nào?

3. Bài mới:

+ Giới thiệu bài: mỗi chúng ta đều cần có sự vận động để thực hiện các hoạt động học tập, sinh hoạt, vui chơi. Nhờ có sự phối hợp của xương và cơ mà cơ thể có thể thực hiện được các loại vận động. Bảo vệ hệ vận động là bảo vệ sự hoạt động thống nhất và bình thường của cơ thể. Và, để bảo vệ được thì chúng ta phải hiểu rõ được các đặc điểm cấu tạo và chức năng sinh lí các loại xương và cơ, từ đó chúng ta có thể bảo vệ hệ vận động tránh khỏi những tác nhân có hại

4. Hướng dẫn cho HS luyện tập những kiến thức đã tìm hiểu

HĐ 4: Tổng kết, củng cố

Mục tiêu: học sinh ghi nhớ nhanh các nội dng chính của bài học

Phương pháp: trò chơi

Phát triển năng lực: tự học, tự đánh giá

Thời gian: 5′

Từ khóa: xương

Giáo viên hướng dẫn và cố vấn cho học sinh?

Lắng nghe và thực hiện các yêu cầu của giáo viên

Các học sinh đều ghi nhớ được các nội dung chính của bài học

5. Hướng dẫn học sinh học và chuẩn bị bài ở nhà

HĐ 4: Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài mới

Mục tiêu: học sinh nắm được các nội dung chính của Bài 8: Cấu tạo và tính chất của xương

Phương pháp: thuyết trình

Phát triển năng lực: sử dụng sách giáo khoa, tự học có hướng dẫn

Thời gian: 1′

Yêu cầu học sinh đọc trước nội dung bài 8

Ghi lại yêu cầu của gv vào vở

Học sinh khái quát được nội dung bài 8

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k7: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Sinh học lớp 8 mới, chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Sinh học 8 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.

Giải Vbt Sinh Học 8 Bài 4: Mô

Bài 4: Mô

I – Bài tập nhận thức kiến thức mới

Bài tập 1 (trang 10 VBT Sinh học 8):

1. Hãy kể tên những tế bào có hình dạng khác nhau mà em biết?

2. Thử giải thích vì sao tế bào có hình dạng khác nhau.

Trả lời:

1. Một số tế bào:

– Tế bào xương: hình sao

– Tế bào máu: hình cầu

– Tế bào cơ: hình sợi…

2. Tế bào thực hiện các chức năng khác nhau do đó có sự phân hóa về cấu trúc, hình dạng và kích thước khác nhau. Sự phân hoá đó diễn ra ngay từ giai đoạn phôi. Mô là một tập hợp gồm các tế bào có cấu trúc giống nhau, đảm nhận chức năng nhất định; ở một số loại mô còn có các yếu tố không có cấu trúc tế bào.

Bài tập 2 (trang 10 VBT Sinh học 8): Quan sát hình 4 – 1 SGK, em có nhận xét gì về sự sắp xếp các tế bào ở mô biểu bì?

Trả lời:

Mô biểu bì (biểu mô) gồm các tế bào xếp sít nhau, phủ ngoài cơ thể và lót trong các cơ quan rỗng có chức năng bảo vệ, bài xuất và tiếp nhận kích thích. Biểu mô bảo vệ cho các lớp tế bào phía trong khỏi các tác động cơ học, hoá học, ngăn không cho vi khuẩn có hại xâm nhập, đồng thời không bị khô. Tuỳ theo hình dạng và chức năng của tế bào, biểu mô chia làm các loại khác nhau.

Bài tập 3 (trang 11 VBT Sinh học 8): Máu thuộc loại mô gì? Vì sao máu được xếp vào loại mô đó?

Trả lời:

Máu thuộc mô liên kết.

Máu bao gồm huyết tương và các tế bào máu. Trong đó huyết tương là chất nền, còn các tế bào máu có nguồn gốc từ các tế bào xương, tế bào sụn. Vì vậy, xếp máu thuộc mô liên kết.

Bài tập 4 (trang 11 VBT Sinh học 8): Quan sát hình 4 – 3 SGK, cho biết:

1. Hình dạng, cấu tạo tế bào cơ vân và tế bào cơ tim giống nhau và khác nhau ở những điểm nào?

2. Tế bào cơ trơn có hình dạng và cấu tạo như tế nào?

Trả lời:

1. So sánh:

Khác nhau

Tập hợp thành bó và gắn với xương giúp cơ thể vận động, tế bào có nhiều nhân.

Tạo nên thành tim làm tim co liên tục, tế bào phân nhánh, có 1 nhân.

2. Tế bào cơ trơn có hình thoi đầu nhọn và chỉ có 1 nhân. Cơ trơn tạo nên thành nội quan như dạ dày, ruột, mạch máu, bóng đái…

II – Bài tập tóm tắt và ghi nhớ kiến thức cơ bản

1. Mô là gì?

Mô là tập hợp các tế bào chuyên hóa, có cấu trúc giống nhau, cùng thực hiện một chức năng nhất định.

2. Bốn loại mô chính của cơ thể là gì? Chức năng?

– Mô biểu bì có chức năng bảo vệ, hấp thụ, tiết.

– Mô liên kết có chức năng nâng đỡ, liên kết các cơ quan.

– Mô cơ có chức năng co dãn.

– Mô thần kinh có chức năng tiếp nhận kích thích, xử lí thông tin và điều khiển sự hoạt động của các cơ quan trả lời các kích thích của môi trường.

III – Bài tập củng cố, hoàn thiện kiến thức

Bài tập 1 (trang 11 VBT Sinh học 8): So sánh mô biểu bì và mô liên kết về vị trí của chúng trong cơ thể và về sự sắp xếp tế bào trong hai loại mô đó.

Trả lời:

Bài tập 2 (trang 12 VBT Sinh học 8): Cơ vân, cơ trơn, cơ tim có gì khác nhau về đặc điểm cấu tạo, sự phân bố trong cơ thể và khả năng co dãn?

Trả lời:

Bài tập 3 (trang 12 VBT Sinh học 8): So sánh 4 loại mô theo mẫu sau:

Trả lời:

Đặc điểm cấu tạo

Tế bào xếp xít nhau

Tế bào nằm trong chất cơ bản

Tế bào dài và dày, xếp thành lớp, thành bó

Nơron có thân nối với sợi trục và các sợi nhánh

Chức năng

Bảo vệ, hấp thụ, tiết

Nâng đỡ, liên kết các cơ quan

Co dãn tạo nên sự vận động của các cơ quan và vận động của cơ thể

– Tiếp nhận kích thích.

– Xử lí thông tin.

Bài tập 4 (trang 12 VBT Sinh học 8): Em hãy xác định trên chiếc chân giò lợn có những loại mô nào?

Trả lời:

Trên chiếc chân giò lợn có đủ cả 4 loại mô: Mô biểu bì, mô liên kết, mô cơ (cơ vân), mô thần kinh.

Bài tập 5 (trang 13 VBT Sinh học 8): Hãy ghép các thông tin a, b, c, d ở cột B vào thông tin tương ứng ở cột A

Trả lời:

Các bài giải vở bài tập Sinh học lớp 8 (VBT Sinh học 8) khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k7: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Giải Vbt Sinh Học 7 Bài 15: Giun Đất

Bài 15: Giun đất

I. Hình dạng ngoài (trang 36 VBT Sinh học 7)

1. (trang 36 VBT Sinh học 7): Quan sát hình 15.1, 2 (SGK), hãy mô tả về cấu tạo ngoài của giun đất.

Trả lời:

Cơ thể đối xứng hai bên, phân đốt

II. Di chuyển (trang 36 VBT Sinh học 7)

1. (trang 36 VBT Sinh học 7): Hãy đánh số vào ô trống cho đúng thứ tự các động tác di chuyển của giun:

Trả lời:

– Thu mình làm phồng đoạn đầu, thun đoạn đuôi

2

– Thu mình làm phồng đoạn đầu, thun đoạn đuôi

4

– Dùng toàn thân và vòng tơ làm chỗ dựa, vươn đầu về phía trước

3

III. Cấu tạo trong (trang 37 VBT Sinh học 7)

1. (trang 37 VBT Sinh học 7): So sánh cấu tạo trong giữa giun đất và giun tròn:

Trả lời:

Hệ tiêu hóa

có khoang cơ thể chưa chính thức, cơ quan tiêu hóa đơn giản

Phân hóa

Hệ tuần hoàn

chưa có hệ tuần hoàn

Hệ tuần hoàn kín

Hệ thần kinh

chưa có hệ thần kinh

Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch

2. (trang 37 VBT Sinh học 7): Hệ cơ quan mới xuất hiện ở giun đất:

Trả lời:

Hệ tuần hoàn kín, hệ tiêu hóa phân hóa, hệ thần kinh dạng chuỗi hạch

IV. Dinh dưỡng (trang 37 VBT Sinh học 7)

1. (trang 37 VBT Sinh học 7): Dựa vào thông tin về dinh dưỡng và cấu tạo trong của giun đất, hãy giải thích các hiện tượng sau đây ở giun đất:

Trả lời:

– Vì sao mưa nhiều, giun đất lại chui lên mặt đất?

Giun đất hô hấp qua da, mưa làm nước ngập cơ thể nên chúng phải chui lên mặt đất.

– Cuốc phải giun thấy máu đỏ chảy ra, tại sao?

Vì giun đã xuất hiện hệ tuần hoàn kín, máu mang sắc tố chứa sắt nên có màu đỏ.

V. Sinh sản (trang 38 VBT Sinh học 7)

1. (trang 38 VBT Sinh học 7): Quan sát hình 15.6 và các thông tin nêu trong SGK, hãy mô tả sự tạo thành giun con từ giun bố, mẹ:

Trả lời:

Khi sinh sản, giun bố mẹ chập phần đầu với nhau trao đổi tinh dịch. Sau khi hai cơ thể ghép đôi tách nhau được 2, 3 ngày thành đai sinh dục bong ra, tuột về phía trước nhận trứng và tinh dịch trên đường đi. Khi tuột khỏi cơ thể, đai thắt hai đầu lại thành kén. Trong kén, sau vài tuần trứng nở thành giun con.

Ghi nhớ (trang 38 VBT Sinh học 7)

Cơ thể giun đất đối xứng hia bên, phân đốt và có khoang cơ thể chính thức.

Nhờ sự chun dãn cơ thể và các vòng tơ mà giun đất di chuyển được. Giun đất có cơ quan tiêu hóa phân hóa, hô hấp qua da, hệ tuần hoàn kín và hệ thần kinh kiểu chuỗi hạch.

Giun đất lưỡng tính khi sinh sản chúng ghép đôi, trứng được thụ tinh phát triển trong kén để hình thành giun con.

Câu hỏi (trang 38 VBT Sinh học 7)

1. (trang 38 VBT Sinh học 7): Hình dạng ngoài giun đất thích nghi với đời sống trong đất như thế nào?

Trả lời:

Cấu tạo ngoài của giun đất thích nghi với đời sống chui rúc trong đất được thể hiện: cơ thể dài, gồm nhiều đốt. ở phần đầu có vòng tơ xung quanh mỗi đốt, dùng để tì vào đất khi giun bò (giun đất không có chân). Khi tìm kiếm thức ăn, nếu gặp môi trường khô và cứng, giun tiết chất nhày làm mềm đất rồi nuốt đất vào miệng.

2. (trang 38 VBT Sinh học 7): Lợi ích của giun đất đối với trồng trọt:

Trả lời:

– Khi đào hang và di chuyển, giun đất đã làm cho đất tơi, xốp hơn, không khí hòa tan trong đất nhiều hơn, giúp rễ cây nhận được nhiều ôxi hơn để hô hấp.

– Phân giun đất có tác dụng làm tăng tính chịu nước, tăng lượng mùn, các muối canxi và kali dễ tiêu cho đất. Chúng góp phần chuyển từ môi trường chất chua hoặc kiềm về môi trường trung tính thích hợp cho cây. Chúng đẩy mạnh hoạt động của vi sinh vật có ích cho đất.

Các bài giải vở bài tập Sinh học lớp 7 (VBT Sinh học 7) khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k8: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Bạn đang đọc nội dung bài viết Giải Vbt Sinh Học 8 Bài 7: Bộ Xương trên website Techcombanktower.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!