Cập nhật nội dung chi tiết về Giải Vbt Ngữ Văn 8 mới nhất trên website Techcombanktower.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Giới thiệu về Giải VBT Ngữ văn 8
VBT Ngữ Văn 8 Tập 1 gồm từ bài 1 đến bài 17 với tất cả 54 bài viết
VBT Ngữ Văn 8 Tập 2 gồm từ bài 18 đến bài 34 với tất cả 60 bài viết.
Giải VBT Ngữ văn 8 giúp các em học sinh lớp 8 hoàn thành tốt các bài tập trong vở bài tập Ngữ văn 8, từ đó các em sẽ hiểu bài hơn, nắm chắc kiến thức hơn và đạt được kết quả cao trong học tập
Giải VBT Ngữ văn 8 gồm 2 tập. Nội dung cụ thể như sau:
Bài 1
Tôi đi học Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ Trong lòng mẹ Trường từ vựng Bố cục của văn bản
Bài 3
Tức nước vỡ bờ Xây dựng đoạn văn trong văn bản Viết bài tập làm văn số 1
Bài 4
Lão Hạc Từ tượng hình, từ tượng thanh Liên kết các đoạn văn trong văn bản
Bài 5
Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội Tóm tắt văn bản tự sự. Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự Trả bài tập làm văn số 1
Bài 6
Cô bé bán diêm Trợ từ, thán từ Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự
Bài 7
Đánh nhau với cối xay gió Tình thái từ Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm
Bài 8
Chiếc lá cuối cùng Chương trình địa phương (phần tiếng việt) Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm
Bài 9
Hai cây phong Nói quá Viết bài tập làm văn số 2
Bài 10
Ôn tập truyện kí Việt Nam Thông tin về ngày trái đất năm 2000 Nói giảm nói tránh Luyện nói: kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm
Bài 11
Câu ghép Trả bài tập làm văn số 2 Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh
Bài 12
Ôn dịch thuốc lá Câu ghép (tiếp theo) Phương pháp thuyết minh
Bài 13
Bài toán dân số Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh
Bài 14
Chương trình địa phương (phần Văn – Kì 1) Dấu ngoặc kép Luyện nói: thuyết minh về một thứ đồ dùng Viết bài tập làm văn số 3
Bài 15
Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác Đập đá ở Côn Lôn Ôn luyện về dấu câu Thuyết minh về một thể loại văn học
Bài 16
Muốn làm thằng cuội Ôn tập và kiểm tra phần tiếng việt Trả bài tập làm văn số 3
Bài 17
Hai chữ nước nhà Làm thơ bảy chữ Kiểm tra tổng hợp cuối học kì 1
VBT Ngữ Văn 8 Tập 2
Bài 18
Nhớ rừng Ông đồ Câu nghi vấn Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh
Bài 19
Quê hương Khi con tu hú Câu nghi vấn (tiếp theo) Thuyết minh về một phương pháp cách làm
Bài 20
Tức cảnh Pắc Bó Câu cầu khiến Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh Ôn tập về văn bản thuyết minh
Bài 21
Ngắm trăng Đi đường (Tẩu lộ) Câu cảm thán Câu trần thuật Viết bài tập làm văn số 5
Bài 22
Thiên đô chiếu Câu phủ định Chương trình địa phương (phần văn)
Bài 23
Hịch tướng sĩ Hành động nói Trả bài tập làm văn số 5
Bài 24
Nước Đại Việt ta Hành động nói tiếp theo Ôn tập về luận điểm
Bài 25
Bàn về phép học Viết đoạn văn trình bày luận điểm Luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm Viết bài tập làm văn số 6
Bài 26
Thuế máu Hội thoại Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận
Bài 27
Đi bộ ngao du Hội thoại (tiếp theo) Luyện tập: đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận
Bài 28
Kiểm tra Văn Lựa chọn trật tự từ trong câu Trả bài tập làm văn số 6 Tìm hiểu các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận
Bài 29
Ông Giuốc – Đanh mặc lễ phục Luyện tập: lựa chọn trật tự từ trong câu Luyện tập đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận
Bài 30
Chương trình địa phương (phần văn) Chữa lỗi diễn đạt Viết bài tập làm văn số 7
Bài 31
Tổng kết phần văn Ôn tập và kiểm tra phần tiếng việt Văn bản tường trình Luyện tập về văn bản tường trình
Bài 32
Trả bài kiểm tra Văn Ôn tập và kiểm tra phần tiếng việt (tiếp theo) Trả bài tập làm văn số 7 Văn bản thông báo
Bài 33
Tổng kết phần văn (tiếp theo) Chương trình địa phương (phần tiếng việt) Kiểm tra tổng hợp cuối năm
Bài 34
Tổng kết phần văn (tiếp theo) Luyện tập làm văn bản thông báo Ôn tập phần làm văn
Giải Vbt Ngữ Văn 8 Nhớ Rừng
Nhớ rừng
Câu 1 (Câu 1 tr.7 – SGK Ngữ văn 8 tập 2):
Trả lời:
– Đoạn 1: Cảnh ngộ bị rơi vào bẫy và trở thành đồ chơi của đám người nhỏ bé ngạo mạn trong công viên.
– Đoạn 2 và đoạn 3: Nỗi nhớ rừng và niềm tự hào một thời oanh liệt.
– Đoạn 4: Nỗi uất hận trước những tầm thường giả dối của cảnh công viên.
– Đoạn 5: Những hoài niệm và giấc mộng ngàn.
Câu 2:
Trả lời:
Tình cảnh của con hổ bị nhốt vào vườn bách thú được thể hiện tập trung ở đoạn 1 qua cảm nhận của chính nó. Đó là cảnh ngộ sa cơ, bị tù hãm, thành thứ thứ đồ chơi (cho lũ người ngạo mạn ngẩn ngơ), bị đặt ngang hàng với bọn thấp hèn, nhục nhã. Tâm trạng “Gậm một khối căm hờn, nằm dài trông ngày tháng qua” với cách dùng từ độc đáo:
“Gậm” – niềm đau khổ, đắng cay, chua xót, nung nấu căm hờn.
“Khối” – Căm hờn đã tích tụ thành khối, thành tảng đè nặng, nhức nhối.
” Nằm dài” – chán ngán
⇒ Qua đó thể hiện thái độ căm uất, chán ngán, bất lực.
– Cảnh vườn bách thú được hiện lên một cách cụ thể, sinh động trong khổ 4. Phép liệt kê “Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng, dải nước đen giả suối, …những mô gò thấp kém, vừng lá hiền lành không bí hiểm, học đòi bắt chước vẻ hoang vu…” thể hiện sự đơn điệu, tù túng, nhàm chán, tầm thường, giả dối (chính là cái thực tại của xã hội đương thời đầy sự giả dối,…) kết hợp với giọng giễu nhại, cách ngắt nhịp ngắn, dồn dập
⇒ Thái độ chán ghét, khinh miệt cuộc sống thực tại; khao khát cuộc sống tự do, chân thật.
Câu 3:
Trả lời:
∗ Khổ thứ 2:
– Cảnh sơn lâm bóng cả cây già, tiếng gió gào ngàn, giọng nguồn hét núi, thét khúc trường ca dữ dội, chốn ngàn năm cao cả âm u… : Khung cảnh lớn lao, phi thường, hoang vu và dầy bí hiểm
– Ta bước lên dõng dạc đường hoàng, lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng… lá gai cỏ sắc ..mắt thần ta đã quắc.. mọi vật đều im hơi” Nghệ thuật so sánh, dùng từ ngữ giàu chất tạo hình, diễn tả chính xác vẻ đẹp uy nghi, dũng mãnh nhưng cũng rất mềm mại và uyển chuyển của vị chúa sơn lâm
∗ Khổ thứ 3:
– Cảnh những đêm vàng bên bờ suối – say mồi đứng uống ánh trăng tan.
– Cảnh những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn – đứng ngắm giang sơn đổi mới.
– Cảnh bình minh cây xanh nắng gội – Giấc ngủ tưng bừng.
– Cảnh buổi chiều lênh láng máu – Chờ chết mảnh mặt trời gay gắt để chiếm lấy riêng phần bí mật.
– Nghệ thuật: sử dụng so sánh, các điệp từ, các câu hỏi tu từ và câu cảm thán bộc lộ trực tiếp nỗi tiếc nuối quá khứ oai hùng của con hổ.
– Dùng đại từ “ta” thể hiện khí phách ngang tàng, làm chủ của con hổ.
∗ Sự tương phản gay gắt giữa hai cảnh tượng, hai thế giới, nhà thơ đã thể hiện nỗi bất hòa sâu sắc đối với thực tại, sự căm ghét cuộc sống tầm thường, giả dối, khát vọng mãnh liệt về một cuộc sống tự do, cao cả và chân thật
Câu 4 (Câu 3 tr.7 – SGK Ngữ văn 8 tập 2)
Trả lời:
a. Tác dụng của việc mượn “lời con hổ ở vườn bách thú” là thích hợp vì:
– Thể hiện được thái độ ngao ngán với thực tại tù túng, tầm thường, giả dối.
– Khao khát vượt thoát để được tự do, không thỏa hiệp với hiện tại.
– Là biểu tượng của sự giam cầm, mất tự do, thể hiện sự sa cơ, chiến bại, mang tâm sự uất hận.
– Mượn lời con hổ để tránh sự kiểm duyệt ngặt nghèo của thực dân.
b. Việc mượn lời của con hổ còn giúp tác giả thể hiện được tâm trạng, khát vọng tự do thầm kín của mình.
Câu 5 (Câu 4∗ tr.5 – SGK Ngữ văn 8 tập 2)
Trả lời:
Hoài Thanh trong nhận định về thơ Thế Lữ: “Đọc đôi bài, nhất là bài Nhớ rừng… không thể cưỡng được” đã nói lên nghệ thuật sử dụng từ ngữ tinh tế, điêu luyện, đạt tới mức chính xác cao. Điều đó được thể hiện trong văn bản:
+ Các từ ngữ được sử dụng trong bài Nhớ rừng đều xuất phát từ tâm trạng khinh ghét, căm phẫn cuộc sống hiện thời.
+ Giọng điệu thơ linh hoạt lúc dồn dập oai hùng, lúc trầm lắng suy tư.
+ Bài thơ thể hiện khao khát tự do, vượt thoát khỏi thực tại tầm thường, tù túng.
+ Bài thơ xây dựng thành công ba hình tượng với nhiều ý nghĩa ( con hổ, vườn bách thú, núi rừng).
+ Thế Lữ cũng là cây bút tiên phong cho phong trào Thơ Mới vì thế sự thôi thúc vượt thoát khỏi những chuẩn mực cũ giúp ông chủ động khi sử dụng ngôn từ.
Câu 6:
Trả lời:
Nằm trong cũi sắt, chúa sơn lâm nhớ về một thời oanh liệt cua mình với niềm thương nỗi nhớ khôn nguôi. Mỗi nỗi nhớ gắn liền với một cảnh vật, một sinh hoạt, một khoảnh khắc thời gian. Cấu trúc đoạn thơ là cấu trúc tứ bình mang vẻ đẹp nghệ thuật cổ điển, có ít nhiều cách tân sáng tạo. Trước hết là nỗi nhớ khôn nguôi, nhớ suối, nhớ trăng, nhớ những “đêm vàng”, nhớ lúc “say mồi” ung dung thỏa thích bên bờ suối Ánh trăng chan hòa trên dòng suối, hổ say mồi và say trăng trong niềm vui hoan lạc. Bức tranh thứ hai nói lên nỗi nhớ ngẩn ngơ man mác của hổ về những ngày mưa rừng Một không gian nghệ thuật hoành tráng của giang san chúa sơn lâm mang tầm vóc hùng vĩ. Hổ ung dung ngắm cảnh giang san ngày càng đổi mới, phát triển, qua đó thể hiện niềm tự hào, tiếc nuối về những điều đã qua. Kỉ niệm thứ ba nói về giấc ngủ của hổ trong cảnh bình minh. Một vương quốc tràn ngập trong màu xanh và ánh nắng, một bức tranh đầy màu sắc và âm thanh. Có màu hồng bình minh, màu vàng nhạt của nắng sớm, màu xanh bát ngát của cây rừng. Có tiếng ca tưng bừng của đàn chim. Trong khung cảnh thiên nhiên ấy, Hổ nằm ngủ trong khúc nhạc vô cùng thư thái, sảng khoái. Nhớ đêm trăng, nhớ ngày mưa, nhớ bình minh,… rồi hổ nhớ lại những chiều tà trong khoảnh khắc hoàng hôn chờ đợi. Trong cảm nhận của mãnh hổ, trời chiều không đỏ rực mà là “lênh lánh máu sau rừng”. Mặt trời không lặn mà là “chết”. Phút chờ đợi của chúa sơn lâm trong khoảnh khắc chiều tàn và hoàng hôn thật dữ dội. Chúa sơn lâm sẽ “chiếm lấy riêng phần bí mật” của rừng đêm, để “tung hoành”. Ngôn ngữ thơ tráng lệ, nghệ thuật dùng từ sắc, mạnh, giàu giá trị gợi tả. Bức tranh thứ tư của bộ tứ bình là cảnh sắc một buổi chiều dữ dội, phút đợi chờ “lên đường” của chúa sơn lâm. Quá khứ càng đẹp, càng oanh liệt bao nhiêu thì nỗi nhớ tiếc càng đau đáu bấy nhiêu. Xưa là “tung hoành”, nay là tù hãm, nằm dài trong cũi sắt. Nuối tiếc thời oanh liệt với bao nỗi buồn đau, mãnh hổ sa cơ chỉ còn biết cất lời than. Đoạn thơ trên đã khắc họa một quá khứ huy hoàng, oanh liệt của chúa sơn lâm. Càng nhung nhớ, xót xa, con Hổ càng thể hiện khát vọng sống tự do của mình.
Các bài giải vở bài tập Ngữ Văn lớp 8 (VBT Ngữ Văn 8) khác:
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:
Giải Vbt Ngữ Văn 8 Tôi Đi Học
Tôi đi học
Câu 1 (trang 9 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1): Những gì đã gợi lên trong lòng nhân vật “tôi” kỉ niệm về buổi tựu trường đầu tiên? Đọc toàn bộ truyện ngắn, em thấy những kỉ niệm này được nhà văn diễn tả theo trình tự như thế nào?
Trả lời:
a. Những điều gợi cảm xúc cho nhân vật “tôi” kỉ niệm về buổi tựu trường đầu tiên là:
– Thời gian: Cuối thu
– Không gian: Lá ngoài đường rụng nhiều, trên không có những đám mây bàng bạc
b. Những kỉ niệm về buổi tựu trường được nhà văn diễn tả theo trình tự thời gian:
– Từ hiện tại, nhìn cảnh sắc mùa thu và hình ảnh các em nhỏ rụt rè trong buổi tựu trường đầu tiên nhớ về quá khứ.
– Dòng hồi tưởng của nhân vật “tôi” về kỉ niệm cùng mẹ trên con đường tới trường
– Nhân vật “tôi nhớ lại những ấn tượng về ngôi trường mới trong ngày khai giảng.
– Diễn biến cảm xúc từ lo âu, hồi hộp đến thân thuộc của “tôi” khi bước chân vào lớp học.
Câu 2: Diễn biến tâm trạng của nhân vật “tôi” trong buổi tựu trường đầu tiên đã được miêu tả chân thực và gợi cảm như thế nào?
Trả lời:
a. Điền vào bảng:
1
Buổi sớm đầy sương thu và gió lạnh, trên con đường làng dài và hẹp
Nắm tay mẹ
Thấy trong lòng có sự thay đổi lớn, thấy trang trọng đứng đắn trong bộ quần áo mới
2
Sân trường làng Mĩ Lí
Ngắm nhìn ngôi trường xinh xắn, oai nghiêm, nhìn các cậu học trò mới như mình
Lo sợ vẩn vơ, Bỡ ngỡ, chơ vơ
3
Trước hiên lớp
Nghe ông Đốc gọi tên, dúi đầu vào lòng mẹ khóc nức nở
Giật mình, lúng túng, nặng nề
4
Bước vào lớp học
Nhìn bàn ghế, nhìn các bạn trong lớp
Cảm thấy quen thuộc, quyến luyến.
b. Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của tác giả: Cách miêu tả tâm lí nhân vật rất tự nhiên, chân thực. Diễn biến cảm xúc có sự thay đổi linh hoạt, phong phú, gắn với tâm lí của nhiều người khiến người người đọc dễ dàng đồng cảm.
Câu 3 (trang 9 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1): Em có cảm nhận gì về thái độ, cử chỉ của những người lớn (các phụ huynh, ông đốc, thầy giáo đón nhận học trò mới) đối với các em bé lần đầu đi học.
Trả lời:
a. Thái độ cử chỉ của những người xung quanh:
– Người mẹ và các phụ huynh: Chuẩn bị quần áo, đồ dùng học tập chu đáo cho con, cùng con tới trường, ở bên động viên, vỗ về con, lưu luyến nhìn con bước vào lớp.
– Ông đốc: Gọi học sinh mới vào lớp, hiền từ bảo ban, căn dặn, cảm thông, nhẫn nại.
– Thầy giáo: Tươi cười đón chào học sinh.
b. Nhận xét: Thể hiện tình yêu thương, sự quan tâm chăm sóc đặc biệt đối với con em của mình.
Câu 4 (trang 9 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1): Tìm và phân tích các hình ảnh so sánh được nhà văn sử dụng trong truyện ngắn.
Trả lời:
a. Những hình ảnh so sánh:
(1) “Tôi quên thế nào được cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng”.
(2) “Ý nghĩ ấy thoáng qua trong trí óc tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang” (3) “Trước mắt tôi sân trường làng Mĩ Lí trông vừa xinh xắn, oai nghiêm… đình làng Hòa Ấp”.
(4) “Họ như những con chim con đứng bên bờ tổ…còn ngập ngừng e sợ”
(5) “Họ thèm vụng và ước ao thầm… phải rụt rè trong cảnh lạ”
b. Giá trị nghệ thuật:
+ Trong việc kể chuyện: Làm cho câu văn giàu hình ảnh, sinh động, hấp dẫn hơn.
+ Trong việc miêu tả nhân vật: Nhấn mạnh và sinh động hóa những dòng cảm xúc của nhân vật “tôi: Những cảm nhận trong sáng, hồn nhiên trong ngày đầu đi học, nhận thức về sự khôn lớn, tự lập thoáng xuất hiện, cảm nhận rõ ràng vẻ đẹp, sự oai nghiêm của ngôi trường, cảm xúc ngỡ ngàng và cả những khao khát vươn xa của học trò.
Câu 5: Qua truyện ngắn “Tôi đi học” em cảm nhận được điều gì về ngòi bút trữ tình tha thiết, êm dịu và sâu lắng của Thanh Tịnh:
Trả lời:
“Tôi đi học” là một truyện ngắn đầy chất thơ thể hiện được toàn bộ nét đặc sắc trong ngòi bút trữ tình êm dịu sâu lắng của Thanh Tịnh:
– Tình huống truyện: Từ khung cảnh mùa thu và hình ảnh những đứa trẻ lần đầu tới trường mà nhớ về ngày đầu tiên đi học. Tình huống tự nhiên, gần gũi dễ chạm tới lòng người.
– Giọng văn nhẹ nhàng, tinh tế dễ gợi những tình cảm, cảm xúc
– Dòng cảm xúc tự nhiên, chân thực. Ai ai cũng có kí ức về ngày đầu tiên tới trường vì thế dòng cảm xúc dễ lan tỏa từ nhân vật đến người đọc
– Phương thức biểu đạt cảm xúc: Qua hồi ức của một cậu bé hồn nhiên đem lại những cảm xúc trong trẻo, dễ thương
– Lối văn biểu cảm xen lẫn miêu tả, tự sự khiến cho câu chuyện vừa tự nhiên, sinh động vừa giàu cảm xúc.
Câu 6: Đọc truyện ngắn này, điều gì làm em xúc động và thích thú nhất? Hãy trình bày cảm nghĩ của mình.
Trả lời:
Gấp lại truyện ngắn “tôi đi học” của Thanh Tịnh điều khiến em xúc động và thích thú nhất là khoảnh khắc các bạn học trò ngập ngừng, lo sợ trước khi vào lớp học. Đứng trước một môi trường mới hoàn toàn xa lạ, tâm trạng bỡ ngỡ rụt rè là điều hoàn toàn dễ hiểu. Hình ảnh những chú bé hồn nhiên ngây thơ giật mình, lúng túng khi được ông Đốc gọi tên vào lớp vừa đáng yêu vừa đáng nhớ. Đặc biệt giây phút cậu bé gục vào lòng mẹ nức nở khóc khiến em vô cùng cảm động. Chi tiết đó vừa tự nhiên, chân thực lại tinh tế nhẹ nhàng nên đã chạm tới cảm thức đồng cảm, mến thương cho người đọc.
Câu 7: Viết bài văn ngắn ghi lại ấn tượng của em trong buổi đến trường khai giảng đầu tiên.
Trả lời:
Trong cuộc đời của mỗi người, có ai mấy ai chưa từng trải qua những khoảnh khắc hồi hộp mừng vui nhưng đầy ngập ngừng lo lắng của buổi khai trường đầu tiên. Với tôi giờ đây, tuy đã khôn lớn trưởng thành nhưng kí ức về ngày đầu đến trường vẫn luôn in sâu trong lòng.
Tôi còn nhớ ngày ấy, từ đêm hôm trước ngày khai trường cảm giác âu lo, hồi hộp đã xuất hiện trong lòng. Tôi trằn trọc mãi không ngủ được với bao suy nghĩ vẩn vơ trong đầu. Sáng hôm sau tôi dậy thật sớm để chuẩn bị, khoác lên mình chiếc áo trắng mới tinh thơm tôi thấy mình thật khôn lớn. Rồi trên chiếc xe đạp cũ, mẹ đèo tôi đến trường. Suốt cả quãng đường, tôi ngẩn ngơ, miên man suy nghĩ về buổi lễ khai trường sắp diễn ra đây. Dừng lại trước cổng trường, tôi choáng ngợp trước sự khang trang và rộng lớn của nơi đây. Ngôi trường năm tầng khang trang được sơn màu vàng nổi bật, cờ hoa được treo rực rỡ khắp khuôn viên trường để chào đón năm học mới. Thế nhưng, ngay khoảnh khắc đó bỗng cảm thấy lạc lõng bởi thầy cô, bạn bè ai ai cũng mới lạ. Rời vòng tay mẹ, tôi òa khóc vì cảm giác tủi thân xen lẫn sự lo lắng. Được mẹ động viên vỗ về, tôi mạnh dạn bước vào trường, cảm giác như vừa đặt chân vào một thế giới mới, thế giới mà sau này tôi biết được đó chínhlà ngôi nhà thứ hai của mình. Được phân lớp từ trước nên tôi tìm đến khu vực xếp hàng của lớp mình. Cô giáo chủ nhiệm chào đón tôi bằng một nụ cười thật rạng rỡ, cô ân cần hỏi han tôi và dẫn tôi vào vị trí ngồi của mình. Tôi bắt đầu dần cảm nhận được sự thân quen ở nơi đây. Tôi cởi mở hơn với bạn bè và chúng tôi bắt đầu có những câu chuyện chung trong ngày khai giảng. Tùng! Tùng! Tùng!… Những hồi trống vang lên đầy trang trọng trong buổi lễ khai trường nhắc nhở chúng tôi một năm học mới đã bắt đầu. Kết thúc buổi lễ khai giảng, lòng tôi tràn đầy niềm vui, phấn khởi khi ấy tôi còn nhớ như in mình đã thầm ước hi vọng bản thân sẽ có thật nhiều kỉ niệm đẹp nơi đây. Và sau bao năm tôi nhận ra ước mơ của tôi ngày ấy đã trở thành hiện thực.
Dòng đời dài rộng, mỗi người sẽ ghi dấu trong mình những mảng kí ức riêng, còn với riêng tôi những cảm xúc về ngày khai trường đầu tiên mãi in dấu trong lòng tôi.
Các bài giải vở bài tập Ngữ Văn lớp 8 (VBT Ngữ Văn 8) khác:
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:
Giải Vbt Ngữ Văn 8 Bài Toán Dân Số
Bài toán dân số
Câu 1:
Trả lời:
– Chủ đề chính: Gia tăng dân số – một vấn đề đáng báo động
– Phương thức thể hiện chủ yếu: Thuyết minh.
Câu 2 (Câu 1 trang 131 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1):
Trả lời:
Văn bản chia làm 3 phần:
+ Phần 1 ( từ đầu … sáng mắt ra): bài toán dân số được đặt ra từ thời cổ đại
+ Phần 2 ( tiếp … sang ô thứ 34 của bàn cờ): tốc độ gia tăng nhanh chóng dân số thế giới:
* Câu chuyện về một bài toán cổ
* Mối quan hệ giữa bài toán với sự gia tăng dân số
* Thực trạng gia tăng dân số hiện nay
+ Phần 3 ( còn lại): tìm kiếm lời lời giải cho bài toán dân số.
Câu 3:
Trả lời:
Điểm mấu chốt đã dẫn tác giả tới “một thoáng liên tưởng” từ câu chuyện kén rể của nhà thông thái thời cổ đại đến vấn đề bùng nổ dân số thời hiện đại đó là những con số kinh khủng của bài toán cổ giống với việc phát triển dân số, điều đó đã làm tác giả “sáng mắt ra”
Câu 4 (Câu 4 trang 132 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1):
Trả lời:
– Việc đưa ra những con số về tỉ lệ sinh con của phụ nữ ở một số nước theo thông báo của Hội nghị Cai-rô nhằm mục đích:
+ Khẳng định rằng phụ nữ ở sinh nhiều con hơn nhưng nước phát triển dẫn tới tỉ lệ gia tăng dân số mạnh
+ Sự gia tăng dân số tỉ lệ nghịch với tốc độ phát triển kinh tế, tốc độ gia tăng dân số càng nhanh tốc độ phát triển kinh tế càng giảm.
– Những nước châu Phi: Nê-pan; Ru-an-da; Tan-da-ni-a; Ma-đa-gát-xca. Những nước châu Á: Ấn Độ và Việt Nam.
– Các nước châu Á, và châu Phi có phát triển kinh tế chậm, nghèo và tỉ lệ gia tăng dân số.
⇒ Sự phát triển xã hội phụ thuộc vào sự phát triển của dân số.
Câu 5:
– Sự hấp dẫn và lí thú trong trong hệ thống lập luận: Hệ thống lập luận không phải là những lí lẽ khô khan mà tác giả đã thể hiện cảm xúc của mình khi lập luận. Từ chỗ “ai mà tin được” đến chỗ “sáng mắt ra”, từ những liên tưởng gần qua các con số kinh khủng đến những liên tưởng xa đó là sự tồn tại hay không tồn tại của chính loài người.
⇒ Cách lập luận không chỉ chặt chẽ, thuyết phục mà còn cho thấy được thái độ, cách đánh giá của chính tác giả.
Câu 6 (Bài luyện tập 1 trang 132 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1):
Trả lời:
– Con đường tốt nhất để hạn chế sự gia tăng dân số đó là con đường giáo dục.
– Bởi lẽ:
+ Giáo dục giúp nâng cao nhận thức và hiểu biết của chính người dân, đôi khi sự gia tăng dân số bắt nguồn từ sự thiếu hiểu biết của mỗi người.
+ Khi đã có nhận thức, họ sẽ có sự chuyển biến trong hành động và việc làm
Câu 7:
Trả lời:
Câu nói này nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của vấn đề dân số đối với tương lai của nhân loại. Chúng ta hãy thử hình dung khi đất đai vẫn như thế mà con người thì ngày càng tăng lên, cuộc sống đất chật người đông chen chúc khiến con người sống ngột ngạt, tù túng hơn, Đặc biệt vấn đề dân số sẽ kéo theo áp lực của vấn đề việc làm và nhà ở, rồi sau này cuộc sống của con cháu chúng ta sẽ ra sao khi những vấn đề xã hội ấy ngày càng trở nên nhức nhối, áp lực. Chính vì thế ngay từ bây giờ chúng ta cần phải có biện pháp để ngăn chặn việc bùng nổ dân số.
Câu 8:
Trả lời:
– Theo tài liệu của tổng điều tra dân số ngày 1 – 4 – 2009, tổng dân số Việt Nam là 85.789.573 người, tăng 9,5 triệu người so với 10 năm trước đây.
– Sự gia tăng này rất đáng lo ngại, báo động cho tình trạng bùng nổ dân số.
Các bài giải vở bài tập Ngữ Văn lớp 8 (VBT Ngữ Văn 8) khác:
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:
Bạn đang đọc nội dung bài viết Giải Vbt Ngữ Văn 8 trên website Techcombanktower.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!