Đề Xuất 6/2023 # Công Nghệ 7 Vnen Bài 1: Mở Đầu Về Nông Nghiệp # Top 6 Like | Techcombanktower.com

Đề Xuất 6/2023 # Công Nghệ 7 Vnen Bài 1: Mở Đầu Về Nông Nghiệp # Top 6 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Công Nghệ 7 Vnen Bài 1: Mở Đầu Về Nông Nghiệp mới nhất trên website Techcombanktower.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

A. Hoạt động khởi động

Câu 1 trang 4 Công nghệ 7 VNEN tập 1, Nông nghiệp đem lại những lợi ích gì cho con người và xã hội?

Hướng dẫn giải:

– Nông nghiệp đem lại lợi ích vô cùng to lớn cho con người và xã hội, cụ thể:

+ Nông nghiệp cung cấp sản phẩm thiết yếu cho con người như lương thực, thực phẩm.

+ Đem lại thu nhập và công việc cho mọi người và xã hội.

+ Cung cấp sản phẩm cho nhiều ngành công nghiệp khác.

Câu 2 trang 4, Theo em, làm thế nào để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp?

Hướng dẫn giải:

– Theo em, để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp cần phải:

+ Tạo ra những giống vật nuôi, cây trồng năng suất cao.

+ Bồi dưỡng kiến thức về kĩ thuật sản xuất cho người lao động nông nghiệp.

+ Áp dụng khoa học kĩ thuật, máy móc hiện đại vào sản xuất.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

Câu hỏi trang 4 Công nghệ 7 VNEN tập 1: Khái niệm, tầm quan trọng của nông nghiệp

Hướng dẫn giải:

Câu hỏi trang 5, Nông nghiệp có những lĩnh vực chủ yếu nào?

Hướng dẫn giải:

– Những lĩnh vực chủ yếu của nông nghiệp là: trồng trọt, chăn nuôi và chế biến nông sản.

Câu hỏi trang 5, Tại sao nói nông nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng đối với con người và xã hội?

Hướng dẫn giải:

– Nói nông nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng đối với con người xã hội vì:

+ Nông nghiệp làm ra các sản phẩm thiết yếu như lương thực, thực phẩm để nuôi sống con người.

+ Nông nghiệp cung cấp nguyên liệu cần thiết cho nhiều ngành công nghiệp và sử dụng sản phẩm của các ngành công nghiệp và dịch vụ như phân bón, hóa chất, …

+ Nông nghiệp cung cấp các nông sản có giá trị xuất khẩu, đem lại nguồn thu ngoại tệ cho đất nước.

+ Nông nghiệp cung cấp cho thị trường các sản phẩm hàng hóa trong nước và quốc tế, tạo việc làm và thu nhập cho người lao động.

+ Nông nghiệp làm cho môi trường sống của chúng ta trở nên xanh, sạch, đẹp.

Hướng dẫn giải:

Câu hỏi trang 6, Sắp xếp những hình ảnh ở hình 1 vào các lĩnh vực nông nghiệp trong bảng sau cho phù hợp:

Các lĩnh vực nông nghiệp Gồm các hình ảnh Trồng trọt Chăn nuôi Chế biến nông sản

Hướng dẫn giải:

Ta có thể sắp xếp như sau:

Các lĩnh vực nông nghiệp Gồm các hình ảnh Trồng trọt Hình A, Hình D, Hình G, Hình I, Hình K. Chăn nuôi Hình C, Hình E, Hình H. Chế biến nông sản Hình B.

2 (trang 6 Công nghệ 8 VNEN tập 1), Vài nét về nông nghiệp nước ta

Câu hỏi trang 7, Nông nghiệp nước ta có những tiến bộ như thế nào?

Hướng dẫn giải:

– Nông nghiệp nước ta có những tiến bộ như sau:

+ Sản lượng lương thực và nhiều sản phẩm nông nghiệp khác tăng liên tục qua các năm, trở thành một trong những nước xuất khẩu nông sản lớn nhất thế giới.

+ Các chủng loại, vật nuôi trong sản xuất nông nghiệp ngày càng đa dạng, phong phú, có giá trị kinh tế cao, năng suất cao.

+ Công nghiệp bảo quản, chế biến lương thực, thực phẩm và các sản phẩm khác của nông nghiệp như cà phê, cao su… đã được hình thành, tạo công ăn việc làm và tăng giá trị của nông sản.

Câu hỏi trang 7, Nông nghiệp nước ta còn có những điểm hạn chế nào? Em hãy thử đề xuất cách khắc phục những hạn chế đó?

Hướng dẫn giải:

– Nông nghiệp nước ta còn những điểm hạn chế đó là:

+ Năng suất lao động còn thấp.

+ Chất lượng một số sản phẩm chưa cao và chưa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

+ Môi trường đất, nước ở nhiều nơi ô nhiễm do sử dụng nhiều hóa chất bảo vệ thực vật.

+ Công nghiệp chế biến sản phẩm nông nghiệp chưa đáp ứng đủ nhu cầu chế biến các mặt hàng nông sản.

– Cách khắc phục những hạn chế trên như sau:

+ Bồi dưỡng kiến thực về kĩ thuật sản xuất cho người lao động nông nghiệp.

+ Tạo ra những giống vật nuôi, cây trồng năng suất cao.

+ Sự dụng các loại thuốc sinh học để thay thế cho các loại thuốc hóa học.

+ Áp dụng khoa học công nghệ, máy móc hiện đại vào sản xuất

Câu 3 (trang 7 Công nghệ 7 VNEN tập 1), Triển vọng của nông nghiệp nước ta

Câu hỏi trang 7, Nêu những lợi thế về nông nghiệp của nước ta?

Hướng dẫn giải:

* Nền nông nghiệp nước ta có những lợi thế như sau:

– Lợi thế về tự nhiên:

+ Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa quanh năm nóng ẩm, thích hợp cho các loại cây trồng phát triển.

+ Có nhiều loại địa hình khác nhau: đồng bằng, miền núi, trung du, cao nguyên… và có các mùa khác nhau.

– Nhân dân ta cần cù, chịu khó, thông minh và có nhiều kinh nghiệm sản xuất.

– Nhà nước luôn quan tâm và có nhiều chính sách hỗ trợ để phát triển nông nghiệp

– Khoa học công nghệ ngày càng phát triển, được ứng dụng nhiều trong sản xuất nông nghiệp.

Câu hỏi trang 7: Địa phương em có lợi thế nào về nông nghiệp? Có thể đề xuất biện pháp để phát huy những lợi thế đó?

Hướng dẫn giải:

– Những mặt lợi thế về nông nghiệp mà địa phương em có là:

+ Diện tích đất nông nghiệp, đồng bằng với phù sa màu mỡ.

+ Khí hậu nhiệt đới gió mùa.

+ Người dân chăm chỉ, cần cù và được chính quyền quan tâm.

– Đề xuất những biện pháp để phát huy những lợi thế như sau:

+ Trồng các loại cây khác nhau trong từng mùa để tận dụng đất nông nghiệp.

C. Hoạt động luyện tập

Câu 1 trang 7 Công nghệ 7 VNEN tập 1, Đánh dấu x vào cột Đúng hoặc Sai cho phù hợp với các câu hỏi sau:

Làm thế nào để phát huy tiềm năng nông nghiệp của nước ta?

Hướng dẫn giải:

Ta có báng sau:

Câu 2 trang 8: Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 7 – 10 câu) nói về ý tưởng, mong ước của em đối với nông nghiệp ở địa phương em hoặc nông nghiệp nước ta

D. Hoạt động vận dụng

Câu hỏi 1 trang 8 Công nghệ 7 VNEN tập 1: Tìm hiểu ở địa phương em hiện nay đang nuôi, trồng những loại vật nuôi, cây trồng nào? Việc trồng trọt, chăn nuôi mang lại những lợi ích gì cho gia đình, địa phương em?

Hướng dẫn giải:

Học sinh có thể tham khảo theo bài làm sau:

– Địa phương em hiện nay

+ Cây trồng: lúa, ngô, khoai, cà chua, cam, …

+ Vật nuôi: bò, gà, vịt, lợn,…

– Việc trồng trọt, chăn nuôi đã mang lại những lợi ích cho gia đình, địa phương em như:

+ Cung cấp nguồn thực phẩm sạch cho mọi người phục vụ nhu cầu hàng ngày.

+ Tăng thêm thu nhập cho người dân ở địa phương.

Câu 2 trang 8: Sưu tầm những câu ca dao, tục ngữ nói về tầm quan trọng của nông nghiệp.

Hướng dẫn giải:

* Những câu ca dao, tục ngữ nói về tầm quan trọng của nông nghiệp:

1. Ơn trời mưa nắng phải thì

Nơi thì bừa cạn, nơi thì cày sâu

Công lênh chẳng quản ai đâu

Ngày nay nước bạc, ngày sau cơm vàng

2. Nhờ trời mưa gió thuận hòa

Nào cày nào cấy, trẻ già đua nhau

Chim, gà, cá, lợn, cành cau

Mùa nào thức nấy giữ màu nhà quê.

3. Nhất sĩ nhì nông

Hết gạo chạy rông, nhất nông nhì sĩ.

4. Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền.

Câu 3 trang 8: Quan sát, tìm hiểu các hoạt động nông nghiệp ở gia đình, địa phương và đề xuất những việc nên làm, không nên làm trong sản xuất nông nghiệp nhằm đem lại nhiều lợi ích hơn cho gia đình, địa phương em. Ghi lại những điều quan sát, tìm hiểu được.

Hướng dẫn giải:

– Những việc nên làm trong sản xuất nông nghiệp nhằm đem lại nhiều lợi ích cho gia đình, địa phương như:

+ Tạo ra những cây trồng, vật nuôi đạt năng suất cao.

+ Áp dụng khoa học công nghệ, sử dụng thuốc thảo dược thay vì thuốc bảo vệ thực vật.

+ Sử dụng các loại cây giống, vật nuôi có gen tốt, mang lại chất lượng cao.

+ Sử dụng máy móc thay bằng sản xuất thủ công.

– Những việc không nên làm trong sản xuất nông nghiệp:

+ Sử dụng nhiều thuốc tăng trọng tăng trưởng trong chăn nuôi và trồng trọt.

+ Sử dụng sức người là chính để lao động sản xuất nông nghiệp.

+ Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để tưới cho cây trồng.

E. Hoạt động tìm tòi mở rộng

Câu 1 trang 9 Công nghệ 7 VNEN tập 1: Tìm đọc sách, báo, tra cứu trên mạng internet để thu thập thêm thông tin về ngành nông nghiệp của địa phương em. Dựa trên những thông tin đó, hãy viết một đoạn văn ngắn về: các lĩnh vực, sản phẩm nông nghiệp chủ yếu, vai trò, triển vọng của nông nghiệp ở địa phương em.

Hướng dẫn giải:

Nông nghiệp đối với địa phương em giữ vai trò vô cùng to lớn. Tại địa phương em, ngành nông nghiệp bao gồm các lĩnh vực: trồng trọt và chăn nuôi. Sản phẩm trồng trọt chủ yếu là lúa và ngô với những cánh đồng thẳng cánh cò bay. Cùng với đó với những trang trại gà, lợn, bò lớn. Chúng cung cấp lương thực cũng như việc làm cho người dân quê em. Nông nghiệp tại địa phương em có tiềm năng trở thành nơi cung cấp gạo lớn cho cả nước, cung cấp lượng lớn thực phẩm cho cả nước và cho ngành chế biến thực phẩm cũng như các ngành công nghiệp khác.

Câu 2 trang 9: Tìm hiểu thêm về nông nghiệp nước ta. Có thể với từ khóa “Nông nghiệp Việt Nam”; “Các lĩnh vực nông nghiệp chủ yếu của Việt Nam”

Hướng dẫn giải:

Nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam. Ngành nông nghiệp nước ta bao gồm ba lĩnh vực chính đó là: trồng trọt, chăn nuôi và chế biến nông sản. Nông nghiệp giữ vị trí quan trọng trong tăng trưởng kinh tế, cung cấp các sản phẩm thiết yếu cho con người. Cung cấp hơn 50% công việc cho người lao động nước nhà. Cung cấp sản phẩm cho các cho ngành công nghiệp như chế biến thực phẩm, chế biến xuất khẩu, … Do vậy, nông nghiệp phát triển sẽ góp phần cho đời sống của người dân ngày càng được cải thiện, ấm no; đất nước ngày càng giàu mạnh và đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.

Bài tiếp: Công nghệ 7 VNEN Bài 2: Vai trò, đặc điểm, các yếu tố ảnh hưởng và các phương thức trồng trọt – trang 9

Giải Vbt Công Nghệ 7 Bài 16: Gieo Trồng Cây Nông Nghiệp

Bài 16: Gieo trồng cây nông nghiệp

I. Thời vụ gieo trồng (Trang 30 – vbt Công nghệ 7):

– Mỗi loại cây đều được gieo trồng vào một khoảng thời gian nhất định. Thời gian đó gọi là “Thời vụ”.

1. Căn cứ để xác định thời vụ gieo trồng

Muốn xác định thời vụ gieo trồng cần phải dựa vào các yếu tố: khí hậu, loại cây trồng, tình hình phát sinh sâu, bệnh ở địa phương.

Trong các yếu tố nêu trên, yếu tố có tác dụng quyết định nhất đến thời vụ đó là thời vụ vì mỗi loại cây trồng đều sinh trưởng vào một thời vụ nhất định, nếu trái thời vụ cây trồng sẽ không khoẻ mạnh, dễ bị sâu, bệnh tấn công.

2. Các vụ gieo trồng

Đặc điểm khí hậu giữa các vùng miền nước ta rất khác nhau, tuy nhiên các vụ gieo trồng đều tập trung vào ba vụ trong năm: đông xuân, hè thu và vụ mùa.

– Kể tên

II. Kiểm tra và xử lí hạt giống (Trang 31 – vbt Công nghệ 7):

1. Mục đích kiểm tra hạt giống

Hạt giống trước khi đem gieo phải kiểm tra một số tiêu chí nhất định, hạt giống tốt phải đảm bảo các tiêu chí sau đây, nếu phù hợp thì hạt mới được sử dụng

Em hãy đánh dấu (x) vào ô trống những tiêu chí cần đạt:

2. Mục đích xử lí hạt giống

Xử lí hạt giống có tác dụng vừa kích thích hạt nảy mầm nhanh vừa diệt trừ sâu, bệnh có hạt.

Em hãy điền các cách xử lí và cách tiến hành của nó vào bảng sau:

Cách xử lí

Cách tiến hành

1. Xử lí bằng nhiệt độ

Ngâm hạt trong nước ấm ở nhiệt độ, thời gian khác nhau.

2. Xử lí bằng hoá chất

Trộn hạt với hoá chất hoặc ngâm trong dung dịch chứa hoá chất.

III. Phương pháp gieo trồng (Trang 32 – vbt Công nghệ 7):

1. Yêu cầu kĩ thuật: gieo trồng phải đảm bảo các yêu cầu về thời vụ, mật độ, khoảng cách và độ nông, sâu.

2. Phương pháp gieo trồng

Các phương pháp

Loại cây áp dụng phương pháp gieo trồng

Tên một số loại cây mà em biết

Ưu điểm

Nhược điểm

Gieo bằng hạt

Cây trồng ngắn ngày Lúa, ngô, đỗ, rau

Nhanh, ít tốn công

Số lượng hạt nhiều, khó chăm sóc

Trồng cây con

Ngắn ngày và dài ngày

Cà phê, cao su, hồ tiêu, bắp, đậu phộng

Tiết kiệm hạt giống

Tốn nhiều công sức

– Phương pháp trồng khác:

+ H.28a: Trồng bằng củ

+ H.28b: Trồng bằng cành.

Trả lời câu hỏi

Câu 1 (Trang 32 – vbt Công nghệ 7): Vì sao phải gieo trồng đúng thời vụ

Lời giải:

– Gieo trồng đúng thời vụ sẽ đảm bảo được khí hậu, tình hình phát sinh sâu bệnh ở mỗi địa phương thích hợp nhất cho sự phát triển của từng loại cây trồng. Như vậy cây sẽ có những điều kiện thuận lợi nhất để sinh trưởng, phát triển và sẽ cho năng suất tối đa tương ứng với tiềm năng của cây.

Câu 2 (Trang 33 – vbt Công nghệ 7): Xử lí hạt giống nhằm mục đích gì? Ở địa phương em có tiến hành xử lí hạt giống không, nếu có thường xử lí theo cách nào?

Lời giải:

Mục đích: kích thích hạt nảy mầm nhanh đồng thời diệt sâu bệnh có ở hạt.

Liên hệ ở địa phương: có tiến hành xử lý hạt giống, thường xử lí theo cách ngâm bằng hóa chất.

Câu 3 (Trang 33 – vbt Công nghệ 7): Ngày nay, với sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật người ta đã sử dụng phương pháp trồng cây nào? Các loại rau được trồng theo phương pháp nói trên, theo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm được gọi là rau gì?

Lời giải:

– Phương pháp trồng rau khí canh.

– Đó gọi là rau sạch.

Các bài giải vở bài tập Công nghệ lớp 7 (VBT Công nghệ 7) khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k8: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Giáo Án Môn Công Nghệ 7 Tiết 16: Gieo Trồng Cây Nông Nghiệp

I. Mục tiêu cần đạt

– Hiểu được khái niệm về thời vụ và những căn cứ xác định thời vụ gieo trồng. Các vụ gieo trồng chính ở nước ta.

– Hiểu được mục đích của việc kiểm tra, xử lý hạt giống trước khi gieo trồng. Các phương pháp xử lý hạt giống.

– Hiểu được các yêu cầu kỹ thuật của việc gieo trồng và các phương pháp gieo hạt, trồng cây con.

* Trọng tâm: phần III.

– Vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế địa phương.

– Vận dụng kiến thức về kiểmtra, xử lí hạt giống để giúp gia đình chọn hạt giống một số loại cây trước khi gieo trồng.

Tuần 16.Tiết 16 Ngày dạy: / /13. BÀI 16 : GIEO TRỒNG CÂY NÔNG NGHIỆP I. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức: - Hiểu được khái niệm về thời vụ và những căn cứ xác định thời vụ gieo trồng. Các vụ gieo trồng chính ở nước ta. - Hiểu được mục đích của việc kiểm tra, xử lý hạt giống trước khi gieo trồng. Các phương pháp xử lý hạt giống. - Hiểu được các yêu cầu kỹ thuật của việc gieo trồng và các phương pháp gieo hạt, trồng cây con. * Trọng tâm: phần III. 2. Kĩ năng: - Vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế địa phương. - Vận dụng kiến thức về kiểmtra, xử lí hạt giống để giúp gia đình chọn hạt giống một số loại cây trước khi gieo trồng. 3. Thái độ: - Có ý thức và hứng thú trong học tập cũng như trong lao động. - Có ý thức bảo vệ môi trường đất trồng. II. Chuẩn bị của GV và HS + GV: - Nghiên cứu kĩ nội dung bài học trong SGK và SGV. - Phóng to hình 25 ; 26 - SGK + HS: - Đọc trước nội dung bài học III. Tổ chức hoạt động dạy và học 1. Ổn định lớp: (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: ( 8 phút) - Em hãy nêu các công việc làm đất và công dụng của từng công việc? - Ở địa phương em đã tiến hành làm đất và bón phân lót cho cây bằng cách nào? 3. Các hoạt động dạy học: Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS 8 phút 7 phút 15 phút I. Thời vụ gieo trồng Thời vụ là khoảng thời gian nhất định để gieo trồng một loại cây. 1.Căn cứ để xác định thời vụ gieo trồng: Thời vụ được xác định dựa vào các yếu tố : Khí hậu ; loại cây trồng ; sâu, bệnh 2. Các vụ gieo trồng: Gồm 3 vụ: vụ đông xuân, vụ hè thu, vụ mùa. II. Kiểm tra và xử lí hạt giống 1. Mục đích kiểm tra hạt giống: Nhằm đảm bảo hạt giống có chất lượng tốt, đủ tiêu chuẩn đem gieo 2. Mục đích và phương pháp xử lí hạt giống: - Xử lí hạt giống có tác dụng vừa kích thích hạt nảy mầm nhanh vừa diệt trừ sâu bệnh có ở hạt. - Xử lí hạt giống bằng nhiệt độ và hóa chất làm cho hạt nảy mầm nhanh III. Phương pháp gieo trồng 1. Yêu cầu kĩ thuật: Gieo trồng phải đảm bảo các yêu cầu về thời vụ, mật độ khoảng cách và độ nông sâu 2. Phương pháp gieo trồng: Khi trồng trọt phải áp dụng phương pháp gieo trồng phù hợp với từng loại cây. Có 2phương pháp: gieo bằng hạt và trồng bằng cây con. Hoạt động 1 : Tìm hiểu về thời vụ gieo trồng Đọc thông tin trong SGK và Em hãy cho biết 1. Thời vụ là gì ? 2. Căn cứ vào đâu để xác định thời vụ gieo trồng ? 3.Trong các yếu tố trên, yếu tố nào có tính quyết định nhất ? Vì sao ? 4. Ở nước ta có những vụ gieo trồng nào ? Hoạt động 2 : Tìm hiểu kiểm tra, xử lí hạt giống Kiểm tra, xử lí hạt giống là những công việc chuẩn bị rất cần thiết song song với việc chuẩn bị đất nhằm đảm bảo cho việc gieo trồng cây được chủ động. Vậy Em hãy cho biết : 1 Kiểm tra hạt giống để làm gì ? 2. Kiểm tra hạt giống theo tiêu chí nào ? 3.Xử lí hạt giống nhằm mục đích gì ? 4. Nêu tên các phương pháp xử lí hạt giống và cho biết phương pháp nào là phổ biến nhất ? 5. Khi xử lí hạt giống phải đảm bảo yêu cầu kĩ thuật gì ? Hoạt động 3 : Tìm hiểu nội dung yêu cầu kĩ thuật của phương pháp gieo trồng Đọc thông tin trong SGK và Em hãy cho biết : 1. Gieo trồng phải đảm bảo các yêu cầu nào ? 2. Mật độ gieo trồng là gì ? 3. Mật độ gieo trồng phụ thuộc vào các yếu tố nào ? 4. Độ nông sâu phụ thuộc vào yếu tố nào ? Cho ví dụ? Quan sát các hình 27 - 28 SGK và trả lời các câu hỏi : 1. Có mấy phương pháp gieo trồng ? 2.Phương pháp gieo hạt áp dụng cho loại cây trồng nào? 3. Quan sát hình 27 . Em hãy nêu tên và ưu nhược điểm của từng cách gieo ? 4.Phương pháp trồng bằng cây con áp dụng cho loại cây trồng nào ? 5. Hãy thực hiện bài tập đối với hình 28 và cho ví dụ cụ thể Tìm hiểu và trả lời : 1 Thời vụ là khoảng thời gian nhất định để gieo trồng một loại cây. 2. Dựa vào các yếu tố : Khí hậu ; loại cây trồng ; sâu, bệnh 3. Yếu tố khí hậu có tính quyết định nhất vì mỗi loại cây đều đòi hỏi phải có nhiệt độ, độ ẩm thích hợp 4. Thực hiện bài tập trang 39 1. Nhằm đảm bảo hạt giống có chất lượng tốt, đủ tiêu chuẩn đem gieo 2. Các tiêu chí như : - Tỉ lệ nảy mầm cao - Không có sâu, bệnh - Độ ẩm thấp - Sức nảy mầm mạnh - Không lẫn giống khác và hạt cỏ dại. 3.Vừa kích thích hạt nảy mầm nhanh vừa diệt trừ sâu bệnh có ở hạt. 4. Xử lí bằng nhiệt độ và xử lí bằng hóa chất. Trong đó phương pháp xử lí bằng nhiệt độ là phổ biến nhất. 5. Xử lí bằng nhiệt độ phải đảm bảo nhiệt độ nước và thời gian ngâm. Xử lí bằng thuốc phải đảm bảo loại thuốc, khối lượng thuốc và thời gian ngâm Tìm hiểu và trả lời : 1 Gieo trồng phải đảm bảo các yêu cầu về thời vụ, mật độ khoảng cách và độ nông sâu 2. Là số lượng cây, số hạt giống gieo trồng trên một đơn vị diện tích đất nhất định 3. Giống cây, loại đất và điều kiện thời tiết. 4. Tùy loại cây. Hạt lớn gieo sâu, hạt bé gieo cạn 1. Có 2 cách : Gieo hạt và trồng bằng cây con 2. Áp dụng đối với cây trồng ngắn ngày 3. Cách gieo Ưu điểm Nhược điểm 27a Gieo vãi Nhanh, ít tốn công Số lượng hạt nhiều chăm sóc khó khăn 27b,c Gieo hàng, hốc Tiết kiệm hạt giống, chăm sóc dễ dàng Tốn nhiều công 4. Áp dụng rộng rãi với nhiều loại cây trồng ngắn ngày và dài ngày 5. 28a. Trồng bằng củ VD : Trồng bạc hà, môn, . . . 28b Trồng bằng cành, hom VD : Trồng mía, mì , . . IV. CỦNG CỐ - HƯỚNG DẪN HS TỰ HỌC Ở NHÀ 1. Tổng kết bài học: ( 4 phút) - HS đọc phần ghi nhớ và có thể em chưa biết. - nhận xét, đánh giá chung tiết học. 2. Công việc về nhà: ( 2 phút) - Học bài. - Trả lời các câu hỏi trong SGK. - Chuẩn bị bài 19: Các biện pháp chăm sóc cây trồng. + Biết được mục đích và nội dung của các biện pháp tỉa, dặm cây, làm cỏ, vun xới, tưới tiêu nước. Tuần 17 .Tiết 17 Ngày dạy: / /1. BÀI 17: THỰC HÀNH: XỬ LÍ HẠT GIỐNG BẰNG NƯỚC ẤM I. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức: - Giải thích được cơ sở khoa học của việc xử lí hạt giống bằng nước ấm. - Thực hiện đúng qui trình và đúng kĩ thuật trong từng bước để lọc và xử lí hạt giống cĩ hiệu quả. - Giúp gia đình xử lí thành cơng hạt giống lúa, ngơ, trước khi gieo trồng. * Trọng tâm: phần II 2. Kĩ năng: - Lọc, rửa hạt giống, pha nước và kiểm tra đúng nhiệt độ nước, ngâm hạt lúa ngơ đúng kĩ thuật. - Chuẩn bị được dụng cụ và xử lí được hạt giống lúa, ngơ bằng nước ấm đúng kĩ thuật. 3. Thái độ: - Ý thức làm việc cĩ khoa học, chính xác. - Tích cực cùng gia đình xủa lí hạt giống như lúa, ngơ trước khi ngâm ủ, để kích thích tốc độ nảy mầm và gĩp phần phịng trừ sâu, bệnh hại. II. Chuẩn bị của GV và HS 1. Giáo viên: Vật liệu và dụng cụ cần thiết. 2. Học sinh: Vật liệu và dụng cụ cần thiết. III. Tổ chức hoạt động dạy và học 1. Ổn định lớp. (1') 2. Kiểm tra bài cũ: (3') -Thế nào là đảm bảo khoảng cách và độ nơng sâu? -Cĩ mấy phương pháp gieo trồng? 3. Bài mới: TG Nội dung HS ghi Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh 2' 5' 8' 18' 3' I. Vật liệu và dụng cụ cần thiết (SGK) II. Quy trình thực hành (SGK) - Bước 1 (SGK) - Bước 2 (SGK) - Bước 3 (SGK) - Bước 4 (SGK) III. Thực hành IV. Đánh giá kết quả Hoạt động 1: Giới thiệu bài thực hành. - GV phân chia nhĩm. - Nêu mục tiêu của bài và yêu cầu cần đạt: biết cách xử lí hạt giống bằng nước ấm, làm được các thao tác xử lí hạt giống đúng quy trình Hoạt động 2: Tổ chức thực hành. GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. Phân cơng và giao nhiêm vụ cho các nhĩm Hoạt động 3: Thực hiện quy trình thực hành. - GV cho HS quan sát hình. - Thao tác mẫu cho HS quan sát - Gọi 1-2 HS thao tác lại - Gọi đại diện nhĩm khác nhận xét - GV cho HS thực hành Hoạt động 4: Đánh giá kết quả: - HS thu dọn vật liệu. - Các nhĩm tự đánh giá dựa trên kết quả quan sát được. GV nhận xét sự chuẩn bị, quá trình thực hành và kết quả thực hành của các nhĩm- cho điểm - HS phân chia nhĩm. - Để vật liệu và dụng cụ lên bàn cho GV kiểm tra - Nhận nhiệm vụ phân cơng. - HS quan sát hình. - HS quan sát thao tác của GV - HS thao tác lại - HS đại diện nhĩm khác nhận xét - HS thực hành theo hướng dẫn của GV - HS thu dọn vật liệu. - Các nhĩm tự đánh giá dựa trên kết quả quan sát được. IV. CỦNG CỐ - HƯỚNG DẪN HS TỰ HỌC Ở NHÀ 1. Củng cố: (2') đánh giá tiết thực hành 2. Dặn dị: (3') - Học bài, trả lời câu hỏi SGK. - Chuẩn bị bài tiếp theo: + Đọc trước nội dung bài.

Công Nghệ 7 Vnen Bài 3: Phân Bón Cây Trồng

Trả lời câu hỏi (Trang 17 Công nghệ 7 VNEN)

– Kể tên các loại phân bón cho cây trồng mà em biết.

– Phân bón có vai trò như thế nào đối với cây trồng và đất trồng?

– Kể tên các biện pháp bón phân cho cây trồng mà em biết.

Trả lời:

– Các loại phân bón cho cây trồng mà em biết như: Phân đạm, phân lân, phân kali, phân chuồng,…

– Phân bón là những chất, hợp chất có chứa một hoặc nhiều nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng, nhằm thúc đẩy sự phát triển, sinh trưởng của cây trồng, cung cấp dinh dưỡng cho đất, có thể làm thay đổi chất đất phù hợp với nhu cầu của loại cây trồng.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Phân bón và cách bón phân

a) Đọc thông tin

b) Sử dụng những thông tin vừa đọc, hoàn thành các phiếu học tập sau (Trang 18 Công nghệ 7 VNEN)

Trả lời:

2. Tác dụng của phân bón

Trả lời câu hỏi (Trang 19 Công nghệ 7 VNEN):

– Phân bón có tác dụng như thế nào đối với đất trồng, năng suất và chất lượng nông sản?

Trả lời:

– Phân bón là những chất, hợp chất có chứa một hoặc nhiều nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng, nhằm thúc đẩy sự phát triển, sinh trưởng của cây trồng, cung cấp dinh dưỡng cho đất, có thể làm thay đổi chất đất phù hợp với nhu cầu của loại cây trồng.

3. Đặc điểm, tính chất và cách sử dụng các loại phân bón

a) Đọc thông tin:

b) Trả lời câu hỏi (Trang 20 Công nghệ 7 VNEN)

– Tại sao phân vi sinh vật được khuyến khích sử dụng trong trồng trọt? Ở gia đình hoặc địa phương em đã sử dụng những phân vi sinh vật nào trong trồng trọt?

– Trong trồng trọt, nên tăng cường sử dụng loại phân bón nào để vừa đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cây vừa làm tăng độ phì nhiêu của đất? Vì sao?

– Tại sao nên kết hợp phân bón hữu cơ với phân vô cơ trong trồng trọt?

Trả lời:

– Phân vi sinh được khuyến khích trong trồng trọt vì khi bón phân vi sinh có thể tăng số lượng vi sinh vật có ích cho đất, đồng thời khi bón phân vi sinh nhiều năm sẽ không làm hại cho đất. Ở địa phương em đã sử dụng phân vi sinh Nitragin.

– Nên sử dụng phân bón vi sinh vật vì khi bón phân vi sinh có thể tăng số lượng vi sinh vật có ích cho đất, đồng thời khi bón phân vi sinh nhiều năm sẽ không làm hại cho đất.

– Vì khi ta kết hợp lẫn phân hữu cơ và vi sinh vật thì sẽ tăng tỉ lệ dinh dưỡng cho cây và giảm bớt sự chua, chai cho đất khi sử dụng phân vô cơ.

C. Hoạt động luyện tập

Làm các bài tập tình huống sau: (Trang 20 Công nghệ 7 VNEN)

– Tình huống 1: ông Cường nuôi vài chục con lợn nhưng không gom phân lợn lại để ủ và bón cho đồng ruộng mà thường xuyên dùng vòi phun nước để phân lợn thoát ra khỏi cống lớn. Ông Cường nói rằng, bốn phân hoá học cho cây vừa có hiệu quả nhanh vừa không mất vệ sinh, ủ phân lợn đêm bốn rất mất công. Theo em, suy nghĩ và việc làm của ông Cường đúng hay sai? vì sao?

– Tình huống2: bà Phượng có vài sào ruộng chuyện trồng rau xanh để bán. Trước đây, bà thường dùng phân hữu cơ ủ hoai mục để bón lót. Vài năm gần đây bà Phượng chỉ dùng phân hoá học, nhất là phân đạm vì thấy rau được bố phân đạm lớn nhanh và chóng cho thuê hoạch. Việc sử dụng phân đạm liên tục trong nhiều năm để bón cho rau xanh có ảnh hưởng như thế nào đất trồng rau và người sử dụng rau? Em sẽ giải thích như thế nào để bà Phượng thấy đổi cách bón phân cho rau?

Trả lời:

– Việc làm của ông Cường là sai . Vì nếu sử dụng phân hóa học sẽ làm cho đất chai lại và ko tốt ; dùng vòi phun nước để phân thoát ra ống cống sẽ khiến ô nhiễm môi trường.

– Việc sử dụng phân đạm liên tục trong nhiều năm để bón cho rau xanh sẽ làm cho đất bị chai, bạc đất, ô nghiễm môi trường, làm cho đất ko thể tái sử dụng vào lần sau, gây ngộ độc thực phẩm cho người ăn phải thực phẩm tồn dư chất đạm.

D. Hoạt động vận dụng

Trả lời câu hỏi (Trang 21 Công nghệ 7 VNEN) Tìm hiểu xem ở gia đình hoặc địa phương em đã sử dụng những loại phân bón nào và sử dụng ra sao? Có thể giải thích cho mọi người về sự cần thiết phải tăng cường sản xuất, sử dụng phân hữu cơ ủ hoai mục để bón cho cây trồng, đồng ruộng.

Trả lời:

– Bón phân cho cây vải:

* Hố trồng vải nên đào trước vài tháng, kích thước 1m x 1m, mỗi hố bón 30 – 50kg phân chuồng trước khi trồng.

* 3 – 5 năm trước khi cây ra hoa để quả, mỗi năm bón 200g N, 100g P2O5 cho mỗi gốc cây.

* Khi cây ra quả, mỗi cây bón tới 1kg N và hơn nữa, tỷ lệ NPK từ 2 : 1 : 1 đến 3 : 2 : 2, ngoài ra mỗi hécta bón thêm 10 tấn phân hữu cơ. Bón phân vào tháng 6 và tháng 9, phân hữu cơ tập trung bón vào tháng 6.

– Trong trồng trọt nên sử dụng phân hữu cơ để đảm bảo vừa cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cây vừa làm tăng độ phì nhiêu của đất vì phân hữu cơ có chứa một lượng dinh dưỡng khá cao và khi được chôn dưới đất trong một khoảng thời gian nhất định các vi sinh vật có chứa trong đất sẽ phân hủy lượng dinh dưỡng đó hiến cho đất trở nên phì nhiêu, tơi xốp, giàu chất dinh dưỡng và không làm hai tới đất

E. Hoạt động tìm tòi mở rộng

Trả lời:

– Phân Hữu Cơ và các loại phân bón hữu cơ

* Phân Chuồng

* Phân Rác

* Phân Xanh

* Phân Vi Sinh.

* V . Phân Sinh Học Hữu Cơ.

– Phân Vô Cơ và phân loại phân bón vô cơ

* Phân Đơn:

* Phân tổng hợp và phân hỗn hợp

* Vôi

* Phân Bón Lá

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k8: chúng tôi

Bạn đang đọc nội dung bài viết Công Nghệ 7 Vnen Bài 1: Mở Đầu Về Nông Nghiệp trên website Techcombanktower.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!