Cập nhật nội dung chi tiết về Công Nghệ 11/Phần 1/Chương 2/Bài 14 mới nhất trên website Techcombanktower.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Ôn tập phần Vẽ kĩ thuật
I. Hệ thống hoá kiến thức 1. Nêu các tiêu chuẩn về trình bày bản vẽ kĩ thuật?Gồm các tiêu chuẩn về: Khổ giấy Tỉ lệ Nét vẽ Chữ viết Ghi kích thước.
2. Nêu các lọai hình biểu diễn trên bản vẽ kĩ thuật?Gồm : Hình chiếu vuông góc: Phương pháp chiếu góc thứ nhất: Trên bản vẽ kĩ thuật có: Hình chiếu bằng B đặt dưới hình chiếu đứng A Hình chiếu cạnh C sẽ đặt bên phải hình chiếu đứng A Phương pháp chiếu góc thứ ba: Trên bản vẽ kĩ thuật có: Hình chiếu bằng B đặt phía trên hình chiếu đứng A Hình chiếu cạnh C đặt ở bên trái hình chiếu đứng A Mặt cắt- Hình cắt: Khái niệm: Hình biểu diễn đường bao của vật thể trên mặt phẳng cắt gọi là mặt cắt Hình biểu diễn mặt cắt và đường bao của vật thể sau mặt phẳng cắt gọi là hình cắt Các loại mặt cắt: Mặt cắt chập, mặt cắt rời Các loại hình cắt: Hình cắt toàn bộ, hình cắt một nửa, hình cắt cục bộ Hình chiếu trục đo: Khái niệm và các thông số cơ bản: Hình chiếu trục đo là hình biểu diễn không gian ba chiều của vật thể, được xây dựng bằng phép chiếu song song. Hình chiếu trục đo vuông góc đều Hình chiếu trục đo xiên góc cân Hình chiếu phối cảnh:( HCPC) Khái niệm: Hình chiếu phối cảnh là hình biểu diễn được xây dựng bằng phép chiếu xuyên tâm. Hình chiếu phối cảnh 1 điểm tụ Hình chiếu phối cảnh hai điểm tụ
3. Bản vẽ kĩ thuậtGồm : Thiết kế và bản vẽ kĩ thuật Quá trình thiết kế: Thiết kế là quá trình hoạt động sáng tạo của người thiết kế, bao gồm nhiều giai đoạn. Bản vẽ kĩ thuật: Bản vẽ kĩ thuật là các thông tin kĩ thuật được trình bài dưới dạng đồ hoạ theo quy tắc thống nhất. Bản vẽ cơ khí: Bản vẽ chi tiết Cách lập bản vẽ chi tiết Bản vẽ lắp. Bản vẽ xây dựng: Khái niệm: Bản vẽ xây dựng bao gồm các bản vẽ về các công trình xây dựng Bản vẽ mặt bằng tổng thể. Các hình biểu diễn của ngôi nhà. Lập bản vẽ kĩ thuật bằng máy tính: Hệ thống vẽ kĩ thuật bằng máy tính. Phần mềm AutoCAD
II. Câu hỏi ôn tập
1.Trình bày ý nghĩa của các tiêu chuẩn bản vẽ kĩ thuật
– 1.Trình bày ý nghĩa của các tiêu chuẩn bản vẽ kĩ thuật
2.Thế nào là phương pháp hình chiếu vuông góc?
– Phương pháp hình chiếu vuông góc là phương pháp biểu diễn các hình chiếu vuông góc trên cùng một mặt phẳng hình chiếu
3.So sánh sự khác nhau giữa phương pháp chiếu gốc thứ nhất và phương pháp chiếu gốc thứ ba.
– Trong phương pháp chiếu góc thứ nhất: + Vật thể nằm trước mặt phẳng chiếu đối với người quan sát + Vị trí các hình chiếu: Hình chiếu bằng đặt dưới hình chiếu đứng, hình chiếu cạnh đặt bên phải hình chiếu đứng – Trong phương pháp chiếu góc thứ ba: + Vật thể nằm sau mặt phẳng chiếu đối với người quan sát + Vị trí các hình chiếu: Hình chiếu bằng đặt trên hình chiếu đứng, hình chiếu cạnh đặt bên trái hình chiếu đứng
4.Thế nào là hình cắt, mặt cắt? Hình cắt và mặt cắt dùng để làm gì?
– Hình biểu diễn các đường bao của vật thể nằm trên mặt phẳng cắt gọi là mặt cắt. – Hình biểu diễn mặt cắt và các đường bao của vật thể sau mặt phẳng cắt, gọi là hình cắt. – Mặt cắt dùng để biểu diễn tiết diện vuông góc của vật thể. Dùng trong trường hợp vật thể có nhiều lỗ, rãnh. – Hình cắt: có 3 loại + Hình cắt toàn bộ: sử dụng một mặt phẳng cắt dùng để biểu diễn hình dạng bên trong của vật thể. + Hình cắt bán phần: Hình biểu diễn gồm nửa hình cắt ghép với nửa hình chiếu, đường phân cách là đường tâm. Dùng để biểu diễn vật thể đối xứng. + Hình cắt cục bộ: biểu diễn một phần của vật thể dưới dạng hình cắt, đường giới hạn vẽ bằng nét lượn sóng.
5.Thế nào là hình chiếu trục đo? Hình chiếu trục đo dùng để làm gì?
– Hình chiếu trục đo: Là hình biểu diễn ba chiều của vật thể được xây dựng trên cơ sở phép chiếu song song.
6.Hình chiếu trục đo vuông gốc đều và hình chiếu trục đo xiên gốc cân có các thông số như thế nào?
– Hình chiếu trục đo vuông góc đều + Góc trục đo: X’O’Y’ = Y’O’Z’ = X’O’Z’ = 120o + Hệ số biến dạng: p = q = r = 1 – Hình chiếu trục đo của hình tròn: + Góc trục đo: X’O’Y’ = Y’O’Z’ = 135o; X’O’Z’ = 90o +Hệ số biến dạng: p = r = 1; q = 0,5
7. Thế nào là hình chiếu phối cảnh ? Hình chiếu phối cảnh dùng để làm gì?
– Hình chiếu phối cảnh là hình biểu diễn được xây dựng bằng phép chiếu xuyên tâm. – Hình chiếu phối cảnh thường đặt bên cạnh các hình chiếu vuông góc trong các bản vẽ thiết kế kiến trúc và xây dựng để biểu diễn các công trình có kích thước lớn như: nhà cửa, cầu đường, đê đập…
8. Bản vẽ kĩ thuật có vai trò như thế nào trong thiết kế ?
Vai trò của bản vẽ kĩ thuật đối với thiết kế: – Giai đoạn hình thành ý tưởng: Vẽ sơ đồ hoặc phác họa sản phẩm. – Giai đoạn thẩm định: Trao đổi ý kiến thông qua các bản vẽ thiết kế sản phẩm – Giai đoạn lập hồ sơ kỹ thuật: Lập các bản vẽ tổng thể và chi tiết của sản phẩm
9. Bản vẽ chi tiết và bản vẽ lắp dùng để làm gì?
– Bản vẽ chi tiết: + Nội dung: Bản vẽ chi tiết thể hiện hình dạng, kích thứoc và các yêu cầu kĩ thuật của chi tiết. + Công dụng: Bản vẽ chi tiết dùng để chế tạo và kiểm tra chi tiết – Bản vẽ lắp: + Nội dung: Bản vẽ lắp trình bày hình dạng và vị trí tương quan của một nhóm chi tiết được lắp với nhau. + Công dụng: Bản vẽ lắp dùng để lắp ráp các chi tiết.
10. Cách lập bản vẽ chi tiết như thế nào ?
Cách lập bản vẽ chi tiết: – Bước 1: Bố trí các hình biểu diễn và khung tên. – Bước 2: Vẽ mờ. – Bước 3: Tô đậm. – Bước 4: Ghi phần chữ. – Bước 5: Kiểm tra hoàn thiện bản vẽ
11. Trình bài các đặc điểm của các loại hình biểu diễn ngôi nhà
Các hình biểu diễn của ngôi nhà. – Mặt bằng: + Hình cắt bằng của ngôi nhà được cắt bởi một mặt phẳng đi ngang qua cửa sổ. + Tác dụng: Thể hiện vị trí, kích thước của tường, vách ngăn, cửa đi. – Mặt đứng: + Hình chiếu vuông góc của ngôi nhà lên một mặt phẳng thẳng đứng. + Tác dụng: Thể hiện hình dáng, sự cân đối, vẻ đẹp bề ngoài của ngôi nhà – Hình cắt: + Hình tạo bởi mặt phẳng cắt song song với một mặt đứng của ngôi nhà. + Hình cắt dùng để thể hiện kết cấu của các bộ phận ngôi nhà, kích thước các tầng nhà theo chiều cao, cửa sổ,…
12. Trình bài khái quát hệ thống vẽ kĩ thuật bằng máy tính.
Hệ thống CAD gồm hai phần: – Phần cứng. – Phần mềm. Phần cứng: – CPU: là trung tâm của máy tính có thể coi là não bộ của máy tính. – Màn hình: để hiển thị bản vẽ. – Bàn phím, chuột: để ra lệnh nạp dữ liệu vẽ. – Máy in, máy vẽ: để xuất bản vẽ ra giấy. – Một số thiết bị ngoại vi khác: bảng số hóa, máy quét ảnh, đầu ghi để biến các thông tin vẽ thành các thông tin dưới dạng số để đưa vào bộ nhớ trong máy hoặc lưu trữ trên đĩa. Phần mềm: – Nhiệm vụ: + Tạo các đối tượng vẽ cơ bản: đường thẳng, đường tròn, đường cong, mặt cong, vật thể 3 chiều. + Giải các bài toán dựng hình và vẽ hình. + Tạo ra các hình chiếu vuông góc, mặt cắt, hình cắt. + Xây dựng hình chiếu trục đo, hình chiếu phối cảnh. + Tô vẽ kí hiệu vật liệu. + Ghi kích thước.
Công Nghệ 11/Phần 1/Chương 1/Bài 5
Hình chiếu trục đo
Hình chiếu trục đo nhằm giúp các em hiểu được các khái niệm về hình chiếu trục đo, biết cách vẽ hình chiếu trục đo của các vật thể đơn giản.
I – KHÁI NIỆM 1. Thế nào là hình chiếu trục đo? a. Cách xây dựng
Một vật thể V gắn vào hệ trục toạ độ vuông góc OXYZ với các trục toạ độ đặt theo ba chiều dài, rộng, cao của vật thể; Chiếu vật thể cùng hệ trục toạ độ vuông góc lên mặt phắng hình chiếu P’ theo phương chiếu l (l không song song với P’ và bất cứ trục toạ độ nào). Kết quả thu được V’ trên P’ – đó chính là hình chiếu trục đo của V.
b. Định nghĩaHình chiếu trục đo là hình biểu diễn không gian ba chiều của vật thể, được xây dựng bằng phép chiếu song song.
2. Các thông số của hình chiếu trục đoa. Góc trục đo
Trong phép chiếu trên: O’X’; O’Y’ O’Z’: gọi là các trục đo X′O′Z′ˆ;X′O′Y′ˆ;Y′O′Z′ˆX′O′Z′^;X′O′Y′^;Y′O′Z′^: Các góc trục đo
b. Hệ số biến dạngHệ số biến dạng là tỉ số độ dài hình chiếu của một đoạn thẳng nằm trên trục toạ độ với độ dài thực của đoạn thẳng đó.
Trong đó: O′A′OA=pO′A′OA=p là hệ số biến dạng theo trục O’X’ O′B′OB=qO′B′OB=q là hệ số biến dạng theo trục O’Y’ O′C′OC=rO′C′OC=r là hệ số biến dạng theo trục O’Z’
II – HÌNH CHIẾU TRỤC ĐO VUÔNG GÓC ĐỀU 1. Thông số cơ bản
p:q:r = 1:1:1
Góc trục đo hình chiếu trục đo vuông góc đều
Hình biểu diễn hình chiếu trục đo vuông góc đều
a. Góc trục đo
X′O′Z′ˆ=X′O′Y′ˆ=Y′O′Z′ˆ=120∘X′O′Z′^=X′O′Y′^=Y′O′Z′^=120∘
b. Hệ số biến dạngp = q = r = 1
2. Hình chiếu trục đo của hình trònHình chiếu trục đo vuông góc đều của một hình tròn nằm trong các mặt phẳng song song với các mặt toạ độ là một hình Elip theo các hướng khác nhau. Trong hình chiếu trục đo vuông góc đều tỉ số biến dạng được quy ước: Nếu vẽ theo hệ số biến dạng quy ước (p=q=r=1) thì các elip đó có trục dài bằng 1,22d và trục ngắn bằng 0,71d (d là đường kính của hình tròn)
Góc trục đo hình chiếu trục đo của hình tròn
Hướng các elip
Vì vậy: Hình chiếu trục đo vuông góc đều được ứng dụng để biểu diễn các vật thể có các lỗ tròn.
III – HÌNH CHIẾU TRỤC ĐO XIÊN GÓC CÂN 1. Thông số cơ bản a. Góc trục đo
Góc trục đo hình chiếu trục đo xiên góc cân
Hình biểu diễn hình chiếu trục đo xiên góc cân
X′O′Z′ˆ=90∘;X′O′Y′ˆ=Y′O′Z′ˆ=135∘X′O′Z′^=90∘;X′O′Y′^=Y′O′Z′^=135∘
b. Hệ số biến dạngp = r = 1; q = 0.5
IV – CÁCH VẼ HÌNH CHIẾU TRỤC ĐO
Các bước vẽ hình chiếu trục đo:
Bước 1. Chọn cách vẽ phù hợp với hình dạng vật thể
Bước 2. Đặt các trục toạ độ theo các chiều dài, rộng, cao của vật thể
+Ví dụ: Vẽ hình chiếu trục đo của một cái đe từ các hình chiếu vuông góc của nó
Các hình chiếu của vật thể
Bước 1. Chọn mặt phẳng O’X’Z’ làm mặt phẳng cơ sở thứ nhất để vẽ một mặt của vật thể theo các kích thước đã cho
Hình chiếu trục đo xiên góc cân của cái đe với mặt phẳng cơ sở thứ nhất
Hình chiếu trục đo vuông góc đều của cái đe với mặt phẳng cơ sở thứ nhất
Bước 2. Dựng mặt phẳng cơ sở thứ hai O1X1Z1 song song và cách mặt thứ nhất một khoảng để vẽ mặt còn lại của vật thể.
Hình chiếu trục đo xiên góc cân của cái đe với mặt phẳng cơ sở thứ hai
Hình chiếu trục đo vuông góc đều của cái đe với mặt phẳng cơ sở thứ hai
Bước 3. Nối các đỉnh còn lại của hai mặt vật thể và xóa các đường thừa, đường khuất ta thu được hình chiếu trục đo của vật thể.
Hình chiếu trục đo xiên góc cân của cái đe
Hình chiếu trục đo vuông góc đều của cái đe
Công Nghệ 11/Phần 1/Chương 1/Bài 7
Hình chiếu phối cảnh
I – KHÁI NIỆMNhật xét hình 1: Các viên gạch và cửa sổ càng ở xa càng nhỏ lại Các đường thẳng trong thực tế song song với nhau và không song song với mặt phẳng hình chiếu lại có xu hướng gặp nhau tại 1 điểm. Điểm này người ta gọi là điểm tụ
1. Hình chiếu phối cảnh là gì? a. Khái niệmHình chiếu phối cảnh là hình biểu diễn được xây dựng bằng phép chiếu xuyên tâm.
b. Cách xây dựngCách xây dựng hình chiếu phối cảnh của vật thể: Mặt phẳng nằm ngang trên đó đặt vật thể là mặt phẳng vật thể Tâm chiếu là mắt người quan sát Mặt phẳng nằm ngang đi qua điểm nhìn gọi là mặt phẳng tầm mắt Mặt phẳng thẳng đứng tưởng tượng được gọi là mặt phẳng hình chiếu hay mặt tranh Mặt phẳng tầm mắt cắt mặt tranh theo một đường thẳng gọi là đường chân trời Thực hiện phép chiếu để có hình chiếu phối cảnh:
Từ tâm chiếu kẻ các đường nối với các điểm của vật thể Từ hình chiếu của tâm chiếu trên đường chân trời kẻ các đường tương ứng (thuộc mặt tranh) Các đường tương ứng cắt nhau tại các điểm. Nối các điểm được hình chiếu phối cảnh của vật thể trên mặt phẳng hình chiếu Đặc điểm của hình chiếu phối cảnh: Là tạo cho người xem ấn tượng về khoảng cách xa gần của các vật thể giống như khi quan sát thực tế.
2. Ứng dụng của hình chiếu phối cảnhĐặt cạnh các hình chiếu vuông góc trong các bản vẽ thiết kế kiến trúc và xây dựng Biểu diễn các công trình có kích thước lớn: Nhà cửa, đê đập, cầu đường, . . .
3. Các loại hình chiếu phối cảnhCó 2 loại hình chiếu phối cảnh: Hình chiếu phối cảnh 1 điểm tụ và hình chiếu phối cảnh 2 điểm tụ Hình chiếu phối cảnh 1 điểm tụ: Đặc điểm : Mặt tranh song song một mặt của vật thể Ứng dụng: Trong thiết kế nội thất
Hình chiếu phối cảnh 2 điểm tụ: Đặc điểm : Mặt tranh không song song với mặt nào của vật thể Ứng dụng: Thiết kế phối cảnh công trình
II – PHƯƠNG PHÁP VẼ PHÁC HÌNH CHIẾU PHỐI CẢNH
Bài tập: Vẽ hình chiếu phối cảnh 1 điểm của vật thể sau:
Các hình chiếu của vật thểBước 1. Vẽ đường nằm ngang t – t làm đường chân trời
Vẽ đường chân trờiBước 2. Chọn F’ làm điểm tụ trên t – t
Vẽ điểm tụBước 3. Vẽ lại hình chiếu đứng của vật thể
Vẽ hình chiếu đứng của vật thểBước 4. Nối các điểm trên hình chiếu đứng với điểm F’
Xác định các điểm trên hình chiếu đứngBước 5. Trên đoạn nối từ hình chiếu đứng đến F’ lấy một điểm để xác định chiều rộng của vật thể. Từ điểm đó kẻ các đường song song với các cạnh của vật thể
Xác định chiều rộng của vật thểBước 6. Nối các điểm tìm được thì ta được hình chiếu phối cảnh của vật thể vẽ phác
Vẽ hình chiếu phối cảnh của vật thểBước 7. Tô đậm các cạnh thấy của vật thể và hoàn thiện hình chiếu phối cảnh đã xây dựng
Tô đậm các cạnh thấy của vật thể
Hình dạng của vật thể
Chú ý: Muốn thể hiện mặt bên nào của vật thể thì chọn điểm tụ F’ về phía bên đó của hình chiếu đứng Khi F’ ở vô cùng, các tia chiếu song song nhau, hình chiếu nhận được có dạng hình chiếu trục đo của vật thể
Công Nghệ 11 Bài 2: Hình Chiếu Vuông Góc
Tóm tắt lý thuyết
1.1.1. Xây dựng nội dung
Hình 1. Phương pháp chiếu góc thứ nhất
1.1.2. Phương pháp
Chiếu vật thể lên ba mặt phẳng P1, P2, P3 ta thu được các hình chiếu vuông góc tương ứng trên đó là A, B, C:
A: Hình chiếu đứng
B: Hình chiếu cạnh
C: Hình chiếu cạnh
Đường biểu diễn:
Các đường bao thấy sẽ thể hiện bằng nét liền đậm
Các đường khuất sẽ thể hiện bằng nét gạch mảnh (nét đứt)
Các đường tâm, đường trục sẽ thể hiện bằng nét gạch chấm mảnh
1.1.3. Vị trí các hình chiếu trên bản vẽ
Nếu ta chọn mặt phẳng hình chiếu đứng P1 là mặt phẳng bản vẽ, ta sẽ phải xoay P2 và P3 về cùng mặt phẳng với P1 bằng cách:
Xoay P2 xuống phía dưới một góc 90o
Xoay P3 sang phải một góc 90o
Khi đó ta sẽ thu được hình chiếu vuông góc của vật thể trên mặt phẳng bản vẽ
Hình 2. Vị trí các hình chiếu theo PPCG1 Khi đó trên bản vẽ kĩ thuật: Hình 3. Phương pháp chiếu góc thứ ba
Hình chiếu bằng B đặt dưới hình chiếu đứng A
Hình chiếu cạnh C sẽ đặt bên phải hình chiếu đứng A
1.2.1. Xây dựng nội dung
1.2.2. Phương pháp
Hình 4. Vị trí các hình chiếu theo PPCG 3 Khi đó trên bản vẽ kĩ thuật:
Chiếu vật thể lên ba mặt phẳng P1, P2, P3 ta thu được các hình chiếu vuông góc tương ứng trên đó là A, B, C:
A: Hình chiếu đứng
B: Hình chiếu cạnh
C: Hình chiếu cạnh
Đường biểu diễn:
Các đường bao thấy sẽ thể hiện bằng nét liền đậm
Các đường khuất sẽ thể hiện bằng nét gạch mảnh (nét đứt)
Các đường tâm, đường trục sẽ thể hiện bằng nét gạch chấm mảnh
1.2.3. Vị trí các hình chiếu
Chọn mặt phẳng hình chiếu đứng P1 là mặt phẳng bản vẽ:
Xoay P2 lên trên một góc 90o
Xoay P3 sang trái một góc 90o
Khi đó ta cũng sẽ thu được hình chiếu vuông góc của vật thể trên mặt phẳng bản vẽ
Hình chiếu bằng B đặt phía trên hình chiếu đứng A
Hình chiếu cạnh C đặt ở bên trái hình chiếu đứng A
Bạn đang đọc nội dung bài viết Công Nghệ 11/Phần 1/Chương 2/Bài 14 trên website Techcombanktower.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!