Đề Xuất 6/2023 # Cụ Bà 93 Tuổi Lướt Facebook, Vẽ Nghìn Bức Tranh # Top 9 Like | Techcombanktower.com

Đề Xuất 6/2023 # Cụ Bà 93 Tuổi Lướt Facebook, Vẽ Nghìn Bức Tranh # Top 9 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Cụ Bà 93 Tuổi Lướt Facebook, Vẽ Nghìn Bức Tranh mới nhất trên website Techcombanktower.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Trong căn phòng yên tĩnh ở Xa La (Hà Đông, Hà Nội), cụ bà Lê Thi thong thả ngồi lướt mạng Internet. Mọi ồn ào, xô bồ của phố thị dường như bị ngăn lại bên ngoài cửa. Năm nay đã 93 tuổi, tóc bạc, lưng còng nhưng cụ còn rất minh mẫn, vào mạng mà không cần dùng kính.

Có thói quen ghi chép nhật ký nhưng tuổi cao, tay run không viết được nên năm 2007 cụ Thi bảo các cháu dạy cách dùng máy tính. Dù gõ chậm, đọc chậm nhưng thấy tiện hơn là viết tay nên cụ khá say mê. Định dùng máy tính để viết tiểu thuyết, sau quen dần, bà cụ bắt đầu “chơi” Yahoo, Skype rồi đến Facebook. “Thấy chúng nó ở cách xa nửa vòng trái đất mà vẫn lên mạng trò chuyện, nhìn thấy mặt nhau như ở nhà, thế là mình cũng dùng”, cụ hóm hỉnh giải thích.

Tài khoản Skype của cụ do cháu nội Phan Phương Cường đi học ở bên Nga lập cho. Ngày nào hai bà cháu cũng nói chuyện với nhau. Bà cụ thường hỏi anh hôm nay có phải đi đâu không, ăn uống, sinh hoạt thế nào. Anh thường gửi ảnh phong cảnh nước Nga về cho bà cụ xem. Cụ Thi rất vui vẻ vì “hôm nào thằng cháu nội cũng phải trình diện”. Bạn bè, người thân ở bên Nga khá nhiều nên cụ thường xuyên nói chuyện, lúc nào không gặp thì nhắn tin.

Các cháu ở khắp nơi, người tận Bạc Liêu, Kon Tum, Huế, Vinh. Cụ muốn thường xuyên nhìn thấy họ nên chuyển qua dùng Facebook cho tiện. Giờ cụ vào mạng xã hội mỗi ngày để xem các cháu đang làm gì, đi những đâu. Cụ có ít bạn già vì người bằng hoặc ít tuổi hơn đều không quen dùng máy tính, chủ yếu là con cháu hoặc bạn bè của họ quý mến bà cụ “xì tin”.

“Nhiều lúc tôi cũng tự cười mình, bà già lạc hậu nhất trong nhà nhưng lại dùng điện tốn nhất. Quạt, điều hòa, máy tính dùng cả ngày, vẽ tranh cũng phải dùng điện thắp sáng. Có lẽ vì thế nên tôi cảm thấy không tách rời cuộc sống bên ngoài nhiều lắm”, cụ bà chia sẻ.

Ngoài dùng máy tính, cụ Thi còn vẽ hàng nghìn bức tranh ghi lại cảnh sắc nơi từng sống hoặc đi qua. Thích vẽ từ bé, nhưng cuộc sống khó khăn nên cụ đành gác lại ước mơ cho đến hơn 70 tuổi mới cầm cọ. Ngày nào cụ cũng vẽ, có bức chỉ một ngày là xong, có bức vài ngày, cũng có bức vẽ hàng chục lần vẫn không ưng ý. Số tranh cụ vẽ hiện nay lên đến hàng nghìn. Mảng màu trong tranh tươi sáng, mang đậm nét sinh hoạt bình dị của người thôn quê.

Cũng có khi cụ vẽ lại cảnh đẹp từ bức ảnh cô cháu gái đi công tác ở Cao Bằng chụp hay hình ảnh tuyết trắng ở nước Nga xa xôi mà cháu trai gửi cho. Giải thích về lý do vẽ dòng sông Nhuệ, ngôi chùa, cánh đồng Xa La hồi nhà cửa còn chưa mọc lên san sát…, cụ bảo phải vẽ lại, ghi lại cảnh sắc nơi mình sống, nơi mình đã đi qua vì cuộc sống luôn đổi thay, biết đâu sau này không còn được nhìn thấy những cảnh đẹp ấy nữa.

Cụ Thi tự nhận thích sống với hồi ức đẹp của thời niên thiếu nên tranh thường mang bóng dáng cảnh sắc, con người quê nhà xứ Thanh. “Tôi thường vẽ về xứ Thanh yêu mến của lòng tôi bằng những ký ức thời thơ bé. Đây Lạch Trường, kia Diêm Phố, Sầm Sơn, ngã ba Voi, 99 ngọn núi trùng điệp ở Đò Lèn, hay mái tranh nghèo những năm đi sơ tán. Bao nhiêu năm trôi qua, cảnh sắc đổi thay nhưng tôi vẫn nhớ rất rõ. Trong mắt tôi, chỗ nào từng đi qua cũng rất đẹp. Bọn trẻ bây giờ sống gấp nên bỏ qua rất nhiều thứ đẹp đẽ trên đường đi”, cụ nói.

Cụ Lê Thi vốn sinh ra ở làng Hạc, xã Đông Thọ, huyện Đông Sơn, nay là Hạc Thành, TP Thanh Hóa. Cha đậu cử nhân, làm chức quan nhỏ nên hồi nhỏ cô bé Thi thường theo cha đi khắp nơi trong tỉnh. Những địa danh nổi tiếng, cảnh đẹp của xứ Thanh in sâu trong trí nhớ của bà. Sau này lớn lên, bà lập gia đình với một giáo viên cùng quê. Vợ chồng sống với nhau được hai năm thì ông mất vì trúng bom. Bà ở vậy nuôi con trai duy nhất mới 7 tháng tuổi.

Cách mạng Tháng Tám thành công, bà tham gia nhiều hoạt động để xây dựng chính quyền mới, từng là Thường vụ Cứu quốc tỉnh Thanh Hóa, chủ nhiệm hợp tác xã. Sau này cuộc sống có nhiều biến động, bà làm đủ mọi việc để duy trì gia đình nhỏ, từ dệt vải, làm ruộng, đi bứt lá làm chổi, buôn chè, buôn mắm, làm bánh, đan len…

Cảnh đẹp làng quê Việt qua nét vẽ của cụ Thi

Từng trải qua nhiều năm gian khó, nhưng cụ Thi luôn sống lạc quan. Ngoài vẽ tranh, cụ còn thích ghi lại nhật ký, viết hồi ức, tiểu thuyết. Năm 84 tuổi, cụ hoàn thành cuốn tiểu thuyết đầu tay có tên là Ngược dòng. Cuốn truyện là hồi ức đẹp của người con gái vùng nông thôn Thanh Hóa, thích đọc chữ, học văn nhưng sinh ra giữa thời kỳ biến động nên chịu nhiều thiệt thòi. Năm 2010, tiểu thuyết ấn hành hơn 1.000 cuốn, được nhiều người đọc đón nhận.

” Tôi hay cô Tám như con cá bơi ngược dòng, gặp nước lũ đẩy xuống lại trồi lên, cuối cùng đã về đến đích với tấm thân trầy da trớt vảy… Giờ đây, đã gần 90 năm sống trong cuộc đời, tôi vẫn khát khao, vẫn yêu thương những con người tâm hồn trong trắng ngây thơ, vẫn thích kết bạn với lứa tuổi mới lớn. Lòng tin yêu cuộc sống còn nguyên vẹn. Vẫn muốn hát ‘Tôi là ai mà yêu quá cuộc đời này’ (Trịnh Công Sơn)”, cụ đúc kết cuộc đời mình trong tiểu thuyết Ngược dòng.

Hơn 90 tuổi nhưng cụ Thi hầu như tự túc sinh hoạt, không muốn phiền đến vợ chồng con trai và các cháu. Cụ tâm niệm “quần áo không giặt được hết thì giặt cái khăn tay”. Hôm nào cao hứng cụ còn làm những món bánh xưa cho các cháu ăn. Cụ bảo, sở dĩ tâm trí luôn sống với những ký ức ngày xưa bởi đó là cuộc sống ‘thần tiên, thanh sạch’. Cuộc sống hôm nay như một vòng xoáy cuốn hết con người vào trong, nhất là những người trẻ. Nhưng đó là lẽ thường không ai tránh khỏi, cho dù người không muốn nhưng đời vẫn xô đi.

“Chính tôi cũng bị cuốn vào trong vòng xoáy đó n ên cần những khoảng xa xôi, tĩnh lặng để nhìn lại mình “, cụ chia sẻ. Chiều thu, trong căn phòng vắng, tiếng bà cụ vang lên đều đều, da diết:

Xôn xao thế giới vào cầu Xanh xanh đỏ đỏ muôn mầu đua chenBà Còng vẫn cái quần đenVẫn manh áo cánh vẫn quen nhai trầuLưng còng chẳng dám ngồi lâuĐông người mắt trước mắt sau là chuồnQuanh năm chẳng bước ra đườngNgồi trong nhà vắng nhớ thương dông dàiNhớ nước chảy nhớ thuyền trôiNhớ sương chiều xuống nhớ mai nắng vềNhớ tảng đá nhớ bờ kheNhớ bờ tre nhỏ ven đê quanh làngMuốn thành bờ cỏ miên manMuốn thành mây trắng lang thang chân trờiSuốt đời chỉ thích rong chơiKhổ đau chẳng muốn buồn vui chẳng màngViệc đời trả lại nhân gianNghe lang thang, nghĩ lang thang dông dài.

Hoàng Phương

Cụ Bà Vẽ Tranh Tuyệt Đẹp Bằng Phần Mềm… Paint Trên Windows

Khi được Microsoft lần đầu trang bị trên phiên bản Windows 95, phần mềm Paint được xem là một trong những tính năng mới hấp dẫn nhất trên hệ điều hành này, nhưng để vẽ được một bức tranh đẹp bằng Paint đòi hỏi một sự khéo léo và thời gian kiên nhẫn của người nghệ sĩ.

Do đó, không quá ngạc nhiên khi các nghệ sĩ thường sử dụng những phần mềm vẽ tranh và xử lý ảnh chuyên nghiệp hơn như Photoshop khi cần xử lý những hình ảnh.

Dù vậy, với cụ bà Concha Garcia Zaera người Tây Ban Nha thì phần mềm Paint là đủ để giúp bà tạo ra những bức tranh hết sức đẹp mắt và ấn tượng.

Cụ bà Concha Garcia Zaera và người chồng của mình

Concha Garcia Zaera, 88 tuổi, sống tại thành phố Valencia (Tây Ban Nha) cùng người chồng của mình. Bà Zaera từng là một họa sĩ khi còn trẻ và vẫn giữ niềm đam mê sáng tạo nghệ thuật dù đã ở tuổi 88. Tuy nhiên, cách đây không lâu, bà đã phải ngừng việc vẽ tranh bằng các loại sơn dầu mà mình yêu thích vì mùi hóa chất làm ảnh hưởng đến sức khỏe của chồng bà.

Giờ đây, bà Zaera đã tìm được một “công cụ sáng tác” mới, thay thế cho các loại sơn dầu mà mình vẫn sử dụng trước đây, đó là phần mềm vẽ tranh Paint được tích hợp trên hệ điều hành Windows.

Bà Zaera cho biết cách đây không lâu, bà được các con của mình mua tặng một chiếc máy tính sử dụng Windows và bà đã khám phá ra phần mềm vẽ tranh Paint trên đó. Ban đầu, bà làm quen với phần mềm này bằng những nét vẽ đơn giản hoặc các vật thể không quá phức tạp, cho đến khi bà có thể vẽ được những bức tranh hoàn chỉnh và nhiều chi tiết.

“Tôi bắt đầu vẽ những thứ đơn giản trên máy tính. Ban đầu là một ngôi nhà, tiếp theo là một ngọn núi… từng bước một, tôi có thể vẽ thêm được càng nhiều chi tiết và cuối cùng, kết quả cũng rất ấn tượng”, bà Zaera chia sẻ.

“Tôi không cần phải tưởng tượng quá nhiều. Tôi lấy cảm hứng từ những tấm bưu thiếp mà chồng đã từng gửi cho tôi trước đây hoặc vẽ những thứ gì mà mình nhìn thấy và cảm thấy thích”, bà Zaera cho biết thêm.

Dĩ nhiên để vẽ được một bức tranh đẹp bằng phần mềm đơn giản như Paint là điều không dễ dàng gì, ngay cả với một họa sĩ như bà Zaera. Bà cho biết mình đã phải mất khá nhiều thời gian để hoàn thiện một bức tranh bằng Paint, thông thường phải mất đến 2 tuần hoặc thậm chí hơn một tháng để có thể hoàn thành một bức tranh.

“Ban đầu tôi chia sẻ các bức tranh của mình lên Facebook, nhưng một đứa cháu gái của tôi nói rằng: ‘chỉ có những người già mới dùng Facebook’. Do vậy cháu của tôi đã lập một tài khoản Instagram để tôi có thể chia sẻ những bức tranh của mình với nhiều người hơn”, bà Zaera cho biết.

Hiện tài khoản Instagram của bà Zaera đã có hơn 239 ngàn người theo dõi và mỗi bức tranh vẽ được bà đăng tải đã thu hút hàng chục ngàn lượt “Thích”, giúp bà trở thành một nhân vật nổi tiếng trong cộng đồng mạng tại Tây Ban Nha.

Một vài bức tranh vẽ bằng Paint của cụ bà Zaera:

Tranh Vẽ Nhà Thờ Đức Bà Paris

Tổng quan

Nguyên vật liệu

Sơn acrylic, sơn dầu, vải

Căng trên khung gỗ tự nhiên

Handmade 100%

⧫⧫⧫

 Chứng nhận Xác thực kèm theo  

⧫⧫⧫ 

Gi

á

 c

hưa bao gồm (VAT)

Tranh vẽ là một dạng tác phẩm hội họa phản ánh hiện thực bằng đường nét và màu sắc.Tranh vẽ xuất hiện rất sớm trong lịch sử nhân loại, tồn tại dưới nhiều dạng và có nhiều ứng   dụng.

Bức tranh được xem là đầu tiên của loài người là những hình vẽ về thú vật có niên đại khoảng 30000 tới 10000 năm trước Công nguyên trên trong các hang động miền Nam nước Pháp và Tây Ban Nha. Theo các nhà khoa học, người hang động dùng mỡ động vật trộn với các loại bột màu làm màu nước và dùng lông thú hay cành cây để vẽ.

Cách đây 30000 năm, con người đã phát minh ra các dụng cụ căn bản để vẽ tranh và không ngừng cải tiến trong các thế kỷ tiếp theo. Người Ai Cập khoảng 5000 năm trước, đã phát huy kỹ thuật vẽ tranh của riêng mình bằng cách sơn màu nước trên bùn thạch cao hay đá vôi.

– Sơn dầu là một loại họa phẩm được làm từ sắc tố (pigment), thường dưới dạng bột khô được nghiền kỹ với dầu lanh (cây gai), dầu củ túc hay dầu óc chó. Tuy nhiên, việc chế màu đòi hỏi phải có kiến thức chuyên môn để tránh pha trộn, gây những phản ứng hóa học giữa các chất màu bởi sắc tố có thể là nguyên liệu khoáng, nguyên liệu hữu cơ hoặc nguyên liệu hóa học.

Sơn dầu không thấm nước, có độ dẻo và độ che phủ mạnh (dễ dàng phủ kín lớp sơn khác ở dưới, trừ các màu có tính đặc biệt) và rất lâu khô.

– Sơn Acrylic Sơn Acrylic có tính chất gốc nước, là một loại sơn được sử dụng nhiều trong các ngành hội họa, nội thất, Với những ưu điểm khác biệt nên được sử dụng một cách thông dụng hiện nay.

Tranhart.com chi nhánh 17 Trần Phú -Q5- HCM

Chính sách vận chuyển https://tranhart.com/chinh-sach-van-chyen-n44440.html

Chính sách đổi trả https://tranhart.com/chinh-sach-doi-tra-n44415.html

Cùng Vẽ Bức Tranh “Văn Hóa Giao Thông”

Cùng vẽ bức tranh “văn hóa giao thông”

Xây dựng ý thức chấp hành Luật Giao thông cho trẻ góp phần hình thành văn hóa giao thông.

PTĐT-Nếu vì mỗi người tham gia giao thông là một nét bút, thì bức tranh mang tên “giao thông” được vẽ mỗi ngày sẽ có rất nhiều màu sắc. Bức tranh ấy “đẹp” hay “xấu” phụ thuộc hoàn toàn vào mỗi người chúng ta. Vì thế mỗi người hãy đề cao sự tự giác, nghiêm chỉnh chấp hành Luật Giao thông và ứng xử một cách có văn hóa, để mỗi ngày, khi hòa vào dòng người trên những cung đường là góp phần tô điểm cho “bức tranh giao thông” ngày càng an toàn, văn minh.

Hàng ngày, mỗi người trong xã hội đều ít nhiều tham gia vào hoạt động giao thông và là chủ thể của hoạt động này. Chính vì vậy, tai nạn giao thông có thể xảy ra ở mọi nẻo đường, từ những cao tốc, quốc lộ, đường nội thành, nội thị đến những cung đường đèo dốc quanh co. Bởi nói một cách đơn giản, tai nạn giao thông là sự xung đột giữa các phương tiện tham gia giao thông. “Cùng lúc lăn 10 viên bi ở trên sân, những tiếng lách tách do va chạm sẽ ít hơn là 100 viên cùng lăn trên diện tích sân ấy” – Ví dụ sinh động ấy để giải thích cho việc cùng với sự phát triển về kinh tế – xã hội, mật độ phương tiện giao thông tăng cao dẫn tới đặc điểm môi trường giao thông hiện nay khác xa trước đây, trong khi nhiều người vẫn giữ nguyên những “thói quen” tùy tiện khi tham gia giao thông.

Ai từng tham gia giao thông trên khắp các nẻo đường chắc không xa lạ với những thông điệp như: “An toàn giao thông là hạnh phúc cho mọi nhà”, “đã uống rượu bia thì không lái xe”; “An toàn giao thông là không tai nạn”… Những thông điệp ấy thay cho lời nhắc nhở, lời cảnh báo đến mỗi người khi tham gia giao thông. Tuy nhiên trong thực tế, ngoài nhóm đối tượng đặc thù được đào tạo kỹ năng lái xe chuyên nghiệp hoặc những người đã được dạy lái xe thông qua các khóa học đặc biệt, phần đông người tham gia giao thông chẳng mấy quan tâm đến các quy tắc đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông. Chưa kể tới một số trường hợp đã “quên” những nguyên tắc, quy tắc, kỹ năng xử lý tình huống giao thông khi sát hạch lấy giấy phép lái xe. Cá biệt, còn có một số trường hợp sẵn sàng bắt tay với các đối tượng sử dụng giấy phép lái xe giả hoặc gian lận để có giấy phép lái xe… Vì thế dẫn đến tình trạng cứ có xe, có “bằng” là thoải mái “vi vu” trên đường mà không cần biết rằng để tham gia giao thông an toàn còn cần nhiều yếu tố quan trọng khác như: Kỹ năng sử dụng đèn, còi, trang phục khi lái xe; trạng thái sức khỏe…

Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền với những nội dung phù hợp nhằm nâng cao ý thức, xây dựng văn hóa giao thông cho trẻ.

Tham gia giao thông là tham gia một hoạt động cộng đồng. Trong môi trường đông người ấy, mỗi cá nhân sẽ bộc lộ phẩm chất, văn hóa, ý thức của mình qua thái độ, hành vi. Những tình huống xử lý “ngu ngơ” như người “mộng du” điều khiển phương tiện gây ra sự phiền toái và tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn, từ đó dễ gây ức chế cho lái xe khi tham gia giao thông và những cử chỉ, lời nói, hành vi thiếu văn hóa của người tham gia giao thông bắt đầu nảy sinh. Không nhường đường, chẳng chịu thua kém dù chỉ vài giây chờ đèn đỏ hoặc lái xe theo kiểu “điền vào chỗ trống”… và khi có va chạm xảy ra thì thường dẫn đến to tiếng, thậm chí “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay” với nhau chứ không cần nghe giải thích hay phân tích đúng – sai… đang là những “hoạ tiết” không hiếm gặp trong bức tranh giao thông do chính chúng ta đang vẽ. Từ đó, có thể thấy xây dựng văn hóa giao thông hiểu một cách đơn giản là tham gia hoạt động giao thông có hiểu biết, có văn hóa cả trong tình huống giao thông và hành vi ứng xử.

Ông Vũ Đình Trụ – Trưởng phòng CSGT đường bộ – đường sắt (PC67), Công an tỉnh cho biết: Xây dựng văn hóa giao thông trước tiên là xây dựng ý thức tự giác của người tham gia giao thông. Phải làm sao để mọi người hiểu được: Nguyên nhân chính dẫn đến tai nạn giao thông xuất phát từ ý thức của người tham gia giao thông. Từ việc không chú ý quan sát, đi sai làn đường, đi quá tốc độ hoặc vượt không đúng quy định… đều là nguy cơ dẫn đến xảy ra tai nạn giao thông. Để nâng cao ý thức người tham gia giao thông, xây dựng văn hóa giao thông trong cộng đồng, hàng năm, PC67 phối hợp với công an các huyện, thành, thị tổ chức tuyên truyền đến các trường học, cơ quan, doanh nghiệp, khu dân cư… với nội dung, hình thức phù hợp từng nhóm đối tượng. Ngoài ra, các cán bộ tuyên truyền cũng “nhắc lại” một số quy tắc, nguyên tắc khi tham gia giao thông, kỹ năng xử lý các tình huống… khi sát hạch lái xe. Bên cạnh đó, lực lượng CSGT kết hợp tuyên truyền khi tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm. Đây là nội dung quan trọng bởi các hình thức xử phạt của lực lượng chức năng nói chung để thể hiện tính răn đe, mục đích để người tham gia giao thông tự giác chấp hành luật lệ, ý thức được những nguy hiểm khi đi trên đường. Từ đó, mỗi người dân sẽ trở thành một tuyên truyền viên tham gia nhắc nhở gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp… tự giác và nghiêm chỉnh chấp hành.

Văn hóa giao thông cốt lõi là sự hiểu biết đầy đủ và tự giác chấp hành pháp luật về giao thông. Mục tiêu cao nhất của việc xây dựng văn hóa giao thông chính là bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản cho người tham gia giao thông. Dẫu biết rằng việc nâng cao ý thức, xây dựng văn hóa giao thông trong cộng đồng còn nhiều khó khăn, vướng mắc, bất cập từ những cơ chế, chính sách về luật ở cấp Trung ương đến cơ sở hạ tầng, phương tiện giao thông, đời sống xã hội của từng địa phương… Tuy nhiên, nếu mỗi người tham gia giao thông “chậm lại một chút” theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng, thể hiện sự thượng tôn pháp luật và có những hành vi mang tính cộng đồng thì bức tranh “văn hóa giao thông” được vẽ sẽ luôn an toàn, đẹp đẽ, văn minh.

Theo thống kê của Ban ATGT tỉnh, tính đến hết tháng 8-2018, lực lượng chức năng đã xử lý trên 68.000 trường hợp vi phạm Luật Giao thông. Trong đó, có trên 16.000 trường hợp bị xử lý do không đội mũ bảo hiểm, gần 9.000 trường hợp vi phạm nồng độ cồn…

Bạn đang đọc nội dung bài viết Cụ Bà 93 Tuổi Lướt Facebook, Vẽ Nghìn Bức Tranh trên website Techcombanktower.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!